Tải bản đầy đủ (.docx) (181 trang)

Luận án tiến sĩ phát triển kinh tế bền vững trên địa bàn tỉnh bắc ninh thời kỳ đến năm 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 181 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
===============

NGUYỄN THỊ XUÂN

PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH THỜI
KỲ ĐẾN NĂM 2030

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

NGUYỄN THỊ XUÂN

PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH THỜI KỲ
ĐẾN NĂM 2030
Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 9 31 01 05



LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. BÙI TẤT THẮNG

HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan luận án là cơng trình nghiên cứu độc lập của tác
giả, mọi trích dẫn, tài liệu sử dụng trong luận án đều minh bạch. Các kết quả
phân tích ở đây chưa được cơng bố trong bất cứ cơng trình khoa học nào.
Những số liệu, tư liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá
được thu thập từ các nguồn khác nhau của các tác phẩm đã được cơng bố rộng
rãi, có ghi rõ nguồn gốc xuất xứ trong phần tài liệu tham khảo.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Xuân


LỜI CÁM ƠN
Tác giả xin chân thành cám ơn Viện Chiến lược phát triển, Bộ KH&ĐT đã
giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận án.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Bùi Tất Thắng, giáo viên hướng
dẫn, cùng các thầy, các cơ giáo trong và ngồi Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế

hoạch và Đầu tư đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, góp nhiều ý kiến đóng góp,
sửa chữa q báu, để tác giả hồn thành luận án này.
Tác giả cũng xin cám ơn sự nhiệt tình và hữu ích trong suốt q trình tác giả
thu thập tư liệu, đi thực tế và phỏng vấn xin ý kiến tư vấn từ các lãnh đạo và cán bộ
của các cơ quan thực tế, trước hết là Văn phòng Phát triển bền vững, Bộ KH&ĐT;
Viện Chiến lược phát triển, Bộ KH&ĐT; UBND, Sở KH&ĐT, Cục Thống kê tỉnh
Bắc Ninh.
Cuối cùng tác giả xin gửi lời tri ân sâu sắc tới gia đình, bạn bè, những người
đã ln quan tâm động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt q trình làm việc,
nghiên cứu và hồn thành luận án.
Trong quá trình thực hiện, tuy bản thân đã rất cố gắng, song do cịn nhiều
hạn chế về cả trình độ hiểu biết, cũng như kinh nghiệm thực tế, kinh nghiệm nghiên
cứu khoa học nên luận án khơng tránh khỏi cịn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của các nhà nghiên cứu, của các thầy, cô giáo, của các bạn
đọc để luận án được hoàn thiện hơn cả về lý luận khoa học lẫn thực tiễn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Xuân


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
LỜI CÁM ƠN..........................................................................................................ii

MỤC LỤC............................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG, HÌNH...................................................................................ix
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NHỮNG CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.........................................................................................10
1.1. Một số cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi.................................................10
1.1.1. Về những vấn đề lý thuyết......................................................................10
1.1.2. Nghiên cứu về phát triển bền vững và phát triển kinh tế bền vững.........15
1.2. Tình hình nghiên cứu về phát triển, phát triển bền vững và phát triển
kinh tế bền vững ở Việt Nam................................................................................26
1.2.1. Nghiên cứu về phát triển, phát triển bền vững và phát triển kinh tế bền
vững ở Việt Nam..............................................................................................26
1.2.2. Nghiên cứu về phát triển, phát triển bền vững và phát triển kinh tế bền
vững của các vùng, các địa phương và tỉnh Bắc Ninh......................................41
1.3. Đánh giá chung và những khoảng trống cần được tiếp tục nghiên cứu.....48
Tiểu kết chương 1..................................................................................................50
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH....................................................................51
2.1. Phát triển kinh tế............................................................................................51
2.2. Phát triển bền vững........................................................................................55
2.3. Phát triển kinh tế bền vững trên địa bàn tỉnh..............................................58
2.3.1. Quan niệm về phát triển kinh tế bền vững trên địa bàn tỉnh....................58
2.3.2. Nội hàm của phát triển kinh tế bền vững trên địa bàn tỉnh......................60
2.4. Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế bền vững trên địa bàn tỉnh..........63


2.4.1. Nhóm tiêu chí đánh giá tốc độ tăng trưởng.............................................63
2.4.2. Nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng tăng trưởng......................................63
2.4.3. Nhóm tiêu chí đánh giá sự bình đẳng của các chủ thể trong q trình

tăng trưởng.......................................................................................................65
2.4.4. Nhóm tiêu chí đánh giá duy trì và tái tạo các yếu tố của tăng trưởng.....66
2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế bền vững trên địa bàn tỉnh.......69
2.5.1. Các yếu tố khách quan............................................................................69
2.5.2. Các yếu tố chủ quan................................................................................72
2.6.Kinh nghiệm của các địa phương quốc tế và trong nước về phát triển
kinh tế bền vững....................................................................................................74
2.6.1. Kinh nghiệm về phát triển kinh tế bền vững ở tỉnh Kanagawa (Nhật Bản).74
2.6.2. Kinh nghiệm về phát triển kinh tế bền vững ở tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc).....77
2.6.3. Kinh nghiệm về phát triển kinh tế bền vững ở tỉnh Bình Dương (Việt Nam)....81
2.6.4. Một số bài học rút ra nhằm phát triển kinh tế bền vững ở tỉnh Bắc Ninh....83
Tiểu kết chương 2..................................................................................................85
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH.................................................................................86
3.1. Tổng quan về tỉnh Bắc Ninh..........................................................................86
3.1.1. Những thuận lợi và khó khăn cho phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh........86
3.2. Thực trạng phát triển kinh tế bền vững ở Bắc Ninh....................................90
3.2.1. Khả năng duy trì tăng trưởng kinh tế......................................................90
3.2.2. Chất lượng tăng trưởng...........................................................................93
3.2.3. Bình đẳng trong tham gia và hưởng thụ thành quả phát triển kinh tế....105
3.2.4. Khả năng duy trì và tái tạo các yếu tố của phát triển............................109
3.3. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế bền vững ở Bắc Ninh...................119
3.3.1. Kết quả..................................................................................................119
3.3.2. Hạn chế.................................................................................................120
3.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế...............................................................121
Tiểu kết chương 3................................................................................................132


CHƯƠNG 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN
KINH TẾ BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH THỜI KỲ ĐẾN 2030...133

4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động tới PTKTBV tỉnh Bắc Ninh đến
năm 2030..............................................................................................................133
4.1.1. Bối cảnh quốc tế...................................................................................133
4.1.2. Bối cảnh trong nước..............................................................................134
4.2. Quan điểm, định hướng phát triển kinh tế bền vững của Bắc Ninh thời
kỳ đến 2030..........................................................................................................138
4.2.1. Quan điểm phát triển kinh tế bền vững tỉnh Bắc Ninh thời kỳ đến 2030......138
4.2.2. Định hướng phát triển kinh tế bền vững Bắc Ninh thời kỳ đến 2030....138
4.3. Một số giải pháp phát triển kinh tế bền vững tỉnh Bắc Ninh đến
năm 2030............................................................................................................... 140
4.3.1. Hoàn thiện các văn bản, về phát triển kinh tế bền vững trên địa bản tỉnh. . .141
4.3.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền........................142
4.3.3. Cải thiện hệ thống hạ tầng kinh tế - kỹ thuật.........................................145
4.3.4. Hoàn thiện các chính sách huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực. 148
4.4. Kiến nghị.......................................................................................................154
Tiểu kết chương 4................................................................................................156
KẾT LUẬN..........................................................................................................157
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 159
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................160
PHỤ LỤC.............................................................................................................168


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Bộ KH&ĐT

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

BVMT

Bảo vệ mơi trường


CHXHCN Việt Nam

Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

CIEM

Viện Nghiên cứu quản lý Trung ương

CNH

Công nghiệp hóa

CTHĐ

Chương trình hành động

CTNS

Chương trình Nghị sự

ĐBSH

Đồng bằng sơng Hồng

DN

Doanh nghiệp

FDI


Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GRDP

Tổng sản phẩm quốc nội trên địa bàn

GTGT

Giá trị gia tang

GTSX

Giá trị sản xuất

HĐH

Hiện đại hóa

HDI

Chỉ số phát triển con người

KCN, CCN

Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp


KHCN

Khoa học công nghệ

KHHĐ

Kế hoạch hành động

KTTĐ

Kinh tế trọng điểm

KTX, TTX

Kinh tế xanh, Tăng trưởng xanh

KT-XH

Kinh tế-Xã hội

LHQ

Liên Hiệp quốc

NSLĐ

Năng suất lao động

PTBV


Phát triển bền vững

PTKTBV

Phát triển kinh tế bền vững

TFP

Năng suất yếu tố tổng hợp

UBND

Ủy ban nhân dân

USD

Đô la Mỹ

WB

Ngân hàng Thế giới


DANH MỤC BẢNG, HÌNH


Bảng 2.1: Tổng hợp các tiêu chí đánh giá PTKTBV trên địa bàn tỉnh.......................1
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu tổng hợp của tỉnh Kanagawa............................................1
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu tổng hợp tỉnh Chiết Giang................................................1

Bảng 2.4: Số liệu tỉnh Bình Dương qua các thời kỳ..................................................1
Bảng 3.1: Dân số tỉnh Bắc Ninh qua một số năm......................................................1
Bảng 3.2: Tăng trưởng GTGT của Bắc Ninh theo ngành và thành phần kinh tế........1
Bảng 3.3. Cơ cấu ngành kinh tế của Bắc Ninh giai đoạn 2010-2018.........................1
Bảng 3.4: Đóng góp của các ngành vào tăng trưởng kinh tế Bắc Ninh......................1
Bảng 3.5: Đóng góp của các ngành dịch vụ trong tăng trưởng GTGT Bắc Ninh.......1
Bảng 3.6: Đóng góp của các khu vực vào tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh............1
Bảng 3.7: Đóng góp của các yếu tố đầu vào vào tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh......1
Bảng 3.8: Lao động đang làm việc của tỉnh Bắc Ninh phân theo khu vực kinh tế.........1
Bảng 3.9: Suất đầu tư tăng trưởng của Bắc Ninh và một số địa phương...................1
Bảng 3.10: Giá trị sản phẩm trên 1 ha trồng trọt và nuôi trồng thuỷ sản...................1
Bảng 3.11: Tỷ lệ nghèo của Bắc Ninh.......................................................................1
Bảng 3.12: Chênh lệch giữa nhóm thu nhập cao nhất với nhóm thu nhập thấp nhất
của Bắc Ninh và một số địa phương..........................................................................1
Bảng 3.13: Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của Bắc Ninh...........................1
Bảng 3.14: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của Bắc Ninh và một số địa phương.......1
Bảng 3.15: Tỷ suất nhập cư, xuất cư và di cư thuần của Bắc Ninh............................1
Bảng 3.16: Tỷ lệ lao động qua đào tạo của Bắc Ninh và một số địa phương.............1
Bảng 3.17: Một số chỉ tiêu về môi trường của Bắc Ninh...........................................1
Bảng 3.18: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư xã hội của Bắc Ninh.......................................1
Bảng 3.19: Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn Bắc Ninh tại thời
điểm 31/12 hàng năm................................................................................................1
Bảng 3.20: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của các doanh nghệp theo thành phần
kinh tế........................................................................................................................ 1
Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của Bắc Ninh..............................1


Hình 0.1: Quy trình thực hiện luận án.......................................................................1
Hình 3.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh và một số tỉnh...........................1
Hình 3.2: Tỷ lệ thất nghiệp của Bắc Ninh và một số địa phương..............................1

Hình 3.3: Tốc độ tăng NSLĐ và tốc độ tăng GRDP của Bắc Ninh............................1
Hình 3.4: NSLĐ của tỉnh Bắc Ninh phân theo thành phần kinh tế............................1
Hình 3.5: VĐT toàn xã hội của Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2018..............................1


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Khái niệm phát triển bền vững (PTBV) được xuất hiện từ những năm đầu
thập kỷ 80 của thế kỷ XX và nhanh chóng được phổ biến rộng rãi, với hàm ý tổng
quát là sự phát triển để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện tại, nhưng không
gây trở ngại đến nhu cầu của tương lai. Ngay từ khi mới xuất hiện, PTBV đã được
toàn cầu hưởng ứng. Các tổ chức, các quốc gia, tuỳ theo những mục tiêu khác nhau
của mình, đã đưa ra sự cần thiết phải PTBV và các nội dung khác nhau, song đều
khẳng định PTBV là một nhiệm vụ cấp bách, hàng đầu cho toàn thế giới và cho mỗi
quốc gia. Từ đó PTBV là nhu cầu cấp thiết và là xu thế tất yếu trong tiến trình phát
triển của xã hội lồi người.
PTBV mang tính tổng hợp với mục tiêu rõ ràng vì con người, không chỉ là sự
mở rộng cơ hội lựa chọn cho hơm nay, mà cịn khơng được làm tổn hại đến những
khả năng sinh tồn của các thế hệ mai sau. Sự bền vững của phát triển được thể hiện
cả ở các khía cạnh kinh tế, xã hội và mơi trường. Đó là q trình gia tăng phúc lợi
cho các thế hệ con người bằng cách gia tăng tài sản, bao gồm tài sản vật chất, tài
sản tài chính, tài sản con người, tài sản mơi trường (nước sạch, khơng khí sạch, đất
đai, rừng cây, vùng biển, ...) và tài sản xã hội (sự tin cậy lẫn nhau, khả năng liên kết,
sự đảm bảo an ninh cho người và tài sản, ...). Đó cũng chính là thơng điệp chủ yếu
của tư duy mới về phát triển cho thế kỷ XXI của lồi người, trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, để thực hiện được PTBV thì khơng hề đơn giản. Trong các nội
dung của PTBV thì phát triển kinh tế đóng vai trò là trung tâm, là trụ cột thứ nhất, là
hạt nhân cho PTBV. Vì vậy, con người ln mong muốn nền kinh tế phát triển
không ngừng để phục vụ cuộc sống của mình ngày càng được hồn thiện hơn, tốt
đẹp hơn. Nhưng q trình phát triển kinh tế lại địi hỏi phải sử dụng các nguồn lực

mà thực tế các nguồn lực ln là hữu hạn nên nếu khơng có những định hướng phát
triển phù hợp thì sớm hay muộn các nguồn lực cũng sẽ bị cạn kiệt dần, các điều
kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, khí hậu,…sẽ biến đổi, ngày một khắc nghiệt


hơn, các điều kiện khác cho phát triển cũng sẽ ngày một thay đổi, gây ra nhiều khó
khăn, trở ngại hơn. Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm như thế nào để phát triển kinh tế bền
vững? Đây là một chủ đề đã được nghiên cứu khá nhiều nhưng đến nay vẫn luôn
được các nhà nghiên cứu và các nhà quan lý kinh tế quan tâm.
Ở Việt Nam, vấn đề PTBV nói chung và trong đó có khía cạnh phát triển
kinh tế bền vững (PTKTBV) đã được Chính phủ cam kết thực hiện, thể hiện qua việc
ban hành Chương trình Nghị sự 21. Để hồn thành các mục tiêu đã được đưa ra,
Chính phủ, các địa phương cần phải có sự tham gia tích cực, thơng qua việc nghiên
cứu tại các địa phương, xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá và đề xuất các giải pháp
nhằm thúc đẩy PTBV trên địa bàn các tỉnh từ đó góp phần thực hiện PTBV trên phạm
vi cả nước.
Là một tỉnh thuộc vùng Thủ đô, vùng KTTĐ Bắc Bộ, nằm sát thủ đơ Hà Nội,
Bắc Ninh có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế. Từ một tỉnh thuần
nông, Bắc Ninh đã cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp với sự đồng bộ trong phát
triển các khu công nghiệp (KCN) gắn với đô thị, cụm công nghiệp (CCN) và phát
huy lợi thế trong phát triển làng nghề. Hiện nay, Bắc Ninh đã trở thành địa phương
đứng thứ 7 cả nước về quy mô GRDP, đứng thứ 6 cả nước về thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) (số liệu năm 2018). Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều dấu
hiệu cho thấy phát triển kinh tế của Bắc Ninh chưa thực sự bền vững, đó là xuất
hiện những mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế nhanh với bảo vệ môi trường, phát
triển làng nghề; mâu thuẫn giữa đô thị hóa một cách ồ ạt với sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa,… đặc biệt tình trạng ơ nhiễm của các khu Công nghiệp, các cụm
công nghiệp, các làng nghề ngày một gia tăng khơng ngừng. Ngồi ra một số chỉ
tiêu về phát triển xã hội đã và đang xuất hiện những hướng tiêu cực như; tệ nạn xã
hội… Sự phát triển thái quá, chạy theo thị trường bằng mọi giá cũng tiềm ẩn những

nguy cơ cao cho việc phát triển có tính bền vững của nền kinh tế tỉnh. Điều đó đị
hỏi phải có những giải pháp cụ thể, đồng bộ, hợp lý và hữu hiệu để thúc đẩy phát
triển kinh tế một cách bền vững.


Từ những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Phát triển kinh tế bền
vững trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thời kỳ đến năm 2030” làm luận án tiến sỹ của
mình, nhằm cung cấp thêm tư liệu và nghiên cứu hướng ứng dụng vào thực tiễn
hoạt động của một tỉnh, để đẩy nhanh công cuộc PTBV ở mức độ địa phương, góp
phần thực hiện thành cơng Chương trình Nghị sự quốc gia ở cấp tỉnh. Kết quả
nghiên cứu luận án sẽ là những tư liệu tốt, làm cơ sở cho tỉnh Bắc Ninh nói riêng và
các địa phương trong cả nước nói chung hồn thành các mục tiêu của Chương trình
Nghị sự 21 cũng như những mục tiêu của Chương trình Nghị sự 2030.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu tổng quát của luận án là làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về
PTKTBV trên địa bàn một địa phương (một tỉnh) từ đó vận dụng vào nghiên cứu
PTKTBV ở tỉnh Bắc Ninh chỉ ra các kết quả đạt được, các hạn chế và nguyên nhân
của hạn chế làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy PTKTBV của một tỉnh.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Từ mục tiêu chung trên, các mục tiêu cụ thể của luận án là:
1. Xây dựng được khung lý thuyết nghiên cứu PTKTBV trên địa bàn một
tỉnh, gồm: nội hàm của PTKTBV trên địa bàn tỉnh, các tiêu chí đánh giá và các yếu
tố ảnh hưởng đến PTKTBV trên địa bàn tỉnh.
2. Chỉ ra được các kết quả và các hạn chế trong PTKTBV trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh và những nguyên nhân của các hạn chế đó.
3. Đưa ra được quan điểm, định hướng PTKTBV trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
và các giải pháp để PTKTBV trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu PTKTBV trên địa bàn một tỉnh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu


- Về không gian: luận án nghiên cứu tỉnh Bắc Ninh, có xem xét đến tương
quan với một số địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng đồng bằng
sông Hồng.
Luận án đã sử dụng những bài học kinh nghiệm trong và ngồi nước để từ đó
tìm ra những giải pháp nhằm thúc đẩy PTKTBV tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030.
Về thời gian:
Phần thực trạng luận án nghiên cứu PTKTBV tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ
năm 2000 đến năm 2018 và đề xuất định hướng và các giải pháp cho PTKTBV tỉnh
tới năm 2030.
- Về nội dung:
PTBV là phát triển hài hòa cả ba mặt PTBV về kinh tế, bền vững về xã hội
và bền vững về môi trường sinh thái. Trên thực tế không thể tách rời 3 nội dung này
của PTBV. Song, trong quá trình phát triển kinh tế, các quốc gia, các địa phương
thường quan tâm nhiều hơn tới nội dung PTBV về kinh tế. Bởi lẽ thực hiện được
mục tiêu PTBV về kinh tế sẽ hướng tới việc thực hiện mục tiêu bền vững về xã hội
và môi trường. PTBV về kinh tế là điều kiện cần cho việc thực hiện 2 nội dung cịn
lại. Vì vậy, luận án đi sâu phân tích lý luận cũng như thực tiễn của PTBV về mặt
kinh tế (phát triển kinh tế bền vững) với trường hợp cụ thể về PTKTBV trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh, đặt trong mối quan hệ với bền vững về xã hội và bền vững về mơi
trường sinh thái. Theo đó, PTKTBV được xem xét trên các nội dung gồm: (i) khả
năng duy trì tăng trưởng; (ii) chất lượng tăng trưởng; (iii) các chủ thể bình đẳng
trong tham gia và hưởng thụ các thành quả của phát triển kinh tế và (iv) khả năng
duy trì các yếu tố đảm bảo phát triển kinh tế.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp tiếp cận
Luận án tiếp cận đối tượng từ nghiên cứu lý thuyết (bao gồm cơ sở lý luận về

phát triển, PTBV và PTKTBV, được khai thác từ các cơng trình nghiên cứu trong
và ngoài nước, lựa chọn các khái niệm để sử dụng trong luận án) đến đánh giá thực
tiễn và hướng đẩy mạnh PTKTBV tỉnh Bắc Ninh. Luận án kết hợp giữa nghiên cứu


định tính và nghiên cứu định lượng. Trong đó, nghiên cứu định tính được sử dụng
trong xây dựng khung lý luận và đề xuất các giải pháp; phương pháp định lượng
được sử dụng trong phân tích thực trạng PTKTBV trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, cụ
thể có sử dụng mơ hình tốn (hàm Cobb-Douglass) để tính tốn mức độ đóng góp
của các yếu tố vào tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh và phân tích thống kê theo thời
gian và so sánh theo không gian các chỉ tiêu đánh giá PTKTBV trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh.
4.2 Quy trình nghiên cứu
Luận án được thực hiện theo trình tự như sau:
Xuất phát từ tổng quan các nghiên cứu liên quan tới PTKT, PTKTBV, nghiên
cứu những kinh nghiệm thực tiễn đã có của một số địa phương, từ đó hình thành
khung nghiên cứu về PTKTBV của một tỉnh.
Trên cơ sở khung nghiên cứu đã được xây dựng, nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh
Bắc Ninh và từ đó đánh giá thực trạng về PTKTBV của tỉnh Bắc Ninh, tìm ra những
mặt thành cơng, những mặt chưa làm được và nguyên nhân của những khiếm khuyết
đó.
Để từ đó đề xuất những quan điểm, định hướng và các giải pháp để thực hiện
PTKTBV trong phạm vi một tỉnh, như tỉnh Bắc Ninh.
Quy trình nghiên cứu được thực hiện theo sơ đồ sau:
Tổng quan nghiên cứu

- Nội hàm PTKTBV trên
địa bàn tỉnh
- Các tiêu chí đánh giá
PTKTBV trên địa bàn tỉnh

- Các yếu tố ảnh hưởng
đến PTKTBV trên địa bàn
tỉnh

Cơ sở thực tiễn

Cơ sở lý luận và kinh nghiệm
PTKTBV trên địa bàn tỉnh

Phân tích thực trạng PTKTBV
tỉnh Bắc Ninh

Kinh nghiệm một
số tỉnh

Đánh giá PTKTBV theo
các tiêu chí đánh giá

Đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và các nguyên nhân của
hạn chế
Đề xuất các quan điểm, định hướng và giải
pháp PTKTBV tỉnh Bắc Ninh


Hình 0.1: Quy trình thực hiện luận án
Nguồn: NCS
4.3 Phương pháp thu thập thông tin/dữ liệu nghiên cứu
Để giải quyết được mục tiêu nghiên cứu trên, luận án sử dụng dữ liệu thứ
cấp, cụ thể như sau:
Luận án sử dụng các dữ liệu thứ cấp đã được công bố gồm: số liệu thống kê

được công bố trong Niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê và Niên giám
thống kê của tỉnh Bắc Ninh. Ngoài ra luận án sử dụng thêm nguồn dữ liệu từ các
văn bản pháp quy; các quy hoạch, kế hoạch, chính sách của các cơ quan quản lý nhà
nước trung ương và của tỉnh Bắc Ninh, các thơng tin trên trang web của Chính phủ,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tỉnh Bắc Ninh… Các kết quả nghiên cứu, đánh giá ở trung
ương và địa phương; Các tài liệu trong và ngoài nước nghiên cứu liên quan đến đề
tài của luận án. Cụ thể như sau:
* Niên giám thống kê (NGTK):
Luận án này sử dụng các dữ liệu NGTK cung cấp các thông tin về:
- Các đặc điểm cơ bản của địa phương như tổng diện tích tự nhiên, quy mô
dân số, mật độ dân số.
- Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn (GO), tổng sản phẩm trên địa bàn
(GRDP), giá trị gia tăng (VA) của tỉnh và phân theo ngành kinh tế.
- Các số liệu về quy mơ lao động và trình độ lao động của cả nước và tỉnh Bắc
Ninh
- Các số liệu về doanh nghiệp hoạt động tại tỉnh gồm số lượng doanh nghiệp,
tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp so với doanh thu và so với vốn.


- Các chỉ số về PTBV môi trường (như tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu
gom, Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước
thải tập trung đạt tiêu chuẩn mơi trường;…)
- Số liệu về vốn đầu tư tồn xã hội của tỉnh
- Số liệu về thu nhập của người dân của cả nước và tỉnh theo khu vực nơng
thơn - thành thị và theo các nhóm thu nhập.
Những dữ liệu chính này được trích nguồn từ NGTK 2017 và 2018 của Tổng
cục Thống kê và NGTK 2017, 2018 của Cục thống kê tỉnh. Đây là các dữ liệu mới nhất
do Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê các địa phương công bố cho đến năm 2019.
* Báo cáo của các cơ quan, bộ ngành có liên quan:
Luận án sử dụng các báo cáo gồm Báo cáo Đánh giá kết quả phát triển kinh

tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh, của các Sở ban ngành của tỉnh Bắc Ninh.
* Các văn bản pháp luật của nhà nước:
Luận án sử dụng một số văn bản pháp luật chính gồm: Quyết định 432/QĐTTg ngày 12/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược PTBV Việt
Nam giai đoạn 2011- 2020 (Chương trình Nghị sự 21 Việt Nam), Quyết định số
2157/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 về ban hành bộ chỉ tiêu giám sát đánh giá PTBV địa
phương giai đoạn 2013-2020,Quyết định 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch hành động quốc gia thực hiện chương
trình nghị sự 2030 vì sự PTBV, các quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc
Ninh…
* Các báo cáo nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân:
Các sách, giáo trình cả trong và ngồi nước; Các tài liệu liên quan đến
PTKTBV địa phương làm cơ sở lý luận và có những thơng tin bước đầu phục vụ
nghiên cứu; Các cơng trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước được xuất bản
trên các tạp chí và đăng tải trên internet và thư viện điện tử; để phục vụ cho đánh
giá thực trạng PTKTBV tỉnh Bắc Ninh.


Các thông tin dữ liệu này được thu thập thông qua phương pháp phương
pháp nghiên cứu tại bàn và các tài liệu này được trích dẫn đầy đủ trong Danh mục
tài liệu tham khảo của luận án.
4.4 Phương pháp xử lý thông tin dữ liệu
Sau khi thu thập được các thơng tin/dữ liệu trên, luận án sẽ phân tích, xử lý
các thông tin/dữ liệu này nhằm làm rõ các nội dung liên quan trong luận án, cụ thể
như sau:
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Luận án tiến hành khái quát hoá lý luận
sử dụng trong xây dựng những khái niệm cơ bản về PTKTBV trên địa bàn một tỉnh.
Phương pháp phân tích - tổng hợp được sử dụng trong việc xây dựng tất cả các báo
cáo kết quả của luận án.
- Phương pháp đối sánh: Phương pháp so sánh được thể hiện thông qua việc

so sánh, đối chiếu với điều kiện của một số tỉnh xung quanh về phát triển, PTBV và
phát triển kinh tế bền vững, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Luận án so sánh số liệu của tỉnh Bắc Ninh theo chuỗi và so sánh chéo với các địa
phương lân cận, trong Vùng KTTĐ Bắc bộ, vùng đồng bằng sông Hồng nhằm có
được sự phân tích đánh giá tồn diện về thực trạng PTKTBV của Bắc Ninh.
- Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt cả
luận án. Sử dụng phương pháp chuyên gia và nghiên cứu tình huống trong các
trường hợp diễn giải những kết quả đạt được và những hạn chế trong việc thực hiện
các mục tiêu của Chương trình Nghị sự 21 và Chương trình Nghị sự 2030.
5. Đóng góp mới của luận án
Về lý luận:
Luận án đã xây dựng được khung nghiên cứu về PTKTBV cấp tỉnh, gồm các
nội dung sau:
- Thứ nhất, luận án đã đưa ra được nội hàm của PTKTBV cấp tỉnh theo cách
tiếp cận PTKTBV cấp tỉnh là trụ cột thứ nhất, là hạt nhân cho PTBV của tỉnh,
PTKTBV của tỉnh cịn góp phần thực hiện các mục tiêu PTKTBV của quốc gia và
PTKTBV của tỉnh là dựa trên khai thác thế mạnh của mỗi tỉnh, đồng thời phải liên


kết với các tỉnh khác khai thác hiệu quả nguồn lực chung. Theo đó, PTKTBV cấp
tỉnh là duy trì trạng thái phát triển kinh tế liên tục của một tỉnh trong một thời gian
dài. Từ đó, PTKTBV cấp tỉnh phải đảm bảo các điều kiện (i) tăng trưởng kinh tế
được duy trì, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng cao và được duy trì ổn định, (ii) chất
lượng tăng trưởng cao và được cải thiện, thể hiện ở cấu trúc tăng trưởng hợp lý và
các nguồn lực cho phát triển kinh tế phải được sử dụng hiệu quả (iii) các chủ thể
bình đẳng trong tham gia và hưởng thụ các thành quả của phát triển kinh tế và (iv)
các yếu tố đảm bảo phát triển kinh tế được tái tạo và gia tăng.
- Thứ hai, luận án đề xuất được bộ tiêu chí gồm các chỉ tiêu cụ thể và các yêu
cầu, xu hướng của các chỉ tiêu này đề đánh giá PTKTBV cấp tỉnh trên các khía
cạnh: (i) khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng của tỉnh, (ii) Chất lượng tăng trưởng

kinh tế của tỉnh; (iii) Bình đẳng trong tham gia và hưởng thụ các thành quả của phát
triển kinh tế và (iv) Khả năng duy trì và tái tạo các yếu tố của phát triển.
- Thứ ba, tổng hợp được hệ thống các nhân tố có thể có ảnh hưởng đến
PTKTBV trên địa bàn tỉnh, gồm: các nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan.
Trong đó, nhân tố khách quan gồm điều kiện tự nhiên; Những điều kiện về văn hóaxã hội; Mơi trường quốc gia, khu vực và thế giới; Các văn bản pháp lý, thể chế,
chính sách phát triển của quốc gia, nhân tố chủ quan gồm: Các văn bản pháp lý, thể
chế, chính sách phát triển của địa phương; Năng lực của bộ máy chính quyền địa
phương; Kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật; Cơ chế, chính sách huy động, quản lý,
sử dụng các nguồn lực; Nhận thức của chủ doanh nghiệp, người lao động và dân cư
về PTKTBV.
Về thực tiễn:
Vận dụng khung nghiên cứu đã được xây dựng, luận án đã vận dụng phân
tích thực trạng ở tỉnh Bắc Ninh và chỉ ra được:
- Bên cạnh các thành tựu đã đạt được thì trong PTKTBV ở tỉnh Bắc Ninh cịn
một số hạn chế, gồm: Thứ nhất, tăng trưởng thiếu bền vững, không ổn định; thứ hai,
chất lượng tăng trưởng thấp; thứ ba, tham gia và hưởng thụ các thành quả của phát


triển chưa thực sự công bằng; thứ tư, khả năng duy trì và tái tạo các yếu tố của phát
triển chưa bền vững.
- Luận án cũng chỉ ra được các hạn chế trong PTKTBV của Bắc Ninh là do:
các nguyên nhân khách quan: Thứ nhất, bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều biến
động, trong khi đó mơi trường kinh tế trong nước còn tồn tại nhiều yếu kém, mặt
trái của cơ chế thị trường; Thứ hai, các văn bản pháp lý, thể chế, chính sách
PTKTBV của Việt Nam còn chồng chéo, một số văn bản mới được ban hành chưa
có hướng dẫn cụ thể. Các nguyên nhân chủ quan: Thứ nhất, chính sách PTKTBV
của Bắc Ninh cịn bất cập; chất lượng hoạt động của bộ máy chính quyền địa
phương chưa đảm bảo; hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật chưa đáp ứng được
yêu cầu, chính sách huy động, sử dụng, quản lý các nguồn lực còn bất hợp lý và
nhận thức của chủ doanh nghiệp, người lao động và dân cư về PTKTBV còn hạn

chế.
- Luận án đã đề xuất 4 quan điểm, 4 định hướng và 5 giải pháp chủ yếu nhằm
đảm bảo phát triển kinh tế bền vững của tỉnh trong thời kỳ đến năm 2030, gồm:
Hoàn thiện các văn bản, về phát triển kinh tế bền vững trên địa bản tỉnh, Nâng cao
hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền, Cải thiện hệ thống hạ tầng kinh tế - kỹ
thuật, Hồn thiện các chính sách huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực,
Nâng cao nhận thức của chủ doanh nghiệp, người lao động và dân cư về PTKTBV.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu
thành 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan những cơng trình nghiên cứu liên quan đến luận án
Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm về phát triển kinh tế bền vững trên
địa bàn tỉnh
Chương 3: Thực trạng phát triển kinh tế bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Chương 4: Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế bền vững trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh thời kỳ đến 2030


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NHỮNG CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. Một số cơng trình nghiên cứu ở nước ngoài
Từ đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, thuật ngữ PTBV bắt đầu được sử dụng
và nhanh chóng phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới. Đặc biệt, kể từ sau báo cáo
Brundtland (1987), PTBV trở thành khái niệm chìa khố giúp các quốc gia xây
dựng quan điểm, định hướng, giải pháp tháo gỡ bế tắc trong các vấn đề phát triển.
Các nghiên cứu nổi bật có thể kể đến là:
- "Tương lai của chúng ta" - Common Future (thường được gọi là Báo cáo
Brundtland) - Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới, 1987. Đây là báo cáo có
tính chất tun ngơn của Liên Hiệp quốc trên bình diện tồn cầu về khái niệm và

nội dung của PTBV. Theo Báo cáo này, Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát
triển (tên đầy đủ là WCED-World Commission on Environment and Development)
của Liên hợp quốc, định nghĩa PTBV là “sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của
hiện tại mà không làm tổn thương khả năng cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế
hệ tương lai”. Quan niệm này chủ yếu nhấn mạnh khía cạnh sử dụng hiệu quả
nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo đảm môi trường sống cho con người trong quá
trình phát triển của các thế hệ. Ở đây, PTBV được mô tả như một mơ hình chuyển
đổi mà nó tối ưu các lợi ích kinh tế và xã hội trong hiện tại nhưng khơng hề gây hại
cho tiềm năng của những lợi ích tương tự trong tương lai. Đặc biệt vấn đề môi
trường cho PTBV đã được quan tâm trên giác độ toàn cầu thông qua việc cam kết
bảo vệ tài nguyên, môi trường sống của mỗi quốc gia. Thông báo như một lời cảnh
báo, hiệu triệu toàn thế giới về việc cùng nhau tham gia nghiên cứu và thực hiện các
cam kết chung, nhằm phát triển hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường sống chung
trên khắp địa cầu. Trong báo cáo này cũng đã phân tích các nguy cơ và thách thức
đe doạ sự PTBV của các quốc gia trên thế giới. Trong đó, quan trọng nhất phải kể
đến là mâu thuẫn ngày càng sâu giữa việc thỏa mãn nhu cầu tăng lên nhanh chóng


và khổng lồ với việc tài nguyên có hạn và khai thác ồ ạt trên mọi quốc gia. Báo cáo
này cùng với các báo cáo của các kỳ Đại hội tiếp theo đã được các nước trên thế
giới hưởng ứng, xây dựng các Chương trình Nghị sự cho riêng mình trong mối quan
hệ tổng hịa với các nước trên tồn cầu.
- “Phát triển bền vững: Khái niệm và các ưu tiên” của Sudhir Anand và
Amartya Sen (1996). Trong tác phẩm này, các tác giả đã nêu lên các khái niệm,
thuộc tính và các cấu thành của q trình phát triển và PTBV. Đó là sự tăng trưởng
kinh tế phải cùng nhịp với tiến bộ phát triển xã hội và bảo đảm môi trường sinh thái.
Các tác giả đã luận giải rằng có tăng trưởng kinh tế nhưng khơng có tiến bộ và công
bằng xã hội; tăng trưởng kinh tế nhưng văn hóa, đạo đức bị suy đồi; tăng trưởng
kinh tế làm dãn cách hơn sự phân hóa giàu nghèo, dẫn tới sự bất ổn trong xã hội
chưa thể gọi là bền vững. Như vậy q trình phát triển cần có sự điều tiết hài hòa

giữa tăng trưởng kinh tế với bảo đảm an ninh xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.
Sau khi khẳng định tính cấp thiết và quyết định cho phát triển là PTBV phải kết hợp
hài hòa giữa 3 yếu tố: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường sinh
thái, tác giả cũng đưa ra một loạt những đòi hỏi và các biện pháp nhằm kết hợp hài
hòa các yếu tố của PTBV. Trong số những ưu tiên hàng đầu để PTBV phải kể đến
những biện pháp bảo vệ môi trường như nghiên cứu nguyên liệu tái tạo, hợp tác
khai thác, biện pháp bảo vệ biển có tính tồn cầu,… Và những giải pháp ưu tiên về
phát triển đồng đều giữa các quốc gia, tạo điều kiện tốt cho các nước chậm phát
triển.
- “Trung Quốc 2020” của Ngân hàng thế giới (2001) đã dự báo toàn cảnh
Trung Quốc đến năm 2020, trong đó có đề cập tới lĩnh vực PTBV của Trung Quốc.
Theo đó, cũng nhấn mạnh quan niệm về PTBV đã được hình thành từ thực tiễn đời
sống xã hội và có tính tất yếu. Tư duy về PTBV, ở Trung Quốc cũng như các nước
khác, bắt đầu từ việc nhìn nhận tầm quan trọng của bảo vệ mơi trường và tiếp đó là
nhận ra sự cần thiết phải giải quyết những bất ổn trong xã hội do nền kinh tế phát
triển nhanh chóng gây ra. Nghiên cứu cũng đã nêu lên những khó khăn gặp phải
của Trung Quốc khi thực hiện Chương trình Nghị sự. Đó là nền kinh tế tập trung,


dàn trải; đất nước rộng lớn mà kinh tế phát triển không đồng đều. Về xã hội cộng
đồng người khá phức tạp, phong tục phong phú, đa dạng. Đồng thời q trình phát
triển nóng vội, nhanh gây ra những khó khăn cho khai thác tài nguyên và ô nhiễm
môi trường.
- “Suy ngẫm lại sự thần kỳ Đông Á” do Joseph E. Stiglitz và Shahid Yusuf
(2002). Những thành công cơ bản của các nước Đông Á trong lĩnh vực PTBV thời
gian qua được thể hiện trong tác phẩm “Suy ngẫm lại sự thần kỳ Đông Á” ở mức độ
rộng lớn hơn; trong đó các tác giả đã nhấn mạnh vai trị của việc quan tâm thích
đáng đến bảo vệ mơi trường sinh thái của cộng đồng từ Chính phủ đến các doanh
nghiệp. Đồng thời, trong những thành cơng đó cịn phải kể đến khả năng vận dụng
một cách hiệu quả các cơ hội, cũng như thế mạnh so sánh của từng quốc gia, từ đó

sử dụng những mơ hình phát triển đặc thù cho từng nước. PTBV ở đây cũng được
nhấn mạnh đến khía cạnh cơng bằng xã hội, xem nó như một nhân tố tích cực, một
động lực cho PTBV của các quốc gia trên.
- “Kinh nghiệm cơng nghiệp hóa của Nhật Bản và sự thích dụng của nó đối
với các nền kinh tế đang phát triển” của Kazushi Ohkawa và Hirohisa Kohama
(2004). Cuốn sách đã giới thiệu kinh nghiệm 100 năm cơng nghiệp hóa của đất
nước "mặt trời mọc". Trong đó các tác giả đã trình bày sự cần thiết và sự thành công
của việc xây dựng một nền kinh tế PTBV của Nhật Bản trong thời kỳ công nghiệp
hóa đất nước. Tác phẩm đã bao quát khá đầy đủ cơ sở lý luận về phát triển, PTBV,
các yếu tố cấu thành, các điều kiện thích dụng cho PTBV ở các nước nói chung, đặc
biệt ở Nhật Bản thời gian qua. Đồng thời cũng trình bày điều kiện thực tiễn để tiến
hành quá trình PTKTBV; những thành quả đạt được và bước đi cho những nền kinh
tế khác.
- “Điều tiết thị trường: Lý thuyết kinh tế và vai trò của Chính phủ trong cơng
nghiệp hóa ở Đơng Á” của Robert Wade (2005). Nghiên cứu đề cập tới những vấn
đề cốt lõi của PTBV đó là thị trường tự do và vai trị của Nhà nước, khu vực cơng
cộng và tư nhân, chính sách và cơ quan tổ chức quản lý điều hành. Đối với Nhà
nước tác giả nêu rõ nguồn gốc của động lực nhà nước, sức mạnh của nhà nước và


tính tin cậy của nhà nước. Ơng cho rằng: “Nhà nước cần bảo vệ quyền tài sản và
đảm bảo cung cấp các hàng hóa cơng cộng, chứ khơng phải là đóng góp phần chỉ
đạo có tính chất định hướng”. Cụ thể nhà nước nên tạo và duy trì (1) Các thị trường
có hiệu quả, khơng có tham nhũng, (2) có khả năng giám sát việc cung cấp một số ít
dịch vụ mà bản chất là công cộng, (3) các dàn xếp phi tập trung hóa của nền dân chủ.
Ở đây đặc biệt quan tâm đến vai trị Chính phủ của các quốc gia này đối với
lĩnh vực PTBV. Đó là mức độ can thiệp của các Chính phủ trong quá trình phát triển
của các thành phần kinh tế. Vai trị của Chính phủ ngày một ít đi song rất quan
trọng, khơng thể thay thế. Đó là điều tiết của Chính phủ qua các chính sách, luật
định, cũng như giao thương kinh tế trên toàn cầu với danh nghĩa quốc gia. Robert

Wade khẳng định phải có vai trị tích cực của Nhà nước. Ơng cho rằng, những nước
Đơng Á đã thành cơng lớn khơng thể khơng nói tới vai trị của Chính phủ trong điều
hành, hỗ trợ, điều tiết và giao thương. Trong nền kinh tế tồn cầu hóa, một nhà nước
muốn hồn thành được vai trị cần thiết của mình phải là nhà nước như thế nào?
Chẳng hạn trường hợp Hàn Quốc, Đài Loan, để lọt vào được số rất ít nền kinh tế đã
thốt được nghèo đói, cho thấy vai trò của nhà nước đến đâu. Trường hợp của
Nigeria, rất giàu dầu lửa song nhà nước lại rất tư lợi, tham nhũng, kém hiệu năng thì
nhà nước càng can thiệp lại càng có hại. Vậy thì, can thiệp để tăng trưởng bền vững,
xã hội hài hòa đòi hỏi nhà nước phải có những tố chất tối thiểu nào về năng lực,
phẩm chất, hiệu quả?.
- “Không chỉ là tăng trưởng kinh tế” của Tatyana P. Soubbotina (Lê Kim
Tiên và Nguyễn Thị Việt Hà dịch, 2005) đã trình bày hệ thống các chỉ tiêu đánh giá
PTBV. Luận cứ của các chỉ tiêu này được tác giả lý giải trên cơ sở tích lũy của cải
quốc gia là một chỉ tiêu về PTBV. Để đảm bảo bền vững thì phải làm cho tài sản
tăng lên theo thời gian hoặc ít nhất là không giảm. Soubbotina cho rằng “các chỉ
tiêu về phát triển bền vững cần phải bao gồm các bộ phận cấu thành của cải quốc
gia, tích lũy của cải quốc gia, sản phẩm trung gian và khoảng không môi trường,
vốn xã hội và sự tham nhũng của quan chức”. Và nhấn mạnh “phát triển bền vững


×