Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Bình giảng qua đèo ngang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.78 KB, 4 trang )

- Thời gian : bóng xế tà -> tả thời khắc của ngày tàn - thời điểm khi bà vừa bước tới chân đèo (đây là thời gian nghệ
thuật quen thuộc trong thơ của bà huyện Thanh Quan.)
Đây là thời điểm rất đặc biệt : Ranh giới giữa ngày và đêm, giữa sáng và tối, thời gian thường dễ gợi sự buồn nhớ.
Buổi chiều tà vốn đã buồn, huống chi lại là buổi chiều đối với người tha hương thì buồn càng thêm buồn, làm ta dễ nhớ
tới gia đình, nhớ tới tổ ấm, nhớ tới quê hương của mình
LH: Một số câu ca dao , tục ngữ nói về buổi chiều.
- Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều.
Ghi bảng: Thời gian: “bóng xế tà”  gợi cảm giác buồn nhớ, cô đơn, trống vắng.
KHƠNG GIAN:
?Trong câu 1, thời gian thì buổi chiều cịn không gian được tác giả miêu tả như thế nào .
Ghi bảng: - Không gian: Đèo Ngang – con đèo hùng vĩ trên dải Hoành Sơn, phân chia đàng trong và đàng ngồi
 mênh mơng, rộng lớn, hoang vu đến rợn ngợp.
Bình:
Khơng gian : Đèo Ngang – một con đèo hùng vĩ trên dải Hoành Sơn. Phân chia 2 tỉnh Quảng Bình, Hà Tỉnh( Nay), 2 xứ
đàng trong , đàng ngoài (xưa) . Nơi heo hút, vắng vẻ, hoang sơ. Núi non trùng trùng điệp điệp, biên cả mênh mông tiếp
giáp dưới chân núi, khung cảnh hùng vĩ, rộng lớn.
Đèo Ngang là một địa danh có ý nghĩa lịch sử đặc biệt. Trước kia trong giai đoạn cuối thế kỉ 18 đất nước ta trải qua sự
chia cắt bởi sự tranh giành của các thế lực phong kiến khiến đất nước phải chia tách thành hai đàng. Ranh giới giữa
Đàng trong và Đàng ngồi được tính bằng dãy Hồnh Sơn, dịng sơng Gianh. Vùng đất phía ngồi là vùng đất Bắc Hà
dưới sự thống trị của vua Lê, chúa Trịnh nhưng vua Lê chỉ là cái bóng mờ trong cung đình, tồn bộ quyền lực ở vùng
Bắc Hà nằm trong tay chúa Trịnh . Còn ở Đàng trong là vùng đất của chúa Nguyễn. Ranh giới dãy núi Hoành Sơn và cụ
thể ở đây là Đèo Ngang. Dãy Hoành Sơn đánh dấu mốc quan trọng của lịch sử.
CẢNH VẬT:
? Trong câu 2, cảnh vật đèo Ngang được miêu tả như thế nào qua cảm nhận của nhà thơ?
- Đó là những hình nào?
- Em hiểu nghĩa của từ “ chen” như thế nào .
? Sự lặp lại từ “ chen” trong lời thơ có sức gợi tả một cảnh tượng thiên nhiên như thế nào .
? Em có nhận xét gì về cảnh vật ở Đèo Ngang ?
+ Phép liệt kê: cỏ, cây, lá, đá, hoa  cảnh vật dày đặc, bề bộn.
+ Điệp từ “chen” gợi sự rậm rạp,đầy sức sống, chen chúc lẫn vào nhau.


+ Điệp âm liên tiếp “đá – lá”  nhấn mạnh sự rậm rạp, um tùm của Đèo Ngang.
Ghi bảng:  Cảnh vật đầy sức sống nhưng rậm rạp, hoang sơ, hiu hắt.
Bình:
Chen: lÉn vào nhau , không ra hàng ra lối ,
T chen lặp đi lặp lại 2 lần giữa 5 sự vật trong một câu thơ 7 chữ gợi sức sống của cỏ cây ở một nơi
chật hẹp cằn cỏi. Các sự vật chen lẫn nhau giành sự sống qua đđó thể hiện sức sông` của


cảnh vật nơi đây. Từ chen lặp đi lặp lại 2 lần tạo nên ấn tượng cảnh thiên nhiên hoang dã đó là sự
um tùm, rậm rạp, hoang dại đến nao lịng.
SỰ SỐNG CON NGƯỜI:
-Hãy chỉ ra 02 hình ảnh con người, cuộc sống nổi bật trong hai câu thơ thực ?
? Nhận xét cách dùng từ được tác giả sử dụng trong câu thơ thực ?
? Hai từ láy: lom khom, lác đác được đặt đầu câu có tác dụng gì?
? Trong 2 câu thực , cịn tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì.
? Từ những chi tiết trên, em có nhận xét gì về con người và cuộc sống ở đây ?
?
Sự xuất hiện của cuộc sống con người có làm cho không khí cảnh vật trở
nên vui tươi ? (trao đổi
+ Từ láy tượng hình :
 “Lom khom” gợi hình dáng lom khom, vất vả, nhỏ bé của con người.
 “Lác đác”  gợi sự thưa thớt, ít ỏi của các quán chợ (sự sống con người).
+ Đảo ngữ: nhấn mạnh thêm về hình dáng vất vả, nhỏ nhoi của người tiều phu và sự thưa thớt, hiu quạnh của sự
sống.
+ Phép đối: Tạo nhịp điệu cân đối cho câu thơ.
+ Số từ chỉ số lượng ít ỏi: “vài”,“mấy”.
Ghi bảng:  Gợi tả cuộc sống của con người thưa thớt, vắng vẻ, làm cho cảnh vật thêm buồn.
Bình:
từ láy gợi hình : lác đác, lom khom được đảo lên đặt ở đầu câu cã t¸c dụng nhấn
mạnh thêm sự bé nhỏ ít ỏi, tha thớt của con ngời trong bối cảnh thiên nhiên hoang vắng,

hùng vÜ.. Cái ấn tượng người trong cảnh, cảnh trong người thêm nổi bật nhưng vẫn
mờ xa và nhỏ hun hút. Không nhìn thấy người kiếm củi rõ nét, mà chỉ thấy
thấp thoáng dáng lưng cúi lom khom, vắt vẻo của những chú tiều phu dưới n xa. Tại sao
khơng phải là hình dáng con ngưịi nào khác mà phải là chú tiều vì trong thơ cổ thường tình rấ hay sử dụng 4 hình ảnh
ứoc lệ ngư tiều, canh mục.
.Vài ngôi nhà chợ, nói đến chợ thì ta nghĩ ngay đến cuộc sống, nơi tụ tập đơng ngưịi, tấp nập, rộn ràng kẻ mua
ngưòi bán, chợ là biểu trưng của đới sống nhưng nơi Đèo Ngang chỉ vài cái lều chợ lác đác bên sơng. Những phụá
từ chỉ số nhiều nhưng thực ra lại là số ít, chẳng đáng là bao, vơ cùng ít ỏi: vài,
mấy…gợi lên quang cảnh miền sơn cước heo hút nơi biên ải, nơi tận cùng của
Đàng Ngoài.
Ở đây phép đối được sử dụng rất tài tình Tạo nhịp điệu cân đối cho câu thơ đồng thời mở ra không gian thêm rộng lớn.
Lom khom >< lác đác. Tiều vài chú >< chợ mấy nhà. Dươi nui >< bên sông.
 Chúng ta thấy rằng trong buổi chiều hoang vu và tĩnh lặng của chốn đèo Ngang, người lữ khách đã đưa ánh mắt
mỏi tìm đến sự sống của con ngưòi. Tưởng rằng những nét chấm phá ấy sẽ làm sống dậy bức tranh nơi đây. Thế
nhưng khơng các con ạ, con ngưịi xuất hiện nơi đây, có đó nhưng lại thưa thớt và đìu hiu mà thôi.
ÂM THANH
?Cảnh non nước đèo Ngang lúc này được tác giả cảm nhận bằng giác quan nào?
?Trong buổi chiều tà hoang vắng đó nhà thơ đã nghe thấy âm thanh gì?
?Em biết gì về hai lồi chim này?
Trong cảnh ấy, âm thanh khắc khoải của tiếng chim quốc và chim đa đa có tác dụng gì trong việc tả cảnh Đèo Ngang ?
- Âm thanh: tiếng chim quốc và chim đa đa kêu khắc khoải, da diết NT lấy động tả tĩnhTăng thêm vẻ hoang sơ, buồn
vắng, quạnh quẽ của chốn đèo Ngang.


 Bức tranh Đèo Ngang đẹp, hoang vu, vắng lặng và thấm đượm nỗi buồn.
Chim cuốc đã kêu thì kêu liên tục hết ngày này sang ngày khác đều đều, khoan nhặt, ra rả suốt ngày lại khắc khoải thâu
đêm, khi chậm rãi, có lúc lại rúc lên từng hồi. Có lúc bổng lên, có lúc khàn đi nghe thật mệt mỏi, não nùng. Nhất là
những đêm trăng, tiếng cuốc kêu đồng vọng, khoan nhặt nghe buồn đến đứt ruột, cứ như tiếng một oan hồn nào than vãn
trong đêm. Người xưa bảo nó là oan hồn của Thục đế. Thục đế là vua nước Thục. Vua Thục để mất nước, bỏ đi lang
thang, bước chân vô định, vừa đi vừa kêu "Thục quốc! Thục quốc!". Đó là tiếng kêu nước Thục đã mất. Vua đi mãi, đi

mãi rồi gục xuống chết mà hóa thành con cuốc cuốc, suốt đời gọi nước.
Cịn tiếng chim đa đa là lồi chim cũng giống tương tự như chim quốc nhắc tới tích Bá Di, Thục Tề- là hai bề tôi của
Nhà Thương thà chết đói chứ khơng chịu sống với nhà Chu, khơng ăn thóc nhà Chu nên mới hóa thành chim đa đa.
NT lấy động tả tĩnh ( thủ pháp quên thuộc trong thơ cổ) Tăng thêm vẻ hoang sơ, buồn vắng, quạnh quẽ của chốn
đèo Ngang
Tâm trạng:
Dựa vào kiến thức đã học về từ Hán Việt, em giải nghĩa các từ sau: quốc, gia ?
GV: nhận xét, chốt ý
?Tiếng chim ấy đã bộc lộ được tâm trạng gì của tác giả ?
?Hãy giải thích tại sao tác giả lại nhớ nhà?
?Tại sao tác giả đang đứng ở Đèo Ngang, địa phận của đất nước mình mà lại nhớ nước?
GV tích hợp kiến thức địa lí, lịch sử.
GV: lí giải, chốt vấn đề
+ Gia gia – vừa mô phỏng tiếng chim như lợi dụng hiện tượng đồng âm với nó cịn có nghĩa là nhà. Dựa vào kiến thức
địa lí Đèo ngang là ranh giới chia cắt đàng Ngoài và đàng trong ., bước qua khỏi Đèo Ngang là bà vào một vùng đất
mới.Nỗi nhớ nhà đang trào dâng trong lòng người nữ sĩ xa quê, lại trong cảnh chiều hôm , vạn vật và con người không
phải là ngoại lệ, luôn muốn tìm về mái ấm gia đình, cịn bà lại đang dừng chân chốn hoang sơ hiu quạnh, nhớ nhà là
điều đương nhiên.
+ Con quốc quốc – mô phỏng tiếng chim kêu và lợi dụng hiện tượng đồng âm với nó quốc quốc là đất nước, tổ quốc.
Dựa vào kiến thức lịch sử, lúc này cuối thế kỉ 18, đầu thế kỉ 19, nhà Lê bắt đầu suy tàn. Đất nước chia thành 2 đàng,
đàng trong và đàng ngoài. Vốn là con của đàng ngoài nhưng giờ phải rời xa quê hưong vào đàng trong làm việc theo
lệnh của vua Nguyễn., hơn nữa,dòng dõi của bà là cựu thần của nhà Lê . và theo kiến thức lịch sử thì ta có thể thấy rằng
nhà Lê đó là triều đại phong kiến trung ưong tập quyền hưng thịnh nhất và tồn tại dài nhất trong lịch sử phong kiến Việt
Nam. Cho nên bà nhớ về nhà Lê ,nhớ về thời vàng son của dân tộc đó là điều dễ hiểu.
Nhìn vào 2 câu luận, NT chơi chữ khéo léo quốc – nuớc, gia – nhà, trên là tiếng nứơc, dưới là tiếng nhà, nếu đau lòng
là cái biểu hiện bên trong, mỏi miệng là cái biểu hiện bên ngoài. Như vậy ta có thể thấy sự tài tình của Bà huyện thanh
quan trong việc vận dụng triệt để phép đối.
 Chúng ta có thể cảm nhận dc rằng, một tiếng chim kêu khắc khoải và da diết nơi hoang vắng đã khiến cho tâm hồn thi
nhân thêm thổn thức và rung động. Âm thanh ấy vừa hiện hữu vừa mơ hồ hay là tiếng đồng vọng của quá khứ vang lên
trong cái mờ mịt của không gian, xa xôi của thời gian. Dĩ vãng một thời vàng son của nhà Lê chỉ cịn như bóng xế tà.

Thế nhưng ở đây, các con nên hiểu rằng. Tình thưong và niềm hồi cổ của thi nhân tấu lên không phải là khúc bi ai,
càng không phải là niềm uất hận mà là tiếng lòng sâu thẳm trái tim của một người con nặng lịng với q hương, đất
nước. Vì thế, nỗi niềm nhớ nước, thương nhà đã trở thành hành trang suốt chiều dài thiên lí dọc đèo ngang của người nữ
sĩ.


Nếu như câu thơ đề thì là Bứoc tới dèo9 Ngang thì dến câu kết thì Dừng chân đứng lại, tác giả dừng chân vì nhiều lẽ, vì
cảnh đèo ngang đẹp đã níu chânn người nữ sĩ, và dừng chân vì một nỗi ngập ngừng quyến luyến khi sắp phải bứoc qua
hai miền ranh giới

Biện pháp tương phản : Lấy cái bao la, mênh mông, vô hạn của vũ trụ, của “ Trời non nước” tương phản với
cái nhỏ bé của “ mảnh tình riêng” của “ ta với ta”
Em hiểu ntn là " tình riêng ta với ta"

Hai t ta nhưng chỉ một người, một tâm trạng. Đó là bà Huyện với cái bóng của bà, với nỗi cơ đơn thăm thẳm
khơng có ai để chia sẽ và cũng không thể chia sẽ cùng ai giữa cảnh trời mây, non nước bao la => Tất cả đều
góp phần diễn tả nỗi cô đơn tuyệt đỉnh .
Biện pháp tương phãn trên đã cực tả nỗi buồn cô đơn xa vắng của người lữ khách khi đứng trên đỉnh đèo lúc
ngày tàn. Cảnh càng rộng lớn thì tình càng cơ đơn, con người càng nhỏ bé. Như thế, rõ ràng cảnh góp phần khiến nỗi cơ
đơn của tác giả càng lớn hơn, nặng nề hơn.

Vũ trụ mênh mông như mỗi lúc mở ra bao la bát ngát hơn: bầu trời cao vời vợi, nước sâu thăm thẳm, núi non
điệp điệp, trùng trùng ; còn tâm trạng con người mỗi lúc một khép lại với một mãnh tình riêng, chỉ mình mình
biết, chỉ mình mình hay => Phép tương phản càng làm nổi bật tâm trạng cô đơn của nữ sĩ.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×