Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tác động của blockchain và trí tuệ nhân tạo tới luật sở hữu trí tuệ những giá trị tham khảo cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.95 KB, 12 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TÁC ĐỘNG CỦA BLOCKCHAIN VÀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TỚI LUẬT </b>
<b>SỞ HỮU TRÍ TUỆ NHỮNG GIÁ TRỊ THAM KHẢO CHO VIỆT NAM</b>


<i><b>ThS. Đỗ Thị Diện </b></i>
<i>(Khoa Dân sự - Trường Đại học Luật Huế) </i>


<b>Tóm tắt </b>


Cùng với xu hướng phát triển về dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI)
và vạn vật kết nối - Internet of Thing (IoT), Việc đảm bảo an tồn thơng tin, bảo vệ
thơng tin cá nhân đang được nhiều người quan tâm. Công nghệ Blockchain xuất hiện
từ năm 2017 và lan tỏa đến Việt Nam từ năm 2018 đã thu hút sự chú ý của người
dùng. Blockchain và trí tuệ nhân tạo là hai xu hướng công nghệ nóng nhất hiện nay.
Mặc dù hai công nghệ này có các bên và ứng dụng phát triển khác nhau, nhưng
chúng có tiềm năng hội tụ hỗ trợ và có khả năng phản ứng với những tình huống thực
tế hỗ trợ tốt cho con người. Mối liên hệ mật thiết với các đối tượng khác trong xã hội
như giáo dục, công nghệ, y tế, pháp luật, trong bảo vệ các kết quả nghiên cứu sáng
tạo. Trong phạm vi bài nghiên cứu, tác giả tìm hiểu những tác động của Blockchain
và trí tuệ nhân tạo tới luật sở hữu trí tuệ, những giá trị tham khảo cho Việt Nam.


Từ khoá: tác động; Blockchain; trí tuệ nhân tạo; sở hữu trí tuệ.


<b>1. Lý thuyết về cơng nghệ Blockchain, trí tuệ nhân tạo và mối quan hệ </b>
<i><b>1.1. Lý thuyết về công nghệ Blockchain </b></i>


Một là, công nghệ Blockchain ban đầu là nền tảng phát triển của tiền ảo
Bitcoin và hệ thống thanh tốn Bitcoin. Cơng nghệ này được nhắc tới lần đầu tiên
vào năm 2008 trong một bài nghiên cứu của Satoshi Nakamoto108<sub> và tiếp tục được </sub>


phát triển thêm các năm sau đó. Tuy mục đích ban đầu của Satoshi Nakamoto là
phát triển một loại tiền tệ điện tử mới, nhưng công nghệ Blockchain lại nhận được


nhiều sự chú ý hơn và được đánh giá là thành tựu công nghệ đột phá nhất của
Satoshi Nakamoto. Công nghệ này được phát triển nhằm giúp người dùng Bitcoin
tiến hành giao dịch mua bán an tồn và khơng cần tới sự can thiệp của bên thứ ba109


(như ngân hàng hay các tổ chức tài chính).


Hai là, sang chế Blockchain là một cơ sở dữ liệu phi tập trung, trong đó các
máy tính khác nhau (được gọi là các điểm nút “node”) kết hợp với nhau tạo thành
một hệ thống lưu trữ các chuỗi bít được mã hoá dưới dạng một đơn vị (một block),
hệ thống này gồm một chuỗi các block từ đó có cái tên Blockchain110<sub>. </sub>


108<sub> Satoshi Nakamoto là bút danh của người sáng lập/ nhóm sáng lập tiền ảo bitcoin và hệ thống thanh toán </sub>


Bitcoin nhưng đến nay vẫn là một ẩn số.


109<sub> Xem thêm Grinberg R. 2011. Bitcoin: An Innovative Alternative Digital Currency. Hastings Science and </sub>


Technology Law Journal.4:1.November; pp159-208


110<sub> Xem thêm Kaplanov N M.2012. Nerdy Money: Bitcoin, the Private Digital Currency, and the Case </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Mặc dù có lịch sử bị lạm dụng vào các giao dịch ngầm bất hợp phát, công
nghệ Blockchain vẫn ngày càng được xem như một giải pháp đột phá giải quyết các
vấn đề liên quan đến ghi chép và lưu trữ dữ liệu. Hoạt động như một cuốn sổ cái
cơng cộng, chứa lịch sử thanh tốn của từng đồng Bitcoin được lưu thông và được
dùng làm bằng chứng cung cấp thông tin về người nào sở hữu bao nhiêu tiền tại mọi
thời điểm. Cuốn sổ cái dữ liệu này được sao chép và lưu trữ trên hàng ngàn máy
tính (các điểm nút node) trên toàn thế giới và có thể được truy cập vào bất cứ đâu.


Ba là, về cơ bản, công nghệ này có hai đặc điểm nổi bật giúp giải quyết các


vấn đề mấu chốt của việc lưu trữ dữ liệu. Thứ nhất, dữ liệu một khi đã được ghi vào
các khối Block sẽ trở nên bất biến, từ đó cung cấp những chứng cứ xác đáng thuận
tiện cho việc kiểm tra, truy xuất dữ liệu. Thứ hai, mỗi khối dữ liệu sau khi được tạo
ra đều tự động duy trì một bản sao của chính nó ở các địa điểm khác nhau (các nút
của hệ thống), do vậy, loại trừ khả năng dữ liệu bị mất hay không thể truy xuất.


Bốn là, cách thức hoạt động của Blockchain bằng cách sử dụng chuỗi các
chữ ký điện tử. Loại chữ ký này thường được sử dụng trong các phần mềm, trong
giao dịch tài chính hoặc trong các trường hợp xác định hoạt động giả mạo thông tin.
Chữ ký điện tử là một dạng mật mã bất đối xứng (cần một chìa khố cá nhân (số tài
khoản là một dãy số 256-bit thiết lập theo chuẩn Secp256k1)) và một chìa khố
cơng khai (Public Key) để có thể mở) nhằm chứng minh tính xác thực của một dữ
liệu hoặc một tài liệu nào đó. Độ dài phải đủ lớn để đảm bảo tuyệt mật tuyệt đối cho
chủ tài khoản, và hiện tại chưa có một siêu máy tính nào đoán ra chính xác dãy số
Khoá cá nhân.


Trước khi hệ thống thực hiện giao dịch, thông tin về giao dịch được cơng bố
trên tồn mạng lưới hệ thống máy tính tại các điểm nút kiểm tra và xác nhận. Mỗi
nút trong hệ thống đều giữ một bản sao của chuỗi khối dữ liệu. Sau khi các nút xác
nhận giao dịch, các giao dịch hợp lệ cho phép các bên dễ dàng kiểm tra tính minh
bạch và lịch sử các giao dịch.


Sau khi các giao dịch được cơng bố trên tồn bộ các nút của mạng lưới, các
nút chấp nhận khối mới và tạo ra các khối tiếp theo trong chuỗi và hoạt động trên
nguyên tắc tự đồng thuận. Các nút tự do gia nhập và rời bỏ hệ thống, chỉ cần xác
nhận các khối hợp lệ hoặc khơng hợp lệ. Q trình này thiết lập nên một lịch sử
giao dịch duy nhất và chính xác cho từng hoạt động giao dịch. Vai trò của các nút là
như nhau trong toàn hệ thống, vậy nên không phát sinh bất kỳ vấn đề nào về lạm
dụng quyền lực để lừa đảo.



<i><b>1.2. Lý thuyết về trí tuệ nhân tạo </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>thống nhân tạo nào. Thuật ngữ này thường dùng để nói đến các máy tính có mục đích </b>
<b>khơng nhất định và ngành khoa học nghiên cứu về các lý thuyết và ứng dụng của trí </b>
tuệ nhân tạo111<sub>. Được đặt ra bởi giáo sư khoa học máy tính John McCarthy vào năm </sub>


1955, ông đã định nghĩa AI là “khoa học và kỹ thuật chế tạo những chiếc máy thông
minh”, đã khởi đầu xu hướng nghiên cứu mới, được công nhận rộng rãi trong lĩnh vực
AI nhờ những thí nghiệm đầu tiên với xe ơ tơ tự lái, điện tốn đám mây112<sub>. </sub>


Theo đà phát triển của công nghệ, ứng dụng của trí tuệ nhân tạo luôn là xu
hướng công nghệ tương lai mà các hãng công nghệ trên toàn thế giới đua nhau sáng
tạo. Nền tảng cốt lõi của cuộc Cách mạng 4.0113<sub> đó là trí tuệ của máy móc được tạo </sub>


ra bởi con người. Trí tuệ này có thể tư duy, suy nghĩ, học hỏi như con người. Xử lý
dữ liệu ở mức rộng lớn hơn, quy mô hơn, hệ thống, khoa học và nhanh hơn so với
con người.


Rất nhiều hãng công nghệ nổi tiếng có tham vọng tạo ra được những AI (trí
tuệ nhân tạo) vì giá trị của chúng là vô cùng lớn, giải quyết được rất nhiều vấn đề
của con người mà loài người đang chưa giải quyết được. Trong báo cáo có tiêu đề
“Tương lai việc làm năm 2018” cho rằng sự phát triển của công nghệ tự động hóa
và trí thông minh nhân tạo sẽ khiến 75 triệu việc làm bị mất, tuy nhiên sẽ có 133
triệu việc làm mới được tạo ra và giới doanh nghiệp sẽ phân chia lao động giữa con
người và máy móc. Trong vòng 5 năm tới sẽ có 58 triệu việc làm mới cho con
người được tạo ra từ sự phát triển vượt bật của trí tuệ nhân tạo114<sub>. </sub>


Trí tuệ nhân tạo mang lại rất nhiều giá trị cho cuộc sống loài người, nhưng
cũng tiềm ẩn những nguy cơ. Rất nhiều chuyên gia lo lắng rằng khi trí tuệ nhân tạo
đạt tới ngưỡng tiến hóa nào đó, là thời điểm loài người bị tận diệt. Rất nhiều các bộ


phim đã khai thác đề tài này với nhiều góc nhìn, nhưng qua đó đều muốn cảnh báo
loài người về mối nguy đặc biệt này.


<i><b>1.3. Mối quan hệ giữa công nghệ Blockchain và trí tuệ nhân tạo </b></i>


Một là, Blockchain và trí tuệ nhân tạo (AI) là hai nền tảng của phong trào
tính toán mới. Blockchain cung cấp một cách an toàn, minh bạch để xử lý dữ liệu
lớn. Blockchain chỉ hướng tới một tương lai tính toán phi tập trung, nơi mà quyền
lực được giữ trong tay của quần chúng chứ không phải là một vài siêu máy tính
mạnh mẽ. Mặt khác, AI tìm cách thay thế sự can thiệp của con người truyền thống,
hoặc thuật tốn viết tay với trình mã hóa thơng minh có thể học và thích ứng với
thông tin thu thập được115<sub>. </sub>


111<sub> </sub>
112<sub> </sub>


113<sub> </sub>
114<sub> </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Hai là, sức mạnh tổng hợp giữa hai loại hình tính tốn này sẽ tạo ra sức mạnh
to lớn. AI có thể sử dụng thông tin được lấy và xử lý bởi các Blockchain để giải
quyết các vấn đề trong xã hội nhanh hơn bao giờ hết. Và nó có thể làm điều đó một
cách tự do và không bị giới hạn.


Như vậy, Blockchain và AI đã có những bước tiến lớn để kết hợp với nhau.
Sự phù hợp tự nhiên của chúng khơng hồn tồn gây ngạc nhiên. Cả hai đều thuộc
về lĩnh vực mã hóa. Trong thực tế, mã hóa là loại mạch máu của toàn bộ hệ thống
Blockchain. AI có sức mạnh tính tốn thơng minh để giải quyết mã hóa một cách
nhanh chóng và an toàn – cả việc giải mã và mã hóa thông tin sẽ được giữ riêng tư.



Ba là, AI cũng phù hợp một cách hoàn hảo với sự phức tạp ngày càng tăng
trong khả năng mở rộng Blockchain. Mặc dù vẫn là một vấn đề với một số
Blockchain như Bitcoin nhưng khả năng mở rộng đang được giải quyết nhanh
chóng bởi một số nhà phát triển trong lĩnh vực này. Trong một số trường hợp, điều
này khiến các Blockchain trở nên khá khó sử dụng với một lượng thông tin khổng
lồ, nhưng không có cách nào để lọc nó một cách hiệu quả. Đây là lúc cần tới AI. Ví
dụ, trong một số ứng dụng, đặc biệt là quảng cáo trực tuyến, AI có thể sử dụng
những dữ liệu được tạo ra bởi các hệ thống Blockchain để thiết kế các dự án
Blockchain mới và chặt chẽ hơn. Về cơ bản, AI được kết hợp trong Blockchain sẽ
giúp Blockchain trở nên hiệu quả hơn khi nó phát triển. Kết quả là chúng ta sẽ có
được một Blockchain tự học với tiềm năng gần như vô hạn.


Bốn là, Blockchain và AI là một sự kết hợp tự nhiên và có khả năng phát
triển ngày càng mạnh mẽ hơn theo thời gian. Ngoài ra, có khả năng rằng các AI
chạy trên nền tảng Blockchain và AI được xây dựng trên Blockchain sẽ trở nên
ngày càng phổ biến. Chúng ta đang đứng trên đỉnh của một cuộc cách mạng công
nghệ thực sự thông minh.


<b>2. Tác động của sáng chế Blockchain và trí tuệ nhân tạo tới Luật Sở hữu trí tuệ </b>
<i><b>2.1. Theo thống kê của Văn phịng Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) </b></i>


Có ba yếu tố thúc đẩy việc sử dụng (AI) và sáng chế Blockchain trong quản
trị hệ thống Sở hữu trí tuệ116<sub>. </sub>


Một là, về khối lượng. Năm 2016 có khoảng 3,1 triệu đơn xin cấp bằng sáng
chế, khoảng 7 triệu đơn đăng ký nhãn hiệu và 963.000 đơn đăng ký thiết kế công
nghiệp (bao gồm 1,2 triệu thiết kế) đã được nộp trên toàn thế giới. Khối lượng đó
đang nhanh chóng vượt quá khả năng xử lý của nguồn nhân lực có sẵn. Ví dụ, các
đối tượng nhãn hiệu; kiểu dáng công nghiệp và sáng chế chủ yếu dựa trên các tiêu
116. Tại Cuộc họp năm 2018 của Hội đồng WIPO, Tổng giám đốc WIPO, ông Francis Gurry phát biểu


/>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

chuẩn, được thực hiện bằng cách tham khảo các nhãn hiệu và kiểu dáng công
nghiệp có sẵn.


Hai là, Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) đã ra mắt công nghệ tìm
kiếm hình ảnh có trí tuệ nhân tạo (AI) mới, giúp thiết lập tính khác biệt của nhãn
hiệu trong thị trường mục tiêu nhanh hơn và dễ dàng hơn117<sub>. </sub>


Các cơng cụ tìm kiếm hình ảnh thế hệ trước chủ yếu xác định độ tương tự
hình ảnh thương hiệu bằng cách xác định hình dạng và màu sắc trong nhãn
hiệu. Công nghệ dựa trên AI mới của WIPO cải thiện công nghệ này bằng cách sử
dụng máy học sâu để xác định các kết hợp các khái niệm - như táo, đại bàng, cây,
vương miện, xe hơi, ngơi sao - trong một hình ảnh để tìm các dấu hiệu tương tự có
trước đây đã được đăng ký. Cơng nghệ tìm kiếm AI mới của WIPO tận dụng các
mạng lưới và dữ liệu phân loại các yếu tố tượng hình từ Hệ thống Madrid để đăng
ký quốc tế nhãn hiệu và từ các văn phịng nhãn hiệu lớn.


Thuật tốn tương tự hình ảnh AI cho phép người dùng kết hợp nó với bất kỳ
tiêu chí tìm kiếm nào khác, ví dụ như giới hạn danh sách kết quả trong một tập hợp
các khu vực pháp lý nhất định hoặc một hoặc một số phần của Phân loại Nice -
phân loại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ được áp dụng cho đăng ký nhãn hiệu. Nó
cung cấp kết quả trong một giây và có độ chính xác cao. Trong khi nhu cầu toàn cầu
về quyền sở hữu trí tuệ ngày càng tăng, các công cụ AI cho phép chúng tôi đạt được
chất lượng tốt hơn và giảm chi phí quản trị.


Thứ ba, tầm nhìn về việc sử dụng AI để cải thiện việc quản trị quyền sở hữu
trí tuệ.


Các hệ thống AI sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong quản trị quyền
sở hữu trí tuệ trong tương lai. Do các chi phí liên quan đến việc thu thập và dọn dẹp


các khối dữ liệu lớn để cung cấp cho các hệ thống AI. Như vậy, cách tiếp cận của
WIPO là khám phá các cách để phát triển ứng dụng AI bằng cách sử dụng dữ liệu
đào tạo được cung cấp bởi các quốc gia thành viên và các đối tác tổ chức khác. Ví
dụ, WIPO đã phát triển một công cụ dịch máy tiên tiến được cung cấp bởi AI, được
gọi là WIPO - Translate118<sub>. WIPO đã chia sẻ công cụ này với 14 tổ chức liên chính </sub>


phủ và các văn phòng bằng sáng chế khác nhau trên khắp thế giới. Vì hệ thống phụ
thuộc vào quyền truy cập và tính sẵn có của dữ liệu, tất cả các đối tác có thể được


<i>117. Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO), Genève, ngày 1 tháng 4 năm 2019, PR / 2019/831. </i>
<i> </i>


118<sub> Vào tháng 1, WIPO đã phát hành phần đầu tiên trong loạt nghiên cứu " Xu hướng công nghệ " mới - một </sub>


báo cáo phân tích dữ liệu trong các ứng dụng bằng sáng chế và các ấn phẩm khoa học để lượm lặt các xu
hướng mới nhất trong lĩnh vực này. Nó đã xác định và đo lường những đổi mới trong AI, phát hiện hơn
340.000 ứng dụng bằng sáng chế liên quan đến AI và 1,6 triệu bài báo khoa học được xuất bản kể từ khi
AI xuất hiện lần đầu tiên vào những năm 1950, với phần lớn tất cả các hồ sơ bằng sáng chế liên quan
đến AI được xuất bản từ năm 2013.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

hưởng lợi từ việc sử dụng và có thể cung cấp dữ liệu để cải thiện dữ liệu, phát triển
công cụ này một cách hiệu quả nhất.


Bên cạnh đó, WIPO đang tiếp tục phát triển và cải tiến WIPO Translate và
công cụ tìm kiếm hình ảnh thương hiệu của công ty. Việc phân loại tự động các
bằng sáng chế và hàng hóa và dịch vụ cho các ứng dụng nhãn hiệu là các lĩnh vực
đầy hứa hẹn khác cho ứng dụng AI. Vào tháng 5, hợp tác với một chuyên gia AI tại
Đại học Geneva, WIPO đã ra mắt một công cụ phân loại bằng sáng chế tự động cho
hệ thống Phân loại Bằng sáng chế Quốc tế (IPC) bằng công nghệ mạng. Công cụ
mới này, được gọi là IPCCAT-nơ-ron, sẽ được đào tạo lại hàng năm với thông tin


bằng sáng chế được cập nhật và sẽ giúp người kiểm tra bằng sáng chế truy cập và
tìm kiếm trước khi nghệ thuật dễ dàng hơn.


<i><b>2.2. Cơ quan đăng ký sở hữu trí tuệ trên thế giới </b></i>
Một là, Tại Châu Âu (EU)


Văn phòng Bằng sáng chế Châu Âu (EPO) đã tổ chức hội nghị lớn đầu tiên
về bằng sáng chế Blockchain vào ngày 4 tháng 12 năm 2018. Sự kiện kéo dài một
ngày ở La Hay đã khám phá ý nghĩa của Blockchain đối với các ứng dụng bằng
sáng chế. Chủ tịch EPO, ông Antonio Campinos đã đề cập rằng các ứng dụng bằng
sáng chế cho Blockchain đang tăng nhanh và các bằng sáng chế đó được kiểm tra
bởi EPO theo các tiêu chí được thiết lập tốt dựa trên luật án lệ liên quan đến Phát
minh do máy tính thực hiện (CII).


Các diễn giả chính đầu tiên (Marieke Flament và Claire Wells) đã trình bày
những điều cơ bản về Blockchain, đưa ra các nguyên tắc chính, những người chơi
chính và các lĩnh vực sử dụng cho công nghệ mới này và hội thảo đầu tiên thảo luận
về tác động trong tương lai của lĩnh vực phát triển nhanh chóng này và các liên kết
của nó với các công nghệ kỹ thuật số khác đang mở ra như Trí tuệ nhân tạo (AI).


Hai là, tại Trung Quốc


Một phân tích về bối cảnh bằng sáng chế mới nổi đã tiết lộ sự gia tăng mạnh
mẽ trong các ứng dụng bằng sáng chế kể từ năm 2015, một xu hướng tương tự như
trường hợp của các lĩnh vực kỹ thuật liên quan như AI và xe tự lái. Hầu hết các hồ
sơ bằng sáng chế đã diễn ra ở Trung Quốc (40%), Hàn Quốc (20%) và châu Âu
(8%). Các ứng viên hàng đầu trên toàn thế giới như sau: IBM, Alibaba, Coinplug,
Boe Technology, Mastercard và Bank of America. Các ứng viên hàng đầu ở châu
Âu như sau: Visa, Mastercard, Siemens, Accdvisor, Nokia, Nchain và Sony.



</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

mại, ví dụ như mua sắm hoặc thương mại điện tử và máy tính kỹ thuật số hoặc thiết
bị xử lý dữ liệu119<sub>. </sub>


Theo số liệu được công bố bởi cơng ty kế tốn UHY Hacker Young, Trung
Quốc là quốc gia với những công ty hàng đầu về bằng sáng chế Công nghệ chuỗi
khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI) tại Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới
(WIPO) năm 2017120<sub>. </sub>


- Tổng cộng có 314 bằng sáng chế Blockchain đã được nộp cho WIPO vào
năm 2017, 99 trong số đó là của các doanh nghiệp Trung Quốc. Các công ty Mỹ là
công ty lớn thứ hai, với 92 bằng sáng chế về Blockchain.


- Vương quốc Anh hoạt động mạnh mẽ nhất trong số các quốc gia châu Âu,
với 34 bằng sáng chế Blockchain được đăng ký tại WIPO.


- Các công ty Trung Quốc cũng dẫn đầu trong việc nộp bằng sáng chế AI với
WIPO, chiếm 473 trong số 649 đơn được nộp cho WIPO vào năm 2017.


Baidu là công ty Trung Quốc vận hành cơng cụ tìm kiếm lớn thứ hai thế giới
sau Google,với 183 bằng sáng chế được nộp121<sub>. </sub>


- Theo Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, các viện nghiên cứu Trung Quốc
chiếm nhiều bằng sáng chế AI hơn các doanh nghiệp trong nước. Ước tính giá trị
của ngành công nghiệp AI Trung Quốc đã tăng 67% trong năm 2017 và đạt 23,7 tỷ
nhân dân tệ (tương đương với 3,5 tỷ USD).


- Hoa Kỳ và Hàn Quốc theo sau Trung Quốc, với 65 và 41 bằng sáng chế
tương ứng. Các doanh nghiệp Anh chỉ nộp hai bằng sáng chế AI tại WIPO vào năm
2017. Andrew Snowdon, đối tác tại UHY, nói rằng chính phủ Anh cần đảm bảo
rằng nhiều doanh nghiệp theo đuổi bảo vệ bằng sáng chế.



Khi công nghệ Blockchain trở thành xu hướng, những người tham gia trong
ngành và các nhà phát triển Blockchain sẽ ngày càng phải hợp tác để phát triển các
tiêu chuẩn và giao thức tương tác. Các cơ quan chính phủ và cơ quan đăng ký sở
hữu trí tuệ khác nhau như Văn phòng Sở hữu Trí tuệ Liên minh Châu Âu (EUIPO)
đang tích cực xem xét khả năng của Blockchain; Ủy ban EU có kế hoạch cho một
đài quan sát Blockchain và Quốc hội Hoa Kỳ gần đây đã tạo ra một Caucus
Blockchain của Quốc hội. Các tiêu chuẩn toàn cầu cho các hợp đồng tự thực hiện
đang được thảo luận bởi các tổ chức khác nhau122<sub>. </sub>


119<sub> />



enting-blockchain-one-day-conference-at-the-european-patent-office-the-hague/+&cd=9&hl=vi&ct=clnk&gl=vn


120<sub> </sub>


121<sub> />



enting-blockchain-one-day-conference-at-the-european-patent-office-the-hague/+&cd=9&hl=vi&ct=clnk&gl=vn


122<sub> />


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>3. Thực trạng tác động của sáng chế Blockchain và trí tuệ nhân tạo tới </b>
<b>doanh nghiệp cơng nghệ Việt Nam </b>


<i><b>3.1. Thực trạng tác động của sáng chế Blockchain và trí tuệ nhân tạo </b></i>
Việt Nam bước đầu ứng dụng Blockchain và trí tuệ nhân tạo (AI) vào một số
lĩnh vực, đời sống, mang hiệu quả khả quan cho nền kinh tế. Được đánh giá có thể
trở thành trung tâm công nghệ của khu vực và trên thế giới, là điểm đến của các nhà
đầu tư công nghệ, đối tác phát triển. Cơ hội lớn nắm bắt các công nghệ mới như
Blockchain, trí tuệ nhân tạo (AI), từ đó tạo đà cho nền kinh tế số tăng trưởng vượt


bậc. Nhận thức được điều này, nhiều doanh nghiệp công nghệ lớn, nhỏ trong nước
đã có những bước khởi đầu nghiên cứu và ứng dụng AI để nhanh chóng hoà nhập
vào xu thế chung của thế giới.


Tại Nghị quyết 23 về chiến lược phát triển công nghệ Việt Nam đến năm 2030123<sub>, </sub>


Bộ Tư pháp vạch ra định hướng Việt Nam phải đi tắt và đón đầu trong Cách mạng công
nghiệp 4.0, xác định trọng tâm của công nghệ mới như Blockchain, AI.


Cụ thể như: (1). Tháng 6/2017, Tập đồn FPT cơng bố ra mắt nền tảng công
nghệ trí tuệ nhân tạo để các lập trình viên tạo ra giao diện tương tác bằng ngôn ngữ tự
nhiên. Bên cạnh đó, FPT còn xây dựng nền tảng để dùng AI, cảm nhận AI và tạo ra các
sản phẩm AI thực tế”. Tháng 7/2018 vừa qua, FPT công bố đã mua được siêu máy tính
NVIDIA DGX-1 phục vụ cho việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm AI124.


(2).Tập đoàn Vingroup mới đây cũng thể hiện tham vọng trong lĩnh vực AI
khi công bố thành lập Công ty VinTech chuyên tập trung nghiên cứu AI, sản xuất
các phần mềm và nghiên cứu phát triển các nguyên vật liệu thế hệ mới. Công ty này
cũng đã thành lập hai viện trực thuộc là Viện nghiên cứu dữ liệu lớn và Viện nghiên
cứu công nghệ cao Vin Hi-Tech125<sub> (VHT). </sub>


(3). Công nghệ Zalo cũng tập trung nghiên cứu và phát triển AI từ năm 2017.
Theo những gì đã công bố, khác với việc tập trung vào phần cứng hoặc nghiên cứu các
giải pháp học thuật, đơn vị này hướng tới việc tích hợp các giải pháp AI vào bên trong
các ứng dụng của mình để giải quyết các nhu cầu thực tế của người dùng126<sub>. </sub>


(4). Đầu năm 2017 thiệt hại do virus máy tính gây ra đối với người tiêu dùng
Việt lên tới 12.300 tỷ đồng. Sau đó, Tập đồn cơng nghệ Bkav đã chính thức tích
hợp trí tuệ nhân taọ AI vào phần mềm diệt vius Bkav 2018 thúc đẩy việc phát hiện
và diệt các mã độc sớm hơn trước, qua đó bảo vệ dữ liệu và tài khoản tốt hơn127<sub>. </sub>



123<sub> Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển </sub>


công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
/>thong-van-ban/van-ban-cua-dang/nghi-quyet-so-23-nqtw-ngay-2232018-cua-bo-chinh-tri-ve-dinh-huong-xay-dung-chinh-sach-phat-trien-cong-nghiep-quoc-gia-den-nam-4125


124<sub> </sub>
125<sub> </sub>
126<sub> </sub>
127 <sub></sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

(5). Cuối tháng 5/2018, trí tuệ nhân tạo AI được sử dụng trong việc đếm xe,
phân tích mật độ giao thông, dự báo đông xe, tắc đường, phục vụ tối ưu hoá điều
khiển đèn tín hiệu giao thơng tại ngã tư Cộng Hồ – Trường Chinh (Thành Phố Hồ
Chí Minh)128<sub>. </sub>


(6). Thạc sỹ Vũ Duy Thức cùng đội ngũ OhmniLabs của mình đã chế tạo
thành công Ohmni Robot – Robot gia đình với mục tiêu gắn kết các thành viên
trong gia đình dù có ở xa nhau hàng nghìn cây số129<sub>. </sub>


Bên cạnh sự đầu tư mạnh mẽ của các công ty hàng đầu Việt Nam, nhiều
công ty chuyên về nghiên cứu, ứng dụng AI cũng đã được thành lập và đạt được
những bước tiến bộ nhất định. Một trong những ứng dụng AI được sử dụng khá phổ
biến hiện nay là "Trợ lý ảo" (chatbot) cho các tổ chức, doanh nghiệp đang làm thay
đổi cách tương tác với khách hàng130<sub>. </sub>


Tóm lại, chúng ta có nhiều tiềm năng trong phát triển công nghệ thông tin,
các công nghệ mới như AI, Blockchain - yếu tố được coi là “trái tim” của cuộc
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), nhưng đang thiếu nhiều “vật liệu”
để xây dựng. Trong đó nhà nước và doanh nghiệp cần tập trung đầu tư vào đào tạo


nguồn nhân lực và xây dựng nguồn dữ liệu mở131<sub>. </sub>


<i><b>3.2. Hạn chế và hệ quả công nghệ sáng chế Blockchain và AI </b></i>


Công nghệ sáng chế Blockchain và AI vẫn đang còn khá mới đối với Việt
Nam, chủ yếu vẫn trong giai đoạn nghiên cứu phát triển và thử nghiệm. Do vậy,
bên cạnh những tác động tới bảo vệ tài sản trí tuệ, những lợi ích cho các doanh
nghiệp công nghệ Việt Nam, Blockchain và AI vẫn còn tồn tại những hạn chế và
hệ quả như sau:


Một là, với trình độ cơng nghệ của người dân Việt Nam hiện nay, chúng ta
áp dụng các nút giao dịch của Block và AI sẽ rất dễ mất quyền kiểm soát các điểm
nút xác nhận giao dịch. Hậu quả là dẫn tới tính không chính xác của các bản ghi
trong hệ thống.


Hai là, dễ nhập các dữ liệu không chính xác vào hệ thống. Hệ quả là tồn tại
các bản ghi nhận không chính xác trong hệ thống.


Ba là, lỗi trong ghi thời gian. Hệ quả là hệ thống không ghi nhận được chính
xác thời điểm mà dữ liệu được tạo ra.


Bốn là, lỗi quản lý chuỗi khoá. Hệ quả là dẫn tới tính không chính xác của
các bản ghi trong hệ thống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>4. Những giá trị tham khảo cho Việt Nam </b>


Thứ nhất, ứng dụng rõ ràng nhất của công nghệ Blockchain là đăng ký quyền
sở hữu trí tuệ để lập danh mục và lưu trữ các tác phẩm gốc.


Quyền tác giả không qua thủ tục đăng ký và tự động bảo hộ khi tạo ra một tác


phẩm đủ điều kiện ban đầu. Điều này có nghĩa là, không giống như các đối tượng
quyền sở hữu công nghiệp đã đăng ký có thể được ghi lại và xem trên các cơ quan
đăng ký khác nhau trên khắp thế giới. Vì vậy, quyền tác giả thường không có
phương tiện thích hợp để các tác giả lập danh mục tác phẩm của họ.


Các tác giả cũng có thể gặp khó khăn khi xem ai đang sử dụng tác phẩm của
mình và cũng khó khăn không kém đối với các bên thứ ba sử dụng tác phẩm để biết ai
sẽ tìm kiếm giấy phép từ ai. Kết quả là các tác giả thường không thể ngăn chặn các
hành vi xâm phạm hoặc tận dụng tối đa khả năng kiếm tiền từ các tác phẩm của họ.


Như vậy, sử dụng Blockchain làm đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, bằng cách
đăng ký các tác phẩm của họ vào một Blockchain. Một giao dịch Blockchain là bất
biến, vì vậy một khi tác phẩm đã được đăng ký vào Blockchain thông tin đó không
bao giờ có thể bị mất hoặc thay đổi. Các bên thứ ba có thể sử dụng Blockchain để
xem chuỗi quyền sở hữu hoàn chỉnh của một tác phẩm.


Thứ hai, ứng dụng của Blockchin và AI để lưu trữ dữ liệu nộp đơn đăng ký
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.


Khi tác giả, chủ sở hữu nộp đơn đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ, mọi tài liệu
đều được lưu trên hệ thống và được mã hoá một chiều thành một chuỗi ký tự riêng
biệt, liên kết với mốc thời gian mà người dùng gửi tài liệu lên hệ thống. Bằng cách
lưu trữ các chuỗi ký tự, giúp người nộp đơn cất giữ tài liệu trên hệ thống, đồng thời
có thể chứng mình quyền sở hữu theo nguyên tắc nộp đơn đầu tiên để hưởng quyền
ưu tiên theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ132<sub>. Quan trọng là không bị lộ nội dung </sub>


tài liệu nhưng công khai quyền sở hữu. Ngoài ra cũng xác minh được tính toàn vẹn
của tài liệu gốc nếu có bất kỳ sự thay đổi nào sẽ tạo ra một chuỗi ký tự mã hoá mới,
và hệ thống sẽ nhận được cảnh báo rằng tài liệu đã bị chỉnh sửa. Vì vậy, việc bảo
mật và lưu trữ trên Block bằng AI là rất cần thiết.



Thứ ba, Blockchain được thực hiện bằng AI cho thấy những quyền sở hữu
nào về tài sản trí tuệ được cung cấp cho chủ sở hữu quyền của họ và trong phạm vi
các quyền đó được sử dụng trong thị trường. Điều này có thể đặc biệt hữu ích trong
các khu vực pháp lý nơi yêu cầu bằng chứng sử dụng đầu tiên hoặc chính hãng hoặc
trong trường hợp mức độ sử dụng là quan trọng, như trong tranh chấp hoặc các thủ
tục tố tụng khác liên quan đến việc công nhận nhãn hiệu nổi tiếng; bảo vệ hành
động hủy bỏ không sử dụng nhãn hiệu; gia hạn thời hạn bảo hộ nhãn hiệu. Ví dụ,


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

việc thu thập thông tin về việc sử dụng nhãn hiệu trong thương mại hoặc nhãn hiệu
trên sổ đăng ký nhãn hiệu chính thức dựa trên Blockchain sẽ cho phép văn phòng IP
có liên quan được thông báo gần như ngay lập tức133<sub>. </sub>


Thứ tư, một sổ cái cho thấy ai sở hữu những gì, ai là người được cấp phép,
v.v. sẽ cho phép mọi người trong chuỗi cung ứng, bao gồm cả người tiêu dùng và
cơ quan hải quan, xác nhận sản phẩm chính hãng và phân biệt với hàng giả. Sổ cái
Blockchain nắm giữ thông tin quyền IP cho phép xác thực nguồn gốc, vì họ có thể
ghi lại các chi tiết có thể kiểm chứng khách quan về thời điểm và nơi sản phẩm
được sản xuất, và chi tiết về quy trình sản xuất và nguồn nguyên liệu của họ.


Thêm các thẻ được kết nối Blockchain có thể quét được con dấu giả mạo
hoặc dấu ấn (rõ ràng hoặc bí mật) vào sản phẩm là một trong những trường hợp sử
dụng thuyết phục nhất của công nghệ sổ cái phân tán và có thể đóng vai trò quan
trọng trong việc chống hàng giả. Nếu chủ sở hữu thương hiệu thông báo cho cơ
quan hải quan về các tính năng bảo mật mà sản phẩm chính hãng cần có, thì việc
khơng có các tính năng đó là cách dễ dàng để các quan chức biên giới kiểm tra xem
sản phẩm có phải là hàng giả hay không.


Thứ năm, AI và Blockchin sẽ cung cấp những lợi thế quan trọng cho nghiên
cứu nhãn hiệu thương mại, tự động hóa các nhiệm vụ nhận thức phức tạp để cải


thiện kết quả tìm kiếm và đồng thời cải thiện đáng kể tốc độ và hiệu quả.


<b>Kết luận </b>


Bài nghiên cứu xem xét ứng dụng của sáng chế Blockchain và trí tuệ nhân
tạo dưới góc độ lý luận tham chiếu nhằm đánh giá những tác động của chúng tới
ngành công nghệ hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Công
nghệ Blockchain chủ yếu đang trong giai đoạn thử nghiệm, khám phá và phát triển
nên tiềm năng mà công nghệ này mang lại cho ngành công nghệ Việt Nam và
những tác động của nó vẫn chưa cao. Tuy nhiên, trong cuộc cách mạng công nghệ
4.0, hướng phát triển chung của công nghệ Blockchain và AI sẽ mang lại những lợi
ích tốt nhất trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


1. Xem thêm Grinberg R. 2011. Bitcoin: An Innovative Alternative Digital
Currency. Hastings Science and Technology Law Journal.4:1.November;
pp159-208


2. Xem thêm Kaplanov N M.2012. Nerdy Money: Bitcoin, the Private Digital
Currency, and the Case Against its Regulation. Loyola Consumer Law
Review.25:1; pp111-174


133<sub> />


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

3. />A%A1o


4.


5.



6.


7.


8. />
/www.moellerip.com/patenting-Blockchain-one-day-conference-at-the-european-patent-office-the-hague/+&cd=9&hl=vi&ct=clnk&gl=vn


9. Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây
dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến
năm 2045
/>dang/nghi-quyet-so-23-nqtw-ngay-2232018-cua-bo-chinh-tri-ve-dinh-huong-xay-dung-chinh-sach-phat-trien-cong-nghiep-quoc-gia-den-nam-4125


10.


11.


12.


</div>

<!--links-->

×