Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Tác phẩm Văn học như là kí hiệu Nghệ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.46 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TÁC PHẨM VĂN HỌC NHƯ LÀ KÍ HIỆU NGHỆ THUẬT</b>


Khi chúng ta đã hiểu văn học là phương tiện giao tiếp quan trọng không thể thiếu
giữa người và người, văn học là diễn ngôn xã hội thẩm mĩ, thì vấn đề tính kí hiệu của tác
phẩm văn học là vấn đề then chốt trong lí luận văn học hiện đại. Tuy vậy đây là một đề
tài lớn, phải viết cả cơng trình mới giai quyết được. Đồng thời đây cũng la vấn dề rất khó,
bởi vì kí hiệu học tuy có manh nha lâu đời, song thực sự xuất hiện và phát triển thì chỉ bắt
đầu từ thế kỉ XX, rầm rộ hơn từ những năm 60 trở lại đây. Tự nêu một vấn đề như vậy thì
chỉ có thể trình bày một số ý khái lược. Bước đầu chúng tơi chỉ muốn tìm hiểu những
bình diện chung.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

chỉ biết dâng hiến mà quên mình, ln vui và đau mà khơng bao giờ buồn. Nó theo cái
tạng của nhà thơ. Cũng theo một quan niệm cịn lưu hành ở Nga, trong tác phẩm văn học,
hình tượng nghệ thuật khơng phải là kí hiệu, bởi nó là sự phản ánh đời sống. Thực ra hình
tượng theo chúng tơi là kí hiệu trong tác phẩm văn học mà chúng tơi sẽ trình bày ở dưới.
Như vậy mệnh đề tác phẩm văn học là kí hiệu nghẹ thuật trong phạm vi lí luận văn học
Xơ viết đã từng gặp trở ngại. Giải quyết các trở ngại ấy chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu vấn
đề.


Trước hết tìm hiểu kí hiệu. Kí hiệu là cái được coi là khơng thể hoặc khó định
nghĩa, nhưng có thể thoả thuận rằng kí hiệu là một sự cảm nhận mang nghĩa trong hoạt
động biểu nghiã. Không phải vật mà sự tri nhận, nếu là vật mà khơng được cảm nhận thì
cũng chưa thành kí hiệu hoặc kí hiệu zero. Nghĩa của kí hiệu là tiềm năng được thực hiện
bằng giải thích. Đó là cơ sở để hiểu thực chất mọi hoạt động giao tiếp, mọi sản phẩm văn
hoá, Hiểu như vậy, mọi tư duy, nhận thức, khái quát trong văn học đều được mang chở
bằng kí hiệu và được người đọc, nhà phê bình diễn giải từ văn bản. Khơng có nhận thức,
khái qt nào nằm ngồi kí hiệu. Cấu trúc kí hiệu hai thành phần của Saussure tuy sáng
tỏ, song thiều đi phần giải thích của tiếp nhận. Do đó, quan niệm kí hiệu ba thành phần
của Ch. Peirce ngày nay được mọi người tiếp nhận, coi đó là bổ sung cho cấu trúc kí hiệu
của Saussure. Quan điểm của nhà lí luận Nga V. Tiupa đã thể hiện sự kết hợp đó. Mỗi kí
hiệu phải được xét trong q trình hoat động biểu nghĩa của nó, từ người phát, qua văn


bản, đến người nhận, trong ngữ cảnh nhất định. Do đó kí hiệu bao gồm ba u tố. Một là
tên gọi của kí hiệu, biểu thị mối quan hệ của kí hiệu nằm trong một hệ thống ngơn ngữ
nhất định. Hai là nghĩa, tức là yếu tố thể hiện mối quan hệ giữa kí hiệu với cái mà nó biểu
đạt tức sở chỉ, và ba là ý nghĩa, tức là mối quan hệ giữa kí hiệu với sự tiếp nhận kí hiệu
trong ngữ cảnh nhất định.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3></div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Cấu trúc kí hiệu văn học có sự chuyển hố kì diệu. Trong cái biểu đạt ngơn ngữ
mối quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt là võ đốn, nhưng sự tổ hợp kí hiệu
trong văn bản tạo ra cái biểu đạt hình tượng thiên về tính ít võ đốn, mà theo ngun tắc
tương tự. Nếu cái biểu đạt ngôn từ được tổ hợp theo hai nguyên tác cú đoạn và lựa chọn
thì cái biểu đạt hình tượng cũng vậy. Nó tổ hợp theo ngun tắc song hành thời gian,
không gian, đối chiếu, tương phản, liên tưởng và đồng thời cũng là sản phẩm của lựa
chọn mà cái được chọn nổi lên hàng đầu.


Cái được biểu đạt trong tác phẩm thường được hiểu là đề tài, chủ đề (theme), trước
hết là một phạm vi nội dung, phạm vi chủ đề , thể hiện khuynh hướng của tác phẩm.
Trong lí thuyết Xơ viết theme thường nhấn mạnh và dịch thành đề tài và chủ đề. Đề tài và
chủ đề liên quan tới một quan hệ giữa văn bản và hiện thực đời sống. Trong các thứ tiếng
châu Âu nó thường hiểu chỉ là chủ đề. Chủ đề cụ thể phải xét trong mối quan hệ với ngôn
ngữ nội tại của văn bản và đặt trong quan hệ giữa văn bản (lời nói) với “ngơn ngữ”, tức
cấu trúc chiều sâu, cái hệ thống siêu ngữ của văn bản. Về mặt kí hiệu học, mối quan hệ
của cặp đối lập ngơn ngữ (langue) và lời nói (parole) mà hiểu theo kí hiệu học là cấu trúc
chiều sâu và cấu trúc bề mặt có ý nghĩa nguyên tắc. Theo Saussure “ngôn ngữ” là cái
kho đầy những từ ngữ và ngữ pháp mà mọi lời phát ngôn đều từ đấy mà ra, người nghe
có thể dựa vào cái kho của mình mà hiểu. Cặp đối lập này được sử dụng rộng rãi trong
nghiên cứu, tất nhiên là được dịch chuyển và mở rộng, nhưng nguyên tắc không thay đổi.
Văn bản (cái biểu đạt văn học) tương đương với lời nói, thế cịn ngơn ngữ thì tương
đương với những cái gì? Trước hết là ngơn ngữ dân tộc, tiếp theo là văn hoá, văn hoá dân
tộc, văn hoá thời đại. Lotman coi đời sống xã hội là Cấu trúc bề sâu, cịn tình tiết là lời
nói. Mikhail Bakhtin, Terry Egleton xem cáu trúc chiều sâu là ý thức hệ. Tz. Todorov, G.


Genette xem thi pháp là ngôn ngữ, cấu trúc chiều sâu của văn bản. Bakhtin, Kristeva xem
cấu trúc chiều sâu là đối thoại và liên văn bản. Xã hội học dung tục xem cấu trúc bề sâu
của tác phẩm là cơ sở kinh tế xã hội. Do văn bản (cái biểu đạt) có thể có nhiều cấu trúc
chiều sâu, cũng tức là có nhiều siêu ngữ, có nhiều mã, và do đó có nhiều khả năng nghĩa,
và có tính đa nghĩa. Trước đây William Empson trong Bảy loại hình nghĩa mơ hồ chỉ
thấy mơ hồ trong cấu tạo, cú pháp, mà khơng thấy tính đa nghĩa (polisemie) trong ngữ
cảnh đa mã. Vì thế ý nghĩa đích thực của văn bản là ý nghĩa được khai mở trong tiếp
nhận của người đọc xét trong tương quan với ngôn ngữ nội tại của văn bản.


Cấu trúc song trùng hai cái biểu đạt và hai cái được biểu đạt này là sản phẩm
chung của mọi biểu đạt báo chí, lịch sử, hồi kí, tiểu thuyết, thơ ca. Vậy đâu là đặc trưng
của văn bản nghệ thuật?


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

thủ pháp, các phép tu từ, từ tư duy hình tượng cũng chẳng giải quyết được vấn đề, vì
nhiều tác phẩm chính luận các phép tu từ và hình tượng được dùng hay khơng kém gì văn
học. Từ góc độ kí hiệu học Roman Jakobson năm 1958 đã nêu lên sơ đồ q trình hoạt
động biểu nghĩa và qua đó nêu quan điểm về đặc trưng của thơ ca (văn học) thể hiện ở
chức năng đặc thù của nó. Sơ đồ 6 thành phần đó là:


Ngữ cảnh ( context)
Thơng điệp (message)


Người phát (addresser)——————————— Người nhận (addressee)
Tiếp xúc (contact)


Mã (code)


Trong 6 yếu tố trên thơng điệp chính là văn bản, tác phâm, nếu xét về văn học, và
đặc trưng của văn học, thơ ca thể hiện ở chỗ, thông điệp gây chú ý vào bản thân nó. Cái
chức năng tự chỉ vào bản thân mình được Jakobson gọi bằng chức năng thơ, tức là cái


chức năng có khả năng biến một văn bản thành tác phẩm có tính chất của văn chương.
Cái cách mà văn bản thơ gây chú ý là đem nguyên tắc tương đồng của trục lựa chọn mà
chiếu lên trục kết hợp. Nói cách khác là trục kết hợp được tổ chức theo nguyên tắc của
tính tương đồng (ngang giá, đối đẳng), tức nguyên tắc parallelism, còn gọi là song hành
hoặc đối. Từ đó câu thơ có dịng thơ như là đơn vị nhịp điệu. Trong tiểu thuyết thì chia
thành từng chương. Nhà nghiên cứu Trung Quốc Triệu Nghị Hành đem sơ đồ trên chuyển
sang sơ đồ kí hiệu học: ngữ cảnh là cái được biểu đạt, thơng điệp chính là cái biểu đạt, và
sơ đồ vẽ lại như sau:


Cái được biểu đạt (signified)
Cái biểu đạt (signifier)


Người gửi (sender)——————————————Người nhận (Receiver)
Phương tiện (medium)


Mã (code)


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

thường, hoàn chỉnh hoặc vụn nát, có tên hay khơng tên…). Tính tự chỉ cũng tức là nội
chỉ, cái biểu đạt gay chú ý vào mình, để từ bản thân cấu tạo của mình mà kiến tạo nên ý
nghĩa. Tính chất này đã từng bị các nhà lí ln Xơviết phê phán là thoạt lí hiện thực, tự
khép kín, song đó là hiểu lầm. Tính tự chỉ này có nghĩa là cái biểu đạt (văn bản) nghệ
thuật theo Lotman, tự có ngơn ngữ của nó, và người đọc khám phá nó, tức là khám phá
cái mã cho phép hiểu văn bản theo ý nghĩa mà nó được mã hố, tức là ý nghĩa nội hàm,
chứ khơng phải áp đặt mã bên ngồi cho nó. Lối phê bình quy chụp thường theo lối áp
đặt này. Ý nghĩa nội hàm thường đặc trưng cho sáng tác văn học, bởi đó là ý nghĩa gắn
với cấu trúc của cái biểu đạt. Đây là điều mà lí luận văn học Xơ viết thường chỉ trích là
hình thức chủ nghĩa. Nhưng quy luật của văn học và nghệ thuật là như thế, khơng thể
khác được.


Có hai loại kí hiệu, một là kí hiệu ưu tiên ở cái được biểu đạt, ví như đèn xanh đèn


đỏ ở ngã ba ngã tư, cịi báo động, báo chí…, Người tiếp nhận chí cần biết thơng tin,
khơng quan tâm cái biểu đạt. Văn học, nghệ thuật là kí hiệu ưu thế ở cái biểu đạt. Thế cho
nên diễn viên mới phải đẹp, văn phải hay, thơ phải bám riết lấy tâm hồn người. Điều này
địi hỏi các nhà thơ khơng ngừng đổi thay ngôn ngữ thơ. Từ nhịp tương đối tự do trong
thơ ca dân gian chuyển sang cách luật chặt chẽ với yêu cầu về đối, niêm, điển cố khắt
khe, rồi lại tự do hoá, làm thơ tự do, thơ văn xuôi, thay đổi cấu trúc ngôn ngữ thơ. Ngôn
ngữ tiểu thuyết cũng thay đổi, từ kể ngôi thứ ba với điểm nhìn tồn tri chuyển sang hạn
tri, từ kể xưng tơi, sang kể theo dịng ý thức. Từ lời kể chất phác đến lời kể giễu nhại,
nghịch dị. Cái biểu đạt hình tượng cũng thay đổi. Từ kể theo nguyên tắc kết cấu thông
thường đến kể theo sư phân mảnh, từ nhân vật vai đến nhân vật tính cách, rồi từ nhân vật
tính cách đến nhân vật khơng tên, khơng hoạt động, chỉ có một điểm nhìn. Nói theo V.
Shklovski, các cái biểu đạt ngày càng lạ hoá.


Cái quan niệm đặc trưng văn học nằm ở cái biểu đạt của nó vẫn là quan niệm có
cơ sở khoa học nhất. Cho dù hôm nay, khi vấn đề đặc trưng văn học khơng cịn được
khẳng định mạnh mẽ như trước, bởi vì khái niệm văn học mới xuất hiên muộn do nhu cấu
dạy văn học trong nhà trường (Xem các bài viết của Todorov, Wellek, Compagnon…),
nhưng cái chuôi để người ta nắm bắt đặc trưng văn học vẫn là ý kiến của R. Jakobson ,
Jan Mucarjovski (Xem Dẫn luận rất ngắn về lí luận văn học của Jonathan Culler, 1989).


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Xét về chức năng của văn bản trong văn hoá như trong một bài nghiên cứu của Ju.
Lotman và A. M. Piatchigorski thì chức năng của văn bản nghệ thuật là chức năng ít thực
dụng nhất, nó làm cho sự biểu dạt đa dạng, thoạt khỏi mọi quy định cứng nhắc, tạo tiềm
năng văn bản, cho nên trong văn chương mọi thể nghiệm đều được khoan dung. Và nhìn
vào thực tê sáng tạo văn học ta thấy những thì nghiệm văn học đều theo hướng khai thác
tiềm năng của cái biểu đạt ngôn từ và cái biểu đạt hình tượng. Trong văn học nghệ thuật
từ thời cổ đại, trung đại, người ta có xu hướng làm cho hình thức nhuần nhuyễn, che giấu
tinh vi để cho người đọc thấy được cái thật một cách trần trụi nhất, đầy đủ nhất. Đỉnh cao
của văn chương áy là chủ nghĩa hiện thực, một loại hình văn bản văn học, trong đó ngơn
ngữ đạt đến mức trong suốt để người đọc không thấy ngôn ngữ đâu, chỉ thấy sự thật đời


sống. Trong hội hoạ cũng vậy, chủ nghĩa hiện thực làm cho người ta chỉ thấy sự thật,
không thấy bút pháp của hoạ sĩ. Nhưng từ sau đó nghệ thuật phản tỉnh, nó muốn phơ bày
sự có mặt của chất liệu, bút pháp, những nét vẽ thô, những cục màu gồ lên trên mặt tranh.
Tranh chủ nghĩa biểu hiện, chủ nghĩa lập thể làm lộ ra đường nét cảm thụ và tư duy. Thơ
bắt đầu làm từ chữ, bằng lối “lệch chuẩn”, câu bậc thang, không viết hoa chữ đầu dịng.
Văn xi khơng chấm câu, nhiều hình thức lạ xuất hiện: giễu nhại, dòng ý thức, đặc biệt
là tiểu thuyết mới, siêu tiểu thuyết (meta-fiction). Siêu tiểu thuyết là tiểu thuyết về tiểu
thuyết, phơi bày cả quá trình hư cấu để cho thấy tiểu thuyết là bịa, không phải là ghi
chuyện thật. Ví dụ như Bọn làm bạc giả của A. Gide, hoăc như Khải huyền muôn của
của Nguyễn Việt Hà.


Trở lên là trình bày khái niệm tác phẩm văn học như là kí hiệu, cấu trúc kí hiệu
của nó, sự biểu nghĩa của nó, đặc trưng của nó và chức năng văn bản của nó trong tiến
trình văn hố. Mục đích bài viết là gọn và cơ đúc, để cho trong một thời gian ngắn mà có
thể cảm thấy tính đặc trưng kí hiệu của nó.


Kí hiệu học văn học và lí luận văn học trước nay khơng phải là cách li với nhau.
Trong mấy chục năm qua kí hiệu học đã khơng ngừng thâm nhập vào lí luận văn học, vì
kí hiệu học và chủ nghĩa cấu trúc gần như là đồng nghĩa, mà chủ nghĩa cấu trúc đã thâm
nhập vào lí luận văn học. Vậy nhìn tác phẩm văn học như là kí hiệu có khác gì với quan
niềm truyền thống vè tác phẩm văn học?


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

khơng ngừng kiến tạo trong dịng liên chủ thể. Từ đó chấp nhận sự đa mã, đa nghĩa của
văn học.


Hà Nội, ngày 25 tháng 8 năm 2016.
Trần Đình Sử
Tài liệu tham khảo:


Ju. Lotman: Kí hiệu quyển, St- Peterburg, 2000.


Ju. Lotman, Cấu trúc văn bản nghệ thuật, M., 1970.
Jakobson, Tác phẩm về thi pháp học, M., 1987.


Jonathan Culler, Thi pháp chủ nghĩa cấu trúc, Bắc Kinh, 1991.
Tiupa. Phân tích văn bản nghệ thuật, M., 2009.


Triệu Nghị Hành, Kí hiệu học văn học, Văn Liên xb, Bắc Kinh, 1990.
Triệu Nghị Hành, Kí hiệu học, Đại học Nam Kinh, 2012.


Khrapchenco, Sáng tạo nghệ thuật, hiện thực, con người, M., Nhà văn xô viết, 1976.
Ju. Stepanov, Kí hiệu học, tuyển tập luận văn,M., 1983.


</div>

<!--links-->

×