Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường trung học phổ thông Olympia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.08 MB, 119 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
<b>TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC </b>


<b>_________________ </b>


<b>PHẠM THỊ MINH AN </b>


<b>QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM </b>



<b>Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG OLYMPIA </b>



<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
<b>TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC </b>


<b>_________________ </b>


<b>PHẠM THỊ MINH AN </b>


<b>QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM </b>



<b>Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG OLYMPIA </b>



<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC </b>
<b>CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC </b>


<b>Mã số: 60 14 01 14 </b>


<b>Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Kim Long </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>LỜI CẢM ƠN </b>


Trong hai năm tham gia khoá học Thạc sĩ quản lý giáo dục tại trường
Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, tác giả đã vinh dự được tiếp thu
những kiến thức, những bài học kinh nghiệm từ các giáo sư, phó giáo sư, tiến
sĩ – những thầy, cơ vơ cùng đáng kính và tâm huyết với sự nghiệp giáo dục.
Mỗi bài học không chỉ mang đến cho tác giả nguồn thơng tin q báu, mà cịn
truyền cảm hứng và ngọn lửa nhiệt huyết muốn đổi mới, làm tốt hơn cho các
thế hệ học trò. Tác giả xin được gửi tới các thầy cô lời cảm ơn chân thành và
mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ của các thầy cơ.


Q trình làm luận văn một lần nữa giúp tác giả có cái nhìn hệ thống
hơn, sâu sắc hơn những kiến thức đã học. Đồng thời khi soi vào thực tiễn,
những lý luận trở nên sáng rõ hơn và giúp tác giả rất nhiều trong công việc
quản lý trường THPT Olympia của mình. Với tình cảm chân thành, tác giả
xin được bày tỏ lòng biết ơn tới PGS.TS Lê Kim Long, người đã tận tình chỉ
bảo, hướng dẫn tác giả trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận
văn.


Tác giả cũng xin được cảm ơn các cán bộ, giáo viên, nhân viên các
phòng ban của Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi để tác giả tham gia học tập và hoàn thiện luận văn.


Lời cảm ơn sau cùng nhưng rất sâu sắc xin được gửi tới ban lãnh đạo
trường phổ thông liên cấp Olympia cùng tồn thể các thầy cơ giáo, các phòng
ban trong trường, đã ủng hộ, cổ vũ cũng như tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả
hoàn thành khố học.


Dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn chắc chắn không tránh khỏi
những thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự góp ý của các thầy cơ giáo, các


bạn đồng nghiệp và những người quan tâm để cơng trình nghiên cứu tiếp theo
được tốt hơn.


Xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, tháng 11 năm 2016
Tác giả


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT </b>


BGH Ban Giám hiệu


GD Giáo dục


GD&ĐT Giáo dục và đào tạo


GV Giáo viên


HS Học sinh


PHHS Phụ huynh học sinh
PTLC Phổ thông liên cấp


QLGD Quản lý giáo dục


SL Số lượng


TB Trung bình


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>MỤC LỤC </b>



Lời cảm ơn ... i


Danh mục chữ viết tắt ... ii


Mục lục ... iii


Danh mục biểu đồ, sơ đồ ... vii


Mở đầu ... 1


<b>Chƣơng 1: </b> <b>CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI </b>
<b>NGHIỆM Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ... 6 </b>


1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài ... 6


1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước ... 6


1.1.2. Nghiên cứu trong nước... 7


1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài ... 8


1.2.1. Quản lý ... 8


1.2.2. Quản lý giáo dục ... 10


1.2.3. Quản lý nhà trường ... 11


1.2.4. Quản lý hoạt động dạy học ... 12



1.2.5.Quản lý hoạt động giáo dục ... 14


1.2.6. Phương pháp dạy học ... 15


1.2.7. Khái niệm hoạt động trải nghiệm ... 17


1.3. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông. ... 19


1.3.1 Đặc điểm cơ thể: ... 19


1.3.2 Điều kiện xã hội: ... 20


1.3.3 Đặc điểm hoạt động học tập của học sinh Trung học phổ thông: ... 20


1.3.4 Đặc điểm phát triển trí tuệ của học sinh Trung học phổ thơng:... 20


1.4. Hoạt động trải nghiệm – một phương thức học tập hiệu quả. ... 22


1.5. Một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động trải nghiệm ... 28


1.5.1. Quản lý theo tiếp cận chức năng ... 28


1.5.2. Quản lý hoạt động trải nghiệm theo tiếp cận quản lý chức năng ... 30


1.5.3 Phối hợp các lực lượng trong quản lý hoạt động trải nghiệm ... 33


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƢỜNG </b>


<b>TRUNG HỌC PHỔ THÔNG OLYMPIA ... 36 </b>



2.1. Sơ lược về trường Trung học phổ thông Olympia ... 36


2.1.1. Giới thiệu chung ... 36


2.1.2. Cơ sở vật chất ... 38


2.1.3. Đội ngũ cán bộ, giáo viên ... 39


2.1.4. Học sinh... 39


2.1.5. Chương trình nhà trường ... 40


2.1.6. Phân phối chương trình ... 42


2.1.7. Tổ chức dạy học ... 43


2.1.8. Lịch năm học ... 43


2.2. Giới thiệu hoạt động khảo sát ... 43


2.2.1. Mục đích khảo sát ... 44


2.2.2. Đối tượng khảo sát ... 44


2.2.3 Nội dung khảo sát ... 44


2.2.4. Phương pháp khảo sát ... 44


2.3. Thực trạng hoạt động trải nghiệm tại trường THPT Olympia ... 44



2.3.1. Thực trạng hoạt động trải nghiệm sáng tạo... 44


2.3.2. Thực trạng hoạt động học tập trải nghiệm ... 48


2.4. Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm tại trường Olympia ... 59


2.4.1 Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo ... 59


2.4.2. Thực trạng quản lý hoạt động học tập trải nghiệm ... 60


2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm tại trường
Trung học phổ thông Olympia ... 67


2.5.1. Những thành công ... 67


2.5.2 Những hạn chế ... 68


2.5.3. Nguyên nhân của thành công và hạn chế ... 69


<b>TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ... 72 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

3.1.1. Nguyên tắc về mặt pháp lý ... 73


3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống... 73


3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ... 73


3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ... 73


3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển ... 73



3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ... 74


3.2. Một số biện pháp cụ thể ... 74


3.2.1. Xây dựng chương trình, nội dung, kế hoạch hoạt động trải nghiệm. ... 74


3.2.2. Xây dựng qui trình, qui chế triển khai kế hoạch hoạt động trải nghiệm.
... 76


3.2.3. Phân cấp, phân quyền, phân nhiệm nhân lực cho hoạt động trải nghiệm.
... 77


3.2.4. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên ... 78


3.2.5 Huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào hoạt động trải nghiệm ... 80


3.2.6 Tổ chức kiểm tra, giám sát và thanh tra chuyên môn. ... 81


3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ... 84


3.4 Khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ... 85


3.4.1. Đối tượng khảo sát ... 85


3.4.2. Cách thức tiến hành khảo sát ... 85


3.4.3. Mục đích khảo sát ... 85


3.4.4 Nội dung khảo sát và cách tính điểm ... 86



3.4.5 Kết quả khảo sát ... 86


<b>TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ... 91 </b>


<b>KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ... 92 </b>


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 95 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>DANH MỤC BẢNG </b>


Bảng 1.1. So sánh phương thức trải nghiệm trong hoạt động dạy học và hoạt


động trải nghiệm sáng tạo. ... 27


Bảng 2.1. Số lượng cán bộ, giáo viên trường THPT Olympia ... 39


Bảng 2.2. Số lượng học sinh trường THPT Olympia ... 39


Bảng 2.3. Phân phối chương trình năm học 2016-2017 ... 42


Bảng 2.4. Lịch năm học 2016-2017 của trường THPT Olympia ... 43


Bảng 2.5. Lịch hoạt động trải nghiệm sáng tạo ... 45


Bảng 2.6. Lịch một ngày của học sinh trung học ... 46


Bảng 2.7. Các hoạt động học tập trải nghiệm được tổ chức tại Olympia ... 50


Bảng 2.8. Mức độ thực hiện các hoạt động học tập trải nghiệm ... 51



Bảng 2.9. Ý kiến của giáo viên về thuận lợi và khó khăn trong q trình tổ
chức hoạt động trải nghiệm ... 53


Bảng 2.10. Mức độ yêu thích của học sinh với các hoạt động trải nghiệm .... 55


Bảng 2.11. So sánh đánh giá của giáo viên và học sinh về hiệu quả của ... 57


hoạt động trải nghiệm sáng tạo đối với học sinh. ... 57


Bảng 2.12. Ý kiến của giáo viên về công tác quản lý hoạt động TNST ... 59


Bảng 2.13. Đánh giá về công tác quản lý hoạt động trải nghiệm tại trường
THPT Olympia ... 61


Bảng 3.1. Tính cần thiết của các biện pháp ... 87


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ </b>


Biểu đồ 2.1. Ý kiến của học sinh về hoạt động TNST tại trường THPT


Olympia ... 47


Biểu đồ 2.2: Sự tham gia của các lực lượng trong và ngoài trường vào hoạt
động trải nghiệm... 52


Biểu đồ 3.1. Tính cần thiết của các biện pháp ... 87


Biểu đồ 3.2. Tính khả thi của các biện pháp ... 88



Biểu đồ 3.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi ... 89


Sơ đồ 1.1. Chu trình học tập trải nghiệm của David Kolb ... 24


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>MỞ ĐẦU </b>
<b>1. Lý do chọn đề tài </b>


Chúng ta đang sống trong thế kỷ 21 khi kinh tế tri thức và công nghệ
thông tin đang chiếm lĩnh và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của nhân loại.
Sự phát triển không ngừng của kinh tế, xã hội địi hỏi phải có nguồn nhân lực
đáp ứng các nhu cầu mới và buộc giáo dục nước nhà phải thay đổi để duy trì
sự “cân bằng động”.


Ngay từ những năm 1980, Việt Nam chuyển từ nền kinh tế tập trung quan
liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ
nghĩa đã ảnh hưởng tích cực đến giáo dục. Đảng và Nhà nước đã xác định
chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo để phục vụ tích cực cho phát triển
nền kinh tế, xã hội: “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”; “Giáo dục
và đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Nghị quyết 29 của Hội nghị Trung ương 8
khoá XI năm 2013 về “đổi mới căn bản và toàn diện” nền giáo dục Việt Nam
là sự kiện tiêu biểu về nhận thức của lãnh đạo nước nhà về những thách thức
của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với giáo dục.


Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, kế hoạch giáo dục bao gồm
các môn học, chuyên đề học tập (gọi chung là môn học) và hoạt động trải
nghiệm sáng tạo; hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) bao gồm hoạt động
dạy học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Sự thay đổi này nhằm tập trung
phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. Các hoạt động trải nghiệm
sáng tạo nhằm tạo cơ hội cho học sinh vận dụng những kiến thức được học để
giải quyết những vấn đề thực tế.



Tiêu chí của UNESCO “Học để biết, học để làm, học để chung sống,


học để tự khẳng định mình” hướng cho việc học tập đến tiếp thu kiến thức và
thực hành, vận dụng kiến thức để từng bước hoàn thiện nhân cách.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

hội. Giáo dục trải nghiệm chính là phương thức dạy học hiệu quả nhất trên
con đường từ kiến thức trên sách vở đến thực tế.


<b>Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có khá nhiều văn bản quy định và hướng dẫn thực </b>
hiện đổi mới giáo dục ở tất cả các bậc học và yêu cầu các cấp học, các ngành học


<i>“ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích </i>
<i>cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng </i>
<i>kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đa dạng hóa các hình </i>
<i>thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa </i>
<i>học của học sinh...”[1, Tr. 1]. </i>


Việc đổi mới phương pháp, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động dạy và
học diễn ra mạnh mẽ trong các nhà trường. Các phương pháp dạy học tích
cực, lấy người học làm trung tâm, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người
học được đặc biệt chú trọng. Vai trò người thầy, từ chỗ truyền đạt kiến thức
chuyển sang là người tổ chức, hướng dẫn hoạt động học tập cho học sinh.
Người học, từ chỗ tiếp thu thụ động các kiến thức trong sách, đã được tham
gia vào các hoạt động trải nghiệm, tự kiến tạo tri thức, rút ra bài học cho bản
thân và ứng dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn. Hoạt động học tập trở nên
sôi nổi, hứng thú và hiệu quả hơn, khi học sinh làm chủ và có trách nhiệm với
việc học của bản thân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Đây là một đề tài mới, mang tính thời sự, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của


các trường trung học nói chung và trung học tư thục nói riêng.


<i><b>2. Mục tiêu nghiên cứu: </b></i>


Nghiên cứu nhằm đề xuất các biện pháp quản lí để hoạt động trải nghiệm ở
trường trung học phổ thông Olympia được tổ chức một cách có hệ thống, tạo cơ
hội cho học sinh vận dụng kiến thức trong thực tiễn, phát triển năng lực và phẩm
chất.


<i><b>3. Nhiệm vụ nghiên cứu: </b></i>


<i><b>3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động trải nghiệm trong </b></i>


trường phổ thông.


<i><b>3.2. Khảo sát thực trạng hoạt động trải nghiệm tại trường THPT Olympia </b></i>


và phân tích nguyên nhân của thực trạng;


<i><b>3.3. Trên cơ sở phân tích thực trạng và nguyên nhân, đề xuất một số biện </b></i>


pháp quản lý hoạt động trải nghiệm tại trường THPT Olympia.
<b>4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu: </b>


<i><b>4.1. Khách thể nghiên cứu: </b></i>


Hoạt động trải nghiệm ở trường trung học phổ thông.


<i><b>4.2. Đối tượng nghiên cứu </b></i>



Quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường trung học phổ thông Olympia.


<i><b>4.3. Phạm vi nghiên cứu </b></i>


Giới hạn nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung vào quản lý hoạt động
trải nghiệm ở trường trung học phổ thông.


Địa bàn nghiên cứu: Trường THPT Olympia của Thành phố Hà Nội.
Thời gian khảo sát: năm 2015 và 2016.


<b>5. Câu hỏi nghiên cứu </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Các hoạt động trải nghiệm đang triển khai tại trường THPT Olympia
khá phong phú và đa dạng có tác động tích cực đến việc học tập tích cực của
học sinh. Tuy nhiên, các hoạt động này mới được tổ chức một cách tự phát,
chưa có hệ thống nên có lúc gây ra tình trạng chồng chéo, quá tải cho học
sinh. Nếu áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp, từ khâu xây dựng mục tiêu,
lập kế hoạch chi tiết, tổ chức triển khai quyết liệt, chỉ đạo cụ thể và đánh giá
nghiêm túc để cải tiến, hoạt động trải nghiệm ở trường THPT Olympia sẽ
đem lại hiệu quả cao hơn, giúp giáo viên chủ động và sáng tạo hơn, giảm tải
cho học sinh và làm cho học sinh chủ động, hào hứng chuẩn bị và tham dự
một cách khoa học, học sinh sẽ học tập với kết quả tốt hơn.


<b>7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài </b>


<i><b>7.1. Về lý luận: </b></i>


Tổng kết lý luận về quản lý và quản lý hoạt động trải nghiệm, cung cấp
cơ sở khoa học để xây dựng một số biện pháp quản lý hiệu quả cho hoạt
động này.



<i><b>7.2 Về thực tiễn: </b></i>


<b> </b> Đưa hoạt động dạy học của trường THPT Olympia trở nên sống động
hơn, học sinh thích học hơn.


<b>8. Phƣơng pháp nghiên cứu </b>


<i><b>8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận </b></i>


Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu
về quản lý, quản lý giáo dục, về phương pháp dạy học và hoạt động trải
nghiệm, phân tích để tìm ra cấu trúc, xu hướng phát triển, từ đó tổng hợp lại
để hình thành cơ sở lý luận cho đề tài.


Phương pháp phân loại và hệ thống hoá lý thuyết: Sắp xếp các tài liệu
khoa học thành hệ thống logic theo không gian (ngoài nước – trong nước) và
thời gian.


<i><b>8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

- Quan sát
- Phỏng vấn


<i><b>8.3. Nhóm phương pháp xử lý thông tin </b></i>


- Sử dụng phiếu điều tra trên google drive.
- Thống kê, phân tích số liệu trên excel
<b>9. Cấu trúc của luận văn </b>



Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ
lục, phần nội dung gồm 3 chương:


<b>Chương 1: Cơ sở lý luận về Quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường </b>
Trung học phổ thông.


Chương 2: Thực trạng hoạt động trải nghiệm tại trường Trung học phổ
thông Olympia.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>Chƣơng 1 </b>


<b>CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở </b>
<b>TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG </b>


<b>1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài </b>


<i><b>1.1.1. Nghiên cứu ngồi nước </b></i>


Vai trị của trải nghiệm đối với quá trình kiến tạo tri thức và phát triển
của con người được biết đến khoảng thế kỷ thứ tư trước công nguyên, khi
Arixtot cho rằng lý thuyết chỉ có thể được nắm vững thông qua thực hành.
Cũng trong thời gian này, nhà tư tưởng phương Đông Khổng Tử (551-479
<i>TCN) cũng có một phát biểu nổi tiếng “ Những gì tơi nghe, tơi sẽ biết; Những </i>


<i>gì tơi thấy, tơi sẽ nhớ; Những gì tơi làm, tôi sẽ hiểu”. </i>


Giáo dục trải nghiệm hay học qua thực hành có một lịch sử khá dài chủ
yếu với việc các nhà giáo dục đưa học sinh ra học ngoài trời, trải nghiệm
trong thế giới thực để đạt được các mục tiêu học tập. Tuy nhiên, phải đến
những năm bảy mươi của thế kỷ hai mươi giáo dục trải nghiệm mới được


công nhận là một hoạt động giáo dục và vào năm 1977 Hiệp hội Giáo dục
Trải nghiệm (AEE) đã chính thức được thành lập (Hammerman,
Hammerman, & Hammerman, 2001).


Học tập trải nghiệm thực sự được đánh giá là nền tảng quan trọng trong
giáo dục chính quy khi John Dewey, một nhà khoa giáo dục người Mỹ, cho ra
đời cuốn sách “Kinh nghiệm và Giáo dục” vào giữa thế kỷ XX. Hàng loạt các
nhà tâm lý, xã hội và giáo dục trong những thập kỷ 60 và 70 đã tạo ra sự bùng
nổ mạnh mẽ về học tập trải nghiệm, đề cao tầm quan trọng của kinh nghiệm
trong giáo dục. Có thể kể đến những cái tên nổi tiếng như Piaget, Chickering,
Tumin, Bloom, Friere, Gardner và Lewin đều có các nghiên cứu và xuất bản
về giáo dục trải nghiệm trong thời kỳ này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

experience as the source of learning and development) xuất bản năm 1984 đã
nói rằng học tập là một quá trình đa chiều. Bắt đầu từ kinh nghiệm cụ thể, đến
quan sát và tái hiện và sau đó hình thành những khái niệm trừu tượng và khái
quát, tiến tới việc thử nghiệm những khái niệm mới trong những hồn cảnh
mới. Mơ hình phong cách học và lý thuyết học tập trải nghiệm của Kolb hiện
được các chuyên gia giáo dục công nhận và áp dụng rộng rãi.


Tổ chức Văn hoá, Khoa học, Giáo dục của Liên Hợp Quốc – UNESCO
<i>cũng cho rằng “Tâm điểm của mọi sự học là cách chúng ta xử lí những trải </i>


<i>nghiệm có được, đặc biệt là sự chiêm nghiệm sâu sắc về những trải nghiệm </i>
<i>đó”. UNESCO coi hình thức học tập trải nghiệm là một phương pháp học tập </i>


vì sự phát triển bền vững, coi người học là trung tâm.


<i><b>1.1.2. Nghiên cứu trong nước </b></i>



Ở Việt Nam, ngay từ những ngày đầu tiên của nền giáo dục non trẻ,
chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Học đi đơi với hành, giáo dục kết hợp với lao
động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”. Đây cũng là nguyên lý giáo
dục được ghi rõ trong Luật Giáo dục 2005.


Hội nghị trung ương 8 khoá XI đã ra nghị quyết về đổi mới căn bản và
<i>toàn diện giáo dục Việt Nam, trong đó chỉ rõ “Chuyển mạnh quá trình giáo </i>


<i>dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm </i>
<i>chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà </i>
<i>trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.” </i>


Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, kế hoạch giáo dục bao
gồm các môn học, chuyên đề học tập (gọi chung là môn học) và hoạt động
trải nghiệm sáng tạo; hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) bao gồm hoạt
động dạy học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Hoạt động trải nghiệm sáng
<i>tạo nhằm mục đích chính là: “Hình thành và phát triển những phẩm chất, tư </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

Để triển khai chủ trương của ngành và nhằm giúp các nhà trường trong
việc quản lý, tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo, đã có nhiều hội thảo, tập
huấn và các nghiên cứu về vấn đề này. Trong cuốn tài liệu tập huấn “kỹ năng
xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường trung
học”, các tác giả đã kết luận: “hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một phương
thức học hiệu quả, nó giúp hình thành năng lực cho người học. Phương pháp
trải nghiệm có thể thực hiện đối với bất cứ lĩnh vực tri thức nào, khoa học hay
đạo đức, kinh tế, xã hội...” Tác giả Đinh Thị Kim Thoa, trong bài nghiên cứu
“mục tiêu năng lực, nội dung chương trình, cách đánh giá trong hoạt động trải
nghiệm sáng tạo” cho rằng để phát triển chương trình hoạt động giáo dục trải
nghiệm sáng tạo cần phải xác định và xây dựng khung năng lực, từ đó thiết kế
nội dung để đạt được mục tiêu đặt ra.



Tiến sĩ Đỗ Ngọc Thống có nghiên cứu “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo –
kinh nghiệm quốc tế và vấn đề của Việt Nam” với những phân tích cụ thể và hữu
ích về kinh nghiệm triển khai hoạt động trải nghiệm. Ngồi ra, cịn có các tác giả
khác cũng có những nghiên cứu về đề tài này như: Chuyển từ tiếp cận nội dung
sang tiếp cận năng lực: vấn đề dạy học và tổ chức dạy học của tác giả Trần Ngọc
Giao, Đặng Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thị Mai Phương; Hình thức tổ chức các
hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông của tác giả Bùi Ngọc
Diệp và Một số vấn đề về hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo
dục phổ thơng mới của tác giả Lê Huy Hồng.


Có thể thấy rằng, các nghiên cứu đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác
nhau của hoạt động trải nghiệm nói chung và trải nghiệm sáng tạo nói riêng
trong nhà trường. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào chuyên sâu về quản lý
hoạt động trải nghiệm ở cấp Trung học phổ thông hoặc đưa ra các biện pháp
làm thế nào để các hoạt động này thực sự hiệu quả, thường xun và khơng
mang tính hình thức.


<b>1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài </b>


<i><b>1.2.1. Quản lý </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

Từ thời Ai Cập cổ đại đến Trung Quốc cổ đại, các nhà quân sự đã biết tổ
chức, chỉ đạo quân đội của họ chiến đấu, giành chiến thắng.


Các nhà tư tưởng quản lý từ thời cổ đại, từ Tây sang Đông đều đã chỉ ra
những nguyên tắc, luật lệ của quản lý và có nhiều học thuyết khác nhau. Đối
với Henry Fayol (1841-1925), cha đẻ của thuyết quản lý hành chính thì “quản
lý là sự phối hợp của dự báo, lập kế hoạch, tổ chức, yêu cầu thực hiện, phối
hợp với các thành viên và điều chỉnh công việc”. Đóng góp lớn nhất của


Fayol là ông đã phân biệt hoạt động quản lý thành năm chức năng cơ bản (i)
kế hoạch hoá, (ii) tổ chức, (iii) chỉ huy, (iv) phối hợp và (v) kiểm tra mà sau
này chúng được kết hợp thành bốn chức năng của quản lý là kế hoạch hoá, tổ
chức, chỉ đạo và đánh giá.


Mary Parker Follett (1868-1933) lại khẳng định rằng “quản lý là một
quá trình động, liên tục, kế tiếp nhau chứ không tĩnh tại”. Bà nhấn mạnh đến
việc lôi cuốn nhân viên vào quá trình ra quyết định và kết luận rằng sự phối
hợp là điều kiện sống còn của sự quản lý hiệu quả.


Harold Koontz (2009): định nghĩa "Quản lý là một hoạt động thiết yếu
nhằm đảm bảo sự phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục
đích của nhóm. Mục tiêu của mọi nhà quản lý là nhằm hình thành một mơi
trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với
thời gian, tiền bạc và sự bất mãn cá nhân ít nhất".


Peter F Druker (1909-2005): "Suy cho cùng, quản lý là thực tiễn. Bản
chất của nó khơng nằm ở nhận thức mà là ở hành động; kiểm chứng nó khơng
nằm ở sự logic mà ở thành quả; quyền uy duy nhất của nó là thành tích".


Peter. F. Dalark: "Định nghĩa quản lý phải được giới hạn bởi môi
trường bên ngồi nó. Theo đó, quản lý bao gồm 3 chức năng chính là: Quản
lý doanh nghiệp, quản lý giám đốc, quản lý công việc và nhân công".


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<i><b>1.2.2. Quản lý giáo dục </b></i>


Giáo dục là hoạt động đặc trưng của xã hội loài người, là sự truyền thụ
và lĩnh hội những kinh nghiệm từ thế hệ trước cho thế hệ sau nhằm duy trì và
phát triển xã hội lồi người. Giáo dục ln gắn liền với thực tiễn phát triển
của xã hội và cùng với đó nó trở thành hoạt động được tổ chức đặc biệt, thiết


kế theo một kế hoạch chặt chẽ và ngay khi hoạt động giáo dục có tổ chức
được hình thành, nó cũng được quản lý như những hoạt động xã hội khác.


Bàn về “quản lý giáo dục là gì?”, các nhà lý luận và quản lý thực tiễn
đã đưa ra một số ý kiến khác nhau.


Các nhà quản lý giáo dục thực tiễn quan niệm rằng quản lý giáo dục
theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội
nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội.
Còn tác giả Bush T. thì định nghĩa: “Quản lý giáo dục một cách khái quát, là
sự tác động có tổ chức và hướng đích của chủ thể quản lý giáo dục tới đối
tượng quản lý giáo dục theo cách sử dụng các nguồn lực càng có hiệu quả
càng tốt nhằm mục tiêu đề ra”. Đối với giáo dục Việt Nam, tác giả Nguyễn
<i>Ngọc Quang định nghĩa “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có </i>


<i>mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận </i>
<i>hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính </i>
<i>chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá </i>
<i>trình dạy học – giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến </i>
<i>lên trạng thái mới về chất”. [14, tr.31] </i>


Tác giả Ewegbenro Elizabeth đưa ra định nghĩa về quản lý giáo dục
<i>trên trang academia.edu: “Quản lý giáo dục là quá trình lập kế hoạch, tổ </i>


<i>chức, hướng dẫn và kiểm soát các hoạt động của một tổ chức bằng việc sử </i>
<i>dụng các nguồn lực con người và vật chất để hoàn thành một cách hiệu quả </i>
<i>các chức năng dạy học và hoạt động nghiên cứu mở rộng.” </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

động giáo dục và những cấu phần tài chính và vật chất của các hoạt động đó.
<i>Vì thế, “quản lý giáo dục là q trình thực hiện có định hướng và hợp quy </i>



<i>luật các chức năng kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra nhằm đạt tới </i>
<i>mục tiêu giáo dục đã đề ra.” [12, tr. 15] </i>


Có thể thấy rằng tuy có những cách diễn đạt khác nhau nhưng các định
nghĩa đều đề cập tới những yếu tố cơ bản của hoạt động quản lý gồm chủ thể
quản lý giáo dục, khách thể quản lý giáo dục, mục tiêu giáo dục và cách thức
quản lý giáo dục. Như vậy, quản lý giáo dục, cũng giống như quản lý các hoạt
động khác, thực hiện đầy đủ các chức năng kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và
kiểm tra nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra.


<i><b>1.2.3. Quản lý nhà trường </b></i>


Nhà trường là một thiết chế giáo dục thực hiện chức năng tổ chức cho
người học chiếm lĩnh tri thức của nhân loại, rèn luyện kỹ năng, hình thành các
năng lực và phẩm chất thiết yếu để tham gia xây dựng và phát triển xã hội.


Quản lý nhà trường là một hoạt động được thực hiện trên cơ sở những
nguyên lý chung của quản lý, đồng thời có những đặc trưng riêng của quản lý
<i>giáo dục. Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: Quản lý nhà trường là “tập hợp </i>


<i>những tác động tối ưu (cộng tác, tham gia, hỗ trợ, phối hợp, huy động, can </i>
<i>thiệp...) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và các cán bộ khác </i>


nhằm tận dụng các nguồn dự trữ do nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng
góp và do lao động vốn tự có hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của
nhà trường mà điểm hội tụ là quá trình đào tạo thế hệ trẻ. Thực hiện có chất
lượng, mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường tiến lên trạng thái mới”.
[14, tr. 10]



<i>“Hoạt động quản lý nhà trường là hoạt động của người hiệu trưởng và </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

Quản lý nhà trường bao gồm quản lý hoạt động dạy học; quản lý các
hoạt động giáo dục; quản lý nguồn nhân lực; quản lý tài chính và cơ sở vật
chất; quản lý các hoạt động kiểm tra – thanh tra và thông tin trong quản lý; và
quản lý các mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng xã hội.


Quản lý nhà trường là một hoạt động được thực hiện trên cơ sở những
quy luật chung của quản lý, đồng thời có những đặc trưng riêng của quả lý
giáo dục nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và phát triển nhà trường theo
mục tiêu giáo dục. Quản lý nhà trường khác với quản lý các lĩnh vực khác, nó
được quy định bởi bản chất lao động sư phạm của người giáo viên, của quá
trình dạy học và q trình giáo dục, trong đó mọi thành viên của nhà trường
vừa là chủ thể quản lý, vừa là đối tượng quản lý. Sản phẩm của các hoạt động
trong nhà trường là nhân cách học sinh được hình thành trong quá trình học
tập và rèn luyện, phát triển đáp ứng yêu cầu của xã hội trong những bối cảnh
khác nhau.


Như vậy, quản lý nhà trường là tập hợp các tác động của chủ thể quản
lý đến khách thể quản lý nhằm đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường, thực
hiện các mục tiêu giáo dục dự kiến.


<i><b>1.2.4. Quản lý hoạt động dạy học </b></i>


Dạy học là một bộ phận của quá trình sư phạm tổng thể, là quá trình
tương tác giữa người dạy, người học và đối tượng (nội dung) học tập nhằm
đạt đến các mục tiêu xác định. Quá trình dạy học chứa đựng các quy luật
thống nhất biện chứng giữa nội dung và phương pháp, phương tiện dạy học;
quy luật biện chứng giữa dạy học và giáo dục; quy luật thống nhất giữa việc
xây dựng kế hoạch, tổ chức và kiểm tra hoạt động của học sinh trong quá


trình dạy học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

ra trong mối liên quan với không gian và thời gian; (v) tổ chức các hình thức
làm việc; và (vi) thực hiện các đánh giá. Các yếu tố này có mối quan hệ tương
hỗ, qua lại với nhau. [6, tr. 16-17].


Quản lý hoạt động dạy học là quản lý hoạt động giảng dạy và học tập,
là trọng tâm của hoạt động quản lý nhà trường. Quản lý hoạt động dạy học
bao gồm quản lý mục đích và nhiệm vụ, nội dung chương trình, thời gian,
hình thức tổ chức, quản lý việc kiểm tra, đánh giá, kết quả đầu ra của người
học, quản lý các điều kiện dạy học, phát triển chương trình dạy học và phát
triển năng lực giáo viên.


Quản lý hoạt động dạy - học thực chất là những tác động của chủ thể
quản lý vào quá trình dạy học (được tiến hành bởi tập thể giáo viên và học
sinh, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm góp phần hình
thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của
nhà trường.


Để thực hiện tốt các nhiệm vụ của hoạt động dạy học ở trường phổ
thơng, địi hỏi phải nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động dạy học
với những nhiệm vụ sau:


- Gắn hoạt động dạy học với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện.


- Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ, giáo viên
thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Trong đó, quan trọng nhất là tạo
động lực và kích thích tinh thần lao động sáng tạo của đội ngũ giáo viên.



- Kết hợp phát huy cao độ tính chủ động sáng tạo của mỗi thành viên
trong tập thể với sự quản lý thống nhất của đội ngũ cán bộ quản lý nhà
trường.


- Đảm bảo chất lượng dạy học một cách bền vững.


- Xây dựng cơ chế và có chính sách phù hợp để phát huy tối đa nội lực
đi đôi với sự tranh thủ tiềm lực của các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

hình thức tổ chức dạy học, các điều kiện dạy học, hệ thống và thực thi kiểm
tra đánh giá và kế quả đầu ra của người học, phát triển chương trình dạy học,
phát triển năng lực giáo viên (theo Tony Bush, Rika Joubert, Edith Kiggundu
trong managing teaching and learning international education development,
2009)


<i><b>1.2.5.Quản lý hoạt động giáo dục </b></i>


Hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) bao gồm hoạt động dạy học và
hoạt động giáo dục theo nghĩa hẹp. Trong nhà trường, cùng với hoạt động dạy
học, hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp) là một bộ phận hữu cơ của quá giáo
dục, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Hoạt động giáo dục trong
nhà trường là những hoạt động có chủ đích, có kế hoạch, được định hướng,
thiết kế, tổ chức trong và ngoài giờ học, trong và ngồi nhà trường nhằm hình
thành ý thức, phẩm chất, giá trị sống hay các năng lực tâm lý, xã hội.


Các hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp) gồm:


- Hoạt động tập thể (sinh hoạt lớp, sinh hoạt trường, sinh hoạt Đội
Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, sinh hoạt Đồn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh).



- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được tổ chức theo các chủ đề
giáo dục.


- Hoạt động giáo dục hướng nghiệp (cấp Trung học cơ sở và cấp
Trung học phổ thông) giúp học sinh tìm hiểu để định hướng tiếp tục học tập
và định hướng nghề nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

Quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường là việc thực hiện các chức
năng cơ bản của quản lý, bao gồm việc xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt
động giáo dục; tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch, chương trình và
kiểm tra đánh giá thường xuyên nhằm kịp thời điều chỉnh, ghi nhận và khen
thưởng; phối hợp với các tổ chức trong và ngoài trường để huy động các
nguồn lực, nâng cao hiệu quả và chất lượng của các hoạt động giáo dục.


<i><b>1.2.6. Phương pháp dạy học </b></i>


Phương pháp, một thuật ngữ theo tiếng Hy Lạp (methodos) có nghĩa là
con đường đi đến mục tiêu, giải quyết những nhiệm vụ nhất định. Trên cơ sở
xác định mục tiêu, đối tượng, nội dung người ta sẽ tìm ra phương pháp phù
hợp để hành động. Ngược lại, nhờ có những phương pháp đúng đắn người ta
mới đạt được mục tiêu và nội dung. Như vậy, mục tiêu, đối tượng, nội dung
và phương pháp có quan hệ tương hỗ qua lại với nhau.


Phương pháp dạy học là con đường để đạt được mục tiêu dạy học và
giáo dục. Phương pháp đóng một vai trị quan trọng trong q trình dạy học
và cho đến nay vẫn đang là một phạm trù được các nhà lý luận dạy học quan
tâm. Có nhiều định nghĩa khác nhau về phương pháp dạy học như:


- Bách khoa toàn thư của Liên xô năm 1965: "phương pháp dạy học là


cách thức làm việc của giáo viên và học sinh, nhờ đó mà học sinh nắm vững
kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, hình thành thế giới quan, phát triển năng lực nhận
thức".


- Tác giả Nguyễn Ngọc Quang: "cách thức làm việc của thầy và trò
dưới sự chỉ đạo của thầy nhằm làm cho trò nắm vững kiến thức kĩ năng, kỹ
xảo một cách tự giác, tích cực tự lực, phát triển những năng lực nhận thức và
năng lực hành động, hình thành thế giới quan duy vật khoa học...".


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

Như vậy, phương pháp dạy học là những cách thức, hình thức hoạt
động của giáo viên và học sinh trong những môi trường dạy học nhằm đạt
được mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ, phát triển năng lực và phẩm
chất cho người học.


Do tính phức hợp của khái niệm phương pháp dạy học nên việc phân
loại phương pháp dạy học rất khác nhau và theo nhiều bình diện khác nhau.
Phương pháp có cấu trúc mặt bên trong và mặt bên ngoài theo như mô tả của
Lothar Klingberg. Mặt bên ngoài là những hoạt động của giáo viên và học
sinh mà có thể dễ dàng nhận biết khi quan sát giờ học, bao gồm các hình thức
cơ bản của phương pháp dạy học như thuyết trình, biểu diễn trực quan, làm
mẫu hay đàm thoại, giao nhiệm vụ hoặc hình thức tổ chức như làm việc theo
đơi, theo nhóm, cá nhân hoặc cả lớp. Mặt bên trong của phương pháp dạy học
là những thành phần không dễ nhận biết thông qua việc quan sát giờ dạy mà
phải quan sát kỹ, phân tích để nhận biết, bao gồm các bước dạy học; các
phương pháp logic như tổng hợp, so sánh, phân tích; các phương pháp theo
các bước đã quy định trước (Algorit) hay phương pháp tìm tịi, khám phá, giải
quyết vấn đề.


Hilbert Meyer phân loại các phương pháp dạy học theo những bình
diện hành động. Theo đó, có ba bình diện: (i) Phương pháp vi mơ là các tình


huống hành động; (ii) phương pháp trung gian, bao gồm các hình thức xã hội,
mơ hình hành động và tiến trình dạy học; và (iii) phương pháp vĩ mơ là các
hình thức lớn của phương pháp dạy học.


Trên cơ sở nhấn mạnh phương diện lập kế hoạch và hành động dạy học
dài hạn, trung hạn hay ngắn hạn, tác giả Bernd Meier phân loại các phương
pháp dạy học theo ba bình diện: các quan điểm dạy học, phương pháp dạy học
và kĩ thuật dạy học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

học cụ thể. Ví dụ, có các quan điểm như: Dạy học khám phá, Dạy học giải
quyết vấn đề, Dạy học theo tình huống, Dạy học giao tiếp vv.


Phương pháp dạy học, trong bình diện này là phương pháp theo nghĩa
hẹp. Đó là những phương pháp dạy học cụ thể, là hình thức, cách thức hành
động của giáo viên và học sinh nhằm thực hiện những mục tiêu dạy học xác
định, phù hợp với những điều kiện dạy học cụ thể. Ví dụ: phương pháp thuyết
trình, đóng vai, thảo luận, thực nghiệm vv.


Kĩ thuật dạy học là những cách thức hành động của giáo viên và học
sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều chỉnh quá
trình dạy học. Tuy nhiên, các kỹ thuật chưa phải là những phương pháp dạy
học độc lập. Có thể kể tên một số kỹ thuật dạy học như: kỹ thuật bể cá, tia
chớp, khăn trải bàn, kĩ thuật 3 lần 3...


Qua các mơ hình phân loại phương pháp dạy học nêu trên có thể thấy
phương pháp dạy học được hiểu theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp. Theo
nghĩa rộng thì phương pháp dạy học có nhiều bình diện, từ quan điểm dạy học
mang tính định hướng vĩ mô, phương pháp dạy học (theo nghĩa hẹp) với
những hình thức hoạt động lớn, đến các kĩ thuật dạy học nhỏ và chúng không
phải bao giờ cũng hoàn toàn phân biệt với nhau. Việc phân loại phương pháp


dạy học, do vậy, chỉ mang tính tương đối, giúp cung cấp một định hướng cho
việc lập kế hoạch dạy học trong lựa chọn và kết hợp các phương pháp dạy học
khác nhau.


<i><b>1.2.7. Khái niệm hoạt động trải nghiệm </b></i>


Hoạt động là phương thức tồn tại của một sự vật, hiện tượng. Con
người chỉ ngừng hoạt động khi khơng cịn sự sống. Theo các nhà tâm lý học,
hoạt động bao gồm hai q trình: q trình đối tượng hố (xuất tâm) và q
trình chủ thể hố (nhập tâm).


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

sự vật, hiện tượng, từ đó chuyển hố thành những kinh nghiệm cá nhân, hình
thành nên nhân cách cho mình.


Như vậy, thơng qua hoạt động con người thiết lập, vận hành mối quan
hệ của mình với thế giới và với người khác, “sáng tạo ra lịch sử và trong q
trình đó, sáng tạo ra chính bản thân mình” (Các-Mác).


Trải nghiệm là bản chất hoạt động của con người, bởi chính quá trình
tương tác với sự vật, hiện tượng, với người khác và lĩnh hội, tư duy, rút ra
kinh nghiệm cho bản thân là hoạt động trải nghiệm. Platon K.K. nhận định
trải nghiệm cũng như sự tích lũy của hiểu biết và năng lực (cá nhân, nhóm)
hình thành trong quá trình hoạt động, đào tạo và giáo dục, trong đó tổng hợp
những kiến thức, kỹ năng, khả năng và thói quen. Dưới góc độ tâm lý học
giáo dục, A.N. Leontiev cho rằng “trong cuộc đời mình, con người đã đồng
hố kinh nghiệm của nhân loại, kinh nghiệm của những thế hệ trước. Nó diễn
ra dưới hình thức nắm vững kiến thức và ở mức độ làm chủ kiến thức”.


Trải nghiệm, dưới góc nhìn sư phạm được hiểu theo một vài ý nghĩa
sau:



- Trải nghiệm trong đào tạo là một hệ thống kiến thức và kỹ năng có
được trong q trình giáo dục và đào tạo chính quy.


- Trải nghiệm là kiến thức, kỹ năng mà trẻ nhận được bên ngoài các cơ
sở giáo dục; thông qua giao tiếp với nhau, với người lớn hay qua những tài
liệu tham khảo không được giảng dạy trong nhà trường...


- Trải nghiệm (qua thực nghiệm, thử nghiệm) là một trong những
phương pháp đào tạo, trong điều kiện thực tế hay lý thuyết nhất định, để thiết
lập hoặc minh hoạ cho một quan điểm lý luận cụ thể.


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

độ để hình thành năng lực và phẩm chất. Theo tác giả Ngô Thị Thu Dung:
“bản chất của hoạt động là mang tính trải nghiệm (chủ thể thực hiện) và mang
tính sáng tạo (dấu ấn chủ thể)...”, “...hoạt động bao giờ cũng có thuộc tính trải
nghiệm, sáng tạo (của chủ thể). Hoạt động trải nghiệm sáng tạo chỉ bản chất
của hoạt động cá nhân. Giáo dục trong nhà trường hoặc các lực lượng giáo
dục xã hội tổ chức, phù hợp quy luật của hoạt động trải nghiệm sáng tạo được
gọi là hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo. Như vậy, hoạt động giáo dục
trải nghiệm sáng tạo là thuật ngữ dùng để chỉ các hoạt động giáo dục trong
nhà trường được tổ chức phù hợp với bản chất hoạt động của con người.” [3,
tr. 32).


<b>1.3. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông. </b>


Lứa tuổi học sinh THPT là giai đoạn “đẹp nhất” của tuổi học trò, khi
các em đầy ắp những ước mơ, dự định cho tương lai, là giai đoạn của những
rung động đầu đời với những người bạn thân và bạn khác giới. Sự tự nhận
thức về bản thân được định hình và phát triển, cùng với đó là hình thành lý
tưởng, thế giới quan và nhân sinh quan. Các em ln mong muốn được thể


hiện và nhìn nhận như một người trưởng thành, có những quan điểm riêng và
cá tính riêng của mình.


Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lý học sinh giai đoạn này
bao gồm:


<i><b>1.3.1 Đặc điểm cơ thể: </b></i>


Học sinh THPT là ở giai đoạn đầu tuổi thanh niên, đa số các em đã qua
thời kỳ phát dục và cơ thể phát triển gần đạt như người trưởng thành. Đây là
thời kỳ bắt đầu ổn định về phát triển sinh lý, cơ thể hài hoà, cân đối.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

khác nhau của vỏ não tăng lên…Hệ tuần hồn đi vào hoạt động bình thường.
Sự mất cân đối giữa tim và mạch đã chấm dứt.


<i><b>1.3.2 Điều kiện xã hội: </b></i>


Các mối quan hệ xã hội ở lứa tuổi này phong phú hơn so với học sinh
Trung học cơ sở, các em đã có những mối quan tâm hơn về tương lai với
những lựa chọn ngành, nghề. Trong gia đình, vai trị và trách nhiệm của học
sinh THPT cũng đã dần được khẳng định khi bố mẹ trao đổi về những vấn đề
trong gia đình, hoặc phải dạy dỗ em, nấu ăn và dọn dẹp nhà cửa.


Ngoài xã hội, các em được tiếo xúc với nhiều tầng lớp xã hội, nhiều
mối quan hệ xã hội hơn. Các em phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với xã
hội: nghĩa vụ lao động, nghĩa vụ quân sự…


Việc học tập ở trường cũng có những thay đổi về các mơn học, cách
thức tiếp cận, kiểm tra, đánh giá và yêu cầu đầu ra với kỳ thi tốt nghiệp và
vào Đại học. Chính vì vậy, tính chủ động và hướng đích được phát triển mạnh


ở tất cả các quá trình nhận thức trong giai đoạn này.


<i><b>1.3.3 Đặc điểm hoạt động học tập của học sinh Trung học phổ thông: </b></i>


Nội dung học tập ở cấp THPT ngày một nhiều hơn và hoạt động học
tập đi sâu vào những tri thức cơ bản, những quy luật của những bộ môn khoa
học. Phương pháp giảng dạy của giáo viên cũng có nhiều thay đổi. Chính vì
vậy, hoạt động học tập địi hỏi các em phải có tính năng động, độc lập và sáng
<i>tạo ở mức độ cao hơn, phải phát triển tư duy lí luận. </i>


Thái độ và ý thức của các em đã tốt hơn. Các em hiểu được rằng, vốn
tri thức, kỹ năng, kỹ xảo là điều kiện cần thiết để các em bước vào cuộc sống
<i>tương lai. Do đó, nhu cầu tri thức của các em tăng lên một cách rõ rệt. </i>


Ở các em đã hình thành hứng thú học tập gắn liền với khuynh hướng
<i>nghề nghiệp. </i>


Động cơ học tập có ý nghĩa quan trọng nhất đối với thanh niên là động
<i>cơ có ý nghĩa thực tiễn, sau đó tới động cơ nhận thức… </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

<b>- Tri giác: tri giác của thanh niên có độ nhạy cảm cao, tri giác có mục </b>
đích đạt tới mức độ rất cao. Quan sát trở nên có hệ thống và tồn diện hơn.
Q trình quan sát đã chịu sự chi phối của hệ thống tín hiệu thứ hai nhiều hơn
và không tách rời khỏi tư duy ngơn ngữ. Thanh niên có thể điều khiển được
hoạt động của mình theo kế hoạch chung và chú ý đến mọi khâu.


<b>- Trí nhớ: Ở học sinh trung học phổ thơng, ghi nhớ có chủ định giữ vai </b>
trị chủ đạo trong hoạt động trí tuệ, mặt khác vai trị của ghi nhớ lơgíc trừu
tượng, ghi nhớ ý nghĩa ngày một tăng rõ rệt. Đặc biệt các em đã tạo được tâm
thế phân hóa trong ghi nhớ. Các em đã biết tài liệu nào cần nhớ chính xác, tài


liệu nào chỉ cần hiểu mà không cần nhớ...


<b>- Chú ý: Chú ý của học sinh trung học phổ thơng có nhiều sự thay đổi. </b>
Thái độ lựa chọn của học sinh đối với các mơn học quyết định tính lựa chọn
của chú ý. Do có hứng thú ổn định đối với mơn học nên chú ý sau chủ định
của các em trở thành thường xuyên hơn. Năng lực di chuyển và phân phối chú
ý cũng được phát triển và hoàn thiện một cách rõ rệt. Các em có khả năng vừa
nghe giảng, vừa chép bài, vừa theo dõi câu trả lời của bạn.


<b>- Tƣ duy: Do cấu trúc não phức tạp và chức năng của não phát triển, do </b>
sự phát triển của các quá trình nhận thức và do ảnh hưởng của hoạt động học
tập mà tư duy của học sinh trung học phổ thơng có thay đổi quan trọng về
chất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

Từ những đặc điểm về tâm, sinh lý và điều kiện xã hội của lứa tuổi học sinh
Trung học phổ thơng như trên, có thể thấy rằng học tập trải nghiệm sẽ giúp
tạo điều kiện cho các em thực hiện các thao tác tư duy lơgíc, chủ động chiếm
lĩnh được kiến thức, phân tích nội dung cơ bản của khái niệm trừu tượng và
nắm được mối quan hệ nhân quả trong tự nhiên và xã hội….


<b>1.4. Hoạt động trải nghiệm – một phƣơng thức học tập hiệu quả. </b>


<i><b>1.4.1. Hoạt động học tập </b></i>


Học là một hoạt động đặc trưng, một cách tự nhiên từ khi con người
sinh ra, từ học ăn, học nói, học đi đứng, cầm nắm... Đó là q trình tiếp thu,
tích luỹ những kinh nghiệm sống trong cuộc sống đời thường, trên cơ sở đó
làm ra (tạo) nên những tri thức trước khoa học, làm cơ sở tiếp thu những khái
niệm khoa học ở trong nhà trường.



Hoạt động học tập trong nhà trường là quá trình người học được hướng
dẫn, tổ chức bởi người dạy một cách có chủ đích, có định hướng nhằm phát
triển trí tuệ và nhân cách, qua đó hình thành ở cá nhân những tri thức khoa
học, năng lực mới phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn; và trong tâm lý học sư
phạm, hoạt động học là khái niệm chính được dùng để chỉ hoạt động học diễn
theo cách đặc thù, nhằm chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo.


Hoạt động học tập là hoạt động chuyên hướng vào sự tái tạo lại tri thức
ở người học. Đó là sự phát hiện lại, người học đi lại con đường của các nhà
khoa học đi trước và tái tạo lại các tri thức. Để tái làm lại, người học cần phải
huy động nội lực của bản thân (động cơ, ý chí,…), càng phát huy cao bao
nhiêu thì chuyện tái làm ra (tạo) lại càng diễn ra tốt bấy nhiêu. Do đó, tính
chủ thể của hoạt động học tập rất cao và làm thay đổi chính người học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

người học phải biết cách học, phương pháp học, nghĩa là phải có những tri
thức về chính bản thân hoạt động học.


<i><b>1.4.2. Một số phương thức học tập gắn với thực tế. </b></i>


Học tập, như đã nói ở trên, là q trình tiếp thu, chiếm lĩnh các tri thức,
kỹ năng, kỹ xảo để phát triển trí tuệ, năng lực tư duy khoa học. Các phương
thức học gắn với thực tiễn như thực hành, thực tập và trải nghiệm đều là
những phương thức học tập hiệu quả, giúp học sinh đạt được tri thức và cách
nghiệm theo các hướng tiếp cận khác nhau.


Thực hành là việc vận dụng những kiến thức, lý luận được học vào một
ngữ cảnh mới của thực tiễn. Thơng qua việc thực hành, học sinh chính xác
hố và củng cố kiến thức thu được, hiểu kiến thức lý luận sâu sắc hơn và đồng
thời chiếm lĩnh được một số kỹ năng thực hiện.



Thực tập (tập làm) là việc chiếm lĩnh tri thức hay hình thành kỹ năng
chủ yếu thông qua các thao tác hành vi, hành động trực tiếp của người học với
đối tượng cần chiếm lĩnh trong một môi trường xác định. Trong quá trình
thực tập người học tự rút ra kinh nghiệm, dần hình thành hiểu biết mới, năng
lực mới. Học qua trải nghiệm (experiential learning) là một phong cách học
và tương đương với nó là phương pháp dạy học trải nghiệm. Con người, từ
khi sinh ra và lớn lên đã có những trải nghiệm của riêng mình, hình thành
những kinh nghiệm cá nhân. Tuy nhiên, những kinh nghiệm này mang tính
rời rạc, tản mạn, mang tính chủ quan của mỗi cá nhân. Nếu được khai thác, tổ
chức trong môi trường giáo dục, được định hướng thì họ có thể sắp xếp, khái
quát thành tri thức, thành hiểu biết (sự chuyển hoá kinh nghiệm). Vậy, học từ
trải nghiệm là quá trình học theo đó kiến thức, năng lực được tạo ra thơng qua
việc chuyển hố kinh nghiệm (theo Kolb, 1984), là quá trình xây dựng ý
nghĩa trực tiếp từ kinh nghiệm [4, tr. 18].


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

David A. Kolb (sinh năm 1939) là một nhà lý luận giáo dục đã dành phần
lớn sự quan tâm đến học tập trải nghiệm. Ông là sáng lập viên và là chủ tịch Hệ
thống giáo dục trải nghiệm (Experience Based Learning Systems, Inc.)


Lý thuyết học tập trải nghiệm gồm 2 cấp độ: chu trình bốn bước của
việc học và bốn phong cách học riêng rẽ. Lý thuyết tập trung chủ yếu vào quá
trình nhận thức bên trong của người học. Ông cho rằng việc học liên quan đến
quá trình chiếm lĩnh những khái niệm trừu tượng có thể được ứng dụng một
cách linh hoạt trong những hoàn cảnh khác nhau. Kolb cho rằng những gì con
người đã trải nghiệm đều tham gia vào quá trình học tập và con người đạt đến
tri thức mới bằng trải nghiệm: “học tập là q trình mà tri thức được kiến tạo
thơng qua sự chuyển hoá các kinh nghiệm” [19, tr. 38].


Lý thuyết học tập trải nghiệm của Kolb được biểu diễn qua chu trình
bốn bước mà người học sẽ đều trải qua là:



<i><b>Sơ đồ 1.1. Chu trình học tập trải nghiệm của David Kolb </b></i>


<i>(Nguồn: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

vào quan trọng của quá trình học tập. Tuy nhiên, đây mới chỉ là sự khởi đầu
bởi những kinh nghiệm này còn rời rạc và hời hợt.


<i>- Quan sát và phản ánh (Reflective observation) của một kinh nghiệm </i>
mới, của một điều đặc biệt quan trọng mà có sự thiếu thống nhất giữa kinh
nghiệm và hiểu biết. Khi tiếp cận với kiến thức mới, học sinh cần có các phân
tích, đánh giá, so sánh và suy ngẫm với những kinh nghiệm đã có. Người học
có thể tự hỏi “hình như có gì đó chưa ổn” hoặc “tại sao”. Từ đó, có thể có
những nghiên cứu sâu hơn, tìm hiểu và/hoặc thử nghiệm lại. Quá trình này
giúp người học hiểu sâu hơn, nhớ lâu hơn và tự rút ra được các bài học cũng
như tự định hướng việc học khiến cho việc học tập trở nên thú vị và hiệu quả
hơn.


<i>- Khái niệm hoá (Conceptualization) – tái hiện tạo cơ hội cho ý tưởng </i>
mới, hoặc điều chỉnh một khái niệm khái niệm có sẵn. Sau khi quan sát chi
tiết kết hợp với suy ngẫm sâu sắc, người học tiến hành khái quát hoá (khái
niệm hoá) các kinh nghiệm đã nhận được. Người học rút ra các kết luận,
chuyển đổi kinh nghiệm thành tri thức, các khái niệm, “lý thuyết mới” được
hình thành và lưu giữ lại trong não bộ. Đây là bước chuyển đổi quan trọng bởi
nếu khơng có nó thì kinh nghiệm sẽ vẫn chỉ là những hiểu biết rời rạc, không
thể được nâng cấp và phát triển lên một tầm cao mới. Giai đoạn khái quát hoá
được kết thúc bằng việc lập kế hoạch cho các hành động tiếp theo là kiểm
chứng những kết luận đã được rút ra sau quá trình quan sát và suy ngẫm.


<i>- Thử nghiệm tích cực (Active Experimentation) – người học ứng dụng </i>


vào thực tiễn để kiểm tra kết quả. Như đã nói ở trên, đây là giai đoạn tiếp theo
của giai đoạn “khái niệm hoá”, khi người học đưa những “kết luận” mang tính
chủ quan vào kiểm nghiệm trong thực tiễn. Đây là bước cuối cùng, hết sức
quan trọng để xác nhận hoặc phủ nhận những khái niệm từ trước nhằm hình
thành nên tri thức thực sự.


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

từ bất cứ điểm nào và bước tiếp theo là gì miễn là nó phù hợp với kiểu học
của từng cá nhân, phù hợp với kinh nghiệm về lĩnh vực học tập, phù hợp với
nội dung và điều kiện môi trường học tập. Các bước này có thể được áp dụng
vào bất cứ lĩnh vực học tập nào và phải được tổ chức có định hướng, có mục
tiêu.


Phương pháp dạy – học trải nghiệm này nhằm giúp học sinh huy động,
cấu trúc lại các kinh nghiệm đã có, đã trải nghiệm trước đây để tạo nên tri
thức mới, giá trị mới và chúng lại được tiếp tục kiểm chứng trong quá trình
trải nghiệm thực tiễn, giải quyết nhiệm vụ mới tiếp theo (Kolb 1984);


<i><b>1.4.4. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ </b></i>
<i><b>thơng. </b></i>


Trong chương trình giáo dục phổ thơng mới của Việt Nam, hoạt động
giáo dục (theo nghĩa hẹp) được gọi là hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Theo
<i>đó, hoạt động trải nghiệm sáng tạo là “từng cá nhân học sinh được trực tiếp </i>


<i>hoạt động thực tiễn trong môi trường nhà trường cũng như môi trường gia </i>
<i>đình và xã hội được sự hướng dẫn và tổ chức của các nhà giáo dục, qua đó </i>
<i>phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, các năng lực..., từ đó tích </i>
<i>luỹ kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân </i>
<i>mình.” [4, tr. 10] </i>



Các hình thức của hoạt động trải nghiệm sáng tạo rất đa dạng và phong
phú. Những buổi sinh hoạt lớp, chào cờ hay hoạt động tập thể theo kiểu
truyền thống với những bài phát biểu hoặc do thầy, cô chuẩn bị và chỉ đạo,
học sinh được đóng vai trị người tổ chức. Thơng qua các trị chơi, hội thi,
diễn đàn, đóng kịch hay tham qua, giao lưu, học sinh được trải nghiệm các kỹ
năng tổ chức, giải quyết vấn đề, thể hiện sự sáng tạo và chủ động, tự đánh giá
và rút ra bài học cho bản thân cũng như bạn bè.


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

<i><b>Bảng 1.1. So sánh phương thức trải nghiệm trong hoạt động dạy học và </b></i>
<i><b>hoạt động trải nghiệm sáng tạo. </b></i>


Hoạt động dạy học Hoạt động TNST
Mục đích Nhằm chủ yếu hình thành:


Năng lực trí tuệ, kĩ năng trí tuệ


Nhằm chủ yếu hình thành:


Phẩm chất nhân cách, giá trị, kỹ
năng sống


Chức năng,
nhiệm vụ


Chức năng trội: chủ yếu nhằm
thực hiện nhiệm vụ giáo dục trí
tuệ.


Có thế mạnh về mặt phát triển trí
tuệ, nhận thức: hình thành các


biểu tượng, khái niệm, định luật,
lý thuyết, các kỹ năng, kỹ xảo...


Chức năng trội: chủ yếu nhằm
thực hiện các nhiệm vụ giáo dục
đạo đức, thẩm mĩ, sức khoẻ, lao
động.


Có thế mạnh về mặt xúc cảm, thái
độ hình thành niềm tin, chuẩn
mực, ý tưởng, động cơ, nguyên
tắc hành vi, lối sống.


Đối tượng Hệ thống khái niệm


Hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo
được quy định chặt chẽ, phù hợp
logic nhận thức, tuân theo một
chương trình, kế hoạch dạy học
nhằm đạt được một mục tiêu giáo
dục xác định.


Hệ thống giá trị, chuẩn mực
Hệ thống các chuẩn mực xã hội
(các định hướng giá trị về đạo
đức, văn hố, thẩm mĩ...), có tính
khơng chắc chắn, chủ yếu dựa
theo nhu cầu xã hội, nguyện vọng
và hứng thú của đối tượng.



Lĩnh vực Môn học/khoa học Chủ đề, chủ điểm, nội dung giáo
dục (nghĩa hẹp) đa dạng, phong
phú.


Cơ chế hình
thành


Con đường nghiên cứu khoa học,
logic cao


Tác động vào cảm xúc, nhiều khi
phi logic


Thời gian Chiếm lĩnh nhanh hơn Lâu dài hơn, bền bỉ hơn
Hình thức chủ


yếu


Lớp/bài


Hệ thống bài lên lớp (theo thời
khoá biểu), xemina, thực hành,


Nhóm/nội dung giáo dục


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

thí nghiệm... ích, các sinh hoạt thường nhật...
Khơng gian Phịng học là chủ yếu Ngồi lớp học thơng thường,


trong nhà máy, trong cuộc sống
xã hội...



Phương thức Truyền đạt, phân tích, giảng
giải...


Hình thức: chủ yếu cá nhân


Trải nghiệm: biểu diễn, chiêm
nghiệm...


Hình thức: chủ yếu hoạt động tập
thể.


Mục đích trải
nghiệm


Chủ yếu để củng cố kiến thức
khoa học (tích hợp), lý luận
thông qua việc giải quyết nhiệm
vụ của thực tiễn.


Chủ yếu để tích luỹ kinh nghiệm
quan hệ, hoạt động, ứng xử, giải
quyết vấn đề... để thích ứng với
sự đa dạng của cuộc sống luôn
vận động.


Kiểm tra,
đánh giá


Chủ yếu đánh giá các kiến thức


khoa học học được đã được vận
dụng như thế nào vào thực tiễn.
Thường sử dụng đánh giá định
lượng.


Nhấn mạnh đến kinh nghiệm, thái
độ thực hiện, tính trải nghiệm,
cảm xúc, giá trị, niềm tin, thói
quen...


Thường sử dụng đánh giá định
tính.


Quản lý Người lãnh đạo quá trình dạy học
chủ yếu là giáo viên bộ môn.
Quản lý theo chương trình mơn
học, thi cử.


Người lãnh đạo là đại diện của
tập thể học sinh, đoàn thể và gia
đình, của giáo viên chủ
nhiệm/giáo dục viên...


Quản lý theo chương trình hoạt
động của tập thể.


<i>(Nguồn: Tài liệu tập huấn kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải </i>


<i>nghiệm sáng tạo trong trường trung học, tr. 24 - 25) </i>



<b>1.5. Một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động trải nghiệm </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

Theo Henry Fayol (1841-1925), cha đẻ của thuyết quản lý hành chính
thì “quản lý là sự phối hợp của dự báo, lập kế hoạch, tổ chức, yêu cầu thực
hiện, phối hợp với các thành viên và điều chỉnh công việc”.


Quản lý theo chức năng là một cách tiếp cận quản lý từ góc độ xem xét
các cơng việc của người quản lý. Nói cách khác là tìm hiểu họ, với tư cách là
chủ thể quản lý, là những gì để tác động đến khách thể quản nhằm đạt được
mục tiêu của tổ chức.


Các chức năng của quản lý bao gồm: kế hoạch hoá, tổ chức, lãnh đạo
và kiểm tra.


<i>1.5.1.1. Kế hoạch hoá </i>


Kế hoạch hố là xác định mục đích, mục tiêu cần đạt của tổ chức và các
biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu, mục đích đã đề ra. Kế hoạch hoá
bao gồm ba nội dung chủ yếu (i) xác định, hình thành mục tiêu (phương
hướng) đối với tổ chức; (ii) xác định và đảm bảo (một cách chắc chắn, có tính
cam kết) về các nguồn lực của tổ chức để đạt được các mục tiêu; và (iii) quyết
định những hoạt động nào là cần thiết để đạt được các mục tiêu đó. Nói cách
<i>khác, kế hoạch hố là việc “đưa tồn bộ hoạt động quản lý vào cơng tác kế </i>


<i>hoạch, trong đó chỉ rõ các mục tiêu, bước đi, biện pháp thực hiện và đảm bảo </i>
<i>các nguồn lực để đạt tới các mục tiêu của tổ chức” [12, tr. 124]. </i>


<i>1.5.1.2. Tổ chức </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

<i>1.5.1.3. Lãnh đạo, chỉ đạo </i>



Lãnh đạo là “quá trình điều khiển, tác động, gây ảnh hưởng tới hành vi,
thái độ của những người bị quả lý nhằm đạt tới các mục tiêu đã định với sự
huy động tối đa tiềm năng của các cá nhân, các bộ phận trong hệ thống/tổ
chức” [10, tr. 16]. Quá trình lãnh đạo bao hàm việc liên kết, liên hệ với người
khác và động viên họ hoàn thành những nhiệm vụ được giao. Việc lãnh đạo
không chỉ bắt đầu sau giai đoạn kế hoạch hố và tổ chức mà nó được “thấm
vào, ảnh hưởng quyết định tới hai chức năng kia”. [12, tr. 104].


<i>1.5.1.4. Kiểm tra, đánh giá </i>


<i>Kiểm tra, đánh giá là một chức năng quản lý, “thông qua đó một cá </i>


<i>nhân, một nhóm hoặc một tổ chức theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động </i>
<i>và tiến hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết”. [12, tr. 104]. </i>


Đây là quá trình xem xét các hoạt động, tiến độ thực hiện và kết quả các hoạt
động nhằm đánh giá thực trạng phát hiện những “khoảng cách”, những sai
lệch để đưa ra các quyết định điều chỉnh kịp thời. Vì vậy, kiểm tra, đánh giá
khơng chỉ thực hiện ở giai đoạn hay ở khâu cuối của các hoạt động mà cịn
trong suốt q trình hoạt động.


<i><b>1.5.2. Quản lý hoạt động trải nghiệm theo tiếp cận quản lý chức năng </b></i>


Quản lý hoạt động trải nghiệm cũng như các hoạt động quản lý giáo
dục khác, theo tiếp cận chức năng là thực hiện bốn chức năng tiêu biểu: kế
hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá.


<i>1.5.2.1. Lập kế hoạch (kế hoạch hoá) </i>



Hoạt động trải nghiệm nhắm tới mục tiêu không chỉ là chiếm lĩnh kiến
thức mà quan trọng hơn là phát triển năng lực và phẩm chất của người học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

nghiệm, học sinh củng cố lại kiến thức, rút ra những bài học thực tiễn thông
qua việc giải quyết một vấn đề có thực. Đồng thời, hoạt động này cũng giúp
phát triển những kỹ năng khác không nằm trong môn học như: kỹ năng lập kế
hoạch, tổ chức, hợp tác, giao tiếp, thuyết trình...


Kế hoạch hoạt động trải nghiệm trong nhà trường cần được xây dựng từ
các cấp độ Nhà trường đến tổ chuyên môn và từng giáo viên. Kế hoạch của
Nhà trường do Hiệu trưởng xây dựng trên cơ sở tham mưu của các thành viên
Ban giám hiệu gồm các Phó hiệu trưởng, tổ trưởng bộ môn đưa ra những định
hướng chung về mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp, kiểm
tra, đánh giá, nguồn lực và thời gian thực hiện. Trên cơ sở đó, các tổ chuyên
môn xây dựng kế hoạch phù hợp với đặc thù bộ môn, nguồn lực giáo viên và
năng lực học sinh. Mỗi giáo viên hoặc nhóm giáo viên sẽ phối hợp xây dựng
kế hoạch trải nghiệm riêng cho lớp và bộ mơn mình phụ trách.


Mục tiêu đặt ra phải đảm bảo năm yêu cầu theo nguyên tắc SMART:
<b>- Specific: cụ thể - mô tả rõ kết quả mong đợi. </b>


<b>- Measurable: đo lường được – thể hiện bằng những con số, định lượng. </b>
<b>- Attainable: khả thi – có khả năng đạt được, không quá cao, không quá thấp. </b>
<b>- Realistic: thực tế - phù hợp với thực trạng và nguồn lực. </b>


<b>- Time-bound: Có thời hạn, có thể kiểm sốt theo thời gian. </b>


Sau khi xác định được mục tiêu, cần lập một bản kế hoạch hành động chi
tiết. Bản kế hoạch cụ thể bao gồm các bước tiến hành, phân công, giao việc,
chỉ rõ các nguồn lực về con người, về tài chính và thời hạn cho từng công


đoạn cũng như việc đánh giá theo tiến độ để tìm ra các “khoảng cách – GAP”
và nguyên nhân để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.


Kế hoạch hoạt động trải nghiệm bao gồm các nội dung cơ bản:
- Mục tiêu: kiến thức, kỹ năng, thái độ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

- Phân công nhiệm vụ: giáo viên, học sinh, phụ huynh...
- Thời gian thực hiện.


- Kiểm tra, đánh giá: phiếu thu hoạch, phiếu bài tập, sản phẩm...


<i>1.5.2.2. Tổ chức </i>


Khâu tổ chức hoạt động trải nghiệm thể hiện chủ yếu ở việc thực thi, bố
trí các nguồn lực về nhân sự, tài chính, thời gian đảm bảo việc tuân thủ nội
dung, tiến trình đã đề ra trong kế hoạch, vừa phù hợp với điều kiện thực tế để
đạt được mục tiêu. Như vậy, một phần của hoạt động tổ chức đã được thể
hiện từ khâu lập kế hoạch.


Trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch người quản lý phải rà soát
lại các mục tiêu, kiểm tra tiến độ và ứng biến linh hoạt để đảm bảo giao đúng
người, đúng việc, phát huy tối đa nội lực và tranh thủ tốt nhất các nguồn lực
từ bên ngoài. Cuộc họp triển khai phải được tiến hành công khai ngay từ đầu
để các đầu mối liên quan hiểu mục tiêu, nhiệm vụ, quyền lợi...


Vai trò người Hiệu trưởng trong tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động
trải nghiệm chủ yếu ở việc phân công nhiệm vụ và đưa ra quy chế phối hợp
giữa các bộ phận trong nhà trường. Đồng thời, người Hiệu trưởng xây dựng
các nguyên tắc và qui trình tổ chức hoạt động trải nghiệm, trên cơ sở đó các
giáo viên có thể chủ động lập kế hoạch và tổ chức hoạt động cho học sinh.



<i>1.5.2.3. Lãnh đạo, chỉ đạo </i>


Đây là quá trình tác động, gây ảnh hưởng tới hành vi thái độ của những
người bị quản lý để đạt tới mục tiêu đã định. Cũng giống như khâu tổ chức,
chức năng chỉ đạo đã thể hiện trong khâu lập kế hoạch và đồng hành cùng
khâu tổ chức.


Trong chức năng này, người quản lý cần tạo điều kiện thuận lợi về mọi
mặt cho nhân viên để họ thực hiện nhiệm vụ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

cho học sinh, ngồi việc phải có một kế hoạch cụ thể, rõ định hướng, mục tiêu
và nhiệm vụ, ngoài khâu tổ chức, sắp xếp, phân công rõ ràng, đúng người,
đúng việc và tạo các điều kiện thuận lợi cho tổ chức hoạt động trải nghiệm thì
người Hiệu trưởng phải luôn đồng hành, động viên giáo viên. Sự lắng nghe,
chia sẻ các khó khăn và ra những quyết định kịp thời cho giáo viên thấy họ
được hỗ trợ, ghi nhận và ủng hộ của cấp quản lý. Bên cạnh đó, cần có cơ chế
đánh giá, khen thưởng kịp thời để tạo động lực cho giáo viên thực hiện.


<i>1.5.2.4. Kiểm tra, đánh giá </i>


Kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng trong mọi hoạt động quản lý.
Đối với hoạt động trải nghiệm, việc kiểm tra đánh giá phải được thực hiện
xuyên suốt toàn bộ q trình hoạt động chứ khơng chờ đến khâu cuối cùng.
Kiểm tra là quá trình xem xét, thu thập thông tin về việc thực hiện kế hoạch
nhằm giúp đánh giá chính xác và điều chỉnh kịp thời.


Đánh giá là việc phân tích, so sánh kết quả kiểm tra với mục tiêu nhằm
tìm ra khoảng cách, nguyên nhân để có những điều chỉnh. Điều chỉnh là việc
ra các quyết định chỉ đạo để uốn nắn, sửa chữa hoặc thúc đẩy, tăng cường các


hoạt động đúng kế hoạch.


Hoạt động trải nghiệm có thể diễn ra trong một giờ/tiết học nhưng cũng
có thể là một hoạt động kéo dài trong một quá trình mà mỗi tiết học là một
khâu chuẩn bị. Để có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động trải nghiệm,
người quản lý cần xây dựng kế hoạch kiểm tra cho từng giai đoạn thông qua
các hoạt động dự giờ, sinh hoạt chuyên môn, khảo sát trên học sinh và đánh
giá trên sản phẩm thu hoạch của học sinh.


<i><b>1.5.3 Phối hợp các lực lượng trong quản lý hoạt động trải nghiệm </b></i>


Trong mỗi nhà trường, giáo viên là lực lượng đóng vai trị quan trọng
trong việc quyết định chất lượng giáo dục học sinh. Họ là những người trực
tiếp tác động tới học sinh, có ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc hình thành các
phẩm chất, năng lực, nhân cách cho học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai tới học sinh, chỉ đạo việc thực hiện và
kiểm tra, đánh giá kết quả của hoạt động. Giáo viên là người hiện thực hoá
các kế hoạch tổng thể của Hiệu trưởng đưa ra và đồng thời cũng là người
quản lý các hoạt động trải nghiệm trong lớp học/mơn học của mình.


Giáo viên là cầu nối giữa Ban giám hiệu (Hiệu trưởng) với học sinh và
phụ huynh học sinh thông qua việc triển khai các hoạt động theo đúng định
hướng, chỉ đạo của nhà trường tới học sinh, kêu gọi sự tham gia của phụ
huynh và ngược lại lấy ý kiến và đánh giá hiệu quả để báo cáo và đề xuất,
kiến nghị với Ban Giám hiệu (Hiệu trưởng).


Với vai trò người đứng đầu Nhà trường, Hiệu trưởng có trách nhiệm,
quyền hạn và có khả năng huy động được sự tham gia của các lực lượng trong
và ngoài trường nhằm hỗ trợ cho hoạt động học tập và giáo dục của học sinh,


bao gồm sự phối hợp nhiệt tình từ các phòng, ban; là việc tạo điều kiện về cơ
sở vật chất cho học sinh làm thí nghiệm ở nhà và ở trường. Đối với các hoạt
động trải nghiệm thực tế, sự giúp đỡ, ủng hộ còn bao gồm kết nối, hỗ trợ địa
điểm, phụ huynh cùng tham gia và tuyên truyền, giới thiệu tới các trường bạn.
Phụ huynh học sinh hiểu rõ và ủng hộ hoạt động trải nghiệm của học
sinh bằng cách tham gia trực tiếp vào các chuyến học tập trải nghiệm thực tế
hoặc tham gia vào việc đánh giá, cho điểm khi con cái thực hiện một phần
hoạt động học tập ở tại gia đình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

<b>TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 </b>


Vai trò của trải nghiệm đối với sự kiến tạo tri thức và phát triển của con
người đã được các nhà tư tưởng vĩ đại như Arixtot ở phương Tây và Khổng
Tử ở phương Đông đề cập đến từ thế kỷ thứ tư trước công nguyên. Các nhà
tâm lý, giáo dục của thế kỷ hai mươi cũng đã có nhiều cơng trình nghiên cứu
về học tập trải nghiệm. Đặc biệt, học thuyết “học từ trải nghiệm” (experiential
learning) của David Kolb đã đưa ra chu trình bốn giai đoạn của phương thức
học tập này và đang được các nhà giáo dục áp dụng rộng rãi trong các nhà
trường.


Cùng với “học – tập (tập làm, thực tập)” và “học – hành (thực hành)”,
hoạt động trải nghiệm là một trong những phương thức học gắn với thực tiễn,
giúp phát triển năng lực và phẩm chất cho người học một cách hiệu quả.
Trong nhà trường phổ thông, hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục là hai
hoạt động trọng tâm và phương thức trải nghiệm được thực hiện ở cả hai hoạt
động này. Tuy nhiên, ở mỗi hoạt động, phương thức trải nghiệm lại có những
đặc điểm riêng, tác động tới người học từ những góc độ khác nhau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

<b>Chƣơng 2 </b>



<b>THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƢỜNG </b>
<b>TRUNG HỌC PHỔ THÔNG OLYMPIA </b>


<b>2.1. Sơ lƣợc về trƣờng Trung học phổ thông Olympia </b>


<i><b>2.1.1. Giới thiệu chung </b></i>


Trường Trung học phổ thông Olympia là một trường tư thục toạ lạc tại khu
đô thị mới Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt nam. Trường do
Công ty cổ phần giáo dục Quốc tế Trí Việt sáng lập ra với vốn đầu tư của
Công ty cổ phần giáo dục và đào tạo Dream House và các cổ đông chiến lược
trong nước. Công ty cổ phần giáo dục và đào tạo Dream House đã và đang
vận hành hệ thống trường mầm non Dream House từ năm 2003 và đồng thời
là chủ đầu tư của trường Tiểu học và THCS Olympia.


- Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Olympia được thành lập theo
quyết định số 18253/QĐ-UBND ngày 27/12/2010 do Ủy ban nhân dân Huyện
Từ Liêm cấp.


- Trường Trung học phổ thơng Trí Việt được thành lập theo quyết định
số 1801/QĐ-UBND ngày 15/5/2008 do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà nội,
sau này đổi tên thành Trường Trung học phổ thông Olympia theo quyết định
số 1678/QĐ-UBND ngày 8/4/2011 do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà nội
cấp.


Trường được thiết kế bởi công ty Perkins Eastman (USA) trên diện tích
10,000m2 theo phong cách hiện đại và tiêu chuẩn chất lượng Hoa Kỳ. Với sứ
mệnh đào tạo thế hệ những người Việt trẻ tự tin có đủ trí thức, tài năng và
nhân cách, sẵn sàng hội nhập quốc tế, Nhà trường đã đặt mục tiêu cho chương
trình giáo dục học sinh: “Không chỉ là kiến thức, Olympia chuẩn bị hành


trang cho học sinh trong suốt 12 năm theo học tại trường.”


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

Howard Gardner (Đại học Havard). Đây là một triết lý rất nhân văn, coi trọng
sự khác biệt của mỗi cá nhân và sự phát triển hài hòa của cộng đồng. Triết lý
này là kim chỉ nam, quyết định văn hóa Nhà trường, mơ hình, cách thức quản
lý, phương pháp giáo dục và tổ chức hoạt động của Nhà trường.


Hướng tới mục tiêu giúp học sinh “Sẵn sàng cho cuộc sống – We are
preparing for life”, chương trình đào tạo của OLYMPIA thực sự khác biệt khi
mang lại cho mỗi học sinh những giá trị sau:


 Nhân cách: Học sinh Olympia được giáo dục và trải nghiệm thực
tế hàng ngày thông qua các bài học, các hoạt động tập thể.... nhằm vun đắp
giá trị về Lịng trung thực, Tơn trọng, Danh dự, Đồng cảm, Cống hiến và luôn
hướng tới sự Hoàn thiện.


 Tri thức: Chương trình học của Olympia là sự kết hợp giữa nền
tảng kiến thức chuẩn của chương trình Việt Nam với kỹ năng tư duy và khả
năng ngôn ngữ của chương trình Quốc tế. Trắc nghiệm về các loại hình thơng
minh MIDAS tạo nền tảng cho Lộ trình và Tư vấn Phát triển Cá nhân của mỗi
học sinh, nhằm định hướng và bồi dưỡng các con phát huy đúng thế mạnh và
sở trường của mình.


 Kỹ năng: Tại Olympia, Nhà trường chú trọng đến phương pháp dạy
và học tập tích cực. Học sinh được đào tạo kỹ năng tư duy để phục vụ cho
việc học tập và giải quyết vấn đề trong cuộc sống. Ngồi ra, các con cịn được
trang bị các kỹ năng để trở thành một người thành đạt như kỹ năng lãnh đạo,
kỹ năng diễn thuyết, kỹ năng tranh biện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

<i><b>2.1.2. Cơ sở vật chất </b></i>



Tổng diện tích trường: 10.000m2.


<i>2.1.2.1. Khối phịng học: </i>


- Có 30 phịng học. Mỗi phịng có diện tích 52m2<sub>. Các phịng học đúng </sub>


quy cách, đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đơng, an
tồn cho giáo viên và học sinh về vệ sinh trường học.


- Mỗi phòng học được trang bị: bàn ghế học sinh, bàn ghế giáo viên; đèn
chống cận bảng chống lóa; hệ thống bảng trượt thơng minh, màn chiếu,
máy chiếu, hệ thống điều hòa trung tâm, hệ thống tủ để đồ của học sinh
và tủ đựng hồ sơ, thiết bị tài liệu cho lớp học.


- Toàn bộ khu vực học tập đều được trang bị hệ thống phòng cháy chữa
cháy hiện đại, đảm bảo an tồn.


<i>2.1.2.2. Khối phịng chức năng và trang thiết bị khác, gồm: </i>


Phòng thiết bị giáo dục; 3 phịng bộ mơn âm nhạc (Piano, Thanh nhạc,
Trống), 2 phịng Mỹ thuật; phịng bộ mơn Vật lý; phịng bộ mơn Hóa – Sinh;
phịng bộ mơn tiếng nước ngồi; phịng nghe nhìn; 4 phịng Tin học, được
trang bị 78 bộ máy tính, phịng Biẻu diễn – Múa, 2 phòng giáo dục rèn luyện
thể chất; nhà thi đấu đa năng với sân bóng rổ được thiết kế theo chuẩn NBA
có diện tích 500m2; bể bơi bốn mùa.


Thư viện: có diện tích 600m2. Có đủ các phương tiện, thiết bị cần thiết
theo quy định về Tiêu chuẩn Thư viện trường phổ thông do Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành, phục vụ tốt hoạt động giảng dạy của giáo viên và học tập


của học sinh. Phòng truyền thống và hoạt động Đồn.


<i>2.1.2.3 Khối phịng hành chính quản trị gồm: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

Sân chơi bằng phẳng, có đồ chơi, ghế ngồi, ô che và cây vườn treo và
cây lấy bóng mát;


Sân thể thao ngồi trời có diện tích khoảng 1000m2, và có sân bóng đá
nhân tạo mini, sân bóng đá cỏ tự nhiên, được trang bị một số dụng cụ thể thao
như vợt cầu lơng, bóng bàn, bóng rổ… phù hợp với lứa tuổi học sinh, giúp
học sinh làm quen với các môn thể thao;


<i><b>2.1.3. Đội ngũ cán bộ, giáo viên </b></i>


<i><b>Bảng 2.1. Số lượng cán bộ, giáo viên trường THPT Olympia </b></i>


TT Nội dung Tổng số BGH GV


1 Đội ngũ


Giáo viên cơ hữu 29 3 26
Giáo viên thỉnh giảng 1 1
Hợp đồng trường 29 3 26


<b>Tổng </b> <b>30 </b> <b>3 </b> <b>27 </b>


2 Trình độ


Trên đại học 12 3 9



Đại học 18 18


Cao đẳng 0 0


Trung cấp 0 0


<b>Tổng </b> <b>30 </b> <b>3 </b> <b>27 </b>


<i>(Nguồn: Báo cáo kế hoạch năm học 2016-2017) </i>


<i><b>2.1.4. Học sinh </b></i>


<i><b>Bảng 2.2. Số lượng học sinh trường THPT Olympia </b></i>


TT Khối Số lớp Số học sinh Ghi chú
1 10 2 62


2 11 2 53
3 12 1 28


<b>Tổng </b> <b>5 </b> <b>142 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

<i><b>2.1.5. Chương trình nhà trường </b></i>


Thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được sự đồng ý cho
phép của các cấp quản lý, trường THPT Olympia chủ động phát triển chương
trình nhà trường phù hợp với điều kiện của nhà trường.


<i><b>2.1.5.1 Các môn học bắt buộc: </b></i>



- Ngữ Văn: được xây dựng thành các chủ đề dựa theo mạch thể loại kết
hợp với văn học sử, phân môn Làm văn luôn được đặt song song như sản
phẩm “đầu ra” của Văn bản và Tiếng Việt. Phương pháp tiếp cận, cách tổ
chức dạy học dưới hình thức Dự án, tạo tình huống, khuyến khích suy nghĩ
độc lập, phát triển các năng lực, phẩm chất. Hình thức dạy học phân hóa được
triển khai qua hoạt động hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học.


- Toán học: được dạy theo khung chương trình của Bộ. Nội dung mơn
học được gắn kết với các nội dung thực tiễn chuẩn bị tốt cho định hướng nghề
nghiệp, tài liệu học tập được khai thác thêm từ các sách nước ngoài, mạng
internet để học sinh được học Toán cả bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Việc
dạy và học Toán được vận dụng đa dạng hình thức nhằm hình thành tư duy
logic và phương pháp tự học.


- Tiếng Anh: sử dụng bộ sách Northstar của nhà xuất bản Pearson, các
sách dạy IELTS của Đại học Cambridge và các phần mềm hỗ trợ cũng như
nguồn tài liệu mở nhằm củng cố vốn từ vựng, ngữ pháp, các kỹ năng nói,
nghe, đọc viết để tham gia kỳ thi IELTS và SAT. Học sinh được phân chia
theo các trình độ của khung tiêu chuẩn Châu Âu: A1, A2, B1, B2 và C1, C2.
Cuối lớp 10 và 11, tuỳ theo trình độ, học sinh sẽ thi IELTS và SAT để làm hồ
sơ xin học bổng. Học sinh tốt nghiệp Olympia được cam kết có điểm IELTS
tối thiểu 6.0.


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

nghiên cứu bài ở nhà, gắn kiến thức trên lớp với thực tiễn, học tập trải nghiệm
khám phá khoa học tạo cơ hội cho học sinh quan sát, thực nghiệm, Các dự án
dạy học liên môn dược đẩy mạnh, học sinh được trải nghiệm với các đề tài
nghiên cứu khoa học.


- Lịch sử, Địa lý bám sát khung chương trình của Bộ, được tổ chức xây
dựng thành các chủ đề trong bộ môn. Một số chủ đề được liên môn với Ngữ


văn và Sinh học trong dự án “Ha Noi & Me” của nhà trường như một hoạt
động học tập trải nghiệm định kì hàng tháng


- Các mơn học kỹ năng (HELP): dinh dưỡng và nấu ăn, giáo dục giới
tính, công nghệ, kỹ năng giao tiếp, giao thoa văn hoá, Chính phủ và Cơng
dân, Kinh tế và Doanh nghiệp.


- Thể dục và thể thao: tập trung phát triển thể chất, sức bền, tinh thần
đồng đội, kỷ luật và bản lĩnh thi đấu. Học sinh lựa chọn chơi các môn thể
thao: điền kinh, bóng đá, bóng chuyền và bóng rổ.


- Cơng nghệ - Thơng tin – Truyền thơng: Học sinh học lập trình, thiết
kế trang web, kỹ năng tìm kiếm và xử lý thơng tin, xây dựng thương hiệu cá
nhân và xử lý khủng hoảng truyền thơng.


- Giáo dục Quốc phịng: mỗi năm học 3 ngày tập trung.


<i>2.1.5.2. Các môn học tự chọn: </i>


- Âm nhạc (nhóm mơn nghệ thuật): giáo dục tình yêu quê hương, đất
nước qua các bài dân ca, những tác giả và tác phẩm nổi tiếng. Ngoài ra, học
sinh được học những tác phẩm nhạc trẻ Việt Nam và nhạc Quốc tế. Đồng
thời, học sinh nắm được những lý thuyết âm nhạc cơ bản và lựa chọn học
chuyên sâu nhạc cụ: ghi ta, trống, piano hoặc thanh nhạc.


- Mỹ thuật: Học sinh được học về các trường phái nghệ thuật, cách cảm
thụ, phát biểu về một tác phẩm hội hoạ cũng như kỹ thuật sử dụng một số chất
liệu như màu nước, acrylic, chì và đất sét để làm ra tác phẩm của riêng mình.


<i>2.1.5.3. Chuyên đề học tập được thể hiện rõ nét trong các môn khoa học tự </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

sản, học tập dự án. Giáo viên các bộ môn phối hợp xây dựng các chuyên đề
học tập tích hợp nội dung hai hay nhiều môn học khác nhau giúp học sinh
hiểu được sự liên kết giữa kiến thức các môn học. Chuyên đề định hướng
nghề nghiệp dành cho học sinh từ lớp 9 – 12 do văn phòng Tư vấn đại học
của trường tổ chức định kỳ với sự tham gia của các giáo viên nước ngoài,
giáo viên Việt Nam tu nghiệp ở nước ngoài, các trường đại học trong và ngồi
nước.


<i><b>2.1.6. Phân phối chương trình </b></i>


<i><b>Bảng 2.3. Phân phối chương trình năm học 2016-2017 </b></i>


Cấp học Trung học phổ thông (60 phút/tiết)


Lớp <b>Lớp 10 </b> <b>Lớp 11 </b> <b>Lớp 12 </b>


Các môn học và
số tiết trung bình


trong 1 tuần của
từng
môn học


Ngữ văn (BB)


2 2 2


Tiếng Anh (BB)



5 5 5


Khoa học xã hội (BB)


2 2 2


Toán (BB)


5 5 5


Khoa học tự nhiên (BB)


3 3 3


Kỹ năng sống và GDCD (BB)


2 2 2


Âm nhạc (TC2)


1 1 1


Mỹ thuật (TC2)


1 1 1


Giáo dục thể chất (BB)


2 2 2



Tin học (BB)


2 2 2


Các môn tự chọn (TC1)


5 5 5


Số tiết/tuần <b>30 </b> <b>30 </b> <b>30 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

<i><b>2.1.7. Tổ chức dạy học </b></i>


Học sinh học 2 buổi/ngày, buổi sáng 3 tiết và buổi chiều 2 tiết. Học
sinh có 30 phút mỗi ngày được bổ sung kiến thức, phụ đạo sau 2 tiết học đầu.
Giờ làm việc với cố vấn trường học là các GVNV từ 15 giờ 10 đến 16
giờ thứ ba và thứ năm hàng tuần. Đây là thời gian dành cho việc phát triển
nhân cách, khi học sinh được trao đổi về những vấn đề quan tâm, cập nhật
tình hình học tập, tháo gỡ khó khăn trong học tập, sinh hoạt, cùng đọc sách và
trao đổi thông tin, v.v.


Trong khung giờ cuối buổi chiều từ 15 giờ 10 đến 16 giờ các ngày thứ hai,
thứ tư và thứ sáu, học sinh có thể chọn và đăng ký sinh hoạt tại 1 Câu lạc bộ theo
sở thích, năng khiếu, ưu điểm của mình như là một hoạt động học tự chọn.


Thời lượng cho mỗi tiết học là 60 phút/tiết. Thời gian nghỉ giữa các tiết
học là 5 phút. Học sinh tự di chuyển đến các phòng học bộ môn theo thời
khố biểu của riêng mình.


<i><b>2.1.8. Lịch năm học </b></i>



<i><b>Bảng 2.4. Lịch năm học 2016-2017 của trường THPT Olympia </b></i>


<b>Week</b> <b>M</b> <b>T</b> <b>W</b> <b>T</b> <b>F</b> <b>S</b> <b>S</b> <b>Main Happenings/</b>


<b>sự kiện chính</b> <b>Week</b> <b>M</b> <b>T</b> <b>W</b> <b>T</b> <b>F</b> <b>S</b> <b>S</b>


<b>Main Happenings/</b>
<b>sự kiện chính</b>


0 25 26 27 28 29 30 31 30/7 orientation for new students/ Định hướng cho HS mới 0 31 1


0 1 2 3 4 5 6 7 2-5/8 orientation days for all/Ngày học định hướng cho tất cả học sinh 1 2 3 4 5 6 7 8 <sub>Meeting parents individually/Gặp PHHS theo cá nhân</sub>


1 8 9 10 11 12 13 14 8/8 Opening ceremony/Lễ tựu trường.


13/8 Parents meeting - M&H/Họp Phụ huynh - cấp Trung học. 2 9 10 11 12 13 14 1511/1 Pyjama day/Ngày mặc đồ ở nhà đến trường14/1 The Stage & OMF


2 15 16 17 18 19 20 21 SGO Election Campaign/Chiến dịch bầu cử SGO


20/8 Parents meeting - Elementary/Họp Phụ huynh - cấp Tiểu học 3 16 17 18 19 20 21 22<sub>18/1 Making Chung cake/Gói bánh chưng</sub>


3 22 23 24 25 26 27 28 0 23 24 25 26 27 28 29


4 29 30 31 1 2 3 4 2/9 National holiday/Nghỉ Quốc Khánh 0 30 31 1 2 3 4 5 20/1-3/2 Tet holiday/Nghỉ tết âm lịch


5 5 6 7 8 9 10 11 9/9 Evening Moon Festival/Lễ hội Trung thu 4 6 7 8 9 10 11 12


6 12 13 14 15 16 17 18 14/9:Youth union congress/Kết nạp Đoàn/ Đội (K5 & K12) 5 13 14 15 16 17 18 19


7 19 20 21 22 23 24 25 6 20 21 22 23 24 25 26<sub>25/2 Planting trees festival/Lễ hội trồng cây</sub>



8 26 27 28 29 30 1 2 7 27 28


9 3 4 5 6 7 8 9 3/10-7/10 term1 assessment/ kiểm tra-đánh giá kỳ 1 7 27 28 1 2 3 4 5


0 10 11 12 13 14 15 16


10&11 Term break for sts/HS nghỉ hết kỳ
12, 13, 14 Olympia Athletics/Đại hội thể thao Olympia;
15/10 walkathon/Đi bộ từ thiện


G 6, 9, 10, 12 Parents meeting/Gặp gỡ PH khối 6, 9, 10, 12


8 6 7 8 9 10 11 12


8/3 Int'l women day celebration/Kỷ niệm ngày QTPN


1 17 18 19 20 21 22 23 Gặp PHHS theo cá nhân/Meeting parents individually 9 13 14 15 16 17 18 19Term 3 Academic assessment/ kiểm tra kỳ 3


18/3 Academic Showcase/Triển lãm học tập Trung học
2 24 25 26 27 28 29 30 28/10 Halloween/Lễ hội Halloween 0 20 21 22 23 24 25 2621,22/3: Primary Field trip/Dã ngoại Tiểu học23, 24/3 Term break/Nghỉ kỳ 3.


Meeting parents G6, 9, 10, 12/Gặp gỡ PH khối 6, 9, 10, 12


3 31 1 2 3 4 5 6 5/11:Hội thảo PHHS K1-4/Parenting workshop G1-4 1 27 28 29 30 31 1 2 30/3 Cold food festival/Làm bánh trôi


Meeting parents individually/Gặp PHHS theo cá nhân


4 7 8 9 10 11 12 13 2 3 4 5 6 7 8 9 6/4 King's day/nghỉ giỗ tổ



5 14 15 16 17 18 19 20 18/11 Teachers' day. All students are off/Ngày nhà giáo VN.HS nghỉ 3 10 11 12 13 14 15 1610/4-23/4: Art Exhibition/Triển lãm MT15/4 Olympia Film Festival/Liên hoan Phim


6 21 22 23 24 25 26 27 25/11 Olympia Spirit 4 17 18 19 20 21 22 23<sub>23/4 Primary Showcase/Triển lãm Tiểu học</sub>


7 28 29 30 5 24 25 26 27 28 29 30


7 28 29 30 1 2 3 4 6 1 2 3 4 5 6 7 1&2 Reunion and May holiday/Nghỉ lễ 30/4 và 1/5


6/5 May Concert/Hoà nhạc tháng 5


8 5 6 7 8 9 10 11 7 8 9 10 11 12 13 14<sub>8/5-12/5 Kiểm tra kỳ 4/Term 4 test</sub>


9 12 13 14 15 16 17 18 12-16/12: Term 2 test/kiểm tra kỳ 2


17/12: Christmas Festival/Lễ hội Giáng Sinh 8 15 16 17 18 19 20 21


0 19 20 21 22 23 24 25 Review & prepare term 3 showcase/Tuần rà soát và chuẩn bị cho showcase kỳ 3.19,20,21/12:G10-12 Military training/Khối 10-12 học Quân sự
G5, 6, 7, 8 Parents meeting/Gặp gỡ PH khối 5, 6, 7, 8


9 22 23 24 25 26 27 2825/5 Closing ceremonies/Tổng kết năm học
26/5 Prom


Year end parent meeting/Họp PH cuối năm


<b>T</b>
<b>ER</b>
<b>M</b>
<b>1</b>
<b>/K</b>
<b>Ỳ</b>


<b>1</b>
<b></b>
<b>-G</b>
<b>O</b>
<b>O</b>
<b>D</b>
<b>H</b>
<b>E</b>
<b>A</b>
<b>LT</b>
<b>H</b>
<b>A</b>
<b>N</b>
<b>D</b>
<b>W</b>
<b>EL</b>
<b>LB</b>
<b>E</b>
<b>IN</b>
<b>G</b>
<b>/S</b>
<b>Ố</b>
<b>N</b>
<b>G</b>
<b>K</b>
<b>H</b>
<b>Ỏ</b>
<b>E</b>
<b>V</b>
<b>À</b>

<b>LÀ</b>
<b>N</b>
<b>H</b>
<b>M</b>
<b>Ạ</b>
<b>N</b>
<b>H</b>
<b>T</b>
<b>ER</b>
<b>M</b>
<b>3</b>
<b>/K</b>
<b>Ỳ</b>
<b>3</b>
<b></b>
<b>-R</b>
<b>ES</b>
<b>P</b>
<b>O</b>
<b>N</b>
<b>SI</b>
<b>B</b>
<b>LE</b>
<b>C</b>
<b>O</b>
<b>N</b>
<b>SU</b>
<b>M</b>
<b>P</b>
<b>T</b>

<b>IO</b>
<b>N</b>
<b>/T</b>
<b>IÊ</b>
<b>U</b>
<b>D</b>
<b>Ù</b>
<b>N</b>
<b>G</b>
<b>T</b>
<b>R</b>
<b>Á</b>
<b>C</b>
<b>H</b>
<b>N</b>
<b>H</b>
<b>IỆ</b>
<b>M</b>


<b>September 2015</b> <b>February 2017</b>


<b>October 2015</b> <b>March 2017</b>


<b>T</b>
<b>ER</b>
<b>M</b>
<b>2</b>
<b>/K</b>
<b>Ỳ</b>
<b>2</b>


<b></b>
<b>-SO</b>
<b>C</b>
<b>IA</b>
<b>L</b>
<b>IN</b>
<b>C</b>
<b>LU</b>
<b>SI</b>
<b>V</b>
<b>IT</b>
<b>Y</b>
<b>/C</b>
<b>Ơ</b>
<b>N</b>
<b>G</b>
<b>B</b>
<b>Ằ</b>
<b>N</b>
<b>G</b>
<b>X</b>
<b>Ã</b>
<b>H</b>
<b>Ộ</b>
<b>I</b>
<b>T</b>
<b>E</b>
<b>R</b>
<b>M</b>
<b>4</b>

<b>/K</b>
<b>Ỳ</b>
<b>4</b>
<b></b>
<b>-C</b>
<b>LI</b>
<b>M</b>
<b>A</b>
<b>T</b>
<b>E</b>
<b>A</b>
<b>C</b>
<b>T</b>
<b>IO</b>
<b>N</b>
<b>/H</b>
<b>À</b>
<b>N</b>
<b>H</b>
<b>Đ</b>
<b>Ộ</b>
<b>N</b>
<b>G</b>
<b>V</b>
<b>ÌB</b>
<b>IẾ</b>
<b>N</b>
<b>Đ</b>
<b>Ổ</b>
<b>I</b>

<b>K</b>
<b>H</b>
<b>Í</b>
<b>H</b>
<b>Ậ</b>
<b>U</b>
<b>April 2017</b>


<b>December 2016</b> <b>May 2017</b>


<b>November 2015</b>


<b>July - August 2015</b> <b>January 2017</b>


<b>ACADEMIC CALENDAR 2016-2017 FOR STUDENTS & PARENTS</b>
<b>LỊCH NĂM HỌC 2016-2017 DÀNH CHO HỌC SINH & PHỤ HUYNH</b>


<i><b>Code/ghi chú:</b></i> <i>Events/sự kiện</i> <i>Holidays/Ngày nghỉ</i> <i>Extended Learning lab</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

<b>2.2. Giới thiệu hoạt động khảo sát </b>


<i><b>2.2.1. Mục đích khảo sát </b></i>


Hoạt động khảo sát được tiến hành nhằm:


- Tìm hiểu thực trạng việc tổ chức và quản lý hoạt động trải nghiệm tại
trường THPT Olympia.


- Phân tích, đánh giá thực trạng để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt
động trải nghiệm tại trường THPT Olympia.



<i><b>2.2.2. Đối tượng khảo sát </b></i>


Hoạt động khảo sát được thực hiện trên các đối tượng gồm: cán bộ
quản lý (phó hiệu trưởng, tổ trưởng), giáo viên và học sinh trường THPT
Olympia với số lượng như sau:


- 3 Giám hiệu


- 27 giáo viên (bao gồm 6 quản lý)
- 142 học sinh


<i><b>2.2.3 Nội dung khảo sát </b></i>


- Thực trạng tổ chức các hoạt động trải nghiệm tại trường THPT
Olympia.


- Thực trạng công tác quản lý hoạt động trải nghiệm tại trường THPT
Olympia.


- Thuận lợi, khó khăn trong tổ chức và quản lý hoạt động trải nghiệm.


<i><b>2.2.4. Phương pháp khảo sát </b></i>


- Phương pháp phỏng vấn


- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp quan sát


- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi



- Phương pháp thống kê và xử lý kết quả trên excel.


<b>2.3. Thực trạng hoạt động trải nghiệm tại trƣờng THPT Olympia </b>


<i><b>2.3.1. Thực trạng hoạt động trải nghiệm sáng tạo </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

chú trọng tạo ra nhiều cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát triển các kỹ năng
lãnh đạo, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giải quyết vấn đề thông qua các hoạt động
tập thể, các sự kiện văn hoá, nghệ thuật, thể thao và phục vụ cộng đồng.


Nghiên cứu lịch năm học của trường THPT Olympia cho thấy ngoài
tuần sinh hoạt tập thể đầu năm học, cứ sau chín tuần học tập thì có một tuần
dành cho các hoạt động trải nghiệm sáng tạo quy mơ lớn. Bên cạnh đó, cịn có
các sự kiện kéo dài suốt trong năm học, cụ thể như sau:


<i><b>Bảng 2.5. Lịch hoạt động trải nghiệm sáng tạo </b></i>


Tháng Hoạt động Tháng Hoạt động


8 Tuần định hướng – Dã ngoại 1 Pajama Day


Khai giảng Olympia The Stage


9 Trung thu Gói bánh chưng


10 Đại hội thể thao 2 Lễ hội trồng cây


Walkathon 3 Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3



Halloween Triển lãm học tập


11 Ngày Nhà giáo VN 4 Triển lãm Mỹ thuật


Thi tài năng âm nhạc Olympia Spirit Liên hoan phim


12 Lễ hội Giáng sinh 5 Hoà nhạc tháng 5


<i>(Nguồn: tổng hợp từ lịch năm học) </i>


Cô giáo NKO, tổng phụ trách nhà trường, cho biết mỗi kỳ học (9 tuần)
lại có những chủ đề riêng gắn với mục tiêu phát triển bền vững là chủ đề
chung của năm học nhằm phát triển các giá trị cốt lõi mà nhà trường theo đuổi
là Tôn trọng, Trung thực, Cống hiến, Thấu hiểu, Tự hào và Hoàn thiện. Các
sự kiện được giao cho học sinh các khối lớp tổ chức để các con được thực
hành các kỹ năng lãnh đạo, tổ chức, hợp tác và giải quyết vấn đề. Sự kiện còn
là cơ hội để gắn kết học sinh trong trường với nhau, huy động sự tham gia của
cha mẹ và các tổ chức xã hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

lớp, các câu lạc bộ, các hoạt động xã hội, hướng nghiệp và tham quan, dã
ngoại cũng được tổ chức hết sức sinh động, sáng tạo và thực chất.


Mỗi tuần, học sinh có một buổi sinh hoạt dưới cờ do chính hội học sinh
tổ chức với những nội dung mang tính thực tế và cập nhật, thu hút mối quan
tâm của các bạn như thông tin về các sự kiện mới trong nước và quốc tế,
khách mời từ các trường đại học tới tư vấn và phỏng vấn học bổng du học,
biểu diễn các tiết mục văn nghệ của ban nhạc trường... Hoạt động này cũng là
cơ hội cho nhiều bạn học sinh được trải nghiệm vai trò làm MC, rèn luyện kỹ
năng nói trước đám đơng và tăng thêm sự tự tin.



Các hoạt động ngoài giờ lên lớp được đưa vào thời gian biểu như sau:


<i><b>Bảng 2.6. Lịch một ngày của học sinh trung học </b></i>


<b>Giờ </b> <b>Tiết </b> Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu


7.00-7.30 HS đến trường


7.30-8.00 Ăn sáng


8.00-9.00 Tiết 1 Học tập Học tập Học tập Học tập Học tập


9.05-10.05 Tiết 2 Học tập Học tập Học tập Học tập Học tập


10.10-10.50 Chào cờ Conference/Giờ trao đổi


10.55-11.55 Tiết 3 Học tập Học tập Học tập Học tập Học tập


12.00-12.50 Lunch time/Ăn trưa Học tập Học tập


12.55-13.55 Tiết 4 Học tập Học tập Học tập Học tập Học tập


14.00-15.00 Tiết 5 Học tập Học tập Học tập Học tập Học tập


15.05-16.00 Câu lạc bộ Giờ cố vấn Câu lạc bộ Giờ cố vấn Câu lạc bộ


16.05-16.15 Giờ ăn nhẹ


16.15 Ra về



<i>(Nguồn: Kế hoạch năm học) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

trường THPT khác, đặc biệt là những trường học một buổi/ngày với quỹ thời
gian hạn hẹp chỉ chủ yếu tập trung cho hoạt động học tập.


Trả lời phỏng vấn của tác giả về nội dung hoạt động câu lạc bộ, Cô
<i>BTH, phụ trách câu lạc bộ của trường chia sẻ: “Đây là khoảng thời gian đặc </i>


<i>biệt trong ngày dành cho các Dự án, đội tuyển, câu lạc bộ hoạt động với sự </i>
<i>da dạng về hình thức và ngôn ngữ ở nhiều lĩnh vực như Thể thao, Nghệ thuật, </i>
<i>Văn hoá, Định hướng nghề nghiệp…Các hoạt động trong khoảng thời gian </i>
<i>này nhằm mục tiêu tạo cơ hội cho học sinh thể hiện tài năng, sở thích, trải </i>
<i>nghiệm để hoàn thiện khả năng hợp tác, lãnh đạo, dự án cộng đồng, tiếp cận </i>
<i>các vấn đề toàn cầu với mục tiêu phát triển bền vững, tự tin tham gia các </i>
<i>cuộc thi trong nước và quốc tế”. Được biết, 100% học sinh đăng ký tham gia </i>


các câu lạc bộ và rất hào hứng tham gia vì được tự lựa chọn hoạt động phù
hợp với khả năng và sở thích của mình.


Bàn về hoạt động chủ nhiệm – cố vấn trường học, cô NTMH – phụ
trách chương trình cho biết, nội dung chính xun suốt từ lớp 10 đến lớp 12 là
đào tạo “giá trị sống” và kỹ năng “tự chủ” cho học sinh. Với đặc thù là một
trường liên cấp từ tiểu học đến THPT, nên đây là những nội dung được tiếp
nối từ những cấp học trước. Học sinh đã có những kiến thức và kỹ năng nhất
định nên các hoạt động trong giờ sinh hoạt nhóm cũng được giao cho các em
tự tổ chức, các thầy cơ chủ yếu giữ vai trị định hướng và kiểm tra, đánh giá.


Khảo sát trên học sinh về mức độ yêu thích và giá trị các hoạt động trải
nghiệm sáng tạo mang lại cho thấy những kết quả rất đáng khích lệ:



</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

Có tới 95% học sinh được hỏi rất thích các hoạt động sự kiện và khơng
có em nào khơng thích, đứng đầu danh sách các hoạt động TNST được học
sinh yêu thích. Hoạt động tiếp theo trong danh sách là câu lạc bộ với 82% em
rất thích. Giờ chào cờ và hoạt động với cố vấn trường học cùng có tỷ lệ học
sinh rất thích là 55%, số cịn lại trả lời là thích. Như vậy, 100% học sinh được
hỏi đều yêu thích các hoạt động TNST của nhà trường.


Từ các nghiên cứu trên, có thể kết luận rằng hoạt động trải nghiệm sáng
tạo tại trường THPT Olympia rất phong phú, đa dạng và sáng tạo. Học sinh
yêu thích và nhiệt tình tham gia các hoạt động, giúp hình thành và phát triển
nhân cách một cách tồn diện.


<i><b>2.3.2. Thực trạng hoạt động học tập trải nghiệm </b></i>


Trường THPT Olympia là một trong số ít các trường được Bộ Giáo dục
và Đào tạo cho phép phát triển chương trình nhà trường theo định hướng phát
triển năng lực học sinh theo công văn 791/BGD-ĐT từ năm học 2013 – 2014.
Trường đã chỉ đạo nghiên cứu xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng đảm
bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình giáo dục phổ
thơng, giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạy học
trong mỗi mơn học và các chủ đề tích hợp, liên môn, đồng thời xây dựng kế
hoạch dạy học phù hợp với các chủ đề và theo phương pháp bàn tay nặn bột.
Kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn, giáo viên được lãnh đạo nhà trường
phê duyệt trước khi thực hiện.


Trên cơ sở kế hoạch dạy học đã được phê duyệt, giáo viên có thể thiết
kế tiến trình dạy học cụ thể cho mỗi chủ đề mà không nhất thiết phải theo tiết
trong sách giáo khoa. Mỗi chủ đề có thể được thực hiện ở nhiều tiết học, các
nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong hoặc ngoài giờ trên lớp.
Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp,


trường đã chỉ đạo giáo viên chú trọng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở
ngoài lớp học và ở nhà.


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

chức dạy học phân hóa theo năng lực của học sinh, tổ chức hoạt động trải
nghiệm sáng tạo gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương. Giáo viên được
giao quyền chủ động, sáng tạo trong tổ chức hoạt động dạy và học, kết hợp
linh hoạt các phương pháp truyền thống và hiện đại theo một nguyên tắc nhất
quán “không áp đặt”, thúc đẩy sự tích cực, kích thích năng lực tư duy chủ
động và sáng tạo của học sinh.


Trường đã chỉ đạo thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học và
vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh theo tinh thần Công văn số
3535/BGDĐT-GDTrH ngày 27/5/2013 về áp dụng phương pháp "Bàn tay nặn
bột" và các phương pháp dạy học tích cực khác; đẩy mạnh việc vận dụng dạy
học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành, dạy học theo dự án trong
các mơn học; tích cực ứng dụng cơng nghệ thơng tin phù hợp với nội dung bài
học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tập trung
dạy cách học, cách nghĩ; bảo đảm cân đối giữa trang bị kiến thức, rèn luyện kĩ
năng và định hướng thái độ, hành vi cho học sinh; chú ý việc tổ chức dạy học
phân hoá phù hợp các đối tượng học sinh khác nhau.


Trường đặc biệt chú ý chỉ đạo thực hiện đa dạng hóa các hình thức học
tập, chú ý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học
sinh; sử dụng các hình thức dạy học trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin
và truyền thông như: dạy học trực tuyến, trường học kết nối...


Các phương pháp được đặc biệt khuyến khích bao gồm: Inquiry based
learning (học tập khám phá); blended learning (học tập hỗn hợp với lớp học
đảo ngược (Flipped classroom); project-based learning (học tập dự án) và


Experiential learning (học tập trải nghiệm).


<i>2.3.2.1 Các hoạt động học tập trải nghiệm tại trường Olympia </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

<i><b>Bảng 2.7. Các hoạt động học tập trải nghiệm được tổ chức tại Olympia </b></i>


Hoạt động Số lượng %


Thực hành 27 100%


Nghiên cứu bài trước ở nhà. 22 81%


Nghiên cứu khoa học 22 81%


Tổ chức hội thảo 27 100%


Đi thực tế theo môn học 27 100%
Đi thực tế cùng môn khác 27 100%


<i><b>Biểu đồ 2.2. Các hoạt động học tập trải nghiệm được tổ chức tại Olympia </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

học xã hội (Văn, Sử, Địa) hoặc đơi khi với các mơn khác như Tốn với Mỹ
thuật, ICT hoặc Văn, GDCD, Âm nhạc, Tiếng Anh...


<i>2.3.2.2. Mức độ tổ chức các hoạt động học tập trải nghiệm </i>


<i><b>Bảng 2.8. Mức độ thực hiện các hoạt động học tập trải nghiệm </b></i>


Hoạt động Mức độ thực hiện



1 lần/
tuần


> 1 lần/
tuần


1 lần/
tháng


> 1 lần/
tháng


1 lần/
học kỳ


> 1 lần/
học kỳ


Không
tổ chức


Thực hành 100%


Nghiên cứu bài
trước ở nhà.


100%
Nghiên cứu khoa


học



75% 20% 5%


Tổ chức hội thảo 15% 80% 5%


Đi thực tế theo
môn học


5% 20% 75%


Đi thực tế cùng
môn khác


15% 75% 10%


Kết quả khảo sát cho thấy tần suất tổ chức các hoạt động học tập trải
nghiệm khá dày. Đối với hoạt động thực hành và nghiên cứu bài trước ở nhà,
100% giáo viên đều triển khai hàng tuần trong mơn học của mình. Đây là
phương pháp học tích cực giúp người học chủ động và hiểu bài hơn, dễ tổ
chức và thường được giáo viên sử dụng ở hầu hết các bộ môn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

Đi thực tế theo môn học và cùng bộ môn khác (liên môn) là hai hoạt
động được 100% giáo viên tổ chức với những mức độ khác nhau. Có 5% giáo
viên tổ chức học thực tế theo môn mỗi tháng một lần và cũng trong tháng học
sinh tham gia đi thực tế liên môn của 15% thầy cô trong trường. Mỗi học kỳ,
có tới 95% giáo viên tổ chức đi thực tế theo mơn học, trong đó 75% đi hơn 1
lần/kỳ. Bên cạnh đó, các chuyến đi liên mơn cũng được tổ chức bởi 75% số
giáo viên mỗi kỳ một lần và 10% từ hai chuyến trở lên. Những con số này cho
thấy sự “bội thực” của các hoạt động học tập trải nghiệm, đặc biệt là hoạt
động đi thực tế ra bên ngoài, gây ra sự “quá tải” đối với học sinh và những


khó khăn với giáo viên mà sẽ được đề cập tới trong phần sau. Thực trạng này
đặt ra bài toán ngược đối với đội ngũ quản lý, thay vì phải động viên, khuyến
khích giáo viên tích cực tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm thì phải có
biện pháp quản lý nhằm giảm thiểu sự chồng chéo và tăng tính hiệu quả của
các hoạt động này.


<i>2.3.2.3. Sự tham gia của các lực lượng trong và ngoài trường vào hoạt động </i>
<i>trải nghiệm. </i>


<i><b>Biểu đồ 2.3: Sự tham gia của các lực lượng trong và ngoài trường vào </b></i>
<i><b> hoạt động trải nghiệm </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

hầu hết các lực lượng trong nhà trường. 100% giáo viên đã trả lời họ có được
sự tham gia của học sinh, Tổ trưởng, đồng nghiệp, khối hỗ trợ dịch vụ và
truyền thông. Đây là một điều kiện vô cùng thuận lợi đối với cơng tác dạy học
trong nhà trường nói chung và tổ chức hoạt động trải nghiệm nói riêng. Điều
này cũng cho thấy Nhà trường đã quán triệt chủ trương tới tất cả các phòng
ban và mọi người đều đồng lòng ủng hộ kế hoạch của trường.


Có rất ít (11%) giáo viên đã huy động được sự tham gia của Ban giám
hiệu và chỉ có chín người, chiếm 33% giáo viên thuyết phục được phụ huynh
học sinh cùng tham gia. Vấn đề này khá phổ biến khi đội ngũ Ban giám hiệu
có rất nhiều công việc phải làm và tuy là người lập kế hoạch và tổ chức, chỉ
đạo chuyên môn nhưng họ ít có thời gian để cùng tham gia với giáo viên và
học sinh. Huy động sự tham gia của phụ huynh học sinh cũng là một bài toán
khó, nhất là đối với các phụ huynh của trường Olympia bởi phần lớn họ là
những người giữ chức vụ cao hoặc là chủ của các doanh nghiệp. Ngoài ra,
khác với các phụ huynh phương Tây, phụ huynh Việt Nam thường e ngại khi
tham gia các hoạt động cùng con em mình. Tuy nhiên, nếu có các biện pháp
quản lý phù hợp Nhà trường sẽ phát huy được nguồn lực dồi dào này từ phụ


huynh học sinh.


<i>2.3.2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong q trình tổ chức hoạt động trải </i>
<i>nghiệm. </i>


<i><b>Bảng 2.9. Ý kiến của giáo viên về thuận lợi và khó khăn trong q trình tổ </b></i>
<i><b>chức hoạt động trải nghiệm </b></i>


Vấn đề


Thuận lợi Khó khăn
Số


lượng %


Số


lượng %


Định hướng của nhà trường 27 100%


Qui định về thời gian tổ chức các hoạt


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

Sự phối hợp với các bộ môn khác 27 100%


Phê duyệt kế hoạch của BGH 15 56% 12 44%


Sự hỗ trợ về nhân sự khi đi thực tế 27 100%



Sự hỗ trợ về tài chính 27 100%


Trang thiết bị 27 100%


Địa điểm trải nghiệm thực tế 19 70% 8 30%


Trình độ học sinh 24 89% 3 11%


Sự ủng hộ của PHHS 27 100%


Hình thức tổ chức 25 93% 2 7%


Kiểm tra, đánh giá 25 93% 2 7%


Kết quả khảo sát về thuận lợi và khó khăn trong quá trình tổ chức trải
nghiệm phản ánh khá tương đồng với kết quả về huy động sự tham gia của
các lực lượng trong và ngoài trường. Như đã phân tích ở trên, nhờ có định
hướng tốt và sự quán triệt triển khai đến tồn bộ các phịng ban trong trường
nên 100% giáo viên đều thấy thuận lợi khi phối hợp với các bộ môn khác,
được sự hỗ trợ về nhân sự, tài chính và trang thiết bị. Số liệu 100% giáo viên
thấy thuận lợi với sự ủng hộ của phụ huynh học sinh có vẻ như trái ngược với
tỷ lệ 33% người huy động được sự tham gia của họ. Giải thích về sự “thiếu
logic” này, các giáo viên cho biết phụ huynh rất ủng hộ việc tổ chức các hoạt
động học tập trải nghiệm cho học sinh nhưng họ gặp khó khăn về thời gian và
các kỹ năng cần thiết để cùng tham gia với nhà trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

về thời gian cho các hoạt động trải nghiệm thực tế với 67% giáo viên còn gặp
khó khăn.


<i>2.3.2.5 Hiệu quả của hoạt động trải nghiệm với học sinh. </i>



Để đánh giá hiệu quả của hoạt động trải nghiệm với học sinh, tác giả đã
tiến hành khảo sát cả học sinh và giáo viên nhằm có được thơng tin từ cả
người tổ chức và đối tượng thụ hưởng.


Để đo lường mức độ hứng thú của học sinh với những hoạt động trải
<i>nghiệm mà giáo viên tổ chức như đã trình bày trong mục (a), tác giả đã đưa ra </i>
bốn mức độ: rất thích, thích, bình thường và khơng thích để hỏi 142 học sinh
và thu được kết quả như sau:


<i><b>Bảng 2.10. Mức độ yêu thích của học sinh với các hoạt động trải nghiệm </b></i>


Hoạt động Rất thích Thích Bình thường


Khơng
thích


Số


lượng %


Số


lượng %


Số


lượng %



Số
lượng %


Thực hành 142 100%


Nghiên cứu bài trước ở nhà 116 82% 26 18%


Nghiên cứu khoa học 121 85% 21 15%


Tổ chức Hội thảo 32 23% 110 77%


Đi thực tế theo môn học 142 100%


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

<i><b>Biểu đồ 2.4: Ý kiến học sinh về các hoạt động học tập trải nghiệm </b></i>


Kết quả khảo sát cho thấy 100% các em đều rất thích thực hành và đi
thực tế theo mơn học. Cũng là đi thực tế nhưng với hình thức liên mơn thì có
11 em đánh giá là “thích” thay vì “rất thích”. Nghiên cứu bài trước ở nhà
tưởng là một hoạt động ít được hưởng ứng nhưng vẫn nhận được sự nhiệt tình
của học sinh với 82% rất thích và 18% thích, và nằm trong nhóm ba hoạt
động được yêu thích.


Nghiên cứu khoa học và tổ chức hội thảo là hai hoạt động kém được
u thích hơn nhưng vẫn khơng có em nào trả lời “khơng thích”. Nghiên cứu
khoa học là một hoạt động tương đối khó đối với học sinh phổ thơng nhưng
có tới 85% các em “thích” và 25% thấy “bình thường”. Tổ chức hội thảo chỉ
thu hút được 23% các em u thích, số cịn lại tham gia nhưng không thực sự
hào hứng lắm với hoạt động này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

<i><b>Bảng 2.11. So sánh đánh giá của giáo viên và học sinh về hiệu quả của </b></i>


<i><b>hoạt động trải nghiệm sáng tạo đối với học sinh. </b></i>


Tiêu chí


Mức độ


Rất tốt Tốt Bình thường Khơng tốt


GV HS GV HS GV HS GV HS


Sự hứng thú của HS 100% 100%


Sự chủ động học tập


của HS 100% 100%


Khả năng vận dụng
kiến thức để giải quyết
vấn đề


90% 100% 10%


Sự sáng tạo 93% 100% 7%


Khả năng ghi nhớ 100% 100%


Kỹ năng phân tích, giải


thích 100% 100%



Kỹ năng trình bày,


thuyết trình 37% 90% 37% 10% 26%


Kỹ năng hợp tác nhóm 100% 100%


Kỹ năng tổ chức 22% 22% 78% 78%


Tinh thần tập thể 78% 22% 85% 15%


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

<i><b>Biểu đồ 2.6: Đánh giá của học sinh về hiệu quả của hoạt động học tập trải </b></i>
<i><b>nghiệm đối với học sinh. </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

trong lớp ở mức bình thường, khơng có học sinh nào đánh giá ở mức “rất tốt”
cịn các thầy cơ giáo thì lại có tới 78% người cho điểm ở mức “rất tốt” và
22% ở mức “Tốt”. Đánh giá về khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết
vấn đề, các thầy cơ khắt khe hơn vì 100% giáo viên đánh giá là “tốt” cịn học
sinh thì lại có tới 90% đánh giá là “rất tốt” và 10% là “tốt.


Nhìn chung, tuy có những mức độ khác nhau ở một số tiêu chí nhưng
kết quả khảo sát cả ở trên giáo viên và học sinh đều đánh giá cao tính hiệu
quả của các hoạt động học tập trải nghiệm đối với học sinh. Học sinh hứng
thú, chủ động hơn với việc học, phát huy được khả năng sáng tạo, các kỹ
năng tư duy và giải quyết vấn đề.


<b>2.4. Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm tại trƣờng Olympia </b>


<i><b>2.4.1 Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo </b></i>


Để khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động TNST, tác giả cũng


đã tiến hành hỏi các giáo viên trong trường về việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ
đạo và kiểm tra đánh giá của cán bộ quản lý đối với hoạt động TNST.


<i><b>Bảng 2.12. Ý kiến của giáo viên về công tác quản lý hoạt động TNST </b></i>


Nội dung quản lý Đánh giá


Rất tốt Tốt Bình
thường


Khơng tốt


Công tác lập kế hoạch 7 20


Công tác tổ chức 17 10


Công tác chỉ đạo (lãnh đạo) 22 5


Công tác kiểm tra, đánh giá 5 21 1


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

Qua phỏng vấn giáo viên Tổng phụ trách và một số giáo viên chủ
nhiệm khối được biết các hoạt động trải nghiệm sáng tạo đều do học sinh trực
tiếp làm ban tổ chức, lập kế hoạch, điều hành và kiểm tra, đánh giá.


Nhà trường đã thực sự quan tâm và đầu tư nguồn lực cho hoạt động này từ
việc đưa các sự kiện lớn vào lịch năm học từ đầu, cho tới phân bổ quỹ thời
gian dành riêng cho hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong phân phối chương
trình cũng như thời gian biểu hàng ngày.


<i><b>2.4.2. Thực trạng quản lý hoạt động học tập trải nghiệm </b></i>



Để thực hiện nội dung này, trường đã tổ chức quán triệt cho toàn thể
cán bộ giáo viên của trường, giao nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chuyên môn
thực hiện việc rà sốt chương trình các mơn học, đối chiếu với mục tiêu, điều
kiện cơ sở vật chất của trường để xây dựng chương trình cho phù hợp.


Trường đã cho giáo viên nghiên cứu các chương trình của một số nước
để vận dụng vào việc xây dựng chương trình nhà trường. Trường đã cử giáo
viên đến một số trường trung học là các đối tác của trường để xem xét việc
xây dựng chương trình của các nước khác, từ đó vận dụng để xây dựng và
hồn thiện chương trình của trường.


Trường đã chỉ đạo trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn đưa nội
dung trao đổi, rà sốt về chương trình nhà trường. Hàng năm có rà sốt để
điều chỉnh và hồn thiện chương trình.


Nhà trường có chính sách trong việc động viên khen thưởng giáo viên
có thành tích tốt trong việc xây dựng chương trình nhà trường. Để chương
trình ln được cập nhật, trường đã thường xuyên trao đổi với giáo viên nước
ngoài đang giảng dạy tại trường và giáo viên các trường phổ thông khác để
cập nhật thông tin.


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

<i>2.4.2.1 Về công tác lập kế hoạch </i>


<i><b>Bảng 2.13. Đánh giá của giáo viên về công tác lập kế hoạch </b></i>


<b>Nội dung quản lý </b>


<b>Mức độ </b>



Rất tốt Tốt Bình


thường Chưa tốt
SL % SL % SL % SL %
Cụ thể hoá nhiệm vụ năm học và


qui chế chuyên môn 14 52% 13 48%
Tổ chức hướng dẫn về xây dựng kế


hoạch trải nghiệm 8 30% 9 33% 10 37%
Qui định cụ thể về thời lượng và


thời gian cho từng môn học. 3 11% 23 85% 1 4%
Yêu cầu giáo viên nắm vững


chương trình và lựa chọn nội dung
trải nghiệm


24 89% 2 7% 1 4%


<i><b>Biểu đồ 2.7: Đánh giá của giáo viên về công tác lập kế hoạch </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

nhiên, có 37% giáo viên thấy rằng công tác tổ chức hướng dẫn xây dựng kế
hoạch trải nghiệm chưa thực sự tốt, hai phần ba còn lại đánh giá tốt và rất tốt.
Điểm yếu nhất trong công tác lập kế hoạch là qui định cụ thể về thời lượng và
thời gian cho từng môn học, chỉ có 3 giáo viên hài lịng, phần lớn giáo viên –
tới 85% chưa đánh giá cao công tác này và 4% còn cho là chưa tốt.


<i>2.4.2.2 Về công tác tổ chức, triển khai hoạt động trải nghiệm </i>



<i><b>Bảng 2.14. Đánh giá của giáo viên về công tác tổ chức, triển khai </b></i>


<b>Nội dung quản lý </b>


<b>Mức độ </b>


Rất tốt Tốt Bình


thường Chưa tốt
SL % SL % SL % SL %
Đưa ra những qui định cụ thể về


hình thức và phương pháp tổ chức
hoạt động trải nghiệm


3 12% 22 81% 2 7%


Hướng dẫn cách phối hợp với các


phòng ban để triển khai kế hoạch 2 7% 24 89% 1 4%


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

Nhà trường đã có những yêu cầu cụ thể đối với giáo viên về nghiên cứu
chương trình, lựa chọn nội dung trải nghiệm. Các tổ bộ môn đã cùng nhau
phối hợp, lập kế hoạch trải nghiệm liên môn và 96% giáo viên đánh giá cao
hoạt động này, trong đó 89% cho là rất tốt. Cũng với tỷ lệ này, các thầy cơ
cho rằng mình đã được hướng dẫn cách phối hợp với các phòng ban để triển
khai kế hoạch rất tốt. Đánh giá về việc đưa ra các qui định cụ thể về hình thức
và phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, 81% giáo viên cho điểm tốt
và 12% cho là rất tốt, chỉ có 7% thấy bình thường.



<i>2.4.2.3 Về công tác chỉ đạo triển khai hoạt động trải nghiệm </i>


<i><b>Bảng 2.15. Đánh giá của giáo viên về công tác chỉ đạo </b></i>


<b>Nội dung quản lý </b>


<b>Mức độ </b>


Rất tốt Tốt Bình


thường Chưa tốt
SL % SL % SL % SL %
Khuyến khích, hỗ trợ giáo viên


tham gia các kỳ thi GVST và Tích
hợp, liên môn.


21 77% 5 19% 1 4%


Khen thưởng và vinh danh các


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

Đối với công tác động viên, khuyến khích và thi đua, khen thưởng các
giáo viên nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động trải nghiệm, Ban giám
hiệu đã có những biện pháp khá hiệu quả và được tập thể cán bộ, giáo viên
đánh giá cao. 100% đội ngũ hài lịng với chính sách khen thưởng và vinh
danh các thành tích giáo viên, trong đó 93% cho điểm rất tốt. Cơng tác
khuyến khích, hỗ trợ giáo viên tham gia các kỳ thi Giáo viên sáng tạo và Tích
hợp, liên mơn cũng được đánh giá cao với 96% giáo viên cho điểm từ tốt đến
rất tốt và khơng có ai đánh giá là chưa tốt.



<i>2.4.2.4 Về công tác kiểm tra, đánh giá </i>


<i><b>Bảng 2.16. Đánh giá của giáo viên về công tác kiểm tra, đánh giá </b></i>


<b>Nội dung quản lý </b>


<b>Mức độ </b>


Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt
SL % SL % SL % SL %
Sử dụng kết quả kiểm tra kế hoạch


để đánh giá xếp loại GV 2 7% 21 78% 3 11% 1 4%
Tổ chuyên môn kiểm tra và phê


duyệt kế hoạch trải nghiệm 24
89


% 3 11%
Đánh giá hoạt động qua dự giờ và


khảo sát học sinh 2 7% 22 81% 3 12%


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

Tổ chuyên môn đã làm tốt công tác kiểm tra và phê duyệt kế hoạch trải
nghiệm và được 100% giáo viên đánh giá từ tốt đến rất tốt. Tuy nhiên, việc sử
dụng kết quả kiểm tra để đánh giá, xếp loại giáo viên lại chưa nhận được sự
đồng tình của tất cả mọi người. Có 11% giáo viên khơng đánh giá cao hoạt
động này và 4% thấy chưa tốt. Đây là một trong những nội dung cần được
quan tâm hơn trong công tác kiểm tra, đánh giá.



Công tác kiểm tra, đánh giá thực tế triển khai và hiệu quả của các hoạt
động dạy học trải nghiệm được tiến hành thường xuyên, thông qua hoạt động
dự giờ và khảo sát học sinh. Hầu hết các giáo viên đều cho rằng Ban giám
hiệu đã làm tốt công việc này với 7% đánh giá rất tốt, 81% cho điểm tốt và
12% thấy bình thường, khơng có ai cho điểm chưa tốt ở lĩnh vực này.


<i>2.4.2.5 Về công tác bồi dưỡng đội ngũ </i>


<i><b>Bảng 2.17. Đánh giá của giáo viên về công tác bồi dưỡng đội ngũ </b></i>


<b>Nội dung quản lý </b>


<b>Mức độ </b>


Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt
SL % SL % SL % SL %
Bồi dưỡng nghiệp vụ, năng lực cho


giáo viên. 2 7% 23 86% 2 7%
Góp ý nội dung, phương pháp,


hình thức tổ chức cho giáo viên. 15
56


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

<i><b>Biểu đồ 2.11: Đánh giá của giáo viên về công tác bồi dưỡng đội ngũ </b></i>


Thông qua hoạt động kiểm tra, phê duyệt kế hoạch và trực tiếp dự giờ
giáo viên, Ban giám hiệu đã góp ý kịp thời về nội dung, phương pháp và hình
thức tổ chức hoạt động trải nghiệm, giúp giáo viên có những điều chỉnh và
nâng cao chất lượng dạy học. 100% hài lòng với việc làm này và đánh giá từ


tốt đến rất tốt. Các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ và năng lực cho
giáo viên cũng được chú trọng và được đánh giá cao với 86% cho điểm tốt,
7% rất tốt và số còn lại đánh giá là bình thường.


<i>2.4.2.6 Về cơng tác tun truyền, phối hợp với các lực lượng bên ngoài nhà </i>
<i>trường </i>


<i><b>Bảng 2.18. Đánh giá của giáo viên về công tác tuyên truyền, phối hợp </b></i>


<b>Nội dung quản lý </b>


<b>Mức độ </b>


Rất tốt Tốt Bình


thường Chưa tốt
SL % SL % SL % SL %
Tuyên truyền các hoạt động có


hiệu quả. 15 56% 12 44%
Phối hợp với PHHS 3 11% 23 85% 1 4%
Phối hợp với các tổ chức, cơ quan


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

<i><b>Biểu đồ 2.12: Đánh giá của giáo viên về công tác tuyên truyền, phối hợp </b></i>


Công tác tuyên truyền, quảng bá các hoạt động học tập trải nghiệm đã
được thực hiện rất hiệu quả với 56% giáo viên đánh giá rất tốt và 44% cho
điểm tốt. Việc phối hợp với phụ huynh học sinh và các tổ chức, cơ quan ngoài
trường cũng được triển khai mạnh mẽ. 96% người được hỏi đều cho rằng nhà
trường đã làm tốt hai hoạt động này, trong đó 11% đánh giá rất tốt đối với


công tác phối hợp PHHS và 19% đối với sự phối hợp với các tổ chức, cơ quan
ngoài trường. Đây là một kết quả khả quan nhằm huy động được sự ủng hộ và
giúp đỡ từ các nguồn lực khác nhau, giúp cho việc triển khai hoạt động dạy
học trải nghiệm được thuận lợi và hiệu quả hơn.


<b>2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm tại </b>
<b>trƣờng Trung học phổ thông Olympia </b>


<i><b>2.5.1. Những thành công </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

- Sự hứng thú và tham gia của học sinh trong các hoạt động học tập trải
nghiệm và trải nghiệm sáng tạo. Kết quả 100% học sinh yêu thích các hoạt
động trải nghiệm sáng tạo cho thấy mức độ hấp dẫn của các hoạt động này.
Bên cạnh đó, học sinh cũng rất hứng thú và đánh giá cao các hoạt động học
tập trải nghiệm do các thầy cô tổ chức trong các môn học.


- Sự tham gia triển khai đồng bộ và đều khắp ở các bộ môn của giáo
viên: Toàn bộ giáo viên của 13 môn học tham gia khảo sát đều có tổ chức
hoạt động học tập trải nghiệm cho học sinh với tần suất khá cao tuỳ thuộc vào
từng hình thức tổ chức, tạo ra bầu khơng khí học tập sơi nổi và đổi mới mạnh
mẽ về phương pháp trong nhà trường.


- Hiệu quả của các hoạt động học tập trải nghiệm đối với học sinh được
ghi nhận bởi cả giáo viên và học sinh. Học sinh khơng những thích được tham
gia các hoạt động trải nghiệm mà các kỹ năng học tập, kỹ năng sống và khả
năng sáng tạo được phát triển.


- Xây dựng được kế hoạch trải nghiệm sáng tạo từ đầu năm, có qui định
rõ ràng về thời điểm và tên hoạt động.



- Các cán bộ quản lý nắm rõ chủ trương, định hướng của Nhà trường và
triển khai cụ thể đến giáo viên, có những hướng dẫn và yêu cầu rõ ràng giúp
giáo viên thuận lợi khi triển khai nhiệm vụ.


- Công tác tuyên truyền, phối hợp với các lực lượng trong và ngoài
trường được thực hiện tốt nên đã huy động được sự ủng hộ và hỗ trợ về nhiều
mặt cho việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm.


<i><b>2.5.2 Những hạn chế </b></i>


Bên cạnh những thành công rất đáng ghi nhận của công tác quản lý
hoạt động trải nghiệm vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần được khắc phục:


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

qui định về thời lượng và thời gian đối với hoạt động học tập trải nghiệm.
Chính vì vậy, khi đánh giá về cơng tác lập kế hoạch thì 85% giáo viên chưa
hài lòng với việc qui định về thời lượng và thời gian cho hoạt động học tập
trải nghiệm.


- Đánh giá về vấn đề xây dựng kế hoạch, 44% giáo viên thấy khó khăn
đối với việc phê duyệt kế hoạch của Ban giám hiệu và 33% cho rằng cần phải
cải thiện hơn công tác hướng dẫn xây dựng kế hoạch.


- Cán bộ quản lý có triển khai cơng tác kiểm tra, đánh giá nhưng thiếu
tính đồng bộ, do đó chưa có được các tiêu chuẩn cụ thể để sử dụng kết quả
xếp loại thi đua cho giáo viên. Có tới 11% giáo viên chưa thực sự hài lịng với
cơng tác này và 4% cho rằng chưa tốt.


<i><b>2.5.3. Nguyên nhân của thành công và hạn chế </b></i>


<i>2.5.3.1. Nguyên nhân của thành công </i>



Căn cứ trên phân tích số liệu các phiếu hỏi và thơng tin có được từ
quan sát, phỏng vấn trực tiếp có thể thấy thành cơng của nhà trường có được
là nhờ hàng loạt các yếu tố chủ quan và khách quan như sau:


<i>a) Định hướng của nhà trường: Hội đồng quản trị và ban lãnh đạo nhà </i>
trường đã có tầm nhìn và sứ mệnh rõ ràng ngay từ đầu, đặt mục tiêu phát triển
toàn diện và phát huy năng lực cá nhân học sinh. Với trọng tâm là giáo dục
nhân cách, phát triển tư duy và các kỹ năng sống, nhà trường đã có chiến lược
tạo ra môi trường cho học sinh được trải nghiệm, nhằm trang bị các hành
trang sẵn sàng cho cuộc sống tự lập. Chính vì vậy, hoạt động trải nghiệm
được đặc biệt coi trọng và đầu tư có chiều sâu, tạo điều kiện thuận lợi cho đội
ngũ quản lý và giáo viên trong xây dựng chương trình, xác định mục tiêu, lựa
chọn nội dung, phương pháp, phương tiện và các hình thức kiểm tra đánh giá.


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

cao các hoạt động quản lý của Ban giám hiệu, đã tạo điều kiện thuận lợi về
chương trình, hỗ trợ các nguồn lực, có những chính sách động viên khuyến
khích kịp thời để giáo viên có thể chủ động và sáng tạo trong thiết kế, tổ chức
hoạt động.


<i>c) Điều kiện về cơ sở vật chất và tài chính: Là một trường tư thục, tự chủ về </i>
tài chính nên nhà trường rất chủ động đầu tư các trang thiết bị và ngân sách cho
hoạt động trải nghiệm, phù hợp với định hướng và sứ mệnh của nhà trường.
Chính vì vậy, 100% giáo viên được hỏi đều hài lòng với những hỗ trợ về nguồn
tài chính và cơ sở vật chất. Đây là một trong những điều kiện cơ bản để tổ chức
hoạt động trải nghiệm một cách đa dạng và phong phú bởi nếu khơng có thì sẽ
rất hạn chế việc cho học sinh thực hành và đi trải nghiệm thực tế.


<i>d) Trình độ và sự tham gia của học sinh: Theo kết quả khảo sát 89% giáo </i>
viên gặp thuận lợi về trình độ học sinh khi tổ chức hoạt động trải nghiệm. Có


thể nói đây là yếu tố quan trọng, quyết định thành cơng của chương trình bởi
q trình dạy học là sự tương tác giữa thầy và trò, đặc biệt học tập trải nghiệm
là phương thức học mang tính chủ thể rất cao. Nếu người học khơng có động
lực, hứng thú thì sẽ khơng hợp tác tham gia vào hoạt động. Hơn nữa, người
học càng có nhiều kinh nghiệm thì quá trình trải nghiệm càng thú vị và mang
lại hiệu quả cao. Theo mơ hình học tập trải nghiệm của David Kolb thì người
học làm chủ quá trình làm ra tri thức mới dưới sự định hướng, dẫn dắt của
người thầy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

hiểu biết của phụ huynh để cổ vũ giáo viên và khuyến khích con cái cũng như
việc dành thời gian tham gia cùng các hoạt động trải nghiệm hoặc tạo điều
kiện thuận lợi, hỗ trợ địa điểm, kinh phí cho các chuyến đi thực tế mang lại
những giá trị tích cực về vật chất và tinh thần cho thầy cô giáo và học sinh.


<i>2.5.3.2 Nguyên nhân của hạn chế </i>


- Sở dĩ có tình trạng các hoạt động trải nghiệm chồng chéo và giáo
viên không sắp xếp được thời gian là do chưa có sự sắp xếp, qui hoạch nội
dung và đưa ra những qui định cụ thể về thời lượng và thời gian cho các hoạt
động trải nghiệm. Trên cơ sở đó, các giáo viên có thể lập kế hoạch cho bộ
mơn của mình hoặc phối hợp với mơn khác để cùng tiến hành các dự án trải
nghiệm.


- Một trong những lý do chính khiến giáo viên cho rằng các quản lý
chưa làm tốt việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm là vì
chưa có một mẫu kế hoạch thống nhất để giáo viên khơng phải tự mày mị
thiết kế. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ trong phê duyệt kế
hoạch cho giáo viên triển khai bởi mỗi kế hoạch đưa lên lại phải sửa nhiều lần
do chưa đầy đủ các hạng mục hoặc không đúng yêu cầu.



- Chính sự chậm trễ trong phê duyệt kế hoạch khiến giáo viên chưa
thấy có được sự tham gia của Ban giám hiệu vào hoạt động trải nghiệm mà
nguyên nhân cơ bản do thiếu người chun trách và chưa có qui trình thống
nhất, rõ ràng để giáo viên được hỗ trợ kịp thời.


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

<b>TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 </b>


Qua nghiên cứu khảo sát và phân tích thực trạng việc tổ chức và quản
lý hoạt động trải nghiệm tại trường THPT Olympia cho thấy nhà trường đã và
đang đi đúng hướng, đạt được những thành quả ban đầu rất khả quan. Phương
thức trải nghiệm được triển khai đồng bộ ở cả chương trình dạy học và
chương trình giáo dục (theo nghĩa hẹp), được đầu tư trọng tâm như một chiến
lược phát triển của nhà trường.


Nhờ có định hướng, chủ trương rõ ràng, các biện pháp quản lý cụ thể,
chặt chẽ Nhà trường đã huy động được sự tham gia nhiệt tình và hiệu quả
không chỉ đội ngũ giáo viên, nhân viên và học sinh mà còn cả sự ủng hộ của
phụ huynh học sinh cũng như các lực lượng bên ngoài nhà trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

<b>Chƣơng 3 </b>


<b>CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở </b>
<b>TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG OLYMPIA </b>


<b>3.1. Những nguyên tắc đề xuất các giải pháp </b>


<i><b>3.1.1. Nguyên tắc về mặt pháp lý </b></i>


Các biện pháp được đề xuất phải căn cứ trên các văn bản pháp quy về
giáo dục và đào tạo bao gồm Luật Giáo dục; Điều lệ trường THPT; chiến


lược phát triển, mục tiêu giáo dục và yêu cầu đổi mới giáo dục, cũng như các
văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về giáo dục.


<i><b>3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống </b></i>


Quản lý hoạt động trải nghiệm là quản lý một hoạt động với tư cách là
một hệ thống toàn vẹn, bao gồm các nhân tố cơ bản: mục đích, nhiệm vụ, nội
dung, phương pháp, các hình thức tổ chức, phương thức kiểm tra đánh giá.
Các biện pháp phải đảm bảo đạt được mục tiêu của cấp học, có sự thống nhất
trong nhận thức và thực hiện mục tiêu. Đồng thời, việc lựa chọn nội dung,
phương pháp, hình thức tổ chức và kiểm tra đánh giá cũng phải đồng bộ,
nhắm tới việc đạt mục tiêu tổng thể.


<i><b>3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn </b></i>


Các biện pháp được đề xuất căn cứ trên thực trạng của nhà trường với
những đặc điểm, điều kiện cụ thể về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, học
sinh, phụ huynh... nhằm đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của việc triển khai
các biện pháp.


<i><b>3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa </b></i>


Những thay đổi bao giờ cũng phải dựa trên kết quả đã được nghiên
cứu trước đó nhằm phát huy, kế thừa những thành tựu và có sự sáng tạo, đổi
mới hơn để mang lại kết quả tốt hơn. Không được phủ định sạch trơn.


<i><b>3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

hội. Giáo dục ln phải đi trước một bước để đón đầu và định hướng cho sự
phát triển của xã hội. Vì vậy, các biện pháp đề xuất thay đổi phải tuân theo


quy luật phát triển. Nói cách khác, phải tìm ra những lỗi hệ thống, các biện
pháp quản lý lỗi thời để thay thế bằng những giải pháp phù hợp thúc đẩy sự
phát triển.


<i><b>3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả </b></i>


Các giải pháp đề xuất cần đảm bảo giải quyết được những tồn tại hiện
có, phù hợp hơn, thuận lợi hơn cho giáo viên và học sinh đồng thời đáp ứng
được các yêu cầu của Nhà trường.


<b>3.2. Một số biện pháp cụ thể </b>


<i><b>3.2.1. Xây dựng chương trình, nội dung, kế hoạch hoạt động trải nghiệm. </b></i>


<i>3.2.1.1 Mục tiêu của biện pháp </i>


Thống nhất qui định về thời lượng và thời gian cho các hoạt động trải
nghiệm trong toàn trường sẽ giúp định hướng cho các bộ môn trong việc lập
kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và chủ động thiết kế các hoạt động
trải nghiệm cho học sinh.


Phân chia thời lượng và thời gian tổ chức hoạt động trải nghiệm sẽ hạn
chế sự chồng chéo về kế hoạch giữa các bộ mơn, tránh tình trạng học sinh
phải tham gia quá nhiều hoạt động tại cùng một thời điểm. Ngồi ra, các bộ
mơn có thể nhìn được kế hoạch của nhau để có thể cùng kết hợp tổ chức dự
án liên môn.


Việc phân bổ thời lượng và thời gian cho từng môn học sẽ giúp người
quản lý nắm được kế hoạch tổng thể của cả trường, từ đó có thể chủ động sắp
xếp thời gian để tham gia và có kế hoạch kiểm tra, đánh giá phù hợp.



<i>3.2.1.2 Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

Do lịch hoạt động trải nghiệm sáng tạo đã được xây dựng từ đầu năm,
có cụ thể nội dung và thời gian trên lịch năm học nên chỉ cần thống nhất lịch
trải nghiệm trong chương trình dạy học, chủ yếu là hình thức đi học thực tế ở
bên ngồi do địi hỏi nhiều cơng tác hậu cần hơn.


Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ trưởng chuyên mơn tổ chức cho giáo viên rà sốt
chương trình SGK, lựa chọn những chủ đề có thể xây dựng thành các hoạt
động trải nghiệm thực tế và liên môn.


Nguyên tắc xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm như sau:


- Mỗi kỳ học (2-2,5 tháng) mỗi khối chỉ được đi thực tế ra bên ngoài một
lần.


- Mỗi lần đi có thể từ 1 đến 3 ngày.


- Mỗi chuyến đi cần có sự liên kết giữa các bộ mơn có nội dung học liên
quản, cùng trả lời một câu hỏi lớn mang tính thực tế.


- Mỗi mơn học có ít nhất 30% thời lượng học trải nghiệm ở bên ngồi
lớp học.


- Áp dụng hình thức “lớp học đảo ngược”, cho học sinh tìm hiểu, nghiên
cứu bài trước ở nhà, dành ít nhất 60% tổng số tiết học để thực hành,
luyện kỹ năng trên lớp.


- Mỗi khối lớp có một dự án học tập phục vụ cộng đồng được xây dựng


kết hợp giữa môn giáo dục công dân và chủ nhiệm.


Tổ chức họp chun mơn giữa các phịng ban, bộ mơn để thống nhất
lịch trải nghiệm thực tế và các dự án liên môn. Các tổ trưởng chuyên môn và
Hiệu trưởng cùng ký trên lịch. Ban hành công khai kế hoạch đã được phê
<i>duyệt tới các phòng ban, các giáo viên để cùng thực hiện. (Xem phụ lục 9) </i>


<i>3.2.1.3 Điều kiện để thực hiện biện pháp </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

Các tổ trưởng chuyên môn phải nắm vững nội dung và phân phối
chương trình để chỉ đạo giáo viên rà sốt và phê duyệt lịch trình giảng dạy và
dự án trải nghiệm thực tế, liên môn.


Đội ngũ giáo viên có chun mơn vững, sáng tạo, chịu khó tìm tịi và
hợp tác không chỉ trong tổ bộ môn mà cịn với các mơn học khác.


<i><b>3.2.2. Xây dựng qui trình, qui chế triển khai kế hoạch hoạt động trải </b></i>
<i><b>nghiệm. </b></i>


<i>3.2.2.1 Mục tiêu của biện pháp </i>


Cần có mẫu kế hoạch hoạt động trải nghiệm thống nhất trong toàn
trường như một cách hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch đảm bảo tính
đồng bộ và chuyên nghiệp.


Với một mẫu kế hoạch thống nhất các cấp quản lý sẽ dễ dàng phê
duyệt, đảm bảo khơng bỏ sót các yêu cầu, các đầu công việc và thống nhất về
cách thức phê duyệt.


Qui trình phê duyệt được thống nhất và công khai nhằm tạo điều kiện


thuận lợi cho giáo viên xin ý kiến phê duyệt cho các kế hoạch, tránh được tình
trạng phải đi lại nhiều, tốn thời gian và không đúng chức năng nhiệm vụ.


Qui trình phê duyệt cũng làm rõ mức độ trách nhiệm của từng cấp và
tạo ra cách làm việc chuyên nghiệp, đúng chức năng nhiệm vụ và giúp giáo
viên biết trước được trước thời gian xin phê duyệt để dự trù công tác chuẩn bị.


<i>3.2.2.2 Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp </i>


Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ trưởng xây dựng mẫu kế hoạch của tổ bộ
mơn mình phụ trách, lấy ý kiến của giáo viên và trình lên Ban giám hiệu một
bản đề xuất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

Hiệu trưởng tổ chức họp Ban giám hiệu và các cán bộ quản lý để thảo
luận và lựa chọn một mẫu thống nhất dùng chung trong toàn trường.


Ban hành mẫu chuẩn kèm theo hướng dẫn thực hiện.


Hiệu trưởng ban hành qui trình, qui chế nêu rõ các bước triển khai kế
hoạch, trách nhiệm phê duyệt của từng cấp và tổ chức cho giáo viên học tập.


Ban hành qui trình bằng văn bản cho tất cả các phòng ban.


<i>3.2.2.3 Điều kiện để thực hiện biện pháp </i>


Hiệu trưởng nắm vững các u cầu chun mơn để có định hướng về
hình thức và nội dung cơ bản cho một mẫu kế hoạch hoạt động trải nghiệm.


Cần có sự phối hợp đồng bộ của các giáo viên giữa các bộ mơn.
Cán bộ quản lý và giáo viên có tinh thần cầu thị, học hỏi và chia sẻ.



<i><b>3.2.3. Phân cấp, phân quyền, phân nhiệm nhân lực cho hoạt động trải </b></i>
<i><b>nghiệm. </b></i>


<i>3.2.3.1 Mục tiêu của biện pháp </i>


Phân công một thành viên Ban giám hiệu chuyên trách hoạt động trải
nghiệm nhằm giảm thiểu sự chồng chéo trong phê duyệt kế hoạch, làm rõ
trách nhiệm và thúc đẩy nhanh quá trình ra quyết định.


Việc có một đại diện Ban giám hiệu dành thời gian và tâm sức cho hoạt
động trải nghiệm có tác dụng động viên khuyến khích giáo viên, cho thấy sự
cam kết và quyết tâm của nhà trường.


Cấp quản lý sẽ sâu sát hơn để có thể giúp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ kịp
thời và có những đánh giá chính xác hơn về chất lượng, hiệu quả của hoạt
động, cũng như kết quả làm việc của giáo viên.


<i>3.2.3.2 Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

Hiệu phó được giao nhiệm vụ cần xây dựng kế hoạch làm việc và cơ
chế phối hợp với các thành viên Ban giám hiệu cũng như các cán bộ quản lý
cấp tổ trưởng bộ môn.


Cán bộ chuyên trách hoạt động trải nghiệm chịu trách nhiệm kiểm tra
nội dung, hình thức, phê duyệt các kế hoạch trải nghiệm, đồng thời hướng dẫn
giáo viên xây dựng kế hoạch, hỗ trợ kết nối với các phòng ban và/hoặc các tổ
chức bên ngoài, PHHS để triển khai các hoạt động trải nghiệm đi thực tế.


Cán bộ chuyên trách phải báo cáo và xin phê duyệt cuối cùng của Hiệu


trưởng cho các kế hoạch hoạt động trải nghiệm.


<i>3.2.3.3 Điều kiện để thực hiện biện pháp </i>


Ban giám hiệu có sự thống nhất cao trong phân công nhiệm vụ, sẵn
sàng chia sẻ và hỗ trợ nhau trong công việc.


Cán bộ được giao nhiệm vụ phải là người có chun mơn vững, hiểu rõ
các qui chế chun mơn cũng như có kiến thức sâu về hoạt động trải nghiệm,
đã được bồi dưỡng về phương thức học này. Ngoài ra, người được giao quyền
phải có uy tín, phẩm chất tốt, có khả năng làm việc, hợp tác tốt với giáo viên.


Có chính sách rõ ràng về quyền lợi và trách nhiệm của người được giao
nhiệm vụ.


<i><b>3.2.4. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên </b></i>


<i>3.2.4.1 Mục tiêu của biện pháp </i>


Tổ chức hoạt động trải nghiệm địi hỏi giáo viên phải có những kỹ năng
mềm như kỹ năng tổ chức, kỹ năng hợp tác và năng lực lãnh đạo, do đó cần
phải có các khoá bồi dưỡng kỹ năng bên cạnh các lớp tập huấn chuyên môn
sự phạm.


Xây dựng được đội ngũ giáo viên có phẩm chất và năng lực tốt, có tinh
thần trách nhiệm cao, có ý thức học tập suốt đời để nâng cao tay nghề và hoàn
thiện bản thân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

<i>3.2.4.2 Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp </i>



Hiệu trưởng cần tổ chức nghiên cứu các văn bản, chỉ thị hướng dẫn
thực hiện nhiệm vụ năm học, những yêu cầu về nội dung, chương trình,
phương pháp dạy học... từ đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ cho giáo viên. Kế hoạch này phải được triển khai thành nội dung
chính trong kế hoạch của tổ chun mơn và mỗi thành viên trong tổ. Trên cơ
sở kế hoạch chung, các tổ nhóm chun mơn xây dựng kế hoạch triển khai
trong năm học phù hợp với đặc thù bộ môn.


Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chun mơn lựa chọn giáo viên có đủ khả
năng và điều kiện để cử đi bồi dưỡng dài hạn. Tạo điều kiện thuận lợi và bố
trí chun mơn để giáo viên yên tâm tham gia bồi dưỡng.


Chú trọng và yêu cầu giáo viên tham gia đầy đủ với ý thức trách nhiệm
cao các đợt tập huấn do Bộ GD&ĐT và của Sở GD&ĐT tổ chức.


Bồi dưỡng giáo viên thông qua hội thảo chuyên đề, nghiên cứu bài học
trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn.


Chỉ đạo tổ chuyên môn phân công các giáo viên có kinh nghiệm giảng
dạy, có trình độ chun môn vững, các giáo viên dạy giỏi kèm cặp các giáo
viên mới ra trường hoặc còn non yếu về chuyên môn và phương pháp giảng
dạy thông qua việc góp ý giáo án, dự giờ rút kinh nghiệm, xử lý các tình
huống sư phạm xảy ra và các hoạt động giáo dục khác.


Xây dựng lộ trình đào tạo giáo viên gồm các khố đào tạo bắt buộc, cấp
chứng nhận hồn thành và đưa vào đánh giá chuẩn giáo viên.


Tổ chức việc viết sáng kiến, giải pháp và vận dụng các sáng kiến đã
được xếp loại vào công tác giảng dạy.



Mời các chuyên gia có kinh nghiệm về đào tạo và tư vấn chuyên môn
cho các bộ môn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

Hiệu trưởng phải tạo điều kiện về thời gian, tài chính để tổ chức các hoạt
động chuyên môn và cử giáo viên đi học để bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ.


Có kế hoạch bồi dưỡng chun mơn ngay từ đầu năm.


Có chính sách khuyến khích giáo viên tự bồi dưỡng và có cơ chế đánh
giá cơng bằng, minh bạch và chính sách khen thưởng đối với những cá nhân
tích cực, có những đóng góp vượt trội.


<i><b> 3.2.5 Huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào hoạt động trải nghiệm </b></i>


<i>3.2.5.1 Mục tiêu của biện pháp </i>


Gia đình – Nhà trường – Xã hội là ba lực lượng quan trọng trong quá
trình giáo dục quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh.


Thiết lập mối quan hệ khăng khít giữa gia đình và nhà trường nhằm
tăng cường trao đổi thông tin và hiểu biết lẫn nhau. Từ đó, hai bên có thể phối
hợp trong các hoạt động của học sinh và của nhà trường.


Huy động được các nguồn lực bên ngoài nhà trường từ mạng lưới cộng
đồng phụ huynh học sinh nhằm nâng cao chất lượng hoạt động trải nghiệm.


<i>3.2.5.2 Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp </i>


Xây dựng kế hoạch truyền thông với những định hướng và chỉ tiêu cụ
thể, giao nhiệm vụ cho một thành viên Ban giám hiệu chuyên trách phê duyệt


nội dung và cách thức truyền thông.


Hiệu trưởng chỉ đạo phòng truyền thông kết hợp với các tổ, nhóm
chun mơn thực hiện việc viết bài, đưa tin, quay phim, chụp ảnh, làm clips
về các hoạt động của học sinh và đưa lên trang web của trường, cũng như
trang Facebook của nhà trường.


Hiệu trưởng gặp gỡ phụ huynh hàng tháng trong các buổi tiệc trà để chia sẻ
thông tin và kêu gọi sự hợp tác, hỗ trợ đối với các hoạt động của nhà trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

Kết hợp với các cơ quan truyền thơng bên ngồi đưa tin trên các
phương tiện thông tin đại chúng về những hoạt động nổi bật của trường, nhấn
mạnh vào các hoạt động trải nghiệm như một phương pháp học tập tích cực
và hiệu quả.


Xây dựng các cơ chế liên kết giữa nhà trường, gia đình và các lực
lượng xã hội. Nhà trường chủ động tham gia các hoạt động của địa phương.
Đồng thời, tổ chức các hoạt động từ thiện, các ngày hội, diễn đàn có sự tham
gia của cộng đồng xung quanh khu vực trường cũng như các tổ chức, doanh
nghiệp tại địa phương.


<i>3.2.5.3 Điều kiện để thực hiện biện pháp </i>


Nhà trường cần có chiến lược rõ ràng về cơng tác phụ huynh và Hiệu
trưởng phải được tạo điều kiện về nguồn nhân lực và tài lực để thực hiện các
kế hoạch truyền thơng.


Nhân viên truyền thơng có kinh nghiệm, hiểu biết về giáo dục và thấm
nhuần quan điểm của nhà trường.



Sự hợp tác nhiệt tình và hiệu quả của đội ngũ giáo viên và học sinh
trong các hoạt động truyền thông của nhà trường, giúp mở rộng mạng lưới và
mức độ ảnh hưởng của các thông tin tới cộng đồng.


<i><b>3.2.6 Tổ chức kiểm tra, giám sát và thanh tra chuyên môn. </b></i>


<i>3.2.6.1 Mục tiêu của biện pháp </i>


- Thanh tra chuyên môn nhằm giúp Hiệu trưởng nắm được tiến độ thực
hiện chương trình, kế hoạch, tinh thần làm việc và chất lượng chuyên mơn
của giáo viên để kịp thời có những giải pháp giúp điều chỉnh kế hoạch hoặc
hỗ trợ giáo viên nếu cần.


- Việc thanh, kiểm tra có tác động nâng cao tinh thần trách nhiệm của
giáo viên, là cơ sở để khen thưởng, động viên kịp thời giáo viên có thành tích
cao trong cơng tác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

- Dự giờ, thăm lớp giúp Hiệu trưởng nắm bắt được tình hình học tập
của học sinh cũng như mối quan hệ tương tác giữa thầy và trị để có những
can thiệp kịp thời nếu cần hoặc phát triển những ý tưởng mới, nhân rộng
những tấm gương tốt trong tồn trường.


- Đảm bảo thơng tin thường xuyên trong nhà trường để có thể nhận diện
chính xác thực trạng hoạt động trong nhà trường, phát hiện các sai sót và có
những điều chỉnh kịp thời theo đúng mục tiêu đã đề ra.


<i>3.2.6.2 Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp </i>
<i>a. Xây dựng tiêu chí đánh giá: </i>


Nhằm có sự thống nhất trong đánh giá giữa các thành viên của Ban


thanh tra chuyên môn cũng như hướng dẫn được giáo viên xây dựng kế
hoạch, lựa chọn nội dung, phương pháp triển khai hoạt động trải nghiệm và
tạo ra sự đồng thuận trong đánh giá giữa Quản lý và Giáo viên, việc đầu tiên
cần làm là xây dựng các tiêu chí đánh giá. Tiêu chí đánh giá phải đáp ứng các
yêu cầu:


- Nhằm mục tiêu giúp người dạy làm đúng, làm tốt hơn, giúp người
học có định hướng và hiệu quả hơn.


- Căn cứ vào mục tiêu chương trình để xây dựng tiêu chí.


- Căn cứ vào thực trạng về trình độ đội ngũ, trình độ học sinh, các điều
kiện về trang thiết bị.


- Được xây dựng từ ý kiến của tập thể giáo viên và học sinh.
- Công khai cho giáo viên và học sinh.


<i>b. Xây dựng kế hoạch thanh tra </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

Thành phần ban thanh tra bao gồm Hiệu trưởng, Hiệu phó chun mơn,
các tổ trưởng và cố vấn chun mơn (nếu có), trong đó Hiệu trưởng là trưởng
ban có trách nhiệm phân cơng nhiệm vụ cho các thành viên, phê duyệt lịch
thanh tra và tổ chức rút kinh nghiệm, tổng kết điểm đánh giá.


Các hình thức thanh tra, kiểm tra:


- Kiểm tra thường xuyên: nhằm mục tiêu phát hiện vấn đề, hỗ trợ giải
quyết, tự đào tạo hoặc đề xuất đào tạo, bồi dưỡng nếu là vấn đề nhiều giáo
viên gặp phải. Hoạt động kiểm tra này do tổ trưởng chuyên môn chủ động lên
lịch và làm việc với giáo viên, sử dụng phiếu đánh giá với các tiêu chí đã


được thống nhất nhưng khơng tính điểm thi đua. Mỗi giáo viên phải được dự
ít nhất 2 tiết/học kỳ hoặc tổ trưởng có thể dự thêm với những giáo viên cịn
non hoặc các lớp có nhiều vấn đề cần giải quyết.


- Kiểm tra định kỳ: nhằm mục tiêu phát hiện vấn đề, đưa ra giải pháp ở
các qui mô, mức độ khác nhau và lấy điểm đánh giá thi đua. Mỗi giáo viên
được đăng ký một giờ/hoạt động thanh tra có báo trước và một giờ do Ban
thanh tra tự chọn, khơng có báo trước. Lịch thanh tra có báo trước được đăng
ký với phịng giáo vụ, Ban thanh tra với các thành phần tương ứng thực hiện
theo lịch, sử dụng phiếu đánh giá cùng mẫu với kiểm tra thường xuyên, rút
kinh nghiệm và cho điểm.


- Kiểm tra hồ sơ chuyên mơn: được tiến hành hàng tháng bởi phịng
giáo vụ để đánh giá tiến độ thực hiện và có tác dụng nhắc nhở, cảnh báo giáo
viên thực hiện quy chế chuyên môn. Tổ trưởng kiểm tra chất lượng hồ sơ
chuyên môn bao gồm hồ sơ của giáo viên và hồ sơ của học sinh một lần/học
kỳ và đánh giá cho điểm.


<i>c. Tổng kết và thi đua khen thưởng </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

Có hình thức khen thưởng riêng cho các dự án trải nghiệm thực tế liên
mơn mang tính sáng tạo, đột phá và hiệu quả cao.


<i>3.2.6.3 Điều kiện để thực hiện biện pháp </i>


- Ban thanh tra, kiểm tra phải là những người có chun mơn vững
vàng, có phẩm chất và nhân cách tốt, có uy tín, ln thể hiện sự khách quan,
cơng bằng trong kiểm tra, đánh giá.


- Bộ tiêu chuẩn, tiêu chí phải rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện và được sự


đồng thuận của giáo viên.


- Đội ngũ giáo viên hiểu rõ mục đích của thanh tra, kiểm tra và có thái
độ hợp tác, tích cực, mong muốn được học hỏi, được sẻ chia, có tinh thần
đồn kết, giúp nhau cùng tiến bộ.


- Ban thanh tra được tạo điều kiện về thời gian để thực hiện nhiệm vụ.
<b>3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp </b>


Các biện pháp được đề xuất có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại
và hỗ trợ lẫn nhau, mỗi biện pháp có thế mạnh và vị trí cần thiết trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ quản lý. Các biện pháp cần được thực hiện một cách
đồng bộ, có hệ thống và địi hỏi sự phối hợp, có sự thống nhất cao giữa các
phòng ban, các lực lượng trong nhà trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

<i><b>Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp </b></i>


<b>3.4 Khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp </b>


<i><b>3.4.1. Đối tượng khảo sát </b></i>


Cán bộ quản lý và giáo viên trường THPT Olympia.


<i><b>3.4.2. Cách thức tiến hành khảo sát </b></i>


Điều tra bằng phiếu hỏi.


<i><b>3.4.3. Mục đích khảo sát </b></i>


- Tìm hiểu ý kiến của các đối tượng tham gia đánh giá về tính cần thiết


và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường
THPT Olympia.


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

<i><b>3.4.4 Nội dung khảo sát và cách tính điểm </b></i>


Đánh giá về mức độ cần thiết của 6 biện pháp đề ra với 3 mức độ: Rất
cần thiết; Cần thiết và khơng cần thiết.


Đánh giá về tính khả thi của 6 biện pháp đề ra với 3 mức độ: Rất khả
thi; Khả thi và Không khả thi.


Để đánh giá tính cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp các ý
kiến đánh giá được định lượng bằng cách cho điểm như sau: Mức độ rất cần
thiết, rất khả thi: 3 điểm. Mức độ cần thiết, khả thi: 2 điểm. Mức độ không
cần thiết, khơng khả thi: 1 điểm.


Cách tính tốn: lập bảng thống kê điểm trung bình cho tất cả các biện
pháp đã được khảo sát, xếp theo thứ bậc và đưa ra kết luận.


Áp dụng cơng thức tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman:


- Với r là hệ số tương quan.


Trong đó: r là hệ số tương quan. D là hệ số thứ bậc giữa hai đại lượng
so sánh. N là số các giải pháp quản lý đề xuất.


Quy ước: Nếu r > 0 là tương quan thuận. Nếu r < 0 là tương quan
nghịch. Nếu r càng gần 1 thì tương quan càng chặt chẽ. Nếu r càng xa 1 thì
tương quan càng lỏng lẻo.



<i><b>3.4.5 Kết quả khảo sát </b></i>


Sau khi thu thập, xử lý ý kiến đánh giá của 30 cán bộ quản lý và giáo
viên của trường THPT Olympia về sự cần thiết và khả thi của các biện pháp
quản lý hoạt động trải nghiệm, kết quả thu được ở bảng 3.1 và 3.2 như sau:


r = 1 -


)
1
(
6


2
2





<i>N</i>
<i>N</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

<i><b>Bảng 3.1. Tính cần thiết của các biện pháp </b></i>


Biện pháp quản lý


Mức độ cần thiết


Tổng
điểm



Điểm
TB (X)


Thứ
bậc
Rất cần


thiết


Cần
thiết


Không
cần thiết
Xây dựng chương trình, nội dung, kế


hoạch hoạt động trải nghiệm. 30 90 3 1
Xây dựng qui trình, qui chế triển


khai kế hoạch trải nghiệm. 24 6 84 2.8 2
Phân cấp, phân quyền, phân nhiệm


nhân lực cho hoạt động trải nghiệm. 22 8 82 2.7 3
Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn,


nghiệp vụ cho GV. 16 14 76 2.5 5
Huy động các nguồn lực xã hội tham


gia vào hoạt động trải nghiệm. 19 11 79 2.6 4


Tổ chức kiểm tra, giám sát và thanh


tra chuyên môn. 12 18 72 2.4 6
Điểm trung bình chung 2.68


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

<i><b>Bảng 3.2. Tính khả thi của các biện pháp </b></i>


Biện pháp quản lý


Tính khả thi


Tổng số
điểm


Điểm
TB (x)


Thứ
bậc
Rất


khả thi
Khả


thi


Không
khả thi


Xây dựng chương trình, nội dung, kế



hoạch hoạt động trải nghiệm. 30 90 3 1
Xây dựng qui trình, qui chế triển


khai kế hoạch trải nghiệm. 26 4 86 2.9 2
Phân cấp, phân quyền, phân nhiệm


nhân lực cho hoạt động trải nghiệm. 23 7 83 2.8 3
Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn,


nghiệp vụ cho GV. 12 18 72 2.4 6
Huy động các nguồn lực xã hội tham


gia vào hoạt động trải nghiệm. 22 8 82 2.7 4
Tổ chức kiểm tra, giám sát và thanh


tra chuyên môn. 18 12 78 2.6 5


Điểm trung bình chung 2.73


Kết quả này được biểu diễn dưới dạng biểu đồ như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

<i><b>Bảng 3.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp </b></i>


Biện
pháp


Tính cần thiết Tính khả thi


D ^2



Tổng số
điểm


Điểm
TB


Thứ
bậc


Tổng số
điểm


Điểm
TB


Thứ
bậc


1 90 3 1 90 3 1 0 0


2 84 2.8 2 86 2.9 2 0 0


3 82 2.7 3 83 2.8 3 0 0


4 76 2.5 5 72 2.4 6 -1 1


5 79 2.6 4 82 2.7 4 0 0


6 72 2.4 6 78 2.6 5 1 1



</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

<b>Nhận xét: Kết quả khảo sát trên cho thấy các biện pháp đề xuất đều </b>
được đánh giá là cần thiết và khả thi. Đặc biệt, cả ba biện pháp đầu tiên trong
nhóm lập kế hoạch có sự thống nhất cao giữa sự cần thiết và tính khả thi và
được sắp xếp theo đúng thứ tự ưu tiên trùng với tác giả và phù hợp với
nguyên tắc lập kế hoạch, đi từ mục tiêu đến qui trình và phân cơng nguồn lực.


Có sự đổi chỗ giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của biện pháp tổ
chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và tổ chức kiểm tra, giám sát và thanh
tra chuyên môn. Điều này phản ánh một thực tế tại Olympia nói riêng và các
trường học 2 buổi/ngày nói chung khi nhu cầu và nhận thức về sự cần thiết
phải nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên ln ln có nhưng tính
khả thi thấp hơn do hạn chế về thời gian, khi giáo viên phải tham gia đứng lớp
và các hoạt động khác cả ngày.


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

<b>TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 </b>


Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động trải
nghiệm ở trường THPT Olympia, tác giả luận văn đã đề xuất 6 biện pháp
quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động trải nghiệm của
nhà trường.


<i>Biện pháp 1: Xây dựng chương trình, nội dung, kế hoạch hoạt động trải </i>


nghiệm.


<i>Biện pháp 2: Xây dựng qui trình, qui chế triển khai kế hoạch hoạt động </i>


trải nghiệm.



<i>Biện pháp 3: Phân cấp, phân quyền, phân nhiệm nhân lực cho hoạt </i>


động trải nghiệm.


<i>Biện pháp 4: Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên. </i>
<i>Biện pháp 5: Huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào hoạt động </i>


trải nghiệm.


<i>Biện pháp 6: Tổ chức kiểm tra, giám sát và thanh tra chuyên môn. </i>


Các biện pháp đề xuất đảm bảo các nguyên tắc về tính pháp lý, tính hệ
thống, tính thực tiễn, tính kế thừa, tính phát triển và tính hiệu quả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

<b>KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ </b>
<b>1. Kết luận </b>


1.1 Hoạt động trải nghiệm là một trong những phương thức học gắn với
thực tiễn, giúp phát triển năng lực và phẩm chất cho người học một cách hiệu
quả. Trong nhà trường phổ thông, hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục là
hai hoạt động trọng tâm và phương thức trải nghiệm được thực hiện ở cả hai
hoạt động này. Tuy nhiên, ở mỗi hoạt động, phương thức trải nghiệm lại có
những đặc điểm riêng, tác động tới người học từ những góc độ khác nhau.


1.2 Quản lý nói chung, quản lý giáo dục nói riêng và đặc thù hơn nữa là
quản lý hoạt động trải nghiệm theo tiếp cận chức năng bao gồm bốn nội dung
chính là: kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá. Hiệu trưởng,
với vai trò là người quản lý cao nhất của một nhà trường, là người chịu trách
nhiệm thực hiện bốn chức năng này của quản lý nhằm tác động đến tập thể
giáo viên và các lực lượng giáo dục trong, ngoài nhà trường để đạt được mục


tiêu giáo dục của nhà trường.


1.3 Trường THPT Olympia đã có những thành cơng nhất định trong
công tác tổ chức và quản lý hoạt động trải nghiệm trong hoạt động dạy học và
hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp). Các cán bộ quản lý đã thực hiện khá tốt
chức năng quản lý, xây dựng được kế hoạch xuyên suốt từ đầu năm học, tổ
chức triển khai chặt chẽ, có các hình thức khuyến khích, khen thưởng kịp thời
động viên được các giáo viên nhiệt tình, hào hứng tham gia và nghiêm túc
thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá nhằm có những điều chỉnh kịp thời.


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

1.5 Qua nghiên cứu đề tài luận văn, tác giả đã đề xuất 6 biện pháp quản
lý cho nhà trường, gồm: xây dựng chương trình, nội dung, kế hoạch hoạt
động trải nghiệm; xây dựng qui trình, qui chế triển khai kế hoạch hoạt động
trải nghiệm; phân cấp, phân quyền, phân nhiệm nhân lực cho hoạt động trải
nghiệm; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên; huy động
các nguồn lực xã hội tham gia vào hoạt động trải nghiệm và tổ chức kiểm tra,
giám sát và thanh tra chuyên môn.


Các biện pháp được trình bày trong đề tài đã được khảo nghiệm và
khẳng định tính cần thiết và tính khả thi cao.


<b>2. Khuyến nghị </b>


<i><b>2.1 . Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo </b></i>


Bộ GD&ĐT cần có hệ thống các văn bản pháp quy, quy định cụ thể
khung chương trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo và cho phép các nhà
trường chủ động xây dựng chương trình riêng phù hợp với điều kiện địa
phương.



Bộ GD&ĐT cần có các hướng dẫn về kiểm tra, đánh giá phù hợp với đổi
mới phương pháp như học tập trải nghiệm. Đánh giá vì người học, cho người
học và quá trình học thay vì cho điểm của các kỳ thi.


<i><b>2.2.Đối với các trường sư phạm </b></i>


Các nhà trường sư phạm cần đổi mới về nội dung và phương pháp đào
tạo giáo viên để đáp ứng yêu cầu về đổi mới giáo dục ở các nhà trường phổ
thơng.


Các sinh viên sư phạm cần được có thời gian thực tập dài hơn và được
đánh giá toàn diện hơn, phù hợp với thực tế của các nhà trường.


<i><b>2.3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

Hỗ trợ các điều kiện về cơ sở vật chất và kết nối các nhà trường với các
cơ sở sản xuất, các địa điểm tham quan, các tổ chức, doanh nghiệp để các
trường có thêm địa điểm cho học sinh đi trải nghiệm thực tế.


<i><b>2.3. Đối với trường Trung học phổ thông Olympia </b></i>


<i>2.3.1. Đối với cán bộ quản lý </i>


- Chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình và có sự phân
cơng hợp lý trong Ban giám hiệu để sâu sát hơn trong công tác quản lý.


- Mở rộng sự liên kết với các trường đại học, các tổ chức, doanh
nghiệp để khai thác cơ hội, địa điểm cho các hoạt động trải nghiệm.


- Có cơ chế đánh giá công bằng, minh bạch và chính sách khen


thưởng, động viên kịp thời đối với các cá nhân, tập thể.


<i>2.3.2 Đối với giáo viên </i>


- Cần chủ động trong việc đề xuất các ý kiến và giải pháp cho các cấp
quản lý để tháo gỡ khó khăn.


- Thường xuyên tự bồi dưỡng, đổi mới phương pháp và hình thức tổ
chức hoạt động học tập cho học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>
<b>Tài liệu Tiếng Việt </b>


<i><b>1. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2014), Công văn số 4099/BGDĐT- GDTrH </b></i>


<i><b>ngày 5/8/2014 về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ đối với Giáo dục </b></i>
<i>Trung học năm học 2014-2015</i>.


<i><b>2. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2014), Dự thảo chương trình tổng thể Giáo </b></i>


<i>dục phổ thông sau năm 2015. </i>


<i><b>3. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2014), Kỷ yếu hội thảo Hoạt động trải </b></i>


<i>nghiệm sáng tạo của học sinh phổ thông. </i>


<i><b>4. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2015), Tài liệu tập huấn kỹ năng xây dựng và </b></i>


<i>tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường trung học. </i>



<i><b>5. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học </b></i>


<i>quản lý, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà nội. </i>


<i><b>6. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cƣờng (2014), Lý luận dạy học hiện đại: </b></i>


<i>Cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học. </i>


<i><b>7. Đỗ Văn Thơng (2001), Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư </b></i>


<i><b>phạm, Trường Đại học An Giang, khoa sư phạm. </b></i>


<i><b>8. Phạm Minh Hạc (2014), Luận bàn về Giáo dục, Quản lý giáo dục, </b></i>


<i>Khoa học giáo dục. </i>


<i><b>9. Lê Huy Hoàng, Một số vấn đề về hoạt động trải nghiệm sáng tạo </b></i>


<i>trong chương trình giáo dục phổ thông mới. </i>


<i><b>10. Mai Quang Huy, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Anh Tuấn (2009), Tổ </b></i>


<i>chức và quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường. Nhà xuất bản </i>


Đại học Quốc gia Hà Nội.


<i><b>11. H.Koontz, C.Edonnell, H.Weirich (1998), Những vấn đề cốt yếu của </b></i>


<i>quản lý. NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội. </i>



<i><b>12. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012) (Chủ biên), Quản lý giáo dục Một số vấn </b></i>


<i>đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. </i>


<i><b>13. Trần Thị Tuyết Oanh (2012) (Chủ biên), Giáo trình Giáo dục học. </b></i>
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

<b>Tài liệu Tiếng Anh </b>


<i><b>15. Baker, A.C., Jensen, P.J. and Kolb, D.A. (2002), Conversational </b></i>


<i>learning: an experiential approach to knowledge creation, Greenwood </i>


Publishing Group.


<i><b>16. Beard, C. and Wilson, J.P. (eds) (2002), The power of experiential </b></i>


<i>learning: a handbook for trainers and educators, Kogan Page, London. </i>
<i><b>17. John Dewey (2010), Exprerience and Education, Nhà xuất bản Trẻ. </b></i>


<i><b>18. Itin, C.M. (1999), Reasserting the philosophy of experiential education </b></i>


<i>as a vehicle for change in the 21st century, Journal of Experiential </i>
<i>Education, 22(2), pp. 91-98. </i>


<i><b>19. Kolb, D. (1984), Experiential Learning: Experience as the source of </b></i>


<i>learning and development Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall </i>


<i><b>20. Malinen, A. (2000), Towards the Essence of Adult Experiential </b></i>



<i>Learning: A Reading of the Theories of Knowles, Kolb, Mezirow, </i>
<i>Revans and Schon, University of Jyvaskyla, Finland. </i>


<i><b>21. Miettinen, R. (2000) The concept of experiential learning and John </b></i>


<i>Dewey’s theory of reflective thought and action, International Journal </i>
<i>of Lifelong Education, 19(1), pp. 54-72. </i>


<i><b>22. Moon, J.A. (2004), Handbook of Reflective and Experiential Learning </b></i>


<i>Theory and Practice, Routledge Falmer. </i>


<i><b>23. Silberman, M.L. (ed) (2007), The Handbook of Experiential Learning, </b></i>
Temple University.


<i><b>24. Wessels, M. (2006), Experiential Learning, Juta and Co. Ltd. </b></i>


<i><b>25. Whitaker, P. (1995), Managing to Learn: Aspects of Reflecting and </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

<b>PHỤ LỤC </b>
PHỤ LỤC 1:


<b>PHIẾU HỎI DÀNH CHO HỌC SINH </b>


<b>VỀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TẠI TRƢỜNG </b>
<b>THPT OLYMPIA </b>


Hoạt động Rất thích Thích Khơng thích



Giờ chào cờ
Giờ câu lạc bộ
Các sự kiện
Giờ cố vấn


PHỤ LỤC 2:


<b>PHIẾU HỎI DÀNH CHO GIÁO VIÊN </b>


<b>VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO </b>
<b>TẠI TRƢỜNG THPT OLYMPIA </b>


Nội dung quản lý Đánh giá


Rất tốt Tốt Bình
thường


Khơng tốt


Cơng tác lập kế hoạch
Công tác tổ chức


</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

PHỤ LỤC 3:


<b>PHIẾU HỎI DÀNH CHO GIÁO VIÊN </b>


<b>VỀ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TẠI TRƢỜNG </b>
<b>THPT OLYMPIA </b>


Nhằm giúp BGH có những giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy học


trải nghiệm, q thầy cơ vui lịng dành thời gian trả lời các câu hỏi khảo sát
dưới đây. Xin trân trọng cảm ơn!


1. Thầy, cô đang dạy bộ môn: (đánh dấu vào câu trả lời phù hợp).


Toán học ☐ Vật lý ☐ Hoá học ☐ Sinh học ☐ ICT ☐


Văn học ☐ Lịch sử ☐ Địa lý ☐ Thể dục ☐


Âm nhạc ☐ Mỹ thuật ☐ GDCD ☐ Tiếng Anh ☐


2. Trong thực tiễn dạy học, thầy cô đã từng tổ chức những hoạt động: (Có
thể chọn nhiều câu trả lời).


☐ Cho HS thực hành


☐ Cho HS nghiên cứu bài trước ở nhà
☐ Cho HS nghiên cứu khoa học


☐ Cho HS tổ chức hội thảo


☐ Cho HS đi thực tế theo môn học


☐ Cho HS đi thực tế kết hợp với môn học khác
☐ Hoạt động khác:


</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

3. Các hoạt động trên được tổ chức ở mức độ thường xuyên như nào?


Hoạt động Mức độ thực hiện



1
lần/tuần


> 1
lần/tuần


1 lần/
tháng


> 1 lần/
tháng


1 lần/
học kỳ


1lần/
học kỳ
Thực hành


Nghiên cứu bài trước ở
nhà.


Nghiên cứu khoa học
Tổ chức hội thảo


Đi thực tế theo môn học
Đi thực tế cùng môn
khác


4. Khi tổ chức cho học sinh đi học thực tế với môn học khác, thầy cô


thường kết hợp với môn học nào?


Môn học Thường
xuyên


Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao
giờ


</div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

5. Trong quá trình triển khai các hoạt động dạy học, thầy cô huy động
được sự tham gia của những ai?


Học sinh ☐ Tổ trưởng ☐ BGH ☐ Đồng nghiệp ☐


Khối hỗ trợ, dịch vụ ☐ PHHS ☐ Truyền thông ☐ Khác ☐


6. Thầy, cô gặp những thuận lợi, khó khăn nào trong q trình tổ chức
hoạt động trải nghiệm?


Vấn đề Thuận lợi Khó khăn


Định hướng của nhà trường


Qui định về thời gian tổ chức các hoạt
động đi trải nghiệm thực tế


Sự phối hợp với các bộ môn khác
Phê duyệt kế hoạch của BGH
Sự hỗ trợ về nhân sự khi đi thực tế
Sự hỗ trợ về tài chính



Trang thiết bị


Địa điểm trải nghiệm thực tế
Trình độ học sinh


</div>
<span class='text_page_counter'>(110)</span><div class='page_container' data-page=110>

Đánh giá của thầy cô về hiệu quả của các hoạt động này với học sinh?


Tiêu chí Mức độ


Rất tốt Tốt Bình
thường


Khơng tốt


Sự hứng thú của HS


Sự chủ động học tập của HS
Khả năng vận dụng kiến thức
để giải quyết vấn đề


Sự sáng tạo


Khả năng ghi nhớ


Kỹ năng phân tích, giải thích
Kỹ năng trình bày, thuyết trình
Kỹ năng hợp tác nhóm


</div>
<span class='text_page_counter'>(111)</span><div class='page_container' data-page=111>

PHỤ LỤC 4



<b>PHIẾU HỎI DÀNH CHO HỌC SINH </b>


<b>VỀ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM TẠI TRƢỜNG </b>
<b>THPT OLYMPIA </b>


1. Con được tham gia những hoạt động học tập nào sau đây? Có thể chọn
nhiều đáp án.


☐ Thực hành trên lớp


☐ Tự tìm kiếm thơng tin, nghiên cứu bài trước ở nhà
☐ Nghiên cứu khoa học


☐ Tổ chức hội thảo


☐ Đi thực tế theo một môn học


☐ Đi thực tế kết hợp với môn học khác
☐ Hoạt động khác:


...
...
Con thích các hoạt động học tập trải nghiệm nào?


Hoạt động Mức độ


Rất thích Thích Bình
thường


Khơng thích


Thực hành


Tìm kiếm thông tin, nghiên
cứu bài trước ở nhà.


Nghiên cứu khoa học
Tổ chức hội thảo


</div>
<span class='text_page_counter'>(112)</span><div class='page_container' data-page=112>

2. Đánh giá của con về hiệu quả của hình thức học tập trải nghiệm:


Tiêu chí Mức độ


Rất tốt Tốt Bình
thường


Khơng
tốt
Học hứng thú hơn.


Học chủ động hơn


Có khả năng vận dụng kiến thức
để giải quyết vấn đề thực tế.


Sáng tạo hơn
Nhớ lâu hơn.


Tăng kỹ năng phân tích, giải thích
Tăng kỹ năng trình bày, thuyết
trình.



Kỹ năng hợp tác nhóm.
Kỹ năng tổ chức


</div>
<span class='text_page_counter'>(113)</span><div class='page_container' data-page=113>

PHỤ LỤC 5:


<b>PHIẾU HỎI DÀNH CHO GIÁO VIÊN </b>


<b>VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM </b>
<b>TẠI TRƢỜNG THPT OLYMPIA </b>


TT Nội dung quản lý


Mức độ


Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt


1 Cụ thể hoá nhiệm vụ năm học
và qui chế chuyên môn


2 Tổ chức hướng dẫn về xây dựng
kế hoạch trải nghiệm


3 Qui định cụ thể về thời lượng và
thời gian cho từng môn học.
4 Sử dụng kết quả kiểm tra kế


hoạch để đánh giá xếp loại GV
5 Yêu cầu giáo viên nắm vững



chương trình và lựa chọn nội
dung trải nghiệm


6 Đưa ra những qui định cụ thể về
hình thức và phương pháp tổ
chức hoạt động trải nghiệm
7 Hướng dẫn cách phối hợp với


các phòng ban để triển khai kế
hoạch


8 Tổ chuyên môn kiểm tra và phê
duyệt kế hoạch trải nghiệm


</div>
<span class='text_page_counter'>(114)</span><div class='page_container' data-page=114>

và khảo sát học sinh


10 Bồi dưỡng nghiệp vụ, năng lực
cho giáo viên.


11 Góp ý nội dung, phương pháp,
hình thức tổ chức cho giáo viên.
12 Tuyên truyền các hoạt động có


hiệu quả.


13 Khuyến khích, hỗ trợ giáo viên
tham gia các kỳ thi GVST và
Tích hợp, liên mơn.


14 Khen thưởng và vinh danh các


thành tích của giáo viên.


15 Phối hợp với PHHS


</div>
<span class='text_page_counter'>(115)</span><div class='page_container' data-page=115>

PHỤ LỤC 6:


<b>PHIẾU HỎI DÀNH CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ </b>


<b>VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM </b>
<b>TẠI TRƢỜNG THPT OLYMPIA </b>


TT Nội dung quản lý


Mức độ


Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt
1 Cụ thể hoá nhiệm vụ năm


học và qui chế chuyên môn
2 Tổ chức hướng dẫn về xây


dựng kế hoạch trải nghiệm
3 Qui định cụ thể về thời


lượng và thời gian cho từng
môn học.


4 Sử dụng kết quả kiểm tra kế
hoạch để đánh giá xếp loại
giáo viên



5 Yêu cầu giáo viên nắm vững
chương trình và lựa chọn nội
dung trải nghiệm


6 Đưa ra những qui định cụ thể
về hình thức và phương pháp
tổ chức hoạt động trải
nghiệm


7 Hướng dẫn cách phối hợp
với các phòng ban để triển
khai kế hoạch


</div>
<span class='text_page_counter'>(116)</span><div class='page_container' data-page=116>

phê duyệt kế hoạch trải
nghiệm


9 Đánh giá hoạt động qua dự
giờ và khảo sát học sinh
10 Bồi dưỡng nghiệp vụ, năng


lực cho giáo viên.


11 Góp ý nội dung, phương
pháp, hình thức tổ chức cho
giáo viên.


12 Tuyên truyền các hoạt động
có hiệu quả.



13 Khuyến khích, hỗ trợ giáo
viên tham gia các kỳ thi
GVST và Tích hợp, liên
mơn.


14 Khen thưởng và vinh danh
các thành tích của giáo viên.
15 Phối hợp với PHHS


</div>
<span class='text_page_counter'>(117)</span><div class='page_container' data-page=117>

PHỤ LỤC 7:


<b>PHIẾU HỎI </b>


<b>VỀ SỰ CẦN THIẾT CỦA CÁC BIỆN PHÁP </b>


TT Biện pháp quản lý


Mức độ cần thiết


Rất cần thiết Cần thiết Không cần
thiết


1 Xây dựng chương trình, nội
dung, kế hoạch hoạt động
trải nghiệm.


2 Xây dựng qui trình, qui chế
triển khai kế hoạch trải
nghiệm.



3 Phân cấp, phân quyền, phân
nhiệm nhân lực cho hoạt
động trải nghiệm.


4 Tổ chức bồi dưỡng chuyên
môn, nghiệp vụ cho GV.
5 Huy động các nguồn lực xã


hội tham gia vào hoạt động
trải nghiệm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(118)</span><div class='page_container' data-page=118>

PHỤ LỤC 8:


<b>PHIẾU HỎI </b>


<b>VỀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP </b>


TT Biện pháp quản lý


Tính khả thi


Rất khả thi Khả thi Không khả
thi
1 Xây dựng chương trình, nội


dung, kế hoạch hoạt động trải
nghiệm.


2 Xây dựng qui trình, qui chế
triển khai kế hoạch trải


nghiệm.


3 Phân cấp, phân quyền, phân
nhiệm nhân lực cho hoạt
động trải nghiệm.


4 Tổ chức bồi dưỡng chuyên
môn, nghiệp vụ cho GV.
5 Huy động các nguồn lực xã


hội tham gia vào hoạt động
trải nghiệm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(119)</span><div class='page_container' data-page=119>

PHỤ LỤC 9


<b>LỊCH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ </b>
<b>NĂM 2016-2017 </b>


Tháng Khối 10 Khối 11 Khối 12


9


30/9 - Hoá học- nhà


máy nước Hà Đông


10


04/10 & 06/10
Xã hội (Sử Địa: Văn



Miếu)


Vật lý-Đài quan sát
Thiên văn, ĐHSP




11


HELP-Media
Elective (10 hs
electives) RMIT


Kinh tế (21 hs
electives)


HELP-Media
Elective (7 hs
electives) RMIT


Kinh tế (10 hs
electives)


12


Nghề chế tạo 9.10.11
(6 hs)- Trường cao
đẳng nghề



Xã hội: Service
Learning)




1


2


Tiếng Anh 10X (4


ngày - ĐB CLSCL) Hoá học- Bát tràng


Nghề Hóa học
và dược


3


Sinh học (cả ngày,
T7)


Rừng Quốc gia Ba vì.


4


HELP: thực phẩm


</div>

<!--links-->
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông Krông Ana tỉnh Đắk Lắk
  • 34
  • 1
  • 10
  • ×