Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

So sánh năng suất lao động khi thi công ban ngày và ban đêm tại các dự án thoát nước trong nội ô tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.95 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
------------

-------------

NGUYỄN KIỀU NGỌC THẮNG

SO SÁNH NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG KHI THI CÔNG
BAN NGÀY VÀ BAN ĐÊM TẠI CÁC DỰ ÁN THỐT NƯỚC
TRONG NỘI Ơ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHUN NGÀNH: CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG
Mã ngành : 06.58.90

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, Tháng 07 năm 2011


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH

ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC

Tp.HCM, ngày ……tháng ……năm 2011

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ


Họ tên học viên : NGUYỄN KIỀU NGỌC THẮNG

Giới tính : Nam

Ngày, tháng, năm sinh : 25/12/1983

Nơi sinh : Đắk Lắk

Chuyên ngành : CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG MSHV : 00808746
I. TÊN ĐỀ TÀI :
SO SÁNH NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG KHI THI CÔNG BAN NGÀY VÀ BAN
ĐÊM TẠI CÁC DỰ ÁN THỐT NƯỚC TRONG NỘI Ơ THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH.
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG :
-

Nghiên cứu sự cần thiết của việc thi công ban đêm tại các Dự án thốt nước tại
nội ơ Tp.HCM.

-

So sánh, đánh giá năng suất lao động khi thi công ban ngày và ban đêm tại các
Dự án thoát nước đang triển khai tại nội ô Tp.HCM.

-

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất các biện pháp để tăng năng suất
lao động khi thi công ban đêm tại các Dự án thốt nước trong nội ơ Tp.HCM.

III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ :


14/02/2010

IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ :

01/07/2011

V. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:

TS. NGUYỄN DUY LONG

Nội dung và đề cương Luận văn đã được Hội đồng chuyên ngành thông qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
QUẢN LÝ CHUYÊN
NGÀNH

TS. NGUYỄN DUY LONG

TS. LƯƠNG ĐỨC LONG

KHOA QUẢN LÝ
CHUYÊN NGÀNH


LUẬN VĂN THẠC SỸ

Chuyên ngành: Công nghệ & Quản lý xây dựng


LỜI MỞ ĐẦU

Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy, Tiến sỹ Nguyễn Duy Long, người đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo tơi trong suốt q trình thực hiện Luận văn này. Tôi cũng xin
gửi lời cảm ơn tất cả các Thầy, Cô đã giảng dạy, truyền đạt các kiến thức, kinh
nghiệm quý báu trong suốt khóa học tại Trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ
Chí Minh. Xin cảm ơn ba mẹ, các bạn trong lớp, các đồng nghiệp đang công tác tại
Ban Quản lý đầu tư xây dựng cơng trình Giao thơng – Đơ thị Thành phố cũng như
các cán bộ quản lý Dự án, giám sát, kỹ sư, cơng nhân tại các cơng trường thốt
nước trong nội ô Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ tôi trong quá trình khảo sát,
thu thập số liệu quý báu, làm nên một phần thành công của Đề tài này.

Nguyễn Kiều Ngọc Thắng

GVHD: TS. Nguyễn Duy Long

Trang 1

HVTH: Nguyễn Kiều Ngọc Thắng


LUẬN VĂN THẠC SỸ

Chuyên ngành: Công nghệ & Quản lý xây dựng

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Hiện nay, việc chiếm dụng mặt đường giao thơng để thi cơng hệ thống thốt nước là
một biện pháp bắt buộc để có thể triển khai thi cơng xây dựng, cải thiện hệ thống
thốt nước hiện đã lạc hậu và xuống cấp, nhằm giải quyết hiệu quả vấn đề ngập

nước nghiêm trọng hiện nay tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, thời gian
chiếm dụng mặt đường giao thông sẽ dẫn đến hạn chế mặt bằng lưu thông, cản trở
phương tiện giao thông và một phần dẫn đến vấn đề khác tại đô thị Việt Nam hiện
nay, đó là: kẹt xe. Vì vậy, việc tổ chức, triển khai biện pháp thi cơng hệ thống thốt
nước trong nội ô phải phù hợp để Năng suất lao động của mỗi công tác là cao nhất,
thời gian thi công và chiếm dụng mặt đường là ngắn nhất.
Nghiên cứu này nhằm đánh giá sự cần thiết khi thi công vào ban đêm, đo lường,
đánh giá Năng suất lao động giữa thi công ban ngày và ban đêm, đồng thời đưa ra
các nguyên nhân chính ảnh hưởng trực tiếp đến Năng suất lao động của công nhân
tại các công trường thi cơng hệ thống thốt nước trong nội ơ Thành phố Hồ Chí
Minh. Dựa vào nghiên cứu này, các nhà quản lý Dự án, chủ đầu tư, giám sát, kỹ sư,
người tổ chức thi cơng có thể tham khảo, đánh giá, sắp xếp trình tự, thời gian thi
cơng các cơng tác chính khi thực hiện Dự án thốt nước. Bên cạnh đó, dựa vào các
nguyên nhân ảnh hưởng đến Năng suất lao động, các nhà thầu thực hiện Dự án có
biện pháp thi công phù hợp để tăng cường Năng suất lao động của công nhân, tiết
kiệm thời gian thi công, giảm thời gian chiếm dụng mặt đường, góp phần giải quyết
tình trạng kẹt xe do các các cơng trình thốt nước chiếm dụng mặt đường giao thông
tại nội ô Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và các đơ thị khác của Việt Nam nói
chung hiện nay và trong tương lai.

GVHD: TS. Nguyễn Duy Long

Trang 2

HVTH: Nguyễn Kiều Ngọc Thắng


LUẬN VĂN THẠC SỸ

Chuyên ngành: Công nghệ & Quản lý xây dựng


ABSTRACT

Road occupation for the purpose to implement drainage works is currently a
requisite for the execution of drainage works and for the improvement of the present
drainage system which has been antiquated and deteriorated in order to solve the
severe flooding problem in Ho Chi Minh City efficiently. Nevertheless, the duration
of road occupation would lead to restriction of traffic area, obstruction to traffic
flow and would partially cause another prevailing urban problem in Vietnam, i.e.
traffic jam. Accordingly, the work method statement should be appropriately
organized and implemented in the urban area in order that the Productivity of each
task would be highest and that the execution period and road occupation duration
would be shortest.
This Study aims to assess the necessity of the execution of the works in nighttime,
to measure and evaluate the Productivity of the work performance in daytime and
night time as well as to indicate the major reasons having direct impact on the
Productivity of the workers at the sites of drainage work in the urban area of Ho Chi
Minh City. From this Study, project managers, owners, supervisors, engineers and
site organizers could make reference, evaluate and arrange the sequence and the
execution time of the critical tasks for purpose of the implementation of drainage
works. Besides, given the reasons having impact on Productivity, contractors could
design appropriate work method statement to boost the Productivity of workers,
save time for execution of the works, lessen road occupation period, and partially
solve the traffic jam problem due to road occupation for drainage works in the
urban area of Ho Chi Minh City in particular and other metropolitans of Vietnam
now and in the future in general.

GVHD: TS. Nguyễn Duy Long

Trang 3


HVTH: Nguyễn Kiều Ngọc Thắng


LUẬN VĂN THẠC SỸ

Chuyên ngành: Công nghệ & Quản lý xây dựng

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI.............................................................. 10
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ: ................................................................................................... 10
1.2. MỤC TIÊU CỦA NGHIÊN CỨU: ..................................................................... 12
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGUYÊN CỨU ........................................................................... 12
1.4. TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGHIÊN CỨU: .................................................... 12
1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: ................................................................................. 13
1.6. ĐÓNG GÓP DỰ KIẾN CỦA NGHIÊN CỨU: .................................................. 13
CHƯƠNG 2: THI CƠNG HỆ THỐNG THỐT NƯỚC VÀO BAN NGÀY VÀ
BAN ĐÊM TẠI TP.HCM .............................................................................................. 14
2.1 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC TẠI TP.HCM: ........................... 14
2.1.1 Khái quát về Thành phố Hồ Chí Minh:......................................................... 14
2.1.2. Tình trạng ngập úng tại TP.HCM: ............................................................... 14
2.1.3 Hiện trạng hệ thống thoát nước tại Tp.HCM: ............................................... 15
2.2 THIỆT HẠI DO NGẬP ÚNG VÀ KẸT XE TẠI TP.HCM: ............................... 16
2.2.1 Thiệt hại do ngập úng: .................................................................................. 16
2.2.2 Thiệt hại do kẹt xe tại Tp.HCM: ................................................................... 17
2.3 CÁC DỰ ÁN THOÁT NƯỚC LỚN ĐANG TRIỂN KHAI TRÊN ĐỊA BÀN
TP.HCM HIỆN NAY: ................................................................................................ 18
2.4 THI CÔNG BAN ĐÊM TRÊN ĐƯỜNG TẠI TP.HCM ..................................... 20
2.4.1 Nguyên nhân dẫn đến ách tắc giao thông: .................................................... 20

2.4.2 Tại sao lại phải thi công ban đêm: ................................................................ 21
2.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thi công Dự án Giao thông ban đêm: ................. 21
2.4.4 Ưu điểm và nhược điểm khi thi công trên đường vào ban đêm: .................. 22
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................................. 25
3.1 NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG (NSLĐ): .................................................................. 25
3.1.1 Định nghĩa năng suất lao động:..................................................................... 25
3.1.2 Tiêu chuẩn thực hành cho việc đo lường năng suất lao động: ...................... 25
3.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến NSLĐ: ................................................................ 30
GVHD: TS. Nguyễn Duy Long

Trang 4

HVTH: Nguyễn Kiều Ngọc Thắng


LUẬN VĂN THẠC SỸ

Chuyên ngành: Công nghệ & Quản lý xây dựng

3.2 SƠ KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU TƯƠNG TỰ VỀ NĂNG SUẤT LAO
ĐỘNG: ....................................................................................................................... 33
3.3. TÓM TẮT LÝ THUYẾT CÁC ĐẠI LƯỢNG THỐNG KÊ:............................. 34
3.3.1. Tập hợp chính và mẫu: ................................................................................. 34
3.3.2. Kích thước mẫu ............................................................................................ 35
3.3.3. Bảng kê và biểu đồ ....................................................................................... 36
3.3.4. Tần số: .......................................................................................................... 38
3.3.5. Số định tâm: ................................................................................................. 40
3.3.6. Phương sai và Độ lệch chuẩn: ...................................................................... 41
3.4. TÓM TẮT LÝ THUYẾT KIỂM ĐỊNH GIẢ ĐỊNH SỰ BẰNG NHAU
GIỮA HAI TRUNG BÌNH TỔNG THỂ - TRƯỜNG HỢP MẪU ĐỘC LẬP

(Independent-samples T-test): .................................................................................... 41
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 44
4.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU: ............................................................................ 44
4.2. THU THẬP DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ......................... 44
4.2.1. Xác định công trường thu thập dữ liệu: ....................................................... 44
4.2.2. Phân tích, đánh giá, đưa ra các cơng trường tương đồng về quy mô, biện
pháp thi công, phân luồng giao thông, ... ............................................................... 45
4.2.3. Đề ra các công tác cần đo lường năng suất lao động cho từng công
trường: .................................................................................................................... 46
4.2.4. Thu thập dữ liệu tại công trường, đối với từng công tác khác nhau vào
thời điểm ban ngày và ban đêm, theo bảng mẫu sau: ............................................ 46
4.2.5. Sử dụng phầm mềm thống kê SPSS, Excel để xử lý các số liệu thu thập
được để xác định mức độ khác nhau của Năng suất lao động vào ban ngày và
ban đêm ở các công việc tương đồng. .................................................................... 48
4.2.6. Kiểm định số liệu: ........................................................................................ 48
4.2.7. Đánh giá nguyên nhân, kiến nghị: ............................................................... 48
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ THU THẬP DỮ LIỆU VÀ ĐÁNH GIÁ .............................. 49
5.1 KHÁI NIỆM – ĐỊNH NGHĨA: ........................................................................... 49
5.1.1. Các Đặc Điểm Công Trường: ...................................................................... 49
5.1.2. Các Công Tác Thi Công: ............................................................................. 54
5.2. KẾT QUẢ THU THẬP:...................................................................................... 62
GVHD: TS. Nguyễn Duy Long

Trang 5

HVTH: Nguyễn Kiều Ngọc Thắng


LUẬN VĂN THẠC SỸ


Chuyên ngành: Công nghệ & Quản lý xây dựng

5.2.1 Số Lượng Mẫu: ............................................................................................. 62
5.2.2 Số liệu thu thập tại công trường: ................................................................... 63
5.3 ĐO LƯỜNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG: .......................................................... 63
5.3.1 Năng suất lao động trung bình (tính trung bình cả ngày và đêm): ............... 63
5.3.2 Năng suất lao động trung bình khi thi cơng ban ngày và ban đêm: .............. 66
5.3.3 Kiểm định: ..................................................................................................... 70
5.3.4 Khảo sát kết quả đo lường năng suất lao động khi thi công ban ngày –
ban đêm so với thực tế: .......................................................................................... 74
5.4.1 Đo lường Năng suất lao động theo sự chiếm dụng mặt đường giao thông... 83
5.4.2 Đo lường Năng suất lao động theo thời tiết tại công trường ........................ 88
5.4.3 Đo lường Năng suất lao động theo số lượng kỹ sư/ Giám sát tại công
trường: .................................................................................................................... 91
5.4.4 Đo lường Năng suất lao động theo loại cống thoát nước lắp đặt:................. 93
5.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG KHI THI
CƠNG HỆ THỐNG THỐT NƯỚC TRONG NỘI Ô THÀNH PHỐ: .................... 96
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 97
6.1 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 97
6.2 KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 102
PHỤ LỤC 1: PHIẾU QUAN SÁT VÀ THỐNG KÊ CÔNG VIỆC ............................ 107
PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT CHUYÊN GIA .................................... 108
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG .......................................................................................... 111

GVHD: TS. Nguyễn Duy Long

Trang 6

HVTH: Nguyễn Kiều Ngọc Thắng



LUẬN VĂN THẠC SỸ

Chuyên ngành: Công nghệ & Quản lý xây dựng

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 1.1: Vấn nạn kẹt xe và ngập nước tại Tp.HCM ...............................................10
Hình 1.2: Thi cơng hệ thống thoát nước ảnh hưởng đến đời sống người dân ..........11
Hình 2.2: Kẹt xe tại Tp.HCM....................................................................................17
Hình 2.3: Sơ họa phạm vi các Dự án thoát nước đang triển khai tại Tp.HCM.........20
Hình 3.1: JPM đo lường NSLĐ tại cấp độ Cơng tác và Dự án .................................27
Hình 3.2: JPM đo lường NSLĐ tại cấp độ: Dự án và ngành công nghiệp xây dựng
...................................................................................................................................28
Hình 3.3: Mặt bằng thi cơng hệ thống thốt nước ....................................................31
Hình 3.4: Biểu đồ hình thanh. ...................................................................................37
Hình 3.5: Nhiệt độ trung bình tại Đà Lạt năm 1969. ................................................38
Hình 3.6: Hình biểu diễn biểu đồ hình trịn. .............................................................38
Hình 4.1: Quy trình thu thập dữ liệu và nghiên cứu .................................................44
Hình 4.2: Ví dụ số liệu thống kê Dự án Thốt nước .................................................45
Hình 5.1: Thi cơng ban ngày .....................................................................................50
Hình 5.2: Thi cơng ban đêm......................................................................................50
Hình 5.3: Chiếm dụng tồn bộ mặt đường ................................................................51
Hình 5.4: Chỉ cho xe 2 bánh lưu thơng .....................................................................52
Hình 5.5: Cho xe 2 và 4 bánh lưu thơng ...................................................................52
Hình 5.6: Thi cơng cống trịn ....................................................................................53
Hình 5.7: Thi cơng cống vng.................................................................................54
Hình 5.8: Thi cơng cắt mặt đường ............................................................................55
Hình 5.9: Thi cơng đào đất ........................................................................................56

Hình 5.10: Thi cơng đóng cừ tràm ............................................................................57
Hình 5.11: Thi cơng đóng cừ ván thép ......................................................................57
Hình 5.12: Thi cơng lắp đặt ván khuôn .....................................................................58
GVHD: TS. Nguyễn Duy Long

Trang 7

HVTH: Nguyễn Kiều Ngọc Thắng


LUẬN VĂN THẠC SỸ

Chuyên ngành: Công nghệ & Quản lý xây dựng

Hình 5.13: Thi cơng đổ bê tơng hố ga.......................................................................59
Hình 5.14: Thi cơng gia cơng cốt thép Hố ga ...........................................................59
Hình 5.15: Thi cơng Lắp đặt cống ............................................................................60
Hình 5.16: Thi cơng đắp cát ......................................................................................61
Hình 5.17: Thi cơng Bê tơng nhựa mặt đường .........................................................61
Hình 5.18: Biểu đồ so sánh Năng suất lao động khi thi cơng ban ngày và ban đêm:
...................................................................................................................................67
Hình 5.19: Biểu đồ so sánh Năng suất lao động khi thi công ban ngày và ban đêm:
...................................................................................................................................68

GVHD: TS. Nguyễn Duy Long

Trang 8

HVTH: Nguyễn Kiều Ngọc Thắng



LUẬN VĂN THẠC SỸ

Chuyên ngành: Công nghệ & Quản lý xây dựng

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1:Thiệt hại do ngập úng tại Tp.HCM ...........................................................17
Bảng 2.2:Thơng tin các Dự án thốt nước lớn ..........................................................19
Bảng 2.3: Ưu điểm và nhược điểm khi thi công ban đêm ........................................22
Bảng 3.1: Tên sản phẩm và cách đo lường năng suất lao động tương ứng ..............30
Bảng 5.1: Số lượng mẫu thống kê ứng với ca làm việc của công nhân ....................62
Bảng 5.2: Số lượng mẫu thống kê ứng với trường hợp chiếm dụng mặt đường ......62
Bảng 5.4: Tổng hợp Năng suất lao động của các công tác .......................................64
Bảng 5.5: Tổng hợp Năng suất lao động của các công tác ứng với ca làm việc của
Công nhân .................................................................................................................66
Bảng 5.6: Kiểm định Levene về sự bằng nhau của Phương sai:...............................70
Bảng 5.7: Kiểm định T-test Năng suất lao động của các công tác khi thi công ban
ngày và ban đêm........................................................................................................72
Bảng 5.8: Kết quả đánh giá Năng suất lao động công tác cắt mặt đường ................75
Bảng 5.9: Kết quả đánh giá Năng suất lao động cơng tác Đóng cừ tràm .................77
Bảng 5.10: Kết quả đánh giá Năng suất lao động cơng tác Đóng cừ ván thép .........79
Bảng 5.11: Kết quả đánh giá Năng suất lao động công tác Đổ bê tông hố ga ..........81
Bảng 5.12: Năng suất lao động của các công tác theo sự chiếm dụng mặt đường thi
công: ..........................................................................................................................84
Bảng 5.13: Năng suất lao động trung bình tại các mặt bằng công trường khác nhau:
...................................................................................................................................86
Bảng 5.14: Kiểm định T-Test Năng suất lao động trung bình tại các mặt bằng công
trường khác nhau: ......................................................................................................87
Bảng 5.15: Năng suất lao động của các công tác theo thời tiết tại công trường: ......89

Bảng 5.16: Năng suất lao động của các công tác theo số lượng Kỹ sư/Giám sát tại
công trường: ..............................................................................................................92
Bảng 5.17: Năng suất lao động của các công tác theo Loại cống lắp đặt .................94
Bảng 6.1 Các cơng tác có khác biệt Năng suất lao động ban ngày – ban đêm .........99
GVHD: TS. Nguyễn Duy Long

Trang 9

HVTH: Nguyễn Kiều Ngọc Thắng


LUẬN VĂN THẠC SỸ

Chuyên ngành: Công nghệ & Quản lý xây dựng

CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Hiện nay, vấn nạn ngập nước và kẹt xe đang là tình hình cấp bách, nghiêm
trọng, bức xúc của các nhà quản lý cũng như của người dân tại các đơ thị lớn của
Việt Nam nói chung cũng như tại nội ơ Tp.HCM nói riêng.

Hình 1.1: Vấn nạn kẹt xe và ngập nước tại Tp.HCM
Để giải quyết việc ngập úng, thì một trong những cơng việc quan trọng là phải cải
thiện, nâng cấp hệ thống thốt nước đơ thị. Thời gian qua, chúng ta đã tập trung
nhiều vào việc đô thị hóa, xây dựng những khu nhà cao tầng, khu đô thị mới, khu
công nghiệp mới nhưng lại quên đi việc cải thiện hệ thống cống thoát nước. Việc
chiếm dụng mặt đường giao thông để lắp đặt, cải tạo hệ thống thốt nước tại nội ơ
Tp.HCM là việc làm cấp thiết và cần nhiều sự đầu tư, quan tâm của xã hội.
GVHD: TS. Nguyễn Duy Long


Trang 10

HVTH: Nguyễn Kiều Ngọc Thắng


LUẬN VĂN THẠC SỸ

Chuyên ngành: Công nghệ & Quản lý xây dựng

Tuy nhiên, khi chiếm dụng mặt đường giao thông, đào đường để thi cơng hệ thống
thốt nước dẫn thì lại đến tình trạng kẹt xe và ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt
của người dân.

Hình 1.2: Thi cơng hệ thống thoát nước ảnh hưởng đến đời sống người dân
Tiến độ thi công và các giải pháp để rút ngắn thời gian thi cơng các Dự án thốt
nước ln ln được các cơ quan quản lý, chủ đầu tư, nhà thầu và người dân quan
tâm, chú trọng. Trong các giải pháp để rút ngắn thời gian thi cơng, thì giải pháp thi
công vào ban đêm để vừa đẩy nhanh tiến độ thi công vừa hạn chế đến mức tối đa
các xung đột về giao thông so với thi công ban ngày như kẹt xe, vận chuyển vật tư,
di chuyển thiết bị nặng,..
Vì vậy, áp dụng việc tăng ca, làm ngồi giờ để tăng năng suất lao động, giảm thiểu
thời gian chiếm dụng mặt đường để thi cơng các cơng trình giao thông hay không
cần được khảo sát, nghiên cứu và đánh giá để có quyết định đúng đắn, phù hợp và
đề ra các biện pháp để áp dụng cho các Dự án đang và sẽ triển khai trên địa bàn
Tp.HCM.

GVHD: TS. Nguyễn Duy Long

Trang 11


HVTH: Nguyễn Kiều Ngọc Thắng


LUẬN VĂN THẠC SỸ

Chuyên ngành: Công nghệ & Quản lý xây dựng

Tuy nhiên, cho đến nay, tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào chi tiết, quy mơ và đề
xuất các biện pháp tăng năng suất lao động của việc làm ngồi giờ đối với các cơng
trình lắp đặt hệ thống thoát nước tại khu vực Trung tâm thành phố.
1.2. MỤC TIÊU CỦA NGHIÊN CỨU:
Mục tiêu của nghiên cứu này bao gồm:


Nghiên cứu sự cần thiết của việc thi cơng ban đêm tại các Dự án thốt

nước tại nội ơ Tp.HCM.


So sánh, đánh giá năng suất lao động khi thi cơng ban ngày và ban đêm tại

các Dự án thốt nước đang triển khai tại nội ơ Tp.HCM.


Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất các biện pháp để tăng năng

suất lao động khi thi công ban đêm tại các Dự án thốt nước trong nội ơ Tp.HCM.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGUYÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là các công trình chiếm dụng mặt đường giao thơng (một

phần hoặc tất cả) để thi cơng hệ thống thốt nước vào ban ngày và ban đêm trong
nội ơ Thành phố Hồ Chí Minh.
1.4. TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGHIÊN CỨU:


Từ việc khảo sát lý do, nguyên nhân thi công ban đêm đối với các Dự án

Giao thông để những người làm Dự án thấy được sự quan trọng, cần thiết của việc
làm ban đêm trong điều kiện trong nội ơ Tp.HCM.


So sánh, đánh giá năng suất lao động khi thi công ban ngày và ban đêm tại

các Dự án thoát nước trên địa bàn Tp.HCM để những người thực hiện Dự án (Chủ
đầu tư, tư vấn, nhà thầu, cơ quan quản lý nhà nước) xem xét, tổ chức thi công các
công tác vào ban ngày hay ban đêm để phù hợp với điều kiện công trường và Năng
suất lao động cao nhất cho từng cơng tác thành phần.


Từ việc nghiên cứu các ngun nhân ảnh hưởng đến Năng suất lao động,

những người làm Dự án có thể có chính sách, chuẩn bị, chiến lược, biện pháp thi
GVHD: TS. Nguyễn Duy Long

Trang 12

HVTH: Nguyễn Kiều Ngọc Thắng


LUẬN VĂN THẠC SỸ


Chuyên ngành: Công nghệ & Quản lý xây dựng

công, chế độ hợp lý đối với đội ngũ công nhân, kỹ sư tại công trường để tối ưu hóa
năng suất lao động, tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian hoàn thành Dự án.

1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu được thực hiện tại các thoát nước đang được triển khai tại nội thành
Tp.HCM, có chiếm dụng mặt đường để thi cơng lắp đặt hệ thống thốt nước như Dự
án Cải thiện môi trường nước Tp.HCM, Dự án Vệ Sinh môi trường TP (lưu vực
Nhiêu Lộc – Thị Nghè), Dự án Nâng cấp đô thị Tp.HCM, Các Dự án thốt nước do
Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước thành phố, Ủy ban nhân dân
các Quận làm Chủ đầu tư, … .
Đặc trưng của đối tượng nghiên cứu:


Dự án có qui mơ lớn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh



Dự án thốt nước trong khu vực nội thành



Dự án được chọn dựa trên tương đồng nhất định.



Khu vực thi cơng có tính tương đồng mặt bằng thi công, biện pháp thi


công, kết cấu thiết kế, ...
1.6. ĐĨNG GĨP DỰ KIẾN CỦA NGHIÊN CỨU:


Về mặt học thuật: Nghiên cứu, đo lường và so sánh số liệu năng suất lao

động cụ thể tại các Dự án Thoát nước tại nội ơ Tp.HCM.


Về mặt thực tiễn: Đề ra các biện pháp tăng năng suất lao động khi làm

việc ngoài giờ, từ đó có thể làm giảm chi phí, tăng hiệu quả, giảm thời gian thi cơng
hệ thống thốt nước, giảm thời gian rào chắn chiếm dụng mặt đường nhằm nhanh
chóng góp phần giải quyết vấn đề ngập lụt và các hậu quả liên quan đến ngập lụt tại
Tp.HCM.

GVHD: TS. Nguyễn Duy Long

Trang 13

HVTH: Nguyễn Kiều Ngọc Thắng


LUẬN VĂN THẠC SỸ

Chuyên ngành: Công nghệ & Quản lý xây dựng

CHƯƠNG 2:
THI CƠNG HỆ THỐNG THỐT NƯỚC VÀO BAN NGÀY VÀ BAN
ĐÊM TẠI TP.HCM

Chương này khái quát về Tp.HCM, hiện trạng hệ thống thoát nước hiện hữu, thiệt
hại do việc ngập úng, tình hình thi cơng các dự án thoát nước tại Tp.HCM, điều
kiện cơ sở hạ tầng dẫn đến thi cơng ban đêm.
2.1 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THỐT NƯỚC TẠI TP.HCM:
2.1.1 Khái quát về Thành phố Hồ Chí Minh:
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất Việt Nam, số dân trên 7,2 triệu
người, có diện tích trên 2095 km2, mật độ dân số là trên 3419 người/km2 (cao nhất
Việt Nam). Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đời gió mùa, khí hậu có
nhiệt độ ổn định, đồng nhất, độ ẩm cao và có lượng mưa lớn (1929 mm/năm) (theo
số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2009).
Trong và xung quanh khu vực TP HCM có ba sơng lớn là sơng Sài Gịn, sơng Đồng
Nai và sông Nhà bè, những sông này thường xuyên bị ảnh hưởng của thủy triều.
Mặt khác, khu vực TP.HCM gồm 27 mạng lưới kênh rạch chính với tổng chiều dài
lớn hơn 310 km.
Vì vậy, khu vực Tp.HCM bị ảnh hưởng nặng nề bởi triều cường và mưa lớn nên
thường xuyên bị ngập nước, đặc biệt là trong mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 11) và
mùa triều cường (từ tháng 9 đến tháng giêng) mỗi năm.
2.1.2. Tình trạng ngập úng tại TP.HCM:
Theo thống kê của Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố
(thuộc Ủy ban nhân dân Tp.HCM), năm 2009 tại TP.HCM có hơn 96 điểm ngập
thường xuyên do mưa, xảy ra tại hầu hết các Quận nội thành.
GVHD: TS. Nguyễn Duy Long

Trang 14

HVTH: Nguyễn Kiều Ngọc Thắng


LUẬN VĂN THẠC SỸ


Chuyên ngành: Công nghệ & Quản lý xây dựng

Diện tích ngập vào khoảng 34,61 km2 diện tích xây dựng (20% diện tích khu vực),
thời gian ngập trung bình tại các khu vực ngập thường xuyên là 6,5h .
Số dân bị ảnh hưởng bởi ngập úng là 1,8 triệu người.

Hình 2.1: Ngập úng tại Tp.HCM

2.1.3 Hiện trạng hệ thống thốt nước tại Tp.HCM:
Ban đầu, hệ thống cơng thốt nước tại Sài Gịn được chính quyền thời Pháp thiết kế
và bắt đầu xây dựng vào đầu những năm 1870. Kể từ đó, việc xây được tiếp tục theo
từng giai đoạn và tập trung ở khu Sài gòn cũ (thuộc quận 1 và quận 3). Theo báo
cáo trong Nghiên cứu thốt nước Sài gịn do USAID (U.S. Agency for International
Development – Cơ quan phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ) và Bộ cơng chánh (Việt
Nam) thực hiện năm 1971 thì có khoảng 113 km cống được lắp đặt trong những
năm 1870.
Sau đó, vào cuối năm 1960 hệ thống cống thốt nước được Chính quyền thời Mỹ
mở rộng đến Quận 10. Sau giải phóng, việc xây dựng mạng cống thốt nước được
tiếp tục vào đầu những năm 1980.
GVHD: TS. Nguyễn Duy Long

Trang 15

HVTH: Nguyễn Kiều Ngọc Thắng


LUẬN VĂN THẠC SỸ

Chuyên ngành: Công nghệ & Quản lý xây dựng


Hiện tại, các tuyến cống cấp 2 và cấp 3 (do Cơng ty TNHH MTV Thốt nước đơ thị
quản lý) là khoảng 517 km.
Các tuyến cống cấp 4 (do UBND các Quận, huyện quản lý) là khoảng 415 km.
Hiện nay, các tuyến cống đã quá cũ, lạc hậu, tiết diện khơng đủ để thốt nước, chưa
đấu nối và chưa hồn chỉnh gây nên tình trạng ngập úng như hiện nay.
2.2 THIỆT HẠI DO NGẬP ÚNG VÀ KẸT XE TẠI TP.HCM:

2.2.1 Thiệt hại do ngập úng:
Theo đánh giá, phân tích của JICA (2005) thì thệt hại do ngập úng được chia làm 2
loại sau:
a.

Thiệt hại trực tiếp:


Thiệt hại về cơng trình: nhà ở, cơ sở thương mại, cơng nghiệp.



Thiệt hại về tài sản bên trong cơng trình.



Thiệt hại về cơ sở hạ tầng: đường xá, ...



Thiệt hại về nơng sản.

b.


Thiệt hại gián tiếp:


Thiệt hại do đình trệ các hoạt động kinh doanh.



Thiệt hại đến thu nhập người lao động.



Thiệt hại về y tế, môi trường.

GVHD: TS. Nguyễn Duy Long

Trang 16

HVTH: Nguyễn Kiều Ngọc Thắng


LUẬN VĂN THẠC SỸ

Chuyên ngành: Công nghệ & Quản lý xây dựng

Bảng 2.1:Thiệt hại do ngập úng tại Tp.HCM
Thiệt hại theo tình trạng đơ thị hóa
tại Tp.HCM (tỉ VNĐ/năm)

Loại thiệt hại


Trực
tiếp

Gián
tiếp

Số liệu năm 2000

Dự đốn 2020

Cơng trình và tài sản bên trong

373.0

1112.9

Cơng trình cơng cộng

6.70

13.6

Vụ mùa nơng nghiệp

28.0

14.3

Đình trệ kinh doanh


83.1

94.1

Thu nhập người lao động

27.1

74.1

Chi phí y tế

26.1

31.1

544.0

1340.1

Tổng cộng

(Nguồn: Báo cáo JICA, 5/2005)
2.2.2 Thiệt hại do kẹt xe tại Tp.HCM:
Ngoài ra, ngập úng cịn là ngun nhân chính dẫn đến tình trạng kẹt xe trong nội
thành Tp.HCM. Ngồi hậu quả nhãn tiền là lãng phí tiền bạc và thời gian, kẹt xe
cịn làm tăng mức độ ơ nhiễm do khí thải xe máy, ôtô. Các bác sĩ về sức khỏe lao
động và môi trường khẳng định điều này ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân và
gây nên tâm lý nặng nề, bực bội, ảnh hưởng đến những việc khác.


Hình 2.2: Kẹt xe tại Tp.HCM

GVHD: TS. Nguyễn Duy Long

Trang 17

HVTH: Nguyễn Kiều Ngọc Thắng


LUẬN VĂN THẠC SỸ

Chuyên ngành: Công nghệ & Quản lý xây dựng

a. Về kinh tế: Theo Nghiên cứu của Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Xuân Mai,
Trưởng Khoa Kỹ thuật Giao thông ĐH Bách khoa Tp.HCM, thiệt hại từ nạn kẹt xe
ở TP HCM kéo theo thiệt hại về kinh tế xã hội ước tính lên đến gần 14.000 tỷ
đồng/năm.
b. Về thời gian: Theo số liệu thống kê của Phòng Cảnh sát Giao thơng Tp.HCM
tháng 6/2011 và tính tốn của Khoa Kỹ thuật Giao thông ĐH Bách khoa Tp. HCM,
với mức GDP trên 1.500 USD/người/năm của thành phố hiện nay, tính ra trung bình
mỗi giờ người lao động làm ra hơn 0,72 USD/người thì mỗi khi kẹt xe (với thời
gian kẹt xe trung bình là 45 phút) mức thiệt hại là 0,54 USD/người. Hiện với
khoảng 470.000 xe ô tô và hơn 4,7 triệu mơ tơ, gắn máy lưu thơng, tính ra thiệt hại
về thời gian do kẹt xe gây ra tại 60 điểm ở TP lên đến gần 7.500 tỷ đồng mỗi năm.
Như vậy, hằng ngày thiệt hại về thời gian do kẹt xe gây ra trên 20 tỷ đồng.
2.3 CÁC DỰ ÁN THOÁT NƯỚC LỚN ĐANG TRIỂN KHAI TRÊN ĐỊA BÀN
TP.HCM HIỆN NAY:
Hiện nay, Ủy ban nhân dân Tp.HCM đang nỗ lực trong việc triển khai và hoàn
thành các Dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống thốt nước tại khu vực

nội ơ, để nhanh chóng giải quyết vấn nạn ngập nước và kẹt xe đang trở nên ngày
càng trầm trọng như hiện nay.

GVHD: TS. Nguyễn Duy Long

Trang 18

HVTH: Nguyễn Kiều Ngọc Thắng


LUẬN VĂN THẠC SỸ

Chuyên ngành: Công nghệ & Quản lý xây dựng

Các Dự án lớn bao gồm:
Bảng 2.2:Thông tin các Dự án thoát nước lớn
Nguồn vốn
STT

Tên Dự án

Giá trị
(triệu USD)

Nguồn

Khu vực
triển khai

Tình hình

thi cơng

Đang thi
cơng

1

Dự án Vệ sinh mơi
trường , lưu vực Nhiêu
Lộc - Thị Nghè

320

ODA WB

Quận 1, 3,
10, TBình,
GV, PN,
BThạnh

2

Dự án Nâng cấp đô thị
Việt Nam – Khu vực
Tp.HCM

368

ODA WB


Quận 6, 11,
Tân Phú

Đang thi
công

3

Dự án Cải thiện môi
trường nước-Giai đoạn I

200

ODA JICA

Quận 5, 8,
10, 11, Bình
Thạnh

Đang thi
cơng

4

Dự án Cải thiện môi
trường nước-Giai đoạn II

700

ODA JICA


Quận 4, 6, 8

Chuẩn bị
thi cơng

5

Các Dự án khác

Ngân
sách

Tồn TP

Đang thi
cơng

(Nguồn: Báo cáo UBNDTP, 8/2010)

GVHD: TS. Nguyễn Duy Long

Trang 19

HVTH: Nguyễn Kiều Ngọc Thắng


LUẬN VĂN THẠC SỸ

Chuyên ngành: Công nghệ & Quản lý xây dựng


Hình 2.3: Sơ họa phạm vi các Dự án thốt nước đang triển khai tại Tp.HCM
2.4 THI CƠNG BAN ĐÊM TRÊN ĐƯỜNG TẠI TP.HCM
2.4.1 Nguyên nhân dẫn đến ách tắc giao thông:
Theo TS.Nguyễn Hữu Nguyên - Trung tâm Nghiên cứu kinh tế miền Nam (SVEC)
thì ách tắc giao thơng do các ngun nhân sau:


Tỉ lệ diện tích dành cho giao thông nhỏ (dưới 5%, so với 20% tại các đơ

thị hiện đại trên thế giới.


Xe nhiều (dân số TP.HCM gần 8 triệu người với hơn 4,7 triệu xe gắn máy,

gần nửa triệu xe ơ tơ các loại).


Ý thức chấp hành luật giao thơng kém.



Đào đường, dựng lơ cốt.



Thực thi luật pháp chưa nghiêm, do mức phạt chưa có sức răn đe.




Lấn chiếm vỉa hè, lịng lề đường để bn bán…

GVHD: TS. Nguyễn Duy Long

Trang 20

HVTH: Nguyễn Kiều Ngọc Thắng


LUẬN VĂN THẠC SỸ

Chuyên ngành: Công nghệ & Quản lý xây dựng

2.4.2 Tại sao lại phải thi cơng ban đêm:
Vì vậy, một nguyên nhân dẫn đến việc ùn tắc giao thơng đó là các cơng trình rào
chắn trên mặt đường đang khai thác, làm giảm diện tích mặt đường dành cho lưu
thông.
Theo Bộ giao thông liên bang Hoa Kỳ (2000) [2], các dự án thi công trên mặt
đường cần phải đảm bảo các u cầu sau:


Đảm bảo an tồn giao thông khi phân luồng giao thông, mặt bằng thi công

phải phù hợp để đảm bảo an toàn cho người đi đường, phương tiện giao thông, công
nhân, trường hợp khẩn cấp và vận hành thiết bị.


Lưu lượng giao thơng nên được cắt giảm đến mức tối đa.




Tài xế và người đi đường phải được hướng dẫn rõ ràng, mạch lạc.



Giám sát việc phân luồng giao thông phải được thực hiện thường xun,

liên tục.


Đảm bảo an tồn cho phần lề đường, vì thường dùng để tập kết vật liệu và

thiết bị.


Tất cả nhân sự tham gia vào việc lựa chọn, sắp đặt, hoặc vận hành tại khu

vực công trường phải được huấn luyện đảm bảo an tồn giao thơng.


Hạn chế ảnh hưởng đến môi trường và khu vực dân cư lân cận.

Khi các u cầu trên về kiểm sốt giao thơng (an tồn giao thơng, giảm ùn tắc giao
thơng và đường vào công trường) không thể đạt được thông qua cách phân luồng
giao thơng truyền thống thì ta xem xét đến việc thi công ban đêm.

2.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thi công Dự án Giao thông ban đêm:
Theo Ban nghiên cứu Giao thơng Hoa Kỳ [2], thì có 5 yếu tố chính khi thi cơng các
cơng trình trên đường, bao gồm:



Giao thơng



Xây dựng



Xã hội



Kinh tế

GVHD: TS. Nguyễn Duy Long

Trang 21

HVTH: Nguyễn Kiều Ngọc Thắng


LUẬN VĂN THẠC SỸ



Mơi trường




Các yếu tố khác

Chun ngành: Cơng nghệ & Quản lý xây dựng

2.4.4 Ưu điểm và nhược điểm khi thi công trên đường vào ban đêm:
Theo Elrahman (2008) [4], thì ưu điểm và nhược điểm khi thi công ban đêm được
tổng hợp tại bảng sau:
Bảng 2.3: Ưu điểm và nhược điểm khi thi công ban đêm
Nhược điểm

Ưu điểm
1. Về giao thông
Ùn tắc giao - Giảm đáng kể hoặc tránh hồn tồn
việc chậm trễ của các phương tiện
thơng
giao thơng.
An tồn
giao thơng

- Nhu cầu đi lại giảm dẫn đến giảm
tai nạn giao thơng.
- Người cơng nhân có thể nhận thức
rõ hơn về sự nguy hiểm và biết được
được nhiều hơn cách thực hành an
tồn.

Điều tiết
giao thơng

- Mặt bằng thi cơng dễ hơn do ít - Tăng cường biển báo, điều tiết

xung đột với các phương tiện giao giao thông có thể dẫn đến tăng chi
thơng.
phí và kéo dài thời gian.

2. Xây dựng
Chất lượng - Chất lượng có thể đảm bảo nếu đáp - Chất lượng có thể bị ảnh hưởng.
cơng trình ứng được u cầu về ánh sáng.
- Trong vài trường hợp thì thẩm
- Nhiệt độ thấp vào ban đêm có thể mỹ của các sản phẩm làm ban
tốt hơn cho cơng tác đổ bê tơng.
đêm thì thấp hơn.
Năng suất

- Ít xung đột giao thơng và kéo dài - Giảm tầm nhìn và điều kiện làm
thời gian của ca làm việc làm tăng việc của cơng nhân có thể làm
năng suất.

GVHD: TS. Nguyễn Duy Long

giảm năng suất.

Trang 22

HVTH: Nguyễn Kiều Ngọc Thắng


LUẬN VĂN THẠC SỸ

Chuyên ngành: Công nghệ & Quản lý xây dựng


- Lắp đặt và tháo dỡ hệ thống báo
hiệu giao thơng và đèn chiếu
sáng.
- Khó thực hiện cơng tác giám sát,
hướng dẫn.
Thiết bị

- Thiết bị ít hư hỏng hơn do mặt - Công tác sửa chữa các thiết bị
bằng thi cơng rộng hơn.
có thể gặp khó khăn.

Thi cơng

- Giảm thời gian hoàn thành Dự án.

- Tiến độ sử dụng nhân công sẽ
gặp phức tạp hơn.
- Quy định của địa phương, nhà
cung cấp vật liệu.

3. Xã hội
Điều kiện
lái xe

- Các lái xe sẽ bớt giận dữ và thất - Các lái xe buồn ngủ, mệt mỏi
vọng về nạn ùn tắc giao thông.
và say rượu nhiều vào ban đêm.

Sức khỏe
công nhân


- Giảm tai nạn giao thông và tai nạn - Lo ngại về buồn ngủ, thay đổi
của công nhân do xung đột với nhịp sinh học, rối loạn tâm sinh
phương tiện giao thơng.

lý do thếu ngủ.
- Cơng nhân cảm thấy ít an tồn
hơn và có thể ảnh hưởng đến
sinh hoạt gia đình và xã hội.

4. Kinh tế
Kinh tế

- Giảm các thiệt hại kinh tế do việc - Ảnh hưởng đến các ngành vận
ùn tắc giao thông.
tải mà thường phải hoạt động vào
ban đêm.

Chi phí đi

- Giảm chi phí và thời gian của tài

lại

xế.

Chi phí thi
cơng

- Giảm xung đột giao thơng và việc - Chí phí vật liệu, tiền ngồi giờ,

thiết kế thoải mái hơn có thể giúp chi phí chiếu sáng và hệ thống
tiết kiệm chi phí xây dựng.
biển báo giao thơng có thể làm
tăng chi phí xây dựng.

GVHD: TS. Nguyễn Duy Long

Trang 23

HVTH: Nguyễn Kiều Ngọc Thắng


×