Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

PHÂN TÍCH mức sẵn LÒNG CHI TRẢ đối với DỊCH vụ THU GOM, vận CHUYỂN và xử lý CHẤT THẢI rắn SINH HOẠT của hộ dân tại HUYỆN DIÊN KHÁNH, TỈNH KHÁNH hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG

PHÂN TÍCH MỨC SẴN LỊNG CHI TRẢ ĐỐI VỚI
DỊCH VỤ THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI
RẮN SINH HOẠT CỦA HỘ DÂN TẠI HUYỆN DIÊN KHÁNH,
TỈNH KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2017


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG

PHÂN TÍCH MỨC SẴN LỊNG CHI TRẢ ĐỐI VỚI
DỊCH VỤ THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI
RẮN SINH HOẠT CỦA HỘ DÂN TẠI HUYỆN DIÊN KHÁNH,
TỈNH KHÁNH HÒA
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Kinh tế phát triển

Mã số:


60310105

Quyết định giao đề tài:
Quyết định thành lập HĐ:

414/QĐ-ĐHNT ngày 26/5/2016
460/QĐ-ĐHNT ngày 16/5/2017

Ngày bảo vệ:

30/5/2017

Người hướng dẫn khoa học:
TS. PHẠM HỒNG MẠNH
Chủ tịch Hội đồng:
TS. NGUYỄN VĂN NGỌC
Khoa sau đại học:

KHÁNH HÒA - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Phân tích mức sẵn lịng chi trả đối với
dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ dân tại huyện
Diên Khánh, tỉnh Khánh Hịa” là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng
được công bố trong bất cứ cơng trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này.
Nha Trang, ngày 7 tháng 4 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thúy Hằng


iii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn TS. PHẠM HỒNG MẠNH, người thầy đã trực tiếp
hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Với sự tận tình hướng dẫn và
những lời động viên của thầy đã giúp tơi vượt qua nhiều khó khăn trong q trình thực
hiện luận văn này.
Xin cám ơn quý thầy cô giảng dạy chương trình cao học đang giảng dạy, nghiên
cứu tại trường Đại học Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa và trường Đại học Kinh tế, thành
phố Hồ Chí Minh đã truyền dạy những kiến thức quý báu, những kiến thức này rất hữu
ích và giúp tơi nhiều trong khi thực hiện nghiên cứu.
Xin cám ơn quý thầy, cô công tác các tại Phòng ban Trường Đại học Nha Trang
đã tạo điều kiện tốt nhất cho tơi tham gia khóa học và trong q trình tơi thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn các phòng, ngành chức năng, các xã, thị trấn thuộc huyện Diên
Khánh, tỉnh Khánh Hịa giúp tơi trong q trình thu thập, thống kê số liệu để tôi thực
hiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn quý anh, chị Chi cục thống kê huyện; anh,
chị Văn phòng – thống kê và lãnh đạo Thôn/Tổ dân phố các xã, thị trấn, huyện Diên
Khánh đã tích cực hỗ trợ tơi trong q trình thực hiện cơng tác khảo sát, điều tra.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, đồng nghiệp và tất cả
bạn bè đã giúp đỡ, động viên tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nha Trang, ngày 7 tháng 4 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thúy Hằng

iv



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................................iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC KÝ HIỆU .................................................................................................ix
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..............................................................................x
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................xi
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... xiii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ...........................................................................................xiv
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ..........................................................................................1
1.1. Cơ sở hình thành đề tài .............................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................3
1.2.1. Mục tiêu chung ......................................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................................3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................4
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................4
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................4
1.5. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................4
1.6. Đóng góp của đề tài nghiên cứu ...............................................................................5
1.6.1. Đóng góp về khía cạnh khoa học ..........................................................................5
1.6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn ....................................................................................5
1.7. Cấu trúc của luận văn ...............................................................................................6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ......................... 7
2.1. Cơ sở lý thuyết .............................................................................................................. 7
2.1.1. Môi trường và hàng hóa chất lượng mơi trường....................................................... 7
v



2.1.2. Chất thải và chất thải rắn sinh hoạt .....................................................................11
2.1.3. Ngoại ứng và môi trường ....................................................................................15
2.2. Khái niệm dịch vụ và giới thiệu sơ nét về hoạt động phân loại, thu gom, vận
chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt .............................................................................16
2.2.1. Khái niệm về dịch vụ...........................................................................................16
2.2.2. Hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt ..........17
2.2.3. Thực trạng quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ............................................17
2.3. Giá trị hàng hóa chất lượng mơi trường..................................................................... 21
2.3.1. Tổng giá trị hàng hóa chất lượng môi trường......................................................21
2.3.2. Cơ sở lý luận về Giá sẵn lòng chi trả (WTP) và thặng dư tiêu dùng (CS) ............ 22
2.3.3. Các cách tiếp cận để đo lường các lợi ích về mơi trường ...................................23
2.3.4. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contingent Valuation Method- CVM) .......24
2.4. Khái niệm nhận thức, thái độ .................................................................................28
2.5. Các nghiên cứu trong nước và ngoài nước.............................................................28
2.5.1. Các nghiên cứu trong nước..................................................................................28
2.5.2. Các nghiên cứu nước ngoài .................................................................................30
2.5.3. Đánh giá các nghiên cứu trong nước và ngồi nước ...........................................31
2.6. Mơ hình nghiên cứu và các giải thuyết nghiên cứu................................................32
2.6.1. Mơ hình nghiên cứu.............................................................................................32
2.6.2. Giả thiết nghiên cứu ............................................................................................33
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................................35
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................36
3.1. Quy trình nghiên cứu..............................................................................................36
3.1.1. Nghiên cứu sơ bộ.................................................................................................37
3.1.2. Nghiên cứu chính thức ........................................................................................37
3.2. Cách tiếp cận nghiên cứu........................................................................................37
vi


3.2.1. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên ......................................................................37

3.2.2. Phương pháp thống kê mô tả ...............................................................................39
3.2.3. Phương pháp thống kê so sánh ............................................................................39
3.2.4. Phương pháp hồi quy...........................................................................................39
3.3. Dữ liệu nghiên cứu .................................................................................................39
3.3.1. Dữ liệu thứ cấp ....................................................................................................39
3.3.2. Dữ liệu sơ cấp ......................................................................................................40
3.4. Mơ hình kinh tế lượng ............................................................................................42
3.4.1. Mơ hình Binary Logistic .....................................................................................42
3.4.2. Mơ hình nghiên cứu.............................................................................................43
3.5. Các phần mềm được sử dụng .................................................................................46
TĨM TẮT CHƯƠNG 3: ...............................................................................................46
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........47
4.1. Đánh giá thực trạng chất thải rắn sinh hoạt và công tác quản lý chất thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn huyện Diên Khánh .............................................................................47
4.1.1. Thực trạng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Diên Khánh....................47
4.1.2. Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Diên Khánh.......49
4.1.3. Hiện trạng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn huyện Diên Khánh ..................................................................................................52
4.2. Kết quả điều tra, khảo sát về dịch vụ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại huyện
Diên Khánh....................................................................................................................55
4.2.1. Khái quát về mẫu điều tra....................................................................................55
4.2.2. Kết quả điều tra, khảo sát các thông tin cơ bản của chủ hộ ................................56
4.3. Đặc điểm về dịch vụ thu gom vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ
dân trên địa bàn huyện Diên Khánh ..............................................................................61
4.4. Nhận thức và thái độ của người dân về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
huyện Diên Khánh .........................................................................................................65
vii


4.5. Mức sẵn lòng chi trả đối với dịch vụ thu gom vận chuyển và xử lý chất thải rắn

sinh hoạt của hộ dân trên địa bàn huyện Diên Khánh. ..................................................77
4.5.1. Mức sẵn lòng chi trả đối với dịch vụ thu gom vận chuyển và xử lý chất thải rắn
sinh hoạt của hộ dân tại huyện Diên Khánh. .................................................................77
4.5.2. Kết quả điều tra, khảo sát các thông tin về nhu cầu dịch vụ thu gom vận chuyển và
xử lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ dân trên địa bàn huyện Diên Khánh. ........................81
4.5.3. Kết quả ước lượng mơ hình hồi quy....................................................................83
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ................................................................................................89
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, CÁC HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KHUYẾN NGHỊ..........90
5.1. Kết luận...................................................................................................................90
5.2. Một số gợi ý chính sách trong dịch vụ thu gom chất thải rắn sinh hoạt.................92
5.2.1. Cơ sở pháp lý và các chế tài trong dịch vụ thu gom chất thải rắn sinh hoạt .......92
5.2.2. Một số gợi ý và hàm ý chính sách từ kết quả phân tích điều tra ........................96
5.2.3. Các gợi ý chính sách từ kết quả ước lượng mơ hình hồi quy..............................98
5.3. Những khuyến nghị khác......................................................................................100
5.4. Hạn chế của nghiên cứu........................................................................................101
TÓM TẮT CHƯƠNG 5: .............................................................................................101
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................102
PHỤ LỤC

viii


DANH MỤC KÝ HIỆU
e

:

Độ chính xác mong muốn (độ tin cậy)

G :


Lượng hàng hóa và dịch vụ do nền kinh tế sản xuất ra

M :

Nguyên vật liệu và năng lượng

n :

Cở mẫu

N :

Kích thước của tổng thể

R’p :

Khả năng tự tái chế từ sản xuất

R’c :

Khả năng tự tái chế của người tiêu dùng

W :

Tổng lượng chất thải từ hệ thống kinh tế

Wr:

Các chất thải từ quá trình khai thác


Wp :

Các chất thải từ quá trình sản xuất, chế biến tài nguyên

Wc :

Các chất thải từ quá trình tiêu dùng sản phẩm

ix


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
BTNMT

Bộ Tài nguyên và Mơi trường

CP

Chính phủ

CTR

Chất thải rắn

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt


HĐND

Hội đồng nhân dân



Nghị định



Quyết định

TNMT

Tài nguyên môi trường

TP

Thành phố

TT

Thông tư

TTg

Thủ Tướng Chính Phủ

UBND


Ủy ban nhân dân

UNICEP

Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc

Tiếng Anh
CS

Consumer Surplus

Thặng dư tiêu dùng

CVM

Contigent Valuation Method

Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên

MP

Market Price

Giá thị trường

WTP

Willingness To Pay

Mức sẵn lòng chi trả


x


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Kinh nghiệm từ các nước trong thu gom và xử lý rác thải đô thị .................19
Bảng 2.2. Bảng tóm tắt các phương pháp ước lượng lợi ích.........................................23
Bảng 3.1. Cỡ mẫu cần điều tra ......................................................................................41
Bảng 3.2. Các biến trong mơ hình.................................................................................44
Bảng 4.1. Tải lượng rác sinh hoạt của các địa phương huyện Diên Khánh năm 2011......47
Bảng 4.2. Thành phần của CTR SH ..............................................................................48
Bảng 4.3. Dự báo tải lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn toàn huyện Diên Khánh đến
năm 2020........................................................................................................................49
Bảng 4.4. Kết quả dự báo tải lượng rác sinh hoạt của các địa phương đến năm 2020 ......50
Bảng 4.5. Tổng hợp khối lượng rác và dự báo nhu cầu đất chôn lập đến năm 2020 của
Diên Khánh....................................................................................................................51
Bảng 4.6. Mẫu điều tra được sử dụng để nghiên cứu....................................................55
Bảng 4.7. Đặc điểm giới tính của chủ hộ ......................................................................56
Bảng 4.8. Độ tuổi của chủ hộ ........................................................................................56
Bảng 4.9. Trình độ học vấn của chủ hộ trong mẫu nghiên cứu.....................................57
Bảng 4.10. Quy mơ của hộ gia đình trong mẫu nghiên cứu..........................................58
Bảng 4.11. Thành phần dân tộc của chủ hộ...................................................................59
Bảng 4.12. Nghề nghiệp của chủ hộ trong mẫu nghiên cứu .........................................59
Bảng 4.13. Thu nhập bình quân mỗi người trong hộ gia đình và số người tạo ra thu
nhập trong gia đình ........................................................................................................60
Bảng 4.14. Thực trạng đơn vị cung cấp dịch vụ thu gom vận chuyển và xử lý chất thải
rắn sinh hoạt cho hộ dân tại các xã, thị trấn ..................................................................61
Bảng 4.15. Hình thức thu gom được đơn vị dịch vụ thu gom vận chuyển và xử lý chất
thải rắn sinh hoạt cung cấp cho hộ dân..........................................................................63
Bảng 4.16. Tần suất thu gom chất thải rắn sinh hoạt ....................................................63

Bảng 4.17. Mức phí dịch vụ thu gom............................................................................64
Bảng 4.18. Đánh giá về chất lượng dịch vụ và mức độ hài lòng của người dân về dịch
vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ..............................................65
Bảng 4.19. Đánh giá sự cần thiết của việc thu gom và quản lý rác thải........................66
xi


Bảng 4.20. Nhận thức của các hộ dân về sự hình thành và thải bỏ của rác thải ...........66
Bảng 4.21. Đánh giá tình trạng và nguyên nhân phát sinh rác thải sinh hoạt ...............67
Bảng 4.22. Sự nhận biết về dịch vụ thu gom và quản lý rác thải và kênh nhận biết ....68
Bảng 4.23. Sự nhận biết về chi trả dịch vụ thu gom và quản lý rác thải và mục đích chi trả.... 69
Bảng 4.24. Trách nhiệm chi trả đối với dịch vụ thu gom và quản lý rác thải ...............70
Bảng 4.25. Nhận thức của hộ về lợi ích của việc đóng phí dịch vụ thu gom rác thải
sinh hoạt.........................................................................................................................71
Bảng 4.26. Tầm quan trọng của công tác thu gom và quản lý rác thải .........................72
Bảng 4.27. Sự nhận biết về lợi ích của dịch vụ thu gom và quản lý rác thải mang lại
cho người dân ................................................................................................................72
Bảng 4.28. Tham gia tập huấn, hội họp để nghe tuyên truyền và phổ biến dịch vụ thu
gom và quản lý rác thải và vấn đề chi trả cho dịch vụ ..................................................73
Bảng 4.29. Sự sẵn lòng chi trả và lý do dẫn đến sự sẵn lòng chi trả của người dân .....74
Bảng 4.30. Lý do đưa đến việc khơng sẵn lịng chi trả dịch vụ thu gom và quản lý rác
thải tại huyện Diên Khánh .............................................................................................75
Bảng 4.31. Mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt tại
huyện Diên Khánh nếu dịch vụ khơng có xe đến hộ gia đình để thu gom rác..............78
Bảng 4.32. Mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt tại
huyện Diên Khánh nếu dịch vụ có xe đến hộ gia đình để thu gom rác.........................79
Bảng 4.33. Lý do chọn mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ .............................................79
Bảng 4.34. Lựa chọn kỳ thu phí và hình thức thu phí ...................................................81
Bảng 4.35. Thời gian thu gom chất thải rắn sinh hoạt ..................................................82
Bảng 4.36. Tần suất thu gom chất thải rắn sinh hoạt ....................................................82

Bảng 4.37. Các biến trong mơ hình (Variables in the Equation) ..................................83
Bảng 4.38. Phân loại dự báo (Classification Tablea) ....................................................84
Bảng 4.39. Kiểm định Omnibus đối với các hệ số của mơ hình ...................................85
Bảng 4.40. Kiểm định mức độ giải thích của mơ hình..................................................86
Bảng 4.41. Bảng tổng hợp kết quả về các giả thuyết mơ hình nghiên cứu ...................88
Bảng 5.1. Quy định về mức thu phí vệ sinh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa....................93
xii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Mối quan hệ giữa khai thác và khả năng phục hồi tài ngun ........................7
Hình 2.2. Mơi trường – nơi chứa đựng chất thải.............................................................8
Hình 2.3. Chu trình hoạt động của hệ thống kinh tế .......................................................9
Hình 2.4. Sơ đồ hoạt động của hệ thống kinh tế ...........................................................10
Hình 2.5. Dòng đời của vật chất của chất thải rắn sinh hoạt.........................................11
Hình 2.6. Tác hại của chất thải rắn sinh hoạt đến sức khỏe con người .........................12
Hình 2.7. Tác động của ngoại ứng tiêu cực...................................................................15
Hình 2.8. Tác động của ngoại ứng tích cực...................................................................16
Hình 2.9. Sơ đồ các thành phần của tổng giá trị kinh tế của tài ngun mơi trường.........21
Hình 2.10. Đồ thị đường cầu đối với hàng hóa mơi trường ..........................................22
Hình 2.11. Q trình nhận thức .....................................................................................28
Hình 2.12. Mơ hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................33
Hình 2.13. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................35
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu.....................................................................................36

xiii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Thời gian qua huyện Diên Khánh đã có nhiều cố gắng, nỗ lực, nhiều giải pháp

trong việc giải quyết các vấn đề chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác thải sinh hoạt)
nhưng vẫn chưa đủ nguồn lực để thực hiện đúng các quy định về thu gom, vận chuyển
và xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH). Việc thu gom, quản lý, xử lý CTRSH ngày
càng trở nên khó khăn bởi vì ngân sách Nhà nước phải bù đắp một khoản tiền rất lớn
cho công tác này trong khi sự đóng góp của người dân cịn rất nhỏ. Muốn giải quyết vấn
đề mơi trường cần phải có sự quan tâm và đầu tư nhiều hơn của cả xã hội. Xuất phát từ
những vấn đề bức thiết trên, tác giả lựa chọn đề tài “Phân tích mức sẵn lòng chi trả đối
với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ dân tại huyện
Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa”.
Mục tiêu chung của đề tài là “Phân tích mức sẵn lịng chi trả đối với dịch vụ thu
gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ dân tại huyện Diên Khánh,
tỉnh Khánh Hịa” từ đó góp phần đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện hoạt động thu
gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương. Trong đó, các mục
tiêu cụ thể được thiết lập: (1) Phân tích thực trạng thu gom, vận chuyển và xử lý rác
thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa; (2) Đánh giá thái độ và
nhận thức của các hộ gia đình đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải
sinh hoạt trên địa bàn huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa; (3) Đánh giá mức sẵn lòng
chi trả đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải của các hộ dân trên địa
bàn huyện. Xác định nhu cầu sử dụng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn
sinh hoạt của hộ dân; (4) xác đinh các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sẵn lòng chi trả
cho dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải của các hộ dân trên địa bàn huyện
Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
Kết quả phân tích cho thấy có 69% hộ gia đình được xe thu gom đến tận hộ để
lấy rác và có 31% hộ gia đình phải đem rác đến bãi tập kết theo quy định của địa
phương; đa số hộ dân được đơn vị dịch vụ thu gom rác từ 2 lần đến 3 lần/tuần.
Kết quả phân tích cho thấy mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ thu gom, vận
chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện Diên Khánh: Nếu dịch vụ khơng có xe đến
hộ gia đình để thu gom rác, giá trị mức sẵn lòng chi trả trung bình được tính tốn là
7.000 đồng/hộ/tháng. Trong khi đó, kết quả được tính tốn mức sẵn lịng chi trả cho
xiv



dịch vụ thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt tại huyện Diên Khánh nếu dịch vụ có xe
đến hộ gia đình để thu gom rác trung bình mà qua thống kê đã tính tốn được đó là
12.000 đồng/hộ/tháng.
Luận văn đã xác định được nhu cầu sử dụng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử
lý rác thải của hộ dân trên địa bàn huyện như sau: Thu phí rác thải hàng tháng và có
hóa đơn riêng. Tần suất thu gom rác từ 2-3 lần/tuần. Thời gian thu gom khoảng từ 6
giờ đến 8 giờ. Tuy nhiên nếu chỉ áp dụng khung thời gian này để thu gom thì sẽ không
đảm bảo thu gom, vận chuyển hết rác thải, cũng có thể áp dụng khung thời gian từ 16
giờ đến 18 giờ để thu gom, vận chuyển rác thải.
Kết quả phân tích đã cho thấy, mức phí, trình độ học vấn (số năm đi học), nghề
nghiệp (nếu làm nông nghiệp), hình thức thu gom (nếu thu gom tại hộ gia đình) có ý
nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%. Mức độ giải thích của mơ hình là 65%.
Từ khóa: mức sẵn lịng chi trả, chất thải rắn sinh hoạt, huyện Diên Khánh.

xv


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Cơ sở hình thành đề tài
Cùng với sự phát triển kinh tế và việc hình thành các khu đô thị, khu dân cư, với
tốc độ đô thị hóa tăng nhanh của huyện Diên Khánh kéo theo lượng chất thải rắn sinh
hoạt phát sinh ngày một nhiều. Đây là nguồn nguy cơ tiềm ẩn gây ảnh hưởng tiêu cực
đến môi trường, nguồn nước, sức khỏe cộng đồng, phát triển kinh tế -xã hội của địa
phương. Theo Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì quan điểm quản lý tổng hợp chất thải rắn là
một trong những ưu tiên của công tác bảo vệ mơi trường, góp phần kiểm sốt ơ nhiễm,
hướng tới phát triển bền vững đất nước.
Theo thống kê của Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên Môi trường và Biển, trên địa

bàn huyện Diên Khánh trong năm 2011, hệ số phát thải trung bình: 1,05
kg/ngày/người và tổng lượng CTRSH phát sinh là khoảng 140,4 tấn/ngày (51.228,4
tấn/năm). Tuy nhiên, chỉ có 33% lượng chất thải rắn đô thị phát sinh được thu gom,
lượng chất thải rắn nông thôn phát sinh chưa được thu gom. Chỉ số ơ nhiễm chất thải
rắn trung bình (SWI) là 61 điểm, theo phân loại SWI là mức ô nhiễm nặng (>50 điểm).
Đây là nguy cơ ô nhiễm rất cao do chất thải rắn và là vấn đề môi trường rất bức xúc
của huyện Diên Khánh (Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên Môi trường và Biển, 2012).
Theo báo cáo của UBND huyện Diên Khánh: Năm 2015, hoạt động thu gom, vận
chuyển và xử lý CTRSH đã thực hiện trên toàn huyện, tỷ lệ thu gom lượng chất thải
rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện có khả quan hơn, đạt 75%, tuy nhiên phần
rác thải còn lại người dân tự thu gom và đốt hoặc vứt rác bừa bãi ra các khu vực đất
trống, nơi công cộng, cống, rãnh, ao, hồ, sông... . Chất thải rắn sinh hoạt vẫn chưa
được phân loại, chưa được xử lý đúng quy định, đảm bảo tiêu chuẩn môi trường và
chưa được tái chế, tái sử dụng (UBND huyện Diên Khánh, 2017).
Trong thời gian qua, huyện Diên Khánh đã có nhiều cố gắng, nỗ lực, nhiều giải
pháp trong việc giải quyết các vấn đề rác sinh hoạt nhưng vẫn chưa đủ nguồn lực để
thực hiện đúng các quy định về thu gom và vận chuyển, xử lý CTRSH. Việc thu gom,
quản lý, xử lý CTRSH ngày càng trở nên khó khăn bởi vì ngân sách Nhà nước phải bù
đắp một khoản tiền rất lớn cho cơng tác này trong khi sự đóng góp của người dân còn
rất nhỏ. Muốn giải quyết vấn đề mơi trường cần phải có sự quan tâm và đầu tư nhiều
1


hơn của cả xã hội. Theo quan điểm Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải
rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 quản lý tổng hợp chất thải rắn phải đáp ứng
theo nguyên tắc “người gây ơ nhiễm phải trả tiền”, theo đó các tổ chức, cá nhân phát
sinh chất thải, gây ô nhiễm, suy thối mơi trường có trách nhiệm đóng góp kinh phí,
khắc phục, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Quản lý chất thải rắn phải
được thực hiện theo phương thức tổng hợp, nhằm phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh
chất thải tại nguồn là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, tăng cường tái sử dụng, tái chế để

giảm khối lượng chất thải phải chơn lấp. Để có sự kết hợp chặt chẽ với người dân cùng
giải quyết vấn đề trên, nhiệm vụ của các cơ quan, chức năng phải tìm hiểu nhận thức,
thái độ, nguyện vọng, nhu cầu của người dân, cụ thể là xác định mức sẵn lòng chi trả
của người dân cao hơn mức phí hiện nay mà hộ dân đang sử dụng và phân tích những
yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sẵn lòng chi trả của người dân. Từ đó xây dựng kế
hoạch thực hiện có hiệu quả trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn huyện.
Từ những năm qua, vấn đề thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt đã được
sự quan tâm của các cơ quan chức năng, các nhà nghiên cứu, như Luật Bảo vệ môi
trường năm 2014 của Quốc hội; Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và
phế liệu năm 2015 của Chính phủ; các nghiên cứu của Nguyễn Phượng Lê và Trần
Duy Tùng (2014), Nguyễn Văn Song và cộng sự (2013), Lê Kim Tường Hoanh
(2012), Alhassan and Mohammed (2013), Ojok et al (2013), Hagos et al (2012)…, các
nghiên cứu trên đã hình thành khung lý thuyết cho việc thực hiện đề tài trong lĩnh vực
này. Mặc dù vậy, các nghiên cứu mới chỉ xem xét tại các địa bàn cụ thể; một số nghiên
cứu sử dụng phương pháp thống kê truyền thống để xác định mức sẵn lòng chi trả dịch
vụ mà chưa sử dụng lý thuyết và phương pháp của kinh tế môi trường, như: phương
pháp Tunburl trong việc xác định mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ mơi trường. Bên
cạnh đó, những địa bàn khác nhau đã có những mơ hình xây dựng và kết quả phân tích
khác nhau, phù hợp với đặc điểm của địa bàn nghiên cứu.
Cho đến nay, tại huyện Diên Khánh vẫn chưa có nghiên cứu phân tích mức sẵn
lịng chi trả và xác định những nhân tố nào ảnh hưởng đến khả năng sẵn lòng chi trả
của người dân để từ đó cung cấp thơng tin cho nhà cung cấp dịch vụ, cơ quan chức
năng địa phương có những giải pháp hoặc đề xuất những chính sách nhằm cải thiện
2


hoạt động dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
huyện ngày càng tốt hơn. Xuất phát từ những vấn đề bức thiết trên, tác giả lựa chọn đề
tài “Phân tích mức sẵn lòng chi trả đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý

chất thải rắn sinh hoạt của hộ dân tại huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là “Phân tích mức sẵn lịng chi trả đối với dịch vụ thu
gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ dân tại huyện Diên Khánh,
tỉnh Khánh Hịa” từ đó góp phần đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện hoạt động thu
gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh
hoạt trên địa bàn huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
(2) Mục tiêu 2: Đánh giá thái độ và nhận thức của các hộ gia đình đối với vấn đề
rác thải, môi trường và dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên
địa bàn huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
(3) Mục tiêu 3: Đánh giá mức sẵn lòng chi trả đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và
xử lý rác thải của các hộ dân trên địa bàn huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Xác định
nhu cầu sử dụng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ dân.
(4) Mục tiêu 4: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sẵn lòng chi trả cho
dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải của các hộ dân trên địa bàn huyện Diên
Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
(5) Mục tiêu 5: Đề xuất các hàm ý chính sách nhằm cải thiện hoạt động thu gom,
vận chuyển và xử lý chất thải sinh hoạt tại địa phương.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau:
(1) Thực trạng thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện
Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa hiện tại như thế nào?
(2) Người dân trên địa bàn huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa có thái độ và
nhận thức như thế nào đối với vấn đề liên quan đến rác thải, môi trường và dịch vụ thu
gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Diên Khánh, tỉnh
Khánh Hòa?
3



(3) Người dân có sẵn lịng trả tiền cho dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác
thải hay khơng và mức giá sẵn lịng trả của họ chịu chấp nhận là bao nhiêu? nhu cầu sử
dụng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt của người dân như
thế nào?
(4) Những yếu tố nào tác động đến khả năng sẵn lòng chi trả cho dịch vụ thu
gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt của các hộ dân trên địa bàn huyện Diên
Khánh, tỉnh Khánh Hòa?
(5) Những đề xuất hàm ý chính sách gì trong thời gian đến nhằm cải thiện hoạt
động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải sinh hoạt tại địa phương?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là xác định mức giá sẵn lòng chi trả và các yếu tố,
các vấn đề liên quan ảnh hưởng đến khả năng sẵn lòng chi trả của hộ gia đình cho dịch vụ
thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn tại huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
 Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát là các hộ dân tại huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hịa.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
 Khơng gian
Phạm vi khơng gian của đề tài “Phân tích mức sẵn lịng chi trả đối với dịch vụ
thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ dân tại huyện Diên Khánh,
tỉnh Khánh Hòa” được thực hiện trong phạm vi toàn huyện Diên Khánh, cụ thể là 01
thị trấn Diên Khánh và 18 xã có hoạt động thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt,
bao gồm: Diên Sơn, Diên Thạnh, Diên An, Diên Phước, Diên Lộc, Diên Điền, Diên
Phú, Diên Lạc, Diên Hịa, Diên Tồn, Diên Bình, Diên Lâm, Diên Thọ, Diên Đồng,
Diên Tân, Diên Xuân, Suối Tiên và Suối Hiệp của huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
 Thời gian
Phạm vi thời gian của đề tài được thực hiện từ năm 2016 đến năm 2017.

1.5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, như tổng hợp phân
tích tài liệu, phương pháp điều tra thống kê, phương pháp mơ hình hóa... Nhìn chung,
có 2 phương pháp nghiên cứu chủ yếu được thực hiện trong đề tài, đó là:
4


Phương pháp định tính: Phân tích tài liệu; thảo luận nhóm và điều tra thử.
Phương pháp định lượng: Đánh giá ngẫu nhiên (CVM); thống kê mơ tả; phân
tích hồi quy đa biến.
Nội dung của phương pháp nghiên cứu được đề cập chi tiết trong chương 3 của
luận văn.
1.6. Đóng góp của đề tài nghiên cứu
1.6.1. Đóng góp về khía cạnh khoa học
Thứ nhất, đề tài đã tổng hợp một khối lượng tài liệu khá lớn liên quan đến vấn
đề nghiên cứu. Điều này không chỉ giúp cho việc nghiên cứu về mức sẵn lòng chi trả
đối với hoạt động thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt của đề tài nói riêng mà đối với
các hàng hóa dịch vụ mơi trường nói chung.
Thứ hai, nghiên cứu đã xây dựng được khung phân tích cho đề tài, xuất phát từ
các lý thuyết liên quan và quá trình lược khảo tài liệu. Đây là cơ sở khoa học để đề tài
triển khai phân tích mức sẵn lịng chi trả đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý
chất thải rắn sinh hoạt của hộ dân tại huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hịa.
1.6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau về
mức sẵn lòng chi trả, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sẵn lòng chi trả của hộ dân
đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
Thứ hai, đề tài đã tổng hợp những kinh nghiệm của các địa phương đã triển
khai dịch vụ thu gom rác thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam, đồng thời rút ra được những
bài học kinh nghiệp quí trong hoạt động thực tiễn tại địa phương.
Thứ ba, kết quả nghiên cứu này, là một bằng chứng thực tiễn giúp cho nhà cung

cấp dịch vụ, chính quyền huyện Diên Khánh xác định được mức sẵn lòng chi trả, các
nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến khả năng sẵn lòng chi
trả của hộ dân đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt
trên địa bàn huyện, từ đó đề ra những giải pháp phù hợp góp phần nâng cao dịch vụ
thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Diên Khánh.
5


1.7. Cấu trúc của luận văn
Cấu trúc của luận văn được tổ chức thành 5 chương, cụ thể:
Chương 1: Giới thiệu.
Chương này nhằm mục đích giới thiệu tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu.
Nội dung của chương này đưa ra cơ sở lý thuyết về: môi trường, nhận thức và
thái độ của người dân đối với môi trường liên quan đến rác thải; hoạt động thu gom,
vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, mức giá sẵn lòng chi trả; những cơng trình
nghiên cứu trước đây. Trên cơ sở lý thuyết và các cơng trình trước đây, tác giả sẽ đề
xuất mơ hình và giả thuyết nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Nội dung của chương này chủ yếu tập trung vào các phương pháp nghiên cứu
sử dụng trong nghiên cứu.
Chương 4: Phân tích và thảo luận nghiên cứu.
Nội dung chính của chương này là tiến hành nghiên cứu, phân tích, đánh giá
mức sẵn lịng chi trả, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sẵn lòng chi trả của
người dân đối với dịch vụ thu gom và vận chuyển và xử lý rác thải của các hộ gia đình
tại huyện Diên Khánh.
Chương 5: Kết luận và các hàm ý chính sách.
Chương này chủ yếu đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao dịch vụ thu
gom và vận chuyển và xử lý rác thải của các hộ gia đình tại huyện Diên Khánh.


6


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Mơi trường và hàng hóa chất lượng môi trường
2.1.1.1. Khái niệm chung về môi trường
Theo Chương trình phát triển của liên hợp quốc (UNICEP, 1980): Mơi trường
là tổng hợp các điều kiện vật lí, hóa học, sinh học, kinh tế, xã hội bao quanh có ảnh
hưởng tới đời sống của một cá nhân, quần thể hay cộng đồng người.
Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối
với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật (Quốc hội, 2014).
2.1.1.2. Ơ nhiễm mơi trường
Ơ nhiễm mơi trường là tình trạng mơi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa
học, sinh học, bức xạ, tiếng ồn,... gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các cơ thể
sống khác. Ơ nhiễm mơi trường xảy ra là do con người và cách quản lý của con người
(Lê Huy Bá, 2000).
Ơ nhiễm mơi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù
hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu
đến con người và sinh vật (Quốc hội, 2014).
2.1.1.3. Vai trị của mơi trường
Mơi trường là nơi cung cấp tài nguyên:
Tài nguyên thiên nhiên bao gồm cả tài nguyên có khả năng tái sinh, tài ngun
khơng có khả năng tái sinh và các dạng thơng tin mà con người khai thác sử dụng đều
chứa đựng trong môi trường. Việc khai thác tài nguyên từ hệ thống môi trường để
phục vụ cho hệ thống kinh tế dẫn tới nhiều hệ quả cần được xem xét. Nếu khả năng
phục hồi của tài nguyên (y) lớn hơn mức khai thác (h) thì mơi trường được cải thiện.
Nếu khả năng phục hồi của tài nguyên (y) nhỏ hơn mức khai thác (h) thì mơi trường
khơng được cải thiện mà có thể bị suy giảm (Hồng Xn Cơ, 2005).
R

ER

RR
h>y

h>y

h
Hình 2.1. Mối quan hệ giữa khai thác và khả năng phục hồi tài nguyên
Nguồn: Hoàng Xuân Cơ, 2005
7


Môi trường với chức năng là nơi chứa chất thải:
Trong xã hội cơng nghiệp hóa, sản xuất hàng hóa phát triển, mật độ dân số cao,
lượng chất thải thường rất lớn, mơi trường khơng đủ nơi chứa đựng, q trình tự phân
hủy không theo kịp so với lượng chất thải tạo ra (lượng chất thải vượt quá mức chịu tải
của môi trường). Đây là nguyên nhân cơ bản gây ra những biến đổi về mơi trường.
R

P

C

W
r

Mơi trường
Hình 2.2. Mơi trường – nơi chứa đựng chất thải

Nguồn: Hoàng Xuân Cơ, 2005
Trong đó: r là vật liệu tái chế
A là khả năng đồng hóa của mơi trường
Nếu W < A : Chất lượng môi trường đảm bảo (+)
W > A : Chất lượng môi trường bị suy giảm (-)
Việc sử dụng lại các chất thải là hoàn toàn phụ thuộc vào loại chất thải và khả
năng của con người, phụ thuộc vào cơng nghệ tái sử dụng. Nếu chi phí sử dụng lại chất
thải mà ít hơn chi phí cho việc khai thác mới thì con người sẽ sẵn sàng làm, ngược lại
con người sẽ sử dụng nguồn tài nguyên mới. Tuy nhiên, nếu xét về mặt ý nghĩa đối với
môi trường thì con người cố gắng tìm mọi cách sử dụng lại các chất thải, cho dù hiệu
quả không lớn lắm. Phần lớn chất thải tồn tại trong môi trường và mơi trường lại có một
khả năng đặc biệt, khả năng đồng hóa chất thải, là khả năng đặc biệt của mơi trường, là
q trình biến đổi các chất độc hại thành các chất khơng độc hại hoặc ít độc hại (Hồng
Xn Cơ, 2005).
Mơi trường với chức năng là khơng gian sống và cung cấp các dịch vụ
cảnh quan:
Con người chỉ có thể tồn tại và phát triển trong khơng gian môi trường, môi
trường là nơi duy nhất cho con người được hưởng các cảnh đẹp thiên nhiên, thư thái
8


về tinh thần, thỏa mãn các nhu cầu về tâm lý… Như vậy môi trường đã đem lại phúc
lợi cho con người (U).
Không gian môi trường mà con người tồn tại trải qua hàng tỷ năm nay không hề
thay đổi về độ lớn – không gian môi trường là hữu hạn. Trong khi đó, dân số lồi
người trên trái đất đã và đang tăng lên theo cấp số nhân. Như vậy không gian môi
trường mỗi người được hưởng sẽ giảm xuống và chất lượng mơi trường suy giảm
nhanh chóng. Sự thỏa mãn các nhu cầu của con người cũng suy giảm theo (Hoàng
Xuân Cơ, 2005).
Với đà tăng dân số như hiện nay thì dân số thế giới sẽ đạt khoảng 8 tỷ người

vào năm 2020. Dân số tăng nhanh là thách thức to lớn, nó kéo theo nhiều vấn đề môi
trường phức tạp .
Mối quan hệ tương tác giữa kinh tế và môi trường
Môi trường là tổng hợp các điều kiện sống của con người, phát triển kinh tế là
quá trình sử dụng và cải thiện các điều kiện đó. Giữa kinh tế và mơi trường có mối liên
hệ chặt chẽ với nhau. Môi trường là cơ sở cho hoạt động của kinh tế và hoạt động kinh
tế là nguyên nhân tạo nên những tích cực và tiêu cực tới môi trường.
Hệ thống môi trường bao gồm các thành phần môi trường với chức năng cơ bản
là nguồn cung cấp tài nguyên cho con người. Các khả năng này của môi trường là hữu
hạn. Hệ thống kinh tế luôn diễn ra các quá trình khai thác tài nguyên, chế biến nguyên
liệu và phân phối để tiêu dùng. Như vậy hoạt động của hệ thống kinh tế tuân theo chu
trình sau (Hồng Xn Cơ, 2005):
R

P

C

Hình 2.3. Chu trình hoạt động của hệ thống kinh tế
Nguồn: Hoàng Xuân Cơ, 2005
Tài nguyên (R) được con người khai thác từ mơi trường như khống sản, dầu
mỏ, than, củi… như vậy, tài nguyên là nguyên liệu và năng lượng đầu vào cho hệ
thống kinh tế. Tài nguyên sau khi khai thác được chế biến thành các sản phẩm phù hợp
với mục tiêu của con người, quá trình này được gọi là quá trình sản xuất (P). Các sản
phẩm sẽ được phân phối để tiêu dùng (C). Trong quá trình chuyển đổi năng lượng này
9


đều kèm các chất thải vào môi trường. Các chất thải từ q trình khai thác (Wr), đó là
các dạng tài nguyên khai thác nhưng không được đưa vào hệ thống kinh tế.

Các chất thải từ quá trình sản xuất, chế biến tài ngun (Wp), là khơng tránh
khỏi vì trên thực tế khơng có cơng nghệ chế biến nào đạt hiệu suất sử dụng nguyên
liệu 100%. Các chất thải từ quá trình tiêu dùng sản phẩm (Wc), chất thải bao gồm các
dạng lỏng, khí và rắn.
R

P

C

Wr

Wp

Wc

Hình 2.4. Sơ đồ hoạt động của hệ thống kinh tế
Nguồn: Hoàng Xuân Cơ, 2005
Tổng lượng chất thải từ hệ thống kinh tế sẽ là W:
W = Wr + Wp + Wc

(2.1)

Hoạt động của hệ thống kinh tế tuân theo định luật thứ nhất nhiệt động học, đó
là năng lượng và vật chất khơng mất đi và không tự sinh ra, chỉ chuyển từ dạng này
sang dạng khác. Cũng chính từ quy luật này cho thấy tài nguyên mà con người khai
thác càng nhiều thì chất thải từ hệ thống kinh tế càng lớn (Hoàng Xuân Cơ, 2005).
R = W = Wr + Wp + Wc

(2.2)


2.1.1.4. Hàng hóa chất lượng mơi trường
Hàng hóa của mơi trường là chất lượng mơi trường. Hàng hóa “chất lượng mơi
trường” đảm bảo 3 yếu tố để có thể coi là hàng hóa:
- Hàng hóa phải do con người tạo ra: Chất lượng môi trường do tự nhiên tạo ra
và tái tạo. Tuy nhiên khi chất thải vượt quá một mức mà tự nhiên khơng thể tự tái tạo
được thì con người phải tham gia vào. Vì vậy con người cũng tham gia một phần vào
chất lượng môi trường.
- Hàng hóa phải thỏa mãn nhu cầu nào đó: khơng khí, nước, hay các dạng chất
lượng môi trường khác đều nhằm đến thỏa mãn tối đa nhu cầu của con người.
- Hàng hóa có thể trao đổi mua bán: con người mất chi phí trong q trình tái tạo
chất lượng mơi trường vì vậy nó có thể được định giá và được trao đổi.
10


×