Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện ba tri –bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 71 trang )

NGUYỄN THỊ LỢT
Mã số SV : 4054165
Lớp: KTNN 1 K31
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
  
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
MÔ HÌNH LUÂN CANH 2 VỤ LÚA 1 VỤ
BẮP CỦA NÔNG HỘ HUYỆN BA TRI –
BẾN TRE
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
LA NGUYỄN THÙY DUNG
Tháng 05/2009
Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện Ba Tri - Bến Tre
GVHD: La Nguyễn Thùy Dung 1 SVTH: Nguyễn Thị Lợt
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
---- -ooOoo- ----
1.1. ĐẶT VẤN ĐẾ NGHIÊN CỨU:
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu
Việt Nam là nước có truyền thống sản xuất nông nghiệp lâu đời, mà nông nghiệp
giữ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia, đặc biệt là các nước đang
phát triển. Để tạo nền tảng vững chắc cho đất nước phát triển thì phải có nền nông nghiệp
phát triển bền vững. Đồng Bằng Sông Cửu Long luôn giữ là một vùng kinh tế sản xuất
nông nghiệp, thủy sản hàng hóa trọng điểm của cả nước. Hằng năm, vùng Đồng Bằng
này sản xuất trên 50% lượng lúa, cung cấp 70% lượng trái cây, 52% sản lượng thủy sản,
đóng góp 90% lượng gạo xuất khẩu và gần 60% kim ngạch thủy sản cả nước.
Hình ảnh của Việt Nam được biết đến như một gánh gạo với hai đầu là hai vùng
đồng bằng, đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích đất tự nhiên
sử dụng cho sản xuất nông nghiệp cao nhất cả nước. Trong đó, đồng bằng sông Cửu


Long có diện tích đất nông nghiệp là 2977 ngàn hecta, chiếm 75% tổng diện tích đất tự
nhiên. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa, cây ăn quả, mía đường, chăn nuôi lợn,
bò sữa, gia cầm và nuôi trồng thủy sản với số lượng và chất lượng ngày càng được nâng
cao.
Cơ cấu sản xuất nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn đã từng bước được đổi
mới theo hướng ngày càng đạt hiệu quả cao. Sự chuyển dịch cơ cấu trong thời gian qua
đã từng bước phát huy được thế mạnh của vùng. Đặc biệt, người dân đã linh hoạt trong
việc áp dụng mô hình luân canh hai vụ lúa – một vụ màu, một vụ lúa – hai vụ màu, hai vụ
lúa – một vụ cá … để phá thế độc canh cây lúa. Đơn cử trong trường hợp này là huyện Ba
Tri thuộc tỉnh Bến Tre.
Hiệu quả từ mô hình không những đảm bảo an ninh lương thực trong huyện mà
còn trao đổi sang vùng khác và xa hơn là đưa mặt hàng nông sản Việt Nam ra thị trường
quốc tế.
Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện Ba Tri - Bến Tre
GVHD: La Nguyễn Thùy Dung 2 SVTH: Nguyễn Thị Lợt
Một trong những mô hình luân canh đạt năng suất cao được người dân áp dụng
rộng rãi là mô hình trồng luân canh hai vụ lúa – một vụ bắp. Tuy nhiên, đa số người dân
vẫn chưa đậm đà với việc đưa cây màu xuống ruộng do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Nhưng để nâng cao năng suất cũng như chất lượng đời sống của người dân, chúng ta cần
biết được điểm mạnh, điểm yếu của từng vùng để có kế hoạch phát triển mô hình phù hợp
đạt năng suất cao. Đây cũng là lý do tôi chọn :”Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình
trồng luân canh hai vụ lúa – một vụ bắp của hộ nông dân huyện Ba Tri – tỉnh Bến
Tre” là đề tài tốt nghiệp của mình.
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn
Để phá thế độc canh cây lúa và tìm cách tăng thu nhập cho người dân, năm 2003,
tỉnh Bến Tre chủ trương đưa cây màu trồng xen trên đất lúa. Trong đó cây bắp lai có
nhiều ưu thế. Trung tâm Khuyến nông (TTKN) đã thực hiện mô hình trồng bắp, đậu xen
canh trên đất lúa - mía, với tổng diện tích là 8 ha. Hầu hết các điểm trình diễn đều gặt hái
kết quả khả quan, năng suất bình quân mỗi ha của bắp đạt từ 6-7 tấn, đậu nành từ 1,3 -
1,5 tấn. Với giá đậu nành là 6.000 đ/kg và giá sàn của bắp là 1.600 đ/kg, tính thành tiền

mỗi năm (1 vụ lúa + 2 vụ màu), nông dân lãi từ 20 – 30 triệu đồng. Điều đáng kể là cây
trồng xen nào cũng cho thu nhập cao hơn cây trồng chính. Chưa kể khi luân canh, xen
canh bắp đậu trên nền đất lúa một cách hợp lý, sẽ làm giảm mật số của nhiều chủng loại
sâu bệnh quan trọng, nên cũng giảm chi phí thuốc BVTV. Điều này rất tốt cho người lao
động và môi trường. Bên cạnh đó, chế độ canh tác hợp lý sẽ làm cho lý hoá tính của đất
thay đổi theo hướng có lợi, dẫn đến độ phì nhiêu của đất được tăng và chi phí phân bón
sẽ giảm.
Việc canh tác bất hợp lý dẫn đến chất lượng chất hữu cơ trong đất ngày càng suy
giảm, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của cây trồng. Dù có bón phân hóa học, cây
trồng vẫn lấy đi khoảng 50% đến 80% đạm từ đất. Do đó, cần phải tăng cường khả năng
cung cấp đạm từ đất bằng các biện pháp: luân canh lúa với cây trồng cạn, bón phân hữu
cơ cho đất, cần có thời gian để khô đất giữa 2 vụ lúa bằng cách phơi ải đất từ 2 đến 4
tuần... Tiến sĩ Nguyễn Mỹ Hoa, Phó Trưởng Bộ môn Khoa học đất và Quản lý đất đai,
cho biết: “Việc luân canh lúa với cây trồng cạn, phơi đất giữa 2 vụ canh tác sẽ làm chất
Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện Ba Tri - Bến Tre
GVHD: La Nguyễn Thùy Dung 3 SVTH: Nguyễn Thị Lợt
hữu cơ trong đất chuyển đổi từ dạng này sang dạng khác theo hướng có lợi cho cây trồng
sử dụng, làm tăng lượng đạm trong đất”.
Vì thế việc luân canh cây trồng, phá thế độc canh cây lúa là một trong những việc
làm cần thiết để cải thiện năng suất lúa; đồng thời cũng giúp cho đất không bị cạn kiệt
nguồn dinh dưỡng.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích và đánh giá hiệu quả sản xuất mô hình trồng luân canh hai vụ lúa – một vụ
bắp của hộ nông dân huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Từ đó đề ra những giải pháp để nâng
cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông hộ.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng sản xuất chung của các hộ nông dân huyện Ba Tri thông qua
một số nguồn lực sẵn có như: diện tích đất canh tác, kinh nghiệm sản xuất, nguồn lực lao
động.

- Phân tích và so sánh hiệu quả sản xuất lúa – bắp thông qua ba vụ Đông Xuân, Hè
Thu, Thu Đông trong năm 2007-2008 ở huyện Ba Tri.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất lúa – bắp của các nông hộ
ở huyện Ba Tri như: phân bón, thuốc, lao động…
- Đề xuất một số giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa – bắp của
các nông hộ ở huyện Ba Tri.
1.3. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU:
1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định
Tìm hiểu các khoản mục chi phí liên quan đến mô hình luân canh hai vụ lúa một vụ
bắp ở huyện Ba Tri, Bến Tre. So sánh hiệu quả sản xuất của từng vụ Đông Xuân, H è Thu,
Thu Đông, từ đó xem các nhân tố tác động đến từng vụ như thế nào.
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu
Trong phân tích mô hình trồng luân canh lúa – bắp, phân tích các vấn đề về các
khoản chi phí đầu vào để sản xuất ra sản phẩm, sản lượng thu được khi thu hoạch, doanh
thu, thu nhập của hộ nông dân. Bao gồm các câu hỏi sau:
Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện Ba Tri - Bến Tre
GVHD: La Nguyễn Thùy Dung 4 SVTH: Nguyễn Thị Lợt
* Về chi phí:
1. Chi phí cày xới đất để gieo trồng là bao nhiêu?
2. Cho phí mua giống là bao nhiêu?
3. Chi phí trong quá trình chăm sóc (gieo sạ, cấy giặm, làm cỏ, phân, thuốc hóa
học, tưới tiêu …) là bao nhiêu?
4. Chi phí thuê lao động chăm sóc và thu hoạch là bao nhiêu?
* Doanh thu, thu nhập của nông hộ
1. Sản lượng thu hoạch được trên một 1000m
2
là bao nhiêu ?
2. Đơn giá cho mỗi Kg sản phẩm thu hoạch được?
3. Số tiền thu được sau khi bán?
4. Phần tiền thu được sau khi chi trả tất cả các khoản chi phí?

1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1.4.1. Không gian
Phân tích nội dung trồng luân canh hai vụ lúa , một vụ bắp ở huyện Ba Tri, tỉnh Bến
Tre. Trong đó, chọn ra hai xã để tiến hành phỏng vấn là xã An Hoà Tây và xã Tân Thủy.
1.4.2. Thời gian
Thời gian thu thập số liệu sơ cấp từ tháng 02 năm 2009 đến hết tháng 3 năm 2009.
Các số liệu thứ cấp từ tài liệu của cơ quan hướng dẫn qua các năm 2006, 2007, 2008.
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
Do nội dung của đề tài là phân tích hiệu quả sản xuất luân canh hai vụ lúa, một vụ
bắp nên đối tượng nghiên cứu của đề tài cây lúa và cây bắp.
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:
- Nguyễn Thị Thu An, 2006, “Phân tích hiệu quả sản xuất của việc ứng dụng khoa
học kỹ thuật vào sản xuất lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng”.
Mục tiêu của đề tài phân tích hiệu quả sản xuất khi nông dân ứng dụng các mô hình khoa
học kỹ thuật vào sản xuất lúa và xác định những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sản
xuất trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp liên quan đến việc ứng dụng kỹ thuật mới đối
với nông hộ và chính quyền địa phương.
Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện Ba Tri - Bến Tre
GVHD: La Nguyễn Thùy Dung 5 SVTH: Nguyễn Thị Lợt
- Nguyễn Thị Yến, 2007, “So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình lúa ba vụ và mô
hình hai vụ lúa một vụ màu ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ”. Mục tiêu của đề
tài là phân tích và so sánh hiệu quả kinh tế của mô hình lúa ba vụ và mô hình hai vụ lúa -
một vụ màu. Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố chi phí đến thu nhập ròng. Đưa ra
các biện pháp để mô hình có hiệu quả tiếp tục được nhân rộng và phát triển.
 Điểm mạnh có thể học hỏi từ các đề tài này là: Luận văn có cấu trúc rõ ràng, nội
dung phân tích đạt mục tiêu đề ra, tính logic của đề tài, format theo chuẩn của khoa.
Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện Ba Tri - Bến Tre
GVHD: La Nguyễn Thùy Dung 6 SVTH: Nguyễn Thị Lợt
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

---- -ooOoo- ----
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN:
2.1.1. Khái niệm về kinh tế hộ, hộ gia đình
2.1.1.1. Nông hộ ( hộ nông dân )
Là gia đình sống bằng nghề nông, được kể là một đơn vị về mặt chính quyền.
2.1.1.2. Khái niệm kinh tế nông hộ
Nông hộ tiến hành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp… để phục vụ cuộc sống gọi là
kinh tế nông hộ. Kinh tế nông hộ là loại hình sản xuất có hiệu quả về kinh tế - xã hội, tồn
tại và phát triển lâu dài, có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Kinh tế hộ phát
triển tạo ra sản lượng hàng hóa đa dạng, có chất lượng, giá trị ngày càng cao,góp phần
tăng thu nhập cho mỗi gia đình nông dân, cải thiện đời sống mọi mặt ở nông thôn, cung
cấp sản phẩm cho công nghiệp và xuất khẩu, đồng thời thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh
tế ngay từ kinh tế hộ.
Như vậy, đặc trưng bao trùm của kinh tế nông hộ là các thành viên trong nông hộ
làm việc một cách tự chủ, tự nguyện vì lợi ích kinh tế của bản thân và gia đình mình. Mặc
khác, kinh tế nông hộ nhìn chung là nền sản xuất nhỏ mang tính tự cấp tự túc hoặc có sản
xuất hàng hóa với năng suất lao động thấp nhưng lại có vai trò quan trọng trong quá trình
phát triển sản xuất nông nghiệp trong quá trình phát triển nói chung và ở nước ta nói
riêng.
2.1.1.3. Khái niệm hộ gia đình
Hộ gia đình mà các thành viên cùng đóng góp công sức, tài sản chung để hợp tác
kinh tế chung trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc trong một số lĩnh vực
kinh doanh khác do pháp luật quy định, là chủ thể trong các quan hệ dân sự đó; hộ gia
đình mà đất ở được giao cho hộ cũng là chủ thể trong quan hệ dân sự liên quan đến đất ở
đó.
Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện Ba Tri - Bến Tre
GVHD: La Nguyễn Thùy Dung 7 SVTH: Nguyễn Thị Lợt
2.1.1.4. Đặc điểm của kinh tế hộ
Kinh tế hộ có những đặc trưng riêng biệt với quá trình tiến triển của hộ qua các
giai đoạn lịch sử. Cũng do những đặc trưng riêng biệt này của nó mà có thể cho rằng hộ

là đơn vị kinh tế xã hội đặc biệt
- Hộ mang tính huyết tộc. Các thành viên huyết tộc của hộ là chủ thể đích thực
của hộ, và đã tạo nên sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lý, sử dụng các yếu
tố sản xuất.
- Hộ dựa trên cơ sở kinh tế chung, mỗi thành viên đều có nghĩa vụ và trách nhiệm,
đều có ý thức tự giác làm tăng quỹ thu nhập của hộ, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của
mỗi thành viên.
- Đặc trưng nổi bật của các hộ nước ta là có quy mô canh tác rất nhỏ bé và quy
mô canh tác của hộ có xu hướng giảm dần do việc gia tăng dân số, do việc lấy đất đai
nông nghiệp phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ, phi nông nghiệp…Bản thân nông
nghiệp muốn phát triển cũng phải lấy đất để xây dựng các kết cấu hạ tầng của nông
nghiệp.
- Quá trình tổ chức lao động là do hộ tổ chức, công việc đồng án hộ sử dụng nhân
công gia đình là chủ yếu. Lao động gia đình không được xem là hình thái hàng hóa. Hiện
nay, tình trạng thuê mướn nhân công lao động đã xuất hiện ở mức độ khác nhau của sản
xuất hàng hóa. Thị trường lao động nông thôn cũng ra đời.
- Cơ cấu lao động nông hộ bao gồm: lao động nông nghiệp, lao động bán nông
nghiệp và lao động phi nông nghiệp. Cơ cấu này khác nhau giữa các hộ, các địa bàn, các
vùng, tùy theo điều kiện cụ thể của chúng.
2.1.1.5. Vai trò của kinh tế hộ trong quá trình phát triển ngày nay
Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nông
nghiệp và nông thôn. Các thành viên trong nông hộ gắn bó với nhau chặt chẽ trước tiên
bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, dựa trên cơ sở huyết thống, ngoài ra còn do truyền
thống qua nhiều đời, do phong tục tập quán, do tâm lí đạo đức và dòng họ. Về kinh tế,
các thành viên trong nông hộ gắn bó với nhau trên quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và
quan hệ phân phối mà cốt lõi của nó là quan hệ lợi ích kinh tế. Các thành viên trong nông
Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện Ba Tri - Bến Tre
GVHD: La Nguyễn Thùy Dung 8 SVTH: Nguyễn Thị Lợt
hộ có cùng mục đích và lợi ích chung là làm cho hộ mình ngày càng phát triển, ngày càng
giàu có. Trong mỗi nông hộ thường bố mẹ là chủ hộ vừa là người phân công lao động

trong gia đình, vừa là người lao động trực tiếp. Các thành viên trong hộ cùng lao động,
gần gũi nhau về khả năng, trình độ, tình hình và hoàn cảnh, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc phân công và hợp tác lao động một cách hợp lí.
Kinh tế nông hộ trong quá trình phát triển nông hộ của nhiều nước có vai trò hết
sức quan trọng. Ở Việt Nam, kinh tế nông hộ mặc dù còn ở quy mô sản xuất nhỏ và phân
tán nhưng có vai trò hết sức quan trọng để phát triển nông nghiệp. Kinh tế nông hộ đã
cung cấp cho xã hội rất nhiều sản phẩm góp phần tăng nhanh sản lượng lương thực, thực
phẩm, cây công nghiệp và xuất khẩu, góp phần sử dụng tốt hơn đất đai, lao động…tăng
thêm việc làm ở nông thôn và tăng thêm thu nhập cho nông dân.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế
đã tạo ra sự thay đổi lớn trong nông thôn. Nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho
nông dân luôn là mục đích phấn đấu cho toàn Đảng và Nhà nước ta cũng như nhân dân.
Nhằm để tăng thu nhập cho người dân, làm cho nông thôn ngày càng giàu đẹp, góp phần
chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và cũng góp phần chuyển đổi cơ cấu
kinh tế của Nhà nước.
2.1.2. Khái niệm về hiệu quả, hiệu quả sản xuất
Hiệu quả là sự xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các nguồn lực sao cho đạt kết
quả cao nhất. Hiệu quả bao gồm ba yếu tố: không sử dụng nguồn lực lãng phí, sản xuất
với chi phí thấp nhất và sản xuất đáp ứng nhu cầu con người.
Muốn đạt hiệu quả sản xuất cần quan tâm một số vấn đề sau:
- Hiệu quả kinh tế: Tiêu chí về hiệu quả kinh tế thật ra là giá trị nghĩa là sự thay đổi
làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại thì không có hiệu quả.
- Hiệu quả kỹ thuật: Là việc tạo ra một số lượng sản phẩm nhất định từ việc sử dụng
các nguồn lực đầu vào ít nhất. Nó được xem là một thành phần của hiệu quả kinh tế. Bởi
vì muốn đạt được hiệu quả kinh tế thì trước hết phải đạt hiệu quả lỹ thuật.
2.1.3. Các khái niệm về doanh thu, chi phí, thu nhập
Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện Ba Tri - Bến Tre
GVHD: La Nguyễn Thùy Dung 9 SVTH: Nguyễn Thị Lợt
- Doanh thu: Là toàn bộ giá trị của sản phẩm cho một đơn vị diện tích bằng năng
suất nhân với đơn giá của sản phẩm cho một đơn vị diện tích.

DOANH THU = NĂNG SUẤT x ĐƠN GIÁ x ĐƠN VỊ DIỆN TÍCH
- Chi phí: Là tất cả những hao phí bỏ ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh để
tiêu thụ sản phẩm hoặc toàn bộ chi phí bỏ ra để sản xuất một sản phẩm nhất định.
Chi phí gồm hai loại: định phí và biến phí. Sự thay đổi của tổng chi phí là do sự
thay đổi của biến phí. Khi sản lượng bằng không nghĩa là việc không sản xuất lúc này chi
phí = định phí.
CHI PHÍ = BIẾN PHÍ + ĐỊNH PHÍ
Trong đó:
+ Định phí là chi phí cố định không thay đổi khi sản lượng thay đổi. Chi
phí cố định là khoản chi phí mà hộ gia đình buộc phải bỏ ra trong quá trình sản xuất hoặc
ngay cả khi hộ gia đình ngừng sản xuất cũng phải chịu khoản chi phí này.
+ Biến phí: Là chi phí biến đổi, tăng hoặc giảm theo sự tăng hoặc giảm của
sản lượng. Doanh nghiệp hoặc hộ gia đình không phải chịu khoản chi phí này khi ngừng
hoạt động sản xuất.
- Thu nhập : là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra để sản xuất sản
phẩm đó. Thu nhập có hai loại : thu nhập chưa tính lao động nhà và thu nhập có tính lao
động nhà.
2.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất
+ Thu nhập trên chi phí:
Thu nhập trên chi phí=
chiphi
thunhap
Tỉ số này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra thì chủ đầu tư thu được bao nhiêu đồng thu
nhập.
+ Thu nhập trên doanh thu:
Thu nhập trên doanh thu=
doanhthu
thunhap
Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện Ba Tri - Bến Tre
GVHD: La Nguyễn Thùy Dung 10 SVTH: Nguyễn Thị Lợt

Tỉ số này cho biết trong một đồng doanh thu mà nông hộ có được thì sẽ có bao
nhiêu đồng thu nhập trong đó.
+ Doanh thu trên chi phí:
Doanh thu trên chi phí=
chiphi
doanhthu
Tỉ số này cho biết một đồng chi phí mà nông hộ bỏ ra đầu tư thì sẽ thu được bao
nhiêu đồng doanh thu.
2.1.5. Khái niệm về luân canh và đặc điểm sinh trưởng, phát triển và các nhân tố
ảnh hưởng đến cây lúa, cây bắp
2.1.5.1. Khái niệm luân canh
* Khái niệm
- Luân canh là sự luân phiên thay đổi cây trồng theo không gian và thời gian
trong chu kỳ nhất định.
- Phải tiến hành luân canh bởi vì: Luân canh là trung tâm của các biện pháp kỹ
thuật nông nghiệp khác. Tất cả các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp đều căn cứ vào chế độ
luân canh mà xác định nội dung của mình. Các chế độ canh tác khác như thuỷ lợi, bón
phân, tưới nước, làm đất, diệt trừ cỏ dại... đều căn cứ vào loại cây trồng, trình tự luân
phiên cây trồng trong hệ thống luân canh để xây dựng các biện pháp kỹ thuật cụ thể cho
suốt cả chu kỳ luân canh.
* Hiệu quả của việc trồng luân canh
Việc trồng luân canh có các tác dụng sau:
+ Điều hoà dinh dưỡng và nước trong đất.
+ Luân canh chính xác có tác dụng cải tạo và bồi dưỡng đất.
+ Chống xói mòn và bảo vệ đất.
+ Phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại.
+ Điều tiết hoạt động của vi sinh vật trong đất.
+ Tăng năng suất cây trồng và tăng sản lượng nông nghiệp.
+ Điều hoà lao động và việc sử dụng các vật tư kỹ thuật khác.
Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện Ba Tri - Bến Tre

GVHD: La Nguyễn Thùy Dung 11 SVTH: Nguyễn Thị Lợt
2.1.5.2. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây lúa, cây bắp
2.1.5.2.1. Cây lúa
Lúa là cây lương thực quan trọng của nước ta, có vị trí quan trọng đặc biệt ở Đồng
Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), đóng góp 50% sản lượng lúa cả nưóc và 80% gạo xuất
khẩu; kế đến cây ăn trái, mía đường, thủy hải sản, chăn nuôi vịt, trâu bò, heo,... Trồng lúa
là một nghề truyền thống của nhân dân Việt Nam từ rất xa xưa. Những năm gần đây Việt
Nam đã tham gia vào thị trường lúa gạo quốc tế với sản lượng lúa gạo hằng năm đứng
thứ 2- 4 trong số các nước xuất khẩu gạo. ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất của cả nước, đã
góp phần quan trọng trong thành quả chung đó. Đặc biệt ở vùng đồng bằng sông Cửu
Long là vùng đất tương đối bằng phẳng, đất phù sa có 1,16 triệu ha (chiếm 30%) tập
trung dọc theo hai bờ sông Tiền, sông Hậu rất thích nghi với loại cây trồng này.
ĐBSCL nằm trong vùng khí hậu ôn hòa, ít có bão lớn xảy ra, Lương mưa trung
bình hàng năm 1500-2000 mm tạo điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển cây
lúa. Cây lúa mang lại nguồn thu nhập cao cho nông dân, trồng lúa không những đáp ứng
nhu cầu về lương thực mà còn giải quyết vấn đề về việc làm của người dân. Đa số người
dân cả nước đều nắm được kỹ thuật trồng lúa nhưng tùy vào điều kiện tự nhiên của từng
vùng miền khác nhau mà người dân áp dụng các biện pháp gieo trồng và các giống lúa
cũng khác nhau.
Cơ cấu giống lúa cụ thể cho những vùng sản xuất lúa chính đề xuất như sau:
- Vùng phù sa ngọt dọc sông Tiền sông Hậu sử dụng các giống lúa thâm canh chất
lượng cao như VND 95-20, OMCS 2000, IR 64, OM 2517… và duy trì tỷ lệ phù hợp các
giống OM 2718, OM 1490 và các giống lúa nếp, đặc sản.
- Ở vùng bán đảo Cà Mau (tính từ Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và một phần tỉnh
Kiên Giang) với mức độ bộc phát rầy nâu chưa mạnh; ngoài các giống chủ lực, vẫn có
thể duy trì các giống OM 2718, OM 2717 và các giống lúa ST đặc sản. Vùng đất phèn có
thể sử dụng giống OM 1350, OM 2488, IR 56381 (MTL 149), AS 996…
- Vùng Tây sông Hậu, Tứ giác Long Xuyên sử dụng các giống chủ lực nêu trên,
giảm bớt diện tích: Jasmine 85, nếp, OM 2514, OM 2717…
Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện Ba Tri - Bến Tre

GVHD: La Nguyễn Thùy Dung 12 SVTH: Nguyễn Thị Lợt
- Vùng Đồng Tháp Mười: cơ cấu chủ lực là các giống cực sớm và sớm như OM
576, IR 50404, OMCS 2000, VND 95-20; duy trì tỷ lệ phù hợp OM 1490, OM 3536 và
các giống đặc sản khác.
- Vùng ven biển Nam bộ: cơ cấu chủ lực là các giống OM 576, IR 50404, OMCS
2000, AS 996, OM 4498, VND 95-20.
- TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ: giống lúa chủ lực là VND 95-20,
OMCS 2000, IR 64, OM 3536, VND 99-3, OM 1490, OM 2717, OM 2718
Giống lúa trồng ở vùng ĐBSCL thường cho năng suất cao tương ứng với từng vụ
như:
- Vụ đông xuân: Gieo đầu tháng 11 đến 25/11. Sử dụng các giống lúa OMCS
2000, OMCS21, TNĐB100, ML48, OM1706, OM1633, VND404, VND95 - 19,
MTL250, MTL392, MTL449, OM4498, OM4495, OM2395, OM2517, OM3405...
- Vụ hè thu: Gieo đầu tháng 4 đến 25/4. Sử dụng các giống lúa OMCS 2000,
OMCS21, TNĐB100, ML48, OM1706, OM1633, VND404, VND95- 19, MTL250,
MTL392, MTL449, OM4498, OM4495, OM2395, OM2517, OM3405...
- Vụ mùa: Gieo 5/5- 30/5. Sử dụng các giống lúa VND404, VND95-19, MTL250,
MTL392, MTL449, OM4498, OM4495, OM2395, OM2517, OM3405, Khao105, Nàng
thơm chợ đào 5, Nàng Hương 2...
2.1.5.2.2. Cây bắp
a ) Nguồn gốc cây ngô
Ngô, bắp hay bẹ (danh pháp khoa học: Zea mays L. ssp. mays) là một loại cây
lương thực được thuần dưỡng tại khu vực Trung Mỹ và sau đó lan tỏa ra khắp châu Mỹ.
Ngô lan tỏa ra phần còn lại của thế giới sau khi có tiếp xúc của người châu Âu với châu
Mỹ vào cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16.
b ) Đặc điểm sinh trưởng và phát triển
Cây ngô là loại cây trồng có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, cây ngô yêu cầu ánh
sáng mạnh, trồng trong điều kiện được chiếu sáng mạnh ngô sẽ cho năng suất cao, phẩm
chất hạt tốt. Nhiệt độ lý tưởng để ngô sinh trưởng và phát triển là 25-30
0

C. Ngô là cây
cần đất ẩm, nhưng khả năng chịu úng kém. Bình quân một cây ngô trong vòng đời cần
Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện Ba Tri - Bến Tre
GVHD: La Nguyễn Thùy Dung 13 SVTH: Nguyễn Thị Lợt
phải có 7-10 lít nước để sinh trưởng và phát triển. Nhu cầu về nước của cây ngô thay đổi
theo từng thời kỳ sinh trưởng.Cây ngô có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, tuy
nhiên ngô thích hợp nhất là trên đất có thành phần cơ giới nhẹ, độ màu mỡ cao, dễ thoát
nước, tầng canh tác dày, độ pH: 6-7.
*Mùa vụ
Cây bắp có thể trồng quanh năm ở ĐBSCL, tuy nhiên nông dân trồng bắp nhiều
vào hai vụ là đông xuân và hè thu sớm.
Vụ đông xuân: bắt đầu từ cuối tháng 10 đến hết tháng 11 dương lịch khi mùa
mưa chuẩn bị kết thúc. Bắp trồng vào thời gian này có rất nhiều thuận lợi về thời tiết cho
cây phát triển và tận dụng được những trận mưa cuối mùa.
Vụ hè thu: Từ tháng tư – tháng năm dương lịch, khi mùa mưa bắt đầu, thu hoạch
trong tháng bảy, tháng tám. Bắp vụ hè thu cho năng suất kém hơn vụ đông xuân do thời
tiết quá nắng nóng vào đầu vụ, mưa nhiều vào cuối vụ làm bắp nhiều sâu bệnh và đổ ngã.
Nếu mặt đất bằng phẳng và ít cỏ hay mới thu hoạch lúa thì không cần làm đất mà
chỉ cần giăng dây cho thẳng hàng và tỉa hạt. Trường hợp đất nhiều cỏ và quá cứng thì cần
xới đất sao cho kích thước 2 –3cm là được.
c ) Nhu cầu cây ngô về các điều kiện khí hậu
- Nhiệt độ:
Ngô là cây ưa nóng. Nhu cầu về nhiệt được thể hiện bằng tổng nhiệt độ cao hơn
nhiều cây trồng khác mà ngô cần để hoàn chỉnh chu kỳ sống từ gieo đến chín. Bên cạnh
đó nhu cầu về nhiệt của cây ngô được thể hiện bằng các giới hạn nhiệt độ mà cây đòi hỏi
như nhiệt độ tối thấp, tối cao và tối ưu. Về phương diện này các nhà khoa học đã định
vùng trồng ngô lấy hạt là vùng được giới hạn bằng đường đồng nhiệt cao nhất là 18 độ C.
- Nước:
Nước là yếu tố môi trường quan trọng đối với đời sống cây ngô. Ở những vùng
nóng, nơi có sự bốc hơi và thoát hơi nước cao, nhu cầu nước của cây ngô lại càng cao.

Ngô là cây trồng cạn cần nhiều nước, song cũng rất nhạy cảm với độ ẩm đất cao, đặc biệt
ở giai đoạn cây còn nhỏ khi điểm sinh trưởng còn nằm dưới mặt đất chỉ cần ngập nước 1-
2 ngày cây cũng có thể bị chết.
Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện Ba Tri - Bến Tre
GVHD: La Nguyễn Thùy Dung 14 SVTH: Nguyễn Thị Lợt
- Ánh sáng:
Ánh sáng là một yếu tố quan trọng cho sinh trưởng và phát triển cây ngô, tạo điều
kiện thuận lợi cho quá trình tích lũy chất dinh dưỡng và ảnh hưởng độ dài quá trình sinh
trưởng. Theo phản ứng với ánh sáng thì cây ngô thuộc nhóm cây trồng ngày ngắn. Để có
năng suất ngô cao, các giờ chiếu sáng của mặt trời là: 55-64% vào tháng 5, 45-54% vào
tháng 6, và 55-74% vào tháng 7, 8, 9. Độ dài chiếu sáng dưới 55% vào các tháng 7- 9 sẽ
làm giảm năng suất ngô dưới mức bình thường.
Các giống bắp thích hợp với đồng đất ở ĐBSCL
Giống DK888: Có nguồn gốc nhập nội từ Thái Lan. Giống bắp này có thời gian
sinh trưởng 90 – 95 ngày, chiều cao trung bình 2,4 – 2,6m, có hai trái/cây, số hạt/trái là
400 – 450 hạt, năng suất trung bình là 7 – 8 tấn/ha, trong điều kiện thâm canh tốt có thể
đạt 9 tấn/ha.
Giống G49: Giống có thời gian sinh trưởng 90 – 93 ngày, chiều cao trung bình
2,2 – 2,4m, có hai trái/cây, số hạt/trái là 400 – 450 hạt, năng suất trung bình là 8,0 – 8,5
tấn/ha, trong điều kiện thâm canh tốt có thể đạt 9 tấn/ha.
Giống ngô nếp MX4: Thời gian thu hoạch hạt khô 80 - 85 ngày, thu trái ăn tươi
62 - 64 ngày sau gieo. Sinh trưởng khoẻ, chiều cao cây 186 cm, chiều cao đóng bắp 88
cm, chiều dài bắp 14.7 cm, đường kính bắp 4.2 cm, 12 - 14 hàng hạt, tỷ lệ hạt/bắp 74.1%.
Chất lượng luộc ăn tươi bắp có vị thơm và dẻo. Năng suất hạt khô trung bình từ 3.5 - 4.5
tấn/ha. Năng suất bắp tươi lột vỏ 7.7 tấn trái tươi/ha.
Giống ngô nếp MX2: Thời gian sinh trưởng 80 - 85 ngày, thu bắp ăn tươi 65 - 70
ngày sau gieo. Sinh trưởng khoẻ, chống chịu bệnh đốm vằn tốt, ít đổ ngã, thích nghi rộng.
Chất lượng ăn tươi bắp có hương vị thơm , ngon và dẻo. Năng suất trung bình 3.5 - 5
tấn/ha. Năng suất bắp tươi trung bình từ 7 - 8 tấn bắp tươi/ha.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Tổng số mẫu điều tra là 60 mẫu. Chọn ngẫu nhiên hai xã là Tân Thủy và Xã
An Hòa Tây. Cách chọn nông hộ để phỏng vấn là ngẫu nhiên và thuận tiện.
Tham khảo số liệu từ Phòng Nông nghiệp và PTNN của huyện Ba Tri
Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện Ba Tri - Bến Tre
GVHD: La Nguyễn Thùy Dung 15 SVTH: Nguyễn Thị Lợt
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp: Tạp chí chuyên ngành kinh tế, các báo cáo tình hình sản
xuất chung huyện Ba Tri và niên giám thống kê của Phòng nông nghiệp huyện Ba Tri.
- Số liệu sơ cấp: sử dụng phương pháp thu thập số liệu ngẫu nhiên và thuận
tiện thông qua lập phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp 60 nông hộ
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu (theo từng mục tiêu)
Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng sản xuất chung của các hộ nông dân huyện Ba Tri
thông qua một số nguồn lực sẵn có như: diện tích đất canh tác, kinh nghiệm sản xuất,
nguồn lực lao động.
- Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng trong đề tài nhằm mô tả thực trạng
trồng luân canh lúa và bắp và các nguồn lực sẵn có của nông hộ.
- Phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương đối để tính tốc độ tăng trưởng qua các
năm.
Mục tiêu 2: Phân tích và so sánh hiệu quả sản xuất lúa – bắp thông qua ba vụ Đông
Xuân, Hè Thu, Thu Đông trong năm 2007-2008 ở huyện Ba Tri.
Các bảng thống kê mô tả số liệu: Là hình thức trình bày số liệu thống kê và thông
tin đã thu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận, cũng là bảng trình bày kết quả đã
nghiên cứu.
Mục tiêu 3 : Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất lúa – bắp của
các nông hộ ở huyện Ba Tri như: phân bón, thuốc, lao động…
- Sử dụng phần mềm Stata 8 trong kinh tế lượng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến thu nhập từ việc trồng luân canh cây lúa – cây bắp, xem xét cơ cấu nguồn vốn của
hộ nông dân trong quá trình sản xuất. Thông qua phương trình hồi qui tuyến tính đa biến.
Phương trình hồi qui tuyến tính

Mục đích của việc thiết lập phương trình hồi quy là tìm các nhân tố ảnh hưởng đến
một chỉ tiêu quan trọng nào đó (thu nhập/1000m
2
, năng suất/1000m
2
), chọn những nhân
tố ảnh hưởng có ý nghĩa, từ đó phát huy nhân tố có ảnh hưởng tốt, khắc phục nhân tố ảnh
hưởng xấu.
Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện Ba Tri - Bến Tre
GVHD: La Nguyễn Thùy Dung 16 SVTH: Nguyễn Thị Lợt
Phương trình hồi qui có dạng:
  
0
+ 
1
X
1
 
2
X
2
……+ 
k
X
k.
Trong đó:
: Là biến phụ thuộc.
X
1:
Biến độc lập (i = 1,2,…..k), là các nhân tố ảnh hưởng.

Các tham số 
0,

1, …….

k
được tính toán bằng cách sử dụng phầm mềm Stata8
kết quả:
- Multiple R: Hệ số tương quan bội, nói lên liên hệ chặt chẽ giữa biến phụ thuộc Y
và các biến độc lập X. R càng lớn, mối liên hệ càng chặt chẽ.
- Hệ số xác định R
2
(R Square): Tỷ lệ (%) biến động của Y được giải thích bởi các
X
i
( hoặc % các X
i
ảnh hưởng đến Y, phần còn lại do các yếu tố khác mà chúng ta chưa
nghiên cứu). R
2
càng lớn càng tốt (0 <= R
2
<= 1).
- R
2
: Hệ số xác định đã điều chỉnh, dùng để trắc nghiệm xem có nên thêm vào một
biến độc lập nữa không. Khi thêm vào một biến mà R
2
tăng lên thì chúng ta quyết định
thêm biến đó vào phương trình hồi quy.

- Standrad error: Sai số chuẩn cả phương trình.
- ObServations: Số quan sát .
- Regression: Hồi quy.
- Residual: Số dư.
- Df: Độ tự do.
- SS: Sum of Squares: Tổng bình phương.
- SSR: Tổng bình phương hồi quy, là đại lượng biến động của Y được giải
thích bởi đường hồi quy.
- SSE: Phần biến động còn lại (số dư): là đại lượng biến động tổng hợp của
các nguồn biến động do các nhân tố khác gây ra mà không hiện diện trong mô hình
hồi quy và biến động ngẫu nhiên.
- SST: Tổng biến động của Y.
SST = SSR + SSE.
Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện Ba Tri - Bến Tre
GVHD: La Nguyễn Thùy Dung 17 SVTH: Nguyễn Thị Lợt
SSR càng lớn mô hình hồi quy càng có độ tin cậy cao trong việc giải thích biến động
của Y.
- MS: Trung bình bình phương (mean of Squares).
MSR: = SSR/k Trung bình bình phương hồi quy.
MSE = SSE/n – k –1
- F: Tỷ số F (số thống kê F)
+ Thông thường dùng để kiểm định mức ý nghĩa của mô hình hồi quy. F càng
lớn mô hình càng có ý nghĩa vì khi đó Sig.F càng nhỏ.
+ Dùng để so sánh với F trong bảng phân phối F ở mức ý nghĩa 
+ F là cơ sở để bác bỏ hay chấp nhận H
0
.
H
0
: tất cả các tham số hồi quy đều bằng không (

1
= 
2
=…….= 
k
= 0) hay các
X
i
không liên quan tuyến tính với Y.
F càng lớn thì khả năng bác bỏ giả thuyết H
0
càng cao.
- Significace: mức ý nghĩa F.
Sig.F nói lên ý nghĩa của phương trình hồi quy, Sig.F cho ta kết luận ngay phương
trình hồi quy có ý nghĩa khi (Sig.F  ).
- Coefficients: (hệ số).
- t- Stat: Giá trị thống kê, dùng kiểm định cho các tham số riêng biệt (X
i
);
nếu t_Stat = 0 thì X
i
không có ảnh hưởng đến Y.
Mục tiêu 4: Đánh giá hiệu quả của mô hình và đề ra các giải pháp phát triển. Từ
những số liệu thống kê sử dụng phương pháp logic để suy luận để đánh giá ưu và nhược
điểm của mô hình sản xuất.
Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện Ba Tri - Bến Tre
GVHD: La Nguyễn Thùy Dung 18 SVTH: Nguyễn Thị Lợt
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
---- -ooOoo- ----

3.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU :
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Bản đồ hành chính tỉnh Bến Tre
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện thuộc tỉnh Bến Tre. Nằm ở tận cùng của cù Lao Bảo. Đông Bắc giáp sông
Ba Lai thuộc Bình Đại. Đông giáp Biển Đông. Tây Nam giáp Sông Hàm Luông qua
Thạnh Phú. Tây Bắc giáp huyện Giồng Trôm, huyện lị là thị trấn Ba Tri.
Huyện Ba Tri bao gồm thị trấn Ba Tri và 23 xã: Tân Mỹ, Mỹ Hòa, Mỹ Chánh, Mỹ
Thạnh, An phú Trung, An Ngãi Trung, An Ngãi Tây, Tân Hưng, An Hiệp, An Hòa Tây.
Mỹ Nhơn, Tân Xuân, Phước Tuy, Bảo Thạnh,Phú lễ, Phú Ngãi, An Đức, Vĩnh An, Vĩnh
Hòa, An Thủy, Tân Thủy. Ba Tri là một huyện ven biển, đất đai chủ yếu là ruộng và
giồng, không có vườn tược trù phú như đất đai ở phía tây.
Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện Ba Tri - Bến Tre
GVHD: La Nguyễn Thùy Dung 19 SVTH: Nguyễn Thị Lợt
3.1.1.2. Khí hậu, thủy văn
Tỉnh Bến Tre nói chung và huyện Ba Tri nói riêng nằm trong vùng khí hậu nhiệt
đới gió mùa, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng còn lại là mùa khô. Nhiệt độ
trung bình năm từ 26 - 27
o
C. Lượng mưa trung bình năm từ 1.250 - 1.500 mm.
Nhiệt độ: nhiệt độ cao, ít biến đổi trong năm, nhiệt độ trung bình hằng năm từ
26
o
C – 27
o
C. Trong năm không có nhiệt độ tháng nào trung bình dưới 20
o
C.
Bức xạ: Lượng bức xạ khá dồi dào, trung bình đạt tới 160kcal/cm
2

Hướng gió: chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm
sau và gió mùa tây nam từ tháng 5 đến tháng 11, giữa 2 mùa gió tây nam và đông bắc là 2
thời kỳ chuyển tiếp có hướng gió thay đổi vào các tháng 11 và tháng 4 tạo nên 2 mùa rõ
rệt. Mùa gió đông bắc là thời kỳ khô hạn, mùa gió tây nam là thời kỳ mưa ẩm.
Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hằng năm từ 1.250 mm – 1.500 mm. Trong
mùa khô, lượng mưa vào khoảng 2 đến 6% tổng lượng mưa cả năm.
Với điều kiện khí hậu, thủy văn trên rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, trồng
lúa và rau màu.
3.1.1.3. Đất đai
Huyện Ba Tri là phần diện tích tiếp giáp Biển Đông nên đất đai bị nhiễm mặn
khá nhiều. Mặc dù sông Ba Lai và sông Hàm Luông bồi đắp nhưng lượng đất nhiễm
mặn và đất phèn vẫn còn khá lớn. Đặc biệt, xã Tân Thủy và xã An Hòa Tây là hai xã có
vị trí gần biển nhất. Chính vì vậy, diện tích đất nông nghiệp sản xuất lúa không tốt lắm
và có năng xuất lúa tương đối thấp. Ở đây, đất đai chỉ trồng được hai vụ lúa là Hè Thu
và Thu Đông, còn Đông Xuân không sản xuất được. Những nông hộ ở đây đã tân dụng
được vụ Đông Xuân trồng màu trên chân đất lúa. Đặc biệt họ chuyên trồng cây bắp vào
vụ màu này.
Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện Ba Tri - Bến Tre
GVHD: La Nguyễn Thùy Dung 20 SVTH: Nguyễn Thị Lợt
3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện
3.1.2.1 Tình hình tự nhiên - xã hội
Bảng 1: TÌNH HÌNH TỰ NHIÊN-XÃ HỘI TẠI HUYỆN BA TRI
Chỉ tiêu Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre
Diện tích tự nhiên ( km
2
)
355,8 2.360,2
Dân số ( người ) 202.278 1.354.112
Mật độ dân số ( người/km
2

) 568 574
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Ba Tri)
Huyện có 355,8 km
2
diện tích tự nhiên, trong đó diện tích đất trồng lúa là 37.767ha,
diện tích cây rau màu là 448,25ha với 46.490 nhân khẩu. Đa số sống bằng nghề nông
nghiệp chiếm 75% so với dân số, thủy sản chiếm 10 % còn lại là ngành nghề khác.
3.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế
Bảng 2: CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ HUYỆN BA TRI
ĐVT: Triệu đồng, %
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Lĩnh vực
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Công nghiệp- Xây
dựng
292.950 13,4 614.355 23,46 628.925 22,12
Nông- Lâm- Thủy
sản 1.493.756 68,36 1.509.772 57,65 1.585.147 55,75
Thương mại-Dịch vụ 398.141 18,24 494.584 18,89 628.925 22,13
Tổng
2.184.847 100,0 2.618.711 100,0 2.842.997 100,0
(Nguồn: Báo cáo phòng kinh tế và PTNT huyện Ba Tri)
Phát huy những thế mạnh của huyện, tiếp tục đổi mới về cơ chế chính sách của
huyện, trong những năm gần đây huyện Ba Tri có những biến đổi tích cực.
Năm
Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện Ba Tri - Bến Tre
GVHD: La Nguyễn Thùy Dung 21 SVTH: Nguyễn Thị Lợt
Tốc độ tăng trưởng GDP trên địa bàn huyện năm 2007 là 11,49 % và năm 2008 là
12,19 %. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện chuyển đổi theo hướng tăng tỉ trọng khối
ngành thương mại dịch vụ, giảm tỉ trọng khối ngành nông – lâm – thủy sản.

Tỉ trọng GDP của khối thương mại – dịch vụ và công nghiệp - xây dựng trong
tổng GDP địa bàn huyện có sự chuyển đổi theo hướng tích cực, tuy không nhanh nhưng
tương đối ổn định và bền vững. Ngành công nghiêp – xây dựng có bước phát triển nhanh:
năm 2006 là 13,4%, năm 2007 tăng lên 23,46 % và đến năm 2008 giảm xuống còn
22,12%. Điều này là do huyện chú trọng phát triển khối ngành thương mại và dịch vụ; tỉ
trọng 18,24% năm 2006 đã tăng 18,89% năm 2007 và đến năm 2008 vượt lên 22,13%.
3.1.3. Cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp
* Thủy lợi
Huyện đã nạo vét hệ thống thủy lợi nội đồng đạt 100% kế hoạch đã phục vụ tốt
cho nhu cầu nước sản xuất và sinh hoạt của nhân dân; đưa vào sử dụng công rạch lá xã
An Hòa Tây, công lộ quẹo xã Bảo Thuận; hoàn thành việc giao nhận cột mốc và đền bù
giải phóng mặt bằng tuyến đê biển.
Nạo vét thủy lợi nội đồng: có 23 xã tiến hành nạo vét với tổng chiều dài: 63.819
m; khối lượng: 200.604 m
3
, đạt 112% KH; tổng kinh phí: 1 tỷ 326 triệu 831 nghìn đồng;
đạt 112% KH khối lượng. Riêng Thị trấn chưa thực hiện do không huy động được vốn
dân.
Huyện đã phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Công ty Tư vấn xây
dựng Bến Tre giao tim tuyến kênh liên xã Vĩnh Hoà, Vĩnh An, Tân Thủy, An Hoà Tây và
nạo vét kênh 9A đoạn xã Mỹ Chánh.
* Giao thông vận tải
Huyện Ba Tri đã đưa vào sử dụng đường Tân Mỹ - Châu Bình; tiếp tục thi công
đường Mỹ Chánh – Tân Hưng đạt 97% khối lượng, đường vành đai Tân Xuân – An Thủy
80%,…và đã hoàn thành mở rộng lề lộ thị trấn – Tân Xuân, lắp đặt báo tín hiệu giao
thông ngã tư sân vận động huyện và đưa vào hoạt động tuyến xe buýt tiệm Tôm – Thị xã
Bến Tre. Bên cạnh đó các xã tập trung duy tu sửa chữa lại các tuyến lộ trọng điểm phục
Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện Ba Tri - Bến Tre
GVHD: La Nguyễn Thùy Dung 22 SVTH: Nguyễn Thị Lợt
vụ nhu cầu đi lại và vận chuyển của nhân dân. Huyện đã đầu tư xây dựng mới 32 cầu

nông thôn, sửa chữa thay ván 03 cầu với tổng kinh phí 2.963 tỷ đồng.
3.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ:
3.2.1. Cơ cấu mùa vụ của huyện
Là một huyện ven biển, đất đai Ba Tri chủ yếu là ruộng và giồng, không có vườn
tược trù phú như các huyện phía tây. Nông nghiệp là mô hình sản xuất, kinh doanh chính
của nông dân Bến Tre nói chung và của huyện Ba Tri nói riêng. Vốn do phù sa của hai
con sông Ba Lai và Hàm Luông bồi tụ nên, lại nằm sát biển, đất đai Ba Tri gồm những
đồng ruộng, xen kẽ những con giồng. Chính vì vậy, huyện Ba Tri đã sản xuất nông
nghiệp và có những vụ màu đạt năng suất khá cao. Hằng năm, sản lượng lương thực tăng
đáng kể. Ngoài việc trồng lúa, nông dân còn áp dụng trồng màu xen canh và chuyên canh
trên đất lúa nhằm cải tạo và bồi dưỡng đất.
Bảng 3: CƠ CẤU MÙA VỤ CỦA HUYỆN, CÓ BA VỤ CHÍNH
Mùa vụ Thời gian Cây trồng
Thu Đông Tháng 06 đến tháng 10 Lúa
Đông Xuân,
Xuân Hè
Từ tháng 11 đến giữa tháng 02
Màu (dưa hấu, bắp, đậu nành ,
khoai lang, rau …)
Lúa (OMCS2000, MTL392…)
Hè Thu Giữa tháng 02 đến giữa tháng 05 Lúa (OMCS2000, MTL392…)
(Nguồn: Báo cáo phòng kinh tế và PTNT huyện Ba Tri)
Riêng ở xã An Hòa Tây và Tân Thủy có một số vùng trong huyện không sản xuất
lúa được vụ Đông Xuân mà thay vào đó là vụ màu xen canh trên chân ruộng. Trong
những năm gần đây cây màu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, đặc biệt là
cây bắp Đông Xuân được nhiều nông hộ chú ý đến.
Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện Ba Tri - Bến Tre
GVHD: La Nguyễn Thùy Dung 23 SVTH: Nguyễn Thị Lợt
Mô hình trồng luân canh 2 vụ lúa – 1 vụ màu ở các xã Tân Thủy, An Hòa Tây… đạt
hiệu quả khá cao. Thời gian gần đây, nhiều hộ nông dân ở xã An Hoà Tây và Tân Thủy

(huyện Ba Tri) khá thành công trong việc phát triển cây màu trên vùng đất lúa. Vụ lúa thu
hoạch năng suất cao nhất chỉ 20 giạ/công. Còn những năm gặp phải thời tiết thất thường
chỉ vài giạ. Cuộc sống gia đình luôn đối mặt với túng thiếu. Khi tiếp cận với cây màu,
kinh tế dần dần đi vào ổn định. Cây màu đã xen canh trên vùng đất lúa mà điển hình là
cây bắp mang lại hiệu quả khá cao. Hằng năm, bà con nông dân đã trồng xen canh một vụ
màu xen vào hai vụ lúa bởi vì đất nơi này không làm được ba vụ lúa trong năm. Đặc biệt,
khi cây màu xuống ruộng thì năng suất lúa tăng lên so với trồng hai vụ và bỏ đất nghỉ
một vụ. Do việc trồng màu đã cải tạo và bồi dưỡng đất, điều tiết vi sinh vật trong đất góp
phần tăng năng suất và tăng sản lượng nông nghiệp.
3.2.2. Tình hình sản xuất của huyện Ba Tri.
3.2.2.1 Cây lúa
Bảng 4: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA CỦA HUYỆN
(Nguồn: Báo cáo phòng kinh tế và PTNT huyện Ba Tri)
Qua bảng số liệu ta thấy diện tích đất canh tác lúa, năng suất và sản lượng lúa tăng
qua các năm. Năm 2008, diện tích sản xuất lúa là 38.250ha, tăng 925ha so năm 2007 và
tăng 1.474ha so với năm 2006. Năng suất bình quân năm 2008 là 47,69 tạ/ha, năm 2007
là 41,64 tạ/ha và năm 2006 là 41,19 tạ/ha. Như vậy năng suất lúa tăng nhanh qua các năm
và đạt năng suất cao nhất là năm 2008 ( 47,69 tạ/ha ). Sản lượng thu hoạch năm 2008 là
182.425 tấn, tăng hơn năm 2007 là 27.007 tấn và tăng 30.939 tấn so với năm 2006.
Lương thực bình quân đầu người là 880,88 kg tăng hơn năm 2007 là 127,51 kg.
Khoản mục Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Diện tích ( ha ) 36.776 37.325 38.250
Năng suất ( ta/ha ) 41,19 41,64 47,69
Sản lượng ( tấn ) 151.486 155.422 182.425
Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện Ba Tri - Bến Tre
GVHD: La Nguyễn Thùy Dung 24 SVTH: Nguyễn Thị Lợt
Các giống chủ yếu gồm: OC 10, OM 4900, OM 6073 …. Các nông hộ thường
thay đổi giống lúa theo từng mùa vụ khác nhau.
3.2.2.2. Cây bắp
Với những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và sự chỉ đạo đúng

đắn của cấp chính quyền, nông dân huyện Ba Tri đã mạnh dạn thay đổi quy mô sản xuất
nông nghiệp từ độc canh cây lúa chuyển sang mô hình mới- luân canh cây lúa và hoa
màu. Cây bắp đại diện cho cây màu trong huyện góp phần tăng năng suất và thu nhập cho
người dân.
Bảng 5: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT BẮP CỦA HUYỆN BA TRI
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Diện tích ( ha ) 110 117 115
Năng suất ( tạ/ha ) 30,09 23,73 31,91
Sản lượng ( tấn ) 331 278 367
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Ba Tri)
Với phương thức sản xuất mới này đã mang lại thu nhập cao cho nông dân huyện
Ba Tri nói riêng và cả tỉnh nói chung. Trong đó doanh thu từ việc trồng bắp của nông dân
rất cao. Theo số liệu thống kê của Phòng nông nghiệp huyện Ba Tri thì năm 2007 có
khoảng 115 hecta đất trồng bắp với sản lượng cuối vụ đạt gần 367 tấn, trong đó tập trung
ở các xã An Hòa Tây, Tân Thủy, An Thủy, Tân Mỹ…. Nhờ áp dụng các biện pháp kỷ
thuật trong khâu chọn giống, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh nên năng suất bắp đạt 31,91
tạ/ha, tăng 8.18 tạ/ha so với vụ bắp năm 2006 đạt 23,73 tạ/ha. Tuy chi phí phân bón, chi
phí giống và nhân công thu hoạch năm nay đều tăng cao so với vụ bắp năm 2006 nhưng
nông dân có lãi từ 2 - 5 triệu đồng/ 1.000 m
2
.
Nhìn chung, diện tích đất trồng bắp của huyện năm 2006 cao nhất trong ba năm
nhưng đạt năng suất và sản lượng thấp hơn năm 2007. Cụ thể, diện tích đất trồng bắp
năm 2006 là 117ha chỉ đạt sản lượng 278 tấn và năng suất 23,73 tạ/ha. Khi đó, sản lượng

×