Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Đề cương ôn tập HK2 môn ngữ văn 7 năm 2019 2020 trường THCS phước nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.28 KB, 9 trang )

Trường THCS Phước Nguyên

Đề cương ôn tập Ngữ văn 7. HK2

ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP HỌC KÌ II
MƠN NGỮ VĂN KHỐI 7
NĂM HỌC 2019 - 2020
* Trọng tâm kiến thức ôn tập:
- Văn bản:
+ Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất; tục ngữ về con người và xã hội;
+ Các văn bản nghị luận hiện đại; truyện hiện đại (giảm các văn bản đọc thêm)
- Tiếng Việt:
+ Câu rút gọn;
+ Câu đặc biệt;
+ Câu chủ động, câu bị động;
+ Thêm trạng ngữ cho câu;
+ Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu;
+ Biện pháp tu từ.
- Tập làm văn: Nghị luận chứng minh, nghị luận giải thích.
Chủ đề 1: VĂN HỌC
I/ VĂN HỌC DÂN GIAN : * TỤC NGỮ :
1. Khái niệm tục ngữ: Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh,
thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, sản xuất, con người và xã
hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày.
2. Các chủ đề: - Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
- Tục ngữ về con người và xã hội.
(Học thuộc các câu tục ngữ và nắm ý nghĩa và nghệ thuật của mỗi câu.
3. Phân tích ý nghĩa và giá trị kinh nghiệm của một số câu TN đã học:
Ví dụ: Câu “Đói cho sạch, rách cho thơm”: Giáo dục con người phải có lịng tự trọng.
Ý nghĩa: Dù nghèo đói nhưng sống ngay thẳng, khơng gian dối, lừa lọc, ln biết giữ gìn phẩm
chất đạo đức, nhân cách của mình trong mọi hồn cảnh.


II/ VĂN HỌC VIẾT: Văn bản nghị luận hiện đại và truyện hiện đại
1. u cầu:
- Nắm được các thơng tin chính về tác giả (năm sinh, năm mất, quê quán và sự nghiệp) và tác phẩm
(thể loại, PTBĐ, xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác…).
- Nắm được giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật (học thuộc phần ghi nhớ sgk) của mỗi tác phẩm.
- Riêng tác phẩm nghị luận đã học phải nắm được các luận điểm chính.
- Tác phẩm truyện ngắn hiện đại “Sống chết mặc bay” phải nắm được biện pháp nghệ thuật đặc sắc sử
dụng thành công trong TP là tương phản và tăng cấp (dựa vào nội dung của VB, em phải phân tích
được giá trị của hai phép này).
2. Một vài định hướng kiến thức để HS tự học:
* Hệ thống văn bản đã học (Trừ các văn bản đọc thêm)
a. Văn bản nghị luận hiện đại : * Thống kê các văn bản nghị luận đã học:
Văn bản
1. Tinh
thần yêu

Tác giả
Hồ Chí Minh
(1890-1969)

Tổ CM Ngữ văn – Khối 7

Đặc sắc nghệ
PPLL
thuật
Tinh thầnDân ta có một lịng nồng Bố cục chặt chẽ,Chứng
yêu nướcnàn yêu nước. Đó là truyền dẫn chứng chọnminh
Vấn đề NL

Luận điểm chính


1


Trường THCS Phước Nguyên

Đề cương ôn tập Ngữ văn 7. HK2

nước của
nhân dân
ta

của
nhânthống quý báu của dân tộc lọc toàn diện, sắp
dân VN. ta.
xếp hợp lí, h/ả so
sánh đặc sắc.
Đức tính Bác giản dị trên mọi Dẫn chứng cụ thể,Chứng
2. Đức tính Phạm Văn Đồng giản dị và phương diện: Trong đời xác thực, toànminh (kết
giản dị của
(1906 – 2000) khiêm tốn sống sinh hoạt, trong tác diện. Lời văn giảnhợp giải
Bác Hồ.
của Bác Hồ phong quan hệ, trong lời dị, giàu cảm xúc. thích và
bình luận)
nói và bài viết
Văn
Nguồn gốc của văn chươngLối văn nghị luậnGiải thích
chương và là lịng thương người,vừa có lí lẽ, vừa(kết hợp
3. Ý nghĩa
Hồi Thanh

ý nghĩa của thương mn lồi, mncó cảm xúc vàvới bình
văn chương
(1909-1982)
nó với đời vật. Văn chương hình dunghình ảnh
luận)
sống.
và sáng tạo sự sống...
b. Truyện ngắn hiện đại
Tác phẩm
Tác giả
Thể loại
Nội dung
Nghệ thuật
PTBĐ
Phạm Duy TốnTruyện
Lên án gay gắt tên quanLời văn cụ thể,Tự sự kết
(1883 – 1324)
ngắn hiệnphủ “lòng lang dạ thú” vàsinh động, sử dụnghợp miêu
- Quê ở Hà Tâyđại
bày tỏ niềm cảm thuong vôkết hợp hai phéptả và biểu
4. Sống
(HN ngày nay)
hạn trước cảnh “nghìn sầutương phản vàcảm
chết mặc
- Là một trong số
muôn thảm” của nhân dântăng cấp rất thành
bay
ít người có thành
do thiên tai và do thái độcông.
tựu đầu tiên về thể

vô trách nhiệm của kẻ cầm
loại tr.ngắn hiện
quyền gây nên.
đại
Chủ đề 2 : TIẾNG VIỆT
* Trọng tâm: - Biến đổi câu (Rút gọn câu, Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động, Dùng cụm
chủ - vị để mở rộng câu, Thêm trạng ngữ cho câu).
- Phép tu từ : Liệt kê
I. Yêu cầu :
- Nắm vững khái niệm, đặc điểm cách dùng của câu rút gọn; mục đích và cơng dụng của việc thêm
trạng ngữ cho câu.
- Khái niệm câu chủ động, câu bị động; Cách chuyển đổi từ câu chủ động sang câu bị động và mục
đích của nó; Nhận biết câu chủ động trong tình huống cụ thể.
- Khái niệm thế nào là dùng cụm C-V để mở rộng câu; Các trường hợp dùng cụm chủ - vị để mở rộng
câu; Phân tích và xác định cụm C-V mở rộng câu.
- Khái niệm liệt kê và các kiểu liệt kê.
- Xem lại tất cả các Bài tập đã làm trong sách giáo khoa.
II. Một vài định hướng kiến thức cho HS tự học:
1. Hệ thống kiểu câu và trạng ngữ:
TT

Kiểu câu

1

Câu rút
gọn

Khái niệm
Khi nói hoặc viết có thể lược

bỏ một số thành phần của câu,
tạo thành câu rút gọn.

Tổ CM Ngữ văn – Khối 7

Tác dụng
- Làm cho câu gọn hơn, vừa thông
tin được nhanh, vừa tránh lặp từ
ngữ đã xuất hiện trong câu đứng
trước.
- Ngụ ý hành động, đặc điểm nói
trong câu là của chung mọi người
(lược bỏ chủ ngữ).

Ví dụ
- Hai ba người đuổi
theo nó. Rồi ba
bốn người, sáu
bảy người.
- Học ăn, học nói,
học gói, học mở.
2


Trường THCS Phước Nguyên

Là loại câu không cấu tạo theo
mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
2


3

4

5

6

7

Câu đặc
biệt
Là câu có chủ ngữ chỉ người,
Câu chủ vật thực hiện một hoạt động
động
hướng vào người, vật khác
(Chỉ chủ thể của hoạt động).
Là câu có chủ ngữ chỉ người,
Câu bị
vật được hoạt động của người,
động
vật khác hướng vào (Chỉ đối
tượng của hoạt động).
* Có 2 cách chuyển đổi :
- Cách 1: Chuyển từ (hoặc
cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt
động lên đầu câu và thêm các
Chuyển từ bị hay được vào sau từ
đổi câu
(hoặc cụm từ) ấy.

chủ động - Cách 2: Chuyển từ (hoặc
thành câu cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt
bị động động lên đầu câu, đồng thời
lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ)
chỉ chủ thể của hoạt động thành
một bộ phận không bắt buộc
trong câu.
Khi nói hoặc viết có thể dùng
những cụm từ có hình thức
Dùng
giống câu đơn bình thường gọi
cụm chủ là cụm chủ - vị làm thành phần
vị để mở
của câu hoặc của cụm từ để mở
rộng câu
rộng câu.
Trạng ngữ được thêm vào câu
để xác định thời gian, nơi chốn,
Thêm
nguyên nhân, mục đích,
trạng ngữ
phương tiện, cách thức diễn ra
cho câu
sự việc nêu trong câu.

Đề cương ôn tập Ngữ văn 7. HK2

- Xác định thời gian, nơi chốn diễn
ra sự việc nói đến trong đoạn.
- Liệt kê, thơng báo về sự tồn tại

của sự vật, hiện tượng.
- Bộc lộ cảm xúc.
- Gọi đáp.

- Đoàn người nhốn
nháo lên. Tiếng
reo. Tiếng vỗ tay.
- Ôi ! Cảnh ở đây
thật là đẹp.
Tôi đặt con vệ sĩ
vào đống đồ chơi
của Thủy.

Đều nhằm liên kết các câu trong
đoạn thành một mạch văn thống
nhất.

* Các trường hợp dùng cụm C-V
để mở rộng câu :
- Cụm C-V làm thành phần câu :
Chủ ngữ - vị ngữ.
- Cụm C-V làm phụ ngữ của cụm
DT, cụm ĐT, cụm TT.
* Công dụng :
- Xác định hoàn cảnh, điều kiện
diễn ra sự việc nêu trong câu…
- Nối kết các câu, các đoạn với
nhau góp phần làm cho đoạn văn,
bài văn được mạch lạc.


Con vệ sĩ được tơi
đặt vào đống đồ
chơi của Thủy.
* Ví dụ :
Tôi buộc con ngựa
vào gốc cây.
* Cách 1:
Con ngựa được tôi
buộc vào gốc cây.
* Cách 2:
Con ngựa buộc
vào gốc cây.

1. Quyển sách / mẹ
mua // nội dung /
rất hay.
(MRCN+VN).
2. Mẹ // mong con/
ngoan và học giỏi.
(MRCĐT)
- Hôm nay, trời //
nắng quá .
- Để bố mẹ vui
lòng, em//chăm chỉ
học tập.

2. So sánh câu rút gọn và câu đặc biệt:
So sánh
Câu rút gọn
Câu đặc biệt (tham khảo)

- Là loại câu đã bị lược bỏ một số thành - Là loại câu có cấu tạo khơng theo mơ hình CN –
Khái
phần câu (câu khuyết CN hoặc VN – có VN (khơng thể khôi phục thành phần câu).
niệm
thể khôi phục lại thành phần đã bị lược
bỏ).
Mục
- Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin - Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc
đích
được nhanh, vừa tránh lặp lại những từ được nói đến trong đoạn.
ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước. - Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện
Tổ CM Ngữ văn – Khối 7

3


Trường THCS Phước Nguyên

Đề cương ôn tập Ngữ văn 7. HK2

- Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong tượng.
câu là của chung tất cả mọi người (lược- Bộc lộ cảm xúc.
bỏ chủ ngữ).
- Gọi đáp.
- Bạn mua cây bút này ở đâu?
- Chúng mình đi nhà sách Bạch Đằng chơi nhé!
Ví dụ - Nhà sách Bạch Đằng.
- Nhà sách Bạch Đằng! Ta đi thôi.
(lược bỏ CN – VN)
(Bộc lộ cảm xúc)

3. Một số lưu ý về thêm trạng ngữ cho câu.
- Mục đích: Trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,
phương tiện, cách thức,… diễn ra sự việc được nêu trong câu.
- Hình thức: Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu, giữa TN với CN và VN thường
được ngăn cách bằng dấu phẩy, dấu gạch ngang khi viết hoặc có quãng nghỉ khi nói.
- Công dụng: TN là thành phần không bắt buộc nhưng rất quan trọng trong câu vì nó giúp chúng ta xác
định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ và
chinh xác. Ngồi ra, TN cịn giúp cho việc kết nối giữa các câu, các đoạn được mạch lạc, liên kết.
* Lưu ý: Trong một số trường hợp, để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiện những tình cảm nhất định,
người ta có thể tách TN đứng cuối câu thành một câu riêng (câu đặc biệt).
4. Cấu trúc câu chủ động, câu bị động.
a. Câu chủ động :
VD: Người ta // chuyển tất cả đồ đạc từ ngày hơm qua.
CN (chủ thể) HĐ đối tượng
TN (nếu có)
* Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động bằng 2 cách:
- Cách 1: (có dùng được hoặc bị)
->Tất cả đồ đạc được người ta chuyển từ ngày hôm qua.
- Cách 2: (không dùng được hoặc bị)
->Tất cả đồ đạc đã chuyển từ ngày hơm qua. (có thể lược bỏ chủ thể - người ta)
b. Câu bị động :
VD: Tất cả đồ đạc // được (bị) người ta chuyển từ ngày hơm qua (có thể lược bỏ chủ thể-người ta)
CN (đối tượng) (thêm)
chủ thể hoạt động TN
5. Phép tu từ : Liệt kê
a. Khái niệm : Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ
hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
b. Các kiểu liệt kê :
* Xét theo cấu tạo : Có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp và kiểu liệt kê không theo cặp.
Ví dụ : - Lan và Hồng, Hoa và Hải đi lao động. (Liệt kê theo cặp).

- Học sinh lớp 7a 1, 7a 2, 7a 3, 7a 4 thi kéo co vào giờ ra chơi.(Liệt kê không theo cặp)
* Xét theo ý nghĩa : Có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến và kiểu liệt kê khơng tăng tiến.
Ví dụ : - Thể điệu ca Huế có sơi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai ốn…
(Liệt kê khơng tăng tiến).
- Thằng bé con anh Chẩn ho rũ rượi, ho như xé phổi, ho không cịn khóc được nữa.
(Liệt kê tăng tiến).
Chủ đề 3 : TẬP LÀM VĂN (Nghị luận giải thích)
I. Yêu cầu :
- Nghị luận là một hình thức hoạt động ngơn ngữ phổ biến trong đời sống và giao tiếp của con người để
nêu ý kiến, đánh giá, nhận xét, bàn luận về các hiện tượng, sự vật, vấn đề XH, TPNT hay về ý kiến của
người khác.

Tổ CM Ngữ văn – Khối 7

4


Trường THCS Phước Nguyên

Đề cương ôn tập Ngữ văn 7. HK2

- Văn nghị luận phân biệt với các thể loại tự sự, trữ tình chủ yếu ở chỗ nghị luận lí lẽ, dẫn chứng và
bằng các lập luận nhằm thuyết phục nhận thức của người đọc. Bài văn nghị luận nào cũng có đối tượng
(hay đề tài) nghị luận và các yếu tố luận điểm, luận cứ và lập luận.
- Các PPLL chính thường gặp là : LL chứng minh, LL giải thích.
- Đọc tài liệu tham khảo các đề văn nghị luận trong sách giáo khoa và sách đọc thêm để bổ sung kiến
thức văn nghị luận cho thật phong phú.
- Thực hành lập dàn ý chi tiết cho mỗi đề văn (bắt buộc).
- Viết bài theo các phương pháp nghị luận yêu cầu: chứng minh, giải thích, chứng minh + giải thích.
(Trọng tâm viết bài nghị luận giải thích )

- Dàn ý chung của bài văn nghị luận:
Lập luận chứng minh
Lập luận giải thích
1. Mở bài : Dẫn dắt vấn đề :
1. Mở bài : Dẫn dắt vấn đề :
- Nêu xuất xứ, hoàn cảnh của vấn đề (có thể dẫn
- Nêu xuất xứ, hồn cảnh của vấn đề (có thể
dắt trực tiếp, gián tiếp hoặc tương phản)
dẫn dắt trực tiếp, gián tiếp hoặc tương phản)
- Nêu vấn đề.
- Nêu vấn đề.
2. Thân bài :
2. Thân bài :
a. Giải thích vấn đề cần chứng minh :
a. Nêu ý nghĩa của vấn đề cần giải thích :
- Nghĩa đen -> Nghĩa bóng => Ý nghĩa cả câu.
- Vấn đề có ý nghĩa như thế nào ?.
b. Chứng minh vấn đề : Chú ý phạm vi dẫn chứng. b. Cơ sở chân lí của vấn đề :
Chứng minh từng luận điểm và sắp xếp như sau :
- Giải thích lí do? Nguyên nhân ?Tại sao?Vì
* Luận điểm 1: Nêu khái quát luận điểm 1.
sao?
- Nêu dẫn chứng và phân tích dẫn chứng.
c. Cơ sở thực tiễn của vấn đề :
- Chuyển ý…
- Nhắc ta điều gì ? (khuyên răn điều gì ?)
* Luận điểm 2: Nêu khái quát luận điểm 2.
3. Kết bài :
- Nêu dẫn chứng và phân tích dẫn chứng.
- Khẳng định lại tầm quan trọng của vấn đề.

- Chuyển ý…
- Rút ra bài học cho bản thân.
3. Kết bài :
- Khẳng định lại tầm quan trọng của vấn đề.
- Rút ra bài học cho bản thân.
II. Một số đề văn để HS tham khảo và luyện tập.
Đề 1: Hãy giải thích câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
1. Mở bài:
- Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa khuyên răn con người giữ phẩm chất và nhân cách dù trong bất kì
hồn cảnh nào.
- Trích câu TN và định hướng giải thích.
2. Thân bài: Lần lượt giải thích các nội dung.
a. Giải thích câu tục ngữ:
* Nghĩa đen: - Đói cho sạch là gì? - Rách cho thơm là gì?
- Đói giữ cho sạch, rách giữ cho thơm là gì và có khó khơng?
* Nghĩa bóng: Câu tục ngữ khuyên ta phải giữ được phẩm chất tốt đẹp dù hồn cảnh có khó khăn như
thế nào đi chăng nữa
b. Vì sao có thể nói như vậy ? (Cơ sở chân lí của câu tục ngữ)
- Đói, rách, dễ làm cho con người bng xi, khơng chú trọng giữ gìn cho sạch sẽ, cho thơm tho;
nghèo khó khiến con người ta dễ xấu đi, dễ đánh mất nhân cách, khơng giữ gìn phẩm giá của mình.

Tổ CM Ngữ văn – Khối 7

5


Trường THCS Phước Nguyên

Đề cương ôn tập Ngữ văn 7. HK2


- Tuy nhiên, trong thực tế, con người Việt Nam về cơ bản vẫn luộn giữ được phẩm chất tốt đẹp của
mình (Giấy rách phải giữ lấy lề). Đây là tư tưởng có tính truyền thống của dân tộc mà cha ông ta đã để
lại qua câu tục ngữ này.
c. Hiểu câu tục ngữ ta cần phải làm gì? (Cơ sở thục tiễn của câu tục ngữ)
- Ln giữ gìn nhân cách, đạo đức để sống tốt, có ý nghĩa.
- Cuộc sống ln có những khó khăn nhất định, nhất là tốc độ phát triển kinh tế, xã hội hiện nay, cần
biết khắc phục, sống lương thiện theo truyền thống đạo lí dân tộc.
- Tránh xa những cám dỗ trước mắt, phản bác quan niệm “Bần cùng sinh đạo tặc”.
3. Kết bài: - Khẳng định giá trị câu tục ngữ: có ý nghĩa to lớn về giáo dục nhân cách con người.
- Rút ra bài học cho bản thân./.
Đề 2: Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công”.
1. Mở bài: - Nêu tầm quan trọng của việc rút kinh nghiệm trong thực tiễn để có thành cơng về sau
- Trích câu TN “Thất…….cơng”; định hướng giải thích.
2.Thân bài: Giải thích các nội dung của câu tục ngữ.
a) Giải nghĩa câu TN:
- Thất bại là gì? (khơng thực hiện được ý định như mong muốn)
- Thành cơng là gì? (đạt được điều mình mong muốn)
- Mẹ được hiểu như thế nào? (là người sinh ra ta)
- Ý nghĩa câu TN: Thất bại thường gặp phải ở lần đầu, thất bại xảy ra trước rồi về sau mới thành cơng,
đạt được điều mình mong đợi, cũng như có mẹ rồi mới có ta.
b) Giải thích cơ sở chân lí câu TN:
* Tại sao thất bại thường xảy ra trước rồi mới có được thành cơng?
- Trong cuộc sống thực tế, từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn thường hay gặp những khó khăn trở ngại ở
buổi ban đầu => “Vạn sự khởi đầu nan”.
- Khi gặp khó khăn người ta thường nghĩ ngay đến việc khắc phục, tìm ra nguyên nhân sự việc để rút
kinh nghiệm lần sau làm tốt hơn.
- Khó khăn, trở ngại bao giờ cũng gặp ở lúc đầu rồi mới có thành cơng sau đó, cũng như có mẹ, mẹ
sinh ra ta, có mẹ mới có ta chứ khơng thể ngược lại được.
c) Giải thích cơ sở vận dụng câu TN: (Hiểu được ý nghĩa câu TN, ta cần phải làm gì?)
- Cần bình tĩnh, khơng nên nản chí khi có thất bại.

- Quyết tâm khắc phục và khắc phục bằng đựơc sự va vấp, thất bại, cố tìm ra nguyên nhân của sự thất
bại để rút kinh nghiệm cho bản thân mà làm tốt ở lần sau.
- Có thể hỏi thêm ý kiến ở người thân, những người đi trước hoặc ở bạn bè sau lần bị thất bại (hoặc cẩn
thận hơn tham khảo ý kiến trước khi làm để tránh bớt những rủi ro, trở ngại) -> Thất bại mà khơng biết
rút kinh nghiệm, tìm ra những sai sót thì cũng khơng thể có được thành cơng cho lần sau.
3. Kết bài: Thất bại ở buổi đầu là thường tình, quan trọng là phải biết đúc rút kinh nghiệm và có ý chí
vươn lên ; khẳng định giá trị câu TN => Liên hệ bản thân./.
Đề 3: Giải thích câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”.
1. Mở bài: - Nêu lòng yêu thương con người là nét đẹp đạo lí của người VN.
- Trích câu TN : “Thương….thân”, định hướng giải thích.
2. Thân bài: Chủ yếu dùng lí lẽ để giải thích :
a. Giải thích ý nghĩa câu TN.
- Người là ai? Ta là ai? Thương người là ntn?Thương ta là ntn?
- Cả câu TN: Thương bản thân mình như thế nào thì thương những người xung quanh ta như thế.
b. Giải thích tại sao ta phải yêu thương con người như u thương chính bản thân mình?
- Con người không thể sống lẻ loi, đơn độc một mình.
Tổ CM Ngữ văn – Khối 7

6


Trường THCS Phước Nguyên

Đề cương ôn tập Ngữ văn 7. HK2

- Con người có mối quan hệ gắn bó, sống sẻ chia, đồn kết cùng nhau duy trì và phát triển cuộc sống.
- Lòng yêu thương con người là truyền thống tốt đẹp của con người VN “Lá lành đùm lá rách”.
c. Ý nghĩa vận dụng câu TN: Hiểu rõ câu tục ngữ ta cần phải làm gì ?
- Phải biết kính trọng ơng bà, cha mẹ, biết kính trên nhường dưới, sống hiếu thảo, có nghĩa tình.
- Phải biết sống sẻ chia, sẵn sàng giúp đỡ người xung quanh có gặp khó khăn, hoạn nạn; cư xử thân ái

với mọi người.
- Luôn ân cần với bạn bè; phải tránh xa lối sống ích kỉ, hẹp hịi, chỉ bo bo vun vén cho bản thân.
3. Kết bài: - Giá trị của câu TN: Con người là phải có tình đồng loại, phải biết yêu thương con người.
- Câu TN mãi mãi là chân lí sống tốt đẹp của con người VN => Liên hệ bản thân./.
Đề 4: Hãy giải thích câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
1. Mở bài : - Nhân dân ta luôn sống theo đạo lí: Biết ơn những người tạo thành quả cho mình hưởng
- Trích câu TN và định hướng giải thích
2. Thân bài: Lần lượt giải thích từng luận điểm :
a. Giải thích ý nghĩa câu TN:
- Nghĩa đen: Quả là gì? (kết quả của q trình phát triển của 1 lồi cây: trái cam, bưởi xoài…). Người
trồng cây là ai?( người có cơng trồng, chăm sóc cho cây lớn).
->Ta ăn một quả ngon thơm, ngọt phải nhớ tới người đã vất vả chăm sóc ni dưỡng cho cây lớn
nhanh, được đơm hoa kết trái.
- Nghĩa bóng: Ta phải ln biết ơn những người đã vất vả, khó nhọc để tạo nên những thành quả tốt
đẹp cho mình hưởng.
b. Giải thích vấn đề (cơ sở chân lí của câu TN):Tại sao khi ta hưởng những thành quả tốt đẹp lại
phải biết ơn người tạo ra những thành quả đó?
Vì: - Tất cả những thành quả khơng tự nhiên mà có được
- Những người làm ra thành quả rất gian nan, khó nhọc mới có được.
- Đó là đạo đức làm người, là truyền thống tốt đẹp từ bao đời nay của người VN ta (Ăn bát cơm dẻo,
nhớ nẻo đường đi; Ai ơi bưng bát cơm đầy / Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần...).
c . Hiểu được ý nghĩa câu tục ngữ ta cần phải làm gì?
- Ln ghi nhớ công lao vất vả của những người tạo ra thành quả.
- Có ý thức trân trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống đạo lí tốt đẹp, ra sức tạo thêm những thành quả
mới
3. Kết bài: - Khẳng định giá trị câu TN.
- Liên hệ bản thân (ý nghĩa thực tiễn rút ra từ câu TN)./.
Đề 5: Giải thích lời khuyên của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”.
1. MB: - Nêu việc học là một việc cần thiết và phải tiếp tục suốt cả đời người.
- Trích câu nói và định hướng giải thích

2. TB: Giải thích từng luận điểm :
a. Giải thích câu nói “Học, học nữa, học mãi.”
- Học là gì? - Học nữa, học mãi nghĩa là gì?
=> Tức sự học phải diễn ra liên tục trong hiện tại và trong tương lai của con người.
=> Khuyên mọi người hãy quan tâm việc học và luôn theo đuổi việc học suốt cả cuộc đời.
b. Giải thích vấn đề: Tại sao ta cần phải học, học nữa, học mãi?
Vì: - Con người cần có sự hiểu biết, phải có kiến thức (về tự nhiên, về xã hội, cuộc sống…)
- Có học mới biết được nhiều điều mới lạ, khám phá nhiều điều bổ ích cần thiết cho cuộc sống của
con người ở mọi lĩnh vực.
- Để có thể trở thành tài năng, cần tự hoàn thiện bản thân.
- Lời dạy, câu nói nào có cùng ý nghĩa như câu nói của Lê-nin? (TN: Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi)
Tổ CM Ngữ văn – Khối 7

7


Trường THCS Phước Nguyên

Đề cương ôn tập Ngữ văn 7. HK2

c. Giá trị vận dụng: Để thực hiện lời khuyên ta phải làm gì?
- Phải học như thế nào khi cịn đi học? ( Phổ thơng, đại học, ngành nghề…)
- Phải học như thế nào khi ra trường, khi thành đạt.
- Phải vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống một cách có hiệu quả nhất
- Phải kiên trì nhẫn nại trong học tập, tuỳ theo trình độ, nghề nghiệp, tuổi tác.
3 . KB: - Khẳng định giá trị của lời khuyên.
- Liện hệ bản thân./.
---------------------------------------PHẦN B: MỘT SỐ BÀI TẬP LUYỆN THÊM (HDHS tự làm)
BÀI TẬP 1: Xác định và nêu công dụng của câu rút gọn, câu có thành phần trạng ngữ trong các ví
dụ sau:

1/ Ê, Vania! Lên ô tô đi, nhanh lên. Chú đưa tới kho thóc rồi trở về ăn trưa”- Nghe tiếng thét gọi của
tơi, nó giật nảy mình nhảy khỏi thềm, leo lên bậc xe hỏi nhỏ: “Sao chú biết tên cháu là Vania”? Và đôi
mắt nhỏ mở to ra chờ câu trả lời. Cịn tơi thì bảo nó rằng tơi cái gì cũng biết. […]. Nó bước sang bên
phải xe, tơi mở cửa đặt nó ngồi bên cạnh mình và cho xe chạy. Thằng bé hoạt bát là thế mà bỗng nhiên
không biết làm sao lặng thinh, tư lự, chốc chốc lại liếc nhìn tơi, thở dài. “Bố cháu đâu Vanita?” - Tơi
hỏi. Nó rỉ tai: “Chết ở mặt trận” - “ Thế mẹ cháu?”- “Mẹ bị bom trên tàu hỏa khi hai mẹ con đi tàu” - “
Thế cháu tới từ đâu? ”- Cháu không biết, không nhớ” – “ Ở đây cháu khơng có ai bà con à?” - “ Không
ai cả”.
(Số phận con người - Solokhov)
2/ - Đêm mùa xn. Trên dịng sơng êm ả, cái đị cũ của bác tài Phán từ từ trơi.
- Mùa xuân, cây gạo gọi về bao nhiêu là chim ríu rít.
3/ Cơn gió mùa hạ lướt qua vầng sen trên hồ, thấm nhuần cái hương thơm thanh khiết của lá, như báo
trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết…Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng
thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ.
4/ Trong đình, đèn thắp sáng trưng, nha lệ lính tráng , kẻ hầu người hạ, đi lạ rộn ràng.
5/ Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó, thật sự có những đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp.[…] Là một
phương tiện trao đổi tình cảm, suy nghĩ giữa người với người, một thứ tiếng hay trước hết phải thỏa
mãn nhu cầu ấy của xã hội. Về phương diện này, tiếng Việt có những khả năng dồi dào về phần cấu tạo
từ ngữ cũng như hình thức diễn đạt.
Bài Tập 2: Tìm các cụm C_V làm thành câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu sau. Cho biết
trong mỗi trường hợp cụm C-V làm thành phần gì?
1/ Bỗng một bàn tay đập vào vai khiến hắn giật mình.
2/ Lớp tơi hi vọng chất lượng học tập ở HKII sẽ tăng.
3 / Khí hậu nước ta ấm áp cho phép ta quanh năm trồng trọt, thu hoạch bốn mùa.
4/ Gió thổi rất mạnh khiến nhiều hàng cây gãy đổ.
5/ Tên quan phụ mẫu vô trách nhiệm khiến cho nhân dân lâm vào cảnh nghìn sầu mn thảm.
Bài tập 3: Đặt một số câu chủ động, rồi chuyển đổi thành câu bị động bằng 2 cách.
PHẦN C: MỘT SỐ ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN
Đề 1: Giải thích câu tục ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề” (đói cho sạch, rách cho thơm).
Đề 2: Giải thích lời dạy của Bác Hồ: “Khơng có việc gì khó

Chỉ sợ lịng khơng bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”.
Đề 3: Giải thích câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn ” (Cái nết đánh chết cái đẹp).
Đề 4: Giải thích câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
Đề 5: Giải thích câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
Tổ CM Ngữ văn – Khối 7

8


Trường THCS Phước Nguyên

Đề cương ôn tập Ngữ văn 7. HK2

Đề 6: Theo em, thế nào là người bạn tốt?
• ĐÈ THAM KHẢO CỦA PGD-ĐT
Câu 1 (3.0 điểm). Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tơi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng.
Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần.
Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây
lát. Tơi tưởng con kiến hoặc là quay lại, hoặc là sẽ một mình bị qua vết nứt đó. Nhưng khơng. Con
kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách vượt lên trên chiếc
lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình.
Hình ảnh đó bất chợt làm tơi nghĩ rằng tại sao mình khơng thể học lồi kiến nhỏ bé kia, biến
những trở ngại, khó khăn của ngày hơm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn!”
(Theo Hạt giống tâm hồn, tập 5, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2013)

1.1. Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
1.2. Con kiến được nói đến trong văn bản trên gặp phải trở ngại gì và vượt qua bằng cách nào?

1.3. Em hãy rút ra một bài học sâu sắc nhất cho bản thân từ cách con kiến vượt qua trở ngại?
1.4. Xác định kiểu câu cho hai câu in đậm ở văn bản trên?
Câu 2 (2.0 điểm). Đặt câu theo yêu cầu sau:
2.1. Một câu bị động về đề tài môi trường.
2.2. Một câu có dùng phép tu từ liệt kê về đề tài giao thông.
Câu 3 (5.0 điểm).
Biết ơn là một truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Em hãy giải thích một câu tục ngữ nói về lịng biết ơn.
---- HẾT ----

^_^ Chúc các em ôn tập và làm bài thi tốt AJ

Tổ CM Ngữ văn – Khối 7

9



×