Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN THÀNH PHẨM TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.37 KB, 27 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN THÀNH PHẨM TIÊU THỤ VÀ XÁC
ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
I. THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ YÊU CẦU QUẢN LÝ.
1. Khái niệm thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm.
 Thành phẩm: là những sản phẩm kết thúc đã kết thúc quy trình chế biến
do các bộ phận sản xuất chính và sản xuất phụ của doanh nghiệp thực hiện hoặc
thuê ngoài gia công đã xong được kiểm nghiệm nhập kho, bảo đảm tiêu chuẩn, yêu
cầu, quy cách đặt ra.
 Tiêu thụ thành phẩm: là quá trình thực hiện giá trị của hàng hoá, quá trinh
chuyển hoá hình thái giá trị của hàng hoá từ hàng sang tiền, thành phẩm được gọi
là tiêu thụ khi được khách hàng chấp nhận thanh toán tiền hàng.
 Vai trò của tiêu thụ thành phẩm:
+ Đối với xã hội:
- Tiêu thụ sản phẩm có vai trò trong việc cân đối giữa cung và cầu, khi sản
phẩm sản xuất được tiêu thụ tức là sản xuất đang diễn ra một cách bình ổn trôi
chảy. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm càng được tổ chức tốt càng thúc đẩy quá trình
phân phối lưu thông hàng hoá, tái sản xuất xã hội càng tiến hành nhanh chóng, sản
xuất càng phát triển nhanh cả chiều rộng lẫn chiều sâu.
- Tiêu thụ được sản phẩm giúp doanh nghiệp có điều kiện ổn định công ăn
việc làm cho người lao động, góp phần làm lành mạnh hoá xã hội và làm tăng
trưởng nền kinh tế quốc dân.
+ Đối với doanh nghiệp:
- Là điều kiện để doanh nghiệp thu hồi vốn, tái sản xuất và mở rộng hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình. Kết quả của công tác tiêu thụ một mặt tạo điều
kiện thu hồi vốn, thanh toán các khoản chi, các khoản nợ từ đó có kế hoạch mở
rộng quy mô, đầu tư đổi mới kỹ thuật, công nghệ tạo tiền đề cho sự thắng lợi của
giai đoạn tiếp theo của quá trinh sản xuất kinh doanh.
- Hoạt động tiêu thụ thành phẩm là sự gắn kết giữa người sản xuất và người
tiêu dùng. Thông qua tiêu thụ, người sản xuất hiểu rõ nhu cầu của khách hàng ở
hiện tại cũng như xu hướng trong tương lai từ đó đưa ra những đối sách thích hợp.
Cũng qua đó mà nguời tiêu dùng biết đến sản phẩm của DN về công dụng, về hình


thức, mẫu mã và uy tín của sản phẩm trên thị trường từ đó tìm sự lựa chọn thích
hợp nhất. Như vậy hoạt động tiêu thụ giúp người sản xuất và người tiêu dùng càng
gắn kết với nhau hơn.
- Kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm phản ánh điểm mạnh điểm yếu của
doanh nghiệp. Sức tiêu thụ sản phẩm thể hiện vị trí quyền lực, uy tín của doanh
nghiệp trên thương trường. Do vậy người ta thường so sánh các doanh nghiệp bằng
kết quả tiêu thụ đó là giá trị tiêu thụ thực hiện được.
2. Đánh giá thành phẩm
Theo nguyên tắc giá gốc thì thành phẩm được đánh giá theo giá thành sp
thực tế tùy theo sự vận động của thành phẩm mà ta đánh giá cho phù hợp.
* Đối với thành phẩm nhập kho:
- Thành phẩm do DNSX hoàn thành nhập kho được phản ánh theo giá thành sản
xuất thực tế bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp
và chi phí sản xuất chung
- Thành phẩm do thuê ngoài gia công hoàn thành nhập kho: được tính theo giá thực
tế gia công bao gồm: chi phí NVL trực tiếp, chi phí thuê ngoài gia công và chi phí
liên quan trực tiếp khác (chi phí vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt trong gia công…)
* Đối với thành phẩm xuất kho:
Thành phẩm xuất kho cũng được phản ánh theo giá thành sản xuất thực tế xuất kho
Theo chuẩn mực hàng tồn kho, việc tính trị giá hàng tồn kho (hoặc xuất kho)
được áp dụng 1 trong 4 phương pháp sau:
1. Phương pháp tính theo giá đích danh
2. Phương pháp bình quân gia quyền
3. Phương pháp nhập trước, xuất trước
4. Phương pháp nhập sau, xuất trước
Nhưng đối với thành phẩm khi xác định giá thành thực tế xuất kho (tồn kho)
không thể vận dụng 4 phương pháp tính trị giá vốn như chuẩn mực đã nêu. Bởi lẽ
trong các doanh nghiệp sản xuất thì thành phẩm biến động hàng ngày (nhập xuất
diễn ra hàng ngày nhưng việc xác định giá của thành phẩm không thể tiến hành
hàng ngày mà thường là tính vào cuối kỳ hạch toán (cuối quý, cuối tháng), cho nên

thương chỉ áp dụng phương pháp tính bình quân gia quyền.
Giá thành TP = Số lượng thành phẩm x Giá thành sản xuất
xuất kho xuất kho thực tế đơn vị bình quân
Giá trị sx thực tế của Giá trị sx thực tế của
TP tồn kho đầu kỳ + TP nhập kho trong kỳ
Số lượng TPhẩm Số lượng TPhẩm
tồn kho đầu kỳ + nhập kho trong kỳ
Giá thành sx thực tế =
đơn vị bình quân
* Đối với các lao vụ, dịch vụ hoàn thành bàn giao cho khách hàng thì được phản
ánh theo giá thành sản xuất thực tế của lao vụ dịch vụ hoàn thành.
3. Kế toán chi tiết thành phẩm
* Chứng từ kế toán: chứng từ kế toán sử dụng để phản ánh sự biến động và số hiện
có của thành phẩm bao gồm:
- Phiếu nhập kho
- Phiếu xuất kho
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
- Thẻ kho
- Biên bản kiểm kê vật tư sản phẩm hàng hoá
* Kế toán chi tiết thành phẩm: Tuỳ theo đặc điểm và yêu cầu quản lý doanh nghiêp
có thể áp dụng một trong ba phương pháp sau:
3.1 Phương pháp ghi thẻ song song
Nội dung: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi theo chỉ tiêu số lượng nhập, xuất,
tồn của từng thứ thành phẩm. Còn ở phòng kế toán sử dụng sổ chi tiết thành phẩm
phản ánh đồng thời số lượng và giá trị nhập, xuất, tồn của từng loại thành phẩm.
Sơ đồ kế toán chi tiết thành phẩm theo phương pháp ghi thẻ song song
Thẻ kho
Phiếu nhập kho th nh phà ẩm
Phiếu xuất kho th nh phà ẩm
Sổ (thẻ) chi tiết th nh phà ẩm

Bảng kê tổng hợp nhập, xuất, tồn th nh phà ẩm
(1)
(2)
(1)
(2)
Ghi chú:
Ghi h ng ng yà à
Ghi cuối tháng
Điều kiện áp dụng: Phương pháp này áp dụng với các doanh nghiệp có ít chủng
loại thành phẩm, trình độ hạch toán chưa cao.
3.2 Phương pháp ghi sổ đối chiếu luân chuyển
Nội dung: Thủ kho dùng thẻ kho để ghi chép theo chỉ tiêu số lượng nhập,
xuất, tốn kho của từng thứ thành phẩm. Còn ở phòng kế toán sử dụng sổ đối chiếu
luân chuyển để tổng hợp phản ánh cả hai chỉ tiêu số lượng và số tiền nhập- xuất-
tồn kho của từng thứ thành phẩm vào thời điểm cuối tháng.
Sơ đồ kế toán chi tiết TP theo phương pháp ghi sổ đối chiếu luân chuyển .
Thẻ kho
Phiếu xuất kho
th nh phà ẩm
Bảng kê xuất
th nh phà ẩm
Bảng kê nhập
th nh phà ẩm
Sổ đối chiếu luân chuyển
(1)
(2)
(3)
(3)
(2)
(1)

Ghi chú:
Ghi h ng ng yà à
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
ĐK áp dụng: Phương pháp này thích hợp đối với các DN có khối lượng nghiệp vụ
nhập xuất không nhiều, không bố trí riêng nhân viên kế toán chi tiết thành phẩm.
Phiếu nhập kho
th nh phà ẩm
Do vậy không có điều kiện ghi chép, theo dõi, kế toán tình hình nhập, xuất, tồn
hàng ngày.
3.3 Phương pháp sổ số dư
Nội dung: thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho
của từng loại, nhóm thành phẩm theo chỉ tiêu số lượng. Còn ở phòng kế toán sử
dụng số dư thành phẩm ghi theo chỉ tiêu giá trị.
Sơ đồ trình tự hạch toán theo phương pháp sổ số dư
Thẻ kho
Phiếu xuất kho th nh phà ẩm
Bảng kê xuất th nh phà ẩm
Bảng luỹ kế xuất th nh phà ẩm
Phiếu nhập kho th nh phà ẩm
Bảng kê nhập th nh phà ẩm
Bảng luỹ kế nhập th nh phà ẩm
Sổ số dư
Sổ đối chiếu luân chuyển
(1)
(2)
(3)
(4)
(1)
(2)

(3)
(4)
(5)
(6)
Ghi chú:
Ghi h ng ng yà à
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
Điều kiện áp dụng: Thích hợp với các DN có khối lượng nghiệp vụ nhiều, thường
xuyên, liên tục nhiều chủng loại và với điều kiện DN sử dụng giá hạch toán để
hạch toán hàng ngày, yêu cầu trình độ quản lý, trình độ kế toán cao.
II. KẾ TOÁN TỔNG HỢP THÀNH PHẨM
1. Tài khoản sử dụng: Kế toán tổng hợp thành phẩm chủ yếu sử dụng tài khoản
TK 155, TK 157 và các tài khoản liên quan khác.
2. Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu sau:
a. Doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
1/ Cuối kỳ kế toán, tính được giá thành thực tế của thành phẩm hoàn thành
nhập kho, kế toán ghi sổ:
Nợ TK 155 – Thành phẩm
Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
2/ Trường hợp thành phẩm hoàn thành không nhập kho, bán trực tiếp hoặc
giao cho đại lý ký gửi, kế toán ghi:
Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
3/ Trường hợp kiểm kê phát hiện thừa, thiếu, căn cứ vào biên bản kiểm kê,
nếu chưa xác định được nguyên nhân
- Nếu thiếu chưa rõ nguyên nhân, kế toán ghi
Nợ TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý
Có TK 155 – Thành phẩm

- Nếu thừa chưa rõ nguyên nhân, kế toán ghi
Nợ TK 155 – Thành phẩm
Có TK 3381 – Tài sản thừa chờ xử lý
Sơ đồ hạch toán thành phẩm theo phương pháp KKTX
TK154 TK155 TK632
Sản xuất hoặc thuê ngoài Xuất bán
Gia công chế biến nhập kho
TK157,632 TK 157
Sản phẩm gửi bán, ký gửi Xuất hàng gửi bán, ký gửi
gửi bán hoặc hàng bị trả lại
TK3381 TK1381
Thừa khi kiểm kê Thiếu khi kiểm kê
TK412 TK128,222
Đánh giá tăng Xuất góp vốn liên doanh
b. Doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Theo phương pháp này thì giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm xuất kho chỉ
có thể được xác định vào thời điểm mỗi kỳ trên cơ sở kết quả kiểm kê về mặt hiện
vật của thành phẩm tồn kho
* Tài khoản sử dụng: TK 155- Thành phẩm
TK 157- Hàng gửi bán
Để phản ánh trị giá vốn của thành phẩm và hàng gửi bán tồn kho đầu kỳ và cuối
kỳ, việc nhập xuất kho của thành phẩm phản ánh trên TK 632- Giá vốn hàng bán
1/ Đầu kỳ, kết chuyển giá thành sx của TP tồn kho đầu kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 155 – Thành phẩm
2/ Đầu kỳ, kết chuyển giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm gửi bán
chưa được chấp nhận đầu kỳ, kế toán ghi
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 157 – Hàng gửi bán
3/ Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê xác định giá của TP tồn kho cuối kỳ

và thành phẩm gửi bán nhưng chưa chấp nhận thanh toán, kế toán ghi
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 631 – Hàng gửi bán
4/ Cuối kỳ căn cứ vào kết quả kiểm kê, kế toán ghi
Nợ TK 155 – Thành phẩm
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán
5/ Xác định giá thành của thành phẩm được xuất bán trong kỳ, kế toán ghi
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán
III. TỔ CHỨC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH.
1. Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu
1.1 Kế toán doanh thu bán hàng
* Khái niệm doanh thu, các loại doanh thu
Doanh thu là tổng các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ hạch
toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp
góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu
Doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ
thu được sau khi trừ di các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và
hàng bán bị trả lại
Bao gồm: - Doanh thu bán hàng
- Doanh thu cung cấp dịch vụ
- Doanh thu trừ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi tức được chia ngoài
ra còn các khoản thu nhập khác.
* Chứng từ kế toán: Bao gồm
- Hoá đơn GTGT ( Mẫu 01 – GTKT)
- Hoá đơn bán hàng ( Mẫu 02 – GTKT)
- Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi ( Mẫu 14- BH)
- Thẻ quầy hàng ( Mẫu 15 – BH)
- Các chứng từ thanh toán ( Phiếu thu, séc chuyển khoản, séc thanh toán, uỷ nhiệm
thu, giấy báo có ngân hàng, bản sao kê của Ngân hàng)

- Tờ khai thuế GTGT ( Mẫu 07A/ GTGT)
- Chứng từ kế toán liên quan khác như phiếu nhập kho hàng trả lại
* Tài khoản sử dụng
- TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ
- TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
- TK 3387- Doanh thu chưa thực hiện
- Các TK liên quan khác: TK 111, 112, 131
* Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
1/ Trường hợp bán hàng trực tiếp cho khách hàng căn cứ vào hoá đơn GTGT
và các chứng từ thanh toán để phản ánh doanh thu bán hàng
a) Nếu doanh nghiệp hạch toán thuế theo phương pháp khấu trừ, kế toán ghi
Nợ TK 111, 112, 113, 131: tổng giá thanh toán
Có TK 511: Giá chưa thuế
Có TK 3331: Thuế GTGT
b) Phản ánh giá vốn
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 155 – Thành phẩm
2/ Trường hợp trước gửi bán nhưng KH chưa chấp nhận thanh toán nay bán
được hàng hoặc KH chấp nhận thanh toán
a) Phản ánh DT

×