Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.58 KB, 18 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN
CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
1. Chi phí sản xuất
1.1. Khái niệm chi phí sản xuất :
Trong điều kiện nền kinh tế sản xuất hàng hoá, quản lý theo cơ chế thị
trường có sự điều tiết của nhà nước, các doanh nghiệp phải tạo ra ngày càng nhiều
sản phẩm hữu ích để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, đồng thời phải tự
trang trải những chi phí đã chi ra trong sản xuất sản phẩm và nâng cao doanh lợi,
đảm bảo thực hiện tái sản xuất mở rộng. Những chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra
trong quá trình sản xuất sản phẩm bao gồm chi phí về lao động, vật tư, tiền vốn…
được gọi là chi phí sản xuất.
Như vậy, chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí lao động sống, lao động vật hóa
và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra cho quá trình sản xuất
trong một thời kỳ nhất định, biểu hiện bằng tiền.
1.2.Kết cấu, nội dung chi phí sản xuất.
Trong điều kiện kinh tế hiện nay, cac doanh nghiệp sản xuất không chỉ đơn thuần
thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn thực hiện các hoạt động dịch vụ
thương mại khác (như mua bán hàng hóa, xúc tiến thương mại...). Như vậy, khi
tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì các doanh nghiệp này phải
bỏ ra những chi phí nhất định, bao gồm:
Chi phí sản xuất sản phẩm gồm có:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là các chi phí về nguyên liệu, vật liệu, nhiên
liệu được sử dụng trực tiếp vào chế tạo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
+ Chi phí nhân công trực tiếp: Là các khoản trả cho người lao động trực tiếp sản
xuất như tiền công, tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương, bảo hiểm y
tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất.
+ Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí chung phát sinh ở các phân xưởng như
tiền lương và các khoản phụ cấp cho nhân viên phân xưởng.
Chi phí bán hàng: Gồm các khoản chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ như tiền lương, các khoản phụ cấp có tính chất lương trả


cho nhân viên bán hàng, tiếp thị đóng gói, vận chuyển, bảo quản..., khấu hao tài
sản cố định, chi phí vật liệu bao bì, dụng cụ, chi phí bảo hành sản phẩm, chi phí
quảng cáo...
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Gồm các khoản chi cho bộ máy quản lý và điều
hành doanh nghiệp, các chi phí liên quan đến hoạt động chung của doanh nghiệp
như chi phí về lao động nhỏ, khấu hao tài sản cố định phục vụ cho bộ máy quản lý-
điều hành doanh nghiệp, các chi phí phát sinh ở phạm vi toàn doanh nghiệp như
chi phí vật liệu, đồ dùng văn phòng, lãi vay vốn kinh doanh, vốn đầu tư tài sản cố
định, dự phòng...
Như vậy, chi phí sản xuất kinh doanh là tổng hợp từ ba chi phí bộ phận là: Chi phí
sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và được khái quát theo
công thức sau:
CPSXKD = CPSXSP + CPBH + CPQLDN
Trong đó: CPSXKD : Là chi phí sản xuất kinh doanh
CPSXSP : Là chi phí sản xuất sản phẩm
CPBH : Là chi phí bán hàng
CPQLDN: Là chi phí quản lý doanh nghiệp
Do hoạt động chính của doanh nghiệp là sản xuất sản phẩm hàng hóa nên chi phí
sản xuất sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Tuy nhiên, tỷ trọng giữa các yếu tố chi phí trong tổng chi phí sản
xuất kinh doanh là không giống nhau giữa các doanh nghiệp và ngay cả trong bản
thân doanh nghiệp. Sở dĩ có sự khác nhau này là do đặc điểm sản xuất kinh doanh
của từng doanh nghiệp và của cả ngay doanh nghiệp đó trong các giai đoạn sản
xuất khác nhau thì kết cấu về chi phí cũng thay đổi. Tỷ trọng chi phí này còn phụ
thuộc vào trình độ kỹ thuật của doanh nghiệp, điều kiện tự nhiên, loại hình sản
xuất, trình độ tổ chức quản lý của mỗi doanh nghiệp.
Việc nghiên cứu kết cấu chi phí sản xuất kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng,
không những cho ta biết tỷ trọng các loại chi phí trong tổng số chi phí sản xuất
kinh doanh mà còn biết được đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng
như trình độ công nghệ, trình độ quản lý của doanh nghiệp. Kết cấu chi phí sản

xuất kinh doanh còn là tiền đề để kiểm tra giá thành sản phẩm, xác định phương
hướng cụ thể cho việc phấn đấu hạ giá thành, mà làm được điều đó thì doanh
nghiệp phải biết tiết kiệm bất kỳ một loại chi phí nào.
1.3. Phân loại chi phí sản xuất :
Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau cả về
nội dung, công dụng và vai trò của nó trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp,
từ đó nhất thiết phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo những tiêu thức khác
nhau để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán chi phí sản xuất. Tùy
theo mục đích và yêu cầu khác nhau của công tác quản lý, chi phí sản xuất có thể
được phân loại theo một số cách sau:
1.3.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí.
Theo cách phân loại này, toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ được chia thành
các yếu tố chi phí sau:
* Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ chi phí về các loại nguyên vật
liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ
bản mà doanh nghiệp đã sử dụng cho các hoạt động sản xuất trong kỳ.
* Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ số tiền công phải trả, tiền trích bảo
hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn của công nhân và nhân viên hoạt
động sản xuất trong doanh nghiệp.
* Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao các tài
sản sử dụng cho sản xuất của doanh nghiệp.
* Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ số tiền doanh nghiệp đã chi
trả về các loại dịch vụ mua từ bên ngoài như : tiền điện, nước, tiền bưu phí…phục
vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
* Chi phí khác bằng tiền: Là toàn bộ các chi phí bằng tiền chi cho hoạt động
của doanh nghiệp trong kỳ, ngoài các yếu tố chi phí đã kể trên.
Cách phân loại này cho phép hiểu rõ cơ cấu, tỷ trọng của từng yếu tố chi phí
sản xuất, là cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản
xuất, lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố…
1.3.2. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí.

Theo cách phân loại này, toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được
chia ra làm các khoản mục chi phí sau:
* Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về nguyên vật liệu
chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng vào mục đích trực tiếp sản xuất sản phẩm.
* Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm chi phí về tiền công, tiền trích
BHXH, BHYT và KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất.
* Chi phí sản xuất chung: Bao gồm những chi phí dùng cho hoạt động sản
xuất chung ở các phân xưởng, đội sản xuất ngoài 2 khoản mục chi phí trực tiếp đã
nêu trên. Chi phí sản xuất chung được mở chi tiết để kế toán có thể quản lý theo
từng yếu tố chi phí.
Phân loại chi phí theo mục đích và công dụng kinh tế có tác dụng phục vụ
cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất theo định mức, cung cấp số liệu cho công tác
tính giá thành sản phẩm, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, làm cơ
sở để lập định mức chi phí sản xuất và lập kế hoạch giá thành sản phẩm cho kỳ
sau.
Ngoài ra, để phục vụ yêu cầu quản lý chi phí của doanh nghiệp chi phí sản
xuất có thể được phân loại theo một số tiêu thức khác như: phân loại theo mối quan
hệ giữa chi phí với khối lượng hoạt động, theo đầu vào của quá trình sản xuất kinh
doanh, theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên báo cáo tài chính, theo
nội dung cấu thành chi phí …
2. Giá thành sản phẩm .
2.1. Giá thành sản phẩm - Khái niệm và bản chất.
Giá thành sản phẩm ( công việc, lao vụ ) là chi phí sản xuất tính cho một
khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm (công việc, lao vụ ) do doanh nghiệp sản
xuất đã hoàn thành.
Giá thành sản phẩm là bộ phận chủ yếu cấu tạo nên giá trị của sản phẩm mà
giá trị của sản phẩm là cơ sở để xác định giá cả hàng hóa. Sản phẩm hàng hóa nào
mà hao phí lao động để sản xuất ra nó nhiều thì giá trị của nó lớn và do vậy giá cả
trên thị trường của nó cao và ngược lại. Như vậy, giá thành sản phẩm chính là xuất
phát điểm để xác định giá trị sản phẩm và giá cả sản phẩm trên thị trường. Để bù

đắp những hao phí lao động mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong kỳ để sản xuất sản
phẩm và có lãi thì sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra phải được bán cao hơn
với giá thành của nó. Điều đó có nghĩa là giá thành phải là lượng chi phí tối thiểu
của giá cả sản phẩm, hàng hóa trên thị trường. Để xác định được giá thành sản
phẩm, doanh nghiệp phải tập hợp được toàn bộ chi phí sản xuất chi ra trong kỳ có
liên quan đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Do đó, chi phí sản xuất là cơ
sở để hình thành nên giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm là một trong những
chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh và
quản lý trong doanh nghiệp.
2.2. Phân loại giá thành sản phẩm:
Để đáp ứng yêu cầu của quản lý, hạch toán, lập kế hoạch giá thành và xây
dựng giá bán sản phẩm, người ta thường tiến hành phân loại giá thành sản phẩm
theo nhiều tiêu thức khác nhau. Sau đây là 2 cách phân loại chủ yếu:
2.2.1. Phân loại giá thành theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành.
Theo tiêu thức này, giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại :
- Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản
xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch.
- Giá thành định mức: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định
mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm.
- Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí
sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ.
2.2.2. Phân loại giá thành theo phạm vi và các chi phí cấu thành.
Theo tiêu thức này, giá thành sản phẩm được chia thành 2 loại sau:
- Giá thành sản xuất hay còn gọi là giá thành công xưởng: Là giá thành sản
phẩm bao gồm các chi phí sản xuất như : chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm, công việc hay lao
vụ đã hoàn thành. Giá thành này được sử dụng để hạch toán thành phẩm nhập kho
và giá vốn hàng bán ( nếu xuất bán thẳng không qua kho ), là căn cứ xác định giá
vốn hàng bán và mức lãi gộp trong kỳ ở doanh nghiệp.
- Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ: Là giá thành bao gồm cả giá thành

sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm tiêu
thụ. Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ chỉ xác định và tính toán khi sản
phẩm, công việc hay lao vụ được xác định là tiêu thụ. Chỉ tiêu này là căn cứ để tính
toán, xác định mức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp.
Như vậy, việc phân loại giá thành sản phẩm theo các góc độ xem xét trên đều
nhằm phục vụ các mục đích khác nhau của công tác quản lý và kế hoạch hoá giá
thành, giúp cho việc kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản
phẩm của doanh nghiệp và xác định kết quả kinh doanh, tránh tình trạng lãi giả lỗ
thật trong sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp.
3. Mối quan hệ giữa chi phí và giá thành sản phẩm.
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt của quá trình sản xuất, một
bên là các yếu tố chi phí "đầu vào" và một bên là kết quả sản xuất ở "đầu ra"cho
nên chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau, có
nguồn gốc giống nhau nhưng cũng có những điểm khác nhau về phạm vi và hình
thái biểu hiện:
- Chi phí sản xuất được tính trong phạm vi, giới hạn của từng kỳ nhất định
(tháng, quý, năm ) và chi phí sản xuất trong từng kỳ kế toán thường có liên quan
đến hai bộ phận khác nhau: sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ và sản phẩm dở dang
cuối kỳ.
- Giá thành sản phẩm chỉ tính cho sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ và chỉ
tiêu này thường bao gồm hai bộ phận: chi phí sản xuất kỳ trước chuyển sang kỳ
này và một phần chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ này (sau khi đã trừ đi giá trị
sản phẩm dở cuối kỳ).
Sự khác nhau giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có thể minh họa
bằng hình vẽ sau:
Sơ đồ 01: Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
A B C D

Trong đó: AB : chi phí sản xuất kỳ trước chuyển sang
BD : chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

CD : chi phí sản xuất chuyển sang kỳ sau .
AC : giá thành của những sản phẩm hoàn thành trong kỳ
Như vậy, chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ là BD, còn giá thành của những
sản phẩm hoàn thành trong kỳ là: AC = AB + BD - CD.

×