Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả sản xuất mô hình nuôi gà thả vườn ở huyện phong điền, thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.39 KB, 75 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ- QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
MƠ HÌNH NUÔI GÀ THẢ VƯỜN Ở HUYỆN
PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

ThS.TRƯƠNG HỊA BÌNH

LÂM HỒNG YẾN
MSSV: 4077647
Lớp: Kinh Tế Nơng Nghiệp 3
Khóa: 33

Cần Thơ, tháng 11/2010


Phân tích hiệu quả sản xuất mơ hình ni gà thả vườn ở huyện Phong Điền, TP.CT

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Sự cần thiết hình thành đề tài
Hiện nay, nước ta sau hơn 20 năm đổi mới phát triển theo cơ chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã thu được nhiều thành quả đáng kể. Tổng sản


phẩm quốc dân tăng đều hàng năm kéo theo thu nhập người dân cũng được cải thiện
đáng kể, cuộc sống người dân ngày càng tốt hơn về cả vật chất và tinh thần. Bên
cạnh khía cạnh tinh thần vốn đa dạng thì khía cạnh vật chất mà cơ bản nhất là ăn,
mặc, ở đã có nhiều thay đổi. Khi thu nhập thấp thì nhu cầu thực phẩm chủ yếu là để
duy trì, tái tạo sức lao động, khi thu nhập tăng thì tất yếu nhu cầu thực phẩm sẽ tăng
theo hướng tăng về chất. Khẩu phần tinh bột được giảm dần và thay bằng các thức
ăn giàu dinh dưỡng như thịt, trứng, sữa đây là tín hiệu đáng mừng vì nó phản ánh
đời sống cũng như góp phần nâng cao thể trạng sức khoẻ của người Việt.
Tuy nhiên cũng như nhiều nền kinh tế đang phát triển khác, nước ta cũng gặp
nhiều khó khăn khi chuyển từ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ sang chăn nuôi công nghiệp
tập trung. Mà hệ quả là khi có dịch bệnh xảy ra thì khả năng bùng phát là rất cao.
Gần đây nhất là thịt heo và trước đó là các loại gia cầm, do bệnh dịch trên heo bùng
phát nên việc chuyển qua tiêu dùng các loại thực phẩm làm cho nhu cầu cũng như
giá cả một số loại thực phẩm khác tăng nhanh, trong đó có thịt gà. Việc chăn nuôi gà
vốn đã tồn tại rất lâu đời ở nước ta với hai mơ hình chủ yếu là: ni gà theo quy mô
công nghiệp tập trung và nuôi theo dạng chăn thả hay còn gọi là gà thả vườn. Trong
đó việc ni gà thả vườn ở qui mơ hộ gia đình là một mơ hình truyền thống rất được
chú ý đến do hiệu quả kinh tế khá cao ngược lại chi phí vốn cũng như chi phí ni
dưỡng lại thấp so với việc ni cá, ni heo, ni bị, bên cạnh đó việc chăn ni gà
khơng cần một diện tích lớn và cố định như các vật ni khác. Những đặc điểm này
của chăn nuôi gà thả vườn rất phù hợp với nền kinh tế nước ta vốn chưa thể chuyển
hẳn sang sản xuất tập trung quy mô lớn mà vẫn nên phát triển kinh tế hộ gia đình.
GVHD: Ths.Trương Hịa Bình

Trang 1

SVTH: Lâm Hồng Yến


Phân tích hiệu quả sản xuất mơ hình ni gà thả vườn ở huyện Phong Điền, TP.CT

Cần Thơ là trung tâm của Đồng bằng sơng Cửu Long, do q trình đơ thị hố
hiện nay nên dân số Cần Thơ ngày một tăng (do di chuyển từ các tỉnh khác), vì thế
nhu cầu về thực phẩm là rất lớn. Cần Thơ hiện có 9 quận huyện trong đó có 8 quận
huyện tham gia chăn nuôi, sản xuất. Do đa số hộ nông dân nuôi gà thả vườn đều tập
trung ở huyện Phong Điền nên đề tài này được phân tích chủ yếu trong phạm vi
huyện Phong Điền.
Huyện Phong Điền được thành lập theo nghị định 05/2004/NĐ-CP ngày 02
tháng 01 năm 2004 của Chính phủ. Tuy là huyện mới thành lập nhưng Phong Điền
luôn đi đầu trong công cuộc đổi mới, sáng tạo ra nhiều mơ hình chăn ni sản xuất,
trong đó tất nhiên có mơ hình ni gà thả vườn. Huyện Phong Điền hiện có 17.785
hộ tham gia chăn ni sản xuất, trong đó số hộ nghèo của huyện là 1.096 hộ, những
hộ nghèo đa số là những hộ có rất ít đất canh tác cũng như khơng có nhiều vốn để
phát triển những mơ hình cần nhiều đầu vào, vì thế việc phát triển mơ hình ni gà
qui mơ hộ gia đình là rất cần thiết để nơng dân thốt nghèo hiện nay, cũng như thêm
thu nhập cho những hộ ở những mức thu nhập khác. Nhưng liệu chi phí vốn đầu vào
của mơ hình là bao nhiêu? lợi nhuận đầu ra thế nào? có phù hợp với điều kiện kinh
tế xã hội của huyện Phong Điền nói riêng và các quận huyện khác của Cần Thơ nói
chung hay khơng?
Xuất phát từ những vấn đề trên đề tài nghiên cứu “ Phân tích hiệu quả sản xuất
của mơ hình ni gà thả vườn ở huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ ” được
lựa chọn nghiên cứu để giúp cho nông dân có hướng đi cũng như lựa chọn đúng đắn
hơn trong thời gian tới.
1.1.2. Căn cứ khoa học thực tiễn
Chăn ni gà thả vườn là một mơ hình đơn giản, hiệu quả đã và đang được áp
dụng rộng rãi ở nước ta. Dựa vào những kiến thức đã học cùng sự giúp đỡ của giáo
viên hướng dẫn, đề tài được thực hiện nhằm phân tích thực trạng và hiệu quả sản
xuất, cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến mô hình ni gà thả vườn ở huyện Phong
Điền, TP.CT, từ đó đánh giá và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả mơ
hình này, giúp người nơng dân có hướng sản xuất hiệu quả hơn trong thời gian tới.
GVHD: Ths.Trương Hịa Bình


Trang 2

SVTH: Lâm Hồng Yến


Phân tích hiệu quả sản xuất mơ hình ni gà thả vườn ở huyện Phong Điền, TP.CT
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục Tiêu Chung
Đánh giá hiệu quả sản xuất của mơ hình ni gà thả vườn ở huyện Phong
Điền, Thành phố Cần Thơ, từ đó đề ra một số giải pháp để mở rộng mơ hình và
nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông hộ.
1.2.2. Mục Tiêu Cụ Thể
Để đạt được mục tiêu chung trên, nội dung đề tài sẽ lần lượt giải quyết các
mục tiêu cụ thể sau:
• Tìm hiểu thực trạng và hiệu quả chăn nuôi gà thả vườn ở huyện Phong Điền.
• Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của mơ hình ni gà
thả vườn ở huyện Phong Điền.
• Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và mở rộng mơ
hình ni gà thả vườn ở huyện Phong Điền.
1.3. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Các giả thuyết kiểm định
Các nhân tố chi phí con giống, chi phí thức ăn, chi phí thuốc phịng và trị bệnh,
chi phí chuồng trại, chi phí máy móc thiết bị, chi phí lao động gia đình ảnh hưởng
đến hiệu quả sản xuất của nông hộ nuôi gà thả vườn.
1.3.2. Các câu hỏi nghiên cứu
1. Thực trạng nuôi gà thả vườn ở huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ
như thế nào?
2. Việc nuôi gà thả vườn ở huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ hiện nay
có hiệu quả không?

3. Giải pháp nào được đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của mơ hình
ni gà thả vườn ở huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ ?

GVHD: Ths.Trương Hịa Bình

Trang 3

SVTH: Lâm Hồng Yến


Phân tích hiệu quả sản xuất mơ hình ni gà thả vườn ở huyện Phong Điền, TP.CT
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phạm Vi Về Không Gian
Đề tài được nghiên cứu chủ yếu ở huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ. Số
liệu được thu thập trên các xã : xã Nhơn Ái, xã Giai Xuân, xã Tân Thới và xã Nhơn
Nghĩa.
1.4.2. Phạm Vi Về Thời Gian
Số liệu thứ cấp được lấy từ 2007 đến 2009.
Số liệu sơ cấp được lấy đến tháng 10 năm 2010.
Đề tài được thực hiện trong 3 tháng từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2010.
1.4.3. Đối Tượng Nghiên Cứu
Các nông hộ chăn nuôi các loại gà thả vườn với qui mô trên 200 con trên địa
bàn huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ.

GVHD: Ths.Trương Hịa Bình

Trang 4

SVTH: Lâm Hồng Yến



Phân tích hiệu quả sản xuất mơ hình ni gà thả vườn ở huyện Phong Điền, TP.CT

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Sản xuất
Sản xuất là quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào và các nguồn lực cần thiết
khác để tạo ra sản phẩm hàng hoá một cách có hiệu quả nhất.
2.1.1.2. Khái niệm hộ và kinh tế gia đình
Trong một số từ điển chuyên ngành kinh tế cũng như từ điển ngôn ngữ, hộ
là tất cả những người cùng sống trong một mái nhà. Nhóm người đó bao gồm những
người cùng chung huyết tộc và những người làm công.
Tại cuộc Hội thảo quốc tế lần thứ tư về quản lý nông trại tại Hà Lan năm
1980, các đại biểu nhất trí rằng: hộ là một đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan đến
sản xuất, tái sản xuất, tiêu dùng và các hoạt động khác.
Qua các điểm khác nhau về khái niệm “hộ” có thể nêu lên một số đặc điểm
cần lưu ý khi phân định “hộ”:
- Hộ là một nhóm người cùng chung huyết tộc hay không cùng chung
huyết tộc.
- Họ cùng sống chung hay khơng cùng sống chung một mái nhà.
- Có chung một nguồn thu nhập và ăn chung.
- Cùng tiến hành sản xuất chung.
Ở Việt Nam, cho đến nay chưa có một cuộc thảo luận nào nghiêm túc nào
về khái niệm hộ và các phương pháp nghiên cứu hộ. Hầu như từ trước tới nay người
ta mặc nhiên thừa nhận hộ là “ gia đình”, kinh tế hộ là “ kinh tế gia đình”.
Hộ sản xuất là những hộ làm những nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp, ngư
nghiệp, lâm nghiệp. Việc sản xuất hàng hóa của hộ chủ yếu dựa vào các thành viên
được xem là khoản thu nhập cho nơng hộ. Q trình sản xuất hộ liên quan đến việc

chuyển đổi các loại hàng hóa trung gian, thành hàng hóa hồn hảo. Họ thường sử
GVHD: Ths.Trương Hịa Bình

Trang 5

SVTH: Lâm Hồng Yến


Phân tích hiệu quả sản xuất mơ hình ni gà thả vườn ở huyện Phong Điền, TP.CT
dụng vốn và các dụng cụ của gia đình để sản xuất cũng như lao động. Vì vậy, tổng
giá trị hàng hóa tăng thêm của hộ được gọi là tổng sản phẩm của hộ.
2.1.1.3. Vấn đề sử dụng vốn & lao động trong quá trình sản xuất kinh tế hộ
Theo thuật ngữ kinh tế, vốn và lao động là hai nguồn lực sản xuất. Lao
động được tính bằng thời gian hoặc số người tham gia lao động, vốn được xem như
khoản tiền phải trả cho việc sử dụng các dịch vụ, mua nguyên vật liệu trang trải chi
phí trong q trình sản xuất. Q trình sản xuất là một quá trình được xem như việc
sử dụng các nguồn lực để chuyển đổi vật liệu hoặc những sản phẩm dở dang thành
sản phẩm, dịch vụ hoàn chỉnh để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.
2.1.1.4. Vai trị của kinh tế hộ trong q trình phát triển
Kinh tế hộ trong q trình phát triển nơng hộ của nhiều nước có vai trị hết
sức quan trọng. Ở Mỹ - nước có nền nơng nghiệp phát triển cao, phần lớn nông sản
vẫn là do nông trại gia đình sản xuất bằng lao động của chính chủ trang trại và các
thành viên trong gia đình. Động lực thúc đẩy sản xuất ở nơng trại gia đình là lợi ích
kinh tế cả các thành viên trong gia đình. Ở Việt Nam, kinh tế nơng hộ mặc dù cịn ở
quy mơ sản xuất nhỏ và phân tán, nhưng có vai trị hết sức quan trọng để phát triển
nơng nghiệp.
Kinh tế nông hộ đã cung cấp cho xã hội khoảng 90% sản lượng rau quả,
góp phần tăng nhanh số lượng lương thực, thực phẩm, cho cơng nghiệp và xuất
khẩu, góp phần sử dụng tốt hơn đất đai, lao động, tiền vốn, tăng thêm việc làm cho
nông thôn và tăng thêm thu nhập cho nhân dân.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền
kinh tế đã tạo ra sự thay đổi lớn trong nông thôn. Nâng cao thu nhập và cải thiện đời
sống cho nông dân ln là mục tiêu phấn đấu của tồn Đảng, toàn Dân.
2.1.1.5 Một số khái niệm cơ bản trong kinh tế
+ Tổng chi phí:
Chi phí: là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với
mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh
doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất của nông hộ nhằm
đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng là doanh thu và lợi nhuận.
GVHD: Ths.Trương Hịa Bình

Trang 6

SVTH: Lâm Hồng Yến


Phân tích hiệu quả sản xuất mơ hình ni gà thả vườn ở huyện Phong Điền, TP.CT
Tổng chi phí: là tất cả các khoản hao phí trong q trình chăn nuôi từ giai
đoạn làm chuồng, chuẩn bị con giống cho đến giai đoạn tiêu thụ sản phẩm gà thịt.
+ Tổng doanh thu: là tổng các khoản thu nhập của nông hộ từ hoạt động sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm.
+ Lợi nhuận: là kết quả tài chính cuối cùng của việc sản xuất kinh doanh đó
chính là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp
phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động ni gà thả vườn. Có rất nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến lợi nhuận bao gồm cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan.
2.1.1.6. Hiệu quả

Hiệu quả trong từ điển Bách khoa toàn thư được hiểu là kết quả mong
muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi và hướng tới, nó có nội dung khác
nhau ở những lĩnh vực khác nhau. Trong sản xuất, Hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, là

năng suất. Trong kinh doanh, Hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận. Trong lao động nói
chung hiệu quả lao động là năng suất lao động, được đánh giá bằng số lượng thời
gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc là bằng số lượng sản phẩm
được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian.
Trong xã hội học, một hiện tượng, một sự diễn biến có hiệu quả xã hội, tức
là có tác dụng tích cực đối với một lĩnh vực xã hội, đối với sự phát triển của lĩnh vực
đó. Hiệu quả của một cuộc điều tra xã hội học là kết quả tối ưu đạt được so với mục
tiêu của cuộc điều tra đó.
2.1.1.7. Hiệu quả sản xuất
Hiệu quả sản xuất bao gồm: hiệu quả kinh tế và hiệu quả kỹ thuật
- Hiệu quả kinh tế: tiêu chí về hiệu quả kinh tế thực ra là giá trị, nghĩa là
khi sự thay đổi làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại thì khơng
có hiệu quả.
- Hiệu quả kỹ thuật: là việc tạo ra một số lượng sản phẩm nhất định từ
việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. Nó được xem là một thành phần của
hiệu quả kinh tế. Bởi vì muốn đạt được hiệu quả kinh tế thì trước hết phải đạt được
hiệu quả kỹ thuật.
GVHD: Ths.Trương Hòa Bình

Trang 7

SVTH: Lâm Hồng Yến


Phân tích hiệu quả sản xuất mơ hình ni gà thả vườn ở huyện Phong Điền, TP.CT
2.1.1.8. Khái niệm hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu biểu hiện kết quả của hoạt động sản xuất, nói
rộng ra là của hoạt động kinh tế, hoạt động kinh doanh, phản ánh tương quan giữa
kết quả đạt được so với hao phí lao động, vật tư, tài chính. Là chỉ tiêu phản ánh trình
độ và chất lượng sử dụng các yếu tố của sản xuất - kinh doanh, nhằm đạt được kết

quả kinh tế tối đa với chi phí tối thiểu. Tuỳ theo mục đích đánh giá, có thể đánh giá
hiệu quả kinh tế bằng những chỉ tiêu khác nhau như năng suất lao động, hiệu suất sử
dụng vốn, hàm lượng vật tư của sản phẩm, lợi nhuận so với vốn, thời gian thu hồi
vốn, vv. Chỉ tiêu tổng hợp thường dùng nhất là doanh lợi thu được so với tổng số
vốn bỏ ra. Trong phạm vi nền kinh tế quốc dân, chỉ tiêu hiệu quả là tỉ trọng thu nhập
quốc dân trong tổng sản phẩm xã hội.
Trong nhiều trường hợp, để phân tích các vấn đề kinh tế có quan hệ chặt
chẽ với các vấn đề xã hội, khi tính hiệu quả kinh tế, phải coi trọng hiệu quả về mặt
xã hội (như tạo thêm việc làm và giảm thất nghiệp, tăng cường an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội, củng cố sự đoàn kết giữa các dân tộc, các tầng lớp nhân dân, và sự
công bằng xã hội), từ đó có khái niệm hiệu quả kinh tế - xã hội.
2.1.2. Các chỉ tiêu về lợi nhuận dùng trong phân tích
Để đánh giá hiệu quả ni gà thả vườn của nơng hộ, trong đề tài có sử dụng
các tỷ số tài chính sau:
+ Tổng chi phí: Tất cả các khoản chi phí bằng tiền liên quan đến sản xuất.
Bao gồm: chi phí lao động, chi phí vật chất và một số loại chi phí khác.
Tổng chi phí = Chi phí lao động + Chi phí vật chất + Chi phí khác
+ Tổng doanh thu: Tổng giá trị sản lượng thu hoạch được trong 1 vụ, được
tính từ sản lượng sản phẩm nhân với đơn giá sản phẩm đó.
Tổng doanh thu = Số lượng * Đơn giá
+ Lợi nhuận: Là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí bỏ ra.
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
GVHD: Ths.Trương Hịa Bình

Trang 8

SVTH: Lâm Hồng Yến


Phân tích hiệu quả sản xuất mơ hình ni gà thả vườn ở huyện Phong Điền, TP.CT

+ Lợi nhuận có hai loại: lợi nhuận khơng tính lao động nhà và lợi nhuận có
tính cơng lao động gia đình.
+ Tỷ suất lợi nhuận: Được tính bằng cách lấy lợi nhuận chia tổng chi phí.

TSLN =

Lợi nhuận

x 100%

Tổng chi phí

Tỷ suất lợi nhuận cho ta biết một đồng chi phí đầu tư vào sản xuất thì thu
được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
+ Lợi nhuận/Tổng doanh thu: Để cho thấy một đồng doanh thu mang lại
được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
+ Tổng doanh thu/Tổng chi phí: Để cho thấy chi phí đầu tư vào sản xuất bỏ
ra một đồng thì mang lại bao nhiêu đồng doanh thu. Đây cũng chính là năng suất
của mơ hình ni gà thả vườn.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
- Khảo sát 40 hộ chăn nuôi gà thả vườn với qui mô trên từ 200 con trở lên tại
các xã Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Tân Thới, Giai Xuân của huyện Phong Điền, TP.CT,
cụ thể:
+ Nhơn Ái có 14 hộ được chọn phỏng vấn.
+ Tân Thới có 13 hộ được chọn phỏng vấn.
+ Giai Xuân có 7 hộ được chọn phỏng vấn.
+ Nhơn Nghĩa có 6 hộ được chọn phỏng vấn.
- Tham khảo số liệu Niên giám thống kê cấp tỉnh và số liệu báo cáo hằng năm
của các huyện nằm trong địa bàn nghiên cứu.

- Cách chọn hộ, cơ sở nuôi phỏng vấn theo hướng dẫn của cán bộ địa phương.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp: được thu thập từ các tài liệu có sẵn (niên giám thống kê, các
báo cáo, kế hoạch, chủ trương…) của Trung tâm khuyến nơng thành phố Cần Thơ,
Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phong Điền, Trạm Khuyến nông
Huyện Phong Điền, báo chí, internet.
GVHD: Ths.Trương Hịa Bình

Trang 9

SVTH: Lâm Hồng Yến


Phân tích hiệu quả sản xuất mơ hình ni gà thả vườn ở huyện Phong Điền, TP.CT
- Số liệu sơ cấp: Phỏng vấn trực tiếp từ 40 hộ nuôi gà thả vườn tại huyện
Phong Điền theo bảng câu hỏi được thiết kế sẵn.
- Nội dung phỏng vấn:
+ Thông tin tổng qt về tình hình chăn ni gà thả vưởn, đặc điểm nông
hộ, đặc điểm chăn nuôi và tiêu thụ gà thả vườn của nơng hộ.
+ Các chi phí chăn ni gà thả vườn bao gồm: chí phí con giống, thức ăn,
lao động, phịng và chữa bệnh, chuồng trại, chi phí khác…..
+ Những thuận lợi, khó khăn khi tham gia chăn nuôi và tiêu thụ gà thả vườn,
các đề xuất của nông hộ.
- Các bước tiến hành điều tra số liệu:
+ Xin giấy giới thiệu từ Sở Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Thành
Phố Cần Thơ.
+ Liên hệ với Trạm khuyến nông huyện Phong Điền.
+ Tiến hành điều tra các xã dưới sự hướng dẫn của cán bộ trạm khuyến nông
huyện Phong Điền.
+ Kiểm tra sự hợp lý của số liệu.

+ Nếu có sai sót cần khảo sát lại.
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
2.2.3.1. Các khái niệm về phương pháp phân tích
2.2.3.1.1. Phân tích thống kê mơ tả
Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mơ tả và trình
bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra
những kết luận dựa trên số liệu và thông tin được thu thập.
Hai khái niệm cơ bản của thống kê là tổng thể (Population) và Mẫu
(Sample). Tổng thể là tập hợp tất cả phần tử mà ta nghiên cứu và muốn có kết luận
về chúng. Mẫu là tập hợp một số phần tử được chọn từ tổng thể.
Thống kê mô tả được sử dụng trong đề tài này nhằm mô tả thực trạng
chăn nuôi gà thả vườn ở huyện Phong Điền, TP.CT và tình hình chăn ni gà thả
vườn của nơng hộ.
GVHD: Ths.Trương Hịa Bình

Trang 10

SVTH: Lâm Hồng Yến


Phân tích hiệu quả sản xuất mơ hình ni gà thả vườn ở huyện Phong Điền, TP.CT
Các công cụ thống kê được sử dụng để phân tích số liệu:
+ Phương pháp phân tích hồi quy tương quan để phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến lợi nhuận.
+ Bảng thống kê: là hình thức trình bày số liệu thống kê và thơng tin
đã thu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận, trình bày kết quả nghiên cứu.
2.2.3.1.2. Phương pháp so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối
- So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả phép trừ giữa trị số của kỳ
phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu, kết quả biểu hiện quy mô của hiện tượng kinh
tế.

- So sánh bằng số tương đối: là kết quả phép chia giữa hiệu số của trị
số kỳ phân tích so với kỳ gốc chia cho trị số của kỳ gốc. Kết quả biểu hiện kết cấu,
mối quan hệ, tốc độ phát triển mức độ phổ biến của các hiện tượng kinh tế.
2.2.3.1.3. Phương pháp phân tích hàm hồi quy
Thiết lập phương trình hàm hồi quy để xác định được các nhân tố ảnh
hưởng đối với một đối tượng hay một chỉ tiêu nào đó. Từ những phân tích sơ bộ ban
đầu (bằng phương pháp thống kê mơ tả) ta rút ra những nhân tố có thể ảnh hưởng
đến chỉ tiêu đó rồi tiến hành chạy hàm và tìm ra nhân tố ảnh hưởng, từ đó phát huy
những nhân tố tốt, hạn chế và khắc phục những nhân tố ảnh hưởng khơng tốt đến chỉ
tiêu.
Phương trình hồi quy có dạng: Y = b0 + b1X1 + b2X2 + … + bkXk
Trong đó: Y là biến phụ thuộc.
Xi (i = 1, 2, 3, …, k) là các biến độc lập.
Các tham số b0, b1, b2,…, bk được ước lượng bằng phương pháp hồi quy tuyến
tính từ phần mềm Sata.
Các thơng số được xem xét khi phân tích:
+ Multiple R: Hệ số tương quan bội, nói lên mối liên hệ chặt chẽ giữa biến phụ
thuộc Y và biến độc lập X, R càng lớn mối liên hệ càng chặt chẽ.
+ Hệ số xác định R2 (R – Square): Tỷ lệ phần trăm biến động của Y được giải
thích bởi các Xi.
GVHD: Ths.Trương Hịa Bình

Trang 11

SVTH: Lâm Hồng Yến


Phân tích hiệu quả sản xuất mơ hình ni gà thả vườn ở huyện Phong Điền, TP.CT
+ R2: (Adjusted R Square): Hệ số xác định đã điều chỉnh: dùng để trắc nghiệm
xem có nên thêm vào một biến độc lập nữa không. Khi thêm vào một biến mà R2

tăng lên thì chúng ta quyết định thêm biến đó vào phương trình hồi quy.
+ Standard error: Sai số chuẩn cả phương trình.
+ Observations: Số quan sát (= n).
+ Regression: Hồi quy.

+ df: độ tự do :

k: số biến
n–k–1
n–1

+ SS (Sum of square): Tổng bình phương.
SSR: Tổng bình phương hồi quy: là đại lượng biến động của Y được giải thích
bởi đường hồi quy.
SSE: Phần biến động còn lại (còn gọi là số dư): là đại lượng biến động tổng
gộp của các nguồn biến động do các nhân tố khác gây ra mà khơng hiện diện trong
mơ hình hồi quy và phần biến động ngẫu nhiên.
+ SST: Tổng biến động của Y.
SST = SSR + SSE
SSR càng lớn, mơ hình hồi quy càng có độ tin cậy cao trong việc giải thích
biến động của Y.
+ MS: Trung bình bình phương (mean of square).
+ MSR =

SSR
: Trung bình bình phương hồi quy.
k

+ MSE =


SSE
n − k −1

Tỷ Số F (số thống kê F):
F = MSR/MSE
+ Thông thường dùng để kiểm định mức ý nghĩa của mơ hình hồi quy. F càng
lớn, mơ hình hồi quy càng có ý nghĩa. Khi đó Sig. F càng nhỏ.
+ Dùng để so sánh với F trong bảng phân phối F với mức ý nghĩa α.
GVHD: Ths.Trương Hòa Bình

Trang 12

SVTH: Lâm Hồng Yến


Phân tích hiệu quả sản xuất mơ hình ni gà thả vườn ở huyện Phong Điền, TP.CT
+ F là cơ sở bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết H0.
+ Giả thuyết:
• H0: Tất cả tham số hồi quy đều bằng 0 ( b1= b2 =b3=…=bk )
• H1: bi ≠ 0, tức là các Xi có liên quan tuyến tính với Y.
F càng lớn thì khả năng bác bỏ H0 càng cao.
+ Significant F: mức ý nghĩa của phương trình hồi quy, Sig. F càng nhỏ càng
tốt, độ tin cậy càng cao (Sig. f ≈ α), thay vì tra bảng F, Sig. F cho ta kết luận ngay
mơ hình hồi quy có ý nghĩa khi Sig. F nhỏ hơn mức ý nghĩa nào đó.
+ Coefficients: (hệ số).
• t_Stat: Giá trị thống kê, dùng kiểm định cho các tham số riêng biệt (Xi);
nếu t_Stat = 0 thì Xi khơng ảnh hưởng đến Y.
• P – value: giá trị xác suất P, là mức ý nghĩa α nhỏ nhất mà ở đó giả thuyết
H0 bị bác bỏ.
2.2.3.1.4. Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích (CBA-Cost Benefit

Analysis)
Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích là phương pháp phân tích
giúp tìm ra sự đánh đổi giữa các lợi ích thực mà xã hội có được từ một phương án cụ
thể với các nguồn tài nguyên thực mà xã hội phải từ bỏ để đạt được lợi ích đó. Nói
cách khác, đây là phương pháp ước tính sự đánh đổi thực giữa các phương án, nhờ
đó giúp cho xã hội đạt được những lựa chọn ưu tiên kinh tế của mình.
Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích ngồi việc giúp đánh giá sự
ưa thích và lựa chọn các phương án đầu tư, nó cịn là phương pháp thường được sử
dụng để phân tích kết quả hoạt động sản xuất, xác định lợi ích đạt được so với phần
chi phí bỏ ra. Vì vậy phương pháp này thường được sử dụng trong phân tích kinh tế.
Trong nghiên cứu này, phương pháp CBA được sử dụng để phân tích hiệu quả sản
xuất của các nông hộ chăn nuôi gà thả vườn bằng cách so sánh giữa tổồng doanh thu
và tổng chi phí sản xuất gà thả vườn. Xem xét qua:
Lợi nhuận = Tồng doanh thu – Tổng chi phí

GVHD: Ths.Trương Hịa Bình

Trang 13

SVTH: Lâm Hồng Yến


Phân tích hiệu quả sản xuất mơ hình ni gà thả vườn ở huyện Phong Điền, TP.CT
+ Nếu Lợi nhuận > 0 thì chăn ni gà thả vườn có hiệu quả.
+ Nếu Lợi nhuận < 0 thì chăn ni gà thả vưởn khơng có hiệu quả.
2.2.3.2. Phương pháp phân tích cho từng mục tiêu cụ thể
Để hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp
phân tích số liệu chủ yếu sau:
+ Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng và hiệu quả ni gà thả vườn ở huyện
Phong Điền, TP.CT.

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh tương đối, so sánh tuyệt
đối thông qua giá trị sản xuất, sản lượng, qui mô.
+ Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi gà thả
vườn ở huyện Phong Điền, TP.CT.
Phương pháp thống kê mơ tả được sử dụng nhằm phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến q trình ni gà thả vườn ở huyện Phong Điền, TP.CT. Đồng thời,
mơ hình hồi quy tuyến tính được sử dụng trong phân tích để lượng hóa mối quan hệ
giữa lợi nhuận từ ni gà thả vườn với các biến độc lập.
Phương trình hồi quy có dạng: Y = b0 + b1X1 + b2X2 + … + bkXk
Trong đó: Y là biến phụ thuộc (lợi nhuận trên 100 con gà thả vườn).
Xi (i = 1, 2, 3, …, k) là các biến độc lập.
Các tham số b0, b1, b2,…, bk được ước lượng bằng phương pháp hồi quy
tuyến tính từ phần mềm Sata.
• Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất nuôi gà thả vườn của nơng hộ:
+ X1: Tổng chi phí (đồng/100 con)
+ X2: Qui mô (con)
+ X8: Số năm kinh nghiệm (năm)
+ X9: Tập huấn kỹ thuật
Nếu có có tập huấn kỹ thuật là 1.
Nếu khơng có tập huấn kỹ thuật là 0.

GVHD: Ths.Trương Hịa Bình

Trang 14

SVTH: Lâm Hồng Yến


Phân tích hiệu quả sản xuất mơ hình ni gà thả vườn ở huyện Phong Điền, TP.CT
• Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ nuôi gà thả vườn của nơng hộ:

+ X1: Chi phí con giống (đồng/100 con)
+ X2: Chi phí lao động (đồng/ 100 con)
+ X3: Chi phí thức ăn (đồng/100 con)
+ X4: Chi phí phịng và trị bệnh (đồng/100 con)
+ X5: Chi phí chuồng trại (đồng/100 con)
+ X6: Chi phí máy móc thiết bị (đồng/100 con)
+ X7: Năng suất ( lần - tổng doanh thu/ tổng chi phí)
+ X8: Số năm kinh nghiệm (năm)
+ X9: Tập huấn kỹ thuật
Nếu có tập huấn kỹ thuật là 1, nếu khơng có là 0.
+ Mục tiêu 3: Đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả chăn nuôi gà
thả vườn ở huyện Phong Điền, TP.CT.
Từ các kết quả nghiên cứu trên đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả chăn nuôi gà thả vườn ở huyện Phong Điền, TP.CT.

GVHD: Ths.Trương Hịa Bình

Trang 15

SVTH: Lâm Hồng Yến


Phân tích hiệu quả sản xuất mơ hình ni gà thả vườn ở huyện Phong Điền, TP.CT

CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Nguồn số liệu tổng
hợp từ Niên Số liệu kinh tế xã hội 13 tỉnh, thành phố thuộc Đồng bằng sông Cửu
Long - Cục Thồng Kê Cần Thơ năm 2009, Tổng cục Thống kê)
3.1.1. Vị trí địa lí

Đồng bằng sơng Cửu Long (ĐBSCL) là một trong những đồng bằng lớn, phì
nhiêu của Đơng Nam Á và thế giới, là vùng sản xuất, xuất khẩu lương thực, vùng
cây ăn trái nhiệt đới lớn nhất Việt Nam. ĐBSCL cũng là vùng đất quan trọng đối với
Nam Bộ và cả nước trong phát triển kinh tế, hợp tác đầu tư và giao thương với các
nước trong khu vực và thế giới.
ĐBSCL có vị trí như một bán đảo với 3 mặt Đơng, Nam và Tây Nam giáp
biển (có đường bờ biển dài 700km), phía Tây có đường biên giới giáp với
Campuchia và phía Bắc giáp với vùng kinh tế Đơng Nam Bộ - vùng kinh tế lớn của
Việt Nam hiện nay. ĐBSCL nằm trên địa hình tương đối bằng phẳng, mạng lưới
sơng ngịi, kênh rạch phân bố rất dày thuận lợi cho giao thông thủy vào bậc nhất ở
nước ta.
3.1.2. Điều kiện tự nhiên
Diện tích tự nhiên tồn vùng là 40.518 km2, trong đó có khoảng 18.43% diện
tích đất được dùng để sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.
ĐBSCL có 13 đơn vị hành chính bao gồm: 1 thành phố trực thuộc Trung
Ương (Thành phố Cần Thơ) và 12 tỉnh (Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền
Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc
Liêu và Cà Mau).
Vùng ĐBSCL có lợi thế về tài ngun đất đai, sơng ngịi, biển và thềm lục
địa cũng như điều kiện khí hậu thuận lợi được thể hiện trên các mặt sau đây:
- Nếu chưa kể hải đảo, thì tổng diện tích đất đai của cả vùng hơn 4 triệu
ha, chiếm khoảng 12% diện tích cả nước, trong đó đất phù sa chiếm gần 30%.
GVHD: Ths.Trương Hịa Bình

Trang 16

SVTH: Lâm Hồng Yến


Phân tích hiệu quả sản xuất mơ hình ni gà thả vườn ở huyện Phong Điền, TP.CT

- Khí hậu ổn định, nhiệt độ trung bình 28oC, chế độ nắng cao, số giờ nắng
trung bình cả năm từ 2.226 - 2.790 giờ, ít xảy ra thiên tai do khí hậu gây ra.
- Nguồn nước được lấy từ 2 nguồn chính là từ sông Mekong và nước mưa.
Sông Mekong chảy qua vùng ĐBSCL hàng năm đem lại lượng nước bình quân
khoảng 460 tỷ m3 và vận chuyển khoảng 150 - 200 triệu tấn phù sa. Việc vùng
ĐBSCL hàng năm bị ngập lũ gần 50% diện tích từ 3 - 4 tháng tạo nên một đặc điểm
nổi bật của vùng, một mặt làm hạn chế lớn đối với canh tác, trồng trọt và gây nhiều
khó khăn cho đời sống của dân cư, nhưng mặt khác cũng tạo nên những điều kiện
thuận lợi cho việc đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và bổ sung độ phì nhiêu cho đất
trồng trọt.
- Vùng ĐBSCL có bờ biển dài trên 700km, khoảng 360.000km2 khu vực
đặc quyền kinh tế, phía Đơng giáp biển Đơng, phía Nam giáp Thái Bình Dương và
phía Tây - Nam giáp vịnh Thái Lan, tạo điều kiện rất thuận lợi trong việc phát triển
kinh tế biển, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản phục vụ cho nhu cầu sản xuất, tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu.
3.1.3. Tình hình xã hội
- Dân số: đến năm 2009 dân số toàn vùng đạt trên 17,21 triệu người. Mật độ
dân số: tỷ lệ nữ giới chiếm 50,88%, tỷ lệ dân số sống ở khu vực thành thị là 21,15%.
- Dân tộc: ĐBSCL gồm có nhiều dân tộc cùng chung sống với nhau. Nhiều
nhất là dân tộc Kinh (chiếm hơn 80% dân số của cả vùng), kế đến là dân tộc Khơme, Hoa, và một số dân tộc thiểu số khác (chiếm khơng q 2%).
- Văn hóa: ĐBSCL có nhiều dân tộc cùng sinh sống do đó cùng tồn tại nhiều
phong tục tập quán của nhiều dân tộc khác nhau, cùng tồn tại và phát triển.
3.1.4. Tình hình kinh tế nông nghiệp
Cây lúa - cây trồng chủ lực, là sản phẩm chun mơn hố cao nhất vùng. Sản
lượng lúa cả vùng năm 2009 đạt 20.48 triệu tấn, chiếm 52.66% sản lượng cả nước,
với nhịp độ tăng trưởng hàng năm khoảng 3,2%/năm (cả nước khoảng 3,1%/năm).
Hàng năm lúa gạo của vùng ĐBSCL đóng góp phần lớn vào việc cung ứng nhu cầu
trong nước và chiếm tới 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước.
GVHD: Ths.Trương Hịa Bình


Trang 17

SVTH: Lâm Hồng Yến


Phân tích hiệu quả sản xuất mơ hình ni gà thả vườn ở huyện Phong Điền, TP.CT
Sau lúa là nuôi trồng và khai thác thuỷ sản, với 8/13 tỉnh giáp biển, lại có 2
sơng lớn là sơng Tiền và sơng Hậu song song nối các tỉnh với biển Đông, vùng
ĐBSCL có điều kiện rất thuận lợi để ni trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ cũng
như nước ngọt. Sản lượng thuỷ sản của vùng năm 2009 đạt khoảng 2.8 triệu tấn,
chiếm 57,85% sản lượng cả nước, trong đó thủy sản khai thác chiếm 33.33%. Nhịp
độ tăng trưởng sản lượng thuỷ sản hàng năm khoảng 9,25%/năm (cả nước khoảng
8,35%/năm). Đến 2009, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta đã chạm mức
4.25 tỷ USD.
Một lợi thế nữa trong sản xuất nông nghiệp của vùng ĐBSCL là chăn nuôi gia
súc và gia cầm. Các loại vật ni chính là bị (gồm cả bò lấy thịt và bò sữa) và gia
cầm. Gia cầm ở vùng ĐBSCL rất phát triển, chủ yếu là gà và vịt. Số gà vịt được
nuôi ở khu vực này chiếm đến 80% số gà vịt được nuôi ở toàn miền Nam và trên
50% cả nước.
Ngoài lợi thế về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng thủy sản,và chăn nuôi, cây ăn
trái và nông sản khác được xem là thế mạnh của vùng ĐBSCL như bưởi năm roi,
xoài cát, quýt đường, vú sữa, đậu nành; mía đường, đậu phộng, dứa, dừa và các loại
rau, đậu phục vụ cho ngành sản xuất trong nước, tiêu dùng và cho xuất khẩu đã
được các thị trường thế giới chú ý nhiều hơn trong thời gian gần đây.
3.2. TỒNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.2.1. Điều kiện tự nhiên
Thành phố Cần Thơ (TP.CT) được thành lập theo nghị quyết số
22/2003/QH11 của Quốc hội nước Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa 11
và Nghị định số 05/2004/NĐ - CP ngày 02/01/2004 của Thủ tướng chính phủ trên
cơ sở chia tách tỉnh Cần Thơ cũ thànhThành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và

thành lập mới tỉnh Hậu Giang. TP.CT chính thức trở thành đô thị loại I trực thuộc
Trung ương kể từ ngày 24/6/2009, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký
quyết định số 889/QĐ-TTg, công nhận TP.CT là đô thị loại I trực thuộc Trung ương,
đạt được 82,39 điểm/100 điểm (quy định từ 70 điểm trở lên).
GVHD: Ths.Trương Hịa Bình

Trang 18

SVTH: Lâm Hồng Yến


Phân tích hiệu quả sản xuất mơ hình ni gà thả vườn ở huyện Phong Điền, TP.CT
TP.CT nằm trong vùng trung, hạ lưu là trung tâm của Đồng bằng Sông Cửu
Long, trải dài trên 55 km dọc bờ Tây sông Hậu, TP.CT hiện có 9 đơn vị hành chánh
cấp huyện, 85 đơn vị hành chính cấp xã (44 phường, 36 xã, và 5 thị trấn), cụ thể:
+ Quận Ninh Kiều 13 phường
+ Quận Bình Thủy 8 phường
+ Quận Cái Răng 7 phường
+ Quận Ơ Mơn 7 phường
+ Quận Thốt Nốt 9 phường
+ Huyện Phong Điền 1 thị trấn và 6 xã
+ Huyện Cờ Đỏ 1 thị trấn và 9 xã
+ Huyện Thới Lai 1 thị trấn và 12 xã
+ Huyện Vĩnh Thạnh 2 thị trấn và 9 xã
Về vị trí địa lí của TP.CT :
- Phía Đơng giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long.
- Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang.
- Phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang.
- Phía Bắc giáp tỉnh An Giang.
TP.CT cách thành phố Hồ Chí Minh 170 km về phía Đơng Bắc theo quốc lộ

1A, là giao điểm của nhiều tuyến đường giao thông thủy bộ quan trọng, thuận lợi
cho việc giao lưu và phát triển kinh tế giữa các tỉnh vùng Tây Nam sông Hậu với
vùng Tứ Giác Long Xuyên, vùng Bắc sông Tiền và vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam; có trục sơng Hậu nối từ Biển Đơng tới PhnomPênh.
Tổng diện tích đất tự nhiên tồn thành phố là: 140.161,60 ha Trong đó:
+ Đất nơng nghiệp: 115.556,28 ha, chiếm 82,45%
+ Đất phi nông nghiệp: 24.282,12 ha chiếm 17,32%
+ Đất chưa sử dụng: 323,20 ha chiếm 0,23%
Khí hậu ở Cần Thơ là khí hậu nhiệt đới với 2 mùa rõ ràng: mùa mưa (tháng
5 đến tháng 11) và mùa khô (tháng 12 đến tháng 4). Độ ẩm trung bình là 82%,
lượng mưa trung bình 1.247,7 mm, nhiệt độ trung bình 27,2°C.
GVHD: Ths.Trương Hịa Bình

Trang 19

SVTH: Lâm Hồng Yến


Phân tích hiệu quả sản xuất mơ hình ni gà thả vườn ở huyện Phong Điền, TP.CT
3.2.2. Cơ sở hạ tầng
3.2.2.1. Giao thơng
+ Đường bộ:
Thành phố Cần Thơ có các đường liên tỉnh:
+

Quốc lộ 91 từ Cần Thơ đi An Giang.

+

Quốc lộ 80 từ Cần Thơ đi Kiên Giang.


+

Quốc lộ 1A, từ Cần Thơ đi các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

+

Tuyến Nam sơng Hậu nối liền Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng.

Quốc lộ 1 bị ngăn cách bởi sông Hậu, một bên là Vĩnh Long, một bên
là TP Cần Thơ. Trước đây, việc giao thông giữa 2 bờ phụ thuộc vào phà Cần Thơ,
đến ngày 24/4/2010 Cầu Cần Thơ đã chính thức được thơng xe và Phà Cần Thơ
cũng chính thức ngừng hoạt động. Sắp tới thành phố cũng sẽ triển khai xây dựng
tuyến cao tốc Cần Thơ - Vị Thanh.
+ Đường thủy:
Cần Thơ nằm bên bờ phía nam sơng Hậu, một bộ phận của sơng Mê
Kơng, vì thế các tàu có trọng tải lớn (trên 1.000 tấn) có thể đi các nước và đến Cần
Thơ dễ dàng. Ngoài ra, tuyến Cần Thơ - Xà No - Cái Tư là cầu nối quan trọng giữa
TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Hậu Giang và Cà Mau.
Cần Thơ có 3 bến cảng:
+ Cảng Cần Thơ: Diện tích 60.000 m², có thể tiếp nhận tàu biển
10.000 tấn.
+ Cảng Trà Nóc: Có diện tích 16 ha, cảng có 3 kho chứa lớn với
dung lượng 40.000 tấn. Khối lượng hàng hóa thơng qua cảng có
thể đạt đến 200.000 tấn/năm.
+ Cảng Cái Cui: Có thể phục vụ cho tàu từ 10.000-20.000 tấn, khối
lượng hàng hóa thơng qua cảng là 4,2 triệu tấn/năm.
Sau khi thực hiện xong dự án nạo vét và xây dựng hệ thống đê tại cửa
biển Quan Chánh Bố, Cảng Cái Cui sẽ là Cảng biển Quốc Tế tại TP. Cần Thơ.

GVHD: Ths.Trương Hịa Bình

Trang 20

SVTH: Lâm Hồng Yến


Phân tích hiệu quả sản xuất mơ hình ni gà thả vườn ở huyện Phong Điền, TP.CT
+ Đường hàng không:
Cần Thơ có Sân bay Cần Thơ, sân bay lớn nhất khu vực đồng bằng
sông Cửu Long. Sân bay hiện đã hồn thành cơng việc cải tạo, chính thức đưa vào
hoạt động từ ngày 03.01.2009. Hiện đang xây dựng Nhà Ga hành khách và trong
vòng quý 4 năm 2010, Cần Thơ sẽ có Sân bay đạt chuẩn quốc tế với những đường
bay trong khu vực và sẽ dần mở rộng ra các nước xa hơn. Nhưng hiện nay, Cụm
cảng hàng không miền Nam đã lên kế hoạch mở tuyến bay Cần Thơ - Đài Bắc (Đài
Loan) vào đầu tháng 2/2010 để phục vụ nhu cầu ăn Tết của kiều bào.
3.2.2.2. Điện
Cần Thơ có Nhà máy nhiệt điện Cần Thơ có cơng suất 200 MW, đã hòa
vào lưới điện quốc gia. Hiện tại, đang xây dựng Nhà máy nhiệt điện Ơ Mơn có cơng
suất giai đoạn đầu là 600 MW, sau đó sẽ được nâng cấp lên 1.200 MW. Dự án
đường ống dẫn khí Lơ B (ngồi khơi biển Tây)- Ơ Mơn đưa khí vào cung cấp cho
Trung tâm điện lực Ơ Môn (tổng công suất dự kiến lên đến 2600 MW) đang được
Tổng cơng ty Dầu khí Việt Nam triển khai, dự kiến hồn thành năm 2009. Đến thời
điểm đó, Cần Thơ sẽ là một trong những trung tâm năng lượng lớn của Việt Nam.
3.2.2.3. Nước
Cần Thơ có 2 nhà máy cấp nước sạch có cơng suất 70.000 m³/ngày, và dự
kiến xây dựng thêm một số nhà máy để có thể cung cấp nước sạch 200.000 m³/ngày.
3.2.2.4. Viễn thông
Hệ thống bưu điện, viễn thông của thành phố Cần Thơ gồm 1 bưu điện
trung tâm, 4 bưu điện huyện đủ điều kiện cung cấp thông tin liên lạc giữa Cần Thơ

với các nước trên thế giới.
3.2.3. Tình hình kinh tế xã hội
Theo kết quả điều tra dân số của cục Thống kê TP.CT ngày 01/04/2009 dân
số Cần Thơ là 1.189.555 người, mật độ dân số là 849 người/km2, trong đó: dân cư
thành thị 783.104 người chiếm 65,83% và dân cư nông thôn 406.451 người chiếm
34,17%.

GVHD: Ths.Trương Hịa Bình

Trang 21

SVTH: Lâm Hồng Yến


Phân tích hiệu quả sản xuất mơ hình ni gà thả vườn ở huyện Phong Điền, TP.CT
Tổng sản phẩm 2009 đạt 37.202.414 triệu đồng, trong đó: lĩnh vực nơng, lâm
nghiệp và thủy sản đạt 5.215.147 triệu đồng, công nghiệp xây dựng 15.804.290 tỷ
đồng và các ngành dịch vụ 16.181.977 triệu đồng.
Tổng thu ngân sách năm 2009 đạt 4.717.389 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng
kinh tế bình quân 5 năm qua đạt 16,5%, thu nhập bình quân đầu người năm 2009 đạt
1.534 USD, tỷ lệ hộ nghèo 6,04%.
Cơ cấu kinh tế: nông, lâm, thủy sản đạt 12,75%, công nghiệp và xây dựng đạt
57,69% và các ngành dịch vụ đạt 29,56%
Về nông nghiệp:
+ Cây nơng nghiệp chính của Cần Thơ là lúa. Sản lượng lúa tại Cần Thơ
năm 2009 ước đạt 1.138.058 tấn. Ngồi ra có một số cây hoa màu khác
như ngô, khoai, dưa hấu ...
+ Ngành chăn nuôi ở Cần Thơ chủ yếu là nuôi heo và gia cầm. Số lượng
heo là 113.906 con, số lượng gia cầm là 1.821.890 con, trong đó gà là
353.690 con, vịt là 1.426.940 con, một số loại gia cầm khác 41.260 con.

Các gia súc như trâu là 520 con, bò là 4.437 con, dê là 1.392 con.
+ Ngành thủy sản ở Cần Thơ chủ yếu là ni trồng, diện tích ni trồng
thủy sàn là 12.941 ha với sản lượng trung bình năm 2009 đạt 191.878 tấn,
trong đó sản lượng cá là 191.783 tấn, sản lượng tôm là 35 tấn. Về phần
khai thác thủy sản thì sản lượng năm 2009 ước đạt 6,053 tấn.
3.3. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HUYỆN PHONG ĐIỀN
3.3.1. Đặc điểm tự nhiên
3.3.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Phong Điền là một trong 9 đơn vị hành chính trực thuộc thành phố
Cần Thơ, có vị trí địa lí như sau:
+ Phía Đơng: giáp với quận Ninh Kiều và một phần của quận Bình Thủy.
+ Phía Tây: giáp với huyện Cờ Đỏ.
+ Phía Nam: giáp với quận Cái Răng và tỉnh Hậu Giang.
GVHD: Ths.Trương Hịa Bình

Trang 22

SVTH: Lâm Hồng Yến


Phân tích hiệu quả sản xuất mơ hình ni gà thả vườn ở huyện Phong Điền, TP.CT
+ Phía Bắc: giáp với quận Ơ Mơn và Bình Thủy.
Phong Điền được xem là “lá phổi xanh” của TP.CT, nằm cách trung tâm
TP.CT 17km, miền đất nơi đây có khí hậu ơn hịa, cây trái xanh tươi, rất thích hợp
cho việc phát triển du lịch vườn trái cây sinh thái.
3.3.1.2. Đất đai
Theo Niên giám Thống kê huyện Phong Điền năm 2009, huyện Phong Điền
có tổng diện tích đất tự nhiên là 12.364,04 ha. Trong đó, đất nơng nghiệp 10.668,50
ha, chiếm 86,29% tổng diện tích đất đai tại huyện.
3.3.1.3. Khí hậu

Huyện Phong Điền có đặc tính khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng đồng bằng
Nam bộ Việt Nam, có 2 mùa rỗ rệt: mùa khô (bắt đầu từ khoảng tháng 12 đến
khoảng tháng 4 năm sau) và mùa mưa (bắt đầu từ khoảng tháng 5 và chấm dứt vào
khoàng cuối tháng 11). Theo Niên giám Thống Kê của huyện Phong Điền năm
2009:
+ Nhiệt độ khơng khí dao động khá rộng từ 18,5oC đến 35,1oC, nhiệt độ trung
bình trong năm là 27,1oC.
+ Số giờ nắng trung bình trong năm là 2.551,3 giở, tháng ít nắng nhất là tháng
9 có 131,16 giờ nắng, tháng nhiều nắng nhất là tháng 3 có 280,20 giờ nắng.
+ Lượng mưa trung bình trong năm là 1.245,30 mm, tháng 10 có lượng mưa
nhiều nhất là 293,50 mm .
+ Độ ẩm tương đối trung bình là 83,8%, tháng 3 là tháng có độ ẩm thấp nhất
79%, độ ẩm cao nhất là vào tháng 7 là 89%.
Với điều kiện khí hậu như trên và có nguồn nước ngọt dồi dào từ sơng Cần
Thơ nên rất thích hợp cho việc sản xuất nơng nghiệp.

GVHD: Ths.Trương Hịa Bình

Trang 23

SVTH: Lâm Hồng Yến


Phân tích hiệu quả sản xuất mơ hình ni gà thả vườn ở huyện Phong Điền, TP.CT
3.3.2. Tình hình kinh tế - xã hội
3.3.2.1. Đơn vị hành chính
Huyện Phong Điền có 7 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm: thị trấn Phong
Điền, xã Nhơn Ái, xã Giai Xuân, xã Tân Thới, xã Trường Long, xã Mỹ Khánh và xã
Nhơn Nghĩa.
3.3.2.2. Dân số

Theo Niên giám thống kê huyện Phong Điền năm 2009, dân số huyện là
99.667 người, mật độ dân số 804 người/km2. Dân số trong độ tuổi lao động là
73.792 người, số người có việc làm là 65.375 người, trong đó có 49.892 người tham
gia sản xuất nơng nghiệp. Như vậy, số người tham gia hoạt động sản xuất nông
nghiệp chiếm đến 76,32% tổng số lao động có việc làm. Đây là điều kiện thuận lợi
để ngành nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định.
3.3.3. Tình hình sản xuất nơng nghiệp huyện Phong Điền
Giá trị sản xuất trên địa bàn huyện Phong Điền từ năm 2005 đến năm 2009
tăng đáng kể. Tổng giá trị sản xuất năm 2005 chỉ là 563 tỉ đồng thì đấn năm 2009
tăng lên 985 tỉ đồng, trong đó giá trị sản xuất nơng nghiệp đạt 546,625 tỉ đồng. Đặc
biệt, năm 2009, tổng giá trị ngành nông nghiệp tăng vọt lên 422 tỷ đồng chiếm
43,06% tổng giá trị sản xuất, tăng 54,44% so với năm 2007.
Tổng số trang trại trong huyện là 16, trong đó về trồng cây lâu năm và cây hàng
năm có 7 trang trại, chăn ni có 1 trang trại và ni trồng thủy sản có 8 trang trại.
Để hiểu thâm về tình hình phát triển nơng nghiệp trong huyện ta sẽ đi sâu vào
từng lĩnh vực:
+ Trồng trọt:
Tổng diện tích gieo trồng cây lâu năm và hàng năm là 17.433 ha trong đó
diện tích trồng cây lâu năm là 11.857 ha và cây hàng năm là 5.576 ha.
Diện tích trồng cây lương thực (lúa, bắp…) có hạt là 10.988 ha sản lượng
trung bình 53.166 tấn.
Diện tích trồng rau đậu 841 ha với năng suất 111,20 tấn, sản lượng 9.352 tấn.
Diện tích trồng cây cơng nghiệp hàng năm là 88 ha, trong đó đậu nành là 60
ha và mè (vừng) là 28 ha.
GVHD: Ths.Trương Hịa Bình

Trang 24

SVTH: Lâm Hồng Yến



×