Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.22 KB, 37 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP
1.1. KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA TIỀN LƯƠNG
1.1.1. Khái niệm của tiền lương
Ở bất kỳ xã hội nào, việc sản xuất ra của cải vật chất hoặc thực hiện quá trình
kinh doanh đều không tách khỏi lao động của con người, lao động là một trong ba yếu
tố cơ bản và quyết định nhất trong quá trình sản xuất. Chi phí về lao động là một trong
những yếu tố cơ bản nhất cấu thành như giá trị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra.
Người lao động làm việc ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đều nhận thù lao
lao động dưới hình thức tiền lương.
Tiền lương là một phạm trù kinh tế phức tạp, mang ý nghĩa lịch sử và có ý
nghĩa chính trị to lớn. Ngược lại bản thân tiền lương cũng chịu tác động mạnh mẽ
của xã hội, của tư tưởng chính trị. Khái niệm tiền lương đã có từ lâu nhưng cho đến
khi chủ nghĩa tư bản ra đời nó mới trở thành một khái niệm mang tính phổ thông.
Trong xã hội chủ nghĩa, tiền lương là một phần giá trị tổng sản phẩm xã hội dùng
để phân chia cho người lao động theo nguyên tắc làm theo năng lực hưởng theo lao
động. Tiền lương đã mang một ý nghĩa tích cực tạo ra sự cân bằng trong phân phối
thu nhập quốc dân. Khái niệm tiền lương đã thừa nhận sức lao động cả hàng hoá
đặc biệt và đòi hỏi phải trả cho người lao động theo sự đóng góp và hiệu quả cụ
thể.
1.1.2. Bản chất của tiền lương.
Ở Việt Nam thời bao cấp một phần thu nhập quốc dân dược tách ra làm quỹ
tiền lương và phân phối cho người lao động theo kế hoạch. Tiền lương chịu sự tác
động của quy luật phát triển cân đối có kế hoạch, chịu sự chi phối trực tiếp của
Nhà nước thông qua các chế độ, chính sách tiền lương. Theo cơ chế này, tiền lương
gắn chặt với số lượng và chất lượng lao động, không phản ánh đúng giá trị sức lao
động do đó không tạo ra động lực phát triển sản xuất. Từ khi chúng ta đổi mới sang
cơ chế kinh tế thị trường nhiều thành phần, sức lao động mới được coi là hàng hoá
đặc biệt và tiền lương được hiểu theo đúng bản chất của nó. Điều 55 - Bộ luật lao
động ghi "Tiền lương của người lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao


động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc".
Hiểu một cách chung nhất thì tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao
động cần thiết và doanh nghiệp trả cho người lao động theo thời gian và khả năng
công việc mà người lao động đã cống hiến cho doanh nghiệp. Như vậy dưới góc độ
khác nhau thì tiền lương cũng được nhìn nhận khác nhau. Tuy nhiên để có thể nhận
thức đúng về tiều lương, phù hợp với cơ chế quản lý mới, khái niệm về tiền lương
phải đáp ứng một số yêu cầu sau:
+ Coi sức lao động là hàng hoá của thị trường yếu tố sản xuất.
+ Tiền lương phải là tiền trả cho sức lao động, tức là giá cả hàng hoá sức lao
động theo quy luật cung cầu, giá trị trên thị trường lao động.
+ Tiền lương là bộ phận cơ bản (hoặc duy nhất trong thu nhập của mình,
người lao động đồng thời là một trong các yếu tố chi phí đầu vào của sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp.
+ Tiền lương chịu sự chi phối của quy luật giá trị, tiền lương có thể cao hơn,
bằng hoặc thấp hơn giá trị sức lao động mà người lao động đã bỏ ra trong quá trình
lao động.
+ Tiền lương chịu sự chi phối của quy luật cung cầu. Nếu cần về sức lao động
lớn thì người có nhu cầu sử dụng sức lao động sẵn sàng trả lương cao hơn cho
người lao động để giữ chân họ tiếp tục cung cấp sức lao động cho mình chứ không
phải cho người khác. Ngược lại, nếu cung vè sức lao động lớn hơn cầu về sức lao
động thì đương nhiên người có nhu cầu sức lao động sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn
lao động, họ sẵn sàng từ chối người mà yêu cầu giá lương cao để tìm người lao
động đang cần họ với mức tiền lương thấp hơn và chất lượng lao động còn có thể
tốt hơn.
1.1.3. Chức năng của tiền lương.
Tiền lương là số tiền thù lao mà doanh nghiệp trả cho người lao động nhằm
đảm bảo cho người lao động đủ để tái sản xuất sức lao động và nâng cao, bồi
dưỡng sức lao động.
Tiền lương trả cho người lao động, doanh nghiệp phải đảm bảo: dùng chế độ
tiền lương của Nhà nước, gắn với yêu cầu quản lý lao động có tác dụng nâng cao

kỷ luật và tăng cường thi đua lao động sản xuất, kích thích người lao động nâng
cao tay nghề và hiệu quả công tác.
1.2. VỊ TRÍ, NHIỆM VỤ VÀ YÊU CẦU CỦA CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN
LƯƠNG.
1.2.1. Vị trí của công tác kế toán tiền lương.
Vấn đề quản lý tiền lương là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó là một nhân tố giúp cho doanh nghiệp
hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình. Tổ chức tốt công tác
hạch toán tiền lương sẽ thúc đẩy người lao động c hấp hành tốt kỷ luật, nâng cao
tinh thần trách nhiệm và năng lực sáng tạo, tăng năng suất và chất lượng lao động
trong hoạt động sản xuất. Công tác kế toán tiền lương không chỉ có ý nghĩa đối với
các nhà sản xuất mà còn là mục đích, động cơ và lợi ích kinh tế của người cung
cấp sức lao động.
1.2.2. Nhiệm vụ và yêu cầu của công tác kế toán tiền lương
Để phục vụ yêu cầu quản lý chặt chẽ, có hiệu quả lao động, tiền lương ở
doanh nghiệp, kế toán cần thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Tổ chức hạch toán và thu thập đầy đủ, đúng đắn các chỉ tiêu ban đầu theo
yêu cầu quản lý về lao động theo từng người lao động, từng đơn vị lao động. Thực
hiện nhiệm vụ này, doanh nghiệp cần nghiên cứu, vận dụng hệ thống từ ban đầu về
lao động tiền lương của Nhà nước phù hợp với yêu cầu quản lý và trả lương cho
từng loại lao động ở doanh nghiệp.
- Tiêu dùng, tính đủ, kịp thời tiền lương và các khoản có liên quan cho từng
người lao động, từng tổ sản xuất, từng hợp đồng giao khoán, dùng chế độ Nhà
nước, phù hợp với các quy định quản lý của doanh nghiệp.
- Tính toán, phân bổ chính xác hợp lý chi phí tiền lương, các khoản trích theo
lương theo đúng đối tượng sử dụng có liên quan.
- Thường xuyên cũng như định kỳ tổ chức phân tích tình hình sử dụng lao
động, quản lý và chi quỹ tiền lương, cung cấp các thông tin kinh tế cần thiết cho
các bộ phận liên quan đến quản lý lao động, tiền lương.
1.3.CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP.

1.3.1. Trả lương theo thời gian.
Là hình thức trả lương căn cứ vào thời gian lao động thực tế và mức lương
cấp bậc (trình độ thành thạo, mức độ trách nhiệm, điều kiện làm việc của người
lao động).
Tiền lương thòi gian có thể tính theo tháng, theo ngày, lương giờ. Lương
tháng có nhược điểm không phân biệt được người làm việc nhiều hay ít trong
tháng nên không có tác dụng khuyến khích tận dụng ngày công theo chế độ. Đơn
vị trả lương càng ngắn thì càng sát với mức độ hao phí lao động của mỗi người.
Hiện nay trong các doanh nghiệp áp dụng trả lương theo thời gian chủ yếu là trả
theo lương ngày.
Ưu điểm của tiền lương trả theo thời gian là đơn giản, dễ tính toán, phản ánh
được trình độ kỹ thuật và điều kiện làm việc của người công nhân. song nó có
nhược điểm cơ bản vì nó chưa gắn thu nhập mỗi người với kết quả lao động của
mình. Hình thức này chỉ được áp dụng khi mà tiền lương sản phẩm không thể áp
dụng được, trong những trường hợp công nhân lao động máy móc là chủ yếu hoặc
những công việc không thể tiến hành định mức một cách chặt chẽ và chính xác
hoặc vì tính chất của sản xuất nếu thực hiện trả công cho sản phẩm sẽ không đảm
bảo được chất lượng sản phẩm và không mang lại kết quả thiết thực.
Hình thức trả lương theo thời gian được chia thành hai hình thức nhỏ:
+ Tiền lương thời gian giản đơn.
Theo hình thức này tiền lương của công nhân được xác định căn cứ vào mức
lương cấp bậc và thời gian làm việc thực tế, không xét đến thái độ và kết quả lao
động. Chế độ trả lương này chỉ áp dụng cho người lao động không thể định mức và
tính toán chặt chẽ hoặc công việc của người lao động chỉ đòi hỏi đảm bảo chất
lượng sản phẩm mà không đòi hỏi năng suất lao động. Lương thời gian giản đơn
gồm các hình thức cụ thể sau:
- Lương tháng: được quy định sắn với từng bậc lương trong các thang lương.
Lương tháng được dùng để trả lương cho người lao động làm những côg việc kéo
dài nhiều ngày như công tác quản lý hành chính, quản lý kinh tế các ngành hoạt
động mang tính sản xuất.

Tiền lương = Lương cấp bậc công việc + Phụ cấp (nếu có)
- Lương ngày: áp dụng cho những công việc có thể chấm công theo ngày.
Việc trả lương theo hình thức này khuyến khích người lao động đi làm đều.
Lương
ngày
=
Lương theo cấp bậc
công việc theo ngày
x
Hệ số phụ
cấp (nếu có)
x
Số ngày làm việc
thực tế
Hoặc tính theo công thức:
Lương ngày =
Lương tháng
x
Số ngày làm
việc thực tế
Số ngày làm việc theo chế độ trong tháng
Trong doanh nghiệp lương ngày còn được dùng để tính tiền lương cho công
nhân sản xuất trong thời gian nghỉ việc tròn này vì lý do thuộc về doanh nghiệp.
Lương ngày cũng là căn cứ tính trợ cấp Bảo hiểm xã hội cho cán bộ công nhân
viên khi họ tưởng trợ cấp theo quy định.
- Lương giờ: áp dụng đối với người làm việc tạm thời đối với từng công việc:
Lương giờ =
Lương ngày
x Số giờ làm việc thực tế
8 giờ làm

việc
Lương giờ được tính cho người lao động khi họ nghỉ việc không trọn ngày vì
lý do thuộc về doanh nghiệp. Nó còn là cơ sở quan trọng để xây dựng đơn giá tiền
lương.
Ở nước ta mới chỉ áp dụng cách trả lương theo ngày và theo tháng. Tuy chế
độ trả lương này dễ tính, dễ trả cho người lao động nhưng nhược điểm lớn nhất quả
nó là mang tính bình quân và không khuyến khích người lao động tích cực trong
công việc và không quán triệt được nguyên tắc phân phối theo lao động. Do vậy xu
thế chung là chế độ trả lương này và ngày càng giảm dần.
+ Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng:
Thực chất của phương pháp này là sự kết hợp giữa hình thức trả lương theo
thời gian giản đơn và chế độ thưởng năng suất đạt hoặc vượt quá chỉ tiêu kế hoạch
đề ra.
Khi đó:
Tiền lương = Lương thời gian + tiền lương
Hình thức này có nhiều ưu điểm hơn. Nó vừa phản ánh trình độ thành thạo,
thời gian làm việc, vừa khuyến khích người lao động vì công việc, có trách nhiệm
với công việc, góp phần làm tăng năng suất lao động. Nhưng việc xác định tiền
lương là bao nhiêu thực tế là rất khó, vì vậy chưa đảm bảo theo lao động, do đó
hình thức này chỉ nên áp dụng đối với những công nhân phụ làm công việc phục vụ
như công nhân sửa chữa, điều chỉnh thiết bị hoặc những công nhân chính làm việc
ở những khâu sản xuất có trình độ cơ khí hoá cao, tự động hoá hoặc những công
việc tuyệt đối phải đảm bảo chất lượng.
1.3.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm.
Là hình thức cơ bản được các doanh nghiệp áp dụng chủ yếu trong khu vực
sản xuất vật chất hiện nay. Tiền lương mà người lao động nhận được phụ thuộc
vào đơn giá tiền lương của một đơn vị sản phẩm mà người lao động sản xuất ra.
Một công đoạn chế biến sản phẩm và số lượng sản phẩm làm được theo tiêu chuẩn
quy định. Hình thức trả lương này có nhiều ưu điểm hơn so với hình thức trả lương
theo thời gian. Vì thế một trong những phương thức cơ bản của công tác tổ chức

tiền lương ở nước ta là không ngừng mở rộng diện trả lương theo sản phẩm trong
các đơn vị sản xuất hiện nay. Trả lương theo sản phẩm có các ưu điểm sau:
+ Quán triệt nguyên tắc trả lương theo số lượng và chất lượng lao động. Nó
gắn việc trả lương với kết quả sản xuất của mỗi người. Do đó kích thích nâng cao
năng suất lao động.
+ Khuyến kích người lao động ra sức học tập văn hoá, khoa học kỹ thuật,
nghiệp vụ để nâng cao trình độ lành nghề, ra sức phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ
thuật, cải tiến phương pháp lao động, sử dụng tốt máy móc thiết bị để nâng cao
năng suất lao động.
+ Góp phần thúc đẩy công tác quản lý doanh nghiệp, nhất là quản lý lao động.
Trong hình thức trả lương theo sản phẩm có các cơ chế trả lương sau:
1.3.2.1. Tiền lương trả theo sản phẩm cá nhân trực tiếp.
Cách trả lương này được áp dụng rộng rãi đối với công việc trực tiếp sản xuất
trong điều kiện quy trình lao động của người lao động mang tính độc lập tương đối,
có thể định mức kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm một cách riêng biệt đơn giá tiền
lương của cách trả lương này là cố định và tính theo công thức:
ĐG =
L
= Lx T
đm
Q
đm
Trong đó:
ĐG: đơn giá tiền lương
L: Lương cấp bậc công nhân
Q
đm
: Mức sản phẩm định mức
T
đm

: Thời gian định mức
Tiền lương của công nhân được tính theo công thức:
TL = ĐG x Q
Q: Mức sản lượng thực tế.
Ưu điểm của hình thức trả lương này là đơn giản, dễ hiểu đối với mọi người
công nhân. Nó được áp dụng rộng rãi trong các xí nghiệp công nghiệp đối với
những công nhân trực tiếp sản xuất mà công việc có thể định mức và hạch toán kết
quả riêng cho từng người lao động. Tuy nhiên hình thức này có nhược điểm là
người lao động chỉ quan tâm đến số lượng sản phẩm chứ không quan tâm đến việc
sử dụng máymóc, thiết bị, tiết kiệm vật tư.
1.3.2.2. Tiền lương trả theo sản phẩm tập thể.
Chế độ trả lương này áp dụng đối với công việc cần một tập thể công nhân
thực hiện như lắp ráp thiết bị, sản xuất ở các bộ phận làm việc theo dây chuyền.
Tiền lương trước hết tính chung cho cả tập thể, sau đó tính và chia cho từng
người trong tập thể đó. Cách tính:
ĐG =
(L + Phụ cấp)
Q
đm
Trong đó:
ĐG: Đơn giá tiền lương
L: Lương cấp bậc công việc
M
sl
: Định mức sản lượng
Xác định tiền lương cho cả tập thể:
TL = ĐG x Sản lượng thực tế của cả tập thể
Chia tiền lương cho từng người lao động theo các cách sau:
- Chia theo thời gian làm việc thực tế và hệ số lương
- Chia theo hệ số chênh lệch giữa lương thời gian và lương sản phẩm.

- Chia theo điểm trung bình và hệ số lương.
Ưu điểm của cách trả lương theo sản phẩm tập thể là khuyến khích công nhân
quan tâm đến kết quả chung của cả tổ, phát triển việc kiểm nghiệm nghề nghiệp và
nâng cao trình độ cho công nhân. Tuy nhiên theo cách tính này, do sản lượng của
từng công nhân không trực tiếp quyết định tiền lương của họ, do vậy ít khích thích
công nhân nâng cao năng suất lao động cá nhân, tiền lương vẫn mang tính bình
quân.
1.3.2.3. Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp.
Áp dụng cho những công nhân phụ, phục vụ và hỗ trợ cho sản xuất chính như
công nhân sửa chữa, điều chỉnh thiết bị.... mà kết quả công tác của họ ảnh hưởng trực
tiếp tới kết quả công tác của những người công nhân sản xuất chính.
Đặc điểm của chế độ trả lương này là thu nhập về tiền lương của công nhân
phụ tuỳ thuộc vào kết quả sản xuất của công nhân chính.
Cách tính lương như sau:
ĐG
p
=
L
p
+ Phụ cấp (nếu có)
Q
đm
Trong đó:
ĐG
p
: Đơn giá tiền lương
L
p
: Lương cấp bậc công việc của lao động phụ
M

sl
: Số sản phẩm do lao động chính làm ra.
Tiền lương được tính theo công thức:
TL
p
= ĐG
p
x M
sl
Ưu điểm của cách trả lương này là khuyến khích các công nhân phục vụ tốt
hơn cho công nhân chính. Tuy nhiên do phụ thuộc vào kết quả của công nhân
chính, do vậy việc trả lương chưa thật chính xác. Tiền lương của công nhân phụ
thuộc nhiều vào trình độ tay nghề của công nhân chính cho dù người lao động phụ
có hoàn thành công việc của mình đến đâu. Như vậy tiền lương chưa thực sự bảo
đảm đúng hao phí lao động mà công nhân phụ bỏ ra. Dẫn đến tình trạng những
người có trình độ như nhau, hoàn thành công việc như nhau nhưng lại có mức
lương khác nhau.
1.3.2.4. Chế độ trả lương theo sản phẩm có thưởng phạt.
Thực chất của chế độ này là sự hoàn thiện hơn của các chế độ sản phẩm trực
tiếp cá nhân. Ngoài tiền lương được tính theo đơn giá sản phẩm trực tiếp, người
công nhân còn được hưởng một khoản tiền lương nhất định nếu làm tốt hoặc có
thể bị phát nếu làm ra sản phẩm hỏng, gây lãng phí vật tư, không đủ ngày công...
Ưu điểm của chế độ trả lương này là khuyến khích người lao động phát huy
hết khả năng của mình, hạn chế những sai sót trong sản xuất, nâng cao co sản
phẩm. Tuy nhiên nhược điểm của nó là quá quan tâm đến số lượng sản phẩm mà
người công nhân ít quan tâm đến may móc thiết bị, dẫn đến tình trạng quá tải củ
máy móc thiết bị.
1.3.2.5. Chế độ trả lương theo sản phẩm luỹ tiến.
Thực chất của hình thức trả lương này là dùng nhiều đơn giá khác nhau, tuỳ
theo mức độ hoàn thành vượt mức khởi điểm luỹ tiến, là mức sản lượng quy định

mà nếu số sản phẩm sản xuất vượt quá mức đó sẽ được trả theo đơn giá cao hơn
(luỹ tiến). Mức này có thể quy định bằng hoặc cao hơn định mức sản lượng.
Những sản phẩm dưới mức khởi điểm luỹ tiến được tính theo đơn giá chung cố
định, những sản phẩm vượt mức này được trả theo đơn giá luỹ tiến (tăng dần).
Công thức tính:
TL =

ĐG x Q
1
+ ĐG k (Q
1
-Q
0
)
Trong đó:
TL

: Tổng lương trả theo hình thức sản phẩm luỹ tiến.
ĐG: Đơn giá cố định tính theo sản phẩm.
Q
1
: Sản lượng thực tế
Q
0
: Sản lượng khởi điểm
k: Tỷ lệ đơn giá sản phẩm được nâng cao
Áp dụng hình thức này thường dẫn đến tốc độ tăng tiền lương cao hơn tốc độ
tăng năng suất lao động. Vì vậy chỉ sử dụng một số biện pháp tạm thời trong điều
kiện cần khuyến khích mạnh mẽ việc tăng năng suất lao động và tăng sản lượng ở
các khâu yếu hoặc những khâu quan trọng của sản xuất nhằm tạo điều kiện phát

triển sản lượng cho các bộ phận khác và của toàn đơn vị.
1.3.3. Chế độ trả lương khoán.
Là hình thức đặc biệt của tiền lương trả theo sản phẩm, trong đó tổng số tiền
lương trả cho công nhân hoặc một nhóm công nhân được quy định trước cho một
khối lượng công việc hoặc khối lượng sản phẩm nhất định phải được hoàn thành
trong thời gian quy định.
Chế độ trả lương này chủ yếu áp dụng trong đơn vị xây dựng cơ bản hoặc một
số công việc trong nông nghiệp. Sau khi nhận tiền công do hoàn thành công việc,
các cá nhân sẽ được chia lương. Việc chia lương có thể áp dụng theo cấp bậc và
thời gian làm việc hoặc theo cách bình công điểm. Nguyên tắc chung chia lương là
phải chia hết.
Hình thức trả lương khoán khuyến khích công nhân hoàn thành nhiệm vụ
trước thời hạn, đảm bảo được chất lượng công việc nhưng việc chia lương khá phổ
biến.
Tóm lại: Việc trả lương cho người lao động không chỉ căn cứ vào thang
lương, bậc lương, các định mức tiêu chuẩn mà còn phải lựa chọn hình thức tiền
lương thích hợp với điều kiện cụ thể của ngành và doanh nghiệp. Có như vậy mới
phát huy được tác dụng của tiền lương, vừa phản ánh lao động hao phí trong quá
trình sản xuất, vừa làm đòn bẩy kích thích người lao động nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh.
1.3.4. Các chế độ trả lương phụ, trợ cấp áp dụng tại doanh nghiệp.
1.3.4.1. Trả lương khi làm ra sản phẩm hỏng xấu.
Về nguyên tắc, bản thân người lao động làm ra sản phẩm hỏng xấu sẽ không
được trả lương.
Nếu sản phẩm hỏng, xấu đó đã được phân loại theo nội quy chất lượng của
sản phẩm thì người lao động sẽ được trả lương theo đơn giá sản phẩm thấp hơn. Cụ
thể:
- 0% Nếu làm ra sản phẩm hỏng quá quy định.
-70% nếu làm ra sản phẩm xấu
- 100% tiền lương nếu là sản phẩm thứ.

Nếu sửa chữa hàng xấu thì người lao động được hưởng 100% tiền lương theo
sản phẩm nhưng không được tính lương cho thời gian sửa sản phẩm. Nếu sản phẩm
hỏng, xấu trong định mức thì vẫn được hưởng nguyên lương.
1.3.4.2. Chế độ trả lương khi ngừng việc.
Khi ngừng việc người lao động được hưởng một khoản lương, tuy nhiên mức
lương này nhỏ hơn mức lương chính thức đi làm việc thực tế. Các trường hợp
ngừng việc là do nguyên nhân khách quan, do người khác gây ra hoặc do khi chế
thử, sản xuất thử sản phẩm mới. Với mỗi trường hợp mức lương quy định như sau:
- 70% lương khi không làm việc.
- Ít nhất 80% lương nếu phải làm việc khác có mức lương thấp hơn.
- 100% lương khi ngừng việc do chế thử, sản xuất thử.
1.3.4.3. Chế độ nghỉ phép.
Hằng năm công nhân được nghỉ tối thiểu 12 ngày phép, nếu làm việc 5 năm
liên tục thì hưởng thêm một ngày, nếu làm việc từ 30 năm trở lên được hưởng
thêm 6 ngày. Khi người lao động nghỉ phép thì họ được hưởng 100% lương cấp
bậc. Nếu không nghỉ phép thì họ được nhận thêm một khoản bằng 100% lương cấp
bậc đối với những ngày phép bên cạnh tiền lương hàng tháng của mình.
Công thức tính tiền lương phép như sau:
Tiền lương nghỉ phép =
Lương tối thiểu x Hệ số bậc x Số ngày nghỉ phép
22
1.3.4.4. Chế độ phụ cấp lương.
Phụ cấp lương là khoản doanh nghiệp trả thêm cho người lao động khi họ làm
việc ở những điều kiện đặc biệt. Theo điều 4- Nghị định số 26/CP ngày 23/05/1995
của Chính phủ quy định có bảy loại phụ cấp như sau:
- Phụ cấp khu vực: Dùng với những nơi xa xôi, hẻo lánh, có nhiều khó khăn
và điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Có các mức phụ cấp với hệ số
0.1 0.7
÷
và 1.0 so

với mức lương tối thiểu.
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm chưa xác định trong quỹ lương: khi người lao
động, lao động trong điều kiện độc hại, nguy hiểm.
- Phụ cấp trách nhiệm cao hoặc phải kiêm nghiệm công tác quản lý không
thuộc chức vụ lãnh đạo.
- Phụ cấp làm đêm: áp dụng đối với công nhân viên chức làm việc ca ba. Phụ
cấp này gồm hai mức:
+ 30% tiền lương cấp bậc hoặc chức vụ đối với công việc không thường
xuyên làm vào ban đêm.
+ 40% tiền lương cấp bậc hoặc chức vụ đối với công việc thường xuyên làm
vào ban đêm.
- Phụ cấp thu hút: áp dụng đối với công nhân viên chức làm ở những vùng

×