Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Nghiên cứu đề xuất nâng cao năng lực của chủ đầu tư ở cấp chính quyền cơ sở trong công tác quản lý dự án xây dựng địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 148 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG
BỘ MƠN THI CÔNG VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG

]]]^^^

ĐẶNG THANH PHONG

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA
CHỦ ĐẦU TƯ Ở CẤP CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ TRONG
CƠNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG ĐỊA PHƯƠNG.

CHUYÊN NGÀNH

: CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG

MÃ SỐ NGÀNH

: 60.58.90

LUẬN VĂN THẠC SỸ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 7 NĂM 2011


CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

Cán bộ Hướng dẫn khoa học : TS. PHẠM HỒNG LUÂN



Cán bộ chấm phản biện 1: ……………………………………………………

Cán bộ chấm phản biện 2: ……………………………………………………

Luận văn Thạc sỹ được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sỹ
trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 7 năm 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

TP. HCM, ngày 15 tháng 7 năm 2011

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SỸ
Họ và tên học viên:

ĐẶNG THANH PHONG

Giới tính: Nam

Ngày tháng năm sinh: 24 / 8 / 1977

Nơi sinh: TP. Hồ Chí Minh


Chun ngành: CƠNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG
Khóa (năm trúng tuyển): 2007
1- TÊN ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA
CHỦ ĐẦU TƯ Ở CẤP CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ TRONG CƠNG TÁC
QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG ĐỊA PHƯƠNG.
2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:
- Nhận dạng, xác định các yếu tố liên quan đến chủ đầu tư ở cấp chính quyền cơ
sở ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện dự án xây dựng ở địa phương.
- Phân tích, đánh giá các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý dự án
xây dựng ở địa phương do năng lực quản lý của chủ đầu tư ở cấp chính quyền cơ
sở.
- Đánh giá sự ảnh hưởng của mỗi yếu tố, đề xuất biện pháp nâng cao năng lực
quản lý dự án xây dựng ở cấp cơ sở để đáp ứng yêu cầu tốc độ đơ thị hóa nhanh,
mạnh như hiện nay đồng thời đảm bảo hiệu quả dự án.
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 14/02/2011
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 15/7/2011
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. PHẠM HỒNG LUÂN
Nội dung và đề cương Luận văn Thạc sỹ đã được Hội đồng Chun Ngành thơng qua.
CHỦ NHIỆM BỘ MƠN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

TS. PHẠM HỒNG LUÂN

TS. LƯƠNG ĐỨC LONG



LỜI CÁM ƠN
Luận văn được hoàn thành bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tác giả còn nhận
được sự hướng dẫn tận tình của q thầy cơ, sự hỗ trợ và góp ý chân tình của q đồng
nghiệp và bạn bè, sự khuyến khích và động viên mạnh mẽ từ phía gia đình.
Tơi xin chân thành cám ơn q Thầy, Cô chuyên ngành Công nghệ và Quản lý
xây dựng đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý giá trong suốt thời gian
tơi tham gia chương trình khóa học.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. PHẠM HỒNG LUÂN, người thầy
đáng kính đã tận tâm hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong suốt q trình
tơi thực hiện luận văn.
Tơi xin chân thành cám ơn Ban Giám đốc cùng quý đồng nghiệp Công ty TNHH
Xây dựng Minh Đức, Tổng Công ty Xây Dựng số 1, Công ty TNHH một thành viên
NADCO, Ban Quản lý ĐTXDCT quận 9, quận Thủ Đức và huyện Củ Chi, … đặc biệt
là các anh chị đang công tác tại 13 phường của quận 9 đã tận tình giúp đỡ tơi trong qua
trình thu thập dữ liệu.
Và cuối cùng, tôi xin đặc biệt cám ơn Cha, Mẹ, Vợ và các thành viên khác trong
gia đình ln đồng hành, động viên hỗ trợ về mọi mặt để tôi yên tâm hồn thành tốt
luận văn này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 7 năm 2011

Người thực hiện luận văn
Đặng Thanh Phong


TÓM TẮT LUẬN VĂN

Kinh tế nước ta đang trong quá trình phát triển và có tốc độ phát triển nhanh so
với các nước trong khu vực, do đó đầu tư xây dựng cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển
là một tất yếu. Tuy nhiên với những biến đổi liên tục và khơng thể dự đốn trước của

nền kinh tế, song song thực hiện những giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ
mô, bảo đảm an sinh xã hội một cách hiệu quả, đặc biệt ở cơ sở là nơi trực tiếp đưa
chủ trương của Chính phủ vào cuộc sống. Vì vậy, việc xác định những cơng trình xây
dựng cần thiết phải đầu tư và quản lý đầu tư xây dựng cơng trình hiệu quả giữ vai trị
rất quan trọng, góp phần phát triển kinh tế địa phương, giao lưu kinh tế giữa các khu
vực, nâng dần cuộc sống, chất lượng sinh hoạt của nhân dân.
Để thực hiện được các vấn đề đặt ra hiện nay, việc đào tạo hoặc lựa chọn được
những người có phẩm chất, năng lực cần thiết để đảm đương được nhiệm vụ ở cơ sở
cần phải được các cấp tập trung giải quyết. Với mục tiêu này nghiên cứu bao gồm ba
giai đoạn:
Giai đoạn 1: Tham khảo các nghiên cứu trước và phỏng vấn trực tiếp những
người trực tiếp thực hiện, nhận dạng được 20 yếu tố liên quan đến chủ đầu tư ảnh
hưởng đến kết quả thực hiện dự án xây dựng, 08 yếu tố cần thiết để nâng cao năng lực
của chủ đầu tư ở cấp cơ sở để quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Tác giả phân tích thời gian tham gia công tác, số dự án đã thực hiện và vai trò
hiện nay của người được khảo sát để nhận định, đánh giá sơ bộ giá trị thông tin; kiểm
tra sự tương quan gữa các nội dung câu hỏi.
Giai đoạn 2: Để làm rõ hơn mối liên hệ giữa các yếu tố cần thiết để nâng cao
năng lực của chủ đầu tư và các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả thực hiện dự án xây dựng,
tác giả phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố này qua mơ hình hồi quy tuyến tính. Đánh
giá, nhận định mối liên hệ này dựa trên kết quả thống kê và ý nghĩa thực tiễn.
Giai đoạn 3: Kết luận các vấn đề phát hiện trong nghiên cứu về các yếu tố cần
thiết để nâng cao năng lực của chủ đầu tư để quản lý dự án xây dựng và đánh giá mối
liên hệ với các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý dự án xây dựng ở cơ sở. Đồng
thời kiến nghị cấp trên cơ sở phân cấp mạnh hơn về mức vốn cũng như quy mô dự án
để cấp chính quyền cơ sở thực hiện.


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG ..............................................................................1 

1.1 Khái quát tình hình cơng tác thực hiện dự án đầu tư xây dựng ở cấp cơ sở: ........1 
1.2 Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện cơng tác quản lý dự án đầu tư xây dựng ở
địa phương:..................................................................................................................2 
1.2.1 Về nhân sự thực hiện công tác quản lý dự án: ...............................................2 
1.2.2 Về chủ trương đầu tư cho cơ sở: ....................................................................3 
1.2.3 Về công tác giám sát đầu tư cộng đồng:.........................................................4 
1.3 Cơ sở hình thành đề tài:.........................................................................................4 
1.4 Mục tiêu và đóng góp dự kiến của nghiên cứu: ....................................................6 
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ........................................................................6 
1.6 Phương pháp nghiên cứu:......................................................................................7 
1.7 Tóm tắt CHƯƠNG 1: ............................................................................................8 
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG Ở CƠ SỞ...................................................................................9 
2.1 Khái quát đặc điểm của chính quyền cấp cơ sở và đặc điểm ngành công nghiệp
xây dựng ở Việt Nam hiện nay:...................................................................................9 
2.1.1 Đặc điểm chung của chính quyền cơ sở:........................................................9 
2.1.2 Đặc điểm ngành công nghiệp xây dựng: ......................................................12 
2.1.3 Khái quát đặc điểm chủ đầu tư ở cấp cơ sở:.................................................14 
2.2 Các thuật ngữ và định nghĩa trong nghiên cứu....................................................15 
2.3 Những công tác liên quan đến Chủ đầu tư trong đầu tư xây dựng cơng trình theo
quy định hiện nay: .....................................................................................................17 
2.3.1 Việc lập dự án đầu tư xây dựng cơng trình : ................................................17 
2.3.2. Việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng trình: .......................................17 
2.3.3 Trong việc khảo sát xây dựng: .....................................................................18 
2.3.4 Việc thiết kế xây dựng cơng trình: ...............................................................18 
2.3.5 Việc thẩm định phê duyệt trong đấu thầu: ...................................................19 
2.3.6 Trong việc thi công xây dựng cơng trình: ....................................................19 
2.3.7 Trong việc giám sát thi cơng xây dựng cơng trình:......................................20 
2.4 u cầu, nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình:.......................21 
2.4.1 Quản lý chất lượng cơng trình xây dựng:.....................................................21 

2.4.2 Quản lý tiến độ thi cơng xây dựng cơng trình:.............................................22 


2.4.4 Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình: ......................................22 
2.4.4 Quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng trình:................................................23 
2.4.5 Quản lý thực hiện Hợp đồng xây dựng: .......................................................26 
2.4.6 Quản lý an tồn lao động trên cơng trường xây dựng:.................................28 
2.4.7 Quản lý mơi trường xây dựng cơng trình:....................................................28 
2.4.8 Quản lý Rủi ro trong xây dựng:....................................................................29 
2.5 Những kỹ năng cơ bản về quản lý:......................................................................30 
2.6 Lược khảo các nghiên cứu trước: ........................................................................31 
2.7 Tóm tắt CHƯƠNG 2: ..........................................................................................32 
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................34 
3.1 Quy trình nghiên cứu:..........................................................................................34 
3.2 Thu thập, xử lý dữ liệu: .......................................................................................36 
3.3 Kiểm định Chi-bình phương: ..............................................................................38 
3.4 Hồi quy tuyến tính đơn:.......................................................................................39 
3.3 Tóm tắt CHƯƠNG 3: ..........................................................................................43 
CHƯƠNG 4: THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ DỮ LIỆU KHẢO SÁT .......45 
4.1 Thu thập dữ liệu:..................................................................................................45 
4.1.1 Thiết kế bảng câu hỏi: ..................................................................................45 
4.1.2 Phương thức gửi và nhận bảng câu hỏi khảo sát:.........................................45 
4.1.3 Kiểm tra thử và kiểm định độ tin cậy của thông tin khảo sát:......................45 
4.1.4 Xác định cỡ mẫu khảo sát: ...........................................................................47 
4.2 Trình tự và phương pháp kiểm tra sơ bộ: ............................................................48 
4.2.1 Xác định các nhân tố liên quan đến chủ đầu tư trong thực hiện dự án đầu tư
xây dựng cơng trình:..............................................................................................48 
4.2.2 Khảo sát sơ bộ: .............................................................................................51 
4.2.3 Khảo sát chính thức: .....................................................................................57 
4.3 Phân tích kết quả khảo sát: ..................................................................................60 

4.3.1 Phân tích kết quả khảo sát theo thời gian cơng tác: .....................................60 
4.3.2 Phân tích kết quả người được khảo sát theo số dự án đã thực hiện: ............61 
4.3.3 Phân tích kết quả người được khảo sát theo vai trị cơng tác hiện tại:.........63 
4.4 Kiểm định thang đo: ............................................................................................64 
4.5 Đánh giá mối liên hệ giữa các cặp kết hợp của biến khảo sát:............................65 
4.6 Tóm tắt CHƯƠNG 4: ..........................................................................................68 


CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH YẾU TỐ NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA
CHỦ ĐẦU TƯ Ở CƠ SỞ LIÊN QUAN QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG................70 
5.1 Các yếu tố cần thiết để nâng cao năng lực của chủ đầu tư ở cấp cơ sở: .............70 
5.2 Kiểm định Chi – bình phương:............................................................................70 
5.3 Phân tích hồi quy đơn biến:.................................................................................77 
5.3.1 Yếu tố nâng cao năng lực của chủ đầu tư NCC01. ảnh hưởng đến các yếu tố
liên quan chủ đầu tư tác động đến kết quả thực hiện dự án xây dựng: .................78 
5.3.2 Yếu tố nâng cao năng lực của chủ đầu tư NCC02. ảnh hưởng đến các yếu tố
liên quan chủ đầu tư tác động đến kết quả thực hiện dự án xây dựng: .................84 
5.3.3 Yếu tố nâng cao năng lực của chủ đầu tư NCC04. ảnh hưởng đến các yếu tố
liên quan chủ đầu tư tác động đến kết quả thực hiện dự án xây dựng: .................88 
5.3.4 Yếu tố nâng cao năng lực của chủ đầu tư NCC06. ảnh hưởng đến các yếu tố
liên quan chủ đầu tư tác động đến kết quả thực hiện dự án xây dựng: .................91 
5.3.5 Yếu tố nâng cao năng lực của chủ đầu tư NCC07. ảnh hưởng đến các yếu tố
liên quan chủ đầu tư tác động đến kết quả thực hiện dự án xây dựng: .................95 
5.3.6 Yếu tố nâng cao năng lực của chủ đầu tư NCC01. ảnh hưởng đến các yếu tố
liên quan chủ đầu tư tác động đến kết quả thực hiện dự án xây dựng: .................99 
5.4 Tóm tắt CHƯƠNG 5: ........................................................................................103 
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................106 
6.1 Kết luận các vấn đề nghiên cứu:........................................................................106 
6.2 Các kiến nghị để nâng cao năng lực quản lý của chủ đầu tư ở cấp chính quyền
cơ sở trong cơng tác quản lý dự án xây dựng địa phương: .....................................108 

6.3 Đánh giá hạn chế của nghiên cứu:.....................................................................110 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................112 
PHỤ LỤC ....................................................................................................................114 


CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Các bước cơ bản trong thực hiện nghiên cứu..................................................7 
Hình 2. 1: Mơ hình quản lý dự án xây dựng. ................................................................21 
Hình 3.1: Sơ đồ nghiên cứu...........................................................................................35 
Hình 3.2: Mơ tả các giả định cần thiết trong phân tích hồi quy. ...................................40 
Hình 4.1: Mơ hình phân tích thống kê kết quả khảo sát................................................46 
Hình 4.2: Tỷ lệ % người khảo sát phân bố theo năm công tác trong xây dựng. ...........61 
Hình 4.3: Tỷ lệ % theo số lượng dự án mà người được khảo sát đã tham gia thực hiện.
.......................................................................................................................................62 
Hình 4.4: Tỷ lệ % vai trị cơng tác hiện tại của người được khảo sát. ..........................63 


CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Cách tính điểm các xã miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa ....................10 
Bảng 2.2: Cách tính điểm các xã đồng bằng .................................................................11 
Bảng 2.3: Cách tính điểm các phường và thị trấn .........................................................11 
Bảng 3.1: Mã hoá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến chủ đầu tư đến kết
quả thực hiện dự án xây dựng. ......................................................................................36 
Bảng 4.1: Các yếu tố liên quan Chủ đầu tư dự án (qua khảo sát sơ bộ) .......................50 
Bảng 4.2: Các yếu tố cần thiết để nâng cao năng lực Chủ đầu tư dự án (qua khảo sát sơ
bộ)..................................................................................................................................50 
Bảng 4.3: Kết quả khảo sát thử nghiệm các yếu tố ảnh hưởng kết quả dự án. .............52 
Bảng 4.4: Kết quả khảo sát thử nghiệm các yếu tố nâng cao năng lực .........................53 
Bảng 4.6: Kết quả tổng hợp đóng góp ý kiến về các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả dự án
liên quan đến năng lực quản lý của chủ đầu tư ở cấp cơ sở. .........................................56 

Bảng 4.6: Kết quả tổng hợp ý kiến đóng góp qua khảo sát thử nghiệm đối với các yếu
tố cần thiết để nâng cao năng lực quản lý của chủ đầu tư ở cấp cơ sở..........................56 
Bảng 4.7: Kết quả thống kê qua khảo sát chính thức. ...................................................59 
Bảng 4.8: Kết quả thống kê qua khảo sát chính thức. ...................................................60 
Bảng 4.9: Số người tham gia khảo sát trả lời hợp lệ. ....................................................60 
Bảng 4.10: Thời gian công tác liên quan đến lĩnh vực xây dựng..................................61 
Bảng 4.11: Số lượng dự án người khảo sát đã tham gia thực hiện................................62 
Bảng 4.12: Vai trị cơng tác hiện nay của người được khảo sát....................................63 
Bảng 4.13: Bảng kết quả tính tốn hệ số Cronbach Alpha............................................64 
Bảng 4.14: Bảng kết quả tính tốn hệ số Cronbach Alpha tổng thể. ............................65 
Bảng 4.15: Bảng kết quả tính tốn hệ số Cronbach Alpha............................................65 
Bảng 4.16: Bảng kết quả tính toán hệ số Cronbach Alpha tổng thể. ............................65 
Bảng 4. 17: Sắp xếp các nguyên nhân ảnh hưởng theo giá trị trung bình.....................66 
Bảng 4. 18: Sắp xếp các yếu tố cần nâng cao năng lực theo giá trị trung bình.............66 
Bảng 4. 19: Tần suất của các biểu hiện của biến ảnh hưởng theo vị trí cơng tác..........67 
Bảng 4. 20: Tần suất biểu hiện của biến cần nâng cao năng lực theo vị trí cơng tác....68 
Bảng 5.1: NCC01. * Vi tri cong tac ..............................................................................71 
Bảng 5.2: NCC02. * Vi tri cong tac ..............................................................................72 
Bảng 5.3: NCC04. * Vi tri cong tac ..............................................................................73 
Bảng 5.4: NCC07. * Vi tri cong tac ..............................................................................74 


Bảng 5.5: NCC06. * Vi tri cong tac ..............................................................................75 
Bảng 5.6: NCC08. * Vi tri cong tac ..............................................................................76 
Bảng 5.7: Thông tin hệ số hồi quy theo phương pháp OLS giữa NCC01. và CDT02..78 
Bảng 5.8: Thông tin hệ số hồi quy theo phương pháp OLS giữa NCC01. và CDT04..79 
Bảng 5.9: Thông tin hệ số hồi quy theo phương pháp OLS giữa NCC01. và CDT06..79 
Bảng 5.10: Thông tin hệ số hồi quy theo phương pháp OLS giữa NCC01. và CDT06.
.......................................................................................................................................80 
Bảng 5.11: Kết quả phân tích từ PASW, tổng hợp xây dựng phương trình hồi quy và

giải thích ý nghĩa. ..........................................................................................................84 
Bảng 5.12: Kết quả phân tích từ PASW, tổng hợp xây dựng phương trình hồi quy và
giải thích ý nghĩa. ..........................................................................................................88 
Bảng 5.13: Kết quả phân tích từ PASW, tổng hợp xây dựng phương trình hồi quy và
giải thích ý nghĩa. ..........................................................................................................91 
Bảng 5.14: Kết quả phân tích từ PASW, tổng hợp xây dựng phương trình hồi quy và
giải thích ý nghĩa. ..........................................................................................................95 
Bảng 5.15: Kết quả phân tích từ PASW, tổng hợp xây dựng phương trình hồi quy và
giải thích ý nghĩa. ..........................................................................................................99 
Bảng 5.16: Kết quả phân tích từ PASW, tổng hợp xây dựng phương trình hồi quy và
giải thích ý nghĩa. ........................................................................................................102 


Trang 1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Khái quát tình hình công tác thực hiện dự án đầu tư xây dựng ở cấp cơ sở:
Kinh tế thế giới năm 2010 mặc dù đang phục hồi sau khủng hoảng tài chính tồn
cầu và có những chuyển biến tích cực, song nhìn chung chưa thực sự ổn định và còn
tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi tác động đến kinh tế nước ta. Một số nền kinh tế lớn mặc
dù vừa phục hồi sau khủng hoảng tài chính tồn cầu nhưng đang tiềm ẩn nhiều yếu tố
rủi ro và bất ổn. Ở trong nước, lạm phát tăng cao, thời tiết diễn biến phức tạp, dịch
bệnh xảy ra trên cây trồng, vật nuôi. Và Kinh tế - xã hội nước ta sáu tháng đầu năm
2011 diễn ra trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức. Giá các hàng hóa chủ yếu
trên thị trường thế giới biến động theo chiều hướng tăng. Những yếu tố bất lợi trên đã
tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh và gây ảnh hưởng không nhỏ đến
đời sống dân cư.
Chương trình 135 giai đoạn 2006–2010 (Giai đoạn II) được thực hiện trên địa
bàn 50 tỉnh với 369 huyện, 1958 xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an tồn khu và
3274 thơn bản đặc biệt của 1291 xã khu vực II với số vốn ngân sách trung ương cấp 14

nghìn tỷ đồng. Đến nay Chương trình cơ bản kết thúc, theo báo cáo sơ bộ, tổng vốn
giải ngân của Chương trình 135 giai đoạn II đạt 97,1% tổng vốn đầu tư. (Error!
Hyperlink reference not valid.)
Đầu tư cho xây dựng nông thôn mới đang là chủ trương lớn của Đảng và Nhà
nước. Cụ thể như, ở Lâm Đồng, ngồi xã Tân Hội được Bộ Nơng nghiệp và Phát triển
nông thôn (NN-PTNT) đầu tư xây dựng mô hình điểm cịn có 11 xã được Ủy ban nhân
dân (UBND) tỉnh chọn và đầu tư trong giai đoạn từ nay tới năm 2020. Sau gần 2 năm
triển khai, Chương trình Xây dựng nơng thơn mới ở xã Tân Hội đã được Nhà nước đầu
tư 10,62 tỷ đồng để thi cơng 9 hạng mục cơng trình; 11 xã điểm của tỉnh cũng đã được
UBND tỉnh đầu tư 11 tỷ đồng (mỗi xã 1 tỷ đồng) để đầu tư quy hoạch dân cư, quy
hoạch sử dụng đất, hạ tầng nông thôn … Qua đánh giá của Sở NN-PTNT tỉnh cho thấy
như sau: Tuy không ngừng được tăng cường cả về số lượng lẫn chất lượng nhằm nâng
cao năng lực quản lý và thực hiện chủ trương cơng chức hóa cán bộ cấp xã, song chất
lượng của đội ngũ này hiện vẫn rất thấp so với yêu cầu thực thi nhiệm vụ. Còn theo
UBND thành phố Bảo Lộc, hiện tại thành phố có 5 xã và 165 cán bộ xã thì cũng chỉ có
52 người đạt tiêu chuẩn cơng chức, 58 người có trình độ chun mơn trung cấp và 5
người có trình độ đai học. Do đó, với trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ cấp xã
còn thấp và chưa đáp ứng được với nhiệm vụ là chủ đầu tư các cơng trình, hạng mục
cơng trình được Nhà nước cấp vốn cũng như vận động và tổ chức cho nhân dân tham
gia (vốn, đất đai, kinh nghiệm …) xây dựng nông thôn mới. (Error! Hyperlink
reference not valid.)
Năm 2008, Yên Bái có 53 xã được phân cấp làm chủ đầu tư, chủ yếu là các hạng
mục lập quy hoạch tổng thể cơ sở hạ tầng giai đoạn 2006 - 2010, xây dựng nhà sinh
hoạt cộng đồng. Năm 2009 và 2010, tỉnh Yên Bái giao xã làm chủ đầu tư các dự án hỗ
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG


Trang 2

trợ phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu của các thôn bản đặc biệt khó

khăn thuộc các xã khu vực II, hỗ trợ các dịch vụ cải thiện nâng cao đời sống, trợ giúp
pháp lý, nâng cao nhận thức pháp luật và vốn duy tu bảo dưỡng các cơng trình sau đầu
tư. Các cơng trình tại xã: đã đầu tư 172 km đường, xây dựng 28 cơng trình cầu cống,
ngầm với tổng chiều dài 2.478 m; sửa chữa, làm mới kênh mương, 60 công trình đập
giữ nước phục vụ nước tưới cho 1.745 ha; đầu tư 23 cơng trình điện, chiều dài đường
dây 53,38 km; xây dựng 16 cơng trình với 45 phịng học và nhà ở cho giáo viên và học
sinh ...
Trong số các cơng trình do cấp xã làm chủ đầu tư, nhiều cơng trình hồn thành
đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, bảo đảm giải ngân trong kế hoạch niên độ vốn. Tuy
nhiên, khá phổ biến là các cơng trình thường chậm về tiến độ, từ chọn lựa cơng trình,
ra quyết định đầu tư, lựa chọn tư vấn thiết kế, trình duyệt hồ sơ tới chọn lựa nhà thầu,
tổ chức thi cơng ... Những hạn chế trên có ngun nhân trực tiếp, chủ quan, chủ yếu là
do trình độ chun mơn, năng lực cán bộ xã, thôn bản và cộng đồng cịn yếu trong khi
thủ tục đầu tư nhiều quy trình với các quy định pháp luật khắt khe.
( />__quan_ly_to_chuc_thuc_hien_Chuong_trinh_135.htm)
Theo kết quả kiểm tra thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng tại hai thành phố
lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh, thì phần lớn ở các dự án đều phát sinh thủ tục và kéo
dài thời gian so với quy định. Thực tế cho thấy trong số các thủ tục phát sinh, có nhiều
thủ tục do chủ đầu tư gây ra, một số thủ tục do các thành phố đặt ra trái với quy định
của Chính phủ, một số thủ tục phát sinh do các văn bản quy phạm pháp luật quy định
không rõ ràng hoặc mâu thuẫn nhau. Nhiều thủ tục đã được phân cấp cho chủ đầu tư
và làm ở giai đoạn sau, không yêu cầu phải làm khi thẩm định thiết kế cơ sở, nhưng
chủ đầu tư vẫn tự làm và nộp cho cơ quan thẩm định thiết kế cơ sở. Loại thủ tục, giấy
tờ này có ở hầu hết các dự án và chiếm tỷ lệ lớn, trung bình 40% tổng số thủ tục, có
nhiều dự án, các thủ tục này chiếm tới 50%. ( />nlnt/module/print/print.asp?id=78&type= news&langid=1)
1.2 Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện cơng tác quản lý dự án đầu tư xây
dựng ở địa phương:
1.2.1 Về nhân sự thực hiện công tác quản lý dự án:
Từ năm 1986 thực hiện công cuộc đổi mới, quản lý dự án bắt đầu phát triển ở
Việt Nam trong mọi ngành nghề, đặc biệt trong ngành xây dựng. Song hiện nay kinh

nghiệm và hiểu biết về quản lý dự án tiên tiến của các kỹ sư Việt Nam khơng đáp ứng
được u cầu thời đại. Điển hình rõ nét nhất là các dự án lớn, phức tạp đều được quản
lý bởi các công ty quản lý dự án nước ngoài. Một vài dự án lớn cũng được quản lý bởi
các công ty trong nước, tuy nhiên đã bộc lộ ra nhiều yếu kém, khuyết điểm và sai sót
làm cho chủ đầu tư và các cấp chính phủ hồi nghi khả năng quản lý của người Việt
Nam.

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG


Trang 3

Hiện nay trên thị trường quản lý dự án các cơng ty lớn, có tên tuổi đều là các
cơng ty nước ngồi như cơng ty Delta của Mỹ, CDW của Hà Lan, Nippon Koei của
Nhật, … Các công ty nước ngoài chiếm thị phần áp đảo cho các dự án lớn, phức tạp,
địi hỏi cơng nghệ và chất lượng cao. Các cơng ty hoặc những phịng chun biệt về
quản lý dự án trong nước hướng vào thị trường nội địa có vốn đầu tư của nhà nước,
nơi các cơng ty có vốn nước ngồi khơng được phép tham gia. Các bộ phận trong nước
gói gọn hoạt động trong một mảng thị trường nhỏ hẹp và khơng có điều kiện đương
đầu với những thách thức mới trong quản lý dự án. Điều đó làm cho các bộ phận này
khó có khả năng nâng cao trình độ, tích luỹ kinh nghiệm và hạn chế năng lực cạnh
tranh với các đối thủ nước ngoài khi tham gia các dự án lớn.
Cùng sự phát triển của ngành xây dựng, các dự án ngày một gia tăng. Những yêu
cầu cao của dự án đòi hỏi kỹ năng quản lý phải được nâng lên một bước mới. Các
cơng ty nước ngồi hội tụ đầy đủ các điều kiện về kinh nghiệm, công nghệ, nguồn vốn
tiếp tục chiếm ưu thế hơn các công ty trong nước. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO
các công ty trong nước mất dần thị phần vào tay các công ty nước ngồi. Các cơng ty
trong nước cùng lúc phải đương đầu với 2 khó khăn: cạnh tranh giữa các cơng ty trong
nước, nâng cao công nghệ quản lý dự án để cạnh tranh với các cơng ty nước ngồi.
Điều đó cũng làm nản lịng các cơng ty trong nước.

Một đặc điểm quan trọng trong quản lý dự án là kỹ năng quản lý được củng cố và
tích lũy cùng sự phát triển của dự án, trực tiếp vượt qua các thử thách của dự án. Đối
với các dự án lớn, quan trọng ở Việt Nam hầu hết đều do các cơng ty nước ngồi đảm
nhiệm. Ý thức được ưu thế của các cơng ty nước ngồi, các cơng ty trong nước không
thường nghiên cứu những ảnh hưởng mới trong quản lý dự án mà đi theo những
phương pháp quản lý sẵn có một cách thụ động. Nó gây cản trở lớn cho các cơng ty
này trong q trình mở rộng phạm vi hoạt động. Quy mô dự án càng lớn, phạm vi hoạt
động càng rộng các công ty càng lúng túng trong vấn đề kiểm soát và thiết lập hệ
thống quản lý. Bên cạnh đó khơng có sự liên kết giữa các công ty trong nước để tăng
sức mạnh trong lĩnh vực quản lý dự án cạnh tranh với các đối thủ nước ngồi. Vì vậy
khoảng cách về trình độ quản lý dự án giữa các công ty trong nước với các cơng ty
nước ngồi ngày một cách xa. ( />Tab=115&Tinso=4143)
1.2.2 Về chủ trương đầu tư cho cơ sở:
Theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4-6-2010 của Thủ tướng Chính phủ,
nguồn vốn thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới được huy động từ ngân
sách trung ương và địa phương; vốn tín dụng; vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã, các
loại hình kinh tế khác và huy động đóng góp từ cộng đồng dân cư. Cơ chế hỗ trợ theo
nguyên tắc: Hỗ trợ 100% từ ngân sách trung ương cho công tác quy hoạch; đường giao
thông tới trung tâm xã; xây dựng trụ sở xã, trường học đạt chuẩn, trạm y tế xã, nhà văn
hóa xã; kinh phí cho cơng tác đào tạo kiến thức về xây dựng nông thôn mới cho cán bộ
xã, cán bộ thôn bản, cán bộ hợp tác xã. Hỗ trợ một phần từ ngân sách trung ương cho
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG


Trang 4

xây dựng cơng trình cấp nước sinh hoạt, thốt nước thải khu dân cư; đường giao thơng
nơng thơn, xóm, kênh mương nội đồng ...
Cơ chế huy động vốn là thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình
mục tiêu quốc gia; các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn như

chương trình giảm nghèo; chương trình quốc gia về việc làm; chương trình nước sạch
và vệ sinh mơi trường nơng thơn; chương trình phịng, chống tội phạm; chương trình
dân số và kế hoạch hóa gia đình; chương trình giáo dục đào tạo; chương trình 135; dự
án trồng mới 5 triệu héc-ta rừng; hỗ trợ đầu tư trụ sở xã…
Các địa phương được huy động tối đa nguồn lực của địa phương mình để tổ chức
triển khai chương trình. Tiền thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất (sau
khi đã trừ đi chi phí) để lại cho ngân sách xã, ít nhất 70% thực hiện các nội dung xây
dựng nông thơn mới. Ngồi ra, địa phương được huy động vốn đầu tư của doanh
nghiệp đối với các cơng trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; doanh nghiệp được
vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương được ngân sách nhà nước hỗ trợ sau đầu tư và được hưởng ưu đãi đầu tư theo
quy định của pháp luật.
Các nguồn vốn khác cũng có thể được sử dụng cho chương trình xây dựng nơng
thơn mới như khoản viện trợ khơng hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư. Riêng các khoản đóng góp theo nguyên tắc
tự nguyện của nhân dân trong xã cho từng dự án cụ thể sẽ do hội đồng nhân dân xã
thông qua. ( />News?contentId=6244)
1.2.3 Về công tác giám sát đầu tư cộng đồng:
Theo Điều 2 của Quyết định 80/2005/QĐ-TTg nêu lên mục tiêu của giám sát đầu
tư cộng đồng: 1. Góp phần đảm bảo hoạt động đầu tư phù hợp với các quy hoạch
được duyệt, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và có hiệu quả kinh tế - xã
hội cao; 2. Phát hiện, ngăn chặn để xử lý kịp thời các hoạt động đầu tư không đúng
quy hoạch, sai quy định; các việc làm, gây lãng phí, thất thốt vốn và tài sản nhà
nước, ảnh hưởng xấu đến chất lượng cơng trình, xâm hại lợi ích của cộng đồng. Tuy
nhiên, Ban giám sát đầu tư cộng đồng không phát huy được vai trị do thiếu thơng tin
dự án, hồ sơ thiết kế, sự hiểu biết của người được đề cử trong ban giám sát, …
Thực tiễn tồn tại cho thấy, lực lượng cán bộ đảm nhiệm vai trò trưởng các đoàn
thể và mặt trận phần lớn cán bộ chưa được đào tạo chun mơn nghiệp vụ, có nơi có
lúc bố trí cán bộ có khuyết điểm, chế độ đãi ngộ cho cán bộ cấp cơ sở nói chung chưa
ngang bằng, phù hợp với mức sống hiện nay nên chưa thu hút được những người có

trình độ chun mơn tham gia và tất nhiên chưa thực sự đảm đương được nhiệm vụ
quan trọng nêu trên. Mặt khác, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng lại do Mặt trận Tổ
quốc quản lý, hướng dẫn mọi hoạt động, về quy định pháp luật đã quy định nhưng
thực tế khơng có cơ sở hoạt động hiệu quả.
1.3 Cơ sở hình thành đề tài:
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG


Trang 5

Hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn (dưới đây gọi là cấp cơ sở) là một
khâu quan trọng để củng cố hệ thống chính trị thật sự là trụ cột vững chắc của chế độ
ta, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa cho sự phát triển đất nước. Trong hệ thống
chính quyền 4 cấp ở nước ta, cấp cơ sở là cấp rất quan trọng. Cấp cơ sở là cấp chấp
hành, là cầu nối trực tiếp tồn bộ hệ thống chính trị với dân, hằng ngày tiếp xúc và làm
việc với dân, nắm bắt và phản ánh tâm tư, nguyện vọng của dân, tổ chức và vận động
nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước, phát huy
mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức tốt cuộc sống dân cư.
Việc phân cấp trong quản lý đầu tư xây dựng cơng trình thực hiện theo Luật Xây
dựng đáp ứng phù hợp với xu thế phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong thời
kỳ kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong đầu tư xây dựng cơ bản, riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân
dân thành phố phân cấp cho Ủy ban nhân dân quận – huyện quyết định đầu tư và tổ
chức thực hiện đối với các dự án nhóm C do các đơn vị trực thuộc các quận – huyện
làm chủ đầu tư, sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước của thành phố [21]. Do đó
quy định, Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn có thể được giao nhiệm vụ chủ đầu tư
thực hiện được dự án nhóm C.
Theo quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng hiện nay [10], dự án nhóm C:
đối với các cơng trình xây dựng trường phổ thơng nằm trong quy hoạch có tổng mức
đầu tư đến 75 tỷ đồng; cơng trình thủy lợi, giao thơng, cấp thốt nước và cơng trình hạ

tầng kỹ thuật có tổng mức đầu tư đến 50 tỷ đồng; cơng trình y tế, văn hóa, giáo dục,
thể dục thể thao … có tổng mức đầu tư đến 30 tỷ đồng. Nhưng thực tế hiện nay, Ủy
ban nhân dân quận, huyện phân cấp cho cấp cơ sở làm chủ đầu tư các cơng trình đầu
tư xây dựng cơ bản có tổng mức đầu tư dưới 03 tỷ đồng, tổng mức đầu tư còn rất
khiêm tốn so với phân cấp cho cơ sở của Ủy ban nhân dân thành phố.
Thực hiện chủ trương thí điểm khơng tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận,
phường trên địa bàn cả nước kể từ ngày 25/4/2009 (cho đến khi Quốc hội chấm dứt
việc thực hiện thí điểm) có 67 huyện, 32 quận và 483 phường của 10 tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương, riêng tại thành phố Hồ Chí Minh có 19 quận và 259 phường
[30 và 31]. Do đó vai trị giám sát của Hội đồng nhân dân đối với hoạt động của Ủy
ban nhân dân tại các nơi thí điểm khơng cịn nữa, thay vào đó là phát huy vai trị giám
sát của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở cơ sở.
Thực tế đã giao quyền giám sát tất cả các hoạt động của chính quyền cơ sở cho
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể (gồm: Hội Cựu Chiến binh, Hội Nơng dân, Hội Liên
hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Cơng đồn cơ sở
cơ quan) nhưng việc đầu tư về con người để đảm nhận vai trị đó chưa được đầu tư
tương xứng với vai trò được giao, bằng chứng là những con người trước đây đang đảm
đương nhiệm vụ khi còn vai trị của Hội đồng nhân dân do đó cịn nhiều hạn chế trong
quá trình thực hiện.

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG


Trang 6

Đơn vị phường lại là nơi diễn ra quá trình đơ thị hóa nhanh, đặc biệt là các quận
huyện ven thành phố, các thành phố thị xã ven của tỉnh, nên việc đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng, hạ tầng kỹ thuật là hết sức cần thiết và cấp bách đáp ứng các hoạt động văn
hóa xã hội, an sinh xã hội, đặc biệt phục vụ phát triển kinh tế địa phương.
Do yêu cầu về hiệu quả kinh tế, hiệu quả chính trị của dự án xây dựng, nên việc

ứng dụng công nghệ mới, hiểu rõ về môi trường dự án và phù hợp chính sách, chủ đầu
tư cần áp dụng phù hợp để thực hiện thành công dự án xây dựng.
1.4 Mục tiêu và đóng góp dự kiến của nghiên cứu:
Làm gì để nâng cao chất lượng cơng trình xây dựng? Tốc độ đơ thị hóa nhanh,
mạnh, gắn với hàng loạt cơng trình được khởi cơng xây dựng là tiền đề quan trọng
phục vụ sản xuất, đời sống và phát triển kinh tế. Chất lượng các công trình xây dựng
có tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế bền vững và đời sống con người.
Từ những cơ sở nêu trên đã hình thành nên đề tài “Nghiên cứu đề xuất nâng cao
năng lực của chủ đầu tư ở cấp chính quyền cơ sở trong cơng tác quản lý dự án xây
dựng địa phương”. Đề tài tập trung giải quyết những nội dung sau:
- Nhận dạng, xác định các yếu tố liên quan đến chủ đầu tư ở cấp chính quyền cơ
sở ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện dự án xây dựng ở địa phương.
- Phân tích, đánh giá các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý dự án
xây dựng ở địa phương do năng lực quản lý của chủ đầu tư ở cấp chính quyền cơ sở.
- Đánh giá sự ảnh hưởng của mỗi yếu tố, đề xuất biện pháp nâng cao năng lực
quản lý dự án xây dựng ở cấp cơ sở để đáp ứng yêu cầu tốc độ đơ thị hóa nhanh, mạnh
như hiện nay đồng thời đảm bảo hiệu quả dự án.
- Kiến nghị các cấp trên cơ sở tạo môi trường điều kiện và phân cấp mạnh hơn về
mức vốn cũng như quy mô dự án đầu tư xây dựng cho cơ sở thực hiện góp phần xây
dựng cơng trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu phân tích các yếu tố liên quan đến chủ đầu tư ở cấp cơ sở tác động
đến việc thực hiện dự án xây dựng theo quy định hiện nay (thiết kế - đấu thầu - thi
công) và đề xuất các yếu tố cần thiết để nâng cao năng lực quản lý của chủ đầu tư ở
cấp chính quyền cơ sở trong quản lý dự án xây dựng ở địa phương; thông qua nghiên
cứu trước đây, tham khảo các tài liệu, bài báo khoa học, quy định pháp lý có liên quan,
rút ra những nhận định để kiến nghị, áp dụng vào thực tiễn ở cơ sở.
- Dữ liệu được rút ra từ bảng câu hỏi khảo sát thông qua việc sử dụng email hoặc
trực tiếp khảo sát đối với những người công tác trong lĩnh vực xây dựng, đặc biệt chú
trọng những người là chủ đầu tư cơng trình xây dựng ở cấp cơ sở. Phạm vi điều tra

khảo sát của nghiên cứu chủ yếu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Nội dung nghiên cứu chỉ đạt được kết quả khi nhận được sự nhiệt tình tham gia
của những chuyên gia, những người có kinh nghiệm trong ngành xây dựng tham gia
chia sẽ kinh nghiệm qua bảng câu hỏi khảo sát để cung cấp thông tin liên quan đến

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG


Trang 7

công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng, đặc biệt là của chủ đầu tư ở cấp chính quyền
cơ sở trong q trình đơ thị hóa hiện nay.
1.6 Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu góp phần giải quyết vấn đề thực tiễn ở cơ sở trong ngành xây
dựng, chủ yếu liên quan đến vấn đề quản lý dự án đầu tư xây dựng ở cấp cơ sở (cấp
xã, phường, thị trấn) góp phần làm tốt nhiệm vụ xây dựng hạ tầng cơ sở hạ tầng kỹ
thuật, phụ vụ nhu cầu phát triển kinh tế nói chung và q trình đơ thị hóa hiện nay nói
riêng. Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu này gồm: sử dụng bảng câu hỏi
khảo sát, trao đổi phỏng vấn những người trực tiếp làm việc ở cơ sở, kiểm định mối
liên hệ giữa các yếu tố liên quan chủ đầu tư ở cơ sở, xây dựng mơ hình hồi quy tuyến
tính đơn biến để nhận định đánh giá phân tích các yếu tố, đề xuất nâng cao năng lực
quản lý của chủ đầu tư ở cấp chính quyền cơ sở để thực hiện có hiệu quả cơng tác quản
lý dự án xây dựng ở địa phương được trình bày ở Hình 1.1.
Nhận dạng các yếu tố chính
liên quan đến chủ đầu tư ảnh
hưởng kết quả thực hiện dự
án xây dụng.

Nhận dạng các biện pháp góp
phần nâng cao năng lực quản

lý dự án xây dựng của chủ đầu
tư ở cấp cơ sở.

Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát và tiến
hành khảo sát.

Phân tích, xếp hạng các yếu tố.

Kiểm định Chi – bình phương
về tính độc lập.

Phân tích Hồi quy tuyến tính
đơn biến

Kết luận và kiến nghị
Hình 1.1: Các bước cơ bản trong thực hiện nghiên cứu.
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG


Trang 8

1.7 Tóm tắt CHƯƠNG 1:
Nội dung Chương 1 nêu khái qt tình hình thực hiện cơng tác đầu tư xây dựng ở
cơ sở và nhận định, đánh giá tình hình thực hiện cơng tác quản lý dự án đầu tư xây
dựng ở địa phương. Trình bày cơ sở hình thành đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên
cứu, phương pháp nghiên cứu.
Đơn vị phường lại là nơi diễn ra q trình đơ thị hóa nhanh, đặc biệt là các quận
huyện ven thành phố, các thành phố thị xã ven của tỉnh, nên việc đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng, hạ tầng kỹ thuật là hết sức cần thiết và cấp bách đáp ứng các hoạt động văn
hóa xã hội, an sinh xã hội, đặc biệt phục vụ phát triển kinh tế địa phương.

Do yêu cầu về hiệu quả và kinh tế dự án xây dựng, nên việc ứng dụng công nghệ
mới, hiểu rõ về môi trường dự án và phù hợp chính sách, chủ đầu tư cần biết và áp
dụng phù hợp để thực hiện thành công dự án xây dựng.
Làm gì để nâng cao chất lượng cơng trình xây dựng? Chất lượng các cơng trình
xây dựng có tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế bền vững và đời sống con
người. Tốc độ đô thị hóa nhanh, mạnh, gắn với hàng loạt cơng trình được khởi công
xây dựng là tiền đề quan trọng phục vụ sản xuất, đời sống ở địa phương và phát triển
kinh tế khu vực.
Từ những cơ sở nêu trên đã hình thành đề tài “Nghiên cứu đề xuất nâng cao năng
lực của chủ đầu tư ở cấp chính quyền cơ sở trong công tác quản lý dự án xây dựng địa
phương”.
Để làm rõ thêm vấn đề nghiên cứu, nội dung Chương 2 của luận văn giới thiệu
tổng quan về đặc điểm chính quyền cơ sở và cơng tác quản lý dự án đầu tư xây dựng ở
cơ sở.

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG


Trang 9

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG Ở CƠ SỞ
Để làm cơ sở cho vấn đề cần nghiên cứu, trong Chương 2 tác giả trình bày những
nội dung cơ bản như sau:
+ Những đặc điểm cơ bản của chính quyền cấp cơ sở, đặc điểm và vai trò của
ngành công nghiệp xây dựng, một số nhận định về vấn đề quản lý dự án xây dựng hiện
nay ở cấp cơ sở;
+ Một số thuật ngữ và định nghĩa trong nghiên cứu;
+ Những công tácliên quan đến Chủ đầu tư trong xây dựng cơng trình;
+ Các u cầu, nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

+ Những kỹ năng cơ bản về quản lý;
+ Lược khảo các nghiên cứu trước.
2.1 Khái quát đặc điểm của chính quyền cấp cơ sở và đặc điểm ngành cơng
nghiệp xây dựng ở Việt Nam hiện nay:
2.1.1 Đặc điểm chung của chính quyền cơ sở:
2.1.1.1 Chính quyền địa phương cấp xã Việt Nam, xuất phát từ quá trình hình
thành và phát triển, xét ở góc độ chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền, chính quyền cơ
sở mang một số đặc trưng sau:
- Theo hệ thống thứ bậc thì chính quyền cấp xã gồm Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân, là cấp cuối cùng, thấp nhất trong hệ thống chính quyền 4 cấp;
- Chính quyền cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước, trực tiếp quản lý
nhân dân địa phương. Vì vậy, hoạt động cơng vụ chịu ảnh hưởng nhiều của phong tục
tập quán, lối sống riêng của mỗi địa phương lãnh thổ.
- Chính quyền cấp xã là cấp quản lý nhà nước có đầu mối quản lý trực tiếp nhất,
phức tạp nhất; là cấp có mối quan hệ trực tiếp giữa nhà nước và nhân dân, đại diện bộ
máy chính quyền Nhà nước giải quyết các vấn đề liên quan đến đời sống thường nhật
của người dân.
- Tuy nhiên hiện nay, Chính quyền cấp xã mặt bằng chung:
+ Quy mô cán bộ công chức quản lý hành chính nhà nước nhỏ và lẻ, thiếu cán
bộ, trình độ không đồng đều và chưa đáp ứng yêu cầu quản lý hành chính nhà nước ở
địa phương.
+ Phương tiện trang bị quản lý thiếu, chỉ mang tính phổ thơng.
+ Kinh phí hoạt động thường eo hẹp và khơng chủ động.
2.1.1.2 Theo quy định của Luật cán bộ công chức năm 2008, Cán bộ xã, phường,
thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ
theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí
thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân
Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG



Trang 10

nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Cán bộ cấp xã
có các chức vụ sau đây:
a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân (kể từ ngày 25/4/2009, một số cơ
sở khơng cịn 2 chức danh này);
c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
d) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
đ) Bí thư Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có
hoạt động nơng, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nơng dân Việt Nam);
h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Cơng chức cấp xã có các chức danh sau đây:
a) Trưởng Cơng an;
b) Chỉ huy trưởng Qn sự;
c) Văn phịng - thống kê;
d) Địa chính - xây dựng - đơ thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa
chính - nơng nghiệp - xây dựng và mơi trường (đối với xã);
đ) Tài chính - kế tốn;
e) Tư pháp - hộ tịch;
g) Văn hóa - xã hội.
2.1.1.3 Về phân loại đơn vị hành chính cấp xã (cấp xã, phường, thị trấn):
Theo Nghị định 159/2005/NĐ-CP: xã, phường, thị trấn được phân làm 3 loại đơn
vị hành chính (loại 1, loại 2 và loại 3). Các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn biên giới
và hải đảo là đơn vị hành chính cấp xã loại 1. Tiêu chí phân loại: Dân số; Diện tích và
Các yếu tố đặc thù.

Việc phân loại đơn vị hành chính cấp xã căn cứ vào khung điểm sau:
+ Xã, phường, thị trấn loại 1 có từ 221 điểm trở lên;
+ Xã, phường, thị trấn loại 2 có từ 141 đến 220 điểm;
+ Xã, phường, thị trấn loại 3 có từ 140 điểm trở xuống.
Số điểm để phân loại từng đơn vị hành chính cấp xã căn cứ vào tổng số điểm của
các tiêu chí, được tính theo quy định ở các Bảng 2.1 đến 2.3 như sau:
Bảng 2.1: Cách tính điểm các xã miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa

Xã miền núi, vùng cao,
vùng sâu, vùng xa

TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI
Dân số (nhân khẩu)
< 1.000 nhân khẩu
1.000 ÷ 2.000 nhân khẩu, cứ tăng 1.000
nhân khẩu được tính thêm 12 điểm.
> 2.000 nhân khẩu, cứ tăng 1.000 nhân

Điểm
45
46 ÷ 93
94 ÷ 200

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG


Trang 11

TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI
khẩu được tính thêm 11 điểm.

Bảng 2.1: Cách tính điểm các xã miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa (tt)
TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI
Diện tích (ha)
Điểm
Các yếu tố đặc thù
Xã thuộc khu vực I.
< 1.000 ha
30
1.000 ÷ 3.000 ha, cứ tăng 1.000
31 ÷ 50 Xã thuộc khu vực II.
ha được tính thêm 10 điểm.
> 3.000 ha, cứ tăng 1.000 ha
51 ÷ 100 Xã thuộc khu vực III.
được tính thêm 11 điểm.

Điểm
10
15
20

Bảng 2.2: Cách tính điểm các xã đồng bằng

Xã đồng bằng

TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI
Dân số (nhân khẩu)
< 2.000 nhân khẩu
2.000 ÷ 8.000 nhân khẩu, cứ tăng 1.000
nhân khẩu được tính thêm 11 điểm.
> 8.000 nhân khẩu, cứ tăng 1.000 nhân

khẩu được tính thêm 10 điểm.

Điểm
45
46 ÷ 111
112 ÷ 200

Bảng 2.2: Cách tính điểm các xã đồng bằng (tt)
TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI
Diện tích (ha)
Điểm
Các yếu tố đặc thù
Xã đặc biệt khó khăn vùng bãi
ngang ven biển và xã an tồn
< 500 ha
30
khu.
Xã có số lao động nơng - lâm 500 ÷ 2.500 ha, cứ tăng
1.000 ha được tính thêm 11
31 ÷ 52 ngư - diêm nghiệp ≤ 45% tổng
điểm.
số lao động tồn xã.
Xã có tỷ lệ thu ngân sách bình
> 2.500 ha, cứ tăng 1.000 ha
quân hàng năm đạt 100% kế
53 ÷ 100
được tính thêm 10 điểm.
hoạch, thu đạt thêm 10% được
tính thêm 02 điểm.


Điểm
20

10

5 ÷ 15

Bảng 2.3: Cách tính điểm các phường và thị trấn
Phường và thị trấn

TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI
Dân số (nhân khẩu)
< 3.000 nhân khẩu
3.000 ÷ 10.000 nhân khẩu, cứ tăng

Điểm
45
46 ÷ 115

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG


Trang 12

TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI
1.000 nhân khẩu được tính thêm 10
điểm.
> 10.000 nhân khẩu, cứ tăng 1.000 nhân
khẩu được tính thêm 09 điểm.


116 ÷ 200

Bảng 2.3: Cách tính điểm các phường và thị trấn (tt)
TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI
Diện tích (ha)
Điểm
Các yếu tố đặc thù
Phường và thị trấn miền núi,
vùng cao, vùng sâu, vùng xa và
< 500 ha
30
an toàn khu.
Phường thuộc đô thị loại đặc
biệt.
Phường thuộc đô thị loại I.
Phường thuộc đơ thị loại II.
500 ÷ 2.000 ha, cứ tăng 500
31 ÷ 60
Phường thuộc đơ thị loại III.
ha được tính thêm 10 điểm.
Phường thuộc đơ thị loại IV.
Thị trấn có vị trí trung tâm
huyện lỵ.
Phường, thị trấn có tỷ lệ thu
ngân sách bình quân hàng năm
> 2.000 ha, cứ tăng 500 ha
61 ÷ 100 đạt 100% kế hoạch, thu đạt
được tính thêm 08 điểm.
thêm 10% được tính thêm 02
điểm.


Điểm
20
20
15
10
08
05
10

5 ÷ 15

2.1.2 Đặc điểm ngành cơng nghiệp xây dựng:
Xây dựng có thể được xem như một ngành cơng nghiệp có tồn bộ sản phẩm là
những tịa nhà và những cơng trình bền vững. Đó chính là cơng việc nhận thầu của
ngành, nhận trách nhiệm tổ chức, di chuyển và kết hợp nhiều loại vật liệu và các bộ
phận thành phần để tạo thành một tịa nhà hoặc cơng trình khác. Sản phẩm do ngành
xây dựng nhận thầu cơ bản là dịch vụ di chuyển đất, vật liệu, kết hợp và quản lý tồn
bộ q trình. Trong phạm vi nhất định, dịch vụ và quản lý do ngành cung cấp tương tự
như đối với các loại hình xây dựng nên có thể coi xây dựng là một ngành công nghiệp.
[23, trang 23]
Sự quan trọng của ngành xây dựng trong nền kinh tế xuất phát từ ba đặc thù: thứ
nhất là quy mô của ngành; thứ hai là ngành cùng cấp các hàng hóa đầu tư; thứ ba,
chính phủ là khách hàng của phần lớn các cơng trình của ngành. [23, trang 11]
Hầu hết các nước trên thế giới, ngành xây dựng là một ngành quan trọng, chiếm
khoảng 3% đến 10% GDP – tỷ trọng này ở các nước đang phát triển thấp hơn ở các
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG


Trang 13


nước phát triển – và chiếm khảng 50% đến 60% trong việc hình thành tài sản cố định ở
phần lớn các nước.
Xây dựng là một ngành sản xuất hàng hóa đầu tư, có nghĩa là các sản phẩm
mới của nó được u cầu, khơng phải vì bản thân các sản phẩm này mà vì các hàng
hóa hoặc dịch vụ mà các sản phẩm này có thể tạo ra hoặc giúp cho tạo ra. Theo nghĩa
khác, sản phẩm của công nghiệp xây dựng là sự đầu tư hoặc hàng hóa đầu tư, vì giá trị
của chúng cao so với thu nhập của người mua.
Vai trò của khu vực nhà nước với tư cách là một khách hàng của ngành ở các
nước đang phát triển nhìn chung lớn hơn ở các nước phát triển, vì các cơ quan thuộc
chính phủ trung ương, địa phương đều chịu trách nhiệm cung cấp cơ sở hạ tầng.
Ba đặc thù trên – quy mô, ngành sản xuất hàng hóa đầu tư và tính phụ thuộc vào
chính phủ như là khách hàng – tạo nên chìa khóa của mối quan hệ qua lại giữa cơng
nghiệp xây dựng và ngành kinh tế. Quy mơ quan trọng vì những thay đổi sản lượng
công nghiệp ảnh hưởng vừa trực tiếp vừa gián tiếp đến mức tổng sản phẩm quốc gia,
điều đó cũng có nghĩa là những gì đang xảy ra với ngành công nghiệp xây dựng phải
là vấn đề đáng quan tâm của quốc gia. Nó rất lớn và quan trọng không thể coi thường
được. Là ngành cung cấp một khoảng một nữa đầu tư cố định của quốc gia, nếu sản
lượng của ngành giảm, tổng vốn đầu tư sẽ giảm và đầu tư là mối quan tâm sống còn
trong việc xem xét tiềm lực của quốc gia. Cung cấp một sản phẩm đầu tư phụ thuộc
nhiều vào các biến động về nhu cầu, vì hầu hết các sản phẩm của ngành sẽ được đặt
hàng chỉ khi có một số nhân tố khác thuận lợi. Vì tất cả các lý do này, thời điểm đầu tư
là một vấn đề phải lựa chọn và sẽ được quyết định bởi một số nhân tố vượt quá tầm
kiểm soát của ngành xây dựng. Cuối cùng, sự phụ thuộc vào chính phủ như một khách
hàng, có nghĩa là chính phủ có thể làm giảm nhu cầu của ngành bằng cách tác động lên
các dự án của chính phủ, cùng với việc kiểm sốt gián tiếp, chính phủ có thể tác động
đến tồn bộ q trình đầu tư thơng quan việc kiểm sốt tín dụng và lãi suất. [23, trang
12 - 13]
Các ảnh hưởng của công nghiệp xây dựng đối với nền kinh tế và ảnh hưởng của
nó đến cơng nghiệp xây dựng diễn ra ở tất cả các cấp và trong hầu hết các khía cạnh

của đời sống kinh tế. Tuy nhiên, có 4 vấn đề chính trong mối quan hệ gữa nền kinh tế
và ngành xây dựng là: (1) trong nhu cầu và sản lượng; (2) trong công việc và thu nhập;
(3) trong cán cân thanh toán; (4) trong mặt bằng giá. Tất cả các vấn đề này đều có liên
quan chặt chẽ với nhau. [23, trang 13]
Mỗi công ty xây dựng thường hoạt động trên một số thị trường chồng chéo nhau.
Có một vấn đề thường được đưa ra là vì sao nhà thầu khơng chun mơn hóa các loại
cơng tác. Một trong các nguyên nhân là do có giao động về nhu cầu đối với mọi loại
cơng trình và địa điểm cụ thể, nên nếu trong mong vào một thị trường thì rất mạo
hiểm. Một nguyên nhân khác là, mặc dù đối với một số loại cơng tác, vẫn có lợi thế
nếu chun mơn hóa về marketing và thi cơng, nhưng cơ bản về kỹ năng của nhà thầu
chính là quản lý một quá trình lắp ráp phức tạp, nếu nhà thầu thành công với một loại
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG


Trang 14

cơng trình thì cũng khá dễ dàng sử dụng kỹ năng của mình trong một loại cơng trình
tương tự. Một yếu tố cần xét nữa là, do các thị trường được xác định bởi phạm vi địa
lý cũng như hình thức và quy mơ cơng trình, nên khối lượng cơng việc có sẵn trên một
thị trường có thể tương đối ít. Một nhà thầu có thể sẽ dễ dàng vào một thị trường có
một loại sản phẩm hơn là vào một thị trường có các cơng trình với quy mơ khác nhau
rất nhiều, vì người quản lý được họ thuê chỉ có thể làm việc được với một quy mơ
cơng trình nhất định, sẽ khơng muốn quản lý một cơng trình có quy mơ nhỏ hơn hoặc
lớn hơn rất nhiều. Có thể nói quản lý là một trong những nguồn khan hiếm nhất của
ngành xây dựng, tầm quan trọng của quản lý với tư cách là một nguồn lực và những
vấn đề về tổ chức của nó có thể là một trong những lý do chính giải thích vì sao các
cơng ty xây dựng khơng có được quy mơ như những công ty sản xuất lớn. [23, trang
65]
2.1.3 Khái quát đặc điểm chủ đầu tư ở cấp cơ sở:
Chủ đầu tư xây dựng cơng trình là người sở hữu vốn hoặc là người được giao

quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng cơng trình. Với các dự án sử dụng ngân
sách Nhà nước, thì hầu hết các Chủ ðầu tý là ðõn vị hành chính hoặc sự nghiệp Nhà
nýớc. Có những ðõn vị từ khi thành lập ðến nay mới ðýợc là Chủ ðầu tý, có những ðõn
vị lại chuyên về những ngành dýờng nhý chẳng liên quan gì đến xây dựng cơ bản như
các ngành canh tác, nuôi trồng, đánh bắt hải sản hoặc các lĩnh vực khác, nay họ lại
được giao trọng trách là Chủ đầu tư.
Do năng lực của các Chủ đầu tư hạn chế nên việc thực hiện một số dự án đầu tư
xây dựng cơng trình cịn những tồn tại: dự án đầu tư thường phải điều chỉnh (cá biệt
cịn có những dự án điều chỉnh đến hơn 3 lần), tiến độ bị kéo dài nên phải điều chỉnh
giá và phải bổ sung chi phí đầu tư,… ( />aspx?distid=2165).
Chính sách, chế độ của nhà nước về xây dựng cơ bản ban hành chậm, thiếu,
không đồng bộ làm hạn chế việc thực hiện ở cấp các ngành ... Luật xây dựng được ban
hành từ năm 2003, Nghị định thực hiện (16/NĐ-CP) ban hành năm 2005 rồi lại sửa
đổi mới đây (112/NĐ-CP). Có những nội dung sửa đổi cũng không làm rõ bằng văn
bản trước đấy (ví dụ tại 16/NĐ-CP quy định rõ thời gian Thẩm định dự án gồm cả thời
gian Thẩm định thiết kế cơ sở đồng thời cũng nêu không rõ thời gian yêu cầu cho cơ
quan chức năng Thẩm định thiết kế cơ sở, nay 112/NĐ-CP sửa đổi giảm thời gian
giành cho Thẩm định thiết kế cơ sở nhưng lại không nhắc tới thời gian cho Thẩm định
dự án ...). Một điểm rất quan trọng mà 112/NĐ-CP thay đổi là những trường hợp được
phép điều chỉnh dự án đã không cịn yếu tố nhà nước thay đổi chính sách, đơn giá tiền
lương ... nhưng lại khơng hướng dẫn cách tính tốn khoản dự trù trượt giá. Điều này sẽ
rất khó khăn cho việc trình và phê duyệt Tổng mức đầu tư của dự án. Những bất cập
giữa Luật xây dựng, Luật đấu thầu, Luật doanh nghiệp ... cũng là những cản trở đến
việc Xây dựng và Vận hành hệ thống quản lý đầu tư của Bộ. Nguyên nhân khách quan

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG


×