Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Sự tham gia của sinh viên vào quản trị chia sẻ trong trường Đại học ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (578.78 KB, 14 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

GS.TS. Nguyễn Quý Thanh
TS. Nguyễn Thị Bích Thủy1


<b>Tóm tắt: Quản trị đại học ở Việt Nam đang chuyển dịch theo hai hướng có vẻ trái </b>
ngược nhau là chia sẻ và tập đồn hóa. Theo hướng chia sẻ, nhóm quản trị “chóp
bu” trong nhà trường chủ động thu hút sự tham gia của cán bộ lãnh đạo, quản lý,
giảng viên, người học và nhân viên hỗ trợ và người lao động trong nhà trường. Xu
hướng chia sẻ gắn liền với dân chủ hóa trong nhà trường. Bài viết hướng đến làm
rõ khái niệm quản trị chia sẻ, các cách tiếp cận về quản trị chia sẻ và làm rõ sự
tham gia của sinh viên vào quá trình quản trị chia sẻ trong trường đại học. Các lĩnh
vực sinh viên tham gia được bàn đến là tổ chức nhân sự, học thuật và tài chính.
<i>Bài viết sử dụng dữ liệu thuộc đề tài “Báo cáo Thường niên Giáo dục 2018: Quản </i>
<i>trị đại học ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi” (Đề tài cấp Đại học Quốc gia, </i>
mã số QG.18.27) do nhóm chính nhóm tác giả thực hiện.


<i><b>Từ khóa: Quản trị đại học, Quản trị chia sẻ, Sự tham gia của sinh viên.</b></i>
<b>1. Đặt vấn đề</b>


Từ khi đổi mới kinh tế - xã hội đến nay, đặc biệt là từ khi Việt Nam ban hành
Luật Giáo dục (1998) và nhất là luật Giáo dục đại học (2012), quản trị đại học của
Việt Nam đổi mới căn bản, tồn diện theo hướng “xã hội hóa”. Trong đó, Nhà nước
tiếp tục đóng vai trị chủ đạo thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật và phân
cấp, phân quyền, tản quyền cho các trường đại học tự chủ theo năng lực và điều kiện
hoạt động của mỗi trường đại học. Dưới áp lực của các điều kiện kinh tế thị trường,
quản trị đại học cấp cơ sở giáo dục, cấp tổ chức đang chuyển dịch theo hai hướng
có vẻ trái ngược nhau là chia sẻ và tập đồn hóa. Theo hướng chia sẻ, nhóm quản trị
“chóp bu” trong nhà trường chủ động thu hút sự tham gia của cán bộ lãnh đạo, quản
lý, giảng viên, người học và nhân viên hỗ trợ và người lao động trong nhà trường.
Xu hướng chia sẻ gắn liền với dân chủ hóa trong nhà trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Phần 4. MÔI TRƯỜNG VÀ cÁc cHỦ THỂ GIÁO Dục 4.0

421


Bài viết này tác giả quan tâm đến xu hướng quản trị chia sẻ trong các trường
đại học ở Việt Nam. Quản trị chia sẻ (Shared Governance) là mơ hình quản trị cân
bằng, tái cân bằng giữa quản trị nhà nước, quản trị hàn lâm, quản trị tập đoàn trong
các trường đại học. Hiện nay, quản trị chia sẻ chỉ bó hẹp trong phạm vi các cơ quan
quản trị, ví dụ mở rộng các thành phần tham gia hội đồng quản trị, hội đồng trường.
Điều quan trọng là cần phải huy động sự tham gia của giảng viên, sinh viên vào các
hoạt động của nhà trường. Tác giả bài viết hướng đến làm rõ khái niệm quản trị chia
sẻ, các cách tiếp cận về quản trị chia sẻ và làm rõ sự tham gia của sinh viên vào quá
trình quản trị chia sẻ trong trường đại học. Các lĩnh vực sinh viên tham gia được bàn
đến là tổ chức nhân sự, học thuật và tài chính. Bài viết sử dụng các số liệu khảo sát từ
<i>đề tài cấp Đại học Quốc gia Hà Nội: “Báo cáo Thường niên Giáo dục 2018: Quản trị Đại </i>
<i>học ở Việt Nam trong q trình chuyển đổi” do chính nhóm tác giả bài viết thực hiện. </i>
<b>2. Quản trị chia sẻ: khái niệm và một số cách tiếp cận</b>


<i><b>2.1. Khái niệm </b></i>


Trên thế giới, quản trị chia sẻ không mới, ví dụ ở Hoa Kỳ quản trị chia sẻ được
định nghĩa là q trình theo đó các bộ phận cấu thành như các hội đồng quản trị, bộ
phận hành chính cao cấp và đội ngũ giảng viên và có thể cả đội ngũ nhân viên, sinh
viên và những thành viên khác của trường đóng góp vào quá trình ra các quyết định
liên quan đến chính sách và quy trình hoạt động của nhà trường [6]. Quản trị chia
sẻ là hệ thống lãnh đạo, quản lý trao quyền tham gia quá trình ra quyết định cho tất
cả các thành viên của tổ chức. Đối với trường đại học, quản trị chia sẻ đòi hỏi tất cả
các thành viên của trường đại học được trao quyền tham gia quá trình ra quyết định.
Tuy nhiên, thách thức rất lớn luôn được đặt ra là làm sao thu hút được sự tham gia
của “tất cả thành viên” trong một trường đại học với hàng trăm giảng viên và hàng
nghìn sinh viên cùng rất nhiều người khác. Các ý kiến góp ý được tập hợp như thế
nào và được tham khảo ra sao là những câu hỏi đặt ra và cần trả lời một cách thỏa
đáng. Ở Việt Nam, trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường, quản trị chia


sẻ trở thành xu hướng quản trị trong các trường đại học công lập và trường đại học
tư thục theo đó quản trị chính trị nhà nước tập trung vào cơ quan quản lý nhà nước
và cơ quan hành chính nhà nước và các trường được tự chủ áp dụng quản trị chia sẻ
với sự tham gia của các bên gồm giới khoa học, giảng viên, sinh viên, các cá nhân và
tổ chức trong trường và ngoài trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

tư vấn chuyên môn học thuật cho hiệu trưởng, giám đốc. Ngoài ra, trong hệ thống
các cấu trúc quản trị của trường đại học cịn có một số hội đồng khác như hội đồng
tuyển sinh, hội đồng thi đua khen thưởng, hội đồng kỷ luật gồm các thành phần có
tính chất chia sẻ là các đại diện đương nhiên từ phía lãnh đạo, quản lý và các thành
phần khác.


<i><b>2.2. Một số cách tiếp cận lý thuyết về quản trị chia sẻ</b></i>


Năm 2014, một nghiên cứu về chủ đề này trong các trường cao đẳng và đại
học ở Hoa Kỳ đã phát hiện được bốn cách tiếp cận lý thuyết khác nhau như sau [8]:


<i>(i) Quản trị chia sẻ là sự bình đẳng về quyền tham gia quản trị. Theo quan niệm này, </i>
quản trị chia sẻ việc đảm bảo rằng giảng viên, nhân viên và cán bộ hành chính có
tiếng nói bình đẳng trong tất cả các lĩnh vực quản trị bao gồm ngân sách, học thuật
và kế hoạch chiến lược. Các quyết định về lĩnh vực này chỉ được ban hành khi nào
đạt được sự đồng thuận của các bên tham gia. Vấn đề đặt ra với quan niệm này là
như thế nào là tiếng nói bình đẳng và làm thế nào để tạo ra được sự đồng thuận khi
có những ý kiến trái ngược nhau về cùng một nội dung cần phải có quyết định xử
lý ngay.


<i>(ii) Quản trị chia sẻ là tư vấn, tham vấn. Theo quan niệm này, quản trị chia sẻ là </i>
việc các bên có trách nhiệm ra quyết định phải tham vấn và xem xét các ý kiến đóng
góp của những người khác. Cách tiếp cận này nói đến tham vấn nhưng không rõ
những người khác là ai và tham vấn như thế nào và cân nhắc ra sao với các ý kiến


của những người khác. Do vậy, các nhà quản trị hồn tồn có thể tham vấn ý kiến
người khác cho có vẻ là “chia sẻ” mà vẫn đưa ra quyết định theo ý chí của mình mà
khơng bị ảnh hưởng bởi ý kiến của người được tham vấn.


<i>(iii) Quản trị chia sẻ là các quy tắc ràng buộc. Theo quan niệm này, quản trị chia </i>
sẻ là tập hợp các quy tắc về vai trò và quyền uy của ban quản trị, đội ngũ giảng viên
và bộ máy hành chính trong các quyết định về học thuật, ngân sách, lựa chọn người
đứng đầu nhà trường (chủ tịch) và các quyết định điều hành khác. Quản trị chia sẻ
còn bao gồm cả các quy tắc giải quyết các bất đồng khi xảy ra giữa các giảng viên,
các ủy viên quản trị và các nhà hành chính. Tuy nhiên, cách tiếp cận này chưa nêu
rõ các quy tắc quản trị chia sẻ phải như thế nào và các quy tắc đó có thể hồn tồn
có lợi cho ban quản trị. Ví dụ, quản trị chia sẻ có thể đề ra một quy tắc bổ nhiệm cán
bộ hay tuyển chọn cán bộ là ban quản trị phải lấy ý kiến thăm dò của giảng viên và
cán bộ hành chính để tham khảo mà ý kiến thăm dị đó khơng có ảnh hưởng gì đến
quyết định của ban quản trị.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Phần 4. MÔI TRƯỜNG VÀ cÁc cHỦ THỂ GIÁO Dục 4.0

423


văn hóa chia sẻ trách nhiệm đối với phúc lợi chung và thiết lập hệ thống kiểm tra và
cân bằng đảm bảo cho nhà trường duy trì được sứ mệnh đã xác định. Quan niệm thứ
tư này tỏ ra phù hợp hơn cả bởi vì nó vừa nói đến cách thức thực hiện vừa nói đến
nội dung và mục tiêu cuối cùng của quản trị chia sẻ.


<b>3. Sự tham gia của sinh viên vào hoạt động quản trị trong các trường đại học1</b>


Hiện nay, vai trò của “các bên liên quan” trong cơ chế ra quyết định của các
trường đại học Việt Nam vẫn còn rất yếu. Minh chứng cho điều này là tiếng nói
của sinh viên. Sinh viên chắc chắn là bên liên quan quan trọng của trường đại học,
nhưng hiện nay họ hầu như khơng có vai trị gì trong hoạt động quản trị nhà trường.
Thực tế, sinh viên chẳng những đã đầu tư vào trường qua số tiền học phí họ đóng,


mà cịn đầu tư thời gian, cơng sức, chi phí cơ hội của cuộc đời. Thái độ của trường
đại học đối với sinh viên, và thái độ của sinh viên đối với nhà trường là một trong
những điểm khác biệt rõ nét nhất giữa các trường đại học ở Việt Nam và các trường
đại học ở những quốc gia phát triển. Sinh viên là một phần rất quan trọng tạo ra bộ
mặt của nhà trường. Bốn năm học đại học không phải chỉ bao gồm những buổi lên
lớp và những bài thi hết mơn, mà cịn là thể thao, hoạt động cộng đồng, thực hiện


1 Năm 2018, nhóm nghiên cứu của Đại học quốc gia Hà Nội đã tiến hành một cuộc khảo sát chọn mẫu
về quản trị đại học (tác giả bài viết là chủ trì và thư ký khoa học) nhằm làm rõ thành phần, cấu trúc và
các vị trí, vai trị của các bên liên quan trong q trình ra quyết định đối với các lĩnh vực cơ bản của
nhà trường là tổ chức nhân sự, học thuật (đào tạo và nghiên cứu khoa học), tài chính và những lĩnh
vực khác. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra thu thập thông tin với hai loại phiếu khảo sát: một
phiếu dành cho giảng viên và một phiếu dành cho sinh viên. Phiếu khảo sát gồm các câu hỏi được
xây dựng nhằm mục tiêu nghiên cứu là đánh giá thực trạng quản trị đại học của các cơ sở giáo dục
đại học công lập và tư thục ở nước ta hiện nay. Những thông tin thu thập được từ phiếu khảo sát và
từ phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm đối với các cán bộ lãnh đạo, quản lý, quản trị và các bên liên quan
được xử lý phân tích để làm rõ những luận điểm nghiên cứu về quản trị đại học nói chung và quản
trị chia sẻ nói riêng.


Cuộc khảo sát đã thu thập được thông tin từ các phiếu khảo sát đối với 300 giảng viên và 700 sinh
viên thuộc 11 cơ sở giáo dục đại học. Đó là Đại học quốc gia Hà Nội; Đại học quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh; Trường Đại học Sài Gịn; Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh; Học viện
Ngân hàng; Đại học Tây Nguyên; Trường Đại học Tài nguyên và môi trường; Học viện Nông nghiệp;
Đại học Đà Nẵng; Đại học Vinh; Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội; Trường Đại học Đông
Á Đà Nẵng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

trải nghiệm các kỹ năng và làm việc nhóm. Sinh viên là thành phần khơng thể thiếu
trong cơ cấu hội đồng trường đối với nhiều trường, nhằm bảo đảm rằng nhà trường
đáp ứng tốt nhất những nhu cầu và mong đợi của họ.



Sự tham gia của sinh viên vào quản trị trong trường đại học chính là việc họ
thực hiện các hoạt động như đóng góp ý kiến, đánh giá chất lượng, trả lời phiếu
khảo sát, làm thành viên các hội đồng cấp khoa, cấp trường, phản hồi chất lượng
phục vụ,… mức độ tham gia của sinh viên thể hiện thấp nhất là thờ ơ, không quan
tâm và mức cao nhất là tham gia nhiệt tình, ý kiến của họ được trường tiếp nhận và
sử dụng.


Ở các bảng biểu sử dụng trong bài viết, có hai chỉ số giá trị trung bình mức độ
tham gia và hiệu quả tham gia, kèm theo độ lệch chuẩn của hai chỉ số này. Mức độ
tham gia là chỉ số thể hiện tần suất tham gia của giảng viên, sinh viên vào các hoạt
động, nhằm đánh giá mức độ tham gia tích cực vào các hoạt động. Giá trị trung bình
của mức độ tham gia dao động từ 0 đến 2 điểm, trong đó 0 điểm thể hiện cho sự
không tham gia và 2 điểm là tham gia tích cực nhất. Cịn giá trị trung bình của hiệu
quả tham gia dao động từ 0 đến 10 điểm, trong đó 10 điểm là hiệu quả tham gia cao
nhất. “Độ lệch chuẩn” là một đại lượng thống kê mô tả dùng để đo mức độ phân
tán của một tập dữ liệu đã được lập thành bảng tần số. Có thể tính ra độ lệch chuẩn
bằng cách lấy căn bậc hai của phương sai. “Độ lệch chuẩn” càng cao chứng tỏ sự
phân tán, sự biến thiên các điểm của mức độ tham gia và hiệu quả tham gia càng lớn.


<i><b>Sự tham gia của sinh viên vào quản trị lĩnh vực tổ chức nhân sự</b></i>


Trong các môi trường đại học, sinh viên được coi như một đối tượng trưởng
thành cả về trí và lực. Đứng trước các vấn đề liên quan đến lĩnh vực tổ chức nhân sự,
sinh viên cần được quyền phát huy tinh thần tự chủ của mình. Thơng qua q trình
rèn luyện tự chủ sinh viên mới có thể khẳng định khả năng độc lập, khát vọng tìm
kiếm và năng lực sáng tạo mới có điều kiện nảy nở. Các hoạt động tham gia của sinh
viên được cho là có ảnh hưởng lớn nhất đến lĩnh vực tổ chức nhân sự của cơ sở giáo
dục đại học, thể hiện qua bảng số liệu 3.1.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Phần 4. MÔI TRƯỜNG VÀ cÁc cHỦ THỂ GIÁO Dục 4.0

425

<i>Bảng 3.1. Mức độ tham gia của sinh viên vào lĩnh vực tổ chức, nhân sự</i>


Góp ý cho
chiến lược
phát triển
của trường


Góp ý cho
góp quy chế
tổ chức hoạt
động của


trường


Đánh giá chất
lượng phục
vụ sinh viên
của các phịng


ban liên quan


Góp ý cho
về việc
thành lập
các đơn
vị trong
trường
<i>Đánh giá </i>
<i>chất lượng </i>
<i>hoạt động </i>


<i>hỗ trợ sinh </i>


<i>viên</i>
Sinh viên trong


các đại học
quốc gia


0.48


(0.73) (0.75)0.54 (0.64)0.48 (0.50)0.25 (0.66)0.42
Sinh viên trong


các đại học
vùng


0.11


(0.40) (0.30)0.60 (0.55)0.28 (0.32)0.08 (0.59)0.48
Sinh viên trong


các trường đại
học tự chủ theo
Nghị quyết 77


0.01


(0.01) (0.01)0.01 (0.01)1.00 (0.01)0.01 (0.01)1.00


Sinh viên trong


các đại học
ngồi cơng lập


0.36


(0.53) (0.52)0.33 (0.76)0.72 (0.54)0.30 (1.25)0.77
Sinh viên trong


các trường đại
học khác


0.30


(0.60) (0.56)0.30 (0.68)0.49 (0.50)0.21 (0.70)0.51


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i>Biểu đồ 3.1. Hiệu quả tham gia của sinh viên vào lĩnh vực tổ chức nhân sự</i>


Hiệu quả tham gia của sinh viên các nhóm trường vào lĩnh vực tổ chức nhân sự
cũng không cao. Trong số các nhóm trường, sinh viên trong các đại học quốc gia tự
đánh giá về hiệu quả tham gia trong các hoạt động cao hơn hẳn sinh viên các nhóm
trường khác (khoảng điểm từ 6,40 đến 7,20). Sinh viên trong các đại học vùng và
đại học ngồi cơng lập có hiệu quả tham gia vào lĩnh vực tổ chức nhân sự của nhà
trường thấp nhất (khoảng 3,6 đến 4,8 điểm).


Trong số các hoạt động về tổ chức nhân sự thì hoạt động Đánh giá chất lượng
phục vụ sinh viên của các phịng ban liên quan có hiệu quả tham gia của sinh viên
cao nhất, điểm cao nhất đạt khá với 7,26 (sinh viên trong các đại học quốc gia) và
điểm thấp nhất đạt 4,18 điểm (sinh viên trong các đại học vùng).


Qua khảo sát, tác giả nhận thấy trong các nhóm trường sinh viên đều chưa


được khuyến khích tham gia quản trị trong nhà trường. Bản thân sinh viên khi được
hỏi cũng không “mặn mà” với lĩnh vực tổ chức nhân sự. Thành phần sinh viên tham
gia trong Hội đồng nhà trường cũng mang tính hình thức, chưa có đóng góp thực sự
hữu ích đối với sự phát triển về mặt tổ chức của trường đại học.


<i><b> Sự tham gia của sinh viên vào quản trị lĩnh vực học thuật</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Phần 4. MÔI TRƯỜNG VÀ cÁc cHỦ THỂ GIÁO Dục 4.0

427


thức hay tham gia thực tế. Do đó khơng chỉ u cầu sinh viên lắng nghe mà cần lắng
nghe sinh viên “Students need not to be only listened to, but they need to be heard”
(Aghveran, Armenia, 2011).


Sinh viên có thể tham gia đầy đủ trong các hoạt động xác định kế hoạch, bỏ
phiếu bầu chọn và thực hiện tất cả các vấn đề liên quan đến học thuật. Nó sẽ tăng
cường tính tích cực của một thành viên trong cơ sở giáo dục và thể hiện tính dân chủ
và văn hóa đối thoại trong cơ sở giáo dục (Klemencic M. (2011). Jungblut’s (2011) và
Shiva Lal Acharya (11/2915) trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra ba cách thức tham
gia của sinh viên trong quản trị cơ sở giáo dục đại học, cụ thể gồm: tham gia trong
tự chủ học thuật (khơng chỉ phản hồi về chương trình đào tạo, học phần mà còn đưa
ra các ý kiến quyết định về vấn đề chính sách), tự chủ quản trị hệ thống và trong tiến
trình đảm bảo chất lượng giáo dục (Quality Assurance process).


Để phát huy được hiệu quả của việc sinh viên tham gia trong các hoạt động cơ
sở giáo dục cần có sự ủng hộ và nguồn lực tổ chức lâu dài vì cần có các phương tiện
về tài chính, hậu cần tổ chức và các phương tiện hoạt động khác để có thể tạo được
mơi trường thân thiện, khuyến khích được sinh viên tích cực tham gia. Bên cạnh các
tuyên bố về cấp độ quốc gia và cơ sở giáo dục cần có sự chuyển tải các ý chí đó thành
thực tiễn hành động. Việc thực hiện sự tham gia của sinh viên cần đáp ứng theo sự
thay đổi về quản trị của cơ sở giáo dục đại học.



<i>Bảng 3.2. Mức độ tham gia của sinh viên vào lĩnh vực học thuật</i>
Họp Hội
đồng
Khoa
học &
Đào
tạo của
Trường
Góp ý
khi Nhà
trường
định
kì điều
chỉnh
chương
trình đào
tạo
Góp ý
cho Nhà
trường về
chương
trình đào
tạo (mỗi
khi thấy
có vấn
đề)
Trả lời
khảo
sát của


cơ quan
kiểm định
về chất
lượng
chương
trình đào
tạo
Trả lời
khảo
sát của
cơ quan
kiểm định
về chất
lượng
đào
tạo của
Trường
Phản
hồi khảo
sát của
trường
về chất
lượng
giảng
dạy các
môn học
Đánh
giá
chất
lượng

phục
vụ của
thư
viện
Sinh viên
trong các
Đại học
quốc gia
0.32


(0.56) (0.57)0.35 (0.58)0.40 (0.79)0.79 (0.78)0.64 (0.78)1.00 (0.58)0.39


Sinh viên
trong các
Đại học
vùng


0.11


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Sinh viên
trong các
Trường Đại
học tự chủ
theo Nghị
quyết 77


0.01


(0.01) (0.01)1.00 (0.01)1.00 (0.01)1.00 (0.01)1.00 (0.01)2.00 (0.01)1.00



Sinh viên
trong các
Đại học
ngồi cơng
lập


0.24


(0.53) (0.62)0.41 (0.70)0.55 (0.79)0.81 (0.82)0.69 (0.83)1.12 (0.76)0.77


Sinh viên
trong các
Trường Đại
học khác


0.16


(0.44) (0.58)0.36 (0.57)0.35 (0.80)1.04 (0.83)0.81 (0.81)1.09 (0.75)0.62


Sự tham gia của sinh viên vào các hoạt động thuộc lĩnh vực học thuật nhìn
chung cao hơn lĩnh vực tổ chức nhân sự và có sự khác nhau giữa các nhóm trường
cũng như giữa các hoạt động. Hoạt động được sinh viên tham gia nhiều nhất là
Phản hồi khảo sát của trường về chất lượng giảng dạy các môn học. Với mức tham
gia tích cực cao nhất đạt giá trị trung bình là 2.00 điểm (độ lệch chuẩn 0.01) của sinh
viên trong các trường đại học tự chủ theo Nghị quyết 77. Tiếp đến, hai hoạt động Trả
lời khảo sát của cơ quan kiểm định về chất lượng chương trình đào tạo và Trả lời khảo
sát của cơ quan kiểm định về chất lượng đào tạo của trường cũng được sinh viên tham
gia tích cực hơn các hoạt động khác, với mức độ tham gia tích cực nhất lần lượt đạt 1.04
(độ lệch chuẩn 0.80) là của sinh viên trong các trường đại học khác và 1.00 (độ lệch
chuẩn 0.01) của sinh viên trong các trường đại học tự chủ theo Nghị quyết 77.



</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Phần 4. MÔI TRƯỜNG VÀ cÁc cHỦ THỂ GIÁO Dục 4.0

429


<i>Biểu đồ 3.2. Hiệu quả tham gia của sinh viên vào lĩnh vực học thuật</i>


Hiệu quả tham gia của sinh viên các nhóm trường vào lĩnh vực học thuật
không đồng đều giữa các nhóm trường và giữa các hoạt động. Trong từng nhóm
trường, hiệu quả tham gia giữa các hoạt động cũng khơng đồng đều, có hoạt động
Phản hồi khảo sát của trường về chất lượng giảng dạy các môn học được sinh viên
đánh giá hiệu quả tham gia cao lên đến 8.95 (Sinh viên trong các trường đại học tự
chủ theo Nghị quyết 77), song cũng có hoạt động họp hội đồng khoa học & đào tạo
của trường hiệu quả chỉ đạt 1.00 điểm (Sinh viên trong các trường đại học tự chủ
theo Nghị quyết 77).


Hoạt động Họp hội đồng khoa học & đào tạo của trường được sinh viên đánh
giá có hiệu quả tham gia thấp nhất trong số các hoạt động (điểm thấp nhất là 1.00,
điểm cao nhất là 5.00). Hiệu quả tham gia của sinh viên trong các đại học tự chủ theo
Nghị quyết 77 là có chênh lệch lớn giữa các hoạt động, có hoạt động đạt hiệu quả
tham gia cao lên đến 8.95 điểm (Phản hồi khảo sát của trường về chất lượng giảng
dạy các mơn học), nhưng cũng có hoạt động chỉ đạt 1.00 điểm (Họp Hội đồng Khoa
học & Đào tạo của Trường). Sinh viên trong các đại học vùng và đại học khác đánh
giá hiệu quả tham gia trong lĩnh vực học thuật khá đồng đều nhau (khoảng từ 4 – 6
điểm). Sinh viên trong các đại học quốc gia có hiệu quả tham gia trong các hoạt động
là đồng đều nhất (khoảng từ 5.00 – đến 6.00 điểm).


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<i><b>Sự tham gia của sinh viên vào quản trị lĩnh vực tài chính</b></i>


Thực tế trong các nghiên cứu từ trước đến nay khi bàn về sự tham gia quản trị
đại học của các bên liên quan, rất hiếm nghiên cứu bàn luận về sự tham gia của sinh
viên, đặc biệt là sự tham gia của nhóm này vào lĩnh vực tài chính của trường đại học.



<i>Bảng 3.3. Mức độ tham gia của sinh viên vào lĩnh vực tài chính</i>


Góp ý cho chính sách
học bổng của sinh viên


Sinh viên trong các đại học quốc gia 0.40 (0.66)


Sinh viên trong các đại học vùng 0.08 (0.32)


Sinh viên trong các trường đại học tự chủ theo Nghị quyết 77 1.00 (0.01)
Sinh viên trong các đại học ngồi cơng lập 0.32 (0.57)


Sinh viên trong các trường đại học khác 0.18 (0.45)


Trong lĩnh vực tài chính, nhóm nghiên cứu lựa chọn hoạt động Góp ý cho
chính sách học bổng của sinh viên để đánh giá sự tham gia của sinh viên. Vì đây là
hoạt động liên quan đến tài chính, gắn liền với lợi ích của sinh viên, được sinh viên
quan tâm. Mức độ tham gia tích cực nhất đạt mức 1.00 điểm (độ lệch chuẩn 0.01) là
của Sinh viên trong các trường đại học tự chủ theo Nghị quyết 77, thấp nhất chỉ đạt
0.18 điểm (độ lệch chuẩn 0.45) là của Sinh viên trong các trường đại học khác. Trong
khi đó Sinh viên trong các nhóm trường đại học khác có mức độ tham gia chưa đạt
đến 0.50 điểm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Phần 4. MÔI TRƯỜNG VÀ cÁc cHỦ THỂ GIÁO Dục 4.0

431


<i>Biểu đồ 3.3. Hiệu quả tham gia của sinh viên vào lĩnh vực tài chính</i>


Hiệu quả tham gia vào lĩnh vực tài chính được sinh viên trong các đại học quốc
gia đánh giá cao nhất với số điểm đạt 6,75 điểm. Hiệu quả tham gia thấp nhất là của


sinh viên trong các đại học ngồi cơng lập với 3,48 điểm. Các nhóm trường khác,
sinh viên đánh giá hiệu quả tham gia ở mức điểm từ 4,00 đến 5,00 điểm.


Mức độ tham gia tích cực của sinh viên của các nhóm trường vào các lĩnh vực
có sự khác nhau, trong đó sinh viên thuộc nhóm trường đại học tự chủ theo Nghị
quyết 77 có mức độ tham gia tích cực nhất trong cả ba lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh
vực học thuật và tài chính. Sinh viên ở nhóm trường đại học vùng hay đại học khác
có mức độ tham gia tích cực vào các hoạt động thuộc các lĩnh vực tổ chức nhân sự
và tài chính rất thấp.


<b>4. Kết luận</b>


Nghiên cứu của Annika Persson (2003) cho thấy sinh viên có ảnh hưởng đến
việc ra quyết định và thực tiễn thực hiện vì đây là nhóm lớn nhất trong cơ sở giáo
dục và bên liên quan chính đến cơ sở giáo dục. Mức độ tham gia có ảnh hưởng lớn
nhất của sinh viên là ở cấp độ khoa, nhất là trong đánh giá chương trình đào tạo,
học phần của chương trình đào tạo và ảnh hưởng một phần đến việc tổ chức và triển
khai các hoạt động đào tạo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

học. Trong tương lai để phát triển trường đại học Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực
thì cần phải gia tăng các giải pháp tăng cường sự tham gia của sinh viên. Điều đó
vừa tăng tính tự chủ trong trường đại học vừa phát huy được sức mạnh tiềm năng
của đội ngũ tri thức trẻ, sáng tạo, nhiệt huyết.


<b>LỜI CẢM ƠN: Nghiên cứu được tài trợ bởi Đại học Quốc gia Hà Nội trong đề </b>
tài mã số QG.18.27.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>


<i>1. Association of Governing Boards of Universities and Colleges. Shared governanc: </i>


<i>Changing with times. AGB’s White Paper March 2017; Steven C. Bahls, Shared </i>
<i>Governance in Times of Change: A Practical Guide for Universities and Colleges </i>
(Washington, D.C.: AGB Press, 2014), pp. 19-34


2. De Boer, H., Enders, J., & Schimank, U. (2007), On the Way towards New
Public Management? The Governance of University Systems in England, the
<i>Netherlands, Austria, and Germany. In Dorothea Jansen (Ed.), New Forms of </i>
<i>Governance in Research Organizations (pp. 137–154). Dordrecht: Springer.</i>
3. Gayle, D. J., Tewarie, B., & White Jr, A. Q. (2011). Governance in the


twenty-first-century university: Approaches to effective leadership and strategic
management: ASHE-ERIC higher education report (Vol. 14). John Wiley &
Sons.


4. Gallagher, M. (2001), ‘Modern University Governance: A National Perspective’.
Trích dẫn từ />gov/default. htm


<i>5. Hồng Thị Xuân Hoa (2012). Tự chủ đại học: Xu thế của phát triển, Bản tin Đại học </i>
Quốc gia Hà Nội số 253.


6. Hội đồng quản trị, hành chính cấp cao và đội ngũ giảng viên là ba thành phần
“truyền thống” của quản trị chia sẻ được xác định ở Hoa Kỳ từ năm 1966 đến
<i>nay. Association of Governing Boards of Universities and Colleges. Shared </i>
<i>governanc: Changing with times. AGB’s White Paper March 2017. </i>


7. Mok, K.H. & Currie, J., (2002). Reflections on the impact of globalization
on educational restructuring in Hong Kong. In: Mok, K.H., Chan, D. (Eds.),
Globalization and Education: The Quest for Quality Education in Hong Kong.
Hong Kong University Press, Hong Kong.



</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Phần 4. MÔI TRƯỜNG VÀ cÁc cHỦ THỂ GIÁO Dục 4.0

433


9. Bùi Thùy Loan(2013), “Phác thảo bức tranh tự chủ đại học hiện nay”, Tạp chí
<i>Phát triển và Hội nhập 75-71 :(13) 3.</i>


10. Nguyễn Đông Phong & Nguyễn Hữu Huy Nhật (2013). “Quản trị đại học và
<i>mơ hình cho trường đại học khối kinh tế ở Việt Nam”. Tạp chí Phát triển và Hội </i>
<i>nhập, 8(18), 63-68.</i>


11. Nguyễn Đông Phong & Nguyễn Hữu Huy Nhựt (2013). “Quản trị đại học và
<i>mô hình cho trường đại học khối kinh tế ở Việt Nam”. Tạp chí Phát triển và Hội </i>
<i>nhập, 8(18), 63-68. </i>


<i>12. Phạm Phụ (2006), “Quyền tự chủ đại học và trách nhiệm xã hội”, Tạp chí Tia </i>
<i>sáng, ngày 7/6/2006.</i>


13. Phạm Thị Lan Phượng, (2015), “Dịch chuyển cơ chế quản trị giáo dục đại học
<i>trên toàn cầu và suy ngẫm về Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm </i>
Thành phố Hồ Chí Minh, 3(68), 25-36.


14. Phạm Thị Lan Phượng, 2015, “Dịch chuyển cơ chế quản trị giáo dục đại học trên
<i>toàn cầu và suy ngẫm về Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Thành phố </i>
Hồ Chí Minh, 3(68), 25-36.


<b>PARTICIPATION OF STUDENTS IN SHARED GOVERNANCE IN UNIVERSITIES </b>
<b>IN VIETNAM</b>


</div>

<!--links-->

×