Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Công nghệ 6 - Tuần 13

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.68 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Ngày soạn: ... Tiết 25
<b>BÀI 11. TRANG TRÍ NHÀ Ở BẰNG MỘT SỐ ĐỒ VẬT(tiết 2).</b>


<b>I, Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này học sinh phải:</b>


<b>1, Về kiến thức: Biết được công dụng của tranh ảnh, gương, rèm cửa trong trang trí nhà ở.</b>


<b>2, Về kỹ năng: Hình thành kỹ năng lựa chọn được một số đồ vật để trang trí phù hợp với hồn cảnh </b>
gia đình.


<b>3, Về thái độ: Giáo dục ý thức thẩm mĩ, ý thức làm đẹp nhà ở của mình.</b>
<b>II, Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:</b>


<b>1, Giáo viên: UDCNTT.</b>


<b>2, Học sinh: sách vở, đồ dùng học tập. </b>
<b>III, Phương pháp:</b>


- Phương pháp trực quan
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp thuyết trình


<b>IV, Tiến trình giờ dạy - giáo dục:</b>
<b>1, Ổn định lớp(1’).</b>


<b>Lớp</b> <b>Ngày giảng</b> <b>Vắng</b>


<b>6C</b>
<b>6E</b>


<b>2, Kiểm tra bài cũ(4’).</b>


- Mục đích: Kiểm tra bài cũ.


<i><b>- Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa.</b></i>
- Phương pháp: Vấn đáp.


- Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ.
<b>Hoạt</b>


<b>động</b>
<b>của</b>
<b>giáo</b>
<b>viên</b>


<b>Hoạt động của học sinh</b>


<i>Câu </i>
<i>hỏi: Em</i>
<i>hãy nêu </i>
<i>công </i>
<i>dụng và</i>
<i>cách </i>
<i>chọn </i>
<i>tranh </i>
<i>ảnh để </i>
<i>trang trí</i>
<i>nhà ở?</i>


TL:


- Dùng để trang trí nhà cửa, làm đẹp cho căn nhà, tạo sự vui tươi, đầm ấm, thoải mái và


dễ chịu.


- Cách chọn tranh ảnh:


<i> + Nội dung tranh ảnh: Có thể là tranh phong cảnh, tranh tĩnh vật, ảnh gia đình, ảnh diễn</i>
viên điện ảnh.


<i>+ Màu sắc của tranh ảnh: Cần chọn màu tranh ảnh phù hợp với màu tường và màu đồ </i>
đạc.


<i>+ Kích thước tranh ảnh phải cân xứng với tường: Kích thước tranh ảnh có mối quan hệ </i>
<i>tương quan hợp lý về tỷ lệ, phù hợp với kích thước bức tường cần treo tranh ảnh.</i>


<b>3, Bài mới(37‘).</b>


<i><b>A, Mở bài(1’): Giờ trước, cô cùng các em đã tìm hiểu một số đồ vật dùng để trang trí nhà ở đó là </b></i>
<i>tranh và gương. Tiết học hơm nay, cơ cùng các em sẽ tìm hiểu thêm một số đồ vật trang trí nhà ở nữa </i>
<i>đó là rèm cửa và mành.</i>


<b>B, Các hoạt động(36‘).</b>


<b>Hoạt động 1(18’): Tìm hiểu cách sử dụng rèm cửa để trang trí.</b>
<i><b>- Mục đích: Tìm hiểu cách sử dụng rèm cửa để trang trí.</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Hoạt động của GV & HS</b> <b>Nội dung</b>
<i>GV: Em hãy nêu những hiểu biết của mình về rèm cửa?</i>


HS: Rèm được may bằng vải, có nhiều kích cỡ khác nhau.


<i>GV: Ở ngơi nhà em có mắc rèm khơng? Vậy, mục đích của việc mắc rèm là </i>


<i>gì?</i>


HS: Có, để che khuất, tạo vẻ râm mát, trang trí cho căn phịng.
<i>GV: Vậy, rèm có cơng dụng gì?</i>


HS: Tạo vẻ râm mát, che khuất, tăng vẻ đẹp và còn có tác dụng cách nhiệt.
<i>GV: Muốn chọn vải may rèm cần phụ thuộc vào những yếu tố nào?</i>


HS: Màu sắc và chất liệu vải.


<i>GV: Để có chiếc rèm của đẹp nên chọn màu sắc như thế nào?</i>


HS: Màu sắc hài hồ với màu tường, màu cửa, các đồ vật chính trong phòng.
GV: Nhận xét, bổ sung: Màu sắc rèm cửa cịn phụ thuộc vào sở thíchcủa chủ
nhân đối với các khu vực sử dụng; Ghi bảng.


HS: Ghi bài.


<i>GV: Em sẽ chọn màu rèm cửa như thế nào nếu màu tường là màu kem, cửa </i>
<i>gỗ màu nâu sẫm?</i>


HS: Chọn màu rèm trang nhã, sáng sủa.


<i>GV: Muốn có chiếc rèm cửa đẹp, bền phù hợp với căn phòng nên chọn chất </i>
<i>liệu vải may rèm như thế nào?</i>


HS: Chọn chất liệu vải may rèm bền, mềm mại, tạo độ rủ tự nhiên.
GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.


HS: Ghi bài.



GV: YCHS quan sát H2.13/SGK:


<i>Em hãy nêu nhận xét về hình thức của các kiểu rèm đó?</i>
HS: Quan sát, nhận xét.


<b>III. Rèm cửa.</b>
<b>1. Cơng dụng:</b>
- Tạo vẻ râm mát,
có tác dụng che
khuất và làm tăng
thêm vẻ đẹp cho
căn phòng.


<b>2. Chọn vải may </b>
<b>rèm.</b>


a. Màu sắc:


- Phải phù hợp với
màu tường, màu
cửa, các đồ vật
chính trong phòng.
b. Chất liệu vải:
- Chất liệu làm rèm
cửa rất đa dạng,
phong phú như vải
dày in hoa, nỉ,
gấm, voan, ren…
để tạo độ rủ tự


nhiên ở các trạng
thái tĩnh và động.


<b>Hoạt động 2(18’): Tìm hiểu về cách sử dụng mành để trang trí.</b>
<i><b>- Mục đích: Tìm hiểu về cách sử dụng mành để trang trí.</b></i>


<i><b>- Hình thức tổ chức: Dạy học theo tình huống.</b></i>
- Phương pháp: Vấn đáp, tự nghiên cứu, quan sát.
- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời.


<b>Hoạt động của GV & HS</b> <b>Nội dung</b>


<i>GV: Mành có cơng dụng gì?</i>


HS: Che gió, nắng, làm tăng vẻ đẹp cho căn phòng.


GV: Nhận xét, bổ sung: Mành còn dùng để phân biệt khu vực ở và khu
vực không phải để ở.


HS: Ghi bài.


<i>GV: Em hãy kể tên những chất liệu làm mành mà em biết?</i>
HS: Tre, trúc, nứa, nhựa.


GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.
HS: Ghi bài.


<i>GV: Em hãy cho biết điểm giống và khác nhau giữa rèm và mành?</i>
HS: Suy nghĩ, trả lời.



<b>IV. Mành:</b>
<b>1. Công dụng:</b>


- Che bớt nắng, gió, che
khuất, làm tăng vẻ đẹp
cho căn phịng.


<b>2. Các loại mành:</b>
- Mành có nhiều loại và
được làm bằng các chất
liệu khác nhau như:
Nhựa, tre, trúc.
<b>4, Củng cố và hướng dẫn về nhà (3’).</b>


<i><b>- Mục đích: Củng cố và hướng dẫn về nhà.</b></i>
<i><b>- Hình thức tổ chức: Dạy học theo tình huống.</b></i>
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.


- Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ.


- Giáo viên hệ thống lại bài học để học sinh khắc sâu kiến thức.
- Giáo viên mời một vài học sinh đọc ghi nhớ SGK/ T45.
- Về nhà học bài cũ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>V, Rút kinh nghiệm:</b>


………
………






Ngày soạn: ... Tiết 26
<b>BÀI 12. TRANG TRÍ NHÀ Ở BẰNG CÂY CẢNH VÀ HOA( tiết 1).</b>


<b>I, Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này học sinh phải:</b>


<b>1, Về kiến thức: Biết được ý nghĩa của cây cảnh và hoa trong trang trí nhà ở, một số loại cây cảnh, hoa</b>
trong trang trí.


<b>2, Về kỹ năng: </b>


<b>- Lựa chọn được cây cảnh, hoa phù hợp với ngôi nhà và điều kiện kinh tế của gia đình, đạt yêu cầu </b>
thẩm mĩ.


- Rèn luyện tính kiên trì, óc sáng tạo và ý thức trách nhiệm với cuộc sống gia đình.
<b>3, Về thái độ: Có ý thức chăm sóc và bảo vệ mơi trường xung quanh.</b>


<b>II, Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.</b>
<b>1, Giáo viên: UDCNTT.</b>


<b>2, Học sinh: sách vở, đồ dùng học tập.</b>
<b>III, Phương pháp:</b>


- Phương pháp trực quan
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp thuyết trình


<b>IV, Tiến trình giờ dạy - giáo dục.</b>
<b>1, Ổn định lớp(1’).</b>



<b>Lớp</b> <b>Ngày giảng</b> <b>Vắng</b>


<b>6C</b>
<b>6E</b>


<b>2, Kiểm tra bài cũ(4’).</b>
- Mục đích: Kiểm tra bài cũ.


<i><b>- Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa.</b></i>
- Phương pháp: Vấn đáp.


- Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ.


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của học sinh</b>


<i>Câu hỏi: Nhà em thường sử dụng những đồ vật</i>
<i>nào để trang trí nhà ở? Rèm cửa, mành có </i>
<i>cơng dụng gì đối với nhà ở?</i>


TL: - Gương, tranh ảnh, rèm, mành.


- Che bớt nắng, gió, che khuất, làm tăng vẻ đẹp
cho căn phịng.


<b>3, Bài mới(37’).</b>


<i><b>A. Mở bài(1’): Trong cuộc sống của mình, con người ln mong muốn được hồ mình với thiên </b></i>
<i>nhiên. Khi đời sống ngày càng được nâng cao, ngoài một số đồ vật như tranh ảnh, gương, rèm cửa, </i>
<i>mành thì hoa và cây cảnh ngày càng được quan tâm nhiều hơn đặc biệt là trong trang trí nhà ở. Để </i>


<i>hiểu rõ hơn về nội dung này, cơ cùng các em sẽ tìm hiểu “ Bài 12: Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và </i>
<i>hoa”.</i>


<b>B, Các hoạt động(36’).</b>


<b>Hoạt động 1(18’): Tìm hiểu ý nghĩa của cây cảnh và hoa trong trang trí nhà ở.</b>
<i><b>- Mục đích: Tìm hiểu ý nghĩa của cây cảnh và hoa trong trang trí nhà ở.</b></i>


<i><b>- Hình thức tổ chức: Dạy học theo tình huống.</b></i>
- Phương pháp: Vấn đáp, tự nghiên cứu, quan sát.
- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i>GV: Cây cảnh và hoa có ý nghĩa như thế nào trong trang trí nhà </i>
<i>ở?</i>


HS: Suy nghĩ, trả lời.


GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.
HS: Ghi bài.


<i>GV: Ở gia đình em đã trồng những loại cây cảnh và hoa gì?</i>
HS: Cây si, trúc nhật, vạn tuế, hoa hồng, hoa cúc…


<i>GV: Vì sao cây xanh lại có tác dụng làm trong sạch khơng khí?</i>
HS: Vì trong q trình quang hợp cây xanh đã hút khí cacbonnic
và nhả khí ơxy làm sạch khơng khí.


<i>GV: Gia đình em thường trang trí cây cảnh và hoa ở những vị trí </i>
<i>nào trong nhà ở?</i>



HS: Hoa sứ, trúc nhật thường đặt ở hiên hoặc trong phòng khách.


<b>I. Ý nghĩa của cây cảnh và </b>
<b>hoa trong trang trí nhà ở:</b>
- Làm cho con người cảm thấy
gần gũi với thiên nhiên và làm
cho căn phịng đẹp, mát mẻ
hơn.


- Cây cảnh góp phần làm trong
sạch khơng khí.


- Đem lại niềm vui, thư giãn
cho con người sau những giờ
lao động, học tập mệt mỏi và
mang lại nguồn thu nhập cho
con người.


<b>Hoạt động 2(18’):Tìm hiểu một số loại cây cảnh và hoa dùng trong trang trí nhà ở.</b>
<i>- Mục đích: Tìm hiểu một số loại cây cảnh và hoa dùng trong trang trí nhà ở.</i>


<i><b>- Hình thức tổ chức: Dạy học theo tình huống.</b></i>
- Phương pháp: Vấn đáp, tự nghiên cứu, quan sát.
- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời.


<b>Hoạt động của GV & HS</b> <b>Nội dung</b>


GV: YCHS quan sát H2.14/SGK:


<i>Em hãy nêu tên một số loại cây cảnh mà em biết?</i>


HS: Cây si, cây sứ, cây hoa giấy.


<i>GV: Trong những loại cây đó, cây nào có hoa, cây nào khơng có hoa, </i>
<i>cây nào chỉ cho bóng râm?</i>


HS: Suy nghĩ, phân loại.


<i>GV: Vậy, căn cứ vào đâu để người ta phân ra một số loại cây cảnh thông</i>
<i>dụng?</i>


HS: Suy nghĩ, trả lời.


<i>GV: Em hãy kể tên thêm một số loại cây cảnh thường gặp ở địa phương?</i>
HS: Kể, liệt kê.


<i>GV: Cây cảnh có thể đặt ở những vị trí nào trong nơi ở của gia đình?</i>
HS: Ở ngồi sân, hành lang, trong phịng ở.


GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.
HS: Ghi bài.


GV: YCHS quan sát H2.15/SGK:


<i>Theo em, những vị trí nào ở ngồi nhà thường được trang trí cây cảnh?</i>
HS: Có thể đặt ở trước cửa nhà, trên bờ tường.


<i>GV: Những vị trí nào ở trong nhà thường được trang trí cây cảnh?</i>
HS: Có thể đặt ở góc nhà, phía ngồi cửa ra vào, treo trên cửa sổ.
<i>GV: Để có hiệu quả trang trí cây cảnh cần chú ý điều gì?</i>



HS: Cây phải phù hợp với chậu về kích thước và hình dáng.
<i>GV: Em hãy lấy ví dụ về trang trí cây cảnh?</i>


HS: Cây đặt ở cửa sổ: Chậu và cây thấp.
GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại, ghi bảng.
HS: Ghi bài.


<i>GV: Tại sao cần phải chăm sóc cây cảnh?</i>
HS: Để cây ln đẹp và phát triển tốt.


<i>GV: Cần phải chăm sóc cây cảnh như thế nào?</i>
HS: Phải chăm bón, tưới nước, tỉa cành, bắt sâu…
<i>GV: Khi chăm sóc cây cảnh cần chú ý những điểm gì?</i>
HS: Tưới nước và bón phân hợp lý.


GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.


<b>II. Một số loại cây cảnh</b>
<b>và hoa dùng trong </b>
<b>trang trí nhà ở:</b>
<b>1. Cây cảnh:</b>


a. Một số loại cây cảnh
thơng dụng:


- Cây có hoa: Cây hoa
lan, cây hoa sứ, cây hoa
cẩm tú cầu, cây râm bụt,
cây hoa nhài…



- Cây thường chỉ có lá:
Cây si, cây tùng, dương
xỉ…


- Cây leo, cho bóng mát:
Hoa giấy, tigơn…


b. Vị trí trang trí cây
cảnh:


- Có thể trang trí cây
cảnh ở ngồi nhà hoặc
trong phòng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

HS: Ghi bài.


<i>GV: Em đã chăm sóc và bảo vệ cây cảnh ở gia đình mình như thế nào?</i>
HS: Liên hệ, trả lời.


ngoài trời sau một thời
gian để trong phòng.
<b>4, Củng cố và hướng dẫn về nhà (3’).</b>


<i><b>- Mục đích: Củng cố và hướng dẫn về nhà.</b></i>
<i><b>- Hình thức tổ chức: Dạy học theo tình huống.</b></i>
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.


- Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ.


- Giáo viên hệ thống lại bài học để học sinh khắc sâu kiến thức.


- Về nhà học bài cũ.


- Về nhà đọc và chuẩn bị bài mới.
<b>V, Rút kinh nghiệm:</b>


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×