Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

MỘT SỐ GẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY GAS - PETROLIMEX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.43 KB, 8 trang )

MỘT SỐ GẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI
CÔNG TY GAS - PETROLIMEX.
I. Nhận xét chung về hoạt động kinh doanh, công tác kế toán nghiệp vụ bán
hàng và xác đinh kết quả bán hàng tại công ty Gas - Petrolimex
1. Nhận xét về hoạt động kinh doanh
Công ty Gas - Petrolimex chính thức ra đời và đi vào hoạt động từ năm 1999
trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Để đứng vững trong nền
kinh tế đầy biến động cùng với sự cạnh tranh vô cùng mãnh mẽ của các hãng có
tên tuổi trên thế giới đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam như Sell, BP, Tolal,
ELF... Công ty đã không ngừng cải tiến, đổi mới, tiếp cận với những tiến bộ khoa
học – kỹ thuật và ứng dụng vào trong kinh doanh và trong quản lý.
Cùng với sự chỉ đạo, hỗ trợ của tổng công ty xăng dầu Việt Nam về vốn kinh
doanh cộng với sự năng động, linh hoạt của tập thể cán bộ công nhân viên, công ty
đã đạt được một số thành tựu lớn trong kinh doanh như: Doanh thu tiêu thụ tăng
lên đáng kể, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước, thu nhập của công nhân
viên tăng lên đáng kể. Công ty đã xây dựng được mạng lưới tiêu thụ rộng khắp cả
nước với 4 chi nhánh là Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, TP Hồ Chí Minh và thành
công lớn nhất là doanh nghiệp kinh doanh LPG chiếm thị phần lớn nhất trong cả
nước.
2. Về công tác kế toán
Công tác tài chính kế toán của công ty đã phản ánh và cung cấp thông tin
một cách đầy đủ, kịp thời về tình hình kinh doanh, tình hình tổ chức của công ty
đồng thời công ty cũng đã cố gắng và tiến bộ trong việc vận dụng chế độ kế toán
phù hợp với yêu cầu điều kiện kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
Đặc biệt công ty đã áp dụng kế toán máy vi tính giúp cho hoạt động của kết toán
đạt được hiệu quả cao. Việc áp dụng kế toán máy giúp cho việc lưu chuyển chứng
từ hoạt động nhanh và sổ sách kế toán có liên quan diễn ra nhanh chóng các báo
cáo tài chính được lập sẵn trong máy phục vụ đáp ứng đầy đủ và kịp thời, đúng
định kỳ.
Hơn nữa, công ty còn tổ chức một bộ máy kế toán khá toàn diện với đội ngũ


nhân viên kế toán có trình độ cao, đồng đều, có kinh nghiệm, có tinh thần trách
nhiệm. Việc phân công công tác rõ ràng, cụ thể cho từng nhân viên đã góp phần
đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, giúp cho công tác kế toán diễn ra một cách chính
xác, đầy đủ, kịp thời và phản ánh đúng các chỉ tiêu tài chính.
Công ty Gas - Petrolimex đã tuân thủ đúng hệ thống TK kế toán doanh
nghiệp ban hành theo quyết định 1141CĐKT/ TC ngày 01/11/1995 của Bộ tài
chính và các thông tư hướng dẫn bổ sung. Công ty đã sử dụng có chọn lọc các tài
khoản phù hợp với đặc điểm của công ty. Những TK cấp 1 đã định sẵn trên cơ sở
đó công ty mở thêm những TK chi tiết cấp 2, 3,... để thuận tiện cho việc hạch toán
tương ứng với đặc thù của công ty.
Hệ thống chứng từ công ty áp dụng theo đúng qui định của Bộ tài chính.
Ngoài ra công ty còn có một số chứng từ kế toán đặc thù riêng của công ty để
thuận tiện cho việc quản lý khoa học và thống nhất trong toàn công ty cũng như
trong ngành.
Công ty hạch toán chi tiết hàng tồn kho theo phương pháp thẻ song song.
Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản nhưng lại theo dõi trùng lặp giữa thủ kho
và kế toán.
Bên cạnh những vấn đề làm được, công tác hạch toán kế toán các nghiệp vụ
bán hàng và xác định kết quả kinh doanh vẫn còn tồn tại một số vấn đề hạn chế đòi
hỏi phải đưa ra giải pháp cụ thể, có tính thực tế cao nhằm khác phục và hoàn thiện
hơn nữa để kế toán ngày càng thực hiện tố chức năng nhiệm vụ vốn có của minh,
phục vụ cho yêu cầu quản lý hiện nay.
II. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ
TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY
GAS – PETROLIMEX.
1. Về luân chuyển chứng từ: Đơn vị lập đầy đủ các chứng từ ban đầu theo
quy định, các chứng từ do công ty phát hành có đầy đủ các thông tin cần thiết phục
vụ công tác kiểm tra và ghi sổ kế toán. Tuy nhiên đối với từng trường hợp cụ thể
việc luân chuyển chứng từ vẫn còn những bất cập:
Trường hợp bán hàng qua kho công ty và kho chi nhánh xí nghiệp trực thuộc

chứng từ luân chuyển lòng vòng, thiếu chặt chẽ về mặt pháp lý bởi chứng từ được
lập trước khi người mua nhận được hàng. Giả thiết nếu có sự thay đổi về hàng hoá
ghi trong hợp đồng thì rất khó xử lý số liệu vì tất cả đã được nhập vào máy và
muốn huỷ bỏ số liệu này kế toán phải lập hoá đơn GTGT khác dẫn đến lãng phí
hoá đơn GTGT. Trường hợp bán luôn qua kho chi nhánh, xí nghiệp hóa đơn luân
chuyển lòng vòng không cần thiết. Chi nhánh, xí nghiệp viết phiếu xuất kho kiêm
vận chuyển một bộ gửi cho văn phòng công ty đễ xuất chuyển sang kho thủ tục của
văn phòng công ty theo giá nội bộ. Văn phòng công ty viết hoá đơn GTGT cho
khách hàng gửi cho chi nhánh, XN để làm căn cứ cho chi nhánh, XN xuất hàng cho
khách. Hàng hoá xuất cho khách hàng trên chứng từ là xuất từ kho thủ tục văn
phòng công ty nhưng trên thực tế là vừa nằm trong kho chi nhánh, XN. Cùng nội
dung kinh tế mà phải mất hai lần luân chuyển chứng từ.
Trong trường hợp này, công ty chỉ cần lập hoá đơn GTGT làm 4 liên: 1 liên
giao cho khách hàng, 1 liên giao cho chi nhánh, XN là cơ sở báo nợ cho văn phòng
công ty, 1 liên lưu sổ gốc, 1 liên dùng để hạch toán. Điều này có thể phù hợp bởi
thực tế hàng ở kho chi nhánh, XN hay kho công ty thì vẫn là hàng thuộc sở hữu
toàn công ty.
Việc xuất bán trực tiếp cho khách qua kho chi nhánh, XN vẫn được coi là
xuất khỏi công ty. Chứng từ này vẫn đảm bảo cơ sở pháp lý để các bên theo dõi và
hạch toán. công ty chỉ làm nhiệm vụ nhập hàng và điều động hàng hoá cho các chi
nhánh, XN, các cửa hàng , xí nghiệp được uỷ quyền xuất hàng và bán hàng trực
tiếp. Tại các cửa hàng, xí nghiệp đã có các kho hàng, có hệ thống quản lý và theo
dõi toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy bên văn phòng công ty sẽ
giảm bớt việc theo dõi bán hàng, hạch toán công nợ để tập trung vào điều hành
công ty. Đồng thời việc luân chuyển chứng từ cũng thuận lợi hơn, phù hợp với chế
độ tài chính và chính sách thuế.
2. Về phương pháp phân bổ chi phí bán hàng cho hàng tồn kho và hàng
bán ra trong kỳ.
Công ty hạch toán chi tiết hàng tồn kho theo phương pháp thẻ song song,
phần chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán được hạch toán vào TK

1561,1562 đến cuối kỳ kết chuyển hết vào TK 632. Việc hạch toán như vậy sẽ ảnh
hưởng đến kết quả kinh doanh vì phần kết chuyển chênh lệch giá này bao gồm cả
phần chênh lệch giá của hàng tồn kho cuối kỳ do đó giá vốn hàng bán tăng lên so
với giá thực tế. Công ty nên phân bổ phần chênh lệch giá cho hàng tiêu thụ trong
kỳ và hàng tồn kho cuối kỳ. Cuối kỳ kết chuyển phần chênh lệch giá phân bổ cho
hàng tiêu thụ trong kỳ sang TK 632 còn phần chênh lệch giá của hàng tồn kho cuối
kỳ sẽ dư trên TK 1561,1562.
Công thức phân bổ như sau:
Giá thực tế hàng tiêu thụ trong kỳ
Giá hạch toán h ng hoá tiêu thà ụ trong kỳ
Hệ số giá
=
*

Số chênh lệch giữa giá thựctế v giá hà ạch toán
của h ng tiêu thà ụ
Giá thực tế
h ng hoá xuà ất
tiêu thụ (trong kỳ)
Giá hạch toán
h ng hoá tiêu à
thụ trong kỳ
=
*
Hệ số giá hàng hoá
Giá thực tế h ng hoá à đầu kỳ
Giá thực tế h ng hoá nhà ập trong kỳ
Giá hạch toán h ng à đầu kỳ
Giá hạch toán h ng hóa nhà ập trong kỳ
+

+
=

3. Về thanh toán công nợ.
Trong điều kiện kinh doanh hiện nay, công ty phải cạnh tranh gay gắt với
các công ty cùng ngành, việc tìm kiếm và thu hút khách hàng là vấn đề mang tính
sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của công ty. Khách hàng của công ty chủ
yếu là khách hàng thường xuyên mua hàng với khối lượng lớn và chủ yếu là thanh
toán chậm, điều này dẫn đến công ty bị chiếm dụng vốn. Trong thời gian qua,
công nợ là vấn đề quan tâm hàng đầu của công ty. Công ty bán hàng theo phương
thức trả chậm có thể tăng doanh số bán nhưng khả năng an toàn về mặt tài chính
thấp. Vì vậy công ty cần có những biện pháp để quản lý và thu hồi các khoản nợ
nhanh hơn, đảm bảo đúng quy định của hợp đồng. Ví dụ như: công ty cần có
những chính sách đãi ngộ khuyến khích đối với khách hàng thanh toán nợ trước
thời hạn và đúng quy định.
- Có thể áp dụng hình thức trả góp đối với nhứng khoản nợ quá lớn, khó
đòi. Đối với từng khách hàng, từng hoá đơn, từng hợp đồng mua bán hàng hoá để
phát hiện ra những trường hợp dồng mua bán hàng hoá để phát hiện ra những
trường hợp khách hàng nợ quá hạn và từ đó có biện pháp thu hồi công nợ.
- Xác định các mức nợ trên cơ sở sản lượng bán ra và thường xuyên đôn đốc
khách hàng thanh toán tiền hàng kịp thời
- Tổ chức ký hợp đồng mua bán gắn liền với việc phải có thế chấp, ký cược.
4. Chính sách chiết khấu
Trong hoạt động kinh doanh của mình công ty không sử dụng hình thức
chiết khấu để thu hút khách hàng, khuyến khích khách hàng trả nợ cho công ty
đúng hạn, song chiết khấu lại là một công cụ hữu hiệu thúc đẩy việc tiêu thụ hàng
hoá và tăng nhanh vòng quay của vốn trên yêu cầu đặt ra đối với công ty là phải
tìm ra phương thức chiết khấu có thể áp dụng tại công ty. Việc thực hiện chiết khấu
có thể sẽ làm giảm đi một phần lợi nhuận trước mắt nhưng về lâu dài thì nó là
chiến lược kinh doanh của công ty như lượng bán ra sẽ nhiều hơn công nợ của

khách hàng thanh toán nhanh hơn, từ đó giúp công ty tránh được tình trạng ứ đọng
vốn.
Căn cứ vào phiếu thu tiền mặt, hoặc giấy báo có của ngân hàng, kế toán
phản ánh số tiền thu được do khách hàng trả nợ, đồng thời phản ánh khoản chiết
khấu thanh toán cho khách hàng:
Nợ TK 635 : chiết khấu thanh toán
Nợ TK 111,112 : số tiền thực thu sau khi trừ chiết khấu
Có TK 131 : số tiền phải thu của khách hàng
5. Về chính sách giá bán thị trường.
Tuỳ vào từng nguồn hàng, sự cạnh tranh tại thị trường các công ty xăng dầu,
công ty nên điều chỉnh giá bán.
+ Giảm giá theo sản lượng mua trong thàng đối với khách hàng tổng đại lý,
bán buôn.
+ Giảm giá bán đối với các khách hàng mới.
+ Không đạt lợi nhuận đối với khách hàng xác định mục tiêu lâu dài
+ Đối với các thị trường thị phần còn thấp công ty có chính sách xâm nhập
thị trường thông qua chính sách giá bán hoặc có dịch vụ kỹ thuật, hỗ trợ bán hàng .
6. Về công tác quản lý và điều hành vốn:
+ Các chi nhánh trực thuộc chủ động xây dựng kế hoạch nhu cầu vồn đối với
công ty, có kế hoạch sử dụng nguồn vố có hiệu quả và hợp lý.
+ Báo cáo nhanh tình hình công nợ phát sinh làm cơ sở đánh giá và có biện
pháp phối hợp để thu hồi triệt để.
+ Tăng cường công tác kiểm tra và tự kiểm tra các khoản công nợ của các
CN
+ Chủ động chuyển toàn bộ tiền hàng về công ty, mức tồn tối đa được phép
giữ lại bằng mức chi phí phát sinh theo kế hoạch của công ty.
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
1. Kiến nghị với tổng công ty xăng dầu .
Nhằm tăng cường năng lực phân phối cho các công ty trong nước, để mở
rộng thị phần, tổng công ty xăng dầu Việt Nam cần có chính sách tạo vốn cho công

ty Gas, cụ thể:
+ Với các kho cảng đầu mối, Tổng công ty có thể hỗ trợ toàn bộ hoặc 1 phần
bằng nguồn vốn đầu tư của tổng công ty
+ Công ty cần được ưu tiên vay vốn để đầu tư mua sắm thiết bị đóng bình,
kho chứa.
2. Kiến nghị đối với nhà nước
+ Về luật thuế trong quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi...

×