Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

KHẢO SÁT QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN TỰ DO LẬP HỘI TRONG MỘT SỐ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ ĐA PHƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.83 KB, 10 trang )

KHẢO SÁT QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN TỰ DO LẬP HỘI
TRONG MỘT SỐ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ ĐA PHƯƠNG
Phạm Ngọc Thạch*

Quyền tự do lập hội, thường gắn với quyền tự do hội họp là một trong những
quyền chính trị căn bản của con người. Quyền lập hội và tự do hội họp hòa bình
được cho là đã có hơn 800 năm lịch sử, gắn với sự ra đời của Đại Hiến chương
(Magna Carta) của Anh vào năm 1215. Đại hội đồng của 25 quý tộc được lập ra
nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa nhà vua và thần đân được cho là có ý nghĩa quan
trọng trong việc hạn chế vương quyền vì Đại hội đồng lần đầu tiên trong lịch sử là
hội họp bởi các cá nhân, dù là quý tộc, đã được xác lập và với thẩm quyền cao hơn
Vua.1
Trong nhiều thế kỷ đấu tranh đòi quyền chính trị, quyền tự do lập hội và tự
do hội họp là một trong những quyền quan trọng nhất mà nhân dân theo đuổi.
Quyền tự do lập hội và tự do hội họp hòa bình là thiết yếu đối với khả năng của
người dân để gây áp lực lên chính quyền. Tự do hội họp hòa bình bao gồm những
hành động như biểu tình, tuần hành và diễn thuyết công khai. 2 Tự do lập hội được
công nhân, dưới hình thức này hay hình thức khác, bởi các tuyên bố nhân quyền
với nhiều mức độ khác nhau. Đây là một trong những quyền chính trị rõ ràng nhất
đôi khi được coi như là tự do dân sự, của một nhóm hoặc của cá nhân. Mục tiêu
của nó là cho phép tạo nên các đảng phái chính trị và những phong trào xã hội
khác, và ở phạm vi mở rộng, chính đáng hóa sự thành lập các tổ chức công đoàn,
mặc dù quyền hình thành và thuộc vào một tổ chức công đoàn thường được công
nhận một cách độc lập.3 Tự do lập hội (freedom of association) là quyền tự do
hình thành các hiệp hội, câu lạc bộ hoặc các nhóm khác của người dân, và để gặp
gỡ mọi người một cách cá nhân, không có sự can thiệp từ chính phủ. Quyền tự do
lập hội thường được dùng bao hàm cả quyền hội họp hòa bình.4
*

Thạc sỹ, Viện nghiên cứu Trung Quốc - Viện Khoa học xã hội Việt Nam


Stephen F. Rohde, Freedom of Assembly, Facts On File, Inc, 2005, tr.1-4.
James R. Lewis, Carl Skutsch, The Human Rights of Encyclopedia, M.E Sharpe
Publisher, New York, 2001.
3
David Robertson, A Dictionary of Human Rights (2nd edition), Taylor & Francis
Group, Europa Publications, London 2004.
4
Helmut K.Anheier and Regina A.List, A Dictionary Of Civil Society, Philanthropy and
The Non-Profit Sector, Taylor & Francis Group, Europa Publications, London and New
1

2


Từ đầu thế kỷ XX tới nay, trong quá trình đấu tranh giành quyền chính trị
của người dân trên thế giới, nhiều quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền
tự do lập hội và tự do hội họp hòa bình, đã được thừa nhận ở nhiều quốc gia, và
đặc biệt là trong nhiều điều ước quốc tế. Nghiên cứu này sẽ khảo sát quyền tự do
lập hội trong những điều ước quốc tế đa phương. Điều ước quốc tế đa phương
được hiểu là là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà
nước hoặc nhân danh Chính phủ một nước /vùng lãnh thổ với nhiều quốc gia, tổ
chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi
là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, hoặc văn
kiện có tên gọi khác.
Những điều ước quốc tế liên quan đến quyền lập hội và tự do hội họp hòa
bình mà bài viết này tập trung khảo sát gồm có những 4 loại cơ bản . Thứ nhất là
hiến chương của tổ chức liên chính phủ. Việc gia nhập các tổ chức liên chính phủ
đòi hỏi chính phủ các nước, vùng lãnh thổ phải tán thành những vấn đề được nêu
trong hiến chương của tổ chức đó. Thứ hai, là các tuyên bố chung của các tổ chức
đó. Những tuyên bố chung của các tổ chức liên chính phủ thông thường phản ánh

ý chí của đa số các nước thành viên tổ chức. Thứ ba là các công ước quốc tế mà
các nước tham gia ý kết. Thứ tư là các văn kiện khác. Theo đó, đối với vấn đề
quyền lập hội và tự do hội họp hòa bình, có 32 văn kiện có liên quan. (Xem phụ
lục). Cụ thể, có có 6 tuyên ngôn, tuyên bố, 14 công ước, 7 hiến chương và 5 văn
kiện khác.
Bảo hộ pháp lý
Quyền lập hội và quyền tự do hội họp hòa bình là một trong những quyền
cơ bản của con người đã được công nhận và thể hiện qua nhiều điều ước quốc tế.
Trên bình diện toàn cầu, có thể thấy qua một số tuyên bố và công ước quốc tế của
Liên Hợp Quốc (UN) và cơ quan đặc biệt của Liên Hơp Quốc như Tổ chức Lao
động Quốc tế (ILO). Bên cạnh đó, các tổ chức liên chính phủ mang tính khu vực
cũng đã có những công ước và tuyên bố có liên quan đến quyền lập hội. Đó là các
tổ chức như Hội đồng Châu Âu (Council of Europe), Tổ chức An ninh và Hợp tác
tại Châu Âu (Organization for Security and Cooperation in Europe- OSCE), Tổ
chức các quốc gia châu Mỹ (Organization of American States - OAS), Liên minh
châu Phi (The African Union - AU), Liên đoàn các nhà nước Ả rập (League of
Arab States- LAS), Tổ chức Hợp tác Islam (Organisation of Islamic CooperationOIC) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
York, 2005.


Những văn kiện quốc tế liên quan tới quyền lập hội và quyền tự do hội họp
hòa bình có sự khác biệt theo khu vực. Liên Hợp Quốc là tổ chức có nhiều công ước
và tuyên bố chung liên quan tới vấn đề quyền lập hội và quyền tự do hội họp hòa bình
nhất, với 10 Tuyên ngôn, Công ước và Nghị quyết, nếu tính cả Tổ chức Lao động
Quốc tế như một cơ quan của Liên Hợp Quốc, thì số văn kiện quốc tế cơ bản liên
quan lên tới 15. Đứng thứ hai là Tổ chức An ninh và Hợp tác tại Châu Âu (OSCE),
với 6 văn kiện. Hội đồng Châu Âu, Tổ chức các quốc gia Châu Mỹ, và Liên minh
Châu Phi cũng có 3 văn kiện mỗi tổ chức. Các tổ chức còn lại là Liên đoàn các Nhà
nước Ả rập, Tổ chức Hợp tác Islam và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á mỗi tổ
chức chỉ có 1 văn kiện quốc tế có liên quan tới quyền lập hội và tự do hội họp hòa

bình.
Bảng 1: Số văn kiện quốc tế có liên quan tới quyền lập hội và quyền tự do hội
họp hòa bình của một số tổ chức quốc tế
STT

Tên Tổ chức

Năm thành lập

Số
văn
kiện

1. Liên Hợp Quốc

1945

10

2. Tổ chức Lao động Quốc tế

1919

5

3. Hội đồng Châu Âu

1947

3


4. Tổ chức An ninh và Hợp tác 1973
tại Châu Âu

5

5. Tổ chức các quốc gia châu 1948
Mỹ

3

6. Liên minh châu Phi

3

2002 (Tiền thân là Tổ chức Đoàn
kết châu Phi, thành lập năm 1963)

7. Liên đoàn các nhà nước Ả rập 1945

1

8. Tổ chức Hợp tác Islam

1

2011 (Tiền thân là Tổ chức Hội
nghị Hồi Giáo, thành lập năm
1969)



9. Hiệp hội các quốc gia Đông 1967
Nam Á

1

Trong số 32 văn kiện được khảo sát, văn kiện quốc tế ghi nhận quyền tự do
lập hội sớm nhất là của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Hiến chương của Tổ
chức Lao động Quốc tế (1919) với lời nói đầu yêu cầu các bên tham gia công nhận
quyền tự do lập hội, và Tuyên bố liên quan tới mục tiêu và mục đích của ILO
(Tuyên bố Philadelphia) (1944) tại phần I cũng đã xác lập tự do lập hội là một
trong trong những nguyên tắc cơ bản của ILO.
Trong số các tổ chức liên chính phủ, Tổ chức các quốc gia Châu Mỹ
(Organization of American States) là tổ chức có công nhận quyền tự do lập hội sớm
nhất. Tháng 4/1948, Tổ chức các quốc gia Châu Mỹ đã đưa ra Tuyên ngôn của châu
Mỹ về Quyền và Nghĩa vụ của con người (American Declaration of the Rights and
Duties of Man) tại Bogota, Columbia, trong đó ghi nhận quyền tự do lập hội tại Điều
XXII. Tuyên ngôn này thậm chí còn sớm hơn cả Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền
(The Universal Declaration of Human Rights) do Liên Hợp Quốc đưa ra vào ngày
12/10/1948.
Những văn kiện quốc tế có liên quan tới quyền lập hội có sự ngắt quãng
đáng chú ý. Từ năm 1948 đến 1950, liên tiếp có 5 văn bản được công bố. Tuy
nhiên, từ thời điểm 1950 đến 1964, không có văn kiện nào được xây dựng mới.
Chỉ từ năm 1965 trở đi, thì số lượng văn kiện mới được ký kết mới bắt đầu có sự
liên tục trở lại. Đặc biệt, trong thập niên 1990s, có tới 8 trong số 32 văn kiện quốc
tế được khảo sát đã được đưa ra trong thời kỳ này.
Trên bình diện chung, có thể thấy các văn kiện quốc tế có liên quan tới
quyền lập hội chủ yếu được ghi nhận trong các văn kiện có liên quan đến quyền
con người. Trong số 32 văn kiện được khảo sát, có tới 20 văn kiện trực tiếp có liên
quan tới quyền con người. Số văn kiện có tên gọi trực tiếp liên quan tới quyền lập

hội là tương đối thấp, chỉ với 3 văn kiện, đó là Công ước về quyền tự do lập hội và
quyền tổ chức (1948), Công ước về Quyền tổ chức và thương lượng tập thể (1949)


của ILO, Nghị quyết của Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc về Quyền Tự do
hội họp và tự do lập hội (UN) (2010).
Quyền tự do lập hội được ghi nhận trong nhiều văn kiện quốc tế có hai khía
cạnh căn bản. Thứ nhất, một cá nhân được tự do tham gia vào quan hệ với – dù là vì
mục đích gì – dù chỉ là trong thời gian ngắn hoặc lâu dài – bằng khế ước, bằng sự
ưng thuận hoặc mặc nhận. Nó cũng ám chỉ tới sự tự do từ chối tham gia vào các mối
quan hệ như vậy hoặc chấm dứt các mối quan hệ khi không bị bắt buộc bởi giả định
tự nguyện về nghĩa vụ duy trì mối quan hệ đó. Do đó, tự do lập hội là sự tự do khá
rộng lớn. 5 Thí dụ, Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền của Liên Hợp Quốc (1948)
đã quy định: (1) Mọi người đều có quyền tự do hội họp và lập hội, một cách ôn hòa
và (2) Không một ai có thể bị cưỡng bách gia nhập vào một đoàn thể. 6 Công ước
Nhân quyền của Châu Âu (1950) tại Điều 11 (1) và (2), Công ước quốc tế của Liên
Hợp Quốc về quyền dân sự và chính trị (1966) tại Điều 22 (1) và (2), Công ước
quốc tế của Liên Hợp Quốc về quyền kinh tế, dân sự và văn hóa (1966) tại Điều 8,
Công ước của châu Mỹ về Nhân quyền (1969) tại Điều 16 về quyền lập hội tự do và
Hiến chương châu Phi về Nhân quyền và Quyền con người (1981) tại Điều 10 cũng
có quy định tương tự.
Quyền tự do lập hội và hội họp hòa bình đã được đưa vào nhiều lĩnh vực
trong các công ước quốc tế. Đó là các lĩnh vực như chống phân biệt chủng tộc 7,
quy định các quyền cơ bản về kinh tế, xã hội và văn hóa, 8 quyền dân sự và chính
trị,9 quyền con người và quyền các dân tộc 10, và liên quan đến dân chủ, bầu cử và
quản lý11.
Quyền tự do lập hội và hội họp hòa bình cũng được quy định cho nhiều đối
tượng đa dạng. Ngoài những quy định chung về công dân nói chung, thì nhiều

Larry Alexander, What is freedom of Association and what is its denial?, Social

Philosophy and Policy, Vol. 25, No. 2, 2008
6
Điều 20, Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền của Liên Hợp Quốc
7
Điều 5(d)(ix) Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc.
8
Điều 8, Công ước Quốc tế của Liên Hợp Quốc về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa.
9
Điều 21, 22, Công ước quốc tế của Liên Hợp Quốc về các quyền dân sự và chính trị.
10
Điều 10, Hiến chương Châu Phi về quyền con người và quyền các dân tộc
11
Điều 6. Điều 7 và Điều 12, Hiến chương của châu Phi về Dân chủ, Bầu cử và quản lý.
5


công ước đã hướng vào các đối tượng cụ thể. Đó là phụ nữ 12, trẻ em13, công nhân
nhập cư và gia đình của họ14, người bị mất tích cưỡng bức15, người tàn tật16, người
dân tộc thiểu số (tại châu Âu)17. Đây đều là những đối tượng yếu thế trong xã hội.
Quyền tự do lập hội và quyền tự do hội họp hòa bình đều có những giới hạn
của nó. Công ước Quốc tế của Liên Hợp Quốc về các Quyền Dân sự và Chính trị
(1966) đã nêu rõ các vấn đề này. Cụ thể, quyền hội họp hòa bình phải được công
nhận, nhưng việc thực hiện quyền này sẽ bị hạn chế trong trường hợp “do pháp luật
quy định và là cần thiết trong một xã hội dân chủ, vì lợi ích an ninh quốc gia, an
toàn và trật tự công cộng, và để bảo vệ sức khỏe và đạo đức xã hội hoặc bảo vệ
quyền và tự do của những người khác.” 18 Tương tự, mọi người có quyền tự do lập
hội với những người khác, kể cả quyền lập và gia nhập các công đoàn để bảo vệ lợi
ích của mình. Việc thực hiện quyền này không bị hạn chế, trừ những hạn chế do
pháp luật quy định và là cần thiết trong một xã hội dân chủ, vì lợi ích an ninh quốc
gia, an toàn và trật tự công cộng, và để bảo vệ sức khoẻ hoặc đạo đức của công

chúng hay các quyền và tự do của người khác. Điều này không ngăn cản việc đặt ra
những hạn chế hợp pháp trong việc thực hiện quyền này đối với những người làm
việc trong các lực lượng vũ trang và cảnh sát.19 Hạn chế này cũng được đặt ra trong
Công ước của Châu Âu về nhân quyền Đó là: “Không có hạn chế nào được đặt ra
đối với việc thực thi những quyền trên(quyền tự do hội họp hòa bình và tự do lập
hội) ngoài những gì được quy định rõ trong luật và là cần thiết cho một xã hội dân
chủ vì lợi ích của an ninh quốc gia hoặc an toàn công cộng, để ngăn ngừa hỗn loại
hoặc tội phạm, vì mục đích bảo vệ sức khỏe hoặc đạo đức hoặc để vào vệ quyền và
tự do của người khác. Điều này sẽ không ngăn cản việc áp đặt một số hạn chế hợp
pháp đối với việc thực thi những quyền này bởi thành viên của các đơn vị vũ trang,
cảnh sát hoặc cơ quan hành chính nhà nước”20

Điều 7, Công ước Quốc tế của Liên Hợp Quốc về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối với phụ
nữ.
13
Điều 15, Công ước quốc tế của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em.
14
, Điều 26 và Điều 40, Công ước Quốc tế của Liên Hợp Quốc về bảo vệ quyền của công
nhân nhập cư và thành viên gia đình của họ.
15
Điều 24, Công ước Quốc tế của Liên Hợp Quốc về bảo vệ tất cả mọi người hỏi bị mất
tích cưỡng bức,
16
Điều 29, Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền của người tàn tật.
17
Điều 7 Công ước khung của Hội đồng châu Âu về bảo vệ các dân tộc thiểu số
18
Điều 21, Công ước quốc tế của Liên Hợp Quốc về các quyền dân sự và chính trị.
19
Điều 22, Công ước quốc tế của Liên Hợp Quốc về các quyền dân sự và chính trị.

20
Điều 11, Công ước của Châu Âu về nhân quyền.
12


Quy định về quyền tự do lập hội và quyền hội họp hòa bình có hai cách tiếp
cận trong các văn kiện quốc tế được khảo sát. Trong các văn kiện mà chủ đề chính
là quyền con người, thì quyền tự do lập hội và quyền hội họp hòa bình được tiếp
cận dưới góc độ là quyền của cá nhân. Các văn kiện quốc tế do Liên Hợp Quốc
ban hành cũng như của các tổ chức khu vực đều phản ánh điều này. Trong khi đó,
trong các văn kiện do Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đề xuất, thì quyền tự do lập
hội và quyền hội họp hòa bình được tiếp cận dưới giác độ quyền tập thể. Công ước
về quyền tự do lập hội và quyền tổ chức (1948), Công ước về Quyền tổ chức và
thương lượng tập thể (1949) của ILO. “Tự do lập hội” được xem trong các công
ước của ILO như là quyền để tổ chức, lãnh đạo quyền để thương lượng tập thể, và
(trong giới hạn) quyền để rút khỏi lực lượng lao động. Những công ước này đã
đặt ra các chuẩn cho tự do và tự chủ của các tổ chức của công nhân và chủ sử dụng
lao động và việc cấm đoán sự can thiệp của nhà nước. 21
Cơ chế bảo vệ quyền tự do lập hội và quyền hội họp hòa bình
Tại Liên Hợp Quốc, việc bảo vệ quyền tự do lập hội và quyền hội họp hòa
bình nằm trong các cơ chế chung về bảo vệ nhân quyền. Có hai loại cơ bản, đó là
cơ chế dựa trên Hiến chương (charter-based mechanism) và cơ chế dựa trên công
ước (treaty-based mechanism).
Theo cơ chế dựa trên Hiến chương, thì các cơ quan được thành lập theo
Hiến chương của Liên Hợp Quốc có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bảo vệ các
quyền con người cơ bản, trong đó có quyền tự do lập hội và hội họp hòa bình. Các
cơ quan đó bao gồm Đại hội đồng (General Assembly), Hội đồng Bảo an (Security
Council), Hội đồng Kinh tế và Xã hội (Economic and Social Council - ECOSOC),
Hội đồng Quản thác (Trusteeship Council) và Toà án quốc tế (International Court of
Justice - ICJ), Hội đồng quyền con người của Liên hợp quốc (UN Human Rights

Council - HRC).
Cơ chế dựa trên công ước là thông qua các ủy ban giám sát việc thực hiện
một số công ước quốc tế về quyền con người, được thành lập theo quy định của
bản thân các công ước đó. Thẩm quyền của các ủy ban này là tương đối hẹp, tập
trung vào giám sát, thúc đẩy việc thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con
người, thông qua việc nhận, xem xét và ra khuyến nghị liên quan đến các báo cáo
về việc thực hiện các công ước này của những quốc gia thành viên. Một số uỷ ban

21

Lord Wedderburn, Freedom of association or right to organize, Industrial Relations Journal

Volume 18, Issue 4, pages 244–254, December 1987.


còn được giao quyền nhận, xem xét và xử lý các khiếu nại về việc vi phạm các
quyền con người được ghi nhận trong một số công ước.22
Mặc dù đã có nhiều văn kiện quốc tế bảo hộ quyền tự do lập hội và hội họp
hòa bình, nhưng cơ chế bảo vệ các quyền qua các văn kiện này là khá hạn chế.
Cho tới nay, trong số 8 tổ chức chính (xem bảng 1) với các văn kiện quốc tế có
liên quan được đưa ra, thì chỉ có 3 tổ chức khu vực là có cơ chế bảo vệ quyền tự
do lập hội và quyền hội họp hòa bình tương đối hiệu quả. Đó là Hội đồng Châu
Âu, Tổ chức các quốc gia châu Mỹ, Liên minh Châu Phi.
Tòa án nhân quyền châu Âu có thẩm quyền giải quyết các vụ vi phạm Công
ước của Châu Âu về Nhân quyền của các nước thành viên Hội đồng châu Âu. Tòa
án Nhân quyền Châu Âu được thành lập theo Công ước Châu Âu về Nhân quyền,
với trụ sở chính tại Strabourge, Pháp. Kể từ ngày 1/11/1998, sau khi Nghị định thư
11 sửa đổi Công ước này có hiệu lực, Tòa án Nhân quyền Châu Âu đã hoạt động
như một cơ quan thường trực. Tòa án nhân đơn trực tiếp từ cá nhân hoặc tổ chức.
Bảng 2: Một số vụ việc mà Tòa án Nhân quyền Châu Âu đã xét xử

Young, James and Webster v. the United Kingdom, nos. 7601/76 and
7896/77, Commission’s report of 14 December 1979, Series B, no. 39,
p. 36, § 167

1979

McFeeley v. the United Kingdom, no. 8317/78, Commission’s decision of
15 May 1980, Decisions and Reports (DR) 20, p. 44

1980

Le Compte, Van Leuven and De Meyer v. Belgium, judgment of 23 June
1981, Series A no. 43

1981

Cheall v. United Kingdom, no. 10550/83
Holy Monasteries v. Greece, no. 13092/88, Commission’s decision of 5
June 1990
Ezelin v. France

1990
1991

Sigurđur A. Sigurjónsson v. Iceland, judgment of 30 June 1993, Series A
no. 264
Gustafsson v. Sweden

1996


United Communist Party of Turkey and others v. Turkey

1998

Sidiropoulos and Others v. Greece

1998

22

Cơ chế nhân quyền Liên Hợp Quốc
/>

Socialist Party and Others v. Turkey

1998

Chassagnou and Others v. France

1999

Grande Oriente d’Italia de Palazzo Guistiniani v. Italy (Application No.
35972/97) 2 August 2001

2001

NF v. Italy (Application No. 37119/97) 2 August 2001

2001


Stankov and the United Macedonian Organization Ilinden v. Bulgaria

2001

Refah Partisi (Prosperity Party) and others v. Turkey

2003

Gorzelik and others v. Poland

2004

Nguồn: NGO Law Mornitoring, www.icnl.org
Tổ chức các quốc gia châu Mỹ có hai cơ chế bảo vệ quyền tự do lập hội và
quyền hội họp hòa bình. Đó là Tòa án Nhân quyền liên Mỹ và Ủy ban Nhân quyền
liên Mỹ (IACHR). Tòa án Nhân quyền liên Mỹ là cơ quan tư pháp của Tổ chức
các quốc gia châu Mỹ có mục đích áp dụng và giải thích Công ước của Châu Mỹ
về Nhân quyền. Ủy ban Nhân quyền liên Mỹ được trao quyền trong Hiến chương
Tổ chức các quốc gia châu Mỹ và Công ước của Châu Mỹ về Nhân quyền. Thông
qua xét xử các vụ việc vi phạm quyền tự do lập hội và quyền hội họp hòa bình,
Tòa án Nhân quyền Châu Mỹ và Ủy ban Nhân quyền Châu Mỹ thúc đẩy việc bảo
vệ hai quyền này, cùng với các quyền con người khác.
Bảng 3: Một số vụ việc mà Tòa án Nhân quyền Liên Mỹ đã xét xử
Inter-American Court of Human Rights Decisions

Year

Advisory Opinion OC-5/85: Compulsory Membership in an Association 1985
Prescribed by Law for the Practice of Journalism
Case of Baena-Ricardo et al. v. Panama


2001

Case of Huilca-Tecse v. Peru

2005

Case of Cantoral-Huamaní and García-Santa Cruz v. Peru

2007

Case
of
Escher
et
al.
v.
( />
Brazil 2009

Case
of
Kawas
Fernández
v.
Honduras 2009
( />Inter-American Commission on Human Rights Cases

Year


Nicaragua: Case 7310: Nicaraguan Seamen's Union

1982


Argentina: Cases 9777 and 9718: Maximo Bomchil and Alejandro M. Ferrari

1988

Guatemala: Case 10.518 :Hector Oqueli and Gilda Flores

1992

Mexico: Case 11.610, Loren Laroye Riebe Star, Jorge Barón Guttlein, and 1999
Rodolfo Izal Elorz ( />%2011.610.htm)
Nguồn: NGO Law Mornitoring, www.icnl.org
Liên minh Châu Phi có hai cơ chế bảo vệ quyền tự do hội họp và hội họp
hòa bình, bao gồm Tòa án Châu Phi về quyền còn người và quyền dân tộc và Ủy
ban quyền con người và quyền dân tộc châu Phi. Tòa án châu Phi về quyền con
người và quyền các dân tộc (African Court on Human and Peoples’ Rights) được
thành lập vào năm 2004 khi Nghị định thư bổ sung Hiến chương châu Phi về
quyền con người và quyền các dân tộc (thông qua năm 1998) có hiệu lực. Bên
cạnh đó, còn có Ủy ban quyền con người và quyền các dân tộc châu Phi được
thành lập vào năm 1981. Ủy ban này có các chức năng: bảo vệ các quyền con
người và quyền của dân tộc; thúc đẩy các quyền con người và quyền của dân tộc;
giải thích Hiến chương châu Phi về quyền con người và quyền của dân tộc.
Hiệp hội ASEAN cũng mới thành lập Ủy ban liên chính phủ ASEAN về
nhân quyền (AICHR) vào ngày 20/9/2009 tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN lần thứ
42. Tuy nhiên, AICHR chỉ là một cơ quant ham vấn, không có thẩm quyền đưa ra
các quyết định mang tính ràng buộc, xem xét các vụ việc hay tiến hành các vụ điều

tra. Quyết định của AICHR là theo cơ chế đồng thuận. AICHR chủ yếu làm nhiệm
vụ phát triển chiến lược, nâng cao nhận thức, thúc đẩy xây dựng năng lực, phát
triển quan điểm chung, đưa ra các ý kiến tham vấn, dự thảo văn kiện, tiến hành
nghiên cứu và thúc đẩy đối thoại và tham vấn giữa các thành viên.
Kết luận
Quyền tự do lập hội là một trong những quyền chính trị căn bản mà nhân
dân trên thế giới đã đấu tranh trong vài thập kỷ gần đây. Đến nay, quyền tự do lập
hội đã được ghi nhận trong nhiều điều ước quốc tế. Mặc dù được ghi nhận trong
nhiều văn kiện quốc tế, nhưng hiện nay cơ chế bảo vệ các quyền này còn hạn chế
ở cấp toàn cầu. Ở cấp độ khu vực, cơ chế bảo vệ quyền tự do hội họp được thực
hiện tương đối hiệu quả ở châu Âu, châu Mỹ và châu Phi.



×