Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

TIỂU LUẬN TRÁCH NHIỆM bồi THƯỜNG THIỆT hại NGOÀI hợp ĐỒNG DO tác ĐỘNG của tài sản gây RA dưới góc NHÌN LUẬT SO SÁNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.48 KB, 12 trang )

“Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
do tác động của tài sản gây ra dưới góc nhìn luật so
sánh”
Mỗi một hành vi vi phạm pháp luật dẫn đến gây thiệt hại cho người khác sẽ
làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vi phạm. Tuy nhiên trong
thực tế, có nhiều trường hợp hoặc là không thể chứng minh lỗi của người gây thiệt
hại đã thực hiện một hành vi vi phạm pháp luật, hoặc người này vốn dĩ không có
lỗi – không hề có hành vi vi phạm gây ra thiệt hại, nhưng thiệt hại vẫn xảy ra vì
nhiều lý do khác nhau: ví dụ như cây cối đổ đè lên người đi đường, công trình xây
dựng bị sụp lún đè lên làm sập nhà bên cạnh, chó cắn người qua đường…và nếu cứ
đòi hỏi yếu tố lỗi làm căn cứ phát sinh trách nhiệm thì sẽ là rào cản cho việc bảo vệ
quyền lợi những người bị thiệt hại. Thực tế ấy đòi hỏi một hướng giải quyết mới so
với trách nhiệm BTTHNHĐ do hành vi gây ra mà bắt buộc phải chứng minh được
lỗi của chủ thể vi phạm.
Trong trường hợp này, pháp luật nhiều quốc gia đều chung quan điểm về
hướng giải quyết là áp đặt nghĩa vụ bồi thường thiệt hại lên những người có trách
nhiệm ràng buộc với tài sản đó như chủ sở hữu, người quản lý hay nắm giữ tài sản
đã gây ra thiệt hại nhằm mục đích khắc phục những hậu quả, khôi phục lại tình
trạng vốn có ban đầu cho người bị thiệt hại. Tuy nhiên mỗi quốc gia có những lập
luận riêng về vấn đề này mà ảnh hưởng đến cấu trúc – nội dung chế định Bồi
thường thiệt hại do tài sản trong pháp luật các quốc gia đó.
1. Trong pháp luật Hoa Kỳ
Các nước theo hệ thống Common Law không có lý thuyết riêng về trách
nhiệm BTTH do tài sản gây ra. Trong trường hợp tài sản gây ra thiệt hại, đối tượng
mà luật điều chỉnh chính là hành vi sử dụng và kiểm soát tài sản của chủ sở hữu
hay người quản lý được xem xét theo một trong hai loại trách nhiệm: Trách nhiệm
BTTH do bất cẩn (Neglient Tort) hoặc trách nhiệm nghiêm ngặt (Strict Liability.
Trách nhiệm nghiêm ngặt được các nước Common Law nói chung và Hoa Kì nói
riêng đề cập lần đầu tiên vào năm 1868 thông qua phán quyết vụ Rylands v.
Fletcher của Anh. Theo vụ việc, nguyên đơn là ông chủ hầm mỏ kiện bị đơn là ông
chủ xưởng cưa – người đã xây một bể nước lớn trên mảnh đất của mình với lý do


nước từ bể nước của bị đơn đã tràn xuống gây thiệt hại cho hầm mỏ của nguyên


đơn. Tuy không đưa ra được bất kì bằng chứng nào chứng minh được bị đơn có lỗi
nhưng nguyên đơn đã yêu cầu toàn án xem xét vấn đề liệu có cần thiết phải chứng
minh yếu tố lỗi trong trường hợp này? Tòa án xem xét và đưa ra nhận định : Trong
vụ việc này, yếu tố lỗi là không cần thiết để buộc bị đơn có trách nhiệm BTTH.
Trong đó, thẩm phán Lord Cairn đã lập luận rằng, khi bị đơn tạo mục đích sử dụng
không tự nhiên ( non-natural use) đối với mảnh đất của mình bằng việc xây dựng
công trình nhân tạo trên đố, dẫn đến việc làm tràn nước xuống hầm mỏ của nguyên
đơn thì bị đơn phải chịu trách nhiệm bồi thường. Thẩm phán Lord Cranworth đã
khái quát hóa: “Nếu một người mang vào hay xây dựng trên mảnh đất của mình
bất kì thứ gì mà từ đó nếu nó gây ra thiệt hại cho láng giềng thì anh ta tự gây rắc
rối cho bản thân mình”. Ông cũng nhấn mạnh nếu người quản lý một vật “ để vật
đó gây ra thiệt hại thì anh ta phải chịu trách nhiệm bồi thường bất kể anh ta hành
xử cẩn trọng đến đâu hay bất kể anh ta đã thực hiễn những biện pháp cảnh báo
nào để ngăn ngừa tai nạn xảy ra”.
Trong lịch sử phát triển của chế định này, dường như lập luận của thẩm phán
Richard Posner trong vụ Indiana Harbor Belt Railroad v.AmericanCyanamid Co là
lập luận thuyết phục nhất và được thừa nhận rộng rãi bởi các thẩm phán Hoa Kỳ.
Theo đó “mục đích của việc áp đặt chế độ trách nhiệm nghiêm ngặt – không
dựa trên yếu tố lỗi đối với các hoạt động có độ rủi ro cao là để khuyến khích việc
giảm tần suất việc tham gia các hoạt động đó”. Lập luận này của thẩm phán
Richard Posner được dựa trên phương pháp nghiên cứu kinh tế - luật. Theo đó, ông
cho rằng có những lĩnh vực mà trách nhiệm BTTH cần dựa trên yếu tố lỗi và có
những lĩnh vực chỉ trách nhiệm nghiêm ngặt ( không dựa trên yếu tố lỗi) mới phát
huy tối đa hiệu quả. Nói một cách đơn giản, trường phái kinh tế - luật đã đưa ra
quan điểm: Chức năng căn bản, trước hết của luật BTTH ngoài hợp đồng là giảm
thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn trong xã hội. Nếu để tránh thiệt hại xảy ra, con người
chỉ cẩn hành động theo những chuẩn mực cẩn trọng nhất định, nói chách khác yếu

tố quyết định giảm thiệt hại là “mức độ cẩn trọng” (The level of care) thì trách
nhiệm BTTH dựa trên lỗi là giải pháp hữu hiệu nhằm tối đa hóa lợi ích xã hội. Tuy
nhiên, đối với những trường hợp mặc dù con người đã cẩn trọng hay hành xử đúng
theo chuẩn mực mà thiệt hại vẫn xảy ra thì khi đó trách nhiệm nghiêm ngặt được
áp dụng để tác động vào “ mức độ hoạt động”.


Trên thực tế, các học giả Hoa Kì không đưa ra nguyên lý tổng quát về chế
định trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra song chúng ta có thể tìm thấy bóng dáng
của nó trong các trường hợp cụ thể của trách nhiệm nghiêm ngặt như: các thiệt hại
do súc vật thuộc sở hữu hay quản lý của bị đơn gây ra, các hoạt động có độ nguy
hiểm cao hơn mức thông thường, các thiệt hại do sản phẩm bị khuyết tật gây ra.
Bên cạnh việc các qui định của pháp luật Hoa Kì về trách nhiệm nghiêm ngặt do
sản phẩm khuyết tật gây ra dường như đã trở thành khuôn mẫu cho một số quốc
gia trong việc xây dựng luật về trách nhiệm sản phẩm, cũng cần nhấn mạnh rằng
các qui định của pháp luật quốc gia này về trách nhiệm nghiêm ngặt do tài sản,
hoạt động có độ nguy hiểm cao hơn mức thông thường (abnormally dangerous
activity) cũng đang nhận được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Điều này được
chứng minh thông qua việc nhóm soạn thảo bộ nguyên tắc về luật BTTH ngoài
hợp đồng châu Âu (The princile of European Tort Law- PETL) đã lựa chọn cách
tiếp cận tương tự như các qui định trong Tuyển tập lần thứ 2 về BTTH ngoài hợp
đồng của Hoa Kỳ ( Restatement second of Tort). Theo đó: Điều 159 qui định :
Người thực hiện các hoạt động có tính nguy hiểm bất thường phải chịu trách nhiệm
đối với các thiệt hại về người , tài sản của người khác do hoạt động đó gây ra, bất
kể người đó đã thực hiện sự cẩn trọng tối đa để ngăn ngừa thiệt hại.
Điều 520 đưa ra các yếu tố để xác định mỗi hoạt động được coi là có tính
nguy hiểm bất thường bao gồm:
1. Mức độ nguy hiểm đối với thân thể hoặc tài sản của người khác;
2. Mức độ thiệt hại
3. Tính không thể tránh khỏi của thiệt hại cho dù có thực hiện sự cẩn trọng

tối đa.
4. Tính thông thường của hoạt động đó trong cộng đồng
5. Sự cân bằng giữa giá trị mà hoạt động đem lại và thiệt hại mà nó gây ra
cho cộng đồng
Bên cạnh chế độ trách nhiệm nghiêm ngặt, pháp luật Hoa Kì còn bảo vệ
quyền lợi của người bị thiệt hại trong trường hợp tài sản gây ra trên cơ sở học
thuyết “Res Ipsa Loquytor” – “vật- bản thân nó có tiếng nói”. Học thuyết này xuất
phát từ vụ Byrne v. Boadle. Theo đó, nguyên đơn bị thương nặng do thùng bột mì
rơi trúng nhưng không có bất kì nhân chứng hay chứng cứ nào được tìm thấy
chứng minh bị đơn đã thực hiện hành vi bất cẩn dẫn đến thùng bột mì bị rơi. Tuy


nhiên, thẩm phán Chief Baron Pollock đã cho rằng: “ Có một số vụ việc, vật sẽ tự
lên tiếng và trong trường hợp này, thùng bột mì sẽ không thể lăn ra khỏi ngôi nhà
nếu không có hành vi bất cẩn của ai đó”.
Trong trường hợp người bị thiệt hại không thể chứng minh bị đơn đã thực
hiện hành vi bất cẩn nhưng chứng minh được ba yếu tố: Tai nạn thông thường
không thể xảy ra nếu không có sự bất cẩn, tai nạn được tạo ra bởi vật hoặc công
cụ thuộc quyền kiểm soát đặc biệt của bị đơn và người bị thiệt hại hoàn toàn
không có lỗi trong việc xảy ra tai nạn thì người có quyền kiểm soát vật, công cụ đó
sẽ phải chịu trách nhiệm BTTH do hành vi bất cẩn của mình,
2. Trong pháp luật công hòa liên bang Đức
Nhìn chung, pháp luật TNBTTHNHĐ của Đức cho đến nay chủ yếu dựa
trên yếu tố lỗi bởi tại điều 823 BLDS Đức đã nêu rõ “Không thể có trách nhiệm
mà không có lỗi”. Do vậy, thước đo để xác định trách nhiệm chính là nghĩa vụ
hành xử theo những chuẩn mực mà hoản cảnh yêu cầu – nghĩa vụ hành xử cẩn
trọng. Tuy nhiên , cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, pháp luật của
Đức cũng đã dè dặt thừa nhận trách nhiệm nghiêm ngặt trên cơ sở điều 833 – trách
nhiệm do vật nuôi. Sự thừa nhận này có thể được nhìn nhận qua lịch sử phát triển
khoa học pháp lý Đức. Cụ thể, từ lý thuyết nghĩa vụ hành xử cẩn trọng, khoa học

pháp lý CHLB Đức đã phát triển lý thuyết bảo đảm an toàn công cộng
(Verkehrssicherungspfllicht) – cơ sở xác định TN trong trường hợp thiệt hại xảy ra
do tác động của tài sản mà không hoàn toàn dựa trên lỗi của người có quyền trông
giữ tài sản. Theo lý thuyết này, người nào tạo ra nguồn nguy hiểm tiềm tàng cho
lợi ích hợp pháp của người khác sẽ có nghĩa vụ bảo vệ lợi ích đó khỏi rủi ro do
nguồn nguy hiểm này tạo nên. Trách nhiệm dựa trên sự rủi ro được xuất phát từ
triết lý: Người đang sử dụng những vật nguy hiểm tiềm tàng – mặc dù những vật
này vẫn được coi là có ích cho xã hội, phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do
tác động của vật đó, bất kể họ có lỗi hay không, nói cách khác, anh ta phải chịu
trách nhiệm nghiêm ngặt khi sư dụng các vật đó. Tuy nhiên, do chịu sự chi phối
của nguyên tắc nền tảng – trách nhiệm dựa trên yếu tố lỗi nên trên thực tế, tòa án
của CHLB Đức chỉ áp dụng trách nhiệm dựa trên nguy cơ rủi ro trong những
trường hợp được các luật khác qui định cụ thể.
Cách tiếp cận hạn chế này của người Đức được chứng minh thông qua phán
quyết nổi tiếng ngày 15/10/1970 của Tòa án tối cao. Theo vụ việc, một lái xe bị


thương khi tai nạn xảy ra tại ngã tư có đèn tìn hiệu giao thông bị hỏng đã kiện
thành phố vì cho rằng cơ quan công quyền đã không thực hiện đúng trách nhiệm
duy trì, bảo dưỡng, quản lý, hệ thống đèn tín hiệu. Tuy nhiên, yêu cầu của người
lái xe bị bác bỏ bởi lẽ anh ta không thể chứng minh được hệ thống đèn tín hiệu bị
hỏng là do lỗi của cơ quan quản lý. Khi người lái xe nói ra rằng, thành phố phải
chịu trách nhiệm BTTH ngay cả khi không có lỗi dựa trên những rủi ro mà hệ
thống đèn tín hiệu hỏng đã dẫn đến tai nạn của anh ta, Tòa án tối cao đã bác bỏ
luận điểm đó với lý do: “ Hệ thống pháp luật của chúng ta chỉ quy trách nhiệm đối
với những hành vi sai trái của người gây thiệt hại. Cơ quan lập pháp đã qui định
rõ ràng trách nhiêm dựa trên rủi ro chỉ trong một vài tình huống đặc biệt…bởi vì
nó tìm thấy một nhu cầu để thực hiện một ngoại lệ cho nguyên tắc lỗi …Trong các
tình huống khác mà trách nhiệm dựa trên rủi ro có thể đã được đưa ra..thì tư pháp
không có thể lấn át lập pháp”.

Cách tiếp cận hạn chế của hệ thống pháp luật Đức về trách nhiêm nghiêm
ngặt còn thể hiện ở một số điểm như sau: Luật đường sắt năm 1838, Luật giao
thông đường bộ năm 1952, Luật Hàng không năm 1922, Luật năng lượng nguyên
tử năm 1959, Luật an toàn nước năm 1952…Mặc dù đặt ra chế độ trách nhiệm
nghiêm ngặt đôi với các hoạt động nguy hiểm nhưng các luật này lại không bảo
đảm chúng. Đó là, theo các luật này, bị đơn có thể được miễn trách nhiệm trong
trường hợp bất khả kháng hoặc được giảm trách nhiệm nếu nạn nhân có lỗi; bên
cạnh đó mặc dù không cần yếu tố lỗi nhưng để qui tránh nhiệm BTTH thì các luật
này đòi hỏi nạn nhân phải có trách nhiệm chứng minh mối quan hệ nhân quả. Tuy
nhiên, trong một số lĩnh vực như môi trường, biến đổi gen, các luật này cho phép
nạn nhân được hưởng suy đoán đơn giản về quan hệ nhân quả.
Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, BLDS Đức mặc dù vẫn áp dụng
nguyên tắc trách nhiệm dựa trên yếu tố lỗi nhưng đã chuyển nghĩa vụ chứng
minh lỗi của người phải bồi thường từ phía nguyên đơn sang bị đơn. Ví dụ, nếu
xảy ra các thiệt hại, sự cố của công trình xây dựng ( tòa nhà, cổng, tường…) thì
chủ sở hữu hoặc người đang quản lý các công trình xây dựng đã bị suy đoán là có
lỗi. Trong khi qui định chung là chủ sở hữu phải phải chịu TNBTTH theo điều 836
BLDS, Điều 836 cũng đồng thời cho phép bị đơn thoát khỏi trách nhiệm đó nếu
anh ta chứng minh được mình đã hành xử cẩn trọng để tránh thiệt hại đó xảy ra.
Như vậy, có thể thấy răng mặc dù điều 836 đã thắt chặt trách nhiệm BTTH của chủ
sở hữu hay người đang quản lý các công trình xây dựng song về nguyên tắc, điều


luật này đã không áp đặt trách nhiệm nghiêm ngặt lên bị đơn. Qui định này chỉ đưa
ra suy đoán rằng bị đơn có lỗi (chẳng hạn như không bảo trì công trình), cho đến
khi bị đơn có thể chứng minh được mình đã hành xử cẩn trọng trong việc bảo trì
công trình đó. Tuy nhiên, trên thực tế xét xử, việc chứng minh điều này là rất khó
khăn cho bị đơn; do vậy các qui định này thực tế cũng có tác dụng bảo vệ người bị
thiệt hại không kém hiệu quả so với áp dụng chế độ nghiêm ngặt.
3. Pháp luật Pháp

Nếu xem xét trên cơ sở yêu tố lỗi, có thể nói BTTH do tác động tài sản gây
ra là loại trách nhiệm dân sự đầu tiên áp dụng nguyên tắc trách nhiệm không dựa
trên yếu tố lỗi trong hệ thống pháp luật Cộng hòa Pháp. Hệ thống pháp luật mà lỗi
được xem là yếu tố không thể thiếu để xác định trách nhiệm BTTH.
Để có cái nhìn rõ ràng, chính xác về luật BTTH do tác động tài sản theo
pháp luật dân sự của Cộng hòa Pháp, việc xem xét chế định này theo sự phát triển
của lịch sử là cần thiết bởi BTTH do tác động của vật gây ra nói riêng và trách
nhiêm dân sự ngoài hợp đồng nói chung là chế định được phát triển chủ yếu dựa
trên các án lệ. Nói cách khác, luật về BTTH do tác động của vật gây ra là chế định
được các thẩm phán cải cách và phát triển từ thế kỉ XIX. Bên cạnh đó, cũng cần
nói đến vai trò của lập pháp trong lĩnh vực này. Bằng sự bắt đầu khiêm tốn, các
nhà soạn thảo BLDS 1804 chỉ sử dụng thuật ngữ “ choses” để chỉ đến hai loại tài
sản “animal” và batiment” ( nhà). Do vậy, khi thiệt hại xảy ra do tác động của tài
sản không phải là động vật hay nhà, để được bồi thường thiệt hại nạn nhân phả chỉ
ra lỗi của người sử dụng tài sản. Nói cách khác, lúc này trách nhiệm dân sự sẽ
được xem xét bởi điều 1382 hoặc điều 1383 BLDS.
Cuối thế kỉ XIX, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, của quá trình
đô thị hóa, công nghiệp hóa là sự gia tăng những nguy hiểm do máy móc mang lại,
cùng với đó là những thiệt hại mà các nhà soạn thảo BLDS năm 1804 chưa dư liệu
được và không thể áp dụng các qui định về trách nhiệm dựa trên lỗi để cho phép bồi
thường do trong các trường hợp này rất khó chứng minh lỗi là nguyên nhân gây ra
thiệt hại, cũng như xác định người có lỗi. Khi đó, sự đòi hỏi phải chứng minh lỗi đã
trở thành yếu tố cản trở việc bồi thường, ngay cả trong trường hợp thiệt hại đó là
nghiêm trọng. Đây chính là yếu tố thúc đẩy các thẩm phán tìm ra hướng đi mới
trong việc xác định trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra. Hướng đi này được đánh
dấu bằng phán quyết về vụ Teffaine năm 1896. Theo vụ án, vợ của người tử nạn


trong vụ nổ nồi hơi chiếc tàu kéo mà nạn nhân đang làm việc đã kiện chủ sở hữu của
tàu kéo đòi bồi thường thiệt hại. Tòa phúc thẩm đã dựa trên điều 1386 về trách

nhiệm của chủ sở hữu ngôi nhà bị đổ nát để đưa ra phán quyết buộc chủ sở hữu ngôi
nhà bị đổ nát để đưa ra phán quyết buộc chủ sở hữu máy móc phải chịu trách nhiệm
bồi thường thiệt hại với lập luận: Chủ sở hữu máy móc cũng phải chịu trách nhiệm
đối với bất kì khiếm khuyết nào của tài sản tương tự như chủ sở hữu đối với nhà đổ
nát. Tuy nhiên, lập luận này đã bị Tòa phá án bác bỏ với luận điểm chỉ cần chú trọng
vào BTTH chứ không quan tâm đến nguyên nhân của thiệt hại do có lỗi hay không.
Theo đó, dựa trên đoạn 1 điều 1384: Mỗi người phải chịu trách nhiệm không chỉ đối
với những thiệt hại do chính mìn gây ra, mà còn cả những thiệt hại gây ra do tác
động của người mà họ phải chịu trách nhiệm và vật họ phải coi giữ, Tòa phá án đã
quy trách nhiệm bồi thường cho chủ sở hữu tàu kéo và đưa ra nguyên tắc chung cho
trách nhiệm do tác động của tài sản gây ra – trách nhiệm không cần lỗi.
Hai năm sau phán quyết vụ Teffaine, Luật ngày 9/4/1898 về tai nạn lao động
được thông qua – Luật liên quan đến lĩnh vực trách nhiệm bồi thường lấy cơ sở từ
lý thuyết về rủi ro. Luật này đưa ra trách nhiệm không cần lỗi của người sử dụng
lao động.
Bên cạnh tai nạn lao động, loại thiệt hại khác cũng gây khó khăn trong việc
chứng minh lỗi là thiệt hại xảy ra trong các tai nạn giao thông - những thiệt hại đặc
biệt nghiêm trọng về thân thể. Loại thiệt hại này một lần nữa cho thấy sự cản trở
của nguyên tắc trách nhiệm dựa trên lỗi đối với việc bồi thường. Án lệ của Cộng
hòa Pháp đã giải quyết khó khăn này thông qua phán quyết vụ Jand’Heur ngày
13/2/1930 – phán quyết về yêu cầu BTTH của mẹ đứa trẻ bị xe tải đâm, bằng cách
chỉ ra nguyên tắc suy đoán trách nhiệm được rút ra từ đoạn 1 Điều 1384. Theo đó,
người trông giữa tài sản chỉ có thể được miễn trách nhiệm bằng cách chứng minh
thiệt hại xảy ra là do sự kiện bất khả kháng hay do nguyên nhân bên ngoài không
thể tính trước. Điều này cho phép nạn nhân có thể dễ dàng quy trách nhiệm mà
không dựa vào lỗi của người trông giữ tài sản và người trông giữ tài sản cũng khó
có thể tránh được trách nhiệm bồi thường.
Như vậy, trong giai đoạn này, các thẩm phán chính là người đã xây dựng
nên nguyên tắc chung của trách nhiệm BTTH do tác động của tài sản gây ra xuất
phát từ đoạn 1 Điều 1384. Bởi trên thực tế, ở thời điểm soạn thảo, đoạn 1 điều

1384 chỉ được xem là điều khoản chuyển tiếp về mặt ngữ pháp từ các điều


1382,1383 về trách nhiệm dựa trên lỗi sang các điều 1385 và 1386 về trách nhiệm
do động vật, nhà đổ nát gây ra nhưng bằng sự sáng tạo, các thẩm phán đã giải
phóng nó khỏi mục đích ban đầu và biến nó trở thành nguyên tắc chung về trách
nhiệm BTTH do tác động của tài sản gây ra – Nguyên tắc không dựa trên lỗi. Điều
này đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong tư tưởng của người Pháp từ triết lý tự
do sang triết lý có tính xã hội cao hơn. Nguyên tắc này được xem là nguyên tắc
trách nhiệm dân sụ quan trọng nhất ở Cộng hòa Pháp.
Từ năm 1930, cùng với sự phát triển của cơ chế trách nhiệm không dựa trên
lỗi, trách nhiệm BTTH do tác động của tài sản gây ra cũng ngày càng phong phú hơn
khổng chỉ nhờ các án lệ mà còn nhờ hoạt động lập pháp mà trước hết, phải kể đến
Đạo luật ngày 05/7/1985 – Đạo luật Badinter. Đạo luật này đã thiết lập cơ chế trách
nhiệm BTTH đặc biệt do vật , phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gây ra. Theo
qui định của Đạo luật này, nạn nhân có thể được bồi thường mà không cần chứng
minh lỗi của người lái xe hay chủ sở hữu của phương tiện vì đó là trách nhiệm BTTH
dựa trên rủi ro. Đặc biệt cơ chế nỳ đôi khi còn tách biệt với khái niệm quan hệ nhân
quả ( nói cách khác, cơ chế này bỏ qua khái niệm quan hệ nhân quả) bởi người lái xe,
chủ sở hữu phương tiện cơ giới đôi khi phải bồi thường ngay cả khi thiệt hại không
phải do họ gây ra mà do nguyên nhân, tình huống ngoài ý chí không thể dự kiến và
không thể vượt qua được. Đạo luật này đã đánh dấu sự tiến bộ trong pháp luật trách
nhiêm của cộng hòa Pháp và có ảnh hưởng lớn tới các luật được ban hành gần đây
như luật BTTH nạn nhân của hoạt động khủng bố. Đây là loại BTTH được thực hiện
độc lập trong chừng mực nào đó , việc BTTH được tách khỏi khái niệm trách nhiệm
dân sự.
Luật quan trọng thứ hai trong hệ thống luật về TNBT do tài sản gây ra là
luật về trách nhiệm BTTH do sản phẩm có khuyết tật. Đây là Luật rất quan trọng ở
Cộng hòa Pháp bởi vì nó điều chỉnh việc bồi thường tất cả các thiệt hại do sản
phẩm khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng. Điểm đáng lưu ý là Luật cho phép

người bị thiệt hại có thể được bồi thường trong mọi trường hợp mà không cần chỉ
ra họ có cần xác lập hợp đồng với nhà sản xuất hay không và ngay cả trong trường
hợp nạn nhân không xác định được nhà sản xuất thì họ vẫn có thể yêu cầu nhà
phân phối bồi thường. Có thể khẳng định hai luật này thực sự là bước phát triển
quan trọng của pháp luật Cộng hòa Pháp trong lĩnh vực BTTH do tác động của tài
sản bởi đối tượng điều chỉnh của chúng đã vượt ranh giới giữa trách nhiêm trong
và ngoài hợp đồng. Trong xu hướng phát triển của cơ chế trách nhiệm không dựa


trên yếu tố lỗi, pháp luật Pháp đã mở rộng phạm vi đối tượng gây thiệt hại không
chỉ gồm những vật chuyển động mà bao gồm cả những vật không chuyển động;
không chỉ gồm những vật là nguồn nguy hiểm mà còn là những vật về bản chất
không phải nguồn nguy hiểm; ngày nay, đối tượng này còn được mở rộng đến cả
dược phẩm, thực phẩm, sản phẩm máu, môi trường sinh thái.. Cùng với đó, là việc
mở rộng phạm vi các loại thiệt hại theo xu hướng mọi thiệt hại chứng minh được
đều được bồi thường và cuối cùng là mở rộng cả về phạm vi người chịu trách
nhiêm cũng như người được bồi thường.
Xu hướng mở rộng trách nhiệm BTTH không dựa trên yếu tố lỗi của Pháp
“xa lạ” với các quốc gia khác nhưng hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu của
đời sống xã hội của quốc gia này và điều này được giải thích bởi hệ thống bảo
hiểm rất phát triển. Hệ thống này cho phép nạn nhân được bảo vệ cao nhất nhưng
lại không đè nặng trách nhiệm lên người trông giữ tài sản gây ra thiệt hại – Hệ
thống BTTH được bảo đảm bằng tập thể hay sự khách quan hóa luật BTTH do tác
động tài sản gây ra.
4. Trách nhiệm BTTH do tác động tài sản gây ra theo đề xuất của PETL
và DCFR.
Hiện nay xu hướng quan trọng đang được hình thành ở Châu Âu là hài hòa
hóa các luật trái vụ, trong đó có luật BTTH do tác động của tài sản hoặc hoạt động
nguy hiểm gây ra. Điều này thể hiện ở việc các học giả luật so sánh nhiều lần kêu
gọi việc xây dựng điều khoản chung về trách nhiệm nghiêm ngặt đối với những

người trông giữ các nguồn nguy hiểm, nhằm thay thế cho sự “chắp vá” của các luật
đặc biệt. Các đề xuất này cũng chính là sự phản ánh việc lựa chọn giữa hai mô hình :
Nguyên tắc điều khoản chung hay nguyên tắc liệt kê.
Xuất phát từ mong muốn nhát thể hóa hệ thống pháp luật BTTH ngoài HĐ
để tiến tới xây dựng BLDS chung châu Âu, 2 nhóm nghiên cứu bao gồm các học
giả hàng đầu đã nghiên cứu đề xuất bộ nguyên tắc về luật BTTH ngoài hợp đồng
châu Âu ( PETL) năm 2005 và bộ tham khảo chung về BTTH ngoài hợp đồng
(Draft common Frame of reference, viết tắt là DCFR). Điều đáng chú ý là trong nỗ
lực nhất thể hóa này, các học giả không chỉ nghiên cứu luật châu Âu mà còn tham
chiếu những qui tắc mà họ cho là hợp lý trong pháp luật Hoa Kì về trách nhiệm
nghiêm ngặt.


Trong PETL, các học giả lựa chọn nguyên tắc điều khoản chung. Theo đó
điều khoản chung duy nhất về trách nhiệm nghiêm ngặt – Điều 5: 101 ( 1) có nội
dung: “người thực hiện các hoạt động có tính nguy hiểm bất thường phải chịu trách
nhiệm nghiêm ngặt đối với các thiệt hại do nguy cơ tiềm tàng của những hoạt động
đó gây ra”
Tiếp theo đó Điều 5:101(2) PETL đưa ra các tiêu chí đánh giá hoạt động
được coi là có tính nguy hiểm bất thường gồm:
“ a. Nó tạo ra một mối nguy hiểm cao độ và có thể dự báo trước, ngay cả khi
tất cả các sự cẩn trọng cần thiết đã được thực hiện trong quản lý nó
b, Nó không phải là hoạt động phổ biến”
Như vậy theo PETL yếu tố quyết định để qui trách nhiệm nghiêm ngặt ở đây
không phải là hành vi sai, lệch chuẩn của con người mà là sự kiểm soát của người đó
đối với các hoạt động nguy hiểm, vì vậy trách nhiệm có thể được áp đặt ngay cả khi
rủi ro diễn ra là do lỗi của người khác trong việc quản lý, vận hành nó. Điều đáng
chú ý đối với qui định tại điểm b thì dường như việc điều khiển các phương tiện giao
thông không phải là hoạt động bị áp đặt chế độ trách nhiệm nghiêm ngặt, mặc dù
hoạt động này rõ ràng có tính nguy hiểm bất thường, có nguy cơ xảy ra tai nạn cao,

ngay cả khi người điều khiển thực hiện tất cả các sự cẩn trọng cần thiết. Nhưng để
đảm bảo sự mềm dẻo của nguyên tắc này, Điều 5:102 dường như mở rộng phạm vi
áp dụng chế độ trách nhiệm bằng việc cho phép luật của các quốc gia thành viên quy
định thêm các hoạt động được đặt dưới chế độ trách nhiệm nghiêm ngặt. Có nghĩa
là, các quốc gia có thể đưa vào phạm vi trách nhiệm nghiêm ngặt những hoạt động
không phải là nguy hiểm bất thường hay những hoạt động thuộc sử dụng thông
thường. Cụ thể các quốc gia có thể tự mình quyết định việc đưa các hoạt động giao
thông đường bộ vào phạm vi trách nhiệm nghiêm ngặt; trên thực tế, hầu hết các
quốc gia Châu Âu đều coi hoạt động giao thông đường bộ là hoạt động có khả năng
gây nguy hiểm cao.
Khác với những người soạn thảo PETL, những người soạn thảo DCFR lại
khước từ một điều khoản chung. Thay vào đó, họ lựa chọn nguyên tắc liệt kê thay vì
việc né tránh những chế độ đặc biệt. Trong DCFR, trách nhiệm BTTH ngoài hợp
đồng được phân loại thành: Trách nhiệm BTTH do cố ý ( intentional tort), TNBTTH
do vô ý ( negligent tort) và trách nhiêm BTTH không do cố ý hay bất cẩn ( thực chất
là TNBTTH nghiệm ngặt – strict liability). Chương III quyển VI của DCFR xác


định các loại trách nhiệm pháp lý nghiêm ngặt đối với : Thiệt hại do tình trạng
không an toàn của bất động sản gây ra (Điều VI-3:02), thiệt hại do động vật gây ra
(Điều VI- 3:203), thiệt hại do sản phảm bị khuyết tật gây ra (Điều VI-3:204); thiệt
hại do phương tiện giao thông cơ giới gây ra (điều VI- 3:205), thiệt hại do các chất
hoặc khí thải nguy hiểm gây ra (điều VI- 3:206).
Hai đề xuất này đều nhận được những chỉ trích nhất định. Có học giả nhận
xét “Điểm chung của hai chế độ này là các qui định của chúng về trách nhiệm
nghiêm ngặt kể cả là chế độ một điều khoản chung hay chế độ liệt kê các loại
trách nhiệm nghiêm ngặt cụ thể là chưa đựng các điều khoản cho phép luật của
các quốc gia thiết lập thêm nhiều trường hợp trách nhiệm nghiêm ngặt hơn nữa”.
Nhiều học giả đã phê phán điểm yếu nhất của DCFR là thiếu qui định chung về
trách nhiệm nghiêm ngặt đối với thiệt hại do tài sản gây ra, mặc dù qui đinh từ điều

VI- 3:202 đến 3:206 DCFR rõ ràng hàm chứa các hoạt động mà thông thường
được coi là có độ nguy hiểm cao hơn mức thông thường như: Trông giữ động vật,
phương tiện giao thông,công trình xây dựng hay các chất độc nguy hại….Nguyên
nhân chính có lẽ do các nhà soạn thảo DCFR đặt trọng tâm vào tính xác định, an
toàn pháp lý và tính dự báo trước bởi nếu chỉ xây dựng một điều khoản chung
(mặc dù đi kèm với những yêu cầu pháp lý về điều kiện xác định một hoạt động
được coi là tạo ra mức độ nguy hiểm cao hơn so với mức thông thường của PETL)
sẽ cho phép tòa án có thể áp đặt trách nhiệm nghiêm ngặt một cách tùy tiện và điều
này gây lo ngại rằng các chủ thể có thể không dự báo được trước hoạt động nào sẽ
bị áp đặt trách nhiệm nghiêm ngặt. Tuy nhiên, việc thiếu điều khoản chung sẽ
không phản ánh được phạm vi bao quát việc ápđặt chế độ trách nhiệm nghiêm ngặt
lên các hoạt động nguy hiểm bất thường mà ngay cả khi chủ thể của nguồn nguy
hiểm đó đã thực hiện việc quản lý cẩn trọng nhất nhưng cũng không thể tránh khỏi
nguy cơ rủi ro.
Ở Đức, chế độ trách nhiệm nghiêm ngặt được gắn chặt với thuyết rủi ro –
trách nhiệm nghiêm ngặt chỉ áp dụng đối với vật mà bản chất của nó thường tạo ra
mức độ nguy hiểm cao hơn thông thường; hệ thống pháp luật của Cộng hòa Pháp
lại áp đặt chế độ này đối với tất cả các vật. cho dù vật đó về bản chất có nguy
hiểm hay không hoặc có khuyết tật hay không. Trong khi đó, Hoa Kì dù không đưa
ra lý thuyết về trách nhiệm BTTH mà không dựa trên hành vi sai lệch chuẩn của
con người song cũng đưa ra những qui định áp đặt chế dộ trách nhiệm nghiêm ngặt
đối với sử dụng, quản lý, khai thác các tài sản hàm chứa nguy cơ xảy ra tai nạn cao


hơn mức thông thường cho dù các chủ thể có áp dụng tất cả các biện pháp quản lý
an toàn cũng không thể hạn chế được tai nạn. Như vậy những qui định này của Mỹ
xét ở chừng mực nhất định không có sự khác biệt quá lớn đối với các qui định
trong pháp luật Đức.
Nghiên cứu các qui định về TNBTTH do tài sản gây ra trong pháp luật Đức,
Hoa Kì, Pháp và 2 dự thảo đề xuất của Châu Âu cho thấy dù các quốc gia này có

đưa ra những mô hình pháp lý khác nhau, cũng như cơ sở khác nhau cho các mô
hình đó nhưng dường như các quốc gia này đều tiến theo xu hướng chung đó là tìm
cách bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bị thiệt hại thông qua chế độ trách nhiệm
nghiêm ngặt mà trọng tâm của nó là không cần chứng minh yếu tố lỗi, hay trong
một số trường hợp hạn chế hơn là đảo ngược nghĩa vụ chứng minh không có lỗi
của người phải bồi thường...]…/.



×