Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CÔNG NGHỆ THANH HẢI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.93 KB, 45 trang )

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CÔNG NGHỆ
THANH HẢI
2.1. Khái quát chung về công ty Công Nghệ Thanh Hải.
Tên công ty: CÔNG TY CÔNG NGHỆ THANH HẢI
Tên Giao dịch: THANH HAI TECHNOLOGY COMPANY LIMITED
Tên viết tắt: THT CO., LTD
Trụ sở công ty: Số 729, đường Nguyễn Tam Trinh, phường Yên Sở, quận
Hoàng Mai - Hà Nội
Điện thoại: 04.6450866 Fax: 04.6451243
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công Nghệ Thanh Hải.
2.1.1.1. Sự hình thành và phát triển của công ty
Công ty Công Nghệ Thanh Hải là một công ty TNHH đã được thành lập
năm 1990 tiền thân là một xưởng sản xuất các mặt hàng như: Bi, đạn nghiền xi
măng, phụ tùng phục vụ cho ngành cơ khí, lan can cầu thang, khung nhà, cửa các
loại….Trong những năm đầu thành lập xưởng do điều kiện kinh tế còn hạn hẹp,
máy móc còn thô sơ nên về mặt kỹ thuật của các mặt hàng chưa được phát huy hết.
Từ năm 1997 Xưởng đã nghiên cứu chế tạo thêm nhiều loại mặt hàng mới và đầu
tư thêm nhiều máy móc thiết bị hiện đại , tuyển thêm những công nhân có trình độ
kỹ thuật cao để phục vụ sản xuất. Đến năm 1998 Xưởng đã phát triển thành công
ty Công Nghệ Thanh Hải có tư cách pháp nhân, thực hiện hạch toán kinh tế độc lập
có con dấu riêng.
Từ khi thành lập công ty đã có nhiều thay đổi, ngoài những sản phẩm truyền
thống ra công ty còn mở rộng sản xuất kinh doanh thêm những mặt hàng như:
- Bi, đạn dùng để nghiền xi măng với các kích cỡ đường kính từ 25-90mm.
- Phụ tùng các loại, bao gồm những phụ tùng được trực tiếp đưa vào sử dụng
như: mỏ neo, xe goòng...và những phụ tùng phải qua lắp đặt, kết nối với các chi
tiết khác như: hộp số, bánh răng, êcu các phôi của những chi tiết sửa chữa máy...
- Tấm lót (lò nung xi măng) dùng cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng.
- Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng
- Xây dựng công trình giao thông thuỷ lợi


- Khuôn đúc
- ……..
Công ty có trụ sở chính tại 729 Đường Nguyễn Tam Trinh, Phường Yên Sở,
Quận Hoàng Mai – Hà Nội. Ngoài ra công ty còn có một văn phòng đại diện tại
Bắc Ninh và còn có 2 phân xưởng sản xuất và các đội thi công khác.
Để đáp ứng nhu cầu của thị trường công ty đã không ngừng mở rộng và
nâng cao trình độ, hệ thống cơ sở vật chất tại văn phòng cũng như tại các phân
xưởng.
2.1.1.2. Những thuận lợi và khó khăn trong những năm qua của công ty
Công Nghệ Thanh Hải.
Cùng với sự chuyển mình của đất nước, nền kinh tế nước ta chuyển từ nền
kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thi trường nhiều thành phần có
sự quản lý vĩ mô của nhà nước. Thì công ty cũng có những bước chuyển đổi phù
hợp, đến nay công ty đã tích luỹ rất nhiều kinh nghiệm, vốn liếng, ngày càng
khẳng định mình bằng những sản phẩm, công trình mới quy mô và hiện đại. Phải
nói rằng trong thời gian ngắn công ty đã đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ có
nghiệp vụ vững vàng, có kiến thức và kinh nghiệm dày dặn, nhiệt tình sáng tạo, kết
hợp với những công nhân lao động có tay nghề, kinh nghiệm.
Để có ngày hôm nay ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên của
công ty không thể quên những ngày đầu phát triển. Những ngày đầu phát triển
công ty đã gặp rất nhiều khó khăn, như điều kiện kỹ thuật còn lạc hậu, những yếu
kém còn tồn tại như bộ máy quản lý còn cồng kềnh, vốn liếng công nghệ còn hạn
chế.
Nhưng bằng lỗ lực và hết sức cố gắng của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ
công nhân viên của công ty đã năng động tìm mọi biện pháp tháo gỡ khó khăn.
Có thể nói trong mọi tình huống, công ty luôn tập trung khai thác nguồn lực
sẵn có, biết tận dụng hết khả năng mình có và kết hợp những cơ hội, những thuận
lợi trong kinh doanh. Công ty đã khẳng định mình, dần dần đưa công ty phát triển
hơn và ngày càng tiến xa hơn, mở rộng phạm vi hoạt động, từ đó tăng sản lượng và
doanh thu cho công ty. Đến nay có thể nói công ty Công Nghệ Thanh Hải là một

công ty phát triển mạnh, với các sản phẩm có uy tín và tín nhiệm trên thị trường.
2.1.1.3. Một số chỉ tiêu đạt được của công ty trong một số năm gần đây:
Dưới đây là một số chỉ tiêu kinh tế mà công ty đật được trong những năm
gần đây:
Bảng số 1: Một số chỉ tiêu kinh tế của công ty
Đơn vị : 1000 Đồng
(Ghi chú: chỉ tiêu so sánh là so sánh định gốc với năm gốc là năm 2002)
Qua bảng số liệu cho thấy, tổng doanh thu hàng năm của Công ty tăng lên rất nhanh, năm 2003 tăng
16.034.711 đồng tư ứng tăng 88.16% so với
năm 2002. Năm 2004 doanh thu tăng 22.984.180 đồng tương ứng tăng 67.16% so với năm 2002. Đó là do công ty
Chỉ tiêu
Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
Số tiền Số tiền
So
sánh(%) Số tiền
So
sánh(%)
1/Doanh thu 18.188.612 34.223.323 188.2 57.207.502 315.5
2/Chi phí 18.632.284 33.735.282 181.1 53.640.699 287.9
3/LN trước thuế (443.672) 488.051 210.0 3.566.803 1323
4/Tổng quĩ lương 462.960 554.050 119.7 628.680 135.8
5/Lương bình
quân
720 810 112.5 930 129.2
6/LN
TT
/Dthu - 0,014 - 0,062 -
ngày càng mở rộng loại hình sản xuất kinh doanh, nắm bắt được nhu cầu của thị trường. Tổng lợi nhuận trước thuế
của doanh nghiệp liên tục tăng qua các năm: năm 2003 tăng 931.713 đồng so với năm 2002 (tương ứng tăng 210%);
năm 2004 tăng 3.078.762 đồng (tương ứng tăng 630%) so với năm 2003. Với kết quả như trên, công ty đã góp phần

không nhỏ vào Ngân sách quốc gia cũng như ngày càng cải thiện, nâng cao đời sống của lao động, cụ thể: thu nhập
bình quân của một người lao động năm 2002 là 720.000đ/tháng, năm 2003 là 810.000đ/tháng, năm 2004 là
930.000đ/tháng.
2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ
sản xuất các loại sản phẩm.
2.1.2.1. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
Công nghệ là một bộ phận quan trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm.
Nó có vai trò thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, làm tăng lợi nhuận
của doanh nghiệp khi đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu. Do vậy quan tâm
đầu tư về công nghệ là việc làm cần thiết. Công ty Công Nghệ Thanh Hải sản xuất
theo quy trình công nghệ sau :
Nguyên vật liệu (Thép phế, Fero, Niken, Crom...) mua về nhập kho sau khi
đã qua kiểm tra và thử nghiệm được đánh số để phân biệt theo thủ tục nhận biết và
phân loại. Đến giai đoạn đưa vào sản xuất, trưởng phòng kế hoạch kinh doanh căn
cứ theo kế hoạch sản xuất và định mức vật tư xuất cho các đơn vị sản xuất. Vật tư
sau khi kiểm tra chất lượng được đưa vào nồi nấu trong lò hồ quang 1,5 tấn, qua
bước phân tích nhanh để kiểm tra thành phần, khi đạt tiêu chuẩn đem rót khuôn
(các khuôn được làm từ cát, đất sét... theo các kích cỡ đã xác định), bi thô sau khi
rời khuôn, qua công đoạn dọn xỉ, làm sạch rồi được đem nhiệt luyện để tạo độ
cứng chắc cho bi, sau đó lại được làm sạch để hoàn thiện sản phẩm, sản phẩm hoàn
thành sau khi được kiểm tra, phân loại, nghiệm thu theo tiêu chuẩn được đóng vào
bao gói và chuyển sang kho chứa hoặc xuất thẳng cho khách hàng.
Sản phẩm được sản xuất theo đơn đặt hàng, sau khi ký kết được hợp đồng
kinh tế công ty chuẩn bị đầy đủ các yếu tố sản xuất về cả số lượng lẫn chất lượng
như nguyên vật liệu ( các loại sắt phế liệu, crôm niken …) nhân công, máy móc
thiết bị tiến hành sản xuất.
Tuyển
Nấu
Rót khuôn
Nhiệt luyện

Làm sạch
Đóng gói
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của các công việc theo sơ đồ sau:
Sơ đồ: Quy trình sản xuất sản phẩm đúc


Như vậy đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm là giản đơn và
mang tính liên tục. Nghĩa là tất cả các chi tiết của một hoặc của tất cả các loại sản
phẩm đều trải qua các công việc trên và các công việc kế tiếp nhau liên tục giống
nhau cho một sản phẩm.
2.1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nguyên vật liệu ( Niken,
nhôm,sắt…)
Do đòi hỏi về mặt kỹ thuật và chất lượng hàng hoá, Công ty tổ chức sản xuất
theo từng hợp đồng căn cứ vào số lượng các hợp đồng nội dung từng hợp đồng
phòng quản lý kỹ thuật có nhiệm vụ lập định mức vật tư, căn cứ vào phiếu do
phòng điều hành sản xuất gửi xuống kế toán vật tư viết phiếu kho vật tư và xuất vật
tư cho các xưởng sản xuất.
Như vậy đặc điểm tổ chức sản xuất theo hợp đồng nghĩa là quá trình lập và
triển khai kế hoạch sản xuất đều phải dựa vào các hợp đồng. Tiếp đó, quá trình sản
xuất từ khi bỏ nguyên liệu, bố trí lao động và các chi phí sản xuất chung khác qua
các bước công việc khác nhau đều phải căn cứ vào hợp đồng và cuối cùng cho ra
một sản phẩm hoàn chỉnh.
2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý
Với phương châm tổ chức bộ máy gọn nhẹ, làm việc có tinh thần trách
nhiệm và lấy hiệu quả công việc làm đầu.
Căn cứ vào nhiệm vụ quy mô trình độ quản lý trang thiết bị kỹ thuật trong
những năm qua công ty đã có mô hình quản lý trực tuyến tham mưu. Với cơ cấu
này các bộ phận có chức năng, nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc. Công ty thực
hiện chế độ một thủ trưởng xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng cấp

quản lý.


GIÁM ĐỐCCÔNG TY
Phó giám đốcCông ty
Phó giám đốcCông ty
Phòng tổ chức hành chínhPhòng tài chính kế toánPhòng công nghệ thiết bịPhòng kỹ thuật thi công
Xg SX số 1 Xg SX số 2 Đội lắp dựng số 1Đội lắp dựng số 2
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
CỦA CÔNG TY CÔNG NGHỆ THANH HẢI
Trong công ty Giám đốc là người có quyền quyết định cao nhất. Các phong
ban, xí nghiệp chịu trách nhiệm thi hành quyết định của giám đốc. Bộ máy của
công ty bao gồm:
Phòng
Kinh
tế kế
hoạch
VP
đại
diện
Bắc
Ninh
- Giám Đốc: Là người đứng đầu Công ty chỉ đạo điều hành mọi hoạt động
của Công ty theo chế độ một thủ trưởng, là người chịu trách nhiệm cao nhất cho
mọi nghĩa vụ và quyền lợi của Công ty trước pháp luật.
- Phó giám đốc: Phó giám đốc là người giúp cho giám đốc Công ty được
giám đốc Công ty phân công phụ trách một hoặc một số bộ phận của công ty và
chịu trách nhiệm trước giám đốc về các lĩnh vực hoạt động được giao.
Một phó giám đốc phụ trách kinh doanh
Một phó giám đốc phụ trách sản xuất

- Phòng tài chính kế toán: Có chức năng chỉ đạo hướng dẫn và tổ chức thực
hiện công tác tài chính trong toàn bộ Công ty theo đúng pháp luật quy định của nhà
nước. Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ tổ chức hạch toán thống kê các phần
hành để cung cấp các thông tin kinh tế chính xác, kịp thời hiệu quả, đầy đủ và tham
mưu cho giám đốc để đưa ra các quyết định có hiệu quả.
- Phòng hành chính: Có nhiệm vụ sắp xếp và quản lý lao động nhằm sử dụng
hợp lý và có hiệu quả lực lượng lao động của Công ty. Nghiên cứu và xây dựng
phương hướng nhằm thực hiện việc trả lương phân phối tiền lương, tiền thưởng
hợp lý trình giám đốc. Tổng hợp các hoạt động phục vụ cho việc điều hành trực
tiếp của giám đốc Công ty.
- Phòng kỹ thuật thi công: Do đặc điểm mặt hàng kinh doanh của Công ty và
do nhu cầu của khách hàng, phòng kỹ thuật thi công có nhiệm vụ kiểm tra hướng
dẫn thực hiện công tác kỹ thuật cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng và phải
đảm bảo chất lượng cho mặt hàng của Công ty sản xuất ra.
- Phòng kinh tế kế hoạch: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản sản xuất của công
ty, ký kết hợp đồng của công ty, theo dõi hợp đồng sản xuất và xây dựng với các
bên liên quan. Lập định mức đơn giá tiền lương, vật tư thanh toán
- Phòng thiết bị công nghệ: Có chức năng quản lý, đầu tư mua mới, thanh lý
và điều phối máy móc thiết bị trong công ty theo yêu cầu của giám đốc.
Các phòng ban chức năng phải báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh, lập
các báo cáo phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuát giúp ban giám đốc có
biện pháp quản lý thích hợp.
Các phân xưởng, đội trực thuộc được công ty cho phép thành lập các bộ
phận quản lý hạch toán phụ thuộc, được dùng lực lượng sản xuất của đơn vị và có
thể thuê thêm lao động ngoài làm theo thời điểm sản xuất đảm bảo an toàn và chất
lượng. Quản lý xưởng sản xuất ( đội trưởng đội xây lắp) là người chịu trách nhiệm
trước giám đốc về các mặt sản xuất kinh doanh. Văn phòng đại diện là đơn vị hạch
toán nội bộ và có quyền trực tiếp ký kết các hợp đồng trong phạm vi quyền hạn của
mình và giám đốc văn phòng đại diện phải chịu trách nhiệm trước giám đốc về
hoạt động sản xuất kinh doanh.

2.1.4. Tổ chức công tác kế toán của công ty
Do đặc điểm tổ chức sản xuất và yêu cầu quản lý kinh tế tài chính, phòng
kế toán tài chính của Công ty được tổ chức theo hình thức tập trung. Bộ máy kế
toán Công ty thực hiện các phần hành theo sự phân công của kế toán trưởng.
Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty Công Nghệ Thanh Hải được thể
hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ Tổ chức bộ máy kế toán ở công ty Công Nghệ Thanh Hải.
KẾ
TO N TRÁ ƯỞNG
Kế toán thanh toánKế toán vật tư TSCĐ Kế toán NKC Thủ quỹ
* Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:
-Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm chung trước ban giám đốc về công tác tài
chính kế toán toàn Công ty, chịu trách nhiệm tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty
theo chế độ hiện hành. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm, phân phối
tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế của Công ty, tham gia xây dựng đơn giản
hàng hoá, vật tư, các định mức vật tư, quản lý cân đối vốn kinh doanh. Kiểm tra,
xét duyệt các báo cáo kế toán, thống kê, báo cáo quyết toán.
- Kế toán vật tư – TSCĐ: có nhiệm vụ theo dõi TSCĐ, vật tư, CCDC khi có
biến động về tăng giảm TSCĐ, kế toán căn cứ vào các chứng từ, hoá đơn để phản
ánh kịp thời. Tiến hành ghi sổ chi tiết theo dõi thình hình sử dụng TSCĐ, tính khấu
hao TSCĐ. Mặt khác kế toán còn theo dõi tình hình sử dụng công cụ dụng cụ, vật
liệu tồn kho, tình hình thanh toán của đơn vị trực thuộc trong việc thuê và sử dụng
TSCĐ, công cụ dụng cụ của công ty.
- Kế toán thanh toán: Thực hiện kế toán vốn bằng tiền của tất cả các khoản
thanh toán với khách hàng, thanh toán trong nội bộ của công ty với các chi nhánh,
phân xưởng sản xuất và các đội trực thuộc.
Kế
toán
TM,
TGNH

Kế
toán
tiền
lương
Nhân viên kế toán ở các
phân xưởng
- Kế toán tiền lương – Bảo hiểm xã hội: Tiến hành tập hợp bảng lương của
các công nhân sản xuất tại các phân xưởng, đội, sau đó thực hiện phân bổ tính toán
lương và các khoản trích theo lương cho các cán bộ công nhân viên trong công ty.
- Thủ quỹ: Là người thực hiện thu, chi, nộp tiền cho ngân hàng, heo dõi
những biến động về mặt hiện vật của các khoả tiền có trong két tại công ty. Và
cùng với kế toán tiền mặt quản lý quỹ của công ty.
- Kế toán Nhật ký chung: Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc được
dùng làm căn cứ để ghi sổ kế toán nhật ký chung phản ánh các nghiệp vụ phát sinh
vào nhật ký chung.
2.1.5. Hình thức tổ chức kế toán áp dụng ở công ty
• Hình thức kế toán áp dụng
Công ty áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán vừa tập trung vừa phân
tán. Văn phòng đại diện tại Bắc Ninh hạch toán báo sổ, có tổ chức kế toán riêng,
cuối quý chuyển bảng cân đối kế toán và sổ chi tiết để tập hợp báo cáo cho toàn
công ty.
Các xưởng sản xuất, đội thực hiện hạch toán ban đầu, thu thập các chứng từ,
nghiệp vụ phát sinh tại đơn vị hàng thánh chuyển về phòng kế toán công ty kiểm
tra và hạch toán.
Việc tính giá thành, xác định kết quả kinh doanh tính lập các quỹ được thực
hiện tại phòng tài chính kế toán của công ty.
• Hình thức sổ kế toán đang vận dụng tại công ty
Là một công ty có quy mô vừa phải, các nghiệp vụ phát sinh không lớn nhưng
nhiều, để tin học hoá công tác kế toán công ty áp dụng hình thức kế toán “ Nhật ký
chung”. Với hình thức này công ty có các loại sổ như sau:

- Sổ nhật ký chung
- Sổ cái tài khoản
- Các sổ và thẻ kế toán chi tiết.
Ngoài ra còn sử dụng một số loại bảng kê, tờ kê tổng hợp để thuận lợi hơn cho
công tác hạch toán tại xí nghiệp.
Đặc biệt, trong quá trình tập hợp và phân bổ chi phí, kế toán sử dụng “chứng từ
ghi sổ” để phản ánh các bút toán kết chuyển hay phân bổ không có chứng từ gốc.
Sơ đồ: trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung tại công ty
Ghi chú
: Ghi hàng ngày
: Ghi định kỳ hoặc tháng
: Đối chiếu cuối kỳ
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc (phiếu xuất kho, bảng lương ...) kế toán vào bảng kê chi phí chi tiết
theo đối tượng, đồng thời nhập số liệu theo hình thức sổ kế toán chi tiết tài khoản. Cuối tháng, kế toán lập chứng từ
ghi sổ phản ánh các nghiệp vụ tổng hợp và các bút toán phân bổ chi phí chung. Cuối tháng, căn cứ vào các chứng từ
gốc, chứng từ ghi sổ, kế toán vào sổ liệu trên sổ cái các tài khoản theo hình thức nhật ký chung, chương trình kế
toán máy sẽ tự động thực hiện sử lý số liệu theo như đã cài đặt. Cuối quí, kế toán in ra các tờ kê tổng hợp, căn cứ
vào sổ chi tiết, sổ cái tài khoản để tổng hợp chi phí tính giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
Phương pháp kế toán tổng hợp hàng tồn kho: kê khai thường xuyên
Kỳ kế toán: Quý
CHỨNG TỪ GỐC
- BẢNG KÊ CHI PHÍ
- BẢNG PH N BÂ Ổ
- SỔ CHI TIẾT TK
- TỜ KÊ TỔNG
HỢP
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
BẢNG TỔNG HỢP
CHI TIẾT
SỔ C I Á

TK 621,622,627,154
Bảng cân đối phát
sinh
B O C O T IÁ Á À
CH NHÍ
Niên độ kế toán: từ 1/1/N đến 31/12/N
Trong công tác kế toán Công ty sử dụng tất cả các tài khoản trong “ Danh
mục hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp”, hầu như không sử dụng tài khoản
ngoài bảng
2.2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở công ty
Công Nghệ Thanh Hải.
2.2.1. Đặc điểm chi phí sản xuất ở công ty
Trong công ty Thanh Hải chi phí sản xuất thường phát sinh nhiều và với mỗi
sản phẩm thì có những chi phí khác nhau nên được tập hợp riêng cho từng sản
phẩm. Và chi phí sản xuất của công ty gồm có: chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân
công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí các
hoạt động khác.
2.2.2. Phân loại chi phí sản xuất ở công ty
Ở công ty Công Nghệ Thanh Hải chi phí sản xuất được phân loại theo mục
đích công dụng của chi phí ( phân loại theo khoản mục ) gồm có:
- Chi phí về sản xuất chế tạo sản phẩm bao gồm toàn bộ chi phí trực tiếp
tham gia vào sản xuất kinh doanh trong đơn vị:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: chi phí NVL mangan, niken….tham gia trực tiếp vào quá
trình sản xuất và những chi phí NVL như điện, dầu máy…không thể tập hợp riêng cho từng loại
sản phẩm
+ Chi phí nhân công trực tiếp: như tiền lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất và các
khoản trích theo lương của công nhân
+ Chi phí sản xuất chung: Tiền khấu hao TSCĐ, tiền lãi vay, tiền dịch vụ mua
ngoài, chi bằng tiền khác, chi nhân viên quản lý…
Việc phân loại này giúp cho doanh nghiệp xác định rõ số chi phí chi ra ỏ từng

lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, trên cơ sở đó tính giá thành phẩm theo từng
khoản mục và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở trong từng lĩnh
vực hoạt động của đơn vị.
Việc phân loại này thể hiện trên sổ cái TK và sổ tổng hợp chi phí và tính giá
thành sản phẩm.
2.2.3. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tập hợp chi
phí sản xuất.
2.2.3.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Yêu cầu của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phải phản ánh đầy
đủ chính xác và kịp thời mọi chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, bao gồm:
Chi phí sản xuất cơ bản, chi phí phục vụ quản lý, bảo đảm cung cấp đầy đủ kịp thời
các số liệu cần thiết cho công tác tính giá thành sản phẩm.
Để đáp ứng được yêu cầu của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất thì
điều quan trọng đầu tiên là phải xác định được đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
Chủng loại sản phẩm sản xuất của công ty Thanh Hải là các loại bi đạn nghiền,
bích neo, giàn không gian…. Số lượng sản xuất tuỳ thuộc vào nhu cầu thị trường,
các đơn hàng đã ký kết với khách hàng.
Căn cứ vào qui trình công nghệ sản xuất và đặc điểm tổ chức sản xuất,công
ty tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo phạm vi từng tổ sản xuất, cuối các tháng
kế toán công ty tổng hợp chi phí phát sinh toàn công ty. Cuối quí, căn cứ vào các
sổ chi tiết tài khoản, sổ cái tài khoản, tờ kê tổng hợp chi phí để xác định giá thành
sản xuất của sản phẩm hoàn thành cuối cùng.
2.2.3.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất:
Công ty Thanh Hải hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên. Xuất phát từ tình hình thực tế của công ty, từ yêu cầu quản lý chi phí sản
xuất theo đơn đặt hàng, kế toán tập hợp chi phí sản xuất được thực hiện ở phòng kế
toán của công ty.
Các tài khoản kế toán sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất
TK 621: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK 622: chi phí nhân công trực tiếp

TK 627: chi phí sản xuất chung
TK 154: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
TK 632: Giá vốn hàng bán
Các tài khoản liên quan khác:TK 152,153,334,338,214…..
2.2.4. Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở công ty
Khi công ty nhận một đơn đặt hàng từ phía khách hàng, căn cứ vào tình hình
thực tế, cán bộ các phòng kỹ thuật dự án và phòng kinh doanh lập ra bảng đơn giá
kế hoạch cho các sản phẩm đặt hàng. Đây chính là đơn giá khoán của công ty chứ
không phải là giá thành kế hoạch của sản phẩm hoàn thành. Việc xây dựng đơn giá
này phải đảm bảo tính khoa học và hợp lý, bởi nó liên quan trực tiếp đến chất l-
ượng sản phẩm, và hơn thế nữa là đời sống của công nhân viên tại công ty.
Các xưởng sản xuất căn cứ vào định mức nguyên vật liệu, nguyên công, chi
phí sản xuất chung trong hợp đồng giao khoán để sản xuất sản phẩm. Phụ trách kế
toán phân xưởng có trách nhiệm theo dõi chi phí thực tế phát sinh tại phân xưởng
cho từng hợp đồng, lệnh sản xuất. Khi quyết toán hợp đồng,phân xưởng sẽ được
thưởng hay bị phạt tuỳ vào việc sản xuất vượt hay thấp hơn định mức.
Trong đơn giá khoán, công ty thực hiện khoán toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến sản xuất sản phẩm,
bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung trong đó có cả chi phí
khấu hao TSCĐ, lãi tiền vay, chi phí điện, nước.
Vì các sản phẩm của công ty có tính chất tương tự nhau nên việc tập hợp chi
phí sản xuất cho từng sản phẩm là tương đối giống nhau. Trong phạm vi bài này,
em xin trình bày kỹ phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm của sản phẩm bi hợp kim ễ 25, ễ 70, ễ 80, ễ 90 (dùng cho sản xuất xi măng),
các sản phẩm khác được tiến hành tương tự.
* Trình tự hạch toán các khoản mục chi phí.
+ Mọi khoản chi phí phát sinh hàng ngày, kế toán tập hợp vào bảng kê chi phí,
cuối tháng tổng hợp số liệu trên chứng từ ghi sổ (chi tiết theo đối tượng). Cuối
tháng, nhập số liệu từ các chứng từ ghi sổ vào máy tính, phần mềm kế toán máy
AC-NET xử lý số liệu và chuyển sang các sổ cái, sổ chi tiết tài khoản liên quan và
lên tờ kê tổng hợp chi phí. Cuối quí, kế toán căn cứ vào tờ kê tổng hợp chi phí phát

sinh trong quí chi tiết theo đối tượng để lập bảng kê giá thành.
+ Các chi phí chung, không thể tách riêng cho từng sản phẩm như lương thời
gian, các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý, chi phí khấu hao TSCĐ,
chi phí lãi vay...được đưa vào bảng kê, cuối kỳ phân bổ cho các sản phẩm hoàn
thành theo tiền lương công nhân sản xuất thực tế.
Cụ thể trình tự hạch toán chi phí sản xuất ở công ty như sau:
2.2.4.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Tại công ty Thanh Hải, nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các loại như : sắt
phế, than rèn, C0
2
, Niken, nhôm, Silicate, bột đất sét …ngoài ra còn có cả chi phí
về nhiên liệu động lực, công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ dùng trong sản xuất như
điện sản xuất, dầu máy, đá mài, que hàn inox...
Khi xưởng sản xuất mua nguyên vật liệu hoặc nhận từ công ty, giá nhập tính
theo giá thực tế được xác định theo công thức:
Giá thực tế vật tư nhập kho = Giá mua + Chi phí thu mua Nguyên tắc
xuất dùng nguyên vật liệu là căn cứ vào kế hoạch sản xuất (bản định mức giao
khoán), nhu cầu thực tế, Trưởng ca tại các tổ sản xuất lập ra một sổ đề nghị xuất
kho nguyên vật liệu, trong đó ghi danh mục vật liệu cần lĩnh cụ thể về số lượng.
Người có nhu cầu vật tư căn cứ vào sổ này lên phòng kế toán công ty đề nghị xuất
kho nguyên vật liệu, kế toán vật tư viết phiếu xuất vật tư đồng thời đối chiếu với
bảng kê nhập kho vật tư và bảng kê vật tư tồn kho đầu kỳ để khớp giá vật tư xuất
dùng. Phiếu này được lập thành 3 liên, 1 liên để lưu, 1 liên thủ kho giữ, 1 liên luân
chuyển sau đó kế toán vật tư giữ. Kế toán căn cứ vào phiếu xuất vật tư, ghi vào
bảng kê xuất kho vật tư và sổ chi tiết vật tư theo giá trị và địa điểm phát sinh chi
phí.
Giá nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ được tính theo gía thực tế đích
danh, ví dụ việc lĩnh vật tư để được minh hoạ bằng ví dụ sau:
Ví dụ: Tình hình nhập - xuất kho Nhôm trong kỳ như sau:
Nhập kho: Ngày 1/1/2005: Tồn kho đầu quí 250 Kg đơn giá 19.500

đ/Kg.
Ngày 5/1/2005: Nhập kho lần 1 100 Kg đơn giá 19.800 đ/Kg. Ngày
10/1/2005: Nhập kho lần 2 300 Kg đơn giá 20.000 đ/Kg.
Xuất kho: Ngày 25/1/2005: Xuất 300 Kg dùng cho sản xuất, trong đó:
150 Kg hàng tồn đầu kỳ, 150 Kg hàng nhập lần 2 (ngày 10/1/2005).
Khi đó tổng giá trị nguyên vật liệu xuất dùng là:
150 x 19.500 + 150 x 20.000 = 5.925.000 đồng.
SỔ ĐỀ NGHỊ XUẤT KHO
Người đề nghị: Nguyễn Văn Nam
Xưởng sản xuất: Phân xưởng số 1
Lý do đề nghị: sản xuất bi hợp kim
STT Tên vật liệu Đơn vị Số lượng
1 Mangan Kg 10
2 Niken Kg 12
3 Than rèn Kg 100
Cộng 122
Ngày 2 tháng 1 năm 2005
Công ty Công nghệ Thanh Hải.
729 Nguyễn Tam Trinh, Hoàng Mai HN PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 2/1/2005
Họ tên người nhận hàng: Nguyên Văn Nam
Địa chỉ (bộ phận): Xưởng sản xuất số 1
Lý do xuất: Dùng cho sản xuất bi hợp kim
Xuất tại kho: Kho công ty
Stt
Tên nhãn hiệu, quy
cách, phẩm chất vật
tư (sp, hh)

số

Đơn vị
tính
Số lượng
Đơn giá Thành tiền
Yêu cầu
Thực
xuất
1 Mangan Kg 10 10 3.619 36.190
2
Niken Kg 12 12 120.000 1.440.000
3
Than rèn Kg 100 100 7.500 750.000
Tổng cộng 2.226.190
Cộng thành tiền: Hai triệu hai trăm hai sáu nghìn một trăn chín mươi đồng
Thủ trưởng đơn vị Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
Tại kho, căn cứ vào phiếu xuất kho, thủ kho lập thẻ kho để theo dõi từng loại vật tư, tính số tồn kho để đối
chiếu với kế toán nguyên vật liệu.
Kế toán vật tư căn cứ vào phiếu xuất kho vào số liệu trên bảng kê xuất kho vật tư:

Bảng kê xuất kho vật tư
Tháng 1 năm 2005
Chứ
ng
từ
Ngày
tháng
Tên vật tư Xuất dùng Đơn
vị tính
Số

lượng
Đơn giá Thành tiền
12 2/1/05 Mangan Nấu bi Kg 10 3.619 36.190
Niken Nấu bi Kg 12 120.000 1.440.000
Than rèn Nấu bi Kg 100 7.500 750.000
... ...... ..... ... .. .. .. ...
25 30/1/05 Niken Nấu bi Kg 12 120.000 1.440.000
Tổng cộng
38.292.547
Số 12
Nợ TK 621:
Có TK 152:

×