Tải bản đầy đủ (.pdf) (190 trang)

Ảnh hưởng của nhận thức trách nhiệm xã hội đến sự tin tưởng và gắn kết với tổ chức của nhân viên thị trường tại công ty yến sào khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.28 MB, 190 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG


PHẠM THÙY LINH

ẢNH HƯỞNG CỦA NHẬN THỨC TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
ĐẾN SỰ TIN TƯỞNG VÀ GẮN KẾT VỚI TỔ CHỨC
CỦA NHÂN VIÊN THỊ TRƯỜNG TẠI CƠNG TY YẾN SÀO
KHÁNH HỊA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG


PHẠM THÙY LINH

ẢNH HƯỞNG CỦA NHẬN THỨC TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
ĐẾN SỰ TIN TƯỞNG VÀ GẮN KẾT VỚI TỔ CHỨC
CỦA NHÂN VIÊN THỊ TRƯỜNG TẠI CƠNG TY YẾN SÀO
KHÁNH HỊA
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành

Quản trị kinh doanh


Mã số

60 34 01 02

Quyết định giao đề tài

Số 56/QĐ-ĐHNT ngày 20/01/2017

Quyết định thành lập hội đồng
05/09/2017

Ngày bảo vệ
Người hướng dẫn khoa học
TS. LÊ CHÍ CƠNG
Chủ tịch hội đồng
TS. HỒ HUY TỰU
Khoa sau đại học

KHÁNH HÒA – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Ảnh hưởng của nhận thức trách nhiệm xã
hội đến sự tin tưởng và gắn kết với tổ chức của nhân viên thị trường tại Cơng ty
Yến sào Khánh Hịa” là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu trong nghiên
cứu này được thu thập và sử dụng một cách trung thực. Kết quả nghiên cứu được trình
bày trong luận văn chưa được trình bày hay cơng bố ở bất cứ cơng trình nghiên cứu
nào khác trước đây. Các nguồn dữ liệu khác được sử dụng trong luận văn đều có ghi
nguồn trích dẫn và xuất xứ.
Nha Trang, ngày 01 tháng 07 năm 2017

Tác giả

Phạm Thùy Linh

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu
sắc đến Thầy TS. Lê Chí Cơng – Trưởng bộ mơn Quản trị du lịch trường Đại học Nha
Trang, đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm, giúp đỡ và hướng
dẫn nhiệt tình trong suốt thời gian nghiên cứu từ việc xây dựng đề cương, tìm kiếm tài
liệu nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cám ơn quý Thầy Cô của Khoa kinh tế trường Đại học Nha
Trang đã chỉ dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý giá làm nền tảng để tơi có
thể thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban lãnh đạo công ty, Ban Giám
đốc Trung tâm Dịch Vụ Khách Hàng, các anh chị đồng nghiệp cùng cơ quan, các anh
chị nhân viên cửa hàng và nhân viên thị trường làm việc tại Cơng ty Yến sào Khánh
Hịa đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi nghiên cứu, thu thập
và phân tích dữ liệu hồn thành luận văn này.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cám ơn sâu sắc nhất đến gia đình đã động viên, giúp đỡ
và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập và viết luận văn này.
Nha Trang, ngày 01 tháng 07 năm 2017
Tác giả

Phạm Thùy Linh

ii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ............................................................................. viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................................ ix
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..............................1
1.1.Sự cần thiết của đề tài ................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................3
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ..........................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...............................................................................................3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................................3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................3
1.5. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................4
1.5.1. Phương pháp định tính ....................................................................................4
1.5.2. Phương pháp định lượng .................................................................................4
1.6. Ý nghĩa thực tiễn cuả đề tài ......................................................................................5
1.7. Kết cấu đề tài ............................................................................................................5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................6
2.1 Trách nhiệm xã hội cuả doanh nghiệp .......................................................................6
2.1.1 Vài nét về đạo đức kinh doanh ............................................................................6
2.1.2 Khái niệm trách nhiệm xã hội .............................................................................8
2.1.3 Phạm vi ảnh hưởng của CSR .......................................................................................... 11
2.1.4 Nội dung của CSR .............................................................................................12
2.1.5 Đối tượng của CSR ...........................................................................................14
2.1.6 Lợi ích của việc thực thi CSR ...........................................................................15
2.2 Các yếu tố cấu thành CSR .......................................................................................18

2.2.1 Chính sách về bảo vệ mơi trường tự nhiên .......................................................19
2.2.2 Chính sách cho người lao động tại nơi làm việc (đào tạo nâng cao tay nghề,
chính sách phúc lợi) ...................................................................................................21
iii


2.2.3. Chính sách đối với cộng đồng (tham gia vào sinh hoạt cộng đồng tại địa
phương, liên hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương)..........................................23
2.2.4. Chính sách về thị trường (chương trình khuyến mãi, hậu mãi nhằm chăm
sóc người tiêu dùng) ...............................................................................................23
2.3 Mối quan hệ giữa thực thi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, sự tin tưởng và
cam kết gắn bó với tổ chức ............................................................................................26
2.3.1 Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan đến mối liên hệ giữa CSR, sự tin
tưởng và cam kết gắn bó tổ chức ............................................................................26
2.3.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới ...................................................................26
2.3.1.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam ..................................................................28
2.3.2 Đề xuất mơ hình nghiên cứu mối quan hệ giữa CSR, sự tin tưởng và cam kết
gắn bó tổ chức .........................................................................................................33
2.3.2.1. Phát triển mơ hình nghiên cứu ...............................................................33
2.3.2.2. Phát triển các giả thuyết nghiên cứu ......................................................34
Tóm tắt chương 2...........................................................................................................39
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................40
3.1. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................40
3.1.1 Quy trình nghiên cứu .....................................................................................40
3.1.2 Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................41
3.2. Xây dựng thang đo .................................................................................................42
Tóm tắt chương 3...........................................................................................................57
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ
HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ TIN TƯỞNG VÀ GẮN KẾT
VỚI TỔ CHỨC CỦA NHÂN VIÊN THỊ TRƯỜNG TẠI CƠNG TY YẾN SÀO

KHÁNH HỊA ...............................................................................................................58
4.1 Tổng quan về Công ty TNHH nhà nước MTV Yến Sào Khánh Hịa .....................58
4.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển .................................................................58
4.1.2 Các ngành nghề kinh doanh của Công ty ......................................................60
4.1.3 Những thành tựu Công ty đạt được ...............................................................63
4.2. Việc thực hiện trách nhiệm xã hội của Công ty Yến Sào Khánh Hịa ...................65
4.2.1 Đối với việc bảo vệ mơi trường tự nhiên .......................................................65

iv


4.2.2 Đối với việc bảo tồn, gìn giữ và duy trì mơi trường sinh thái ổn định cho lồi
chim yến .................................................................................................................65
4.2.3 Các hoạt động đóng góp cho xã hội của Công ty ..........................................66
4.3 Mô tả mẫu nghiên cứu .............................................................................................67
4.4 Đánh giá thang đo ....................................................................................................71
4.4.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha (kết quả xem
phụ lục 05) ..............................................................................................................71
4.4.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho các thang đo (xem phụ lục 06)..........74
4.5. Phân tích hồi quy tuyến tính ...................................................................................77
4.5.1. Phân tích tương quan ....................................................................................77
4.5.2. Kiểm định mơ hình bằng phân tích hồi quy .................................................79
Tóm tắt chương 4...........................................................................................................99
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH NHẰM NÂNG CAO SỰ
TIN TƯỞNG VÀ GẮN KẾT VỚI TỔ CHỨC CỦA NHÂN VIÊN THỊ TRƯỜNG
TẠI CÔNG TY YẾN SÀO KHÁNH HỊA ............................................................... 100
5.1. Kết quả đóng góp của nghiên cứu ....................................................................... 100
5.2. Những kiến nghị chính sách nhằm củng cố sự tin tưởng và gắn kết với tổ chức của
nhân viên thị trường tại Công ty Yến Sào Khánh Hịa ............................................... 106
5.2.1. Nhóm chính sách nâng cao sự tin tưởng, gắn kết tình cảm và gắn kết duy trì

của nhân viên đối với cơng ty khi cơng ty thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội. 106
5.2.2. Nhóm chính sách nâng cao sự gắn kết duy trì của nhân viên thơng qua sự tin
tưởng và gắn kết tình cảm. ...................................................................................... 108
5.3. Các hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................... 113
Tóm tắt chương 5........................................................................................................ 113
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO….......................................................................................116
PHỤ LỤC

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
APEC:

Asia-Pacific Economic Cooperation - Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu ÁThái Bình Dương

ASEAN:

Association of Southeast Asian Nations - Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á

CFP:

Corporate financial performance - Hoạt động tài chính của doanh nghiệp

CRP:

Corporate responsibility performance - Thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp


CSR:

Corporate Social Responsibility - Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

EFA:

Exploratory Factor Analysis – Phân tích nhân tố khám phá

ISO:

International Organisation for Standardization - Tiêu chuẩn về hệ thống
quản lý chất lượng

ISO14001: ISO 14001 Environmental Management System- là một bộ các tiêu
chuẩn quốc tế về quản lý môi trường
ISO26000: ISO2600 Social Responsibility Standard - Hệ thống tiêu chuẩn hướng
dẫn về trách nhiệm xã hội
MTV:

Một thành viên

NN:

Nhà nước

SA:

Social and Accountability - Tiêu chuẩn về hệ thống quản lý liên quan đến
trách nhiệm xã hội


SA8000:

Social Accountability 8000 - Hệ thống tiêu chuẩn quản lý trách nhiệm xã hội

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

UBND:

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các khái niệm có liên quan đến CSR............................................................10
Bảng 1.2. So sánh ô nhiễm môi trường và suy thối mơi trường ..................................20
Bảng 1.3. Các yếu tố cấu thành trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp .........................25
Bảng 3.1. Tổng hợp thành phần thang đo CSR và các biến quan sát (thang đo sơ bộ) .....42
Bảng 3.2. Kết quả Cronbach’s Alpha các thang đo sơ bộ .............................................50
Bảng 3.3. Kết quả phân tích EFA cho từng khái niệm ..................................................51
Bảng 4.1: Kinh phí hoạt động xã hội của Cơng ty ........................................................66
Bảng 4.2. Thống kê giới tính trong mẫu nghiên cứu.....................................................67
Bảng 4.3. Thống kê độ tuổi trong mẫu nghiên cứu .......................................................68
Bảng 4.4. Thống kê trình độ học vấn trong mẫu nghiên cứu ........................................68
Bảng 4.5. Thống kê thời gian làm việc trong mẫu nghiên cứu .....................................68
Bảng 4.6. Thống kê chức vụ trong mẫu nghiên cứu .....................................................69
Bảng 4.7. Thống kê tình trạng hơn nhân trong mẫu nghiên cứu ...................................69
Bảng 4.8. Thống kê thu nhập bình quân tháng trong mẫu nghiên cứu .........................69

Bảng 4.9. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha ............................................................71
Bảng 4.10 Kết quả phân tích EFA cho từng thang đo ...................................................75
Bảng 4.11. Kết quả phân tích tương quan .....................................................................78
Bảng 4.12. Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp Enter của mơ hình.........................80
Bảng 4.13. Phân tích phương sai ANOVA trong phân tích hồi quy .............................81
Bảng 4.14. Phân tích hệ số hồi quy ...............................................................................81
Bảng 4.15. Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp Enter của mô hình.........................83
Bảng 4.16. Phân tích phương sai ANOVA trong phân tích hồi quy .............................84
Bảng 4.17. Phân tích hệ số hồi quy ...............................................................................85
Bảng 4.18. Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp Enter của mơ hình.........................87
Bảng 4.19. Phân tích phương sai ANOVA trong phân tích hồi quy .............................88
Bảng 4.20. Phân tích hệ số hồi quy ...............................................................................89
Bảng 4.21. Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp Enter của mơ hình.........................91
Bảng 4.22. Phân tích phương sai ANOVA trong phân tích hồi quy .............................92
Bảng 4.23. Phân tích hệ số hồi quy ...............................................................................93
Bảng 5.1. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu ............................................................... 102
Bảng 5.2. Tổng hợp những điểm tương đồng và khác biệt so với những nghiên cứu
trước đây ..................................................................................................................... 103

vii


DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Dự kiến mơ hình nghiên cứu đề xuất ............................................................33
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu .....................................................................................40
Hình 4.1. Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa ..........................................................79
Hình 4.2. Biểu đồ phần dư chuẩn hóa ...........................................................................80
Hình 4.3. Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa ..........................................................82
Hình 4.4. Biểu đồ phần dư chuẩn hóa ...........................................................................83
Hình 4.5. Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa ..........................................................86

Hình 4.6. Biểu đồ phần dư chuẩn hóa ...........................................................................87
Hình 4.7. Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa ..........................................................90
Hình 4.8. Biểu đồ phần dư chuẩn hóa ...........................................................................91

Biểu đồ 1: Mơ hình “kim tự tháp” CSR của Carroll (1999) ..........................................18

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Đề tài: “Ảnh hưởng của nhận thức trách nhiệm xã hội đến sự tin tưởng và
gắn kết với tổ chức của nhân viên thị trường tại Công ty Yến sào Khánh Hịa” được
thực hiện với mục đích đánh giá thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của công ty
trong thời gian qua, xác định và đo lường các yêu tố ảnh hưởng đến sự tin tưởng và
gắn kết của nhân viên thị trường đối với Công ty Yến Sào Khánh Hịa. Trên cơ sở đó,
tác giả đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao sự tin tưởng và gắn kết với tổ
chức của nhân viên thị trường tại Công ty Yến sào Khánh Hòa.
Trên cơ sở các lý thuyết về trách nhiệm xã hội, các nghiên cứu trên thế giới và
nghiên cứu trong nước về các vấn đề có liên quan đến nhận thức về trách nhiệm xã hội
dưới góc độ tiếp cận khách hàng bên trong và bên ngoài tổ chức.Tác giả đã xây dựng
mơ hình và giả thuyết nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự tin tưởng và gắn kết
của nhân viên thị trường đối với Công ty Yến Sào Khánh Hịa. Mơ hình lý thuyết cho
thấy có 18 yếu tố tác động đến sự tin tưởng và gắn kết của nhân viên thị trường đối với
Công ty Yến Sào Khánh Hịa và được chia thành 04 nhóm. Nhóm 1 gồm mơ hình ảnh
hưởng của các thành phần CSR đến sự tin tưởng của nhân viên đối với công ty; Nhóm
2 gồm mơ hình ảnh hưởng của các thành phần CSR đến sự gắn kết tình cảm của nhân
viên đối với cơng ty; Nhóm 3 gồm mơ hình ảnh hưởng của các thành phần CSR đến sự
gắn kết duy trì của nhân viên đối với cơng ty; Nhóm 4 gồm mơ hình ảnh hưởng của sự
tin tưởng đến gắn kết tình cảm và gắn kết duy trì của nhân viên đối với công ty.
Dữ liệu thu thập từ việc phát bảng câu hỏi khảo sát đến các nhân viên thị trường

đang làm việc ở các showroom trực thuộc Công ty Yến sào Khánh Hòa trên địa bàn
thành phố Nha Trang với cỡ mẫu là 350 phiếu (trong đó 300 phiếu hợp lệ). Dữ liệu sau
khi được thu thập về sẽ tiến hành mã hóa, nhập số liệu, làm sạch với phần mềm SPSS
20 và xử lý bằng kỹ thuật phân tích độ tin cậy thơng qua hệ số Cronbach’s Alpha,
Phân tích nhân tố khám phá EFA và mơ hình hồi quy tuyến tính. Kết quả nghiên cứu
cho thấy: 15/18 yếu tố tác động có ý nghĩa thống kê đến sự tin tưởng và gắn kết của
nhân viên thị trường đối với Cơng ty Yến Sào Khánh Hịa. Dựa trên kết quả nghiên
cứu, tác giả đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao sự tin tưởng và gắn kết
với tổ chức của nhân viên thị trường tại Cơng ty Yến sào Khánh Hịa.
Từ khóa: CSR, sự tin tưởng, gắn kết duy trì, gắn kết tình cảm, Nha Trang

ix


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Ngày nay, con người có nhận thức cao hơn đối với những tác động của cách
mạng khoa học kỹ thuật. Đặc biệt, sau những thảm họa về môi trường do nền công
nghiệp gây ra trong vài thập niên gần đây, các doanh nghiệp ngày càng bị áp lực khi
buộc phải thực thi tốt trách nhiệm xã hội của mình đối với cộng đồng. Người lao động
trong doanh nghiệp ngày càng đòi hịi ơng chủ của mình phải có “ý thức trách nhiệm
cơng dân” nhiều hơn. Chính vì thế, gần đây người ta khơng chỉ nói tới “đạo đức kinh
doanh”, mà cịn đề cập thêm khái niệm “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”. Trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp là vấn đề tất yếu đi liền với kinh doanh, bởi nó mang
lại cho doanh nghiệp những lợi ích đáng kể như: khẳng định thương hiệu doanh
nghiệp trong lòng khách hàng và tăng lợi nhuận doanh nghiệp. Ở Việt Nam, thực hiện
trách nhiệm xã hội chính là cam kết hoạt động kinh doanh có đạo đức, nghĩa là doanh
nghiệp khơng chỉ góp phần phát triển kinh tế mà cịn khơng ngừng nâng cao chất
lượng cuộc sống của người lao động và gia đình họ, đóng góp cho địa phương nơi
doanh nghiệp hoạt động cũng như tồn cộng đồng nói chung.
1.1. Sự cần thiết của đề tài

Tồn cầu hóa kinh tế khiến các doanh nghiệp, người tiêu dùng, các nhà hoạch
định chính sách, các tổ chức phi chính phủ trên tồn thế giới ngày càng quan tâm hơn
tới ảnh hưởng của nó đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, môi trường
xã hội và phúc lợi cộng đồng. Doanh nghiệp Việt Nam muốn thành công và phát triển
bền vững luôn phải tuân theo những chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới,
an tồn lao động, đảm bảo quyền lợi của người lao động, trả lương cơng bằng, có kế
hoạch, chiến lược trong đào tạo, bồi dưỡng nhân viên và phát triển cộng đồng. Do vậy,
các doanh nghiệp muốn khẳng định được thương hiệu, củng cố hình ảnh và nâng cao
uy tín thì điều mà họ hướng tới bây giờ là việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội doanh
nghiệp. Mặt khác, doanh nghiệp cũng cần có niềm tin và sự gắn kết của nhân viên vì
họ là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của tổ chức. Nhận
thức của nhân viên về đạo đức và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có thể ảnh
hưởng đến thái độ và hiệu suất làm việc của họ.
Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của tỉnh Khánh Hịa, Cơng ty
TNHH Nhà nước Một thành viên Yến sào Khánh Hịa - gọi tắt là Cơng ty Yến sào
Khánh Hòa hoạt động trên nhiều ngành nghề kinh doanh nhưng lĩnh vực chính hiện
nay vẫn là quản lý, khai thác, chế biến và kinh doanh xuất - nhập khẩu trực tiếp các
1


sản phẩm Yến sào. Qua 25 năm phát triển, thương hiệu Yến sào Khánh Hòa từng bước
khẳng định vị thế riêng của mình và đang trở thành một thương hiệu nổi tiếng trong
cộng đồng người Việt và người châu Á trên toàn thế giới, tạo nền tảng cho các thương
hiệu nhánh như thương hiệu Sanest, Sanest Foods, Sanna, Sanatech, Sanest Tourist và
các nhãn hiệu trực thuộc quyền quản lý của Cơng ty hiện nay và trong tương lai. Bên
cạnh đó, Công ty đã ban hành và triển khai thực hiện nội dung chín chuẩn mực về quy
tắc làm việc, tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp và xây dựng văn hóa doanh
nghiệp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, cán bộ cơng nhân viên vững mạnh
tồn diện. Cơng ty Yến sào Khánh Hịa ln chú trọng xây dựng một tập thể đồn kết,
ý thức rõ vai trị trách nhiệm của mình với xã hội. Chính vì vậy, Cơng ty ln xây

dựng những sản phẩm có chất lượng cao, hướng tới sức khỏe người tiêu dùng, tạo
công ăn việc làm cho hàng nghìn người lao động địa phương, tích cực làm cơng tác từ
thiện như: bảo trợ cho hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh; tích cực tham
gia Quỹ xóa đói giảm nghèo, Quỹ vì người nghèo của tỉnh; Hỗ trợ xây dựng nhà cho
người nghèo trên địa bàn Nha Trang, Diên Khánh, Cam Ranh; Hỗ trợ sách vở, sản
phẩm nước yến sào Sanest cũng như tài chính cho nhiều trường học. Ngồi ra, Cơng ty
ln hướng về chủ quyền biển, đảo với nhiều hoạt động ủng hộ Quỹ vì Trường Sa thân
u, đóng góp quỹ xây dựng khu tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh trên đảo Gạc Ma,
Quỹ “Nghĩa tình Hồng Sa, Trường Sa”, “Chung tay góp sức bảo vệ Biển Đơng”…
Tơn chỉ hành động và mục đích hành động của Cơng ty Yến sào Khánh Hịa xun
suốt q trình hình thành và phát triển của Công ty là hướng đến giá trị vì lợi ích cộng
đồng, bảo vệ mơi trường sinh thái và phát triển bền vững.
Để hiểu thấu đáo trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đánh giá nó thơng qua
nhận thức của nhân viên công ty vẫn đang là vấn đề cần thảo luận. Với mục đích xem
xét trách nhiệm xã hội cuả doanh nghiệp có ảnh hưởng như thế nào đến sự tin tưởng
và gắn kết của nhân viên với tổ chức. Đồng thời, để Công ty phát triển khơng ngừng
và hướng đến tính bền vững trong giai đoạn tới thông qua sự kết hợp giữa nâng cao
chất lượng, mẫu mã, uy tín sản phẩm cũng như năng lực cạnh tranh với việc tham gia
nhiều hoạt động thể hiện trách nhiệm xã hội là hết sức quan trọng. Do đó, tơi chọn đề
tài: “Ảnh hưởng của nhận thức trách nhiệm xã hội đến sự tin tưởng và gắn kết với
tổ chức của nhân viên thị trường tại Công ty Yến sào Khánh Hịa” với mong muốn
có được những thơng tin mang tính khoa học góp phần vào sự phát triển bền vững của
công ty cũng như thực hiện tốt hơn các cam kết của Công ty về trách nhiệm xã hội
trong thời gian sắp tới.
2


1.2 . Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu và đánh giá nhận thức về trách

nhiệm xã hội của doanh nghiệp ảnh hưởng đến sự tin tưởng và sự gắn kết với tổ chức
của nhân viên thị trường tại Công ty Yến sào Khánh Hịa. Trên cơ sở đó nghiên cứu sẽ
kiến nghị một số chính sách nhằm thực thi tốt hơn trách nhiệm xã hội của Công ty Yến
sào Khánh Hòa nhằm củng cố sự tin tưởng và gắn kết của nhân viên thị trường trong
thời buổi thị trường cạnh tranh hiện nay.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
-

Đánh giá thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của công ty trong thời gian qua.

-

Đánh giá ảnh hưởng của nhận thức việc thực thi trách nhiệm xã hội của công ty
đến sự tin tưởng và gắn kết của nhân viên thị trường đối với Cơng ty Yến Sào
Khánh Hịa.

-

Đề xuất một số kiến nghị chính sách nhằm củng cố sự tin tưởng và sự gắn kết
của nhân viên thị trường tại Cơng ty Yến sào Khánh Hịa.

1.3 . Câu hỏi nghiên cứu
-

Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của Công ty Yến sào Khánh Hòa trong
thời gian qua như thế nào?

-

Mức độ ảnh hưởng của nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến

sự tin tưởng và gắn kết của nhân viên thị trường đối với công ty?

-

Làm thế nào để nâng cao sự tin tưởng và gắn kết của nhân viên thị trường với
Công ty Yến sào Khánh Hòa trong thời gian tới?

1.4 . Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Lý thuyết liên quan đến trách nhiệm xã hội cuả doanh nghiệp.

-

Khách thể nghiên cứu là nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ảnh
hưởng đến sự tin tưởng và gắn kết với tổ chức của nhân viên thị trường tại
Công ty Yến sào Khánh Hòa.

-

Phạm vi nghiên cứu của đề tài được thực hiện tại địa bàn thành phố Nha Trang,
tỉnh Khánh Hòa.

-

Thời gian khảo sát dữ liệu sơ cấp từ tháng 01 năm 2017 đến tháng 02 năm
2017.

3



1.5 . Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu nói trên đề tài được thực hiện thơng qua hai
bước chính: Nghiên cứu sơ bộ thơng qua phương pháp định tính, nghiên cứu chính thức
thơng qua phương pháp định lượng. Số liệu nghiên cứu được thu thập từ hai nguồn: số liệu
sơ cấp và số liệu thứ cấp. Số liệu sơ cấp: là nguồn số liệu thu thập ban đầu chưa qua phân
tích xử lý. Những số liệu này có được thơng qua phỏng vấn bằng bảng câu hỏi đối với nhân
viên của công ty. Số liệu thứ cấp là nguồn số liệu được cơng bố, tính tốn từ cơng ty được
tập hợp từ các báo cáo tài chính, báo cáo các hoạt động liên quan đến thực hiện trách nhiệm
xã hội của công ty trong thời gian qua. Ngồi ra nguồn thơng tin thứ cấp được sử dụng cịn
là các thơng tin từ mạng Internet, báo, sách và các tạp chí chuyên ngành.
1.5.1 Phương pháp định tính
Phương pháp định tính được sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ. Nó liên
quan chặt chẽ đến việc xác định vấn đề nghiên cứu. Đầu tiên là việc xác định các tiêu thức
dùng để đánh giá thành phần cấu thành nên trách nhiệm xã hội của công ty dựa trên cơ sở
tham khảo tài liệu, bài báo, trang Web và cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước có
liên quan….Từ đó xây dựng các tiêu thức cần khảo sát và đánh giá. Tiếp đến là quá trình
tiếp xúc với nhà quản lý, người am hiểu về vấn đề nghiên cứu, thảo luận với các cán bộ
nhằm phát hiện các tiêu thức không cần thiết và bổ sung các yếu tố mới tác động đến sự
hài lòng của cán bộ đối với cơ quan. Xây dựng thang đo dựa trên cơ sở lý thuyết liên quan
đến trách nhiệm xã hội của công ty bằng phương pháp thảo luận với các cán bộ quản lý và
cán bộ bằng những câu hỏi mở và thu thập tài liệu thứ cấp, các cơng trình nghiên cứu.
1.5.2 Phương pháp định lượng
Phương pháp này được sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu chính thức, dùng kỹ
thuật thu thập thông tin trực tiếp bằng phỏng vấn. Bảng câu hỏi tự trả lời được sử dụng
làm công cụ thu thập thông tin, dữ liệu cần thiết phục vụ cho phân tích định lượng nói
trên. Bảng câu hỏi được gửi trực tiếp đến người được khảo sát. Đề tài sử dụng phương
pháp nghiên cứu định lượng để tìm hiểu, xác định nhận thức của nhân viên về trách
nhiệm xã hội của nhân viên công ty. Thang đo Likert năm mức độ được sử dụng để đo
lường giá trị các biến số. Từ cơ sở dữ liệu thu thập được qua phỏng vấn, tiến hành

phân tích các mẫu nghiên cứu, kiểm định thang đo, phân tích các nhân tố khám phá
qua phần mềm SPSS 20. Sau đó tiến hành kiểm định mơ hình, xác định mức độ nhận
thức của nhân viên về trách nhiệm xã hội của công ty bằng kỹ thuật phân tích định
lượng. Đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha; phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân
tích hồi quy.
4


1.6 . Ý nghĩa thực tiễn cuả đề tài
Nghiên cứu góp phần hệ thống hóa cơ sở lý thuyết cho việc đánh giá nhận thức
về trách nhiệm xã hội của Cơng ty Yến sào Khánh Hịa. Nghiên cứu sẽ khám phá
những nhân tố cấu thành trách nhiệm xã hội của cơng ty ảnh hưởng đến uy tín, thương
hiệu và sự phát triển bền vững của công ty trong thời gian tới. Thơng qua đề xuất và
kiểm định mơ hình nghiên cứu, nghiên cứu sẽ có những đóng góp nhất định về mối
quan hệ các yếu tố từ mơ hình đề xuất. Thơng qua việc phân tích các dữ liệu điều tra,
nghiên cứu đã chỉ ra những yếu tố chính cấu thành nên sự tin tưởng và gắn kết với tổ
chức của nhân viên thị trường tại Công ty Yến sào Khánh Hòa về trách nhiệm xã hội.
Đã chỉ ra mức độ ảnh hưởng của nó đến sự tin tưởng và sự gắn kết của người lao động
đối với công ty. Từ đó giúp cho Cơng ty có những nhìn nhận đúng đắn và có các giải
pháp hiệu quả nhằm tăng cường thực thi trách nhiệm xã hội góp phần nâng cao uy tín
và sự gắn kết của nhân viên đối với công ty trong thời gian tới.
1.7 . Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 05 chương:
Chương 1: Giới thiệu chung về vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu về nhận thức trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu nhận thức trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ảnh
hưởng đến sự tin tưởng và gắn kết với tổ chức của nhân viên thị trường tại Công ty
Yến sào Khánh Hòa.

Chương 5: Kết luận và kiến nghị một số chính sách nhằm củng cố sự tin tưởng và gắn
kết của nhân viên thị trường tại Công ty Yến sào Khánh Hòa.

5


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Trách nhiệm xã hội cuả doanh nghiệp
2.1.1 Vài nét về đạo đức kinh doanh
Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh,
đánh giá hành vi của con người đối với bản thân và trong quan hệ với người khác, với
xã hội. Đạo đức trong tiếng Anh là Ethics từ này bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp ethiko và
ethos, nghĩa là phong tục hoặc tập quán. Như Aristoteles đã nói, khái niệm trên bao
gồm ý tưởng cả về tính chất và cách áp dụng. Vì vậy, đạo đức phản ánh tính cách của
cá nhân và trong thời đại ngày nay thì có thể nói lên cả tính chất của một doanh
nghiệp, vì doanh nghiệp chính là tập hợp của các cá nhân.
Khi bàn về khái niệm đạo đức kinh doanh đã có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý
kiến cho rằng, đạo đức kinh doanh bao gồm những quy định và các tiêu chuẩn chỉ đạo
hành vi trong thế giới kinh doanh hoặc “đạo đức kinh doanh là hành vi đầu tư vào
tương lai. Stoner và các đồng tác giả lại đưa ra định nghĩa: “Đạo đức kinh doanh là
quan tâm tới kết quả ảnh hưởng mà mỗi quyết định điều hành - quản trị tác động lên
người khác cả bên trong và bên ngồi doanh nghiệp. Đó cũng là việc xem xét quyền và
nghĩa vụ của mỗi cá nhân, các nguyên tắc nhân văn cần tuân thủ trong quá trình ra
quyết định và bản chất các mối quan hệ giữa con người với con người”. Còn mạng
kinh doanh trực tuyến bnet.com thì định nghĩa: “Đạo đức kinh doanh là hệ thống các
nguyên tắc luân lý được áp dụng trong thế giới thương mại, chỉ dẫn các hành vi được
chấp nhận trong cả chiến lược và vận hành hàng ngày của tổ chức. Phương thức hoạt
động có đạo đức ngày càng trở nên cần thiết trong tìm kiếm thành cơng và xây dựng
hình ảnh tích cực của doanh nghiệp”. Giáo sư Phillip V.Lewis từ trường Đại học
Abilene Christian, Hoa Kỳ đã tiến hành điều tra và thu thập được 185 định nghĩa được

đưa ra trong các sách giáo khoa và các bài nghiên cứu từ năm 1961 đến 1981 để tìm ra
“đạo đức kinh doanh” được định nghĩa ra sao trong các tài liệu nghiên cứu và trong ý
thức của các nhà kinh doanh. Sau khi tìm ra những điểm chung của các khái niệm trên,
ông tổng hợp lại và đưa ra khái niệm về đạo đức kinh doanh như sau: “Đạo đức kinh
doanh là tất cả những quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức hoặc luật lệ để cung cấp
chỉ dẫn về hành vi ứng xử chuẩn mực và sự trung thực (của một tổ chức) trong những
trường hợp nhất định”.

6


Trong hoạt động kinh doanh, người kinh doanh ngoài việc quan tâm đến lợi
nhuận cho cơng ty mình, cịn phải quan tâm đến lợi ích cộng đồng xã hội trong cả
trước mắt và lâu dài mà ở đây trước hết là lợi ích vật chất của cộng đồng. Vì thế, đạo
đức kinh doanh ln giữ vai trị điều chỉnh hành vi kinh doanh của doanh nghiệp như
là phương thức bổ sung cho việc thực thi luật pháp cho doanh nghiệp khi hoạt động
kinh doanh. Đạo đức kinh doanh như là công cụ bổ sung cho những hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp bên cạnh những luật kinh doanh. Để các doanh nghiệp Việt
Nam hoạt động kinh doanh tuân thủ theo những chuẩn mực đạo đức kinh doanh thì
trước mắt, các doanh nghiệp Việt Nam khi hoạt động kinh doanh phải đảm bảo những
nguyên tắc sau:
Một là, xác định mục tiêu kinh doanh là đạt tới sự thống nhất giữa lợi ích doanh
nghiệp và lợi ích cộng đồng. Lợi ích cộng đồng ở đây phải được tính đến cả về trước
mắt và lâu dài. Vì vậy, việc hoạch định chiến lược kinh doanh và mở rộng kinh doanh
phải đảm bảo lợi ích chung của cộng đồng trên cả phương diện lợi ích vật chất lẫn lợi
ích tinh thần, cả về chất lượng sản phẩm lẫn vấn đề đảm bảo môi trường sinh thái cho
cộng đồng. Việc tuân thủ nguyên tắc này cũng có nghĩa là người kinh doanh khơng vi
phạm đạo đức kinh doanh.
Hai là, trong kinh doanh phải luôn giữ chữ tín. Chữ tín phải được thể hiện
khơng chỉ ở nhãn hiệu hàng hóa, mà quan trọng hơn là ở thương hiệu của doanh

nghiệp, của sản phẩm. Thực hiện nguyên tắc này chính là đảm bảo sự phát triển bền
vững cho doanh nghiệp trong kinh doanh. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp sẽ hiểu được
vai trò quan trọng của việc thực hiện đạo đức kinh doanh trong chiến lược kinh doanh
lâu dài của mình.
Ba là, sự trung thực trong kinh doanh. Đương nhiên, trong nền kinh tế thị
trường thì nguyên tắc này cần được áp dụng một cách mềm dẻo và phù hợp vì tính
chất cạnh tranh của nó. Nó phải được thể hiện ở cả thương hiệu hàng hóa và cả uy tín
đối với khách hàng. Đó chính là vấn đề xây dựng thương hiệu trong kinh doanh mà
thiếu đạo đức kinh doanh - một trong những chuẩn mực của nó là tính trung thực - thì
khơng thể nào có được. Trên cơ sở thực hiện nguyên tắc này sẽ làm cho nhà doanh
nghiệp tự ý thức được vấn đề thực hiện đạo đức kinh doanh là vấn đề sống còn của
thương hiệu doanh nghiệp lẫn sản phẩm của họ.

7


Bốn là, kinh doanh phải tuân thủ theo pháp luật, phải phù hợp cả với các quy
định và các văn bản dưới luật được nhà nước và xã hội quy định. Trong kinh doanh phải
thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ đối với xã hội. Đây là nguyên tắc bắt buộc đối
với mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển một cách lâu dài. Chính tuân thủ
nguyên tắc này sẽ tránh cho doanh nghiệp vi phạm đạo đức kinh doanh, như buôn lậu,
làm hàng giả, phá vỡ môi trường sinh thái và xã hội... Tức là, ở mức độ nhất định thì
tuân thủ nguyên tắc này cũng là tránh cho doanh nghiệp vi phạm đạo đức kinh doanh.
Năm là, phải thường xuyên làm công tác xã hội, làm từ thiện. Vì đây chính là
phương thức quảng bá và củng cố thương hiệu của doanh nghiệp, thể hiện đạo đức
kinh doanh đối với cộng đồng phù hợp với truyền thống người Việt Nam.
Sáu là, phải có hành xử đối với những cộng sự, những người làm trong đơn vị
kinh doanh của mình một sự biết ơn, cơng bằng và sịng phẳng. Nói cách khác là tạo ra
tình người trong quan hệ với đồng nghiệp và người dưới quyền trong hoạt động kinh
doanh và trong cả việc phân chia lợi nhuận và trả lương. Đây cũng có thể coi là một

trong những thủ thuật trong quản lý kinh doanh có lãi của doanh nghiệp, vừa là tạo ra
sự đồng thuận trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vừa góp phần quảng bá
thương hiệu doanh nghiệp của mình thơng qua cung cách làm ăn.
2.1.2 Khái niệm trách nhiệm xã hội
Thuật ngữ CSR còn tương đối mới với giới doanh nhân Việt Nam, nhưng đã
phát triển từ thập kỷ 20 trên thế giới và các ý nghĩa gắn kèm với CSR cũng thay đổi
theo thời gian và chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của các xu hướng tồn cầu hóa và thay
đổi trong luật pháp quốc tế (Gail và Nowak, 2006).
Giai đoạn 1920- 1950: CSR được đề xuất lần đầu tiên bởi Windsor năm 1920,
theo đó các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội bằng cách tuân
thủ một số quan niệm về trách nhiệm và đáp ứng thơng lệ (trích theo Carroll, 1999, p.
270). Peter Drucker (1954) là một trong những người đầu tiên đưa khái niệm CSR vào
thực tiễn kinh doanh khi chỉ ra rằng trách nhiệm với công chúng là một trong tám mục
tiêu phát triển chính của doanh nghiệp. Theo ơng, trách nhiệm xã hội đầu tiên của các
nhà quản lý doanh nghiệp liên quan đến việc tạo ra lợi nhuận, bởi điều này ảnh hưởng
tới tất cả các chính sách của doanh nghiệp và hoạt động thuận theo xã hội (Joyner &
Payne, 2002).

8


Giai đoạn 1960-1970: Tài liệu những năm 1960 khơng có tính đại diện cao
trong cơ sở lý luận về CSR nhưng cũng góp phần đánh dấu nỗ lực chính thức hóa định
nghĩa về CSR. Mơ hình về CSR của Ủy ban phát triển kinh tế Hoa Kỳ (CED) năm
1971 cho thấy quan điểm tương đối toàn diện về CSR: trách nhiệm “liên quan đến sản
phẩm, công ăn việc làm và tăng trưởng kinh tế, liên quan đến kỳ vọng của xã hội và
liên quan đến các hoạt động nhằm cải thiện môi trường xã hội của công ty” (Wheeler
và cộng sự, 2003). Theo Carroll (1999), mơ hình của CED là một đóng góp mang tính
bước ngoặt với khái niệm CSR, cho thấy sự thay đổi về mối quan hệ giữa các doanh
nghiệp và xã hội, thay thế cho quan điểm CSR chạy theo mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận

ở các giai đoạn trước.
Giai đoạn 1980-1990: Carroll (1999) Các tài liệu nghiên cứu những năm 80-90
đã không mở rộng định nghĩa của CSR, mà chỉ sử dụng khái niệm CSR như là cơ sở
để phát triển các khái niệm khác có liên quan như lý thuyết đạo đức kinh doanh, và tư
cách công dân của doanh nghiệp…( Swanson (2002) cho rằng có ba loại động cơ
chính về CSR: (1) Quan điểm thực dụng (một công cụ để giúp đạt được mục tiêu hiệu
suất); (2) Phương pháp tiếp cận nghĩa vụ một cách tiêu cực (bắt buộc để áp dụng CSR
để “qua mặt” các bên hữu quan); (3) Quan điểm nghĩa vụ tích cực (doanh nghiệp tự
nguyện mà khơng có các áp lực xã hội).
Giai đoạn đầu của thế kỷ 21: Các tranh luận về vai trị và vị trí của CSR trong
nền kinh tế toàn cầu được tiếp tục với nhiều ý kiến của các học giả. Theo Scherer và
cộng sự (2000), “các công ty đa quốc gia phải chịu trách nhiệm cho việc cải thiện điều
kiện sống của xã hội và mơi trường trên tồn thế giới” (Windsor, 2001, p. 245). Các
học giả ở Pháp, Hà Lan và Anh, Ý, Australia đã mở rộng cuộc tranh luận tại nhiều
quốc gia khác nhau, tạo tiền đề cho nhận thức ở tầm quốc gia về CSR và vai trò của
doanh nghiệp trong xã hội. Các dẫn chứng quan trọng đó là việc bổ nhiệm Bộ trưởng
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp của Vương quốc Anh vào tháng 3 (2000), phát
hành tạp chí Xanh của Ủy ban châu Âu, Xúc tiến mơ hình châu Âu về CSR.... (Perrini
& cộng sự., 2006).
Ngày nay, CSR đã trở thành một triết lý về hành vi và quản trị của doanh
nghiệp được nhiều doanh nghiệp trên thế giới lựa chọn áp dụng và con số này không
ngừng tăng lên (Carroll & Shabana, 2010). Lựa chọn này có thể khơng phải do doanh
nghiệp tự nguyện mà chỉ để tuân thủ theo pháp luật (ví dụ như trong lĩnh vực môi
9


trường) hoặc là doanh nghiệp tự nguyện đóng góp một số nguồn lực cho lợi ích cộng
đồng (ví dụ con người, thời gian, kiến thức, kỹ năng hoặc là tiền) hoặc đóng góp vào
việc cải thiện một số điều kiện thường nằm ngồi phạm vi của cơng ty (Moon &
Deleon, 2007). Theo Carroll (2010), SCR có thể bao hàm chuẩn mực mà các bên liên

quan bên trong và bên ngoài coi là đúng đắn và công bằng, hưởng ứng lại sự mong đợi
của xã hội về quyền công dân hoặc bao gồm các chương trình đang hoạt động nhằm
thúc đẩy phúc lợi và thiện chí của con người. Cũng theo quan điểm tương tự như vậy,
một định nghĩa phổ biến được sử dụng là “một cam kết để cải thiện phúc lợi xã hội
thông qua thực tiễn kinh doanh tự chủ và đóng góp từ các nguồn tài nguyên của cơng
ty” (Du và cộng sự., 2010; Kotler & Lee, 2005).
Ngồi ra, có khá nhiều cách hiểu đa dạng về trách nhiệm xã hội, nếu phân chia một
cách đơn giản thì ta có thể chia ra thành quan điểm của các bên liên quan, quan điểm về
trách nhiệm xã hội, quan điểm về đạo đức, quan điềm về quản lý rủi ro, quan điểm về tinh
thần dân chủ của doanh nghiệp. Khái niệm này có thể phân loại như bảng sau:
Bảng 1.1. Các khái niệm có liên quan đến CSR
Quan điểm
Các bên liên
quan

Người nghiên cứu

Nội dung

Blomm &
Gundlanch (2001)

Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các bên có liên
quan là nghĩa vụ vượt lên trên cả khía cạnh về pháp
luật. Nghĩa vụ này được hiểu là việc tối đa hóa ảnh
hưởng tích cực lâu dài của doanh nghiệp với xã hội và
tối thiểu hóa các mối nguy hiểm tiềm tàng.

Mcguire và cộng
sự (1988)


Caroll (1991)

Trách nhiệm
xã hội

Davidson (1994)

Lee Chin Kyu,
Cho Chun Hwa
(1997)
Petkoski & Twose
(2003)

Đây là toàn bộ nghĩa vụ đối với xã hội vượt lên trên cả
nghĩa vụ về pháp luật và kinh tế.
Trách nhiệm xã hội được chia thành bốn trách nhiệm
như trách nhiệm về kinh tế (tối đa hóa lợi nhuận),
trách nhiệm pháp lý (Tuân thủ theo các quy chế và
pháp luật), trách nhiệm đạo đức (Tuân theo tiêu chuẩn
đạo đức), trách nhiệm từ thiện (cống hiến cho xã hội).
Khái niệm này được hiểu là doanh nghiệp tư nhân phải
có trách nhiệm với những gì mà mình mắc nợ với tồn
thể xã hội và những thành viên tạo dựng nên xã hội đó.
Đây là trách nhiệm có liên quan đến văn hóa xã hội,
xã hội địa phương nơi doanh nghiệp đang hoạt động
và rộng hơn nữa là trách nhiệm về pháp lý, kinh tế và
đạo đức đối với toàn thế giới. Đây là trách nhiệm
chung giữa doanh nghiệp và xã hội vì sự phát triển của
tồn xã hội.

Đây là hành động của doanh nghiệp góp phần nâng
cao chất lượng cuộc sống cho nhân viên và gia đình
10


cùng với xã hội địa phương, đồng thời, mang lại sự
thịnh vượng cho doanh nghiệp cũng như góp phần
phát triển kinh tế bền vững như mục đích sau cùng.
Là hành động của các doanh nghiệp để tạo nên một xã
Mc Williams &
hội tốt đẹp, vượt ra khỏi việc đáp ứng đơn thuần các
Siegel (2001)
quy định được pháp luật và những bên liên quan yêu
cầu trực tiếp.
Là việc thừa nhận thực tế các cá nhân, tổ chức, các chế
Nguyên tắc
độ xã hội phụ thuộc lẫn nhau và doanh nghiệp phải
Mc Farland (1982)
đạo đức
hoạt động dựa theo tiêu chuẩn các giá trị về đạo đức
và nguyên lý kinh tế.
Là hoạt động tối thiểu hóa hoặc loại bỏ trước các mối
Quản lý rủi
Mohr và cộng sự
hiểm nguy phát sinh trong xã hội cũng như tối đa hóa
ro
(2001)
hiệu quả nhất định trong thời gian dài.
Doanh nghiệp là một công dân, đồng thời, cũng là một
Tinh thần

Marsden (2000)
thành viên của cộng đồng địa phương, mang đầy đủ cả
dân chủ của
trách nhiệm và quyền lợi với tư cách pháp nhân.
doanh
Là việc những người có liên quan thực hiện trách
nghiệp
Maignan & Ferrell
nhiệm về kinh tế, đạo đức và trách nhiệm tự chọn khác
(2004)
được đặt ra với doanh nghiệp.
Nguồn: Báo cáo điều tra triển vọng và tình hình thực hiện kinh doanh và CSR của
Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và trách nhiệm xã hội trực thuộc Viện Khoa học kỹ
thuật Hàn Quốc, 2006
Dù được diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng CSR về cơ bản vẫn có
những điểm chung như sau: Thứ nhất, bên cạnh những lợi ích từ sự phát triển của từng
doanh nghiệp phù hợp với pháp luật hiện hành thì doanh nghiệp phải gắn kết với lợi
ích phát triển chung của cộng đồng xã hội; Thứ hai, CSR thể hiện nhiều khía cạnh liên
quan đến ứng xử của doanh nghiệp đối với các đối tượng có liên quan trong q trình
hoạt động của doanh nghiệp (từ người sản xuất, tiếp thị, tiêu dùng đến các nhà cung
ứng nguyên liệu, vật liệu tại chỗ; từ đội ngũ cán bộ, nhân viên cho đến các cổ đông
của doanh nghiệp); Thứ ba, CSR thể hiện cả khía cạnh trách nhiệm của doanh nghiệp
về bảo vệ tài nguyên, môi trường cũng như trách nhiệm chung với lợi ích cộng đồng
xã hội, bao gồm hoạt động nhân đạo, từ thiện, hoạt động đóng góp cho sự phát triển
chung của đất nước.
2.1.3 Phạm vi ảnh hưởng của CSR
CSR là một lĩnh vực rộng lớn liên quan đến mọi đối tượng, các hoạt động khác
nhau của doanh nghiệp. Bởi vậy, phạm vi ảnh hưởng của CSR doanh nghiệp khơng chỉ
bó hẹp trong nội bộ doanh nghiệp mà nó cịn có sức lan tỏa lớn tới nhiều thành phần


11


khác nhau trong xã hội. Vì vậy, về cơ bản người ta chia phạm vi ảnh hưởng của CSR
với ba khía cạnh sau:
- Ảnh hưởng trong nội bộ doanh nghiệp: Khi thực hiện CSR, bản thân các
doanh nghiệp đã có lợi thế là sự ổn định về mặt nhân sự. Khi đó, sự hài lịng và gắn bó
của nhân viên với cơng ty cũng tăng lên. Bên cạnh đó, các chương trình tiết kiệm năng
lượng, sử dụng vật liệu tái sinh giúp giảm đáng kể chi phí hoạt động cho cơng ty; điều
này giúp doanh nghiệp có được giá cả cạnh tranh hơn.
- Ảnh hưởng trong hoạt động kinh doanh: CSR góp phần nâng cao thương hiệu
của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tăng thị phần và tạo thêm nhiều lợi nhuận. Lợi
ích đạt được khi doanh nghiệp tham gia thực hiện CSR là hình ảnh cơng ty được cải
thiện trong con mắt khách hàng, giúp công ty tăng doanh số bán hàng. Đồng thời, CSR
còn tạo được mối quan hệ mật thiết giữa doanh nghiệp và khách hàng, giúp doanh
nghiệp có nhận thức tốt hơn về nhu cầu của khách hàng, từ đó giúp doanh nghiệp trở
nên cạnh tranh hơn trong việc đáp ứng yêu cầu về chất lượng sản phẩm.
- Ảnh hưởng trong phạm vi xã hội: một chính sách CSR có hiệu quả phải thực
hiện đầy đủ tất cả sự mong đợi của cộng đồng từ các hoạt động kinh doanh cũng như
lợi ích của tất cả các bên liên quan. Nó có thể tích hợp các vấn đề xã hội và môi trường
trong hoạt động kinh doanh một cách tự nguyện thông qua các hoạt động tốt nhất cho
sự phát triển kinh tế xã hội của người dân và khu vực. Đó là các chương trình từ thiện
(như các chương trình về sức khỏe, chương trình về giáo dục, nước sạch), xây dựng
các cơng trình cơng cộng (xây đường, trường học, nhà cộng đồng...), các hoạt động
giúp đỡ tạo thu nhập cho người nghèo...
2.1.4 Nội dung của CSR
Nếu một doanh nghiệp hiểu được triển vọng của họ đối với trách nhiệm xã hội
bằng các hoạt động kinh doanh thiết thực thì họ sẽ thấy rằng CSR khơng phải là một
hành động từ thiện, không phải là chi phí - mà là cơ hội, đổi mới và nâng cao lợi thế
cạnh tranh. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và xã hội không phải là mối quan hệ một

chiều mà là tác động qua lại mật thiết với nhau. Doanh nghiệp áp dụng các nguồn lực
đáng kể, chuyên môn, hiểu biết để thực hiện các hoạt động có lợi cho xã hội.
Hiện nay, ở Việt Nam việc xác định trách nhiệm xã hội đối với người tiêu dùng,
môi trường, sinh thái và các vấn đề thuộc về phạm trù đạo đức xã hội khác thuộc về ai
là vấn đề còn đang bàn cãi. Các doanh nghiệp bị bắt buộc hay tự nguyện thực hiện
12


CSR vào chiến lược của họ đều được coi là rất quan trọng trong sự phát triển bền vững
của doanh nghiệp mình (Nguyễn Đình Tài, 2010). Đa số các cơng ty nước ngoài đều
đã thực hiện nhiều hoạt động CSR từ lâu, phần lớn các doanh nghiệp trong nước
dường như vẫn chưa hào hứng trước những lợi ích mà CSR mang lại. Hiện chỉ có một
số các cơng ty có nguồn lực tài chính lớn như Vinamilk, hay những cơng ty may mặc
xuất khẩu đã áp dụng thành công và triệt để CSR.
CSR là những nghĩa vụ mà một doanh nghiệp hay cá nhân phải thực hiện đối
với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm tối thiểu các tác
động tiêu cực đối với xã hội. Về cơ bản CSR bao gồm những nghĩa vụ về kinh tế, pháp
lý, đạo đức và nhân văn. Sự thành công của doanh nghiệp dựa trên sự phát triển bền
vững của môi trường xã hội: như giáo dục, chăm sóc sức khỏe, cơ hội cơng bằng tại
nơi làm việc.
Cho đến nay có bốn nội dung được các doanh nghiệp thực hiện CSR chú ý đến
đó là: nghĩa vụ đạo đức, tính bền vững, giấy phép hoạt động và danh tiếng.
Nội dung thứ nhất, các công ty lập luận rằng nghĩa vụ đạo đức là nét nổi bật
trong các mục tiêu của doanh nghiệp thực thi CSR. Các công ty có nhiệm vụ thực thi
như là một cơng dân tốt và làm những điều đúng đắn cho xã hội. Công ty đạt được
những thành công trong kinh tế bằng cách tôn vinh các giá trị đạo đức và tôn trọng
người dân, cộng đồng và môi trường tự nhiên.
Nội dung thứ hai, tính bền vững nhấn mạnh về mơi trường và quản lý cộng
đồng. Nó được coi là điểm mấu chốt của kinh tế, xã hội và mơi trường. Nói cách khác,
các công ty phải hoạt động theo cách thức đảm bảo hiệu quả kinh tế lâu dài bằng cách

tránh những hành vi có lợi trước mắt nhưng lại gây ra sự lãng phí tài ngun mơi trường.
Nội dung thứ ba, giấy phép hoạt động hiện nay được tiếp cận như là một công
cụ của doanh nghiệp để xác định các vấn đề xã hội và các đối tác đánh giá về doanh
nghiệp. Cách tiếp cận này cũng giúp cho các nhà quản lý xây dựng các chính sách ít
gây nguy hiểm với môi trường.
Nội dung thứ tư, danh tiếng giống như là giấy phép hoạt động đó là tập trung sự
thỏa mãn từ bên ngoài và là các chiến dịch tiếp thị. Trong các ngành công nghiệp nặng
như công nghiệp hóa chất hay cơng nghiệp năng lượng, thay vì theo đuổi CSR như là
một hình thức bảo hiểm với hy vọng tạo ra danh tiếng nhưng lại vấp phải những chỉ
trích nặng nề từ xã hội trong các cuộc khủng hoảng. Lý do này lại gây sự nhầm lẫn
giữa quan hệ xã hội và lợi ích kinh doanh.
13


2.1.5 Đối tượng của CSR
CSR có thể được định nghĩa ngắn gọn như một sự cam kết của công ty trong ứng
xử phù hợp với lợi ích của xã hội trong các hoạt động liên quan đến lợi ích của khách
hàng, nhà cung ứng, nhân viên, cổ đông, cộng đồng, mơi trường. Theo đó, trách nhiệm
xã hội được coi là một phạm trù của đạo đức kinh doanh (Business Ethics), có liên quan
đến mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ở thế kỷ thứ XXI, trong nền kinh tế
toàn cầu hố, khi ý thức của lồi người về các nguy cơ đối với mơi trường sống ngày
càng cao thì các đòi hỏi về trách nhiệm xã hội cũng ngày càng tăng lên, như địi hỏi phải
kiểm sốt khí thải của xe hơi lưu hành trên đường phố, kiểm soát mức độ khói bụi trong
các khu dân cư… Như vậy, có thể thấy ít nhất đã có bốn nhóm đối tượng mà doanh
nghiệp phải có trách nhiệm trong ứng xử đối với các đối tượng sau đây:
Thứ nhất: Đối với thị trường và người tiêu dùng, doanh nghiệp phải bảo đảm
chữ “tín”, bảo đảm chất lượng sản phẩm, dịch vụ, thực hiện đúng các tiêu chuẩn chất
lượng của sản phẩm, dịch vụ, thực hiện các cam kết dịch vụ sau khi bán như đã bảo
đảm với khách hàng, không quảng cáo quá sự thật. Pháp luật không thể quy định và
tiết chế tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. Chính doanh nghiệp phải bảo đảm

thương hiệu của mình bằng cách duy trì chất lượng, tính ổn định của chất lượng sản
phẩm, dịch vụ không vượt ra khỏi các quy định của pháp luật. Trong kinh doanh,
doanh nghiệp có quan hệ khơng chỉ với khách hàng, mà cịn quan hệ với các nhà đầu
tư ngân hàng, nhà cung ứng các sản phẩm, dịch vụ trợ giúp, các viện khoa học, trường
đại học thực hiện các dịch vụ nghiên cứu, giảng dạy, thiết kế, v.v.. Trong tất cả các
mối quan hệ đó, doanh nghiệp khơng chỉ thực hiện đúng các cam kết theo Luật Dân
sự, Luật Hợp đồng, mà còn phải từ bỏ tham vọng làm “giàu nhanh” một cách bất chính
bằng cách lừa đảo khách hàng và đối tác. Việc làm giàu của doanh nghiệp không
những phải phù hợp với pháp luật, mà cịn phải bảo đảm và tơn trọng lợi ích chính
đáng và hợp pháp của khách hàng và đối tác. Như vậy, cách làm giàu “chụp giật” là
hoàn tồn xa lạ với trách nhiệm xã hội. Khơng thể chỉ trông đợi vào sự tự nguyện hay
kêu gọi đạo đức, luật pháp, người tiêu dùng, xã hội phải phát hiện, ngăn chặn và trừng
phạt các hành động gian trá, lừa đảo, đồng thời khuyến khích, ủng hộ các doanh
nghiệp làm ăn chính đáng.
Thứ hai: Đối với người lao động thì doanh nghiệp phải coi người lao động là tài
sản lớn nhất của mình, chăm lo cuộc sống vật chất và tinh thần cho người lao động,
14


×