Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY ỨNG DỤNG PHÁT TRIỂN PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.08 KB, 34 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY ỨNG DỤNG
PHÁT TRIỂN PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH.
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY ỨNG DỤNG PHÁT TRIỂN PHÁT THANH
TRUYỀN HÌNH.
2..1.1. Lịch sử ra đời và phát triển.
Công ty ứng dụng phát triển phát thanh truyền hình hiện nay là một doanh
nghiệp Nhà nước trực thuộc Đài tiếng nói Việt Nam. Tiền thân của công ty là Phân
viện nghiên cứu kỹ thuật phát thanh truyền hình (gọi tắt là Phân viện Hà Nội) được
thành lập ngày 16/3/1981 (trụ sở tại 58 Quán Sứ-Hà Nội) thuộc Viện nghiên cứu
kỹ thuật phát thanh truyền hình (trụ sở 175B Lý Chính Thắng-quận 3 TP Hồ Chí
Minh) trực thuộc Uỷ ban phát thanh và truyền hình Việt nam. Từ đó đến nay, Công
ty đã trải qua nhiều giai đoạn hoạt động và nhiều cơ quan quản lý khác nhau:
- Giai đoạn 1: Từ năm 1981-1988 là đơn vị thuộc khối hành chính sự
nghiệp,mọi hoạt động đều được cung cấp bằng vốn ngân sách. Nhiệm vụ chủ yếu
nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật mới chuyên ngành phát thanh truyền hình với biên
chế có 23 người.
- Giai đoạn 2: Từ năm 1988-1991 thuộc sự quản lý của Bộ văn hoá thể thao
thông tin du lịch.
Phân viện Hà Nội tách khỏi Viện nghiên cứu kỹ thuật phát thanh truyền hình
và được Bộ ra quyết định thành lập lấy tên là: Liên hiệp truyền thanh truyền hình
Hà Nội (HALLITT). Về chức năng nhiệm vụ vẫn giữ nguyên, cơ chế hoạt động
của đơn vị lúc đó là sự nghiệp có thu với biên chế có 43 người.
- Giai đoạn 3: Năm 1994 do chủ trương của Nhà nước sắp xếp lại tổ chức cho
phù hợp với nhu cầu và nhiệm vụ mới, Đài tiếng nói Vệt Nam đã tiếp nhận và quản
lý đơn vị.
Tháng 7/1994 theo nghị định 388/HĐBT, đơn vị đă làm thủ tục thành lập lại
doanh nghiệp.
Tháng 8/1994 Đài tiếng nói Việt Nam quyết định thành lập lại công ty và đổi
tên là: Công ty ứng dụng phát triển phát thanh truyền hình (tên giao dịch quốc tế:
Broadcasting Development Company) gọi tắt là: BDC.


- Giao đoạn 4: Từ tháng 4/1997 đến tháng 1/2002 Đài tiếng nói Việt Nam
quyết định sáp nhập “Xí nghiệp cơ khí điện tử” vào công ty BDC.
- Giai đoạn 5: Từ tháng 1/2002 đến nay sắp xếp lại cơ cấu tổ chức bộ máy cho
phù hợp, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Hiện nay cơ cấu tổ chức của
công ty gồm:
3 phòng quản lý: Phòng tổ chức hành chính, phòng kinh doanh, phòng kế
toán-thống kê.
3 trung tâm sản xuất kinh doanh: Trung tâm kỹ thuật truyền thanh truyền
hình, trung tâm ứng dụng công nghệ, trung tâm giới thiệu sản phẩm.
Xí nghiệp cơ khí điện tử.
* Nhiệm vụ kinh doanh
- Đối với công ty:
+Khảo sát, thiết kế lắp đặt bảo dưỡng sửa chữa các đài, trạm phát thanh và
các công trình kỹ thuật truyền thanh truyền hình.
+Sản xuất lắp ráp, kinh doanh máy móc vật tư chuyên ngành phát thanh
truyền hình.
+Dịch vụ tư vấn đầu tư, ứng dụng công nghệ mới trong ngành phát thanh
truyền hình.
+Xuất nhập khẩu máy móc thiết bị vật tư hàng hoá.
+Xây lắp các cột anten, cột cao.
+Sản xuất kinh doanh các mặt hàng thiết bị, vật tư phục vụ truyền thanh và
các lĩnh vực thông tin khác.
- Đối với xí nghiệp cơ khí điện tử:
+Gia công cơ khí.
+Sản xuất kinh doanh các thiết bị truyền thanh truyền hình.
Ngoài việc sản xuất các sản phẩm chuyên ngành, công ty còn đi vào hoạt
động kinh doanh một số lĩnh vực như:
+ Xuất nhập khẩu uỷ thác cho các đơn vị và đối tác trong và ngoài ngành.
+ Khảo sát thiết kế lắp đặt hệ thống thu tín hiệu truyền hình từ vệ tinh cho
các đơn vị trong và ngoài nước đóng trên lãnh thổ Việt nam được Nhà nước cho

phép.
2.1.2. Các yếu tố nguồn lực của công ty.
2.1.2.1 Nhân lực
Từ năm 1997, xí nghiệp cơ khí điện tử sáp nhập vào công ty nên qui mô, số
lượng cán bộ công nhân viên của công ty tăng lên đáng kể: Khối công ty có số
lượng 100 người, khối xí nghiệp có số lượng 96 người.
Khi sáp nhập vào công ty thì tỷ trọng trong khối xí nghiệp thấp hơn khối
công ty nhưng đến những năm gần đây lại có sự thay đổi chính sách của Nhà nước
về vấn đề giảm biên chế lao động nên một số nhân viên khối công ty đã chuyển
sang làm ở khối xí nghiệp. Mặt khác Công ty cũng đã đưa thêm một số lao động
vào sản xuất ở khối xí nghiệp để tăng thêm lợi nhuận góp phần trang trải một số
hoạt động của Công ty khi những khoản bao cấp của nhà nước ngày càng giảm.
Như vậy số lượng nhân viên ở cả khối xí nghiệp và khối Công ty ngày càng
giảm dần do một số lượng nhân viên về hưu mà số lượng nhân viên Công ty tuyển
mới lại không nhiều nên cho đến nay khối lượng nhân viên khối xí nghiệp có
khoảng 900 người, còn khối công ty có 64 người.
Trong khối văn phòng, trình độ của nhân viên là tương đối cao, khoảng 75%
số lượng lao động đã tốt nghiệp đại học (theo số liệu năm 2002)
Trong khối xí nghiệp nhân viên sản xuất ở các khâu đơn giản cũng phải tốt
nghiệp cao đẳng hoặc trung cấp dạy nghề. Với trình độ lao động như vậy Công ty
có điều kiện thuận lợi để khai thác và phát triển mọi tiềm năng có sẵn.
Phần lớn lao động của Công ty mà Công ty có thể khai thác là nam giới. Lực
lượng nam giới chiếm khoảng 75%. Đây là một yếu tố rất phù hợp với đặc điểm
sản xuất kinh doanh của Công ty.
2.1.2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật
Trụ sở làm việc của Công ty được xây dựng trên diện tích 700 m2 gồm một
toà nhà ba tầng, một khu phụ ở 59- 61 Thợ Nhuộm- Hà Nội và cơ sở phụ ở khu
128C Đại La cho xưởng sản xuất anten và biến áp.
Sản xuất của Công ty chủ yếu là đi vào lĩnh vực chuyên ngành phát thanh
truyền hình, các sản phẩm chủ yếu sản xuất hiện nay là:

- Máy phát thanh FM – Stereo công suất 5W- 2000W.
- Máy phát hình công suất từ 10W – 1000W
- Các loại anten cho phát thanh truyền hình công suất nhỏ.
- Hệ thống cụm loa truyền thanh không dây.
- Bàn trộn âm thanh và bàn chuyển mạch điện tử phục vụ cho các phòng
Studio và truyền tín hiệu phát thanh truyền hình.
- Gia công cơ khí: các loại vỏ máy, cột anten, phát thanh, phát hình, các cột
cao.
- Các thiết bị phụ tùng truyền thanh, tăng âm, đường dây các loại…
2.1.2.3 Vốn kinh doanh
Công ty BDC là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo cơ chế hạch toán
kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực phát thanh truyền hình với 100% số vốn của nhà
nước. Biên chế của Công ty gồm 45 cán bộ công nhân viên với số vốn pháp định
khi thành lập là 2.409 triệu đồng, vốn lưu động là 1.332 triệu đồng và vốn cố định
là 1.077 triệu đồng.
Nguồn vốn kinh doanh đầu kỳ năm 2004 là 9.317.890.996 đồng,cuối kỳ là
5.268.550.000 đồng. Trong đó vay ngắn hạn đầu kỳ là 7.407.141.100 đồng,cuối kỳ
là 8.704.816.245 đồng.
Từ khi thành lập đến nay, Công ty đã trải qua nhiều biến động cũng như các
đơn vị khác trong quá trình đổi mới, Công ty khắc phục về thiếu vốn kinh doanh
bằng cách liên doanh liên kết với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước để tạo vốn
ban đầu, từng bước khắc phục khó khăn, đầu tư trang thiết bị mới, tạo đà cho sản
xuất kinh doanh phát triển, đồng thời cải thiện từng bước đời sống cán bộ công
nhân viên.
Tình hình kinh doanh của Công ty trong 2 năm gần đây có những thay đổi
đáng kể thông qua việc so sánh một số chỉ tiêu trong báo cáo kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh trong 2 năm 2003 và 2004:
Bảng số 1: Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm
2003 - 2004
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004

Biến động
Giá trị
Tỷ trọng
%
1. Doanh thu thuần 35.207.037.501 44.269.022.316 9.061.984.815 25,74
2. Giá vốn hàng bán 29.452.658.938 34.557.814.490 5.105.155.552 17,33
3. Lợi nhuận gộp 5.754.378.563 9.711.207.826 3.956.829.263 68,76
4. Chi phí bán hàng 322.963.043 876.520.228 553.557.185 171,4
5. Chi phí QLDN 4.491.846.644 7.721.210.876 3.229.364.232 71,89
6. Lợi nhuận từ hoạt động
TC
- Thu nhập hoạt động TC
- Chi phí hoạt động TC
939.568.876
138.173.884
1.113.476.722
271.354.717
104.842.105
173.907.846
133.180.833
104.842.105
18,51
96,39
7. Lợi nhuận từ hoạt động
TC
- Các khoản TN bất thường
- Chi phí bất thường
138.173.884
1.239.561.432
129.045.622

166.512.612
653.988.996
175.884.031
28.338.728
- 585.572.436
46.838.409
20,51
- 47,24
36,30
8.Lợi nhuận bất thường 1.110.515.810 478.104.965 - 632.410.845 - 56,95
9. Tổng lợi nhuận trước
thuế
2.188.258.570 1.758.094.299 - 430.164.271 - 19,66
10. Thuế TN DN 700.242.742 562.590.176 - 137.652.567 - 19,66
11. Lợi nhuận sau thuế 1.488.015.828 1.195.504.123 - 292.511.704 - 19,66
Nguồn: Tổng hợp số liệu tại phòng kế toán thống kê
Doanh thu thuần năm 2004 so với năm 2003 tăng: + 9.061.984.815 đồng tức
tăng +25,74%. Lợi nhuận sau thuế lại giảm - 292.511.704 đồng tức giảm –
19,66%. Do sang năm 2004 các khoản chi phí của doanh nghiệp tăng rất lớn đặc
biệt là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Công ty còn phải thêm
một khoản chi phí nữa là chi phí hoạt động tài chính và giá vốn hàng bán cũng
tăng.
2.1.3. Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý và bộ máy kế toán
2.1.3.1 Bộ máy tổ chức và quản lý
Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, căn cứ vào yêu cầu của quản lý,
Công ty tổ chức quản lý theo mô hình sau:
Ban giám đốc
Phòng TC -HC
Phòng kế toán – thống kê
Phòng KD

Trung tâm kỹ thuật TT-THTrung tâm ứng dụng CN mớiTrung tâm giới thiệu SP
Xí nghiệp cơ khí
Xưởng Đầu tư Phòng HCPhòng kế hoạch cung tiêuPhòng kế toán tàivụXưởng cơ khí
Sơ đồ 6: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty
* Ban giám đốc gồm có Giám đốc và hai Phó giám đốc do Giám đốc bổ
nhiệm:
- Phó giám đốc phụ trách tài chính
- Phó giám đốc kinh doanh
* Khối quản lý: Các phòng ban chức năng do Giám đốc ban hành với nội
dung cụ thể theo điều lệ của Công ty:
- Phòng tổ chức hành chính: gồm 01 trưởng phòng, 01 phó phòng và 07 nhân
viên
- Phòng kế toán thống kê: gồm 01 trưởng phòng và 05 nhân viên chịu sự điều
hành trực tiếp của kế toán trưởng Công ty
- Phòng kinh doanh: gồm 01 trưởng phòng, 01 phó phòng và 04 nhân viên
* Khối sản xuất kinh doanh
- Trung tâm giới thiệu sản phẩm: gồm 01 trưởng trung tâm, 02 phó trung tâm
và 06 nhân viên.
- Trung tâm ứng dụng công nghệ mới: gồm 02 trưởng trung tâm, 02 phó trung
tâm và 02 nhân viên.
- Trung tâm kỹ thuật truyền thanh truyền hình gồm: 01 trưởng trung tâm, 01
phó trung tâm và 23 nhân viên xí nghiệp cơ khí điện tử gồm khoảng hơn 100 cán
bộ công nhân viên hạch toán phụ thuộc, tự cân đối, tự trang trải mọi chi phí hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Mô hình tổ chức quản lý trên của Công ty theo kiểu cơ cấu tổ chức chức năng
* Ưu điểm của mô hình này:
- Thu hút được các chuyên gia có nghiệp vụ cao vào công tác quản trị (giỏi về
kế hoạch, quản lý)
- Giải quyết những nghiệp vụ chuyên môn thành thạo và có hiệu quả hơn.
- Giảm bớt gánh nặng về quản trị cho người thủ trưởng.

* Nhược điểm
- Nhược điểm lớn nhất là Giám đốc rất khó phối hợp các chức năng chuyên
môn khác nhau để tạo ra một quyết định thống nhất.
- Người thừa hành trong một lúc phải nhận nhiều mệnh lệnh từ các cơ quan
chức năng khác nhau thậm chí những mệnh lệnh đó lại trái ngược nhau vì không có
sự phối hợp từ cấp trên.
2.1.3.2 Bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung
và bố trí thành phòng kế toán, chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của ban Giám
đốc.
Hình thức sổ kế toán áp dụng từ khi thành lập đến năm 2000 là chứng từ ghi
sổ nhưng cho đến năm 2001 công ty bắt đầu mua phần mềm kế toán nên hình thức
sổ áp dụng hiện nay của Công ty là hình thức Nhật ký chung
Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, căn cứ vào yêu cầu quản lý, Công
ty tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình sau:
Giám đốc
PGĐ phụ trách tài chính kiêm KTT
Phòng kế toán – thống kê- Kế toán-Tài vụ-Thống kêPhòng kiểm toán nội bộ
Kế toán các đơn vị SXKD trực thuộc Công ty hoạt động theo cơ chế hạch toán phụ thuộcKế toán XN cơ khí điện tử
Kế toán trưởng
Trưởng phòng kế toán
Thủ kho quỹKT tiền lượngKT ngân hàngKT tổng hợp KT vật tư KT tài sản cố định
Sơ đồ 7: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
Sơ đồ 8: Sơ đồ tổ chức phân công kế toán
Tổ thực hiện công tác kế toán thống kê của Công ty (điều lệ tổ chức kế toán
Nhà nước số 25 – HĐBT 18/3/1989 của Hội đồng Bộ trưởng)
Chứng từ gốcBảng kê chứng từ
Sổ chi tiết Nhật ký chung NK chuyên dùng
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết

Báo cáo
- Chịu sự điều hành trực tiếp của kế toán trưởng của Công ty
- Thực hiện đúng pháp lệnh kinh tế và thống kê về công tác quản lý tài chính
vật tư của nhà nước.
- Thường xuyên theo dõi cập nhật đầy đủ, ghi chép kịp thời các hoạt động tài
chính, xuất, nhập vật liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Sắp xếp vật tư hàng hoá khoa học, thường xuyên vệ sinh kho tàng.
- Thường xuyên đôn đốc và giải quyết việc thanh toán công nợ
- Quản lý kho, máy móc, vật tư hàng hoá, quản lý quỹ theo chế độ hiện hành
của nhà nước.
- Hàng ngày báo cáo về tài chính và hàng quý báo cáo về tình hình xuất, nhập,
tồn vật tư trình giám đốc.
* Hình thức kế toán áp dụng
Chu trình kế toán được thực hiện kế tiếp nhau. Việc tổ chức thực hiện các
chu trình kế toán phải được sắp xếp nhằm đảm bảo các ghi chép ban đầu, phản ánh
trung thực đầy đủ chính xác. có hệ thống các thông tin kế toán tài chính theo biểu
mẫu quy định của từng hình thức kế toán của Bộ tài chính để từ đó có các quyết
định đúng trong việc xử lý các thông tin kế toán tài chính.
Công ty BDC là một doanh nghiệp nhà nước quy mô không lớn lắm nhưng
số nghiệp vụ phát sinh, trình độ của các kế toán viên tương đối đồng đều. Do đó
Công ty đã áp dụng hình thức Nhật ký chung.
Sơ đồ 9: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY BDC.
2.2.1. Cơ cấu quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty BDC.
2.2.1.1 Cơ câu quỹ tiền lương
Kể từ khi nghị định 28/CP của chính phủ ngày 28/3/1997 có hiệu lực thi
hành,công ty đă bắt đầu áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương tối thiểu để
làm cơ sở xây dựng đơn giá tiền lương.
Hàng năm vào cuối tháng 2, sau khi xây dựng đơn giá tiền lương công ty có

công văn (Biểu giải trình xây dựng đơn giá tiền lương) gửi ĐàI TNVN- cơ quan có
thẩm quyền thẩm định và giao đơn giá tiền lương. Sau khi Đài TVNV phê duyệt
công ty sẽ căn cứ vào đó để xây dựng quỹ tiền lương kế hoạch từ đó tạm tính
lương và hàng tháng thanh toán cho cbcnv.
Căn cứ vào thông tư số 13/LĐTBXH-TT ngày 10/4/1997 của Bộ lao động
thương binh và xã họ hướng dẫn phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương và
quản lý tiền lương, thu nhập trong doanh nghiệp Nhà nước, công ty đã lựa chọn
đơn giá tiền lương tính trên doanh thu làm phương pháp xây dựng đơn giá tiền
lương của công ty.
Cụ thể phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương tính trên doanh thu được
tiến hành như sau:
* Xác định nhiệm vụ năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương:
Căn cứ vào tính chất, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ
chức và chỉ tiêu kinh tế gắn với việc trả lương có hiệu quả cao nhất, doanh nghiệp
lựa chọn nhiệm vụ năm kế hoạch bằng các chỉ tiêu sau để xây dựng đơn giá tiền
lương:
- Tổng doanh thu
- Lợi nhuận
- Tổng các khoản nộp ngân sách Nhà nước.
* Xác định quỹ tiền lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương:
Công thức:
Quỹ TL năm kế hoạch = [ Lđb x TLmindn x (Hcb + Hpc)] x 12 tháng.
Trong đó:
Lđb: Lao động định biên.
TLmindn: Mức lương tối thiểu của DN lựa chọn trong khung qui định.
Hcb: Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân.
Hpc: Hệ số các khoản phụ cấp lương bình quân tính trong đơn giá tiền lương.
Các yếu tố xây dựng quỹ tiền lương:
- Kế hoạch sản xuất kinh doanh theo tháng, quý, năm.
- Định mức đơn giá tiền lương.

- Số lượng lao động thực tế tháng, quý, năm.
- Số tiền lương thực hiện cuối kỳ báo cáo lập kế hoạch cho kỳ tiếp theo.
- Tình hình phát triển thực tế của công ty.
Các thông số Lđb, Tlmindn, Hcb, Hpc được xác định như sau:
+ Lao động định biên (Lđb): được tính trên cơ sở định mức lao động tổng hợp
của sản phẩm, dịch vụ hoặc sản phẩm dịch vụ quy đổi.
+ Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp để xây dựng đơn giá tiền lương
TLmindn = 290.000 x (1 + Kđc)
Hệ số điều chỉnh tăng thêm (Kđc): Kđc = K1 +K2
K1: hệ số điều chỉnh theo vùng (đối với công ty K1 = 0.3).
K2: hệ số điều chỉnh theo ngành (đối với công ty K2 = 1.0)
Kđc = 0.3 + 1.0 = 1.3
Như vậy để điều chỉnh mức lương tối thiểu doanh nghiệp có thể áp dụng hệ số
điều chỉnh tăng thêm trong khoảng 0 1.3 tuỳ theo tình hình hoạt động sản xuất.
+ Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân (Hcb)
Tổng hệ số lương cấp bậc
Hcb =
Tất cả số lao động định mức
+ Hệ số các khoản phụ cấp bình quan được tính trong đơn giá tiền lương
(Hpc): Căn cứ vào mức phụ cấp tính đưa vào đơn giá để xác định hệ số các khoản
phụ cấp bình quân (tính theo phương pháp binh quân gia quyền)
* Xác định tổng quỹ lương chung năm kế hoạch:
Tổng quỹ lương chung năm kế hoạch = Quỹ lương năm kế hoạch để xây dựng
đơn giá tiền lương + Quỹ tiền lương làm thêm giờ.
* Xác định quỹ tiền lương thực hiện:
Quỹ TL thực hiện = (Đơn giá TL x Doanh thu thực hiện) + Quỹ TLlàm thêm
giờ.
Bảng 2: Giải trình xây dựng đơn giá tiền lương theo doanh thu năm 2004
STT Chỉ tiêu xây dựng định mức
Số báo cáo năm2003 Kế hoạch năm

2004
Kế hoạch Thực hiện
I Chỉ tiêu sxkd tính đơn giá
1 Tổng doanh thu 41.500.000.000 44.269.022.316 45.000.000.000
2 Lợi nhuận 1.400.000.000 1.758.094.299 1.900.000.000
3 Tổng các khoản nộp NSNN 3.100.000.000 9.220.291.325 3.200.000.000
II Quỹ lương tính đơn giá 2.225.664.000 2.390.572.200 3.329.664.000
Quỹ lương theo định mức lao động 2.225.664.000 2.390.572.200 3.329.664.000
- Lao động định biên 160 người 155 người 160 người
- Hệ số lương cấp bậc công việc
bình quân
2.3 2.3 2.5
- Hệ số bình quân các khoản trợ cấp
và tiền lương được tính trong đơn
giá
0.1 0.1 0.1
Mức lương tối thiểu DN được áp
dụng
483.000 667.000
III Đơngiá tiền lương 54/1000 54/1000 74/1000
IV Quỹ tiền lương làm thêm giờ 70.000.000 64.289.995 70.000.000
V Tổng quỹ tiền lương chung (II + IV) 2.295.664.000 2.454.817.195 3.339.664.000
Người lập biểu Hà Nôi ngày 28 tháng 2 năm 2004
Giám đốc
2.2.1.2. Cơ cấu các khoản trích theo lương
Cả 3 quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ đều được trích theo tỷ lệ qui định tính trên
tổng số tiền lương cơ bản và phụ cấp phải trả cho cbcnv.
* Quỹ BHXH được hình thành từ 2 nguồn:
- Người sử dụng lao động: đóng 15% tính vào chi phí kinh doanh.
- Người lao động: đóng 5% cho quỹ BHXH để trích lập làm vốn tài trợ cho

cnv có tham gia đóng BHXH khi ốm đau, tai nạn lao động, mất sức, nghỉ hưu..
* Quỹ BHYT được hình thành từ 2 nguồn:
- Người sử dụng lao động : đóng 2% tính vào chi phí kinh doanh.
- Người lao động: đóng 1% được sử dụng nhằm mục đích phục vụ chăm sóc
súc khoẻ cho cbcnv như khám chữa bệnh…
* KPCĐ 2% tính vào chi phí trên tổng số tiền lương cơ bản và phụ cấp của
người lao động. Sau đó trích nộp 1% nộp cho cơ quan công đoàn Đài TNVN và
1% cho chi tiêu công đoàn công ty.
2.2.1.3 Cơ cấu các khoản thu nhập khác
Do tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nên chỉ hoạt động
theo giờ hành chính, không làm theo biên chế, làm ca, làm đêm. Vì vậy không có
các khoản phụ cấp khác mà chỉ có phụ cấp trách nhiệm với những qui định cụ thể
sau:
- Trưởng phòng: 40% x 290.000 = 116.000
- Phó phòng: 30% x 290.000 = 87.000
- Thủ kho, quỹ: 19% x 290.000 = 55.100
2.2.2. Hạch toán tiền lương tại công ty BDC
2.2.2.1 Quy trình luân chuyển chứng từ
Với việc thu thập số liệu từ dưới lên trên theo 2 kênh: thời gian lao động hay
sản phẩm làm ra của người lao động và tiền lương, các khoản phụ cấp. Dựa vào
thời gian lao động và kết quả lao động để tính lương cho người lao động, việc hạch
toán diễn ra theo quá trình:
Với khối công ty thì trưởng phòng ban căn cứ tình hình đi làm của cbcnv để
ghi vào bảng chấm công theo mẫu có sẵn rồi nộp cho phòng tổ chức xét duyệt rồi
chuyển sng phòng kế toán để tính lương, thưởng, BHXH và lập bảng thanh toán
lương. Bảng này sau khi được kế toán trưởng và giám đốc ký duyệt sẽ thành căn cứ
để thủ quỹ thanh toán tiền lương, đồng thời kế toán tập hợp các chứng từ này để
phân bố chi phí nhân công cho các đối tượng.
Với khối xí nghiệp: công nhân tự hạch toán, tổ trưởng tổ sản xuất xác nhận
ngày công vào bảng chấm công, kết quả sản xuất vào bảng ghi năng suất cá nhân.

Thống kê của xí nghiệp tập hợp các số liệu rồi chuyển lên phòng tổ chức xét duyệt,
sau đó chuyển lên phòng kế toán. Quá trình tiếp theo thì tương tự khối công ty.

×