Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ HÀNG HOÁ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TRONG DOANH NGHIỆP KINH DOANH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.88 KB, 6 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU
THỤ HÀNG HOÁ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ
TRONG DOANH NGHIỆP KINH DOANH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ
I/ Sự cần thiết phải hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu
thụ hàng hoá trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mại và dịch vụ
1.Đặc điểm của hoạt động kinh doanh thương mại
Thương mại là khâu trung gian nối liền giữa sản xuất với tiêu dùng. Hoạt
động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của thương
nhân và làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa
các thương nhân với các bên có liên quan bao gồm việc mua bán hàng hoá cung
ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích lợi
nhuận hoặc thực hiện các chính sách xã hội. Thương nhân có thể cá nhân có đủ
năng lực hành vi dân sự hay các hộ gia đình, tổ hợp tác hoặc các doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế thành lập theo quy định của pháp luật (được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh). Kinh doanh
thương mại có một số đặc điểm chủ yếu sau:
* Đặc điểm về hoạt động: Hoạt động kinh tế cơ bản của kinh doanh thương
mại là lưu chuyển hàng hoá. Lưu chuyển hàng hoá là sự tổng hợp các hoạt động
thuộc các quá trình mua bán, trao đổi và dự trữ hàng hoá.
* Đặc điểm về hàng hoá: Hàng hoá trong kinh doanh thương mại gồm các
loại vật tư sản phẩm có hình thái vật chất hay không có hình thái mà doanh nghiệp
mua về với hình thức để bán.
* Đặc điểm về phương thức lưu chuyển hàng hoá: Lưu chuyển hàng hoá
trong kinh doanh thương mại có thể theo một trong hai phương thức là bán buôn và
bán lẻ. Bán buôn hàng hoá là bán cho người kinh doanh trung gian chứ không phải
bán thẳng cho người tiêu dùng. Bán lẻ hàng hoá là việc bán thẳng cho người tiêu
dùng, từng cái từng ít một.
* Đặc điểm về tổ chức kinh doanh: Tổ chức kinh doanh thương mại có thể
theo nhiều mô hình khác nhau như tổ chức công ty bán buôn, bán lẻ, công ty kinh
doanh tổng hợp, công ty môi giới, công ty xúc tiến thương mại.
* Đặc điểm của sự vận động hàng hoá: Sự vận động của hàng hoá trong kinh


doanh thương mại cũng không giống nhau tuỳ thuộc vào nguồn hàngvà ngành hàng
(hàng công - nghệ phẩm, hàng nông - lâm sản - thực phẩm). Do đó, chi phí thu
mua và thời gian lưu chuyển hàng hoá cũng khác nhau giữa các loại hàng.
Như vậy, có thể nói, chức năng của thương mại là tổ chức và thực hiện việc
mua bán, trao đổi hàng hoá, cung cấp các dịch vụ nhằm phục vụ sản xuất và đời
sống nhân dân.
2. Khái niệm tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá
* Tiêu thụ hàng hoá
Bán hàng (hay tiêu thụ) là quá trình thực hiện trao đổi thông qua phương
tiện thanh toán để thực hiện giá trị sản phẩm, hàng hoá dịch vụ. Trong đó doanh
nghiệp chuyển giao hàng hoá, dịch vụ sản phẩm cho khách hàng, còn khách hàng
trả cho doanh nghiệp một khoản tiền tương ứng với giá bán của hàng hoá, sản
phẩm, dịch vụ đó theo quy định hoặc thoả thuận.
Nói cách khác, bán hàng chính là việc chuyển quyền sở hữu của sản phẩm,
hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng đồng thời thu được tiền hàng hoặc được quyền
thu tiền từ khách hàng, Như vậy, quá trình bán hàng chính lá việc chuyển hoá vốn
của doanh nghiệp từ hình thái hiện vật (hàng) sang hình thái tiền tệ (tiền).
Trong doanh nghiệp kinh doanh thương mại hoạt động kinh tế cơ bản là lưu
chuyển hàng hoá, đó là tổng hợp quá trình mua vào, bán ra và dự trữ hàng hoá.
* Xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá
Kết qủa tiêu thụ hàng hoá là kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh
bán hàng được biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ.
Nói rõ hơn kết quả kinh doanh chính là số chênh lệch giữa doanh thu thuần
với trị giá vốn của hàng hoá, lao vụ, dịch vụ với chi phí bán hàng, chi phí quản lý
doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.
Như vậy, việc xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cần phải xác
định đúng, chính xác từng hoạt động riêng biệt. Và sử dụng đúng, nghiêm túc về
cơ chế phân phối lợi nhuận.
3. Sự cần thiết phải hạch toán tiêu thụ
Tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh. Thông

qua tiêu thụ, giá trị và giá trị của sản phẩm được thực hiện, đơn vị thu hồi được
vốn bỏ ra. Cũng chính trong giai đoạn tiêu thụ này, bộ phận giá trị mới sáng tạo ra
trong khâu sản xuất được thực hiện và biểu hiện dưới hình thức lợi nhuận. Đẩy
nhanh tốc độ tiêu thụ sẽ góp phần tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn nói riêng và
hiệu quả sử dụng vốn nói chung, đồng thời góp phần thoả mãn nhu cầu tiêu dùng
của xã hội. Hàng hoá thực sự coi là tiêu thụ khi được người mua chấp nhận hoặc
đơn vị đã thu hồi được tiền (chuyển quyền sở hữu).
Thương mại là ngành ra đời sớm hơn các ngành khác (nông nghiệp, công
nghiệp) và là ngành giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. sản phẩm
muốn sản xuất ra muốn thoả mãn nhu cầu tiêu dùng phải thông qua tiêu thụ. Quá
trình tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị của hàng hoá thông qua quan hệ trao đổi.
Trong giai đoạn hiện nay khâu tiêu thụ hàng hoá là một khâu rất quan trọng. Tiêu
thụ là quá trình của tuần hoàn vốn, vốn được chuyển từ hình thái hiện vật sang
hình thái giá trị. Hàng hoá mua về phải qua tiêu thụ mới đảm bảo thu hồi vốn kinh
doanh, đảm bảo thu hồi vốn để tái sản suất giản đơn và có tích luỹ để tái sản xuất
mở rộng và chỉ qua tiêu thụ thì tính chất hữu ích của sản phẩm sản xuất ra mới
được xã hội thừa nhận, sự phù hợp về quy cách, phẩm chất, nội dung truyền tải
vv… đối vớ thị hiếu người tiêu dùng mới xác định rõ ràng.
Việc tăng nhanh quá trình tiêu thụ hàng hoá góp phần tăng vòng quay của
vốn sản xuất kinh doanh từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đảm bảo thu hồi
vốn nhanh. Đồng thời đây cũng là tiền đề để tăng thu nhập cho doanh nghiệp, ổn
định tình hình tài chính của doanh nghiệp, nâng cao đời sống của người lao động,
góp phần thúc đẩy sản suất, tiêu thụ cho các đơn vị có quan hệ trực tiếp hay gián
tiếp với doanh nghiệp.
Trong phạm vi nền kinh tế quốc dân, thực hiện tốt việc tiêu thụ hàng hoá ở
mỗi doanh nghiệp, góp phần vào việc điều hoà giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa
cung và cầu, đảm bảo sự cân đối trong từng ngành và toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Mặt khác trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay các quan hệ kinh tế đối
ngoại phát triển mạnh mẽ, việc tiêu thụ hàng hoá thúc đẩy sản xuất trong nước phát
triển, tạo nên sức mạnh của đất nước trên trường quốc tế, tạo nên sự cân đối trong

cán cân thanh toán quốc tế.
4. Sự cần thiết phải hạch toán xác định kết quả tiêu thụ
Mục tiêu của hầu hết các doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh là
nhằm đạt được lợi nhuận. Tiêu thụ là một trong những hoạt động kinh doanh chủ
yếu của doanh nghiệp, trực tiếp mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Kết quả của
quá trình tiêu thụ là chỉ tiêu phản ánh và đánh giá một cách chính xác hiệu quả của
toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do vậy xác định kết quả
tiêu thụ là công việc cần thiết không chỉ đối với bản thân doanh nghiệp mà còn có
ý nghiã rất lớn đối với các đối tượng sử dụng thông tin khác nhau như cơ quan thuế
vụ, ngân hàng, nhà đầu tư, nhà cung cấp…
Hạch toán xác định kết quả kinh doanh là một trong những khâu quan trọng,
tổng hợp nhất của công tác quản lý kinh tế. Nó đáp ứng được nhu cầu của giám
đốc, chủ doanh nghiệp về những thông tin kinh tế một cách nhanh nhất, có độ tin
cậy cao nhất là trong điều kiện kinh tế đang ở giai đoạn cạnh tranh quyết liệt, mỗi
doanh nghiệp đều tận dụng hết những năng lực sẵn có nhằm tăng lợi nhuận, củng
cố và mở rộng thị phần của mình trên thị trường.
5. Nhiệm vụ kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ
Để phát huy tốt vai trò kế toán trong công tác quản lý quá trình sản xuất kinh
doanh nói chung thì kế toán hàng hoá, tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh
doanh phải thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Một là: Tổ chức theo dõi, phản ánh chính xác, kịp thời và giám định chặt
chẽ tình hình hiện có (tồn) và biến động (nhập - xuất) của từng loại hàng hoá trên
cả mặt hiện vật cũng như giá trị.
- Hai là: Theo dõi, phản ánh và giám sát chặt chẽ quá trình tiêu thụ ghi chép
đầy đủ kịp thời đầy đủ các khoản chi phí, thu nhập của hoạt động bán hàng.
- Ba là: Thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện các hợp đồng bán hàng,
đôn đốc thanh toán tiền hàng, tính toán xác định chính xác kết quả hoạt động bán
hàng của doanh nghiệp.
Làm tốt các nhiệm vụ trên sẽ là cơ sở cho việc lựa chọn phương án kinh
doanh cho kỳ sau để đạt được hiệu quả tốt nhất. Thực hiện tốt những nhiệm vụ trên

đây còn có ý nghĩa quan trọng đối với việc quản lý chặt chẽ hàng hoá, tiêu thụ
hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp. Song toàn bộ nhiệm
vụ nêu trên chỉ thực sự phát huy tác dụng khi cán bộ kế toán nắm vững nội dung
của việc tổ chức công tác kế toán.

×