Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Quyền nhân thân của cá nhân trong bộ luật Dân sự Việt Nam và bộ luật Dân sự Đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.35 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>QUYỀN NHÂN THÂN CỦA CÁ NHÂN TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ </b>
<b>VIỆT NAM VÀ BỘ LUẬT DÂN SỰ ĐỨC </b>


<i><b>TS. Vương Thanh Thúy </b></i>
<i>Khoa Pháp luật Dân sự - Trường Đại học Luật Hà Nội </i>
Xã hội càng phát triển, quyền nhân thân của cá nhân càng được quan
tâm và tôn trọng. Tuy nhiên, sự điều chỉnh của hệ thống văn bản pháp luật về
quyền nhân thân của cá nhân thường không được quan tâm chu đáo như đối
với các nội dung về quyền tài sản. Căn nguyên của vấn đề này có thể xuất
phát từ tính chất khơng định tính, định lượng rõ ràng như các vấn đề về tài
sản. Bên cạnh đó, trên nền tảng kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia,
pháp luật quy định về quyền nhân thân của cá nhân cũng có những đặc trưng
riêng có. Trong phạm vi bài viết dưới đây, tác giả trình bày khái lược quy
định về quyền nhân thân, bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân trong Bộ luật
Dân sự Việt Nam và Bộ luật Dân sự Đức.


<b>1. Nhận diện về quyền nhân thân của cá nhân </b>


<i><b>1.1 Trong Bộ luật Dân sự Việt Nam </b></i>


Quyền nhân thân được quy định tại Mục 2 Chương III Phần thứ nhất
Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 đưa ra
cách nhận diện quyền nhân thân nói chung, liệt kê và quy định về các quyền
nhân thân cụ thể.


<i>Điều 25 BLDS Việt Nam quy định: “Quyền nhân thân được quy định </i>
<i>trong bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển </i>
<i>giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác”. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Áp dụng Điều 25, chúng ta chỉ có thể khẳng định: khi một quyền của cá nhân
là quyền nhân thân thì quyền đó sẽ có hai đặc điểm chính: (i) gắn liền với cá


nhân mang quyền; (ii) không thể chuyển giao cho người khác. Các đặc điểm
này cũng khơng phải là bất biến bởi nếu luật khác có liên quan quy định khác
thì các đặc điểm này có thể thay đổi.45


Từ Điều 26 đến Điều 39, BLDS năm 2015 quy định về các quyền
nhân thân cụ thể. Theo đó, các quyền nhân thân được liệt kê bao gồm:
quyền có họ, tên; quyền thay đổi họ, tên; quyền xác định, xác định lại dân
tộc; quyền được khai sinh, khai tử; quyền đối với quốc tịch; quyền đối với
hình ảnh; quyền sống, được bảo đảm an tồn về tính mạng, sức khỏe, thân
thể; quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; quyền hiến, nhận mơ,
bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác; quyền xác định lại giới tính; quyền
về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và quyền nhân thân
trong hôn nhân và gia đình.


<i><b>1.2. Trong Bợ luật Dân sự Đức </b></i>


Cách quy định về quyền nhân thân và bảo vệ quyền nhân thân của cá
nhân trong pháp luật Đức không giống như pháp luật Việt Nam. Nếu như
pháp luật Việt Nam dành riêng BLDS để quy định về quyền nhân thân thì
BLDS Đức không là văn bản ghi nhận quyền nhân thân tương ứng.


Trong pháp luật Đức, quyền nhân thân được ghi nhận và bảo hộ ở
nhiều các văn bản pháp luật với các mức độ khác nhau. Luật cơ bản
(Grundgesetz) là văn bản có tính chất như Hiến pháp và là văn bản quy định
phần lớn các nội dung về quyền nhân thân. Điều 1(1) và Điều 2(1) là hai điều
luật được viện dẫn chủ yếu đối với vấn đề về quyền nhân thân. Điều 1(1) quy
<i>định: “Nhân phẩm của con người là không thể vi phạm. Các cơ quan Nhà </i>
<i>nước có trách nhiệm tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm con người”</i>46<sub>. Điều 2(1) </sub>
<i>quy định: “Mọi cá nhân đều có quyền tự do phát triển quyền nhân thân của </i>
<i>mình mà không được ảnh hưởng tới quyền của chủ thể khác, khơng được xâm </i>



45<sub> Ví dụ trong quy định của Luật Sở hữu trí tuệ quy định về quyền cơng bố tác phẩm (quyền nhân thân) có thể </sub>


được chuyển giao.


46<sub> Article 1(1): “The dignity of human beings is inviolable. All public authorities have a duty to respect and </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i>phạm trật tự công, đạo đức xã hội”.</i>47<sub> Đây là hai điều luật mang tính nền tảng </sub>
và là cơ sở để bất kỳ cá nhân nào có thể viện dẫn trong trường hợp nhận thấy
các yếu tố về nhân phẩm cũng như sự tự do phát triển của bản thân đang bị
ngăn cản, xâm phạm bởi quyền lực công hoặc hành động tư.


Với tính chất như Hiến pháp, Luật cơ bản có giá trị cao hơn các quy
định pháp luật thông thường khác. Đặc biệt, Điều 1 của Luật cơ bản được xác
định là khơng được phép sửa đổi.


Ngồi Luật cơ bản, các quy định chuyên biệt về quyền nhân thân (như
quy định tại BLDS Việt Nam) là khơng có trong hệ thống pháp luật Đức. Các
quy định về quyền nhân thân, thay vào đó, được quy định trong những nội
dung cụ thể như quy định về các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín
(trong Luật Hình sự); quy định về bồi thường thiệt hại (trong BLDS); quy
định về các vấn đề nhân thân trong sở hữu trí tuệ (trong Luật Sở hữu trí tuệ)…
Chính vì vậy, BLDS Đức không dành riêng một mục để quy định,
nhận diện quyền nhân thân, cũng như nêu các loại quyền nhân thân. Toàn
bộ nội dung về quyền nhân thân trong BLDS Đức xoay quanh nội dung về
bồi thường thiệt hại, với điều luật trọng tâm là Điều 823(1) và Điều 823(2).
<i>Điều 823(1) quy định: “Cá nhân cố ý hoặc vô ý gây thiệt hại trái pháp luật </i>
<i>đối với tính mạng, thân thể, sức khỏe, sự tự do, tài sản hoặc các quyền </i>
<i>khác của chủ thể khác thì phải chịu trách nhiệm bồi thường cho những </i>
<i>thiệt hại đã gây ra”.</i>48<i><sub> Điều 823 (2) quy định: “Cá nhân vi phạm quy định </sub></i>


<i>của pháp luật về bảo vệ các chủ thể cũng phải gánh chịu nghĩa vụ tương </i>
<i>tự. Nếu các quyền được bảo vệ trong quy định nêu trên có thể bị vi phạm </i>
<i>ngay cả trong trường hợp không có lỗi thì chủ thể vi phạm chỉ phải chịu </i>
<i>trách nhiệm bồi thường nếu họ có lỗi”.</i>49


Thơng qua quy định về bồi thường thiệt hại, có thể thấy một số
quyền được liệt kê ở đây, bao gồm các quyền liên quan đến: tính mạng,


47<sub> Article 2(1): “Everyone shall have the right to the free development of their personality provided that they </sub>


do not interfere with the rights of others or violate the constitutional order or moral law”.


48<sub>Article 823(1): “A person who, intentionally or negligently, unlawfully injures the life, body, health, </sub>


freedom, property or another right of another person is liable to make compensation to the other party for
the damage arising from this”,


49<sub> Article 823(2): “The same duty is held by a person who commits a breach of a statute that is intended to </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

thân thể, sức khỏe, sự tự do, tài sản và các quyền khác của cá nhân. Tòa án
Đức đã giải thích các quyền trên là các quyền tuyệt đối; các quyền tuyệt
đối này khi áp dụng trên nền của Điều 1(1) và 2(1) Luật cơ bản được xác
định như các quyền nhân thân chung.50<sub> Quyền nhân thân chung chính là </sub>
các quyền được tôn trọng, phát triển và bảo vệ về nhân phẩm con người và
sự do phát triển các yếu tố cá nhân.


Ngoài quy định về quyền nhân thân chung được xác định thông qua các
quy định về bồi thường thiệt hại, các yếu tố của quyền nhân thân chung hoặc
có thể hiểu là các quyền nhân thân cụ thể được xây dựng thông qua hệ thống
án lệ. Bao gồm: quyền riêng tư, quyền đối với danh dự, quyền đối với hình


ảnh; quyền được bảo vệ chống lại sự quấy rầy; quyền được bảo vệ chống lại
việc thương mại hóa.


<b>2. Bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân </b>


<i><b>2.1 Trong Bộ luật Dân sự Việt Nam </b></i>


Mục 2 Chương III Phần thứ nhất Bộ luật Dân sự năm 2015 không
quy định về bảo vệ quyền nhân thân. Điều 25(1) quy định nói chung về
quyền nhân thân (như đã nêu trên). Điều 25(2) chỉ quy định về việc xác
lập, thực hiện quan hệ nhân thân trong một số trường hợp đặc biệt như đối
với cá nhân chưa có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, cá nhân bị tuyên bố
mất tích, tuyên bố đã chết.51


Khi khảo sát toàn bộ BLDS năm 2015, có thể thấy, khơng có bất kỳ
Điều luật nào có tiêu đề liên quan đến bảo vệ quyền nhân thân. Tuy nhiên, căn
cứ vào nội dung, có thể thấy, việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân, được
quy định tập trung tại Chương XX (Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng), Phần thứ ba BLDS năm 2015. Theo đó, Điều 584(1) quy định:


50<sub> Trong quy định của Điều 823(1) có liệt kê đến quyền về tài sản. Từ góc nhìn của pháp luật Việt Nam, đặc </sub>


biệt là pháp luật dân sự, khó có thể hình dung vì sao quyền về tài sản lại là quyền nhân thân chung. Tuy
nhiên, trong pháp luật Đức, từ gốc để chỉ quyền nhân thân là “personal right” (quyền cá nhân). Do đó, các
quyền được liệt kê tại điều luật, bao gồm cả quyền về tài sản có thể xác định là các “general personal right”
(quyền nhân thân chung).


51<sub>Điều 25(2) quy định: “Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i>“Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, </i>


<i>uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại </i>
<i>thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy </i>
<i>định khác”. Như vậy, các đối tượng của hành vi xâm phạm (yêu cầu bồi </i>
thường thiệt hại) bao gồm nhiều quyền nhân thân đã được liệt kê trong Mục 2
Phần thứ nhất của bộ luật như: quyền đối với tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm, uy tín.


Cách quy định về “quyền, lợi ích hợp pháp khác” trong Điều luật có thể
dẫn tới hai cách hiểu khi áp dụng bảo vệ quyền nhân thân. Thứ nhất, với quy
định này, tất cả các quyền nhân thân của cá nhân khi bị xâm phạm, thỏa mãn
các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đều
có thể gánh chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Bởi vì các quyền nhân thân
của cá nhân đều là các quyền hợp pháp của cá nhân. Thứ hai, việc liệt kê các
yếu tố, quyền nhân thân cụ thể (tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy
tín) có thể hiểu là chỉ những quyền nhân thân được liệt kê mới được áp dụng
trách nhiệm bồi thường khi bị vi phạm; cịn “quyền, lợi ích khác” không bao
gồm các quyền nhân thân của cá nhân (mà không được liệt kê cụ thể trong
điều luật). Tuy nhiên, nếu áp dụng cách hiểu thứ hai sẽ dẫn đến bất cập là
những quyền nhân thân chưa được liệt kê cụ thể tại Điều 584 (1) sẽ khơng có
cơ sở để bảo vệ tại bất kỳ nội dung nào khác trong BLDS. Chính vì vậy,
chúng tơi cho rằng, cần hiểu theo cách thứ nhất, khi áp dụng quy định của
pháp luật để bảo vệ quyền nhân thân.


Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được áp dụng để bảo
vệ quyền nhân thân (cũng như các giá trị khác) khi đáp ứng các điều kiện: (i)
có thiệt hại thực tế xảy ra; (ii) có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật; (iii) có
mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại trái pháp luật và thiệt hại
thực tế xảy ra.52


Việc bồi thường thiệt hại được áp dụng theo nguyên tắc bồi thường



52<sub> Điều 584(1) BLDS năm 2015 đã bỏ quy định về yếu tố lỗi khi xác định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

toàn bộ và kịp thời53<sub>; trường hợp thỏa mãn các điều kiện thì mức bồi thường </sub>
có thể được giảm hoặc thay đổi54<sub>; trách nhiệm bồi thường có thể khơng được </sub>
áp dụng khi chủ thể bị thiệt hại có lỗi hoặc khơng áp dụng các biện pháp ngăn
chặn hợp lý55<sub>. </sub>


Khi xác định thiệt hại trong các trường hợp xâm phạm các quyền
nhân thân, quy định của BLDS năm 2015 nêu ra hai loại là: (i) các chi phí
hợp lý và thực tế để cứu chữa, khắc phục và xử lý khi các quyền bị xâm
phạm (như chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, mai táng, khắc phục thiệt
hại); và (ii) khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần theo thỏa thuận hoặc tối
đa là 50 lần mức lương cơ sở (khi sức khỏe bị xâm phạm), 100 lần mức
lương cơ sở (khi tính mạng bị xâm phạm), 10 lần mức lương cơ sở (khi
danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm).56


Các cá nhân bị xâm phạm quyền nhân thân có thời hiệu khởi kiện Tòa
án yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày họ biết hoặc phải biết
quyền, lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm.


<i><b>2.2 Trong Bộ luật Dân sự Đức </b></i>


Việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân trong quan hệ dân sự, được
quy định trong Bộ luật Dân sự Đức và căn cứ trên các án lệ cụ thể tại các Tịa
án. Theo đó, việc xâm phạm các quyền nhân thân chung (và các quyền tuyệt
đối khác được quy định tại Điều 1(1) và Điều 2(1) Luật cơ bản) chỉ được bồi
thường nếu xác định hành vi xâm phạm là hành vi bất hợp pháp. Việc xác
định tính bất hợp pháp của hành vi xâm phạm phải được xem xét trên tổng thể
các yếu tố sau: (i) suy đốn tính bất hợp pháp căn cứ trên sự gây thiệt hại của


hành vi; (ii) xem xét trong mối quan hệ tương quan với bảo vệ các quyền
khác; (iii) xem xét ý chí của chính cá nhân bị vi phạm.


53<sub> Khoản 1 Điều 581 quy định: “Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể </sub>


thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công
việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.


54<sub> Khoản 2, Khoản 3 Điều 581 quy định: “2.Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm </sub>


mức bồi thường nếu khơng có lỗi hoặc có lỗi vơ ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của
mình. 3. Khi mức bồi thường khơng cịn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có
quyền u cầu Tịa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường”.


55<sub> Khoản 4, Khoản 5 Điều 581 quy định: “4.Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì khơng được </sub>


bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra. 5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm khơng được bồi
thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt
hại cho chính mình.”


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Về nguyên tắc, bất kỳ khi nào các quyền nhân thân chung (và các
quyền tuyệt đối khác) bị vi phạm, hành vi xâm phạm đó được suy đoán là bất
hợp pháp và phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý tương ứng. Căn cứ loại trừ
trách nhiệm và loại bỏ sự suy đoán này chỉ được chấp nhận trong ba trường
hợp là: trường hợp phịng vệ chính đáng57<sub>; trường hợp khẩn cấp</sub>58<sub> và trường </sub>
hợp tự cứu giúp chính bản thân cá nhân có hành vi59<sub>. </sub>


Các hành vi xâm phạm quyền nhân thân chung cần phải đặt lên bàn cân
xem xét trên tương quan đối trọng với các quyền khác cũng được bảo vệ theo
quy định của pháp luật. Trong đó, có rất nhiều quyền cũng được ghi nhận cùng


trong Luật cơ bản, mang tính chất của Hiến pháp. Ví dụ như: khi xem xét về
quyền tuyệt đối của cá nhân được quy định tại Điều 2(1), cụ thể là quyền tự do
của cá nhân, bao gồm cả các quyền tự do ngôn luận, tự do nghệ thuật, quyền
được phát biểu chính kiến… Như vậy, khi xác định hành vi xâm phạm quyền
nhân thân chung như: xâm phạm quyền riêng tư, xâm phạm danh dự, uy tín
thơng qua phát ngơn hoặc thơng qua các hình thức biểu diễn của một chủ thể
thì việc xác định tính bất hợp pháp cũng như xem xét xác định áp dụng trách
nhiệm bồi thường thiệt hại cần thiết cân nhắc về tính ưu tiên của quyền nào, từ
đó, xác định tính bất hợp pháp cũng như trách nhiệm pháp lý của chủ thể có
hành vi. Sự cân đối và xác định tính ưu tiên này không được quy định chi tiết
trong BLDS Đức mà được xem xét qua các án lệ cụ thể tại Tòa án.


Trên thực tế, khi phát sinh hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân của
cá nhân, pháp luật Đức cũng xem xét về ý chí của chủ thể bị vi phạm trong
trường hợp này. Có thể hiểu như để xác định hành vi xâm phạm rõ ràng trên
thực tế có phải là bất hợp pháp hay hợp pháp, còn phải hiểu rõ rằng cá nhân
có quyền bị xâm phạm đó có đồng ý, chấp thuận cho chủ thể có hành vi thực
hiện hành vi hay khơng. Có thể lấy ví dụ như trường hợp thân thể của cá nhân
bị xâm phạm bởi hành vi của người khác nhưng hành vi này không được xác
định là bất hợp pháp do đó là cơng việc liên quan đến khám, chữa bệnh và
người có thân thể là bệnh nhân tự nguyện, đồng thuận để bác sỹ hoặc người
khác thực hiện hành vi này trên thân thể mình.


57<sub> Theo Điều 227 BLDS Đức. </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Khi đã xác định rõ ràng hành vi gây thiệt hại trên thực tế là bất hợp
pháp thì trách nhiệm mà chủ thể gây thiệt hại phải gánh chịu bao gồm: (i) yêu
cầu chấm dứt và không tiếp tục thực hiện hành vi gây thiệt hại; (ii) bồi thường
thiệt hại thực tế. Các chủ thể gây thiệt hại có quyền tranh luận hoặc gửi yêu
cầu phản tố đối với các trách nhiệm áp dụng đối với họ.



Cơ sở pháp lý đối với yêu cầu chấm dứt và không tiếp tục thực hiện
hành vi gây thiệt hại được thể hiện qua Điều 1004 BLDS Đức60<sub>. Theo đó, </sub>
người bị thiệt hại có quyền yêu cầu biện pháp cấm thực hiện hành vi (đang
diễn ra và trong tương lai) và chấm dứt sự vi phạm. Ví dụ như: nếu hình ảnh,
thông tin của cá nhân được đăng tải trên phương tiện báo chí hoặc phương
tiện khác chưa được sự đồng ý của người đó hoặc có những sai lệch so với sự
thực, cá nhân có quyền yêu cầu chủ thể đăng tải chấm dứt đăng tải, sửa đổi
thông tin, công khai xin lỗi.


Theo Điều 823 BLDS Đức, khi các hành vi xâm phạm quyền nhân thân
chung là bất hợp pháp, phải chịu trách nhiệm pháp lý thì chủ thể có hành vi
phải bồi thường những thiệt hại có thể tính bằng tiền và cả những thiệt hại
khơng tính tốn được thành tiền. Những thiệt hại khơng tính tốn được thành
tiền được áp dụng đối với trường hợp đối tượng bị xâm phạm là thân thể, sức
khỏe và tự do tình dục của cá nhân.61<sub> Tuy nhiên, bên cạnh quy định của pháp </sub>
luật, trong trường hợp quyền nhân thân chung bị vi phạm, Tịa án có thể u
cầu chủ thể có hành vi vi phạm bồi thường những thiệt hại khơng tính toán
được thành tiền cả trong những trường hợp mà đối tượng bị xâm phạm không
phải là ba trường hợp nêu trên.


<b>3. Kết luận </b>


Có thể thấy, sự nhận diện về quyền nhân thân của cá nhân trong BLDS
Việt Nam và BLDS Đức có nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên, cách quy định
về các quyền này trong hệ thống các văn bản pháp luật là khác nhau.


Tại Việt Nam, vấn đề liên quan đến dân sự được quy định và xác định
trong BLDS như một văn bản luật gốc, luật chung điều chỉnh các quan hệ dân



60<sub> Điều 1004 BLDS Đức quy định: “1.If the ownership is interfered with by means other than removal or </sub>


retention of possession, the owner may require the disturber to remove the interference. If further
interferences are to be feared, the owner may seek a prohibitory injunction. 2. The claim is excluded if the
owner is obliged to tolerate the interference”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

sự trong xã hội, do đó, quy định về quyền nhân thân được liệt kê trong BLDS.
Trong pháp luật Đức, quyền nhân thân có cơ sở pháp lý cùng với các
quyền tuyệt đối được bảo vệ trong Luật cơ bản, có giá trị như Hiến pháp. Các
yếu tố cụ thể (các quyền cụ thể) được xác định thông qua các phán quyết của
Tòa án dưới dạng án lệ. Do đó, việc nhận diện các quyền khơng bị bó hẹp
trong một danh sách có sẵn mà được xác định tùy vào từng vụ việc cụ thể.
Đây cũng là một nội dung mà pháp luật Việt Nam nên học tập, thông qua việc
lựa chọn và sử dụng các án lệ để việc bảo vệ quyền nhân thân được mở rộng,
là cơ sở để bảo vệ quyền con người, các quyền và lợi ích hợp pháp của cá
nhân được pháp luật bảo hộ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Thank you for evaluating AnyBizSoft PDF Splitter.



A watermark is added at the end of each output PDF file.


To remove the watermark, you need to purchase the software from


</div>

<!--links-->
Đầu tư phát triển nhà ở cho công nhân trong các khu công nghiệp Việt Nam thực trạng và giải pháp
  • 67
  • 479
  • 1
  • ×