Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Kinh tế trang trại Hà Nội trong thời kỳ công nghiệp hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.28 KB, 6 trang )

Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển

KINH TẾ TRANG TRẠI HÀ NỘI
TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HĨA
NGƠ THỊ HẢI YẾN (B)

Khoa ðịa lý, Trường ðHSP Hà Nội
I. ðẶT VẤN ðỀ
Kinh tế trang trại ở Hà Nội xuất hiện vào những năm ñầu của thập kỷ 90 thế kỷ
trước, đó là thời điểm nền nơng nghiệp nước ta đang chuyển sang nền nơng nghiệp
sản xuất hàng hóa dựa trên cơ sở cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa.
Năm 1995 lần đầu tiên thuật ngữ “kinh tế trang trại” xuất hiện ở một số huyện
ngoại thành Hà Nội. So với các ñịa phương khác trong cả nước, ñặc biệt là các tỉnh
trong vùng ðồng bằng sông Hồng, trang trại ở Hà Nội ra ñời muộn hơn. Trước năm
1995, những trang trại bây giờ vẫn chỉ là những hộ nông dân chuyển từ sản xuất tự
cung tự cấp sang sản xuất nơng sản hàng hóa. Con đường đi từ kinh tế hộ ñến kinh
tế trang trại ở Hà Nội khơng nằm ngồi một quy luật chung, đó là: phải trải một thời
gian dài tích tụ đất đai, tiền vốn cùng với sự năng ñộng, nhanh nhạy của những
người chủ gia đình thì những hộ nơng dân sản xuất nơng sản hàng hóa mới chuyển
thành trang trại và bản chất của hai hình thức sản xuất đã thực sự khác biệt. Tuy
nhiên, trang trại ở Hà Nội vẫn có một số đặc điểm riêng trong q trình hình thành
và phát triển.
II. SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÁC TRANG TRẠI
1. Trên cơ sở những lợi thế có sẵn về mặt tự nhiên cũng như về mặt kinh tế xã
hội, Hà Nội phát triển tương đối nhanh cả về quy mơ v loi hỡnh trang tri
Trang trại
600
500

446


482

400
300

181

200
100

203
140

145

127

2001

2002

2003

84

0

năm
1998


1999

2000

2004

Hỡnh 1. S trang tri Hà Nội 1998 - 2005

214

2005


Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý

Số lượng trang trại ở Hà Nội giảm mạnh vào thời ñiểm 2000 - 2001, sau ñó lại
tăng nhanh vào thời kỳ 2003 - 2004. Nguyên nhân của sự không liên tục này là do
năm 2002 sự quy ñịnh lại một số tiêu chuẩn trang trại của sở NN và PTNT Hà Nội
và sự xác ñịnh lại ngành nghề sản xuất của một số trang trại. Năm 2003, một số
quận mới của Hà Nội ñược thành lập, diện tích đơ thị được mở rộng nhiều trang trại
mới ra đời nhưng với một hình thức mới (loại hình trang trại mới): trang trại chăn
nuối kết hợp với một ngành dịch vụ; trang trại trồng trọt và trang trại nuôi trồng thủy
sản kết hợp với du lịch sinh thái. Loại hình trang trại này ra đời đã đáp ứng phần nào
nhu cầu vui chơi, du lịch của người dân Hà Nội trong những ngày nghỉ cuối tuần.
Cơ cấu trang trại (%)
Tổng số

TT cây
hàng năm


TT cây lâu
năm

TT chăn
nuôi

TT lâm
nghiệp

100

7,3

4,2

29,9

0,6

TT nuôi
trồng thủy
sản
37,3

TT kinh
doang
tổng hợp
20,7

2. Sự phân bố trang trại

Trang trại phát triển mạnh nhất ở Sóc Sơn, ðơng Anh và Thanh Trì, nơi có
điều kiện thuận lợi về diện tích ñất ñai và diện tích mặt nước. Trang trại trồng cây
hàng năm phân bố nhiều ở ðơng Anh và Sóc Sơn. Sản phẩm chủ yếu của loại hình
trang trại là: rau, hoa và cây cảnh. Những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã có mặt ở đây.
Nhiều giống cây mới ñã ñược ñưa vào trồng trong các trang trại. Một số trang trại
trồng hoa ở xã Tây Tựu huyện Từ Liêm ñã trồng hoa Lyly, ñời F1 ñược nhập từ Hà
Lan; hoa Loa Kèn nhập về từ Trung Quốc. Thời gian sinh trưởng của 2 giống hoa
này từ 100-105 ngày và lãi thu ñược 750 triệu ñồng/ha. Nhiều trang trại trồng rau ñã
nhập giống cà chua từ Hoa Kỳ, bắp cải từ Nhật Bản. Ưu ñiểm nổi bật của 2 giống
rau này là có tính kháng bệnh cao, chất lượng tốt và có thể thu lãi từ 30 - 50 triệu
ñồng/ha. Một số trang trại trồng rau sạch ở huyện ðơng Anh như: Ba Tốt, Hợp
Tiến... đã trồng nhiều giống rau mới, độ an tồn cho người tiêu dùng cao. Hàng ngày
sản phẩm của trang trại hầu hết ñược bán bn cho hệ thống siêu thị ở Hà Nội. Họ
đã tự xây dựng được thương hiệu cho mình và đang được người tiêu dùng Thủ đơ
đón nhận. Mặc dù điều kiện tích luỹ đất đai chưa thật đủ, thời gian th lao động
thường xun chưa nhiều nhưng loại hình trang trại này đã có mức thu nhập vượt
trội so với các hộ nơng dân khác trong cùng địa phương.
80% số trang trại cây lâu năm phân bố ở huyện Sóc Sơn và ðông Anh. Nhãn,
vải, hồng... là những cây trồng chính ở đây. ðiều này được lý giải bởi những giống cây
ăn quả này phù hợp với loại ñất bạc màu, đất đồi ở ðơng Anh và Sóc Sơn. Khi diện
tích đất trống, đất bạc màu ở Sóc Sơn ngày một tăng thì việc đầu tư vào loại hình trang
trại này thực sự ñem lại hiệu quả cả về mặt kinh tế và môi trường. Trang trại trồng cây
ăn quả, trồng rừng xen lẫn trồng cây ăn quả phân bố nhiều ở những xã nằm ven ñường
quốc lộ số 3, ñường 420 như: Bắc Sơn, Nam Sơn và Phù Linh (huyện Sóc Sơn).

215


Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển


Diện tích đất rộng là cơ sở tốt để xây dựng hệ thống chuồng trại. Nguồn thức
ăn phong phú là cơ sở tốt cho việc phát triển ñàn gia súc gia cầm. Bởi vậy mà 21%
số trang trại chăn nuôi tập trung ở 3 huyện Sóc Sơn, ðơng Anh và Hoàng Mai.
Hàng ngày nguồn thực phẩm từ những trang trại này ñược mang ñến tiêu thụ ở các
quận trong nội thành. Giống lợn ni theo hướng nạc, bị thịt chất lượng cao, gà siêu
trứng... ñang ñược những trang trại này đưa vào chăn ni.
Thanh Trì là huyện có địa hình thấp, có nhiều ơ đất trũng. Từ lâu đời người
dân nơi đây đã có kinh nghiệm trong việc đào ao thả cá. Khoảng cách từ đây đến nơi
có thị trường tiêu thụ mạnh tương ñối gần. Sự ưu ñãi của thiên nhiên, sự cần cù năng
ñộng của người dân nơi ñây trong nền kinh tế thị trường ñã lý giải tại sao có đến
54% số trang trại ni trồng thủy sản của Hà Nội phân bố ở ñây. Tả Thanh Oai, Yên
Sở, Vĩnh Quỳnh, Tứ Hiệp, Ngũ Hiệp là những xã có nhiều trang trại ni trồng thủy
sản nhất. Nhiều giống cá có chất lượng cao và được thị trường ưa chuộng như: cá
chép, cá trê phi, cá trê lai, tơm càng xanh... là sản phẩm chủ đạo của trang trại.
Trang trại kinh doanh tổng hợp xuất hiện từ năm 2002. Cho đến nay, loại hình
trang trại này vẫn ln tăng về số lượng nhưng về bản chất lại thay đổi. Nó khơng
cịn là một trang trại cùng với một ngành dịch vụ đi kèm phục vụ cho chính nó mà
trong những trang trại này đã có thêm một số số ngành nghề phục vụ khách du lịch.
Nhiều trang trại trong loại hình này đã trở thành những điểm du lịch sinh thái thu hút
rất nhiều khách ñến nghỉ ngơi giải trí trong những ngày nghỉ cuối tuần. ðây thực sự
là một mảng mới trong bức tranh trang trại ở Hà Nội.

III. ðẶC ðIỂM TRANG TRẠI HÀ NỘI
1. Về ñất ñai
Tổng số ñất sử dụng trong trang trại hiện nay là 1.405ha. Trong đó, diện tích
mặt nước ni trồng thủy sản chiếm 63,2 %. Diện tích cịn lại bao gồm ñất trồng cây
lâu năm, trồng cây hàng năm và các loại ñất khác. So với năm 2000, cơ cấu sử dụng
đất trong trang trại đã có sự thay đổi. Diện tích mặt nước và đất trồng rừng giảm, đất
nơng nghiệp và đất đơ thị tăng lên. Ngun nhân của sự thay đổi này là q trình đơ
thị hóa và sự chuyển ñổi cơ cấu cây trồng trong từng trang trại ngày càng diễn ra

mạnh mẽ. Diện tích bình qn một trang trại là 2,9 ha, trong đó trang trại lâm nghiệp
có diện tích lớn nhất, trang trại trồng hoa có diện tích nhỏ nhất
Diện tích đất tập trung thành trang trại đã tạo ưu thế về sản xuất hàng hóa và
hình thành vùng sản xuất thực phẩm, chăn ni lớn. ðó chính là tiền đề để kinh tế
trang trại chuyển biến dần ñến sự khác nhau về chất so với kinh tế hộ gia đình.
2. Về lao động
Tổng số lao ñộng trong trang trại là 3332 người, trung bình mỗi trang trại có 7
lao động. Trong thời gian gần đây, số lao ñộng thuê thời vụ trong trang trại giảm, số
lao động th thường xun và số lao động có trình độ tăng lên.
216


Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý

Lao ñộng là chủ trang trang trại đã có những thay đổi. Họ khơng chỉ là những
lão nơng tri điền, bộ đội xuất ngũ mà họ cịn là những cơng chức nhà nước (chiếm
30% số chủ trang trại hiện nay), chủ doanh nghiệp, chủ những gia đình bn bán
khá giả ở một số quận nội thành.
Thời gian làm việc của một lao ñộng trong trang trại khá cao. Bình qn một
lao động thường xun làm việc 298 ngày/năm( chiếm 92.28% tổng quỹ thời gian)
và thu nhập từ 500.000 - 800.000ñ/tháng.
Như vậy, về mặt kinh tế cũng như về mặt xã hội, kinh tế trang trại ñã góp phần
giải quyết việc làm và thu nhập cho người thất nghiệp ở nơng thơn nhất là lao động
nghèo. ðây chính là những tác động tích cực nhất của kinh tế trang trại ñối với nền
kinh tế xã hội ở các huyện ngoại thành Hà Nội.

3. Về nguồn vốn và thu nhập của trang trại
Ngồi số vốn tự có, để ñủ vốn sản xuất kinh doanh hầu hết các trang trại đều
phải vay thêm từ Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, Quỹ xóa đói
giảm nghèo, Quỹ Khuyến nông... Trong 3 năm qua, hơn 300 chủ trang trại ñã ñược

vay vốn từ Quỹ Khuyến nông Thành phố với số tiền là 27 tỷ đồng.
Hiện nay, những chính sách tích cực của UBNDTP Hà Nội đã khuyến khích
trang trại ngày càng mở rộng quy mô sản xuất.

4 5 .9

7 .9

8 .6

1 0 .9

2000

2001

2002

1 5 .3

2003

2 1 .3

2004

2005

Hình 2. Thu nhập bình qn trang trại 2000 - 2005 (triệu đồng)


Thu nhập của trang trại ngày một tăng. Nông thôn ngoại thành Hà Nội ñang
ngày càng ñổi mới. Kinh tế trang trại đã và đang góp phần bê tơng hóa đường làng
ngõ xóm, thay nhà tranh tre nứa lá bằng những ngơi nhà ngói và nhà cao tầng. Sau
10 năm kinh tế trang trại ở Hà Nội ra ñời, nhiều hộ nơng dân đã dần dần thốt khỏi
đói nghèo, thậm chí có người đã trở thành những ơng chủ trang trại giàu có. Một số
tấm gương điển hình là: ơng Nguyễn Văn Tuấn ở Liên Hà (ðông Anh); ông Nguyễn
Mạnh Hiệp ở Phù Linh (Sóc Sơn)...
Bên cạnh những thuận lợi trên có một số khó khăn mà trang trại Hà Nội ñang
phải ñối mặt. ðó là:
217


Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển

- Q trình đơ thị hóa đang gây nguy cơ thu hẹp diện tích đất nơng nghiệp
- Tư tưởng thiếu gắn bó với làm nơng nghiệp đang nảy sinh ở nhiều vùng nơng thơn
- Tuy có được Ngân hàng NN&PTNT tạo ñiều kiện cho vay vốn ñể kinh doanh
sản xuất nhưng số vốn ñược vay vẫn bị hạn chế, thời hạn được vay chưa dài, thủ tục thế
chấp cịn rườm rà... nhiều khi là những trở ngại cho những hộ ñang và sẽ làm trang trại.
- Việc thực hiện chính sách cho thuê ñất ñể lập trang trại ở một số xã chưa thật
sự nghiêm túc dẫn ñến việc tranh chấp ñất ñai ñang trở nên phổ biến. Việc cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cịn chậm. ðây thực sự là một trở ngại lớn cho các
trang trại hiện nay khi mà họ cần nó để vay vốn tín dụng
- Mặc dù những chủ trang trại được khuyến khích ký hợp ñồng với các doanh
nghiệp, ñặc biệt là doanh nghiệp quốc doanh nhưng mơi trường để thực hiện những
hợp ñồng này chưa thực sự phát triển. Một khung pháp lý thực sự cần cho người nông
dân làm trang trại ñể họ có thể tự chủ và năng ñộng trên thị trường cịn chưa đủ.

IV. KẾT LUẬN
Kể từ khi ra ñời ñến nay, kinh tế trang trại ở Hà Nội đóng góp nhiều mặt tích

cực cho sự phát triển KT - XH. ðó là: trang trại đã góp phần rất lớn trong việc
chuyển đổi cơ cấu kinh tế nơng thơn cả về ngành và tổ chức sản xuất; giải quyết
nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người nghèo ở nơng thơn. ðiều đặc biệt quan
trọng là kinh tế trang trại ñã tạo nên một sự thay ñổi mạnh mẽ về tư duy, phương
pháp làm việc cho người nông dân ngoại thành Hà Nội khi nền nơng nghiệp nước ta
đang ñứng trong một thời kỳ chuyển ñổi, trước khi chúng ta gia nhập vào WTO.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Thúc ñẩy công cuộc phát triển Nông thôn ở Việt Nam (phần II). Ngân hàng thế
giới, Vụ phát triển Nông thôn và Tài Nguyên, tháng 2, năm 2006.
[2]. Niên giám thống kê 2004, 2005. Tổng cục Thống kê.
[3]. Niên giám thống kê Hà Nội 2002, 2003, 2005. Cục Thống kê Hà Nội.
[4]. Ngô Thị Hải Yến. Kinh tế trang trại ngoại thành Hà Nội - Luận văn thạc sĩ 2001
[5]. Kinh tế trang trại ở Việt Nam, phân tích từ góc độ ñịa lý kinh tế, sinh thái. ðề
tài cấp Bộ mã số B2004-75-107, chủ nhiệm ñề tài GS.TS Nguyễn Viết Thịnh.

218


Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý

SUMMARY
HANOI FARM ECONOMY IN TRANSITION
NGO THI HAI YEN (B)
Farm economies in Hanoi appeared in early 90s of the last century, when
agriculture was changing into agricultural commodity production based on
industrialization and modernization. It was under changes from household’s economies
to farm economies in the context of suburban agriculture of the Capital.
Agriculture activities are so highly intensive, requiring much labor input and
advanced technology. So farm economies play important role in job creation, income
generation for the rural poor. They have modified and diversified the labor distribution

in the rural areas among the rich and the poor. Farm economies also made sharply
changes in the ways of thinking and working of farmers. In relation to the City, farms
are distributed geographically creating rings with specific production patterns.

219



×