Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.98 KB, 35 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ
THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
I.1 CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
I.1.1 Đặc điểm của chu trình bán hàng và thu tiền
Trong các doanh nghiệp sản xuất, để tồn tại và duy trì các hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình thì quá trình kinh doanh của doanh nghiệp phải nối tiếp liên tục và lặp đi
lặp lại tạo thành những chu kỳ sản xuất. Thực tế chu kỳ sản xuất bao gồm các chuỗi nghiệp
vụ có liên quan chặt chẽ với nhau tạo thành chu kỳ nghiệp vụ cơ bản. Chu kỳ kinh doanh
tại một doanh nghiệp thường bắt đầu từ khi doanh nghiệp tạo vốn có thể bằng vốn tự có
hoặc nguồn vốn đi vay mượn ( chu trình tài chính ) để thực hiện việc xây dựng nhà xưởng,
mua sắm thiết bị vật tư, nguyên liệu để phục vụ sản xuất ( chu trình mua vào và thanh
toán ). Trong quá trình thực hiện công việc của sản xuất kinh doanh của mình doanh
nghiệp phải thuê mướn, tuyển chọn nhân viên do đó phải tính và thanh toán tiền lương cho
nhân viên trong doanh nghiệp ( chu trình tiền lương và nhân viên ). Các yếu tố đầu vào
được kết hợp với nhau để sản xuất ra sản phẩm nhập kho ( chu trình hàng tồn kho). Sau khi
sản phẩm nhập kho thì công đoạn cuối cùng của chu kỳ kinh doanh là việc tiêu thụ sản
phẩm, đồng thời là quá trình thu tiền từ hoạt động bán hàng để thu hồi lại vốn kinh doanh.
Chu trình bán hàng thu tiền chấm dứt một chu kỳ kinh doanh để bắt đầu chu kỳ kinh doanh
tiếp theo. Như vậy quá trình kinh doanh bao gồm các chu kỳ diễn ra liên tục, đều đặn và
mỗi chu kỳ đều là mắt xích quan trọng không thể thiếu được. Các chu kỳ kinh doanh nối
tiếp nhau, chu kỳ sau là kết quả của chu kỳ trước. Trong đó kết quả của chu trình bán hàng
và thu tiền không chỉ phản ánh riêng kết quả của chu trình mà còn phản ánh toàn bộ kết
quả của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Chu trình bán hàng và thu tiền là quá trình thực hiện công việc tiếp theo của
giai đoạn sản xuất trước đó. Doanh nghiệp sẽ thực hiện chuyển giao hàng hoá, sản
phẩm cho khách hàng và được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
Công tác tiêu thụ sản phẩm hàng hoá có thể bắt đầu từ phía nhu cầu của khách
hàng hoặc từ phía doanh nghiệp. Có rất nhiều hình thức tiêu thụ sản phẩm khác
nhau. Nhưng tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà doanh nghiệp có thể áp
dụng các hình thức cho phù hợp. Sau đây là những những phương thức tiêu thụ chủ


yếu :
+ Phương thức tiêu thụ trực tiếp : Đây là phương thức mà doanh nghiệp giao
hàng trực tiếp cho người mua có thể mua tại kho hoặc tại phân xươngr sản xuất của
mình và thực hiện bàn giao quyền sở hữu. Khi đó hàng hoá sản phẩm coi như được
tiêu thụ.
+ Phương thức tiêu thụ theo hợp đồng : Đây là phương thức tiêu thụ mà hàng
hoá được chuyển đến đại lý để tiêu thụ. Số hàng này vẫn thuộc sở hữu của doanh
nghiệp còn đại lý chỉ là nơi tiêu thụ hàng cho doanh nghiệp và được hưởng hoa
hồng như đã thoả thuận.
+ Các phương thức tiêu thụ khác : Ngoài những phương thức tiêu thụ chủ yếu
ở trên thì trong một số doanh nghiệp còn áp dụng một số phương thức tiêu thụ
khác nhau : dùng hàng đổi lấy hàng, dùng hàng hoá để trả lương cho nhân viên
trong doanh nghiệp ( tiêu thụ nội bộ ). Cùng với việc tiêu thụ hàng hoá là các hình
thức thanh toán của khách hàng. Khi khách hàng thanh toán đủ tiền hàng thì nghiệp
vụ tiêu thụ coi như kết thúc.
Trong khi thực hiện các nghiệp vụ tiêu thụ thì có các loại chứng từ và sổ sách
sau hay được sử dụng.
+ Đơn đặt hàng của khách hàng : Đây là chứng từ thể hiện yêu cầu về hàng
hoá, dịch vụ của khách hàng, đơn đặt hàng của khách hàng có thể bằng thư, mẫu in
sẵn hay thông qua điện thoại, fax....
+ Các chứng từ vận chuyển hàng hoá : Đây là chứng từ được lập vào lúc giao
hàng cho khách hàng và ghi rõ mẫu mã của hàng hoá số lượng hàng và các số liệu
khác có liên quan.
+ Hoá đơn bán hàng, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho : Đây là chứng từ doanh
nghiệp sử dụng để xác định số lượng, chất lượng, đơn giá.
+ Mẫu phê chuẩn các khoản thu được : Đây là chứng từ sử dụng trong nội bộ
doanh nghiệp để cho phép xoá sổ các khoản nợ không thu hồi được.
Bên cạnh những chứng từ được sử dụng trong quá trình tiêu thụ sản phẩm,
hàng hoá thì còn các loại sổ sách sau đây được sử dụng.
+ Sổ nhật ký bán hàng : Sổ này dùng để ghi chép tất cả các lần bán hàng, sổ

thường ghi rõ doanh thu gộp của nhiều mặt hàng khác nhau, các khoản phải thu và
khoản thu được bằng tiền. Sổ được ghi thu hằng ngày và được tổng hợp từng
tháng.
+ Sổ nhật ký doanh thu bán hàng bị trả lại , các khoản chiết khấu và giảm giá
hàng bán, sổ này để theo dõi các khoản chiết khấu, giảm giá hàng bán và các khoản
doanh thu của hàng hoá bị trả lại về tính đúng đắn và hợp lý của các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh.
+ Sổ chi tiết các khoản phải thu : là loại sổ dùng để theo dõi từng khách hàng
và phản ánh nợ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình mua bán mà khách
hàng nợ tiền và các khoản tiền khách hàng thực hiện thanh toán.
+ Sổ tổng hợp chi tiết : Sổ tổng hợp các khoản nợ đầu kỳ, các khoản nợ phát
sinh trong kỳ và các khoản thanh toán của khách hàng trong kỳ.
+ Báo cáo kế toán : Nhằm cung cấp những thông tin về tình hình tài chính về
kết quả kinh doanh trong niên độ của doanh nghiệp
Trên đây là toàn bộ chứng từ, sổ sách được sử dụng trong chu trình bán hàng
và thu tiền:
I.1.2 Nguyên tắc hạch toán
Để thực hiện tốt chu trình bán hàng và thu tiền trong doanh nghiệp có các bộ
phận chức năng khác nhau thực hiện các công việc khác nhau. Quá trình được bắt
đầu từ việc phát sinh nhu cầu mua hàng từ phía khách hàng đến các khâu tiếp theo
như việc phê chuẩn các phương thức bán hàng, cách thức thanh toán và việc thực
hiện tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm. Thông thường chu trình bán hàng và thu tiền
thực hiện 6 chức năng cơ bản sau :
1.Xử lý đơn đặt hàng của khách hàng : khi nhận được đơn đặt hàng của khách
hàng gửi đến doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải thực xem xét có nhất trí việc
cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng không. Việc chấp nhận hay không là
tuỳ thuộc vào nhu cầu hàng hoá của khách hàng và khả năng cung cấp của doanh
nghiệp và các yếu tố khác như giá cả, phương thức thanh toán.
2. Phê chuẩn phương thức bán chịu : Đối với phương thức bán chịu hàng cho
khách hàng, hàng sẽ được chuyển đi sau khi có được sự phê chuẩn của người có

thẩm quyền trong doanh nghiệp. Việc phê chuẩn phương thức bán chịu được thực
hiện tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp quản lý tốt các khoản nợ phải thu.
3. Vận chuyển thành phẩm, hàng hoá : khi hàng hoá được chuyển đi thì chứng
từ vận chuyển sẽ được lập, đấy là điều cần thiết cho việc tính tiền đúng số hàng gửi
đi
4. Gửi hàng cho khách hàng và thực hiện ghi sổ doanh thu : khi đã có được sự
phê chuẩn cho việc bán hàng cho khách hàng thì phòng kinh doanh sẽ thực hiện lập
hoá đơn bán hàng. Trên hoá đơn phải chứa đựng đầy đủ những thông tin như : số
lượng, chất lượng và đơn giá hàng bán, phương thức giao hàng hình thức và
phương tiện thanh toán.Ngoài ra trong hoá đơn cũng phải ghi rõ những chính sách
áp dụng đối với khách hàng. Hoá đơn sẽ làm căn cứ quan trọng cho kế toán ghi sổ
doanh thu và các sổ khác có liên quan tại đơn vị bán hàng. Cũng như vậy hóa đơn
là căn cứ cho chứng từ đi đường và ghi sổ kế toán tại đơn vị mua hàng. Khi thực
hiện gửi hoá đơn bán hàng đi một vấn đề quan trọng là tất cả các hóa đơn được gửi
đi đều phải tính tiền đúng và không có chuyến hàng nào bị tính tiền hai lần.
5. Xử lý và ghi sổ các tài khoản chiết khấu, giảm giá hàng bán và doanh thu
hàng bán bị trả lại: Tất cả các khoản chiết khấu, giảm giá hàng bán và doanh thu
hàng bán bị trả lại phải được phê chuẩn đúng đắn bởi những người có trách nhiệm
và các khoản này phải được ghi sổ kế toán một cách chính xác và nhanh chóng.
6. Dự phòng nợ khó đòi và xoá sổ các khoản phải thu không thu hồi được:
Trước khi khoá sổ các tài khoản và chuẩn bị lập báo cáo tài chính phải tiến hành
đánh giá phí tổn cho các khoản phải thu có khả năng không thu hồi được qua đó
tiến hành lập dự phòng cho các khoản đó. Còn những khoản thu đã không thu hồi
được thì phải tiến hành xoá sổ kế toán cho các khoản này.
Khách hàng Phòng thị trường Giám đốc
Phòng thị trường
Nhu cầumua hàng
Đơn đặt hàng của khách phiếu tiêu thụ
- Phê chuẩn phương thức bán chịu- Phê chuẩn phương thức tiêu thụ- Lập hoá đơn bán hàng- Lập phiếu xuất kho
Thủ kho Phòng thị trường Phòng kế toán

Xuất kho
Vận chuyển hàng Lập chứng từ vận chuyển
Ghi các loại sổLập báo cáo
Lưu trữ và bảo quản chứng từ
Trong các chức năng trên của chu trình bán hàng và thu tiền thì bốn chức
năng đầu cần thiết cho việc đưa hàng đến tay người tiêu dùng, tính tiền chính xác
và phản ánh các thông tin kế toán vào sổ sách kế toán.
Trong chu trình bán hàng và thu tiền thì các chứng từ, hoá đơn được luân
chuyển qua các phòng chức năng khác nhau và được thể hiện qua sơ đồ sau :( Sơ
đồ 1)
Sơ đồ 1 : Quy trình luân chuyển chứng từ trong chu trình bán hàng
và thu tiền

Tất cả những thông tin kế toán sẽ được phản ánh trên hệ thống tài khoản mà
doanh nghiệp sử dụng để hạch toán. Các tài khoản của chu trình bán hàng và thu
tiền được phản ánh trên sơ đồ 2 :
Sơ đồ 2 : Quy trình hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ
1. Chiết
khấu, giảm giá, hàng bán trả lại
2. Kết chuyển khoản giảm trừ doanh thu
3. Doanh thu bằng tiền
4. Doanh thu kỳ này
5. Doanh thu nhận trước
6. Doanh thu chưa thu tiền
7. Xử lý xoá nợ phải thu khó đòi
8. Hoà nhập dự phòng phải thu khó đòi
9. Lập dự phòng phải thu khó đòi
Các tài khoản được sử dụng trong qúa trình hạch toán chu trình bán hàng.
TK 531, 532 : Giảm giá hàng bán và hàng bị trả lại
TK 511 : Doanh thu bán hàng

TK 3387 : Doanh thu nhận trước
TK 131 ) 136 ) : Các khoản phải thu
TK642 : Các chi phí quản lý doanh nghiệp
TK 139 : Dự phòng phải thu khó đòi
TK 721 : Thu nhập hoạt động bất thường
TK 139
- Nợ khó đòi đã
xoá sổ nay đòi
được
- Xoá sổ nợ
khó đòi
(9)
(8)
(7)
(6)
(5)
(4)
(3)
(2)(1)
TK 004
TK 721
TK 642
TK 131, 136
TK 3387
TK 111, 112TK 511, 512TK 811, 531,532TK 111, 112
TK 811 : Chi phí tài chính
I.1.3 Hệ thống kiểm soát nội bộ với chu trình bán hàng và thu tiền
Trong mỗi doanh nghiệp hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ là khác
nhau, tuỳ thuộc vào đặc điểm và quy mô của doanh nghiệp đó. Với mục đích
chung của các doanh nghiệp khi tổ chức, xây dựng hệ thống kiểm toán nội bộ là

nhằm để phục vụ cho công tác kiểm toán, kiểm soát và qua đó có thể cung cấp
những nguồn thông tin nhanh chóng và đáng tin cậy giúp cho các nhà quản lý có
thể chỉ đạo tốt hoạt động của đơn vị mình đem lại những thành công trong công
việc.
Hệ thống kiểm soát nội bộ là toàn bộ những chính sách, các thủ tục kiểm
soát do đơn vị lập ra và duy trì nhằm điều hành các hoạt động của đơn vị để thoả
mãn các mục tiêu sau :
- Chỉ đạo hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả.
- Đảm bảo mọi hoạt động của đơn vị đều được thực hiện đúng như kế hoạch.
- Phát hiện kịp thời những khó khăn và sai sót có thể xử lý.
- Ngăn chặn và phát hiện kịp thời những gian lận, sai sót trong đơn vị.
- Thực hiện được mục tiêu bảo vệ tài sản và thông tin của tổ chức
- Thực hiện các công việc kế toán và đưa ra các báo cáo hoạt động.
Hệ thống kiểm soát nội bộ có vai trò rất quan trọng đối với các hoạt động
của công ty. Cũng như vậy đối với với chu trình bán hàng và thu tiền, hệ thống
kiểm soát nội bộ giúp cho việc điều hành giám sát và hoàn thiện các hoạt động của
chu trình.
Hệ thống kiểm soát nội bộ gồm 3 yếu tố cấu thành chính.
+ Môi trường kiểm soát.
+ Hệ thống kế toán.
+ Các thủ tục kiểm soát.
Chính vì vậy việc xây dựng và điều hành tốt hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ
giúp cho các nhà lãnh đaọ thành công trong việc điều hành các hoạt động đơn vị
mình.
I.2 KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
" Kiểm toán là quá trình mà theo đó một vài cá nhân độc lập, có thẩm
quyền thu nhập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin số lượng có liên
quan đến một tổ chức kinh tế cụ thể nhằm mục đích xác định và báo cáo mức độ
phù hợp giữa các thông tin số lượng và các chuẩn mực đã được xây dựng"

( Kiểm toán Alvin trang 9 NXB Thống Kê )
Trong mỗi tổ chức, báo cáo tài chính hàng năm là đối tượng quan tâm của
rất nhiều người : các chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư, khách hàng, nhà cung cấp,
ngân hàng, các cơ quan chủ quản của Nhà nước cũng như người tiêu dùng và nhân
viên trong doanh nghiệp. Do đó có được những thông tin chính xác và đáng tin cậy
là điều rất quan trọng và cần thiết. Để làm được điều đó cần phải có một bên thứ ba
độc lập với khách hàng có kỹ năng nghề nghiệp và có địa vị, trách nhiệm pháp lý
để kiểm tra và đưa ra kết luận về các báo cáo tài chính của doanh nghiệp xem có
được lập đúng hay không. Những công việc này sẽ do kiểm toán viên thuộc các tổ
chức chuyên nghiệp thực hiện trong việc xác định xem các báo cáo tài chính có
phù hợp với các nguyên tắc kế toán được thừa nhận hay không? Các báo cáo tài
chính thường được kiểm toán là báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu
chuyển tiền tệ, báo cáo về tình hình tài chính.
(Kiểm toán, Alvin NXB Thống Kê trang 13)
Trong khi thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính kiểm toán viên có thể thực
hiện kiểm toán theo các cách khác nhau. Thông thường kiểm toán viên có thể thực
hiện theo hai cách sau đây.
Cách 1 : Kiểm toán theo cách phân đoạn số dư của các tài khoản
Theo cách này báo cáo kiểm toán được phát hành sau khi kiểm toán viên xác
định từng khoản mục rồi thực hiện tổng hợp lại. Đây là cách làm để thực hiện
nhưng hiệu quả lại không cao, thường có sự khác biệt giữa các tài khoản có liên
quan chặt chẽ với nhau như : tài khoản giá vốn hàng bán với tài khoản hàng tồn
kho hay tài khoản hàng tồn kho với tài khoản phải trả nhà cung cấp, tài khoản phải
thu khách hàng với tài khoản doanh thu... Do đó hạn chế tầm nhìn tổng quát của
kiểm toán viên về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời nếu như không
có sự phân công và trình độ chuyên môn tốt sẽ có sự trùng lặp trong việc thực hiện
các khoản mục đó gây lãng phí thời gian kiểm toán.
Ví dụ : Khi thực hiện kiểm toán tài sản doanh thu thì kiểm toán viên phải
xem xét và xác minh tài khoản tiền hay khoản phải thu. Nhưng trong khi đó kiểm
toán viên khác thực hiện kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng cũng laị xem

xét và kiểm tra lại do đó sẽ có sự trùng lặp trong khi thực hiện cuộc kiểm toán.
Trong khi thực hiện kiểm toán theo cách phân đoạn số dư của các tài khoản
thường mắc phải những nhược điểm này vì vậy thực hiện kiểm toán theo chu trình
đã khắc phục được nhược điểm đó.
Cách 2 : Kiểm toán theo chu trình nghiệp vụ
Cuộc kiểm toán theo chu trình nghiệp vụ dựa trên mối quan hệ chặt chẽ giữa
các loại nghiệp vụ và số dư tài khoản. Thông thường cuộc kiểm toán báo cáo tài
chính được chia thành 5 chu trình lớn là kiểm toán chu trình mua vào và thanh
toán, kiểm toán chu trình tiền lương nhân sự, kiểm toán chu trình bán hàng và thu
tiền. Trong 5 chu trình kiểm toán của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính thì chu
trình bán hàng thu tiền là chu trình có mật độ phát sinh nghiệp vụ dày đặc và phức
tạp. Do đó khi khảo sát nghiệp vụ về doanh thu hàng bán bị trả lại triết khấu, giảm
giá ,và số dư các tài khoản phải thu thì kiểm toán viên cần đi sâu vào khảo sát chi
tiết số dư tài khoản và kiểm toán viên phải xác định được các khoản điển hình của
chu trình qua đó để thu thập đủ bằng chứng xác đáng về các khía cạnh để làm cơ
sở kết luận cho phần hành và cho báo cáo tài chính
( Mối quan hệ giữa các chu trình được trình bày ở sơ đồ 3 )
Sơ đồ 3 : Mối quan hệ của 5 chu trình trong kiểm toán báo cáo tài
chính
I.3 NỘI DUNG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN
I.3.1 Mục tiêu kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền
Trong việc thực hiện kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền của kiểm toán
báo cáo tài chính đều phải xác định rõ phạm vi công việc và mục tiêu của cuộc
kiểm toán. Với chu trình bán hàng và thu tiền xác định rõ mục tiêu và phạm vi
công việc để làm cơ sở cho việc thu nhập bằng chứng kiểm toán để chứng minh
cho ý kiến của mình trong báo cáo kiểm toán. Theo chuẩn mực kiểm toán số 200
(Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán BCTC ) hay chuẩn mực kiểm
toán 1 ( SAS - AU 10 ) thì " Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính là giúp cho
kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận về các báo cáo tài
chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành ( hoặc được

chấp nhận ), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý
trên các khía cạnh trọng yếu hay không?. Các mục tiêu kiểm toán đặt ra có liên hệ
chặt chẽ đến xác nhận của doanh nghiệp về các thông tin tài chính định trình bày
trên báo cáo tài chính. Thông thường mục tiêu của một cuộc kiểm toán được triển
khai qua các bước sau ( trên sơ đồ 4 )
( Nguồn được lấy ở chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 trang 16)
(hoặc Chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 1 ):
Kiểm toán chu
trình mua v o và à
thanh toán
Kiểm toán chu
trình bán h ng và à
thu tiền
Kiểm toán chu
trình h ng tà ồn kho
Kiểm toán chu
trình tiền lương và
nhân sự
Kiểm toán chu
trình huy động và
ho n trà ả vốn
Các báo cáo tài chính
Các bộ phận cấu thành của báo cáo tài chính( Chu trình bán hàng và thu tiền )
Xác nhận của ban quản trị về các bộ phận cấu thành( Chu trình bán hàng và thu tiền )
Các mục tiêu kiểm toán chung đối với bộ phận cấu thành( Chu trình bán hàng và thu tiền )
Các mục tiêu kiểm toán đặc thù đối với bộ phận cấu thành( Chu trình bán hàng và thu tiền )
Sơ đồ 4 : Các bước triển khai mục tiêu của cuộc kiểm toán


( Kiểm toán Alvin trang 107 NXB Thống kê)

Các mục tiêu của kiểm toán độc lập có mối quan hệ với những xác nhận của
ban quản trị. Do đó để thực hiện tốt cuộc kiểm toán cần phải hiểu được những xác
nhận đó. Theo như văn bản chuẩn mực kiểm toán số 31 ( AU. 326 ) phân loại
xác nhận thành 5 loại chung.
Năm loại xác nhận của chu trình bán hàng và thu tiền bao gồm.
+ Xác nhận về sự hiện hữu : Doanh thu trên báo cáo thu nhập phản ánh quá
trình trao đổi về hàng hoá và dịch vụ thực tế đã xảy ra, các khoản phải thu trong
bảng cân đối là có thực vào ngày lập bảng cân đối kế toán.
+ Xác nhận tính đầy đủ : Tất cả doanh thu về dịch vụ, hàng hoá các khoản
phải thu và đã thu đều đã được ghi sổ và được đưa vào báo cáo tài chính.
+ Xác nhận về quyền sở hữu : hàng hoá và các khoản phải thu của doanh
nghiệp tại ngày lập bảng cân đối tài sản đều thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
+ Xác nhận về sự đánh giá và phân loại : các khoản doanh thu, phải thu được
phân loại đúng bản chất và được tính đúng đắn.
+ Xác nhận về sự trình bày : Doanh thu và các khoản phải thu được trình bày
trung thực và đúng đắn trên bảng cân đối tài sản hay trên báo cáo tài chính theo
đúng hệ thống kế toán của ban quản trị của doanh nghiệp và các quy định kế toán
hiện hành.
Giai đoạn 1
Giai đoạn 2
Giai đoạn 3
Giai đoạn 4
Lập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm toán của chu trình bán hàng và thu tiền
Lập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm toán của chu trình bán hàng và thu tiền
Khảo sát các quá trình kiểm soát khảo sát nghiệp vụ chu trình bán hàng và thu tiền
Hoàn tất công tác kiểm toán và công bố báo cáo tài chính
Bên cạnh những xác nhận của ban quản trị của doanh nghiệp thì các mục
tiêu chung và mục tiêu đặc thù của kiểm toán cần phải được xem xét.
Mục tiêu chung gồm 2 loại :
-Mục tiêu về tính hợp lý chung

-Mục tiêu về tính hợp lý chung khác
Sau khi kiểm toán viên đã hoàn thành việc xác định các mục tiêu kiểm toán
đặc thù cho chu trình bán hàng và thu tiền, yếu tố cấu thành của báo cáo tài chính
thì kiểm toán viên bắt đầu việc thu thập bằng chứng. Việc thu thập bằng chứng
kiểm toán của kiểm toán viên tuân theo quy trình kiểm toán.
Quy trình kiểm toán là một hệ thống phương pháp rõ ràng của tổ chức một
cuộc kiểm toán nhằm giúp cho kiểm toán viên tập hợp đầy đủ chứng cứ cần thiết.
Một quy trình kiểm toán gồm có 4 giai đoạn : các giai đoạn của quy trình kiểm
toán đựơctrình bày trên ( sơ đồ 5)
Sơ đồ 5 : Bốn giai đoạn của kiểm toán báo cáo tài chính nói chung và
kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền nói riêng
(Tài liệu trích Kiểm toán Alvin, trang 123 NXB Thốngkê)
Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán chu trình bán hàng -thu tiền
Thu thập thông tin cơ sở đối với chu trình bán hàngthu tiền
Thu thập thông tin về nghĩa vụ, pháp lý của khách hàng ( chu trình bán hàng thu tiền)
Đánh giá tính trọng yếu, rủi ro kiểm toán, rủi ro tiềm tàng, rủi ro kinh doanh ( chu trình bán hàng thu tiền )
Tìm hiểu cơ cấu kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát ( chu trình bán hàng và thu tiền )
Triển khai kế hoạch kiểm toán toàn bộ và chương trình kiểm toán( chu trình bán hàng và thu tiền)
Chu trình bán hàng và thu tiền là một bộ phận cấu thành của báo cáo tài
chính. Do đó khi tiến hành kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền phải tuân thủ
theo quy trình kiểm toán chung cuả một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính để đảm
bảo tính thống nhất.
I.3.2 Lập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm toán chu trình bán
hàng và thu tiền
Với mọi cuộc kiểm toán khác nhau thì kiểm toán viên có nhiều cách khác
nhau để thu thập bằng chứng kiểm toán nhằm thoả mãn các mục tiêu kiểm toán.
Lập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm toán là bước đầu tiên trong quy trình
kiểm toán ( bước chuẩn bị kiểm toán ) thông qua việc chuẩn bị kiểm toán, kiểm
toán viên có thể thu thập được những bằng chứng thích hợp và đầy đủ với mức chi
phí hợp lý để đưa ra các kết luận kiểm toán chính xác trên các khía cạnh trọng yếu.

Thực hiện tốt được công việc trên sẽ giúp cho công ty kiểm toán luôn giữ được
những khách hàng cũ và có thể tạo ra nhiều khách hàng mới. Qua đó nâng cao
được uy tín và chất lượng công việc, thực hiện góp phần tăng sức cạnh tranh của
công ty với các công ty kiểm toán khác. Mặt khác việc lập kế hoạch cũng giúp cho
kiểm toán viên có thể phối hợp với nhau nhằm xác định được trọng tâm công việc
để đảm bảo hoàn thành đúng kế hoạch và chất lượng.
Giai đoạn lập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm toán thường gồm các
bước sau đây và các bước này cũng được áp dụng vào trong kiểm toán chu trình
bán hàng và thu tiền một cách cụ thể với các khách hàng mà công ty cung cấp dịch
vụ.
Sơ đồ 6: Lập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm toán
( Kiểm toán, Alvin trang 148 NXB Thống kê )
I.3.2.1 Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán nói chung và kế hoạch kiểm
toán chu trình bán hàngthu tiền nói riêng
- Kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền là một phần hành cụ thể của kiểm
toán tài chính. Vì vậy,nhiệm vụ chung của kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền
là triển khai các chức năng kiểm toán thông qua việc vận dụng các phương pháp
kiểm toán thích ứng với đặc thù phần hành này thông qua các bước trong quy trình
kiểm toán : Để có kế hoạch kiểm toán cụ thể cho một khách hàng nói chung và kế
hoạch kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền nói riêng kiểm toán viên thường
trực thực hiện các bước như sau :
- Khách hàng của một cuộc kiểm toán bán hàng và thu tiền trong kiểm
toán BCTC
Trước khi kiểm toán viên đưa ra một kế hoạch kiểm toán cụ thể đòi hỏi phải
xác định được khách hàng của một cuộc kiểm toán. Thông thường có hai loại
khách hàng :
+ Khách hàng cũ : với những khách hàng thường xuyên mà công ty kiểm
toán đã ký kết từ những năm trước kiểm toán viên cần xác định xem có tiếp tục
tiến hành cung cấp dịch vụ kiểm toán hay không. Điều này xuất phát từ nhu cầu
của khách hàng và khả năng cung cấp dịch vụ của công ty kiểm toán.

+ Khách hàng mới : trước khi chấp nhận một khách hàng mới, hầu hết các
công ty kiểm toán đều phải điều tra, xem xét công ty khách hàng để xác định khả
năng chấp nhận khách hàng đó. Nếu có thể công ty kiểm toán sẽ phải đánh giá vị
trí tương lai của khách hàng trong giới kinh doanh, trạng thái ổn định về mặt tài
chính và các quan hệ của công ty đối với các công ty kiểm toán trước kia. Khi
khách hàng tương lai chưa được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán nào khác thì
cần phải có một cuộc điều tra khác.
Qua tất cả các yếu tố trên nếu công ty kiểm toán chấp nhận kiểm toán thì
công ty kiểm toán sẽ lập thư hẹn kiểm toán, còn nếu như không chấp nhận thì từ
chối thư mời kiểm tra của khách hàng.
- Xác định mục tiêu và phạm vi của cuộc kiểm toán nói chung và kiểm
toán chu trình bán hàng và thu tiền nói riêng.
Mục tiêu của cuộc kiểm toán :
- Như chúng ta đã biết có rất nhiều mục tiêu khác nhau khi tiến hành cuộc
kiểm toán. Nhưng thông thường cuộc kiểm toán được tiến hành vì các mục tiêu sau
:
+ Kiểm toán để vay vốn ngân hàng
+ Kiểm toán vì mục đích thuế
+ Kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài....
Phạm vi: Cuộc kiểm toán sẽ thực hiện kiểm toán bảng can đối kế toán, báo
cáo kết quả kinh doanh trong niên độ kế toán mà báo cáo đã phản ánh.
- Bố trí kiểm toán viên.
Để thực hiện tốt và có hiệu quả cuộc kiểm toán báo cáo tài chính thì lãnh
đạo công ty kiểm toán cần bố trí đội ngũ nhân viên có trình độ nghiệp vụ tuỳ thuộc
vào nhu cầu của cuộc kiểm toán, hay tuỳ thuộc vào đặc điểm của cuộc kiểm toán
đó.
Hợp đồng kiểm toán.
Sau khi đã thực hiện xong các bước công việc trên thì công ty kiểm toán sẽ
đưa rathư chấp nhận lời mời kiểm toán của khách hàng và tiến hành lập hợp đồng

kiểm toán. Hợp đồng kiểm toán là tài liệu trong đó nêu rõ trách nhiệm của cong ty
kiểm toán, trách nhiệm của cong ty khách hàng, thời gian tiến hành cuộc kiểm
toán, giá phí kiểm toán hay phạm vi của cuộc kiểm toán.
Trong khi đó mục tiêu của kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền ngoài
các mục tiêu chung của một cuộc kiểm toán nó có các mục tiêu đặc trưng sau đây :
Bảng số 1 : Mục tiêu đặc thù của kiểm toán nghiệp vụ bán hàng và thu
tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
Mục tiêu kiểm toán
nghiệp vụ thu tiền
Mục tiêu kiểm toán chung Mục tiêu kiểm toán nghiệp vụ
bán hàng
Các khoản thu tiền đều
bảo đảm hợp lý chung
I. Mục tiêu hợp lý chung Các nghiệp vụ bán hàng đều
có căn cứ hợp lý
Các mục tiêu chung
- Các khoản phải thu ở
khách hàng là có thật
Hiệu lực Hàng bán vận chuyển đến
khách hàng là có thật
- Mọi khoản thu ở khách
hàng đều được ghi sổ
Trọn vẹn - Mọi nghiệp vụ bán hàng đều
được ghi rõ
- Các khoản phải thu có
người sở hữu
Quyền và nghĩa vụ - Hàng hoá đã bán thuộc sở
hữu của đơn vị
- Các khoản phải thu
được đánh giá đúng

Định giá - Các nghiệp vụ bán hàng
được phân loại thích hợp
- Các khoản phải thu
được tính toán đúng
Chính xác cơ học Các nghiệp vụ ghi sổ tổng
hợp, chi tiết thích hợp và
khớp đúng các sổ cộng
II. Các mục tiêu kiểm toán
- Những thay đổi về thể
thức thời gian, thủ tục
thanh toán tiền hàng đều
được cho phép đúng đắn
Cho phép Các nghiệp vụ bán hàng kể cả
bán chịu, vận chuyển được
cho phép đúng đắn
Các nghiệp vụ phải thu
được ghi sổ đúng kỳ
Kịp thời ( đúng thời gian ) Các khoản bán hàng đựoc ghi
sổ đúng thời gian
( Kiểm toán tài chính, NXB Tàichính của trường ĐHKTQD tr. 177 )
Trên cơ sở mục tiêu kiểm toán đặc thù đã xác định, cần cụ thể hoá các công
việc tương ứng với mỗi mục tiêu kiểm toán nội bộ nói riêng hay kiểm soát nội bộ
nói chung. Từ đó, xác định những công việc tương ứng của các trắc nghiệm đạt
yêu cầu và trắc nghiệm độ tin cậy trong kiểm toán tài chính. Trên cơ sở đó, xác
định những mẫu chọn để thực hiện các thủ tục xác minh cụ thể như đối chiếu lại
hoá đơn với sổ sách lấy xác nhận của người mua hàng và các khoản thu v.v...
I.3.2.2 Thu thập những thông tin cơ sở phục vụ cho kiểm toán chu trình bán
hàng và thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
Để thực hiện tốt công việc kiểm toán nói chung và kiểm toán chu trình bán
hàng và thu tiền thì kiểm toán viên cần phải có những hiểu biết về công việc kinh

doanh của khách hàng và kiến thức về lĩnh vực kinh doanh của công ty khách
hàng. Khi tiến hành kiểm toán có rất nhiều cách khác nhau để thu thập thông tin cơ
sở. Thông thường thông tin cơ sở được thu thập dưới các hình thức sau đây :

×