Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Một số biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông Quảng Uyên – Cao Bằng”. pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.85 KB, 35 trang )

Bành Đức Sơn- Trường THPT Quảng Uyên - Cao Bằng

TRƯỜNG ………………….
KHOA……………………….
----------

Báo cáo tốt nghiệp
Đề tài:
“Một số biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp ở
trường trung học phổ thông Quảng Uyên – Cao Bằng”.


Bành Đức Sơn- Trường THPT Quảng Uyên - Cao Bằng

MỤC LỤC
PHẦ MỞĐ U.............................................................................................3
N

1. LÝ DO CHỌ Đ TÀI:...........................................................................3
N Ề
2. MỤ ĐCH NGHIÊN CỨ ..................................................................6
C Í
U.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨ ..................................................................7
U
4. Đ I TƯ NG NGHIÊN CỨ ..................................................................7
Ố Ợ
U
5. PHƯ NG PHÁP NGHIÊN CỨ ..........................................................7
Ơ
U


5.1 Nghiên cứu thực tiễn.....................................................................7
5.2 Nghiên cứu lý luận........................................................................8
6. PHẠM VI VÀ GIỚ HẠN NGHIÊN CỨ ...........................................8
I
U.
PHẦ NỘ DUNG........................................................................................9
N
I
CHƯ NG 1: CƠSỞLÝ LUẬ CƠSỞPHÁ LÝ VÀCƠSỞTHỰ TIỄ CỦ VIỆ
Ơ
N,
P
C
N A
C
QUẢ LÝ HOẠ Đ NG GIÁ DỤ HƯ NG NGHIỆ TRONG TRƯ NG PHỔ
N
T Ộ
O C

P

THÔNG........................................................................................................................9

1.1. CƠSỞLÝ LUẬ ................................................................................9
N
1.2 CƠSỞPHÁP LÝ................................................................................10
1.3. CƠSỞTHỰ TIỄ ..........................................................................12
C
N


CHƯ NG 2. THỰ TRẠ CỦ CÔNG TÁ QUẢ LÝ HOẠ Đ NG GIÁ
Ơ
C
NG
A
C
N
T Ộ
O
DỤ HƯ NG NGHIỆ ỞTỪ THPT QUẢ UYÊN TRONG GIAI Đ Ạ
C

P
NG
NG
O N
VỪ QUA..................................................................................................................15
A

2.1. Đ C ĐỂ TÌNH HÌNH..................................................................15
Ặ I M
2.2. MỘ SỐKẾ QUẢĐ Đ T Đ Ợ ...................................................16
T
T
à Ạ Ư C:
2.3. MỘ SỐTỒ TẠ CỦ CÔNG TÁC QUẢ LÝ GDHN ỞTRƯ NG
T
N I A
N


THPT QUẢ UYÊN- CAO BẰ ......................................................18
NG
NG
2.4. NGUYÊN NHÂN VÀ MỘ SỐVẤ Đ Ặ RA VIỆ GIÁO DỤ
T
N ỀĐ T
C
C
HƯ NG NGHIỆP CHO HỌ SINH THPT...........................................19

C
2.4.1. Nguyên nhân...........................................................................19
2.4.2. Một số vấn đề đặt ra cần giải quyết trong công tác chỉ đạo
hoạt động GDHN..............................................................................20

CHƯ NG 3: MỘ SỐBIỆ PHÁ TỔCHỨ QUẢ LÝ HOẠ Đ NG GDHN Ở
Ơ
T
N
P
C
N
T Ộ
TRƯ NG THPT........................................................................................................21


3.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý các cấp giáo viên và
học sinh cũng như xã hội về công tác GDHN trong trường phổ
thông...................................................................................................21

3.2. Đẩy mạnh tuyên truyền để giáo viên, cán bộ quản lý, phụ
huynh và học sinh hiểu rõ hơn mục đích của cơng tác hướng nghiệp
của học sinh phổ thông......................................................................24
3.3. Để công tác hướng nghiệp có hiệu quả cao, nhà trường chú
trọng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên làm công tác hướng nghiệp, coi
đây là khâu có tính chất quyết định................................................24
3.4. Xây dựng và củng cố cơ sở vật chất để phục vụ cho hướng
nghiệp; tổ chức lao động tập thể để phục vụ hướng nghiệp; - xã hội
hoá các nguồn lực cho công tác hướng nghiệp................................25
3.5. Nâng cao năng lượng của giáo viên chủ nhiệm lớp.................25


Bành Đức Sơn- Trường THPT Quảng Uyên - Cao Bằng
3.6 Ban chỉ đạo nên chuẩn bị một số bài giảng mẫu về cơng tác định
hướng và tư vấn nghè có nội dung như sau:.....................................27
3.7 Đa dạng hố các hình thức hoạt động giáo dục hướng nghiệp.
............................................................................................................28
PHẦ KẾ LUẬ VÀKIẾ NGHỊ...........................................................32
N T
N
N
1. KẾ LUẬ .........................................................................................32
T
N.
2. KIẾ NGHỊ:.......................................................................................33
N
TÀ LIỆ THAM KHẢ ..........................................................................34
I
U
O.


PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Hiện nay đất nước ta đang chuyển sang một giai đoạn mới với sự
phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đang rất cần một nguồn nhân lực
chất lượng cao đủ đáp ứng cho sự nghiệp cơng nghiệp hố- hiện đại hố
của đất nước. Nguồn nhân lực ấy ở đâu ra và ta phải làm thế nào để có
nguồn nhân lực chất lượng cao đó. Ta khơng thể nào qn câu nói của Bác
Hồ
“Vì sự nghiệp 10 năm thì phải trồng cây
Vì sự nghiệp trăm năm thì phải trồng người ”
Câu nói nổi tiếng của Bác đã chỉ rõ tầm nhìn chiến lược lâu dài của
Bác. Để có một con người có sức khoẻ có tri thức có những kỹ năng nhất
định về nghề nghiệp và có những ước mơ hồi bão lớn lao không phải là


Bành Đức Sơn- Trường THPT Quảng Uyên - Cao Bằng
ngày một ngày hai mà là cả một quá trình hết sức lâu dài và gian khổ với sự
kết hợp của Gia đình → Nhà trường→Xã hội
Khi sinh ra mỗi người đều có một năng khiếu riêng biệt mà trời đã
ban tặng. Ta phải làm gì để mỗi người đó bộc lộ được năng khiếu và rèn
luyện để phát huy được tối đa năng khiếu đó phục vụ cho lợi ích chung của
xã hội.
Các cụ ta luôn truyền dạy : “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” hay
“Một nghề thì sống, Đống nghề thì chết” những câu nói đó đã thể hiện rất
rõ việc chọn nghề, rèn luyện kỹ năng nghề, nghệ thuật hố nghề, tinh thơng
nghề, tất cả những cái đó có được khi ta chọn đúng nghề, đúng sở thích và
là mảnh đất mầu mỡ để ta vùng vẫy, sáng tạo thật sự bất công và đau đớn
biết bao khi một người rất thích vẽ, thích làm thơ mà lại khơng được làm

mà phải đi làm thợ cơ khí, lỗi đó tại ai? Ta khơng thể đổ lỗi cho nhà trường
được mà chỉ trách cho việc hướng nghiệp cho các em làm chưa tốt. Các em
không được định hướng và tư vấn về nghề nghiệp về mọi vấn đề mà các em
quan tâm. Để tránh việc đó xảy ra ngay từ khi học tiểu học ta phải quan
tâm đến việc hướng nghiệp cho các em. Nhà trường không chỉ dạy chữ, dạy
cách làm người mà phải dạy nghề. Thông qua hướng nghiệp phải hình
thành cho các em những kỹ năng tối thiểu về nghề. Nhà trường không chỉ
là trung tâm văn hố giáo dục mà phải là trung tâm thơng tin, trung tâm đào
tạo nguồn nhân lực cao. Sản phẩm của giáo dục, của nhà trường phải là
những con người có Đức, có tài có sức khoẻ và có những kỹ năng nhất định
về nghề sẵn sàng tham gia vào mọi hoạt động của xã hội và hội nhập quốc
tế.
Để làm tốt vấn đề hướng nghiệp cho học sinh trong những năm qua
Đảng và nhà nước ta đã luôn quan tâm đến yêu cầu và mục đích của việc
giáo dục hướng nghiệp.


Bành Đức Sơn- Trường THPT Quảng Uyên - Cao Bằng
Giáo dục hướng nghiệp là bộ phận của nội dung giáo dục phổ thơng
tồn diện đã được xác định trong luật giáo dục. Nghị quyết TW2 khoá VIII
chỉ rõ: Trong giáo dục phổ thông “Cần gắn với thực tiễn vùng, địa phương,
đến sự tăng cường công tác hướng nghiệp, đào tạo kỹ thuật lao động dạy
nghề phổ thông và kỹ năng cần thiết khác cho công việc trong nền kinh tế
thị trường cho cơng cộc cơng nghiệp hố - hiện đại hoá đất nước”. Chiến
lược phát triển giáo dục 2001-2010 và chủ trương đổi mới chương trình
giáo dục phổ thơng hiện nay cũng nhấn mạnh đến yêu cầu tăng cường giáo
dục hướng nghiệp nhằm góp phần tích cực và có hiệu quả vào việc phân
luồng học sinh, chuẩn bị cho học sinh đi vào cuộc sống lao động hoặc được
tiếp tục đào tạo phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu xã hội.
“Muốn tiến hành cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, thăng lợi phải phát

triển mạnh sự nghiệp giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người,
yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Đồng thời Nghị quyết
Trung ương 2 khoá VIII cũng chỉ ra cho ngành Giáo dục và Đào tạo là:
“Cần gắn chặt thực tiễn vùng địa phương đến sự tăng cường công tác
hướng nghiệp, đào tạo kỹ thuật lao động, dạy nghề phổ thông và kĩ năng
cần thiết khác cho công việc trong nền kinh tế thị trường, trong công cuộc
cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước ”
- Trong văn kiện Đại hội khoá IX của Đảng tiếp tục nhấn mạnh: phát
huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, đề cao năng lực tự
học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề. Thực hiện phương châm “Học đi
đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất; Nhà trường gắn liền
với đời sống xã hội”. Coi trọng công tác giáo dục hướng nghiệp và phân
luồng học sinh THPT chuẩn bị đi vào lao động nghề nghiệp.
- Bước vào bậc học cuối cùng của nhà trường phổ thơng, tuổi trẻ học
đường thường có những hoài bão lớn lao gắn liền với cuộc sống tương lai
của họ, khơng ít các em tự đặt cho mình những câu hỏi như “mình sẽ làm


Bành Đức Sơn- Trường THPT Quảng Uyên - Cao Bằng
gì?”, “mình chọn nghề gì”, “nghề nào là hay nhất” và cũng khơng ít các em
đã trăn trở, đắn đo, suy nghĩ, bởi có biết bao nghề đáng yêu, biết bao con
đường để đạt tới mục đích cuộc sống riêng.
Tuy vậy, giáo dục hướng nghiệp hiện nay chưa được các cấp quản lý
giáo dục và các trường học quan tâm đúng mức, cịn có địa phương và
trường học chưa thực hiện đầy đủ các nội dung giáo dục hướng nghiệp.
Chất lượng hoạt động hướng nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của học
sinh và xã hội, học sinh phổ thông cuối các cấp học và bậc học chưa được
chuẩn bị chu đáo để lựa chọn nghề nghiệp, lựa chọn ngành học phù hợp với
bản thân và yêu cầu của xã hội.
Để phát triển kinh tế – xã hội trong giai đoạn cách mạng mới, Đảng

và Nhà nước ta đã chủ trương đẩy mạnh công tác hướng nghiệp- dạy nghề
phổ thông cho học sinh, nhằm đảo tạo thế hệ trẻ thành lớp người lao động
mới có đủ phẩm chất, năng lực thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp
hố, hiện đại hố đất nước. Do vậy công tác hướng nghiệp trong trường
phổ thơng có một ý nghĩa quan trọng và là vấn đề đáng quan tâm của
những người làm công tác giáo dục- đào tạo. Với mong muốn góp phần
nhỏ bé của mình trong việc nang cao hiệu quả chỉ đạo hoạt động hướng
nghiệp trong Trường phổ thông.
Qua những lý do đã phân tích ở trên, qua thực tiễn quản lý hoạt động
giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông Quảng Uyên tỉnh Cao
Bằng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài.
“Một số biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trường trung
học phổ thông Quảng Uyên – Cao Bằng”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.

Phân tích những tồn tại dẫn đến việc quản lý giáo dục hướng nghiệp
gặp rất nhiều khó khăn, các nguyên nhân chủ quan và khách quan từ đó đề


Bành Đức Sơn- Trường THPT Quảng Uyên - Cao Bằng
xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường
trung học phổ thông.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

- Xác định cơ sở khoa học và thực tiễn của công tác quản lý giáo dục
hướng nghiệp.
- Đánh giá thực trạng của công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng
nghiệp ở trường trung học phổ thông Quảng Uyên.
- Đề xuất và lý giải một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục
hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông Quảng Uyên trong giai đoạn

hiện nay.
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Tất cả các hoạt động giáo dục hướng nghiệp và cơ sở vật chất, thiết
bị dạy học phục vụ cho công tác hướng nghiệp.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.1 Nghiên cứu thực tiễn
- Trao đổi, trắc nghiệm đối với giáo viên và học sinh để tìm hiểu tâm
tư nguyện vọng và ước mơ của các em, sự hiểu biết về nghề nghiệp….
- Kết qủa thực hiện kế hoạch triển khai hoạt động giáo dục hướng
nghiệp của trường trung học phổ thông Quảng Uyên.


Bành Đức Sơn- Trường THPT Quảng Uyên - Cao Bằng
5.2 Nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng các cấp về
giáo dục và đào tạo.
- Nghiên cứu sách giáo khoa “HĐGDHN” lớp 10, 11 nhà xuất bản
giáo dục năm 2004.
- Nghiên cứu văn bản hướng dẫn thực hiện công tác hướng nghiệp
trong nhà trường.
- Nghiên cứu giáo trình, tạp chí của Trường cán bộ Quản lý giáo dục
và đào tạo.
6. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU.

Các hoạt động giáo dục hướng nghiệp và kết quả trong 2 năm học
2003 – 2004 và 2004 – 2005 của trường trung học phổ thông Quảng Uyên
– Cao Bằng.



Bành Đức Sơn- Trường THPT Quảng Uyên - Cao Bằng
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ
THỰC TIỄN CỦA VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG
NGHIỆP TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG.

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

Thế nào là hướng nghiệp?: Hướng nghiệp là hệ thống những biện
pháp dựa trên cơ sở tâm lý học sinh học, sinh lý học, y học và nhiều khoa
học khác để giúp đỡ học sinh chọn nghề phù hợp với những năng lực, sở
trường và điều kiện tâm sinh lý cá nhân, nhằm mục đích phân bố hợp lý và
sử dụng có hiệu quả nhất lực lượng sự trữ có sẵn của đất nước.
* Định hướng nghề nghiệp:
Định hướng nghề nghiệp là việc thông tin cho học sinh biết về đặc
điểm hoạt động và yêu cầu phát triển của các nghề trong xã hội, đặc biệt là
các nghề các nơi đang cần nhiều lao động trẻ tuổi có văn hoá, về những yêu
cầu tâm sinh lý của mỗi nghề, về tình hình phân cơng và u cầu điều chỉnh
lao động ở cộng đồng dân cư về hệ thống trường lớp đào tạo nghề của nhà
nước, tập thể và tư nhân.
Mục tiêu của hoạt động giáo dục hướng nghiệp là phát hiện và bỗi
dưỡng phẩm chất nhân cách nghề nghiệp cho học sinh, giúp các em hiểu
mình, hiểu yêu cầu của nghề, hiểu được xu thế phát triển hệ thống nghề
trong xã hội ta. Thông qua hoạt động giáo dục hướng nghiệp, giáo viên
giúp học sinh điều chỉnh động cơ học nghề, trên cơ sở đó các em định
hướng đi vào việc sản xuất mà xã hội đang có nhu cầu nhân lực vì vậy giáo
dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông phải làm các công việc
sau:
+ Giáo dục thái độ lao động và ý thức đúng đắn với nghề nghiệp ở

trường trung học phổ thơng vì giáo dục lao động nhằm hình thành có mục


Bành Đức Sơn- Trường THPT Quảng Uyên - Cao Bằng
đích, có kế hoạch những quan điểm, thái độ đúng đắn với lao động, có tri
thức lao động, kỹ năng nghề nhất định ở học sinh chuẩn bị tâm thế cho thế
hệ trẻ những công dân tương lai sẵn sàng hội nhập với thế giới việc làm và
vì lao động là nền tảng để nhà trường làm tốt công tác hướng nghiệp dạy
nghề.
Lao động là cầu nối giữa định hướng nghề và tham gia học nghề,
giữa lý thuyết với thực hành.
+ Giáo dục hướng nghiệp giúp học sinh có sự hiểu biết khái quát về
sự phân công lao động xã hội, cơ cấu nền kinh tế quốc dân.
Sự phát triển của đất nước và địa phương, làm quen với những ngành
nghề chủ yếu, nghề cơ bản, đặc biệt là nghề truyền thống của địa phương.
+ Giáo dục hướng nghiệp giúp tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng
nghề nghiệp của từng học sinh để khuyến khích, hướng dẫn và bồi dưỡng
khả năng nghề nghiệp thích hợp nhất.
+ Giáo dục hướng nghiệp giáo dục động viên hướng dẫn học sinh đi
vào những ngành gnhề mà nhà nước địa phương đang cần phát triển.
Giáo dục hướng nghiệp có những nội dung cơ bản sau:
1.2 CƠ SỞ PHÁP LÝ

- Nhằm đảm bảo việc thực hiện mục tiêu ngày 13/9/1981 Chính phủ
đề ra Quyết định số 126/CP “Về công tác giáo dục hướng nghiệp trong
trường phổ thông và sử dụng hợp lý học sinh các cấp THCS và THPT tốt
nghiệp ra trường”.
- Điều 3 của Chỉ thị số 33-2003/CT – BGD & ĐT ngày 23/7/2003
cũng đã chỉ rõ “Nghiêm túc triển khai thực hiện sinh hoạt hướng nghiệp ở
các trường THCS, THPT và trung tâm KTTH, theo tài liệu hướng dẫn của

Bộ GD &ĐT, giúp học sinh, đặc biệt là học sinh cuối cấp hiểu về thế giới
nghề nghiệp, thị trường lao động và đánh giá năng lực bản thân, hướng dẫn


Bành Đức Sơn- Trường THPT Quảng Uyên - Cao Bằng
học sinh lựa chọn nghề hoặc lựa chọn trường học, ngành học phù hợp với
năng lực cá nhân và yêu cầu của xây dựng đất nước”.
1.2. Thông tư 31/TT ngày 17 tháng 8 năm 1981 của Bộ giáo dục:
“Để giúp học sinh hiểu biết các ngành nghề, các trường trung học sử dụng
tạm thời mỗi tháng 1 buổi lao động để giới thiệu, tuyên truyền, giải thích
ngành nghề”. Như vậy mỗi năm học có 9 buổi sinh hoạt giới thiệu nghề
được phân phối chương trình trong 9 tháng.
1.3. Quyết định 329/QĐ ngày 31 tháng 3 năm 1990 của Bộ trưởng
bộ giáo dục về mục tiêu và kế hoạch đào tạo của trường trung học phổ
thông.
1.4. Quyết định 2397/QĐ của Bộ trưởng bộ giáo dục ngày 17 tháng 9
nưm 1991 ban hành danh mục nghề và chương trình dạy nghề cho học sinh
trung học phổ thông.
1.5 Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội
1.6. Chỉ thị 14/2001/CT – TTg của Thủ tướng chính phủ về đổi mới
chương trình giáo dục phổ thơng.
1.7. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định:
“Giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc
đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hố - hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy
nguồn lực con người… Coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng
học sinh trung học, chuẩn bị cho thanh niên, thiếu niên đi vào lao động
nghề nghiệp phù hợp với sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế trong cả nước và
từng địa phương”
+ Luật giáo dục năm 2005 chương 2 “Những quy định mới của luật
giáo dục “ năm 2005 phần 2 “Chương trình giáo dục” cũng nói chương

trình giáo dục nghề nghiệp được tổ chức thực hiện theo năm học hoặc hình
thức tích luỹ tín……và được cụ thể hố thành giáo trình, tài liệu giảng


Bành Đức Sơn- Trường THPT Quảng Uyên - Cao Bằng
dạy” và Chương trình giáo dục nghề nghiệp phải liên thơng với các chương
trình giáo dục khác.
Thực hiện chỉ thị của Bộ trưởng về nhiệm của toàn ngành trong năm
học 2005-2006 về mặt giáo dục lao động – hướng nghiệp các Sở giáo dục
và Đào tạo các trường phổ thông và các trung tâm KTTH-HN
- Tiếp tục việc triển khai Chỉ thị số 33/2003/TC-BGD&ĐT về tăng
cường giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông nhằm đẩy mạnh
công tác giáo dục hướng nghiệp nâng cao chất lượng, định hướng nghề
nghiệp phù hợp với nhu cầu nhân lực của từng địa phương, góp phần tích
cực vào việc phân luồng học sinh cuối cấp THCS và THPT.
1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN

Học sinh THPT là bộ phận thanh thiếu niên đến tuổi trưởng thành
được tiếp cận với một hệ thống kiến thức từ quá trình học tập ở Trường phổ
thơng và được trải nghiệm thực tiễn thơng qua những dạng lao động trong
gia đình, trong các tổ chức đoàn thể, hàng ngày được tiếp nhận các dạng
thơng tin nghề nghiệp và chính những điều kiện này đã giúp các em hình
thành được những cơ sở xác đáng về kiến thức, về kỹ năng và đặc biệt là sự
trưởng thành đáng kể trong nhận thức đối với ý nghĩa cuộc sống, vị trí của
bản thân, có được sự thử thách trong lao động nghề nghiệp góp phần vào
đời sống gia đình tạo ra những tiêu để cho q trình thích ứng nghề nghiệp
sau này. Một số học sinh với ý chí vươn lên, ngay từ khi cịn học phổ thơng
đã tích cực học thêm các môn học cần thiết như tin học, ngoại ngữ…. Với
cái nền rất đáng q đó của học sinh THPT, nhiệm vụ hướng nghiệp đối với
các em không chỉ dừng lại ở mức nâng cao nhận thức và sự hiểu biết kỹ

càng hơn về nghề mà cịn là q trình xác lập những điều kiện kiến thức để
đưa các em hoạt động trong thế giới nghề nghiệp, tạo ra sự thích ứng ở mức
độ nhất định với nghề hoặc lĩnh vực lao động mà họ ưa thích.


Bành Đức Sơn- Trường THPT Quảng Uyên - Cao Bằng
Do sự phân luồng của xã hội, do thực tế bức xúc bởi vì khơng có sự
liên thơng giữa hướng nghiệp, đào tạo và sử dụng nên tồn tại thực tế
Đầu vào nhiều, chưa
được định hướng, tư
vấn nghề

Đầu ra thừa thầy thiếu
thợ chất lượng nghề
kém


Bành Đức Sơn- Trường THPT Quảng Uyên - Cao Bằng
+ Sau khi tốt nghiệp THCS sẽ có tầng trạng:
75% học tiếp THPT-> thi đại học, cao đẳng
THCS

cần nhiều Giáo viên, Phịng học
14-15% học nghề (q ít)
24-25% sống tự do vào đời với 2 bàn tay

trắng -> sinh ra tệ nạn XH
Đại học cao đẳng 80%
Sau THCS
THCN, DN 10%

Còn lại vào đời
Rất nhiều học sinh sau khi thi Đại học, Cao đẳng trượt khơng biết
mình nên học gì? theo nghề gì:
+ Đúng

đúng

+ Sai

sai

Thực tế tại địa phương chúng tôi là một huyện miền núi kinh tế gặp
rất nhiều khó khăn, mặt bằng dân trí thấp việc định hướng và tư vấn nghề là
một việc vô cùng quan trọng và cần thiết để các em có việc làm góp phần
xố đói giảm nghèo cho quê hướng, hạn chế các tệ nạn xã hội đang có
chiều hướng gia tăng tại địa phương do khơng có việc làm.


Bành Đức Sơn- Trường THPT Quảng Uyên - Cao Bằng
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở TỪNG THPT QUẢNG UYÊN
TRONG GIAI ĐOẠN VỪA QUA
2.1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

Một vài nét khái quát về trường THPT Quảng Uyên. Trường được
thành lập từ năm 1960 đến nay đã được 46 năm nằm ở miền Đông tỉnh Cao
Bằng, xung quanh là các dãy núi đã nối tiếp nhau. Trường có 32 lớp nhưng
chỉ có 22 phòng học nên phải học 2 ca 1 ngày. Tổng số học sinh là 1545 em
gồm 10 xã hầu hết là con em các dân tộc của huyện nhà xác xã ở xa nhau
nên nhiều em phải ở trọ để học.

Cơ sở hạ tầng của Huyện còn kém, đường liên xã rất khó đi mà chỉ
đến trung tâm xã cịn các bản làng thì vẫn cịn phải đi trên các con đường
nhỏ tự mở.
Kinh tế địa phương chủ yếu là nơng nghiệp, cả Huyện chỉ có 1 làng
nghề làm thợ rèn, diện tích chủ yếu là núi nên sản lượng nơng nghiệp rất
thấp chỉ đủ ăn khơng có tích luỹ. Học sinh miền núi khơng phải nộp học
phí nhưng nhiều gia đình cũng khơng lo được cho con cái đi học. Học sinh
sau khi học xong lớp 12 đa số ở nhà làm ruộng, đó là nguồn nhân lực lao
động chủ yếu của địa phương.
Trường THPT Quảng Uyên là trường trung tâm của Huyện những số
học sinh bỏ học hàng năm là khá lớn Trung bình 1 năm bở trên 30 em đội
ngũ cán bộ giáo viên thiếu trầm trọng lại không đồng bộ, chất lượng đội
ngũ thấp.
Giáo viên tự nhiên thiếu nhiều, các môn xã hội tạm đủ cụ thể như sau:


Bành Đức Sơn- Trường THPT Quảng Uyên - Cao Bằng

SL-CL đội ngũ
Năm

Tổng số
GV

2003-2004
38
2004-2005
39
2005-2006
39

- Tình hình xã hội:

Lớp
28
30
32

CB quản lý

Sau

Hiệu

Đại

trưởng
1
1
1

Phó
2
1
2

học
1
1
1


Đại

Cao

học

đẳng

32
35
35

6
4
4

Sau khi học xong lớp 12 đa số học sinh ở nhà nên các tệ nạn xã hội
đang có chiều hướng gia tăng và đã thâm nhập vào nhà trường gây nên nỗi
lo và bức xúc cho nhà trường và cả xã hội. Nhà trường đang cùng với
UBND Huyện bàn bạc và đã có các phương án để giải quyết số lao động
dưa thừa này.
2.2. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC:

Trong năm 2004-2005 trường đã được 1 số kết quả đáng khích lệ về
mặt học tập và tu dưỡng rèn luyện.
+ Đội ngũ cán bội quản lý và giáo viên đã nhận thức được tầm quan
trọng của công tác hướng nghiệp. Và coi nó là một mơn học quan trọng
như các môn học khác.
+ Trong kế hoạch năm học 2005-2006 đã có kế hoạch hoạt động
GDHN cho học sinh các khối cụ thể:

Khối 10: Định hướng nghề
Khối 11: Tư vấn nghề
Khối 12: Học nghề
Thực hiện mời cán bộ trung tâm tư vấn và giới thiệu việc làm tỉnh
Cao Bằng và liên kết với trung tâm Giáo dục KTTH- Hướng nghiệp- Dạy
nghề tỉnh


Bành Đức Sơn- Trường THPT Quảng Uyên - Cao Bằng
+ Hiện nay biên độ dao động trong việc chọn nghề, hiểu biết nghề đã
ổn định hơn theo sơ đồ

líp 10
¦íc mơ

lớp 11
Định huớng

lớp 12
Chọn nghề

Hng nm nh trng ó lp kế hoạch năm học về việc huy động các
nguồn lực xã hội phục vụ cho hướng nghiệp thông báo cho giáo viên và
học sinh tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và của
địa phương; nhu cầu sử dụng nguồn lao động chỉ đạo và kiểm tra công tác
hướng nghiệp của giáo viên, phối hợp các hình thức hướng nghiệp trong và
ngồi nhà trường. Kết hợp với địa phương trong việc sử dụng hợp lý học
sinh ra trường cuối năm tổ chức bàn giao học sinh cho địa phương.
- Thông qua các bộ môn văn hố cơ bản, qua các bộ mơn kỹ thuật,
sinh hoạt hướng nghiệp và đặc biệt thông qua hoạt động lao động và dạy

nghề phổ thông, nhà trường đã tiến hành giáo dục hướng nghiệp cho bộ
phận lớn học sinh.
Trong năm học 2003-2004 trường đã liên kết với trung tâm GDTHHướng nghiệp dạy nghề tỉnh Cao Bằng cử người về tư vấn cho học sinh
khối 11 và đã có 95% học sinh tham gia học nghề phổ thông.
Năm học 2004-2005 sau khi được tư vấn nghề đã có 100% học sinh
khối 11 tham gia học nghề phổ thông và bước đầu nhiều em dã bộc lộ các
năng khiếu về nghề nghiệp trong năm học 2005-2006 tất cả học sinh được
tham gia hoạt động sinh hoạt hướng nghiệp. Học sinh khối 12 được tư vấn
hướng nghiệp trước khi làm hồ sơ tuyển sinh ĐH, CĐ, THCN.
+ Nhà trường đã tính một phần kinh phí dành cho hoạt động Dạy và
học vào hoạt động sinh hoạt hướng nghiệp.


Bành Đức Sơn- Trường THPT Quảng Uyên - Cao Bằng
+ Chính quyền địa phương và phụ huynh đã bắt đầu quan tâm đến
các hoạt động giáo dục hướng nghiệp.
Qua các đợt hoạt động GDHN học sinh và phụ huynh đã có cái nhìn
cụ thể hơn với những ngành nghề mà xã hội đang có nhu cầu và đã có ý
thức quan tâm hơn với những nghề mà địa phương đang có. Nhiều em đã
quyết tâm làm kinh tế trang trại đưa sản phẩm nơng nghiệp trở thành hàng
hố để tham gia thị trường mang lại lợi ích thiết thực cho quê hương.
2.3. MỘT SỐ TỒN TẠI CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ GDHN Ở TRƯỜNG THPT
QUẢNG UYÊN- CAO BẰNG

Nhà trường chưa quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng công tác lập
kế hoạch, chương trình nội dung, phương pháp giáo dục hướng nghiệp
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, và đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn
nhân lực cho nền kinh tế xã hội.
- Những năm qua đa số học sinh lựa chọn hướng học tập, định hướng
nghề nghiệp chỉ theo cảm tính cá nhân và gia đình hoặc ảnh hưởng của bạn

bè. Sự lựa chọn nghề mang đậm tính chất chủ quan và phiến diện, thiếu
tính thực tiễn và khơng phù hợp với xu thế, phát triển kinh tế – xã hội của
đất nước.
Hầu hết học sinh sau khi tốt nghiệp THPT thì lại chỉ muốn thi vào
các trường Đại học, coi đó là hướng duy nhất để lập thân, lập nghiệp. Cả
học sinh và cha mẹ các em đều chưa chú ý đúng mức đến điều kiện phát
triển kinh tế – xã hội của địa phương và của đất nước.
- Cơng tác GDHN cịn nhiều bất cập hạn chế như:
+ Hoạt động SHHN và tư vấn hướng nghiệp còn chưa được tổ chức
đồng bộ ở các địa phương. Các giờ học giáo dục hướng nghiệp nhiều khi
cịn mang tính hình thức, nghèo nàn nội dung.
- Khó khăn lớn nhất là việc sử dụng chưa hợp lý học sinh tốt nghiệp
PTTH hiện nay. Một số tốt nghiệp THPT không muốn trở về địa phương


Bành Đức Sơn- Trường THPT Quảng Uyên - Cao Bằng
sản xuất vì nhiều địa phương khơng có kế hoạch phát triển kinh tế xã hội,
do đó khơng có qui hoạch đào tạo cán bộ, sử dụng lao động tại chỗ. Mặt
khác chất lượng hướng nghiệp dạy nghề, đào tạo tay nghề của các cơ sở
đào tạo hiện nay không đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp đạt ra ở địa phương
trong cơ chế thị trường.
- Tổ chức hoạt động hướng nghiệp còn lúng túng chưa gắn với thực
tế địa phương. Địa bàn nhà trường đóng khá đa dạng về ngành nghề: như
nghiệp, nông nghiệp, buôn bán… Mặc dầu ngành nghề khá đa dạng như
vậy nhưng kinh tế ở các ngành chưa phát triển, phân cơng lao động cịn hạn
chế, lực lượng lao động dơi dư cịn nhiều . Một số ngành nghề truyền thống
không đủ điều kiện phát triển, một số ngành nghề như trồng nấm cũng mới
hình thành.
2.4. NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VIỆC GIÁO DỤC
HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH THPT


2.4.1. Nguyên nhân
- Nhận thức của một số lãnh đạo địa phương, một số lãnh đạo, cán
bộ quản lý nhà trường, giáo viên, gia đình và bản thân học sinh về cơng tác
hướng nghiệp cịn hạn chế, chưa rõ ràng đúng đắn. Họ chưa thật hiểu rõ về
vai trị và tầm quan trọng của cơng tác hướng nghiệp cho học sinh trung
học phổ thông đối với bản thân học sinh nói riêng và đối với sự phát triển
kiến thức xã hội nói chung.
- Nhà trường khơng làm thay đổi được một số vấn đề xã hội liên
quan đến công tác hướng nghiệp như vấn đề việc làm, tuyển chọn nghề,
chế độ đãi ngộ với các nghề…. Nhà trường không làm thay đổi được nhận
thức của cha mẹ học sinh về vấn đề hướng nghiệp.
- Sự bất cân đối trong hệ thống giáo dục quốc dân dẫn đến sự mất
cân đối trong sự phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học phổ thông.


Bành Đức Sơn- Trường THPT Quảng Uyên - Cao Bằng
- Giáo viên làm công tác tư vấn nghề, hướng nghiệp chưa được đào
tạo, chưa có giáo viên chun trách.
- Cịn thiếu các tài liệu hướng dẫn về nội dung của tài liệu cịn nghèo
nàn, thiếu hấp dẫn, chương trình chưa thật sự rõ nét, chưa phù hợp thực
tiễn.
- Chương trình học các mơn văn hố và tâm lý thi cửa còn quá nặng
nề.
- Cơ sở vật chất phục vụ lao động sản xuất – hướng nghiệp- dạy
nghề còn quá thiếu thốn, trường khơng có xưởng cho học sinh lao động,
khơng có một số thiết bị trực quan phục vụ sinh hoạt hướng nghiệp.
2.4.2. Một số vấn đề đặt ra cần giải quyết trong công tác chỉ đạo
hoạt động GDHN
Qua thực tế đã đạt được và một số tồn tại trong công tác quản lý

GDHN của trường THPT Quảng Uyên bản thân tôi nhận thấy rằng để làm
tốt công tác này cần có các giải pháp sau
+ Nâng cao nhận thấy về GDHN của cán bộ quản lý các cấp và đội
ngũ nhà giáo.
- Bộ GD-ĐT và các ban ngành chức năng kết hợp với UBND các cấp
cần có phương thức đào tạo. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên một cách chính
quy giúp đội ngũ này nâng cao tốc độ để có thể định hướng, tư vấn và dạy
nghề phổ thơng một cách cơ bản có tính hệ thống.
+ Cần đổi mới cơ chế chính sách đối với giáo viên phụ trách công tác
GDHN, tư vấn HN.


Bành Đức Sơn- Trường THPT Quảng Uyên - Cao Bằng
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG GDHN Ở TRƯỜNG THPT

3.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý các cấp giáo viên và
học sinh cũng như xã hội về công tác GDHN trong trường phổ thông.
+ Phải coi hoạt động GDHN là một công việc thường xuyên và liên
tục mang tính hệ thống và quan trọng như các môn khoa học cơ bản khác
phải tuân theo quy trình hướng nghiệp.

Định hướng nghề

Thích ứng nghề

Phù hợp nghề

Chọn nghề


Học nghề

Chọn nghề

Bồi dưỡng
Đào tạo lại

+ Trong trường phải thành lập ban chỉ đạo hướng theo cấu trúc sau:
Hiệu trưởng

Ban hướng nghiệp nhà trường

Giáo
viên
chủ
nhiệm

Giáo
viên
bộ
mơn

Tổ
chức
đồn
thanh
niên

Ban
đại

diện
phụ
huynh

Tổ
chức
xã hội

Thư
viện
nhà
trường

Y tế
nhà
trường

Trung
tâm kỹ
thuật
TH-HN

Việc xây dựng hệ thống và cấu trúc của hệ thống hướng nghiệp trong
trường THPT thể hiện những mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa các bộ phận
trong trường và ngoài xã hội. Đồng thời thể hiện vai trò, trách nhiệm của

Cơ sở
sản
xuất



Bành Đức Sơn- Trường THPT Quảng Uyên - Cao Bằng
Hiệu trưởng. Nhiệm vụ của Hiệu trưởng là chịu trách nhiệm chung về kế
hoạch và điều hành tồn bộ q trình thực hiện HĐHN trên các mặt cơ bản:
- Phương hướng triển khai HĐHN nhà trường trên cơ sở đường lối
chủ trương hướng nghiệp của Nhà nước và tình hình thực tế của địa
phương.
- Sắp xếp và ổn định kế hoạch hướng nghiệp cho cân đối hợp lý với
kế hoạch toàn diện của năm học do Bộ giáo dục và đào tạo qui định.
- Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch của ban hướng nghiệp
trên một số mặt quan trọng như nội dung, thời gian, phương tiện, nhân lực
và hiệu quả, giáo dục của hoạt động hướng nghiệp.
- Xét duyệt và phê chuẩn kế hoạch hướng nghiệp, các hợp đồng kinh
tế và các văn bản kết nghĩa, hợp tác trong quá trình thực hiện hoạt động
hướng nghiệp với các cơ quan bạn.
- Chịu trách nhiệm trước cơ quan chỉ đạo cấp trên về kết quả toàn
diện của hoạt động hướng nghiệp.
Ban hướng nghiệp trước cơ quan chỉ đạo cấp trên về kết quả toàn
diện của hoạt động hướng nghiệp. Có đại diện các thành phần chủ yếu như
ở trong sơ đồ cấu trúc trên.
Phụ trách ban hướng nghiệp là một đồng chí Phó Hiệu trưởng
(thường là đồng chí phụ trách về lao động sản xuất). Sự có mặt của các
thành phần trong và ngoài trường như trong cấu trúc của hệ thống, cho
phép mở rộng khả năng liên kết các lực lượng giáo dục (nhà trường, gia
đình và xã hội) trong hoạt động hướng nghiệp.
Chức năng chính của Ban hướng nghiệp nhà trường là chỉ đạo kế
hoạch (soạn thảo, phê chuẩn kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch), nó
đồng thời cịn là bộ phận trung gian mơi giới liên kết tất cả các thành phần
có trong hệ trong để đạt mục đích chung trong hoạt động hướng nghiệp.
Nhiệm vụ của Ban hướng nghiệp bao gồm:



Bành Đức Sơn- Trường THPT Quảng Uyên - Cao Bằng
- Giúp cho cán bộ, công nhân viên trong nhà trường, đặc biệt đối với
các thầy cô giáo, cô giáo, các tổ chức đoàn thể của giáo viên và học sinh
nhận thức đầy đủ và sâu sắc mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ, nội dung chính
của việc tổ chức hoạt động hướng nghiệp trong trường THPT.
- Tuyên truyền, vận động các tổ chức xã hội có liên quan cùng tham
gia vào công tác hướng nghiệp.
- Kiểm tra, đôn đốc và đánh giá theo từng phần việc, từng giai doạn
của các bộ phận hợp thành trên cơ sở kế hoạch hợp đồng được giao tương
ứng với đặc điểm hoạt động của bộ phận mình.
Để thực hiện các nhiệm vụ trên Ban hướng nghiệp cần phải tiến hành
những công việc cụ thể sau:
+ Dựa vào kế hoạch của chính quyền địa phương về phân bổ lao
động và phát triển kinh tế- xã hội, cung cấp cho giáo viên những hiểu biết
về nhu cầu sử dụng nhân lực ở địa phương và khả năng tiếp nhận học sinh
tốt nghiệp ra trường trong mỗi năm học.
+ Đưa hoạt động hướng nghiệp vào kế hoạch hoạt động chung của
nhà trường ở từng giai đoạn (tháng, học kỳ, năm học) từng mảng cơng vịêc
(học tập văn hố, lao động sản xuất hoạt động ngoại khoá…)
+ Tổ chức trao đổi kế hoạch thực hiện nội dung hướng nghiệp giữa
các bộ phận chức năng trong trường để hoạt động hướng nghiệp được triển
khai một cách đồng bộ.
+ Trao đổi với giáo viên và các tổ chức đoàn thể xã hội trong và
ngoài nhà trường để thiết lập kế hoạch sử dụng các hình thức hướng nghiệp
nhằm phát triển hứng thú, sở trường, năng lực của học sinh.
+ Thiết lập kế hoạch và sự cộng tác giữa nhà trường với các cơ sở
sản xuất và các cơ quan đào tạo nghề xung quanh nơi trường đóng nhằm
nâng cao sức mạnh tổng hợp và hiệu quả của hoạt động hướng nghiệp.

Thực hiện các bài giảng hướng nghiệp theo chương trình của Bộ, gặp gỡ


Bành Đức Sơn- Trường THPT Quảng Uyên - Cao Bằng
trao đổi giữa học sinh và cơ sở sản xuất, giúp nhà trường về cơ sở kĩ thuật
cán bộ công nhân có tay nghề.
+ Phác thảo kế hoạch tham mưu (thời gian mục đích, địa điểm, lực
lượng tham gia)
3.2. Đẩy mạnh tuyên truyền để giáo viên, cán bộ quản lý, phụ
huynh và học sinh hiểu rõ hơn mục đích của cơng tác hướng nghiệp
của học sinh phổ thông.
Phải coi hướng nghiệp là một nội dung đào tạo về giáo dục lao động,
kỹ thuật, dạy nghề, là một bộ phận của giáo dục phổ thơng. Phải tìm mọi
cách để khắc phục khó khăn để hoàn thành giáo dục hướng nghiệp cho học
sinh theo yêu cầu, nội dung quy định. Phương pháp tuyên truyền: Thông
qua các phương tiện thông tin đại chúng, các buổi chào cờ, sinh hoạt hướng
nghiệp.
3.3. Để công tác hướng nghiệp có hiệu quả cao, nhà trường chú
trọng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên làm công tác hướng nghiệp, coi đây
là khâu có tính chất quyết định.
Về tổ chức nhân sự: bên cạnh ban chuyên môn phụ trách chung về
dạy học nhà trường, thành lập ban lao động hướng nghiệp do một đồng chí
phó hiệu trưởng làm trưởng ban: các thành viên: GVCN, đại diện hội cha
mẹ học sinh các lớp và thường vụ hội, đồn thanh niên, các mơn KTCN, tin
học… KTNN, các tổ trưởng chuyên môn. Ban này có trách nhiệm tư vấn
về cơng tác hướng nghiệp cho hiệu trưởng, tổ chức thực hiện kế hoạch và
hướng nghiệp dạy nghề theo kế hoạch nhà trường.
- Bồi dưỡng về kiến thức, năng lực cho đội ngũ cán bộ giáo viên làm
công tác hướng nghiệp.
- Lựa chọn giáo viên cốt cán tham gia các lớp tập huấn về hướng

nghiệp do bộ giáo dục đào tạo tổ chức, liên kết với các đơn vị sản xuất trên


Bành Đức Sơn- Trường THPT Quảng Uyên - Cao Bằng
địa bàn làm ăn có hiệu quả. Bởi cơ sở sản xuất tại địa phương là minh
chứng sống cho các em định hướng và chọn nghề…
- Bồi dưỡng những kiến thức về kinh tế và hội của đất nước và địa
phương để làm tốt công tác tư vấn và hướng nghiệp cho học sinh.
- Chú trọng công tác thi đua khen thưởng, khuyến khích bằng vật
chất cho cán bộ giáo viên làm công tác hướng nghiệp dạy nghề.
3.4. Xây dựng và củng cố cơ sở vật chất để phục vụ cho hướng
nghiệp; tổ chức lao động tập thể để phục vụ hướng nghiệp; - xã hội hố
các nguồn lực cho cơng tác hướng nghiệp.
- Các biện pháp nêu trên đều có mối quan hệ hữu cơ mật thiết trong
quá trình tổ chức thực hiện công tác hướng nghiệp ở trường THPT bán
cơng Cửa Lị trong giai đoạn hiện nay. Ln thực hiện mục tiêu giáo dục
toàn diện, chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ kinh tế xã hội thì nhà trường
quan tâm làm tốt công tác hướng nghiệp và thực hiện đồng bộ các giải pháp
trên. Trong đó vấn đề nâng cao nhận thức, kỹ năng hướng nghiệp dạy nghề
cho đội ngũ giáo viên là quan trọng nhất.
3.5. Nâng cao năng lượng của giáo viên chủ nhiệm lớp.
Ưu tiên GVCN dự các lớp bồi dưỡng về hoạt động GVHN vì
GVCN là người hơn ai hết có điều kiện thuận lợi gần gũi hiểu biết học sinh
về tất cả mọi mặt, là người đứng mũi chịu sào đối với sự phát triển của tập
thể cũng như của mỗi cá nhân trong lớp mình phụ trách. GVCN phải giúp
học sinh biết ý nghĩa của việc chọn nghề và định hướng nghề nghiệp..
- Giáo viên chủ nhiệm chủ động xây dựng kế hoạch định hướng nghề
cho học sinh lớp mình.
Kế hoạch chủ nhiệm chủ động xây dựng kế hoạch định hướng nghề
cho học sinh lớp mình.

Kế hoạch hướng nghiệp của giáo viên chủ nhiệm lớp về công tác
hướng nghiệp


×