Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Hoạt động ngoài giờ lên lớp Tuần 17

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.16 KB, 2 trang )

HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
TÌM HIỂU VÊ CÁC ANH HÙNG CỦA DÂN TỘC
I.Mục tiêu:
- Giúp các em tìm hiểu về các anh hùng của dân tộc.
- Biết được tiểu sử của một số anh hùng.
- Giáo dục HS lòng biết ơn các anh hùng đã hi sinh vì Tổ quốc.
II. Chuẩn bị : Tư liệu về các anh hùng
III.Các hoat động dạy - học
1.Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học.
2. Tìm hiểu về lai lịch của các anh hùng.
Tổ chức HS thảo luận nhóm 4
Câu hỏi :
Em hãy kể tên một số anh hùng và cho biết anh hùng đó quê ở đâu ? Hi sinh trong thời gian nào ?
Vì sao anh ( chị ) hi sinh ?
Học sinh làm việc theo nhóm.
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm bổ sung.
Giáo viên kết luận : Các anh hùng :
1. Kim Đồng : Chính tên là Nông Văn Dền, dân tộc Nùng, quê ở Cao Lạng . Tham gia cách
mạng, Kim Đồng tỏ ra rất dũng cảm và có nhiều mưu trí. Kim Đồng đã anh dũng khi đang làm nhiệm
vụ canh gác cho cán bộ họp năm 1943, lúc vừa tròn 15 tuổi.
2.Võ Thị Sáu:
Quê ở tỉnh Đồng Nai , chị làm nhiệm vụ điểu tra tình hình địch và tiếp tế cho chiến khu. Năm
1950 chị mang lựu đạn về giết một tên bán nước. Chị bị bọn đế quốc bắt giam. Ròng rã 3 năm trời,
chúng kìm kẹp dã man, dụ dỗ ngon ngọt, chị vẫn không hề nói nửa lời. Chị hy sinh tại Côn Đảo lúc
tròn 16 tuổi.
3. Lí Tự Trọng
Là con một gia đình quê ở Nghệ Tinh, bị khủng bố phải chạy sang Thái Lan và sinh anh ở đó.
Khoảng 10 tuổi anh được đưa sang Trung Quốc học và làm liên lạc. Năm 1929 anh về Sài Gòn công
tác. Anh rất dũng cảm,gan dạ và nhanh trí. Bị giặc tra tấn dã man, anh cũng không khai nửa lời.Năm
1931, chúng xử tử anh lúc anh vừa tròn 17 tuổi.
4. Phan Đình Giót


Trong chiến dịch Điện Biên Phủ ,bộ đội ta đang xung phong thì từ một lô cốt, địch bắn ra như
mưa, hòng kìm bước quân ta, anh Phan Đình Giót đã anh dũng lấy thân mình lấp lỗ châu mai để đồng
đội xông lên tiêu diệt địch. Anh được truy tặng dang hiệu Anh hùng quân đội .
5.Tô Vĩnh Diện
Tiến quân vào Điện Biên, pháo vượt suối băng đèo vào trận địa.Tô Vĩnh Diện đã dũng cảm lấy
thân mình chặn đứng khẩu pháo đang đà lao xuống dốc. Anh hy sinh nhưng pháo an toàn vào trận địa
trút bão lửa lên đầu thù.
6 . Nguyễn Bá Ngọc
Là một học sinh lớp 4, trường cấp 1 Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa .Một lần giặc Mĩ cho máy bay
bắn phá quê hương, giữa tiếng bom nổ ầm ầm, Ngọc đã dũng cảm lao ra khỏi hầm lấy thân mình che
chở và dìu được 3 em nhỏ vào hầm. Ngọc hy sinh, Chính Phủ ta truy tặng danh hiệu Liệt sĩ .
7. Kan Lịch
Người dân tộc Pa Kô, thuộc tỉnh Bình Trị Thiên. Là một cán bộ bộ đội địa phương, Kan Lịch
có nhiều thành tích cùng đồng đội tiêu diệt địch. Kan Lịch được tuyên dương là Anh hùng quân giải
phóng miền Nam.
8. Nguyễn Thị Minh Khai
Quê ở Nghệ Tinh. Năm 1937 được bổ sung vào thành ủy Sài Gòn, trực tiếp lãnh đạo Cách mạng ở
Nam Kì. Phong trào Cách mạng đang lên mạnh thì đồng chí bị bắt. Chúng dùng mọi cực hình, lung
lạc về tình cảm, nhưng đồng chí vẫn bảo vệ Cách mạng đến cùng.Trước kẻ thù, đồng chí đã hiên
ngang nhận cái chết vì Đảng, vì dân ngày 24-5-1941 lúc vừa tròn 30 tuổi.
9 . Lê Văn Tám
Là con một gia đình nghèo, quê ở gần chợ Đa Kao, Sài Gòn. Cảnh nhà túng thiếu, Tám phải đi
rong các phố bán lạc rang. Tám thường lân la tới một kho xăng, đạn của giặc.Căm thù giặc sôi sục,
Tám tự đốt thân mình làm cây đuốc sống, lao vào kho xăng, đạn của giặc.
Tám anh dũng hy sinh, nhưng kho của giặc bị phá hủy hoàn toàn.
10.Nguyễn Viết Xuân
Miền Bắc kiên cường đánh bại nhiều cuộc tập kích bằng máy bay của giặc Mĩ. Tại một khẩu đội
pháo, Nguyễn Viết Xuân bị thương nặng, anh vẫn điềm nhiên động viên đồng đội: " Nhằm thẳng
quân thù mà bắn".
Anh hy sinh, nhưng lời nhắn nhủ đó mãi mãi trở thành hành động thực sự của đồng đội anh.

11. Hoàng Văn Thụ
Anh là người Tày, quê ở tỉnh Cao Lạng. Năm 1941 anh được bầu vào Ban chấp hành Trung ương
Đảng . Anh bị thực dân Pháp bắt giam và xử hình năm 1944, lúc cách mạng đang bước vào thời kì
tiền khởi nghĩa.
12.Lê Hồng Phong
Quê ở tỉnh Nghệ Tỉnh. Năm 1935 được cử vào ban chấp hành Quốc tế Cộng sản. Tháng 9 năm
1939 anh bị giặc bắt lần thứ 2.Bị đánh đập tàn nhẫn, đày đọa khốc liệt, đồng chí đã từ trần ngày 6-1-
1942. Lời cuối cùng của đồng chí là: " Nhờ các đồng chí nói với Đảng rằng: Tới phút cuối cùng,
Lê Hồng Phong vẫn một lòng tin tưởng ở thắng lợi vẻ vang của cách mạng".
3. Củng cố, dặn dò:
Liên hệ : Để nhớ ơn các vị anh hùng đã hi sinh vì Tổ quốc, khi đang còn ở tuổi học sinh,em cần
làm gì ?
HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung.
Dặn dò: Về nhà tìm hiểu thêm một số anh hùng khác

×