Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Giá trị nhân văn của chữ Hiếu trong truyền thống văn hóa Việt Nam’’

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.58 KB, 14 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam vốn là một dân tộc anh hùng, giàu lòng yêu nước thương nòi, kính
trọng đạo nghĩa, là một dân tộc thấm nhuần giáo lý Khổng Mạnh và tư tưởng các
tôn giáo khác từ thời kỳ lập quốc cho tới ngày nay. Nền văn minh nông nghiệp và
hệ tư tưởng, triết lý đến từ phương Bắc là Trung quốc đã thấm đượm, nhào nặn dân
tộc Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước mà trong đó gia đình
là một cơ cấu căn bản rất cần thiết cho sự sống còn của dân tộc qua trường kỳ lịch
sử. Các mối liên hệ tương quan giữa các thành viên trong gia đình Việt Nam đã
được biểu thị qua hệ thống tam cương, ngũ luân, ngũ thường mà sách vở kinh điển
của Nho gia như Luận ngữ, Mạnh tử, Ðại học, Trung dung hay các kinh Thi, Thư,
Lễ, Nhạc, Xuân thu. Mặc dù là những sách thánh của Trung quốc tự ngàn xưa
nhưng những đạo lý này vẫn thường hay nhắc đến, trong đó chữ Hiếu có ảnh hưởng
rất đậm nét trong phong cách hành xử của người Việt Nam. Tinh thần hiếu đó đã
hun đúc nên tâm tính hiền hòa, nhẫn nhục của người Việt Nam - chính là yếu tố cốt
cán giúp cho xã hội bền vững và gia đình phát triển qua nhiều thế hệ. Bởi thế, em
chọn đề tài : ‘‘ Giá trị nhân văn của chữ Hiếu trong truyền thống văn hóa Việt
Nam’’ . Bài viết là sự cố gắng rất nhiều của bản thân. Tuy nhiên k thể tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong thầy sửa chữa để bài viết của em hoàn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn Thầy ạ !
I. ĐỊNH NGHĨA NHÂN VĂN VÀ GIÁ TRỊ NHÂN VĂN CỦA CÁC ĐẠO GIÁO
1
1. Định nghĩa nhân văn
Nhân văn : Nhân là con người; Văn : 文 văn vẻ; văn từ; cái dấu vết do đạo
đức lễ nhạc giáo hóa mà có vẻ đẹp đẽ rõ rệt gọi là "văn", như văn minh, văn hóa . . .
(Hanosoft Dictionary )
Tính nhân văn: phẩm chất tốt đẹp, đạo đức, sáng tạo của con người. Tính
nhân văn được thể hiện trong những lãnh vực như lịch sử, văn hóa, triết học, tâm lý
học. . .
Chủ thuyết nhân văn: bao gồm tất cả những cố gắng, tư tưởng và trào lưu lấy
con người tiến lên tự do làm trung tâm, _xuất phát từ sự tôn trọng giá trị con người,
tin vào sức sáng tạo vô biên của con người, yêu con người và cuộc sống trần gian.


Chủ trương phát triển mọi khả năng con người và xã hội.[1]
2. Giá trị nhân văn của các đạo giáo
Nếu quy chiếu những định nghĩa vừa kể vào thánh ngôn của Đức Thái
Thượng Đạo Tổ trên đây, chúng ta sẽ nhận thức rõ ràng rằng các đạo không đòi hỏi
người giữ đạo những gì khác hơn là những tiêu chuẩn của nhân văn như:
- Tự biết mình,
- Bảo trì nhân bản của nhân lọai và phục vụ cho hạnh phúc chung cho nhân Loại.
Như thế, có thể nói một câu rốt ráo rằng các mối đạo chân chính đều nhắm mục
đích thiết thân của con người là quay về với chính mình, với chính phẩm chất nhân
tính của xã hội loài người.
a. Đạo lão
Đạo Đức Kinh là một học thuyết triết học mà các học giả kim cổ Đông Tây
đều rất bái phục về vũ trụ luận và đạo đức luận. Đặc điểm của học thuyết là không
đề cập các giáo điều hay tín ngưỡng, mà chủ yếu dạy cho con người lối sống tự chủ
2
phù hợp với qui luật vũ trụ. Tính tích cực của Đạo Đức Kinh là ứng dụng các
nguyên lý vận hành của Đạo (vũ trụ) để phát huy thành Đức, tức là thực hành các
nguyên tắc trị thân (cá nhân con người) và trị thế (xã hội nhân lọai).
b. Đạo phật
Đạo Phật thường nhắc đến tuyên ngôn bất hủ của Đức Thế Tôn Thích Ca:
"Thiên thượng địa hạ duy ngã độc tôn". Nếu hiểu đó là câu nói tự tôn của Ngài thì
thật là sai lầm. Cái "ngã" ở đây chính là "con người lớn" mà Đức Lão Tử đã đề cập.
Đó là con người đang mang cái Đạo nội tại, là bất cứ ai làm người đều là một chủ
thể đáng được đề cao, suy tôn; là đối tượng cần phải chú trọng phát huy bản thể tức
là khả năng tự tiến hóa và tác động vào cuộc tiến hóa của mọi người. Nói cách
khác, "cái ngã độc tôn" là đầu mối duy nhất để phăng ra chân lý tự do tự chủ của
con người trong trời đất. Chỉ với một câu nói đó cũng đủ xác định giá trị nhân văn
của Phật đạo.
c. Đạo Khổng
Tính nhân văn rõ nét hơn cả đạo Lão và đạo Phật, đạo Khổng khiến chúng ta có

cảm nhận rất gần gũi với con người trong đời sống thực tiễn. Rốt ráo nhất là lý luận
về đức Nhân trong sách Luận Ngữ.
Luận Ngữ IV:02: " Nhân giả an nhân, trí giả lợi nhân" ( Người có đức nhân vui
lòng làm điều nhân, người thông minh sáng suốt biết rằng đức nhân có lợi cho
mình và cho người nên làm điều nhân)
Luận Ngữ X:08 "Chí sĩ nhân nhân, vô cầu sinh dĩ hại nhân, hữu sát thân dĩ thành
nhân." (Người sĩ có chí và người có đức nhân không cầu sống mà làm hại điều
nhân, mà có khi hi sinh tính mạng để làm điều nhân)
II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VN
1. Những đặc điểm chủ yếu của lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam
3
- Quá trình phát triển của lịch sử tư tưởng triết học VN là quá trình phát triển
song trùng hợp nhất giữa 2 xu hướng là xu hướng tự thân và xu hướng tiếp biến của
các tư tưởng triết học được du nhập từ bên ngoài.
- Trong cấu trúc ý thức hệ VN, chủ nghĩa yêu nước với nội dung cơ bản là tư
tưởng cố kết cộng đồng và độc lập chủ quyền quốc gia đã thường được xác định ở
vào vị trí trung tâm của lịch sử tư tưởng và văn hóa.
- Các tư tưởng triết học ở tầm hệ thống các quan điểm thường được trình bày
dưới hình thức trước tác của các triết gia và theo phương thức lý luận.
- Các tư tưởng triết học Việt Nam :
* Tư tưởng triết học chính trị, đạo đức và nhân văn trong lịch sử tư tưởng triết
học VN.
+ Tư tưởng yêu nước trong lịch sử tư tưởng triết học VN
+ Quan niệm về đạo làm người trong lịch sử tư tưởng triết học VN.
* Tư tưởng triết học phật giáo trong lịch sử tư tưởng triết học VN
* Tư tưởng triết học nho giáo trong lịch sử tư tưởng triết học VN
* Sự đối lập giữa thế giới quan duy vật và duy tâm, triết học và tôn giáo trong
lịch sử tư tưởng triết học VN.
2. Một số ý niệm về chữ Hiếu trong các tôn giáo ở Việt Nam
Việt Nam là đất nước có sự hòa trộn, gặp gỡ và hội tụ của nhiều tôn giáo như

Nho, Phật, Lão (tam giáo đồng quy) và về sau với sự góp mặt của Thiên Chúa Giáo
cùng với một số tôn giáo có tính cách địa phương như Cao đài, Hòa hảo nên có thể
nói được rằng ảnh hưởng của các tôn giáo đã đặt những dấu ấn rõ rệt trong nền văn
hóa của dân tộc mà điển hình là một số ý niệm của các tôn giáo về vấn đề chữ hiếu
nói chung. Có thể nói hầu hết mọi tôn giáo và triết thuyết Á đông đều khuyến khích
con cái sống hiếu thảo đối với cha mẹ, các bậc trưởng thượng và tinh thần hiếu đễ
có khi được coi là một tập tục sâu sắc, một tín ngưỡng (hiếu đạo).
a. Phật giáo và chữ hiếu:
4
Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn tại Việt Nam mà ảnh hưởng đã
thấy rõ trong các lãnh vực chính trị, văn hóa, tư tưởng, xã hội trong suốt quá trình
lịch sử của đất nước. Có nhiều ý kiến khác nhau nói về thời điểm Phật giáo du nhập
vào Việt Nam.
Theo giáo sư Nguyễn Ðăng Thục: Bước đầu lịch sử Phật học ở An nam chỉ
bắt đầu từ thế kỷ III sau Công nguyên nhất là nếu chúng ta không kể sách Mâu Tử
như là một tác phẩm chân thật của thời kỳ 190-200.
Trong Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, Thiền Sư Nhất Hạnh cho rằng đạo Phật
đầu tiên do các thương gia Ấn Ðộ đem đến. Những người này không phải là những
nhà truyền giáo, họ chỉ sống đời sống tín ngưỡng của họ trong lúc lưu lại Giao
Châu, và chính vì vậy mà người Giao Châu biết đến đạo Phật. Qua những ghi nhận
tổng quát này, Thích Nhất Hạnh, tiếc thay, không cho biết rõ ràng hơn về thời điểm
có mặt của Phật Giáo trên đất nước ta.
Nhưng, có lẽ công trình nghiên cứu thấu đáo về Phật Giáo hơn cả phải kể
đến bộ sách Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam của Lê Mạnh Thát trong đó tác giả này
cho biết Phật Giáo có thể đã xuất hiện khoảng thế kỷ thứ II-III trước dương lịch.
Luận cứ của Lê Mạnh Thát cũng không có gì vững chắc nếu tác giả này nhớ
rằng nền văn minh của Ấn Ðộ hay nền văn minh Angkor của Campuchia là nền văn
minh của đá nghĩa là tất cả các hình thái nghệ thuật của họ đều thể hiện bằng chất
liệu đá thì cần gì phải đợi đến mấy trăm năm về sau nghệ nhân xứ đó mới sử dụng
đá để làm tấm bia Võ Cảnh? Họ có thể sử dụng đá ngay khi mới đến định cư tại

vùng đất phía nam cổ Việt khoảng thiên niên kỷ thứ hai trước Tây Lịch nếu kiến
giải của Stephen Oppenheimer trong Eden in the East là đúng.
Trải qua quá trình lịch sử, Phật Giáo đã có những giai đoạn thăng trầm
nhưng tinh thần từ bi hỉ xã của Phật Giáo vẫn là những nét trỗi bật trong nỗ lực hòa
đồng với các tôn giáo khác và nhất là thể hiện truyền thống đạo hiếu trong các lễ
nghi và bản sắc văn hóa của mình. Mùa Vu lan của Phật giáo là mùa báo hiếu và
trong thời kỳ quân chủ trước đây có khi công cuộc tổ chức các lễ lạc được tiến hành
từ trong chốn triều đình ra ngoài dân gian. Mùa hạ năm 1434 vua Lê Thái Tông sai
các quan rước Phật từ chùa Pháp Vân về kinh đô để làm lễ cầu mưa. Lại cho phóng
5

×