Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Một số giải pháp nhằm hòan thiện nội dung kế tóan nghiệp vụ cho vay tại chi nhánh ngân hàng Ngoại Thương Hưng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.08 KB, 7 trang )

Một số giải pháp nhằm hòan thiện nội dung kế tóan nghiệp vụ
cho vay tại chi nhánh ngân hàng Ngoại Thương Hưng Yên
3.1. Phương hướng và nhiệm vụ của chi nhánh ngân hàng Ngoại
Thương Hưng Yên.
Đối mặt với những khó khăn trên, đòi hỏi chi nhánh cần phải có những nỗ
lực hơn nữa. Chính vì thế, cán bộ và giám đốc chi nhánh ngân hàng Ngoại
thương Hưng Yên đã đề ra những nhiệm vụ trước mắt như sau:
 Về mặt nghiệp vụ: Mặc dù là không nằm ở trung tâm nhưng trong
những năm tới, đẩy mạnh nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ để thu lợi nhuận,
đồng thời nhằm phát huy thế mạnh truyền thống của ngân hàng Ngoại thương.
Cố gắng hoàn thiện và phổ cập thương mại điện tử trong các giao dịch để
nhằm giảm chi phí. Nâng cao hiệu năng sử dụng vốn, tăng trưởng nguồn vốn,
tăng trưởng tín dụng, cố gắng đơn giản công tác kế tóan, nhất là kế tóan
nghiệp vụ cho vay.
 Về mặt hành chính: đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính, tránh
tình trạng gây khó chịu cho khách hàng dẫn đến giảm uy tín của chi nhánh.
 Vể quan hệ: đối với các ngân hàng khác, một mặt nâng cao lợi thế
truyền thống, không để mất thị trường, dồng thời dần dần nâng cao thị phần
của mình trong các mặt hàng chiến lược của họ, thúc đẩy cho vay tiêu dùng,
ngòai ra cần phải hoàn thiện hệ thống thanh tóan liên ngân hàng.
 Về công nghệ: thực hiện tố các chương trình hiện đại hóa công nghệ
ngân hàng và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng theo kế hoạch và chỉ
đạo của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.
3.2. Các giải pháp nhằm hòan thiện nội dung kế tóan nghiệp vụ cho
vay tại chi nhánh ngân hàng Ngoại Thương Hưng Yên.
3.2.1. Giải pháp về chứng từ.
Bên cạnh hệ thống thông tin giúp ích rất nhiều cho công tác kế tóan cho
vay thì hệ thống sổ sách và chứng từ được sử dụng trong ngân hàng cần được
đơn giản hóa, giảm tải về số lượng. Theo tôi thì trong một số hòan cảnh cụ thế
tao có thể tiến hành giảm tải, đơn giản hóa nghiệp vụ và hồ sơ như sau:
 Áp dụng chung một form cho đơn xin vay vốn và phương án trả nợ


(với khách hàng là doanh nghiệp) hoặc đơn xin vay kiêm hợp đồng tín dụng
(đối với khách hàng là cá nhân).
 Với tà sản thế chấp thì cần có chữ kí của các bên liên quan như với
vợ và chồng, hoặc nếu khách hàng chưa lập gia đình thì là bố và mẹ để dễ
dàng cho việc xiết nợ nếu rủi ro vỡ nợ xảy ra.
 Hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp có truyền thống làm việc với chi
nhánh ngân hàng, có tình hình tài chính ổn định và có tương lai thì việc ngân
hàng yêu cầu đưa nhiều giấy tờ là không cần thiết, cần tế nhị đưa ra yêu cầu
một vài loại giấy tờ nào đó, mặt khác đôn đốc cán bộ ngân hàng theo dõi sát
sao tình hình tài khỏan của khách hàng. Đây là phương pháp quản lý giám sát
gián tiếp mà không gây khó chịu từ phía bên đi vay vốn.
3.2.2. Giải pháp về khoản lãi chưa thu, hạch toán các khỏan thu lãi.
3.2.2.1. Lãi chưa thu.
Đây là tình trạng mà rất nhiều ngân hàng đang phải đối mặt hiện này, đặc
biệt là tại các ngân hàng quốc doanh, nơi mà tỉ lệ lãi chưa thu hồi được chiếm
tỷ lệ rất cao. Để thực hiện tốt việc đôn đốc thu nợ, lãi, phí và hạn chế tình
trạng thất thoát về vốn của các ngân hàng, qua tham khảo một số ý kiến của
các cán bộ trong ngành, tôi nhận thấy rằng ý tưởng về phạt trả chậm là rất tốt,
bởi nó khuyến khích khách hàng trả nợ đúng kỳ hạn. Theo đó thì lãi chưa thu
được sẽ tính tiếp theo khỏan phạt lãi trả chậm với lãi suất phạt được quy định
trong khung lãi suất phạt. Hạch tóan quy trình như sau:
Xuất tài khỏan “lãi chưa thu”
Hạch tóan:
Nợ: tài khoản tiền mặt: lãi + tiền phạt (hoặc TK tiền gửi khách hàng)
Có: Tài khoản thu nhập của ngân hàng (lãi + tiền phạt).
Tiểu khoản: thu lãi do vay – số lãi thu được.
Tiểu khỏan: thu khách – số tiền phạt thu được.
Đây là một phương pháp khá hay, tuy nhiên trên thực tế các ngân hàng
không muốn áp dụng với lý do là không muốn tác động mạnh tới quan hệ
khách hàng – ngân hàng trong cuộc cạnh tranh giành khách hàng.

3.2.2.2.Thu lãi.
Đây là họat động ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp, do
đó để đảm bảo tính linh hoạt trong thu lãi, phù hợp với luật định và tạo điều
kiện cho khách hàng, thì một số ý kiến sau theo tôi là rất đáng qua tâm:
 Các đơn vị có vòng vay vốn chậm, số chu kỳ kinh doanh thấp thì
không áp dụng thi lãi hàng tháng mà thu vào hạn kì khi khách hàng trả nợ gốc.
 Các đơn vị có vòng quay vốn nhanh, thu nhập ổn định thì nên tiến
hanh thu lãi thường xuyên để tiện cho cả hai bên trong hạch tóan và lên kế
hoạch sản xuất, kinh doanh.
 Với các khỏan vay nhỏ, khỏan thu về hàng tháng là thấp thì nên
tiến hành thu một lần cùng với trả nợ gốc để giảm chi phí quản lý vốn.
3.2.3. Giải pháp về phương thức cho vay và thu hồi vốn.
3.2.3.1. Vấn đề nợ trước hạn.
Là một trong những vấn đề gây đau đầu cho cơ quan qủan ly, nhưng không
vì vậy mà không có phương pháp xử lý, khắc phục. Theo đó thì việc cho vay
này nên áp dụng thêm 1 điều khoản là trả nợ trước hạn (điều này hơi trái
ngược với tâm lý trên thực tế). Cách thức tính phí trả nợ trước hạn như sau:
Tiền phí trả
nợ trước hạn
=
Tiền trả nợ
trước hạn
x
Lãi suất trả nợ
trước hạn
x
Thời gian
trả nợ
trước hạn
Việc trả nợ trước hạn sẽ giúp cho cả hai bên: ngân hàng và khách hàng

trong việc tính tóan điều chuyển lượng vốn của mình: khách hàng sẽ có tâm lý
tính tóan kỹ lưỡng hơn khỏan đi vay của mình về thời hạn để tránh lãi suất
phạt, còn ngân hàng thì giảm tình trạng mất cân đối vốn. Tuy vậy cần fải xem
xét khung lãi suất phạt một cách hợp lý bởi vì khách hàng sẽ tránh lãi suất nợ
bằng cách “găm” vốn cho chu kì kinh doanh sau, nó gây tình trạng nợ quá hạn.
Trong cả hai trường hợp thì ngân hàng đều chịu thiệt thòi, do đó thà nhận
được tiền trước ít hơn kì vọng thực tế còn hơn là chịu một khỏan nợ mà quá
hạn, khó đòi.
3.2.3.2. Thực hiện đôn đốc thu nợ và lãi.
Tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hưng Yên thì việc phân loại chất
lượng các khoản vay được tíên hành rất tỉ mỉ và kĩ lưỡng bởi nó chịu ảnh
hưởng từ các yếu tố môi trường, biến đổi khó lường được trước. Việc phân
loại tiến hành như sau:
 Các tài khỏan có dấu hiệu rủi ro khó có khả năng thu hồi lại vốn do
các yếu tố khách quan có thể tác động thì cần fải dự trù các biện pháp giảm
nợ, gia hạn hợp đồng nhằm đảm bảo an tòan vốn làm ăn, kinh doanh của chi
nhánh.
 Các tài khỏan có chất lượng tốt, ổn định và có tính lâu dài thì cần
nhớ thúc giục bên đi vay trả lãi khi đến hạn.
Trường hợp phải gia hạn hợp đồng thì cán bộ ngân hàng có thể tham khảo
các biện pháp sau:
 Gia tăng vốn cho vay cho các khỏan vay, tuy vậy thực tế các ngân
hàng không muốn thực hiện biện pháp này, nó chỉ được áp dụng khi ngân
hàng có “niểm tin mãnh liệt” là khách hàng có đầy đủ khả năng trả nợ trong
tương lai.
 Kết cấu lại khỏan nợ: cán bộ tư vấn cho khách hàng trong việc kéo
dài thời hạn vay, rút bớt khỏan fải trả hàng tháng, giới thiệu và chia sẽ khỏan
cho vay với một bên thứ 3 để giảm rủi ro.
 Với khách hàng có vi phạm hợp đồng nghiêm trọng, mất uy tín với
ngân hàng thì ngân hàng nên chủ động tìm cách thu hồi trước hạn.

3.2.3.3. Thực hiện kế tóan dự thu, dự trả.
Do công việc cho vay của ngân hàng là một công việc bị ảnh hưởng bởi
nhiều yếu tố khách quan, yếu tố chủ quan, lại có liên quan mật thiết tới nguồn
vốn của ngân hàng cũng như quyết định phần lớn tới lợi nhuận của đơn vị. Do
đó nó đóng vai trò vô cùng quan trọng, mỗi sự ảnh hưởng, thay đổi trong kế
tóan hoạt động cho vay ảnh hưởng tới tất cả các thành tố từ lớn đến nhỏ nhất
trong hệ thống, vì thế việc lập kế hoach, dự tóan trước là vô cùng cần thiết
giúp cho đơn vị phòng tránh rủi ro có thể xảy ra. Việc kế tóan dự thu dự trả
không chỉ lập đơn thuần cho năm, quý, tháng mà có khi tùy theo mức độ cần
cao hơn như mức tuần và ngày. Để từ đó vào cuối mỗi ngày, lãnh đạo đơn vị
có thể biết được hiệu quả hoạt động của đơn vị mình trong ngày, từ đó đưa ra
các quyết định kinh doanh có cơ sở, giảm thiểu rủi ro.
3.2.4. Giải pháp về chuyển, xử lý nợ quá hạn, lập quỹ dự phòng rủi ro tín
dụng.
3.2.4.1. Xử lý nợ quá hạn.
Để tiện cho việc theo dõi và quản lý nợ quá hạn, tiết kiệm chi phí sổ sách,
chứng từ, quản lý… thì việc nợ quá hạn chia thành nhiều cấp là không nên.
Theo tôi, ta nên chia làm 2 loại: nợ quá hạn dưới 1 năm (360 ngày) và cao hơn
1 năm. Đây là biện pháp cần thiết để quản lý đơn giản hơn. Mặc dù việc sử
dụng tiêu chí nợ quá hạn cũ này là đúng, tuy vậy nếu tài khỏan phân chia thời
gian quá nhỏ sẽ gây bất tiện cho công tác kế tóan cũng như việc lập báo cao
tiền vay như trong thời gian ngắn, cứ 6 tháng kế tóan lại phải thực hiện
chuyển nợ. Một sự thay đổi nhỏ lại làm thay đổi cả hệ thống, rõ ràng là việc
phân chia kiểu mới này gọn nhẹ hơn rất nhiều, giúp ích cho các kế tóan viên.
3.2.4.2. Chuyển nợ quá hạn kịp thời.
Để thuận tiện cho công việc hạch tóan và dự báo thì khi có xuất hiện dấu
hiệu nợ quá hạn cán bộ lãnh đạo cần kiên quyết chỉ đạo chuyển sang các tài
khỏan nợ quá hạn tương ứng. Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn chiếm một phần nhỏ
trong tổng tài sản ngân hàng nhưng theo tôi đây là hành động cần tiến hành
dứt khóat, bởi nó có thể ảnh hưởng tới tính ổn định của nguồn vốn cũng như

lãi dự thu.
3.2.4.3. Lập quỹ dự phòng rủi ro.
Theo quyết định 488/2000/ QĐ – NHNN ngày 27/11/2000 thì chỉ được lập
quỹ dự phòng trên cơ sở báo cáo tuổi của khỏan cho vay. Căn cứ này giúp
ngân hàng chủ động trong việc trích lập và sử dụng quỹ dự phòng không làm
giảm thu nhập kỳ vọng hay vốn tự có của ngân hàng.
3.2.5. Giải pháp về hệ thống thông tin và nguồn nhân lực.
 Về hệ thống thông tin, theo tôi có 2 giải pháp chủ đạo sau: nhanh
chóng hòan thiện và nâng cấp hệ thống máy tính, máy chủ, máy trạm, tăng
băng thông bộ nhớ cho hệ thống, tránh tình trạng quá tải băng thông; bên cạnh
đó cần áp dụng các phần mềm quản lý, phần mềm kế tóan chủân và mới,
thường xuyên cập nhật, vá lỗi để tránh sự cố rỏ rỉ thông tin, bởi lẽ, với ngân
hàng thì thông tin về khách hàng là tối mật.
 Với con người, điều quan trọng nhất là nâng cao trình độ, thường
xuyên tổ chức các lớp bổ túc, huấn luyện nghiệp vụ, tạo tác phong làm việc
lịch sự với khách hàng. Với cán bộ kế tóan, cần trau dồi khả năng sử dụng
phần mềm thay thế cho phương pháp hạch tóan trên giấy tờ cũ.

×