Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Thi hành các quy định về quyền tự do kinh doanh trong Hiến pháp 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (489.39 KB, 12 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>THI HÀNH CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN TỰ DO KINH DOANH </b>


<b>TRONG HIẾN PHÁP 2013 </b>



<i><b> PGS.TS. Lê Thị Hoài Thu – Khoa Luật, ĐHQGHN </b></i>
<i><b> TS. Nguyễn Thanh Huyền – Khoa Luật, Đại học LĐXH </b></i>
<b>1. Khái quát về quyền tự do kinh doanh ở Việt Nam </b>


Trong mọi xã hội thì quyền dân chủ lớn nhất của con người chính là quyền tự do làm
ăn. Kinh tế chỉ phát triển khi người dân được tự do kinh doanh, thuận tiện trong thành lập và
vận hành các mơ hình kinh doanh.


Quyền tự do kinh doanh hiểu theo nghĩa chung nhất là quyền của mọi người được lựa
chọn hình thức tổ chức kinh doanh, quy mô kinh doanh và ngành, nghề kinh doanh mà pháp
luật không cấm.


Quyền tự do kinh doanh ở Việt Nam lần đầu tiên được ghi nhận trong Hiến Pháp
1992 “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật” (Điều 57).Với quy
định này, các chủ thể chỉ được tự do kinh doanh trong các lĩnh vực mà pháp luật cho phép-
tự do trong phạm vi đóng. Tuy nhiên, so với các quan điểm quản lý kinh tế thời kỳ bao cấp
thì quy định này trong Hiến pháp 1992 là một bước tiến đặc biệt quan trọng trong việc ghi
nhận quyền tự do kinh doanh ở Việt Nam. Đến Hiến pháp 2013 quyền tự do kinh doanh
được nâng lên tầm cao mới, đó là “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành
nghề mà pháp luật không cấm” (Điều 33).


Từ quy định “công dân” được quyền tự do kinh doanh theo quy định pháp luật (Hiến
pháp 1992) đến “mọi người” được quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà
pháp luật không cấm là một bước chuyển biến mạnh mẽ trong tư duy lập pháp ở Việt Nam.
Theo đó, nhà nước cần công bố những ngành, nghề kinh doanh bị cấm. Ngồi những ngành,
nghề đó, người dân được quyền tự do kinh doanh. Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn cho xã hội
và cộng đồng, bên cạnh ngành, nghề kinh doanh bị cấm, nhà nước còn quy định một số
ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Đó là những ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động


đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh
quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng561<sub>. </sub>


Điều kiện đầu tư kinh doanh là điều kiện mà cá nhân, tổ chức phải đáp ứng theo quy định
của luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế về đầu tư khi thực hiện hoạt động đầu tư, kinh
doanh trong các ngành, nghề quy định tại Phụ lục 4 Luật đầu tư562<sub>. Danh mục ngành, nghề kinh </sub>
doanh có điều kiện đầu tiên được ban hành tại Việt Nam năm 2014 với 267 ngành, nghề. Tuy
nhiên, chỉ sau hơn một năm thực hiện, danh mục này đã được rà soát, sửa đổi, bổ sung và theo
quy định hiện hành danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện cịn 243 ngành, nghề.


<b>2. Thực trạng các quy định về quyền tự do kinh doanh và thực tiễn thi hành ở </b>
<b>Việt Nam </b>


<i><b> </b></i> <i><b>2.1. Về quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh </b></i>


Luật doanh nghiệp năm 2014 và Luật đầu tư năm 2014 được sửa đổi năm 2016 là hai
đạo luật chủ yếu cụ thể hóa quy định “mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành,
nghề mà pháp luật không cấm” trong Hiến pháp 2013. Theo đó, Luật đầu tư chỉ rõ những ngành,
nghề cấm kinh doanh, ngoài các ngành nghề này, mọi chủ thể đều có quyền kinh doanh. Bên
561<sub> Khoản 1 Điều 7 Luật đầu tư 2014 </sub>


562<sub> Khoản 7 Điều 2 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12 tháng 11 năm 2015 Quy định chi tiết và </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

cạnh đó, danh mục các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện cũng được thống kê rõ ràng, minh
bạch để các chủ thể kinh doanh được biết để thực hiện.Việc xây dựng các quy định về ngành,
nghề kinh doanh theo hướng này là một thách thức không nhỏ đối với cơ quan lập pháp nói riêng
và đối với các cơ quan nhà nước nói chung vì các cơ quan quản lý nhà nước cần chỉ rõ ngành,
nghề nào cấm? ngành, nghề nào kinh doanh có điều kiện? điều kiện gì?


Tại khoản 1 Điều 7 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định quyền của doanh nghiệp


là: “Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm”. Trong luật Đầu tư năm
2014, sửa đổi năm 2016 có 7 ngành, nghề bị cấm: Kinh doanh các chất ma túy (chi tiết tại
Phụ lục 1 của Luật đầu tư 2014, với 45 loại các chất ma túy); kinh doanh các loại hóa chất,
khống vật (chi tiết tại Phụ lục 2 của Luật đầu tư 2014, với 13 loại hóa chất, khoáng vật
cấm); kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục 1
của Công ước về bn bán quốc tế các lồi thực vật, động vật hoang dã nguy cấp, mẫu vật
các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên
(chi tiết tại Phụ lục 3 của Luật đầu tư 2014, với 90 loài thực vật, động vật hoang dã, nguy
cấp); kinh doanh mại dâm; mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người; hoạt động kinh doanh
liên quan đến sinh sản vơ tính trên người; kinh doanh pháo nổ.


Bên cạnh đó, Luật đầu tư năm 2014, sửa đổi năm 2016 còn xác định rõ thế nào là
ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và ghi nhận cụ thể những ngành, nghề kinh doanh có
điều kiện (Phụ lục 4, với 243 ngành nghề). Đây là một nỗ lực vượt bậc trong công tác lập
pháp của nước ta, thực sự thể hiện sự minh thị trong chính sách và pháp luật. Tuy nhiên, theo
kết quả nghiên cứu, đánh giá của các chuyên gia thì danh mục ngành, nghề kinh doanh có
điều kiện cịn nhiều bất cập563<sub>, cụ thể như: </sub>


Có ngành nghề trong Phụ lục 4 Luật đầu tư khơng phải là ngành, nghề kinh doanh. Ví
dụ: Kinh doanh dịch vụ Lơ-gi-stíc (mục 60). Vì Lơ-gi-stíc bao gồm một hoặc nhiều hoạt
động như: vận tải, đóng gói; làm thủ tục thuế, hải quan… và mỗi hoạt động đó lại là một
ngành, nghề được điều chỉnh bởi pháp luật chuyên ngành, do đó khó có thể xem Lơ-gi-stíc là
một ngành và quy định điều kiện kinh doanh chung cho tất cả các hoạt động564<sub>. </sub>


Một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong Phụ lục 4 Luật đầu tư được quy
định không nhận thấy sự tác động đáng kể nào đến lợi ích cơng cộng như: kinh doanh dịch
vụ mua bán nợ (mục 36); xuất khẩu gạo (mục 55).


Có những ngành nghề khơng thể hiện rõ tính đặc thù (tính có điều kiện) so với các
ngành nghề thông thường như: kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh


(mục 57); kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô (mục 78); kinh doanh dịch vụ
quản lý, vận hành nhà chung cư (mục 119); kinh doanh dịch vụ lữ hành (mục 210).


Có ngành, nghề kinh doanh có điều kiện xác định phạm vi kiểm soát quá mức cần
thiết như: kinh doanh thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi (mục 151); Kinh doanh thủy sản;
kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật; kinh doanh giống cây trồng; kinh doanh giống thủy sản
(mục 150). Theo đó, những ngành nghề này chỉ cần kiểm soát điều kiện kinh doanh ở khâu
“sản xuất” chứ khơng nhất thiết phải kiểm sốt điều kiện kinh doanh ở các khâu “bn bán”
vì điều đó làm hạn chế phần nào quyền tự do kinh doanh của các chủ thể kinh doanh565<sub>. </sub>
563<sub> Xem thêm:Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam & Ngân hàng thế giới, Nhóm nghiên cứu Đậu Anh </sub>


Tuấn, Nguyễn Thị Diệu Hồng... “Báo cáo rà soát điều kiện kinh doanh và quyền tự do kinh doanh ở Việt Nam”
trang 10 đến 23,




564<sub>Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam & Ngân hàng thế giới, Nhóm nghiên cứu Đậu Anh Tuấn, Nguyễn </sub>


Thị Diệu Hồng... “Báo cáo rà soát điều kiện kinh doanh và quyền tự do kinh doanh ở Việt Nam” trang 11,


565<sub> Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam & Ngân hàng thế giới, Nhóm nghiên cứu Đậu Anh Tuấn, Nguyễn </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà luật khơng cấm566<sub> khơng có nghĩa là </sub>
chủ thể kinh doanh không cần đăng ký ngành, nghề với cơ quan quản lý nhà nước mà nội
dung giấy đề nghị đăng ký kinh doanh vẫn cần ghi rõ ngành, nghề kinh doanh567<sub>. Trong quá </sub>
trình hoạt động nếu chủ thể kinh doanh muốn kinh doanh ngành, nghề mới thì cần thơng báo
tới cơ quan đăng ký kinh doanh568<sub>. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp </sub>
khơng cịn thể hiện ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp569<sub>mà doanh nghiệp phải công </sub>
bố ngành, nghề kinh doanh trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp570<sub>. </sub>



<b> 2.2 Về quyền tự do lựa chọn loại hình tổ chức kinh doanh </b>


Pháp luật tạo dựng khá nhiều loại hình tổ chức kinh doanh, từ mơ hình tổ chức kinh
doanh đơn giản như: hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên đến mô hình kinh doanh phức tạp như: công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành
viên trở lên, công ty hợp danh, công ty cổ phần, hợp tác xã ...


Việc chủ thể kinh doanh lựa chọn mô hình kinh doanh nào phụ thuộc vào các tiêu chí
sau đây:


<i>Một là, số lượng người đầu tư, nếu chỉ là một nhà đầu tư duy nhất, khơng có sự góp </i>


vốn thì nhà đầu tư lựa chọn mơ hình kinh doanh đơn giản là hộ kinh doanh hoặc mơ hình
doanh nghiệp là cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc doanh nghiệp tư nhân.
Nếu có hai nhà đầu tư cùng hợp tác kinh doanh thì họ có thể lựa chọn mơ hình cơng ty trách
nhiệm hữu hạn hoặc cơng ty hợp danh. Nếu có ba nhà đầu tư trở lên cùng hợp tác kinh doanh
thì họ có thể lựa chọn mơ hình cơng ty cổ phần. Qua số liệu thống kê của Cục đăng ký kinh
doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì nhà đầu tư lựa chọn mơ hình tổ chức kinh doanh có sự
<b>khác biệt lớn giữa các loại hình (thể hiện qua biểu đồ 1). </b>


<b>Biểu đồ 1 </b>


<b>So sánh số lượng loại hình doanh nghiệp thành lập mới năm 2016, 2017 </b>


0
10,000
20,000
30,000
40,000


50,000
60,000
70,000
80,000


Công ty TNHH
1 thành viên


Công ty TNHH Công ty cổ


phần


Doanh
nghiệp tư


nhân


Công ty hợp
danh
59,848


27,685


18,256


4,295


16
73,118



29,389


21,197


3,133


22


2016
2017


<i>Nguồn: Cục đăng ký kinh doanh: Tình hình chung về đăng ký doanh nghiệp tháng 12 </i>
<i>và năm 2017 </i>


(


566<sub> Khoản 1 Điều 7 Luật doanh nghiệp 2014 </sub>
567<sub> Khoản 3 Điều 24 Luật doanh nghiệp 2014 </sub>
568<sub> Điểm a, khoản 1 Điều 32 Luật doanh nghiệp 2014 </sub>
569<sub> Điều 29 Luật doanh nghiệp 2014 </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Qua biểu đồ trên, cho thấy trong năm 2017 có bốn loại hình doanh nghiệp đăng ký
thành lập mới tăng so với năm 2016, đó là: loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành
viên tăng 22, 3%; tiếp đến là loại hình cơng ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên tăng 6,
15%; loại hình công ty cổ phần tăng 16, 1% và công ty hợp danh tăng 25%; có một loại hình
doanh nghiệp thành lập mới giảm, đó là doanh nghiệp tư nhângiảm 37%.


Về loại hình doanh nghiệp thì các quy định về quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là
loại hình công ty cổ phần được các nhà đầu tư rất quan tâm. Luật doanh nghiệp tạo khung
pháp lý cho mơ hình tổ chức doanh nghiệp cịn các nhà đầu tư sẽ ghi nhận và chi tiết hóa


mơ hình tổ chức cũng như quản trị doanh nghiệp vào điều lệ công ty. Tuy nhiên , nhiều
chuyên gia cho rằng một số quy định về quản trị công ty cổ phần cần được hướng dẫn chi
tiết hơn như: các quy định về thành viên độc lập của Hội đồng quản trị hay cách thức bảo
vệ các cổ đông thiểu số...


<i>Hai là, phương thức, cách thức huy động vốn đầu tư. Tùy thuộc vào loại hình </i>


doanh nghiệp mà khung khổ pháp lý quy định mơ hình kinh doanh nào có quyền huy
động vốn khác nhau. Đối với công ty cổ phần được quyền phát hành cổ phần các loại để
huy động vốn để huy động vốn571<sub>hay mơ hình cơng ty trách nhiệm hữu hạn được phép </sub>
huy động vốn bằng cách thức phát hành trái phiếu572<sub>, cịn các loại hình kinh doanh khác </sub>
như cơng ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng
khoán nào573<sub>. Theo số liệu thống kê của Cục đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư </sub>
thì số lượng doanh nghiệp tăng lên đáng kể qua các năm, đặc biệt là số vốn đầu tư có sự
tăng trưởng vượt bậc (biểu đồ 2).


<b>Biểu đồ 2 </b>


<b>Tình hình doanh nghiệp thành lập mới giai đoạn 2014-2017 </b>


<i>Nguồn: Cục đăng ký kinh doanh: Tình hình chung về đăng ký doanh nghiệp tháng 12 </i>
<i>và năm 2017 </i>


(


Với số liệu thống kê nêu trên, cho thấy số lượng doanh nghiệp thành lập mới vào năm
2017 tăng 69, 5% so với năm 2014. Số liệu này phần nào thể hiện kết quả của việc thực hiện
571<sub> Khoản 3 Điều 110 Luật doanh nghiệp 2014 </sub>


572<sub> Điểm b Khoản 2 Điều 1 Nghị định 90/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 10 năm 2011 về phát hành trái </sub>



phiếu doanh nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

quyền tự do kinh doanh trong những năm qua, cũng như nỗ lực phục vụ hoạt động thành lập
doanh nghiệp của các cơ quan công quyền. Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, thời gian trung bình xử lý hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp của cả nước năm 2016
rút xuống còn 2, 9 ngày; tỷ lệ hồ sơ được chấp thuận ngay lần đầu tiên đạt gần 86%, tỷ lệ hồ
sơ trả đúng hẹn đạt gần 90%574<sub>. </sub>


Một điểm đột phá trong Luật doanh nghiệp năm 2014 giúp nhà đầu tư thực hiện
quyền tự do kinh doanh thuận lợi hơn, đó là doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức,
số lượng và nội dung con dấu cũng như việc quản lý, sử dụng và lưu giữ nó575<sub>. Với quy định </sub>
này, cơ quan cơng quyền sẽ khơng cịn “quyền” vào doanh nghiệp để kiểm tra việc sử dụng
dấu, cũng như doanh nghiệp không mất thời gian đi tới cơ quan công an để khắc dấu. Tuy
nhiên, văn bản hướng dẫn về việc quản lý và sử dụng con dấu chưa đầy đủ khiến trong thực
<i>tế khi thực hiện doanh nghiệp vẫn gặp khơng ít khó khăn như sau: Thứ nhất, Nghị định </i>
96/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật doanh nghiệp chỉ quy
định về số lượng, hình thức, nội dung mẫu con dấu của chi nhánh, văn phịng đại diện(Điều
13) mà khơng có hướng dẫn về con dấu của phịng giao dịch. Đây là điểm vướng mắc mà
<i>nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng gặp khó khăn.Thứ hai, đối với </i>
doanh nghiệp thành lập trước ngày 01/7/2015 khắc dấu mới thì phải nộp lại con dấu và Giấy
chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu
dấu. Cơ quan công an cấp giấy biên nhận đã nhận lại con dấu tại thời điểm tiếp nhận lại con
dấu của doanh nghiệp576<sub>. Tuy nhiên, ngay sau khi Luật Doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực </sub>
thì cơ quan cơng an khơng cịn là đơn vị có chức năng quản lý con dấu của doanh nghiệp (trừ
các doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo các luật: Công chứng, luật sư, giám định tư
pháp, kinh doanh bảo hiểm, chứng khoán577<sub>). Vậy, trình tự, thủ tục nộp lại con dấu cũ của </sub>
doanh nghiệp cho cơ quan công an như thế nào cần có hướng dẫn cụ thể và chi tiết.


Về mặt quản trị công ty, Luật doanh nghiệp năm 2014 đã trao quyền cho công ty


trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật. Số
lượng, chức danh quản lý và quyền, nhiệm vụ, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật
của doanh nghiệp sẽ được quy định trong điều lệ công ty578<sub>. Đây là một trong những quy </sub>
định quan trọng giúp nhà đầu tư thực hiện quyền tự do kinh doanh. Quy định này đã giải
quyết được những vướng mắc trong thực tiễn khi doanh nghiệp chỉ có duy nhất một người
đại diện theo theo pháp luật mà vì lý do nào đó, họ khơng thể thực hiện nghĩa vụ đại diện của
mình làm cho hoạt động của doanh nghiệp bị tê liệt. Ngay sau khi quy định này có hiệu lực,
từ ngày 01/7/2015 đến ngày 31/10/2015, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh giải
quyết 276 hồ sơ của doanh nghiệp đăng ký từ hai người đại diện theo pháp luật trở lên579<sub>. </sub>


Những quy định mới trong Luật doanh nghiệp về quyền tự do lựa chọn loại hình tổ
chức kinh doanh, ngành quản trị doanh nghiệp áp dụng trong thực tiễn đã góp phần hiện thực
hóa quyền tự do kinh doanh được ghi nhận trong Hiến pháp 2013.


<b>2.3 Về quyền tự do do lựa chọn quy mô kinh doanh </b>


574<sub> Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2017) “Sách trắng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam”, trang 13 </sub>




575<sub> Xem Điều 44 Luật doanh nghiệp 2014 </sub>


576<sub> Khoản 2 Điều 15 Nghị định 96/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19 tháng 10 năm 2015 Quy định chi tiết một số </sub>


điều của Luật doanh nghiệp 2014


577<sub> Khoản 14, Điều 3 Nghị định 99/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01 tháng 7 năm 2016 về quản lý và sử dụng </sub>


con dấu



578<sub> Điều 13 Luật doanh nghiệp 2014 </sub>


579<sub> Nguyễn Lâm, “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp” </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Nhà đầu tư được quyền lựa chọn quy mô kinh doanh phù hợp với khả năng của mình,
theo đó, họ được quyền tự do quyết định tuyển dụng lao động theo nhu cầu kinh doanh,
quyết định mức vốn đầu tư, trừ một số ngành, nghề kinh doanh mà nhà nước quy định doanh
nghiệp phải đáp ứng yêu cầu về vốn pháp định như: ngân hàng thương mại vốn pháp định
3000 tỷ đồng; công ty ty tài chính 500 tỷ đồng; cơng ty cho th tài chính 150 tỷ đồng580<sub>; </sub>
kinh doanh bất động sản vốn pháp định 20 tỷ đồng581<sub>; dịch vụ bảo vệ vốn pháp định 2 tỷ </sub>
đồng582<sub>; kinh doanh mua, bán vàng miếng vốn pháp định 100 tỷ đồng</sub>583<sub>... </sub>


Tùy theo quy mô kinh doanh của nhà đầu tư mà nhà nước phân loại doanh nghiệp
thuộc nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp vừa và nhỏ hay doanh nghiệp lớn và dành
những ưu đãi riêng cho mỗi mơ hình kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh.


Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và
doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình qn năm khơng q 200
người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây: tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng và
tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng584<sub>. </sub>


<b>Bảng tiêu chí phân loại doanh nghiệp theo quy mơ </b>


<b>QUY MƠ </b> <b>DN SIÊU NHỎ </b> <b>DN NHỎ </b> <b>DN VỪA </b>


<b>TIÊU CHÍ </b> <b>SỐ </b>


<b>LAO </b>
<b>ĐỘNG </b>
<b>THAM </b>


<b>GIA </b>
<b>BHXH </b>
<b>TỔNG </b>
<b>DOANH </b>
<b>THU </b>
<b>HOẶC </b>
<b>TỔNG </b>
<b>NGUỒN </b>
<b>VỐN </b>
<b>SỐ </b>
<b>LAO </b>
<b>ĐỘNG </b>
<b>THAM </b>
<b>GIA </b>
<b>BHXH </b>
<b>TỔNG </b>
<b>DOANH </b>
<b>THU HOẶC </b>
<b>TỔNG </b>
<b>NGUỒN </b>
<b>VỐN </b>
<b>SỐ LAO </b>
<b>ĐỘNGTHAM </b>
<b>GIA BHXH </b>
<b>TỔNG DOANH </b>
<b>THU HOẶC </b>
<b>TỔNG NGUỒN </b>
<b>VỐN </b>
<b>I. Nông, </b>
<b>lâm nghiệp </b>

<b>& thủy </b>
<b>sản; công </b>
<b>nghiệp & </b>
<b>xây dựng </b>
≤10


người ≤ 3 tỷ ≤ 100 người Tổng doanh thu ≤ 50 tỷ
hoặc tổng
nguồn vốn


≤ 20 tỷ &
không thuộc


DN siêu
nhỏ


≤ 200 người Tổng doanh thu
≤ 200 tỷ hoặc
tổng nguồn vốn


≤ 100 tỷ &
không thuộc
DN siêu nhỏ


<b>II. Thương </b>
<b>mại & dịch </b>


<b>vụ </b>


≤ 10



người doanh Tổng
thu ≤ 10


tỷ hoặc
tổng
nguồn
vốn≤ 3 tỷ


≤ 50


người Tổng doanh thu ≤ 100 tỷ
hoặc tổng
nguồn vốn


≤ 5 tỷ &
không thuộc


DN siêu
nhỏ


≤ 100 người Tổng doanh thu
≤ 300 tỷ hoặc
tổng nguồn vốn


≤ 100 tỷ &
không thuộc
DN siêu nhỏ


<i>Nguồn: Điều 6, Nghị định 39/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày11 tháng 3 năm 2018 </i>


<i>quy định chi tiết một số điều của luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. </i>


580<sub>Nghị đinh 10/2011/NĐ-CP ngày 26/01/2011 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 141/2006/NĐ-CP </sub>


ngày 22 tháng 11 năm 2006 về ban hành về Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng


581<sub>Điều 10 Luật kinh doanh bất động sản 2014 </sub>


582<sub>Điều 9, Nghị định 52/2008 NĐ-CP ngày 22/04/2008 về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ. </sub>


583<sub> Điểm b, khoản 1 Điều 11 Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 về quản lý hoạt động kinh doanh </sub>


vàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Quy định này xác định hai tiêu chí để xác định quy mô doanh nghiệp là siêu nhỏ hay
nhỏ hay vừa là tiêu chí về số lao động tham gia bảo hiểm xã hội và tổng doanh thu hoặc tổng
nguồn vốn. Từ “và” được sử dụng làm cho người đọc hiểu là xác định doanh nghiệp thuộc
loại nào phải đáp ứng cả hai tiêu chí. Trong khi đó, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ
2017 chỉ quy định một trong hai tiêu chí này (Điều 4).


Xét theo qui mô lao động, tại thời điểm 01/01/2017 cả nước có hơn 10 nghìn doanh
nghiệp lớn, tăng 29% so với năm 2012 và chiếm 1, 9% tổng số doanh nghiệp, giảm so với 2,
3% của năm 2012. Doanh nghiệp vừa tăng 23, 6%, doanh nghiệp nhỏ tăng 21, 2% và doanh
nghiệp siêu nhỏ tăng tới 65, 5% và chiếm 74% tổng số doanh nghiệp585<sub>. Như vậy, tổng số </sub>
doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa chiếm tới 98, 1% tổng số doanh nghiêp.


Những doanh nghiệp nhỏ và vừa được nhà nước hỗ trợ tiếp cận tín dụng; hỗ trợ thuế,
kế tốn; hỗ trợ mặt bằng sản xuất; hỗ trợ mở rộng thị trường; hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp
lý; hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực...586<sub>. Trong quá trình thực thi các chính sách hỗ trợ </sub>
doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp này vẫn cịn gặp nhiều khó khăn như: thiếu vốn


tài chính, khó khăn về tín dụng, thủ tục hành chính, thuế...Theo kết quả điều tra doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam năm 2015 thì 64, 8% doanh nghiệp tư nhân được khảo sát cho
rằng họ gặp khó khăn về tín dụng. Con số này là 70, 2% đối với công ty trách nhiệm hữu hạn
và 80, 3% đối với công ty cổ phần587<sub>. </sub>


<i><b>2.4. Về quyền tự do thiết lập hợp đồng kinh doanh </b></i>


Về mặt lý luận, quyền tự do thiết lập hợp đồng nói chung và hợp đồng kinh doanh nói
riêng được coi là một bộ phận cấu thành quan trọng, là biểu hiện sinh động nhất của quyền tự
do kinh doanh. Việc ghi nhận và bảo đảm quyền tự do hợp đồng bằng pháp luật có tác động
lớn tới quyền tự do kinh doanh của các chủ thể kinh doanh. Quyền tự do thiết lập hợp đồng
kinh doanh được thể hiện ở các khía cạnh sau:


Quyền tự do bình đẳng, tự nguyện giao kết hợp đồng kinh doanh: các chủ thể đều
được tự do về mặt ý chí, khơng có chủ thể nào có quyền áp đặt ý chí để bắt buộc hay ngăn
cản chủ thể khác.


Quyền được tự do lựa chọn đối tác giao kết hợp đồng kinh doanh: các đối tác cần thỏa
mãn các điều kiện về tư cách chủ thể mà pháp luật quy định. Đối với cá nhân phải có năng
lực pháp luật và năng lực hành vi588<sub>; đại diện của pháp nhân</sub>589<sub>; thương nhân</sub>590<sub>. </sub>


Quyền được tự do thỏa thuận nội dung và hình thức của hợp đồng kinh doanh: Các
bên được quyền tự do thỏa thuận những nội dung của hợp đồng kinh doanh, tuy nhiên những
thỏa thuận đó khơng xâm hại đến những lợi ích mà pháp luật cần bảo vệ hay trật tự công
cộng - tức là phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản của pháp luật. Bộ luật dân sự 2015 đã mở
rộng quyền tự quyết định nội dung hợp đồng của các chủ thể trong quan hệ hợp đồng, hạn
chế sự can thiệp của cơ quan công quyền vào hoạt động giao kết, thực hiện hợp đồng591<sub>.Tuy </sub>
nhiên, pháp luật về hợp đồng của Việt Nam còn quy định quá nhiều trường hợp hợp đồng
phải tuân thủ điều kiện về hình thức văn bản hợp đồng. Điều này đã làm hạn chế phần nào
quyền tự do lựa chọn hình thức hợp đồng.



585<sub> Tổng cục Thống kê: Thơng cáo báo chí về kết quả sơ bộ Tổng điều tra Kinh tế năm 2017 (09:00 19/01/2018), </sub>




586<sub> Xem thêm từ Điều 8 đến Điều 15 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 </sub>


587<sub>Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2017) “Sách trắng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam”, trang 78 </sub>




588<sub>Điều 15, Điều 16 Bộ luật Dân sự năm 2015 </sub>
589<sub>Điều 85 Bộ luật Dân sự năm 2015 </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Quyền được tự do thỏa thuận thay đổi nội dung hợp đồng trong quá trình thực hiện.
Quy định này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc tôn trọng sự quyết định ý chí của
các bên trong q trình thực hiện hợp đồng kinh doanh, có thể là quyết định thay đổi một
phần hợp đồng, hoặc quyết định chấm dứt hợp đồng khi ý chí của cả hai bên trong hợp đồng
muốn thay đổi, bổ sung hợp đồng đã ký kết.


Quyền được tự do thỏa thuận các điều kiện đảm bảo để thực hiện hợp đồng như: Cầm cố
tài sản; thế chấp tài sản; đặt cọc; ký cược, kỹ quỹ; bảo lãnh... theo các quy định của pháp luật.


<i><b>2.5. Về quyền tự do lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh </b></i>


Một trong những quyền thể hiện sự tự do kinh doanh đó là quyền tự do lựa chọn cách
thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng thương lượng, hòa giải, tòa án hoặc trọng
tài thương mại. Trong thực tế, khi phát sinh tranh chấp, các bên trong quan hệ hợp đồng kinh
doanh thường gặp gỡ nhau để thương lượng, nhờ bên thứ ba đứng ra làm trung gian hòa giải,
chỉ khi thương lượng và hịa giải khơng thành các bên mới lựa chọn phương thức giải quyết


tranh chấp là tòa án hay trọng tài thương mại. Theo khảo sát của Bộ Tư pháp cho thấy,
phương thức giải quyết tranh chấp mà doanh nghiệp Việt Nam ưu tiên là thương lượng (57,
8%), tòa án (46, 8%), hòa giải (22, 8%) và cuối cùng mới là trọng tài (16, 9%)592.


Theo quy định hiện hành, nếu các bên đã thỏa thuận phương thức giải quyết tranh chấp
kinh doanh là trọng tài thương mại (các bên thỏa thuận trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp) thì
khi một bên tranh chấp khởi kiện vụ tranh chấp ra tịa thì tịa án sẽ từ chối giải quyết593<sub>. </sub>


Một trong những khó khăn khi giải quyết tranh chấp tại tòa án hiện nay là việc tòa án
áp dụng quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 và các luật chuyên ngành khi giải quyết vụ
án kinh doanh, thương mại. Ví dụ: Các tranh chấp về hợp đồng mua bán, được quy định
trong Bộ luật dân sự năm2015 về hợp đồng mua bán tài sản và quy định trong Luật Thương
mại năm 2005 về hợp đồng mua bán hàng hoá. Các tranh chấp về hợp đồng dịch vụ, được
quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015 về hợp đồng dịch vụ và được quy định trong Luật
Thương mại năm 2005 về hợp đồng cung ứng dịch vụ.


Một khó khăn nữa là việc thi hành phán quyết của cơ quan tòa án hoặc trọng tài.
Nhiều doanh nghiệp thắng kiện trong vụ tranh chấp kinh doanh nhưng gặp khơng ít khó khăn
khi thi hành án vì bên phải thi hành bản án khơng tự nguyện thi hành, chưa có hoặc khơng có
điều kiện để thi hành và thời gian thi hành án thường kéo dài. Năm 2017 được xem là năm
thành công của công tác thi hành án, tổng số phải thi hành là 869.430 việc, trong đó: số có
điều kiện thi hành là 693.264 việc (79, 74%); số chưa có điều kiện thi hành là 176.166 việc
(20, 26%). Kết quả: Thi hành xong 549.415 việc, đạt tỉ lệ 79, 25%. Tổng số tiền phải thi
hành án rất lớn: 163.658 tỷ 232 triệu 569 nghìn đồng và số chưa có điều kiện thi hành vẫn
chiếm tỷ lệ cao 43, 79% (tương đương số tiền là 71.658 tỷ 034 triệu 086 nghìn đồng)594<sub>. </sub>


<b>3. Một số kiến nghị nhằm thi hành các qui định về quyền tự do kinh doanh trong </b>
<b>Hiến pháp 2013 </b>


<i>Một là, các cơ quan có thẩm quyền cần rà soát, loại bỏ những quy định về một số </i>


<i>ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khơng phù hợp. </i>


Để bảo đảm quốc phịng, an ninh quốc gia, trật tự, an tồn xã hội, đạo đức xã hội, sức
khỏe của cộng đồng thì việc quy định các điều kiện kinh doanh là cần thiết đối với một số
592<sub> Tiến Anh, Mạnh Thắng “Tranh chấp thương mại: Chỉ 1% được giải quyết bằng trọng tài”đăng ngày hứ tư, ngày </sub>


06/04/2016 14:42
GMT+7


593<sub> Điều 6 Luật Trọng tài thương mại 2010 </sub>


594<sub>Nguyễn Xuân Tùng: “Năm 2017: Thi hành xong trên 35 nghìn tỷ đồng” đăng ngày 18/10/2017 </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

ngành nghề, tuy nhiên, như phân tích trong mục 2.1 thì một số ngành, nghề quy định điều
kiện kinh doanh chưa phù hợp. Để bảo đảm quyền tự do kinh doanh của các chủ thể được
thực thi một cách đầy đủ, cũng như thúc đầy nền kinh tế phát triển, các cơ quan chức năng
nên xem xét lại điều kiện kinh doanh của một số ngành, nghề như: sản xuất, sửa chữa chai
chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (chai LPG) (mục 43); xuất khẩu gạo (mục 55); kinh doanh tạm
nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh (mục 57); kinh doanh dịch vụ logistic (mục 60);
kinh doanh dịch vụ bảo hành và sửa chữa ô tô (mục 78); kinh doanh dịch vụ quản lý, vận
hành nhà chung cư (mục 119).


Một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khác nên được xem xét để sửa đổi, bổ
sung, chỉ quy định điều kiện kinh doanh ở khâu sản xuất các mặt hàng này mà không cần quy
định điều kiện kinh doanh ở khâu phân phối như: kinh doanh thủy sản (mục 150); kinh
doanh thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi (mục 151); kinh doanh phân bón (mục 161); kinh
doanh giống cây trồng, vật nuôi (mục 176); kinh doanh giống thủy sản (mục 177)595<sub>. Việc gỡ </sub>
bỏ rào cản điều kiện kinh doanh đối với một số ngành, nghề nêu trên sẽ góp phần thúc đẩy sự
phát triển kinh tế mạnh mẽ trong xã hội.



<i>Hai là, hoàn thiện các quy định về loại hình kinh doanh </i>


Bên cạnh việc rà soát, điều chỉnh điều kiện kinh doanh một số ngành, nghề thì việc
tiếp tục hồn thiện các quy định pháp luật về quản trị doanh nghiệp là rất cần thiết, đặc biệt
là loại hình cơng ty cổ phần.Vì đây là loại hình doanh nghiệp có nhiều nhà đầu tư cùng tham
gia góp vốn, các quy định pháp luật về cơ cấu tổ chức và quản trị của công ty cổ phần cần chi
tiết và cụ thể để bảo vệ lợi ích của các cổ đơng, đặc biệt là các cổ đông thiểu số.


Luật doanh nghiệp trao cho công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn được
quyền có hơn một người đại diện theo pháp luật và việc lựa chọn người đại diện theo pháp
luật việc nội bộ của công ty. Tuy nhiên, công ty khó có thể lựa chọn người đại diện pháp luật
nào ngoài hai chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc/Tổng Giám đốc596<sub>. Hơn </sub>
nữa, nếu cơng ty có hai người đại diện theo pháp luật trở lên thì cơng ty cũng khơng có
quyền phân định ai là người đại diện theo pháp luật cho công ty ở lĩnh vực nào, vì Luật
doanh nghiệp quy định người đại diện theo pháp luật là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp
thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh
nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng
tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật597<sub>. </sub>


Việc thu hồi con dấu khi doanh nghiệp thay đổi mẫu dấu đối với những doanh nghiệp
thành lập trước ngày 01/7/2015 cần có hướng dẫn chi tiết vì thực chất cơ quan công an
không có chức năng quản lý con dấu của doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp và
Luật đầu tư kể từ ngày 01/7/2015. Vậy họ phải thiết lập bộ phận chức năng tiếp quản con dấu
mà doanh nghiệp nộp lại trong những năm tới như thế nào, trách nhiệm đến đâu theo khoản 2
điều 15 Nghị định 96/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật
doanh nghiệp.


<i>Ba là, xây dựng và thực thi có hiệu quả việc hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển </i>


Việc ban hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2017 và quy định hướng


dẫn thi hành là một nỗ lực lớn của nhà nước ta với mong muốn hỗ trợ, thúc đẩy các doanh
nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa phát triển. Tuy nhiên, để chính sách hỗ trợ đến được với doanh
595<sub> Xem thêm Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam & Ngân hàng thế giới, Nhóm nghiên cứu Đậu Anh </sub>


Tuấn, Nguyễn Thị Diệu Hồng... “Báo cáo rà soát điều kiện kinh doanh và quyền tự do kinh doanh ở Việt Nam”
trang 11,


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

nghiệp một cách có hiệu quả cần sự vào cuộc của nhiều cơ quan chức năng triển khai chính
sách vì khơng phải doanh nghiệp nào cũng biết và hiểu các chính sách hỗ trợ. Bên cạnh đó,
thủ tục hành chính để nhận sự hỗ trợ về vốn còn phức tạp, nhiều điều kiện mà doanh nghiệp
phải đáp ứng như:


(1) Có dự án, phương án sản xuất - kinh doanh khả thi thuộc Danh mục các lĩnh vực
ưu tiên hỗ trợ của Quỹ.


(2) Chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện dự án, phương án sản xuất - kinh doanh
có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự đầy đủ.


(3) Phải đảm bảo nguồn vốn chủ sở hữu tham gia dự án, phương án sản xuất kinh
doanh tối thiểu 20% và phải đảm bảo đủ nguồn vốn để thực hiện dự án, phương án sản xuất -
kinh doanh.


(4) Có khả năng trả nợ trong thời hạn quy định tại hợp đồng tín dụng đã ký kết.
(5) Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của pháp luật hiện hành.
(6) Doanh nghiệp nhỏ và vừa có dự án, phương án sản xuất - kinh doanh khả thi được
hỗ trợ vay vốn từ Quỹ, thì khơng được hỗ trợ vay vốn ưu đãi từ các tổ chức tín dụng khác
của Nhà nước598<sub>. </sub>


Trong đó, điều kiện thứ (5) là rất khó đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Bên cạnh


đó, mức lãi suất cho vay của Quỹ cũng chưa thực sự hấp dẫn các doanh nghiệp nhỏ và siêu
nhỏ: không vượt quá 90% mức lãi suất cho vay thương mại599<sub> (mức lãi suất cho vay bình </sub>
quân của năm (05) ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội).


<i>Bốn là, hoàn thiện các quy định về hợp đồng kinh doanh góp phần thúc đẩy quyền tự </i>
<i>do kinh doanh </i>


Hiện nay, các quy định về hợp đồng kinh doanh được điều chỉnh bởi Bộ luật dân sự
và các luật chuyên ngành như: Luật thương mại, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật các tổ chức
tín dụng; Luật Điện lực ..., mặc dù Bộ luật dân sự có những quy định khá tiến bộ về hợp
đồng góp phần thúc đẩy quyền tự do kinh doanh nhưng quy định về nguyên tắc áp dụng Bộ
luật trong trường hợp có sự khác nhau giữa Bộ luật dân sự năm 2015 và luật khác thì các quy
định của luật khác sẽ được ưu tiên áp dụng, trừ trường hợp các quy định của luật khác vi
phạm nguyên tắc cơ bản của Bộ luật dân sự năm2015600<sub>. Vì vậy, các đạo luật chuyên ngành </sub>
vẫn chưa có sự sửa đổi nên trong thực tế khi áp dụng, khá nhiều quy định về hợp đồng còn
chưa hợp lý, chưa thúc đẩy quyền tự do kinh doanh của các chủ thể.


Ví dụ: Các quy định về chuyển giao rủi ro khi giao hàng trong Luật Thương mại năm
2005: “Chuyển rủi ro trong trường hợp khơng có địa điểm giao hàng xác định” (Điều 58);
“Chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là
người vận chuyển” (Điều 59); “Chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hoá đang trên
đường vận chuyển” (Điều 60).


<i>Năm là, thực thi có hiệu quả cơ chế giải quyết tranh chấp kinh doanh </i>


Việc giải quyết tranh chấp kinh doanh làm cho các chủ thể tốn kém nhiều về thời
gian, tiền bạc và cơ hội kinh doanh..., chính vì vậy, nhà nước ln khuyến khích các chủ thể
giải quyết được những tranh chấp trong kinh doanh bằng con đường thương lượng, hòa giải.
598<sub> Điều 7, Quyết định số 601/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17 tháng 4 năm 2013 về việc thành lập quỹ </sub>



phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.


599<sub> Khoản 3 Điều 8 Quyết định số 601/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17 tháng 4 năm 2013 về việc thành </sub>


lập quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Việc các chủ thể phải dùng đến phương thức giải quyết tranh chấp tại tòa án hay trọng tài
thương mại là phương thức cuối cùng. Tuy nhiên, cơ quan có thẩm quyền cần nỗ lực để các
phán quyến về tranh chấp kinh doanh của tòa án hay trọng tài thương mại được thực thi một
cách có hiệu quả. Chỉ có như vậy thì các chủ thể kinh doanh mới tin tưởng vào phương thức
giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng con đường chính thống.


<i><b>Kết luận </b></i>


Việc thi hành các quy định về quyền tự do kinh doanh trong Hiến pháp 2013 đòi hỏi
sự thay đổi trong tư duy lập pháp và thực hiện pháp luật của các chủ thể, đặc biệt chủ thể là
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng và thực hiện pháp luật. Những nội dung phân
tích trong bài viết này về thực trạng các quy định và thực tiễn thi hành quyền tự do kinh
doanh được ghi nhận trong Luật doanh nghiệp năm 2014, Luật đầu tư năm 2014, sửa đổi
năm 2016 và một số văn bản pháp luật có liên quan khác, các tác giả mong muốn đóng góp
một số ý kiến góp phần thi hành các quy định về quyền tự do kinh doanh trong Hiến pháp
2013 ngày một tốt hơn./.


<b>4. Tài liệu tham khảo </b>
<i><b>4.1.Văn bản Luật </b></i>


1. Bộ luật Dân sự năm 2015
2. Bộ luật Tố tụng dân sự 2014
3. Hiến pháp 1992, sửa đổi 2001
4. Hiến pháp 2013



5. Luật đầu tư 2014


6. Luật Doanh nghiệp 2014


7. Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017
8. Luật Thương mại 2005


9. Luật Trọng tài thương mại 2010


10. Nghị định 10/2011/NĐ-CP ngày 26/01/2011 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 về ban hành về Danh mục mức
vốn pháp định của các tổ chức tín dụng


11. Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 về quản lý hoạt động kinh
doanh vàng.


12. Nghị định 39/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 11 tháng 3 năm 2018 quy định chi
tiết một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017


13. Nghị định 52/2008 NĐ-CP ngày 22/04/2008 về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
14. Nghị định 90/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 10 năm 2011 về phát hành


trái phiếu doanh nghiệp


15. Nghị định 96/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19 tháng 10 năm 2015 Quy định chi
tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp 2014


16. Nghị định 99/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01 tháng 7 năm 2016 về quản lý và
sử dụng con dấu



</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<i><b>4.2. Tài liệu tham khảo khác </b></i>


18. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2017) “Sách trắng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam”,
trang 13


19.


20. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2017) “Sách trắng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam”,
trang 78


21.


22. Cục đăng ký kinh doanh: “Tình hình chung về đăng ký doanh nghiệp tháng 12 và
năm 2017”
(


23. Nguyễn Lâm, “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp”
/>
1f0-7871-4326-83d2-11fceebc16ea&ID=196&Web=914d7bf3-7db3-45a9-8171-24627cf1f24


24. Nguyễn Xuân Tùng: “Năm 2017: Thi hành xong trên 35 nghìn tỷ đồng” đăng ngày
18/10/2017
25. Phạm thu Hằng “Thực trạng pháp luật Việt Nam về quyền tự do hợp đồng”




26. Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam & Ngân hàng thế giới, Nhóm nghiên
cứu Đậu Anh Tuấn, Nguyễn Thị Diệu Hồng... “Báo cáo rà soát điều kiện kinh doanh
và quyền tự do kinh doanh ở Việt Nam” trang 10 đến 23,



27. Tiến Anh, Mạnh Thắng “Tranh chấp thương mại: Chỉ 1% được giải quyết bằng trọng


tài”đăng ngày hứ tư, ngày 06/04/2016 14:42 GMT+7

28. Tổng cục Thống kê: Thông cáo báo chí về kết quả sơ bộ Tổng điều tra Kinh tế năm


2017 (09:00 19/01/2018),


</div>

<!--links-->

×