Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.95 KB, 4 trang )
NỘI DUNG CÁC PHẦN HÀNH KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY LẮP MÁY
ĐIỆN NƯỚC VÀ XÂY DỰNG HÀ NỘI
Trong điều kiện hiện nay đất nước đang từng bước đổi mới thì các doanh nghiệp
cũng phải xác định được hướng đi cho bản thân mình. Vì vậy là một doanh
nghiệp xây lắp cho nên hoạt động chủ yếu của Công ty là theo phương thức
nhận thầu, sản phẩm của ngành mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất lâu
dài và theo từng vùng và từng khu vực.
Do sự thay đổi của cơ chế thị trường đồng thời có nhiều thành phần kinh tế
tham gia vào quá trình sản xuất, chính vì vậy đứng trước sự đổi mới của Nhà nước
Công ty xây lắp điện nước và xây dựng Hà Nội cũng như các Công ty khác đều
phải chọn lọc, sắp xếp lại bộ máy quản lý, xoá bỏ chế độ quan liêu bao cấp, chuyển
sang hoạch toán kinh tế độc lập, tinh giảm bộ máy quản lý gián tiếp tới mức thấp
nhất, sắp xếp đúng người đúng việc, đồng thời tìm mọi biện pháp và phương
hướng nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tạo công ăn việc làm
cho công nhân viên của Công ty. Đây chính là yếu tố cơ bản của Công ty để tự
khẳng định mình và sự tồn tại của Công ty trước cơ chế thị trường hiện nay.
Là một đơn vị sản xuất tổ chức hạch toán kinh doanh độc lập, có tư cách pháp
nhân nên phòng kế toán của xí nghiệp có trách nhiệm tổ chức hạch toán, kiểm
tra toàn bộ công tác sản xuất kinh doanh và phân tích mọi hoạt động kinh tế, làm
tham mưu cho giám đốc, giúp cho giám đốc lắm bắt được tình hình sử dụng vốn,
luân chuyển cũng như quá trình thanh toán của Công ty.
Do đặc điểm là doanh nghiệp xây lắp nên công tác tổ chức kế toán của Công
ty theo hình thức phân tán.
Quá trình hạch toán của Công ty theo hình thức nhật ký chung.
I.Trình tự hạch toán sổ nhật ký chung
1.1 Đặc điểm của hình thức nhật ký chung.
Hàng ngày kế toán căn cứ chứng từ kế toán ghi vào sổ nhật ký chung.
Nhật ký chung là sổ kế toán dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo
trình tự thời gian và nội dung kinh tế( theo quan hệ đối ứng tài khoản) của các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh đó và là căn cứ để ghi sổ cái các tài khoản.
1.2 Trình tự hạch toán.