Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Học Cách Làm Giàu Từ Hai Bàn Tay Trắng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.05 KB, 74 trang )

Học cách làm giàu. Phần 1: Kế hoạch làm giàu
Bộ tài liệu mang tính chất cẩm nang "Học cách làm giàu" bao gồm
9 phần, thâu tóm những kiến thức cơ bản nhất mà mỗi cá thể cũng
như doanh nghiệp thời hiện đại cần nắm vững để có thể xác định
mục tiêu và xây dựng cho mình một chiến lược làm giàu, và sau
đó, từng bước biến kế hoạch này thành hiện thực.
Bộ tài liệu này cũng cung cấp kiến thức chung về các mơ hình tài
chính, đầu tư, quản trị, giải thích các khái niệm về các hiện tượng
và phạm trù kinh tế, giúp nâng cao nhận thức chung.
Phần 1: Kế hoạch làm giàu
1. Xác định vốn liếng của Bạn
2. Ngân quỹ của Bạn
3. Các giấy tờ cần thiết
4. Xác lập mục tiêu
5. Bắt đầu lên kế hoạch ngay!
6. Vay tiền
7. Trắc nghiệm
8. Tổng kết
Vốn liếng của Bạn là gì?
Giả sử Bạn muốn đưa gia đình tới Florida hoặc đưa người thương của
mình du ngoạn vùng biển Caribê. Khi Bạn gọi điện thoại tới các văn
phòng du lịch để đăng ký chuyến đi, họ sẽ hỏi Bạn một số câu hỏi:


-

Khi nào Ông/ Bà muốn đi
Ổng/ Bà muốn đi đâu
Ông/ Bà dự định chi bao nhiêu tiền
Ông/ Bà định đặt phòng loại nào


Một nhà đầu tư cũng sẽ hỏi những câu tương tự. Điều quan trọng là
phải biết, về mặt tài chính, hiện nay Bạn đang đứng ở vị trí nào. Biết
được mục tiêu của mình cho tương lai, các nguồn lực tài chính đang có
để đạt mục tiêu đó cũng rất quan trọng. Vị trí hiện tại được đo bằng vốn
liếng hiện nay của Bạn, vị trí Bạn muốn đạt tới được xác định bằng các
mục tiêu và mục đích của Bạn. Kế hoạch về tài chính sẽ chỉ đường dẫn
lối để Bạn đi từ vị trí hơm nay tới vị trí mong ước ngày mai. Mục tiêu
tài chính của Bạn có thể là tích luỹ đủ tiền để đi du lịch hoặc để cho
con cái được học hành đến nơi đến chốn. Khi đã thiết lập được mục
tiêu, Bạn cần xác định vị trí hiện nay của mình cịn cách mục tiêu đó
bao xa. Vốn liếng của Bạn, tính bằng tổng các tài sản của Bạn (tất cả
những gì Bạn có, kể cả nhà và phương tiện đi lại) trừ đi tổng số tiền mà
Bạn đang nợ (thẻ tín dụng, các khoản nợ khác v.v.), sẽ cho Bạn biết vị
trí hiện tại của Bạn. Đầu tiên, xin hãy tính tốn vốn liếng của mình, lúc
đó Bạn mới có thể xây dựng một chiến lược thích hợp để đạt mục tiêu.
Vốn liếng hiện tại của Bạn sẽ:
-

Cho Bạn một điểm khởi đầu
Giúp Bạn xây dựng chiến lược phù hợp
Giúp Bạn đo lường được tiến bộ của mình mỗi lần đánh giá lại
vốn liếng
Giúp Bạn sống có nguyên tắc và kỷ luật về tài chính
Loại bỏ sự bấp bênh vì khơng biết rõ vị trí hiện tại của mình
Q trình định giá vốn liếng bắt đầu bằng việc thu thập dữ liệu. Cần
phải có ý niệm rõ ràng về trị giá nhà và xe của Bạn, những khoản tiền
mà Bạn đang nợ (thẻ tín dụng, các khoản nợ cá nhân, các khoản cầm
cố, v.v.). Việc thu thập những dữ liệu này chẳng vui vẻ gì, nhưng kết
quả sẽ là một thống kê tài chính mà Bạn sẽ cần đến nhiều lần trong q
trình lập kế hoạch tài chính như thuế má, bất động sản hay kế hoạch

nghỉ hưu chẳng hạn. Mẫu sau đây (nhấp chuột để tải xuống) là một ví


dụ đơn giản, có thể áp dụng cho trường hợp của Bạn. Bạn hãy in ra và
điền vào, không cần thật chính xác, chỉ cần ước tính để giúp Bạn khởi
động.
Kết luận
Bản thống kê vốn liếng của Bạn, bằng tổng số những gì Bạn có trừ đi
tổng số tiền mà Bạn nợ, sẽ thể hiện vị trí hiện tại của Bạn. Nó sẽ cho
Bạn điểm khởi đầu và mách cho Bạn biết Bạn có thể trơng cậy vào
những nguồn lực nào.
2. Ngân quỹ
Đã bao giờ Bạn viết séc hoặc dùng thẻ tín dụng mà chỉ thầm mong séc
khơng bị trả lại hoặc thẻ tín dụng khơng bị từ chối chưa? Nhưng khi
Bạn đã có kế hoạch, dù là một kế hoạch đơn giản nhất, Bạn cũng sẽ
tránh được tình trạng séc bị trả lại hoặc thẻ tín dụng hết tiền.
Một kế hoạch chi tiêu hoặc bản thống kê lưu lượng tiền mặt sẽ giúp
Bạn nắm được luồng tiền ra tiền vào của mình. Bạn cần xác định các
khoản thu chi. Việc này còn quan trong hơn là ngồi theo dõi từng xu
cuối cùng, vì vậy, nếu Bạn khơng biết rõ về một khoản mục nào đó, hãy
cố gắng đốn thật sát.
Dựa vào thơng tin thu được, Bạn có thể quyết định nên tiết kiệm bao
nhiêu, lượng tiết kiệm như vậy đã đủ để đáp ứng mục tiêu lâu dài của
mình chưa. Cũng có thể sử dụng bản thống kê nói trên để xét lại thói
quen chi tiêu. Nếu chi nhiều hơn thu, kế hoạch chi tiêu sẽ giúp Bạn
quyết định phải điều chỉnh như thế nào.
Nhiều nhà đầu tư thấy vạch kế hoạch chi tiêu hàng tháng rất có ích vì
có nhiều khoản phải chi hàng tháng. Hãy điền vào mẫu sau (Nhấp
chuột để tải xuống). Nếu có khoản nào khơng rõ chi phí bao nhiêu, hãy
cứ đốn, Bạn có thể điều chỉnh sau.

Khi tiết kiệm cho một mục tiêu nào đó, chẳng hạn mua nhà hay cho con
đi học, một số gợi ý sau có thể sẽ có ích cho Bạn:


Sau khi xem xét ngân quĩ, Bạn có thể thấy vốn liếng của mình khơng
tăng nhanh như mong muốn. Bạn có thể cắt giảm chi tiêu, tăng thu
nhập hoặc áp dụng cả hai cách.
Để tình hình lưu thơng tiền mặt được tốt hơn, Bạn hãy thử:
-

Giảm các khoản chi tiêu lặt vặt. Một cốc cà phê hoặc mua đồ ăn
trưa ngồi tiệm mỗi ngày thơi cộng lại cũng sẽ là một khoản đáng
kể. Hãy thử theo dõi xem Bạn tốn bao nhiêu vào những khoản
như vậy trong một tháng để quyết định đó có phải là cách Bạn
muốn chi tiêu khơng. Và có thể Bạn sẽ thấy đã đến lúc bỏ thuốc
lá, kèm theo đó tiết kiệm được chi phí mua thuốc.
Tiết kiệm khi mua sắm. Tránh mua sắm đồ đạc tiện nghi và hãy
mua sỉ nếu có thể.
Mặc cả mọi thứ, từ những khoản mua sắm lớn đến tỷ giá lãi
suất ngân hàng.
Điều chỉnh lại cơ cấu nợ. Trước hết, hãy trả sạch những khoản nợ
“đắt” nhất (ví dụ nợ thẻ tín dụng). Hãy xin vay một khoản trong ngân
hàng để trả hết các khoản nợ này. Hãy tìm kiếm và đàm phán để được
hưởng tỷ giá ưu đãi nhất.
3. Các loại giấy tờ cần thiết
Giữ những giấy tờ này có lợi như thế nào?
Hiểu biết là một trong những nhân tố then chốt để thu lợi. Bạn phải biết
rõ nguồn thu của mình từ đâu ra và được chi cho cái gì. Nếu biết được
mình chi tiền vào đâu, Bạn sẽ tìm được cách giảm chi phí hàng tháng
mà không cần điều chỉnh lối sống.

Bạn cần 4 bản thống kê để biết đã tiêu tiền như thế nào, bao gồm: các
hóa đơn thẻ tín dụng, giấy báo của ngân hàng mỗi tháng, bản khai thuế
thu nhập và thống kê đầu tư.
Thẻ tín dụng: - Thẻ tín dụng có thể là một trong những công cụ hữu
hiệu nhất cho kế hoạch tài chính của cá nhân Bạn. Thẻ tín dụng sẽ cho
Bạn một khoản vay tín dụng tự do trong thời gian ngắn nếu sau đó Bạn
trả hết nợ mỗi tháng. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thẻ, điều
đó thúc đẩy việc mua hàng bằng thẻ, giúp bớt phải đi lại, không phải


mang theo nhiều tiền mặt và nhiều ưu điểm khác nữa. Do đó, bản thơng
báo hàng tháng về thẻ tín dụng sẽ cung cấp cho Bạn thông tin cần thiết
để theo dõi tình hình chi tiêu hàng tháng.
Giấy báo ngân hàng: - Thông báo ngân hàng sẽ bổ sung nốt phần mà
thơng báo thẻ tín dụng khơng có, nó cho Bạn biết tần suất sử dụng thẻ
ATM của Bạn, số tiền chi cho các khoản thanh toán tự động và trực
tiếp. Bạn nên lập các khoản thanh toán tự động càng nhiều càng tốt, để
trả cho những khoản như tiền gas, tìên nước, nợ thế chấp trả góp, v.v.
Bạn nên trả các hóa đơn bằng thẻ tín dụng hoặc chuyển khoản tự động
và theo dõi mọi chi phí của mình, thỉnh thoảng mới tiêu tiền mặt.
Bản kê khai thuế thu nhập: - Bản kê khai thuế thu nhập và mọi giấy tờ
khác đi kèm sẽ cung cấp thông tin về thu chi và tiết kiệm của Bạn.
Nhiều người đóng thuế xong là vứt luôn biên lai đi. Bạn đừng làm vậy.
Hãy giữ và theo dõi biên lai thuế cũ để xem tình hình tài chính của
mình.
Thống kê đầu tư: - Loại giấy báo này cung cấp những thông tin như:
Bạn đã làm ra bao nhiêu tiền, đã đầu tư vào cái gì và vào đâu, giá mua
trung bình là bao nhiêu, Bạn đã lãi hay lỗ…
Giữ các giấy tờ này ở đâu?
Hãy giữ tất cả các giấy tờ đó ở một nơi có thể dễ dàng tìm thấy. Cuối

tháng, Bạn sẽ biết được mình thu bao nhiêu, chi bao nhiêu và quan
trọng hơn, chi cho những cái gì. Biết được như vậy, Bạn sẽ có sách
lược điều chỉnh để có lợi cho chính mình sau này.
4. Xác lập lục tiêu
Mục tiêu tài chính của Bạn
Nhiều người thanh tốn các hóa đơn vào cuối tháng và nếu còn dư lại
chút tiền nào họ mới đem đầu tư. Tuy nhiên, tiết kiệm sẽ làm tăng giá
trị thực của Bạn do làm tăng tài sản và giảm nợ. Vì vậy, nếu muốn tăng
vốn liếng, Bạn phải tiết kiệm tiền.


Trong những phần trước, chúng tôi đã đề cập đến việc Bạn phải xác
định được vốn liếng của mình và những khoản tiền Bạn tiêu. Vốn liếng
và kế hoạch chi tiêu của Bạn luôn phải gắn liền với nhau, như vậy Bạn
mới có thể đạt được mục tiêu của mình.
Đạt tới mục tiêu
Bạn phải nắm rõ những mục tiêu đầu tư của mình và cần bao nhiêu tiền
tiết kiệm để đạt được chúng. Ví dụ, nếu Bạn muốn có khoản tiền 100
ngàn USD khi nghỉ hưu vào lúc 65 tuổi, hiện nay Bạn đã có 10.000
USD, ước tính Bạn có thể kiếm được 10%/ năm và hiện nay Bạn 50
tuổi, như vậy, Bạn phải tiết kiệm thêm 1.833 USD/ năm. Nếu Bạn tiết
kiệm được ít hơn, Bạn sẽ phải thay đổi cung cách chi tiêu hoặc thay đổi
mục tiêu của mình.
Bước tiếp theo là tiết kiệm tiền. Trong ví dụ trên, Bạn phải để dành
được 1.833 USD/ năm. Kế hoạch chi tiêu của Bạn sẽ giúp Bạn biết có
thể lấy khoản tiền đó ở đâu. Nhớ là phải coi khoản tiết kiệm này như
một chi phí cố định, tự giác “thanh tốn cho mình trước tiên”, như thế
mới mong đạt được mục tiêu. Nghĩa là phải coi khoản tiết kiệm này
như một phần ngân sách chứ không phải chỉ tiết kiệm khoản tiền cịn
thừa lại mỗi tháng.

Tăng lượng tiết kiệm
Có một số cách để tăng tỷ lệ tiền tiết kiệm:
5. Bắt đầu lập kế hoạch ngay!
Trong kinh doanh có một câu ngạn ngữ: “Nếu Bạn không biết hoạch
định nghĩa là Bạn đang hoạch định sẵn thất bại cho mình”. Một doanh
nhân khôn ngoan sẽ dành nhiều thời gian lập kế hoạch và thực hiện
chiến lược kinh doanh của mình. Khi lập kế hoạch, điểm mạnh, điểm
yếu của tổ chức sẽ được bộc lộ, cơ hội và thách thức của lĩnh vực kinh
doanh sẽ được đánh giá. Do đó, người ta sẽ vạch ra được và thực thi
một chiến lược kinh doanh thích hợp.
Tuy vậy, nhiều người khơng thể xây dựng một chiến lược tài chính cá
nhân khơn ngoan như vậy. Bạn không cần phải xây dựng một kế hoạch


chi tiết để đáp ứng mục tiêu tài chính của mình. Một trong những cách
để đảm bảo Bạn được tự do về tài chính là bắt đầu đầu tư sớm.
Người đi sớm thường bỏ xa người đi sau. Và khoảng cách giữa người
đi sớm và người đi muộn có thể là rất lớn. Chúng ta hãy xem xét một ví
dụ: một người tiết kiệm 50USD/ tháng trong vòng 5 năm sẽ thu được
tổng số là 3872 USD. Nếu tiết kiệm 300USD/ tháng trong vịng 25 năm
thì số tiền thu được là 398.050 USD. Chỉ cần thêm một chút tiền để đầu
tư mỗi tháng rồi để nó sinh lãi kép, số tiền thu được sẽ khác xa. Bắt đầu
tiết kiệm sớm làm khả năng chịu rủi ro của Bạn cao hơn bởi vì xét về
lâu dài, lợi nhuận thu được từ đầu tư mạo hiểm sẽ bù đắp cho những
thua lỗ trước mắt. Vì vậy, các nhà đầu tư dài hạn sẵn sàng đầu tư vào
những thương vụ có độ rủi ro cao hơn. Người nào có thể chờ đợi lâu sẽ
thu lợi nhiều hơn.
Biết rõ khả năng chịu đựng rủi ro của mình
Phân bổ vốn đầu tư là một thuật ngữ thú vị đề cập đến việc phân phối
quĩ đầu tư của Bạn cho các hạng mục đầu tư khác nhau- nói một cách

khác, Bạn đầu tư bao nhiêu tiền và vào đâu. Phân bổ vốn đầu tư là yếu
tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả danh mục vốn đầu tư của Bạn.
Lý do lớn nhất khiến thành phần danh mục đầu tư của các nhà đầu tư
khác nhau là khả năng chịu đựng rủi ro của họ khác nhau. Khi Bạn đã
xác định được khả năng chịu rủi ro của mình, Bạn có thể quyết định
nên đầu tư bao nhiêu tiền và vào đâu. Bản câu hỏi ở phần 7 là một hệ
thống đánh giá rủi ro và lợi nhuận tương ứng. Những nhà đầu tư đạt
trên 30 điểm là những người năng nổ hơn và có thể xây dựng một danh
mục đầu tư hợp lý hơn. Những người có điểm thấp hơn nên xét đến
những thương vụ đầu tư ít rủi ro hơn.
Khi Bạn hồn thành bản câu hỏi, hãy điền các câu trả lời của Bạn vào
để tính điểm. Có được một tỷ lệ đầu tư thích hợp là rất quan trọng vì nó
đảm bảo cho Bạn sự cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận.
-

Cất ngay 10% thu nhập để tiết kiệm rồi điều chỉnh nhu cầu chi
tiêu của Bạn theo số tiền còn lại. Đây có thể là bước khởi đầu


lớn. Tuy nhiên, làm được như vậy từ khi còn trẻ sẽ đảm bảo cho
Bạn một lối sống thoải mái hơn về lâu dài.
Bắt đầu tiết kiệm những khoản nhỏ cố định mỗi tháng, ví dụ
50.000, 100.000đ. Nếu bắt đầu bằng một khoản tiền lớn, Bạn sẽ
rất chật vật để đạt được cam kết tài chính của mình, có thể Bạn sẽ
thất bại. Do vậy, khi đã thành thói quen, hãy định kỳ đánh giá lại
và nâng mức tiết kiệm lên.
Tiết kiệm tự động rất có lợi. Tiết kiệm tự động nghĩa là séc trả
lương hay tài khoản ngân hàng của Bạn sẽ bị trừ đi một khoản
tiền và khoản tiền này sẽ được đầu tư trước khi Bạn nhìn thấy nó.
Để biết rõ hơn về loại tiết kiệm này, hãy hỏi ngân hàng của Bạn.

Mục tiêu ở đây là buộc Bạn phải tiết kiệm, không quan tâm nhiều
đến việc khoản tiền đó sẽ được đầu tư vào đâu.
Nghĩ nhiều đến tiết kiệm hơn là chi tiêu. Điều này nói thì dễ,
làm mới khó, nhưng hãy nghĩ đó là tiết kiệm hôm nay để chi tiêu
ngày mai.
Định kỳ tự thưởng cho mình. Nếu Bạn đạt được mục tiêu, hãy tự
thưởng bản thân mình.
6. Vay tiền
Cắt giảm chi phí vay tiền
Đâu là điểm chung của American Express, Sears, General Electric,
Westinghouse, General Motor, Exxon? Tất cả các hãng này đều có
những bộ phận cung cấp thẻ tín dụng cho khách hàng. Bảy trong số 30
cơng ty hoạt động tích cực nhất và có ảnh hưởng mạnh nhất đối với nền
kinh tế (tính theo chỉ số Dow Jones) đều hoạt động trong lĩnh vực thẻ
tín dụng, ở một mức độ nào đó. Vì sao vậy? Vì vay tiền tốn kém hơn
mọi người tưởng rất nhiều. Nợ thẻ tín dụng càng năm càng cao, và các
công ty này kiếm được rất nhiều tiền bằng cách cho vay.
Vay tiền sao cho thơng minh khơng địi hỏi tốn thêm thời gian hay sức
lực, chỉ cần có hiểu biết. Khi phải quyết đinh nên vay tiền cho vụ mua
sắm hay nên trả tiền mặt, Bạn phải xét xem lựa chọn nào lợi hơn. Lý
thuyết cơ bản này có thể áp dụng cho mọi thương vụ. Nếu lợi tức đầu
tư thấp hơn lãi suất vay, hãy trả tiền mặt. Nếu lợi tức đầu tư cao hơn lãi
suất vay, hãy đầu tư tiền vào thương vụ và vay tiền để mua sắm.


Đây là một dạng của chiến lược tài chính gọi là bn chứng khốn mà
các ngân hàng thường xun sử dụng. Ví dụ ngân hàng vay tiền của
Quĩ Dự trữ Quốc gia với lãi suất 6% rồi mang số tiền đó cho Bạn vay
lại để mua ơtơ với lãi suất 9,5%. Vậy là ngân hàng kiếm được 3,5% từ
số tiền khơng phải của họ. Nếu ngân hàng dùng cách đó để kiếm lợi, tại

sao Bạn lại khơng?
Xóa bỏ mọi khoản nợ lãi suất cao
Để biết thế nào là “lãi suất cao”, chúng ta quay lại phần đã thảo luận ở
trên. Nói chung, lãi suất cao là lãi suất cao hơn lợi tức do đầu tư đem
lại. Vì vậy, nếu Bạn phải trả 12- 14% lãi suất năm cho bất cứ khoản vay
nào thì lãi suất đó q cao.
Cách tốt nhất đơn giản là trả hết khoản nợ ngay một lần. Tuy nhiên,
điều này nói thì dễ, làm thì khó. Nếu Bạn đã có sẵn khoản tiền đó, Bạn
khơng cần phải vay, đúng khơng? Chưa chắc đâu. Biết đâu Bạn có
nhiều tiền hơn Bạn nghĩ, nằm trong một tài khoản tiết kiệm nào đó.
Bạn vẫn cho rằng mình khơng có đủ tiền để thanh tốn khoản nợ lãi
suất cao. Bạn có thể trao đổi với ngân hàng để tìm một phương án có
lãi suất thấp hơn. Bạn có thể xin cấp thẻ tín dụng với lãi suất hàng năm
ở mức ưu đãi 6- 8% thay vì 9- 12%/ tháng. Thơng thường, các thẻ tín
dụng này sẽ cho Bạn chuyển số dư từ thẻ có lãi suất cao sang mà khơng
mất thêm lệ phí. Nếu đã gần hết hạn mà Bạn vẫn không thể trả hết nợ,
đừng quên xin cấp thêm một thẻ mới với lãi suất ưu đãi.
Nếu tình trạng tín dụng không cho phép Bạn nhận được mức lãi suất
thấp hơn thì phương án lựa chọn là làm việc nhiều hơn để trả hết nợ.
Có lẽ Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy mình nhanh chóng trả hết nợ tín dụng
mà chỉ cần tiết kiệm thêm một ít tiền mỗi tháng. Phí lãi suất tăng lên
dựa trên số nợ tháng trước, tiền tiết kiệm thêm của Bạn sẽ làm giảm cả
phí lãi suất và số nợ trước.
Để xác định xem nếu sử dụng thẻ tín dụng lãi suất cao, Bạn phải trả
thêm bao nhiêu, câu trả lời là nhiều hết mức. Bạn có thể giảm thời gian
thanh tốn một cái thẻ xuống còn một nửa nếu Bạn theo cách sau:


-


Lượng tiền gốc hiện tại Bạn phải thanh toán
Lượng thanh toán đến hạn tối thiểu – lãi suất = lượng tiền gốc
hiện tại
Bao gồm lượng tiền gốc + lượng thanh tốn tối thiểu.
Cho dù thẻ tín dụng của Bạn là lãi suất thấp hay cao thì Bạn vẫn phải
nhớ một điều: ln ln trả hết mọi khoản phí mới trên thẻ của Bạn +
lượng thanh toán tối thiểu và khoản gốc bổ sung.
Tìm kiếm loại thẻ tín dụng tốt nhất
Kết quả một số cuộc khảo sát cho thấy khách hàng đơi khi thiếu hiểu
biết về thẻ tín dụng, 25% số người có thẻ tín dụng khơng biết lãi suất
của loại thẻ mà họ có. Bạn phải nắm được “giá” của thẻ, đôi khi giá này
ẩn. Đối với các loại thẻ tín dụng, nên xét tới những yếu tố sau:
Lãi suất: Tìm loại thẻ có lãi suất thấp. Nhiều loại thẻ có lãi suất
lên tới 18, 19 thậm chí 20% sau thời kỳ ưu đãi ban đầu.
Phí hàng năm: Một số loại thẻ có phí này, một số khơng. Tìm
loại nào khơng lấy niên phí
Thời gian ưu đãi: Một số thẻ tín dụng bắt đầu tính phí ngay từ
ngàybán, một số tính phí từ ngày viết hóa đơn và một số cho
phép sử dụng miễn phí 25 ngày.
Phí giao dịch: Chú ý phí giao dịch, nhất là khi lấy tiền ứng
trước. Các ngân hàng thường tính phí giao dịch 2 USD mỗi lần
rút tiền ứng trước và có lãi suất cao hơn các thương vụ mua hàng.
Nói chung, nếu tháng nào Bạn cũng trả hết nợ tín dụng của tháng thì lãi
suất không quan trọng lắm. Nếu Bạn nợ đọng, lãi suất sẽ đáng kể và
Bạn phải xin cấp thẻ lãi suất thấp.
Cẳt giảm chi phí thẻ tín dụng
Dưới đây là một số lỗi thường gặp khi sử dụng thẻ tín dụng và cách sửa
lỗi:
Đừng lấy tiền ứng trước từ thẻ tín dụng. Phí để lấy tiền ứng trước từ
thẻ tín dụng là 2- 2,5% với mức tối thiểu là 2 USD và mức tối đa là 20



USD, hơn nữa lại khơng có thời gian ưu đãi và lãi suất cao hơn. Kết
quả là: khoản vay này sẽ rất đắt.
Cố gắng đừng vượt quá giới hạn. Phí cho việc vượt quá giới hạn có
thể lên tới 18 USD. Đừng để phải trả khoản vượt trội đó. Hãy đề nghị
được tăng giới hạn. Bạn có thể dùng số điện thoại miễn phí ở mặt sau
của thẻ.
Hãy thanh tốn đúng hạn. Mỗi lần qn khơng thanh tốn bị phạt 810 USD. Vài lần như vậy cộng lại sẽ là một số tiền lớn.
Cẩn thận khi thanh toán một phần. Đầu tháng, Bạn nợ 1000 USD,
Bạn trả 900 USD và nghĩ chỉ còn phải trả 100 USD nữa. Bạn sai rồi.
Ngân hàng có tới vài cách khác nhau để tính lãi suất. Bạn phải biết cách
họ tính. Cách phổ biến nhất là tính khoản nợ trung bình theo ngày kể cả
những khoản mua mới. Trong trường hợp nói trên, Bạn phải trả lãi suất
cho cả 1000 USD. Nếu Bạn nợ nhiều thẻ tín dụng, hãy trả gọn các thẻ
càng nhiều càng tốt để tránh cách tính trung bình của ngân hàng.
Đừng thanh tốn tối thiểu. Ln ln thanh tốn hết các khoản nợ
càng sớm càng tốt. Nếu Bạn phải nợ trong thời gian dài, hai tháng trở
lên, hãy xem xét sao cho lãi suất vay thấp.
Tìm cách giảm lãi suất ngay đối với các thẻ tín dụng hiện có
Đừng đợi khi có thẻ tín dụng mới rồi mới giảm nợ. Tìm số điện thoại
miễn phí đằng sau tấm thẻ tín dụng rồi quay số. Nói với bộ phận dịch
vụ khách hàng là lãi suất và niên phí của họ quá cao và Bạn nhận được
một số lời đề nghị với lãi suất thấp hơn, đề nghị họ miễn niên phí và
giảm lãi suất. Hầu hết các hãng sẽ chấp nhận giảm giá. Nếu họ không
giảm, gặp người phụ trách và yêu cầu lần nữa.
Tìm kiếm các khoản vay mua nhà để giảm tổng số nợ và lãi suất
Nói chung, các khoản vay này (lên tới 100.000USD) có lãi suất chấp
nhận được (5- 8%). Do đó, đây là một lựa chọn tốt hơn thẻ tín dụng
vốn có lãi suất 18- 20%. Ngồi ra, cịn một điều lợi nữa là lãi suất có

thể khấu trừ, do vậy giúp Bạn giảm hóa đơn đóng thuế. Nhưng ln ghi
nhớ những khoản vay này được bảo đảm bằng tài sản của Bạn. Nếu
Bạn quên không thanh toán, Bạn sẽ bị tịch thu tài sản để thế nợ, cũng
giống như vay thế chấp vậy.


Giảm thời hạn trả nợ xuống còn tối đa 36 tháng
Chúng ta xét ví dụ sau:
John đi đến showroom của hãng Honda gần nhà để mua một chiếc
Civic trả góp trong 3 năm. Anh ước tính có thể mua chiếc xe với giá
12.000 USD, nghĩa là anh phải trả 381 USD/ tháng trong 36 tháng. Thế
nhưng, người bán hàng lại giới thiệu với John một chiếc Accord mới có
giá tới 18.500 USD. Thoạt đầu, John tự nhủ mình khơng đủ tiền mua
chiếc Accord, nhưng người bán hàng nói “Đương nhiên là anh đủ tiền,
anh chỉ phải trả thêm có 3USD mỗi tháng thôi mà”. Sự khác nhau chỉ là
3 USD mỗi tháng? Vấn đề là thời gian. Bây giờ thời gian trả góp của
John sẽ là 5 năm. Thay đổi thời hạn trả góp từ 3 năm lên 5 năm để mua
một chiếc xe đắt hơn là Bạn đã tăng gần gấp 3 số tiền lãi phải trả.
Vay có thế chấp sao cho hợp lý
Vay có thế chấp là một quyết định phức tạp, phải tính đến nhiều yếu tố.
Ai sẽ giúp Bạn trong lĩnh vực này/ Bạn bè và gia đình có lẽ khơng phải
là nguồn cố vấn lớn vì hầu hết mọi người chỉ mua nhà một vài lần trong
đời. Bạn có thể làm theo lời khuyên của nhân viên tư vấn cho vay của
ngân hàng hay người môi giới vay tiền không? Tuyệt đối không!
Người môi giới được nhận tiền hoa hồng trên số tiền vay, do đó, tiền
hoa hồng sẽ điều khiển hoạt động của họ. Chỉ cần Bạn nói bóng gió
rằng Bạn lo lắng làm sao đạt các yêu cầu để vay được tiền là họ sẽ tính
cho Bạn lãi suất cao. Vì vậy, Bạn cần phải trang bị cho mình kiến thức
để tự quyết định.
Về cơ bản, có hai loại vay có thế chấp. Loại thứ nhất là vay thế chấp

với lãi suất cố định (LCĐ), nghĩa là lãi suất tiền vay và điều khoản
thanh tốn khơng thay đổi trong suốt thời hạn vay tiền. Loại thứ hai là
vay thế chấp với lãi suất thay đổi (LTĐ), lãi suất khi bắt đầu vay thấp
hơn loại LCĐ nhưng sẽ tăng một lượng định trước trong một số lần
định trước. Ví dụ, Bạn vay với lãi suất ban đầulà 5%, sau đó bên cho
vay có thể tăng 2%lãi suất mỗi năm và tăng tối đa tổng số là 6%. Nghĩa
là với khoản vay này, lãi suất tối đa sẽ không vượt quá 11%.


Yếu tố quyết định chọn loại hình nào là tỷ giá lãi suất của LCĐ. Nếu lãi
suất này trên 9,5%; Bạn nên chọn LTĐ; ngược lại, nếu lãi suất dưới
9,5%, Bạn nên chọn LCĐ.
Có nên thay đổi loại hình vay thế chấp? Trước hết, phải xem xét viễn
cảnh của LTĐ. Nhiều khoản LTĐ có điều khoản chuyển đổi, nghĩa là
một lúc nào đó trong thời hạn vay, Bạn có thể chuyển sang vay LCĐ
với một khoản phí để bên cho vay không thể tăng lãi suất. Nếu Bạn vay
thế chấp dạng LTĐ, có thể chuyển sang loại LCĐ lãi suất dưới 9,5%
với khoản phí chuyển đổi khơng q 1% thì nên chuyển sang loại LCĐ.
Nếu khoản vay LTĐ của Bạn khơng có điều khoản chuyển đổi, hoặc
Bạn đang vay loại LCĐ, nên chuyển loại vay thế chấp nếu: Lãi suất loại
vay mới thấp hơn lãi suất khoản vay hiện tại 2% và Bạn dự định sở hữu
tài sản đang thế chấp trong ít nhất 2 năm nữa.
Hãy sử dụng những tiêu chuẩn đã nói ở trên trong phần này để quyết
định chọn loại hình LCĐ hay LTĐ cho khoản vay mới. Khơng tính đến
trường hợp Bạn chuyển khoản vay từ loại LTĐ sang loại LTĐ.
Tiết kiệm lãi suất thế chấp cho mình chứ khơng phải cho ngân hàng
Bạn nên nhớ thời gian làm thay đổi giá trị của tiền bạc. Sử dụng
nguyên tắc này khi vay thế chấp, Bạn có thể tiết kiệm hàng triệu đồng.
Các tổ chức cho vay thế chấp sẽ rất vui lòng cho Bạn thời hạn trả góp
là 30 thay vì 15 năm. Đây là ngun nhân: nếu Bạn vay 100.000 USD

với lãi suất 9,5% trong vòng 15 năm, cả gốc và lãi Bạn phải trả hàng
tháng là 1036,02 USD. Cũng khoản nợ đó trả trong vòng 30 năm, tiền
Bạn phải trả hàng tháng là 834,24 USD, tiết kiệm 201,78 USD/ tháng.
Nhưng tổng số lãi suất Bạn trả trong suốt 30 năm đó là bao nhiêu:
15 năm (thanh toán 180 lần) x 1036,02 = 186.483,60 USD cả vốn lẫn
lãi, nghĩa là 86.483,60 USD lãi
30 năm (thanh toán 360 lần) x 834,24 = 300.326,40 USD cả vốn lẫn lãi,
nghĩa là 200.326,40USD lãi
Khoản tiền tiết kiệm được mỗi tháng với kỳ hạn 15 năm sẽ tiết kiệm
cho Bạn tổng cộng 113.842,80 USD (200.326,40 – 86.483,60 =


113.842,80 USD). Khoản tiền đó quá đủ để mua một căn nhà nữa.
Ngoài ra, vay thế chấp thời hạn 15 năm thường có lãi suất thấp hơn một
chút so với thời hạn 30 năm.
Cho dù hiện nay Bạn phải trả bao nhiêu cho khoản vay thế chấp, 5 năm
nữa chúng có vẻ thấp hơn nhiều khi thu nhập của Bạn tăng lên, đồng
tiền lại mất giá do lạm phát và các khoản thanh toán của Bạn rốt cuộc
vẫn như cũ.
Phải làm gì đây nếu Bạn đã ký vay trong thời hạn 30 năm và không thể
chuyển thời hạn vay? Đơn giản thơi- hãy sử dụng chính những phương
pháp để trả hết nợ tín dụng và mua ơtơ đã trình bày ở trên.
Đầu tiên, hãy lấy từ bên cho vay một bản copy lịch trả tiền theo chính
những điều khoản của khoản vay Bạn đã ký. Sau đó, lập kế hoạch trả
một séc trị giá bằng khoản tiền mà Bạn phải thanh toán trong một tháng
và séc thứ hai bằng khoản tiền gốc của tháng tiếp theo và viết “chỉ để
trả tiền gốc” lên phần note của tấm sec. Như vậy, tháng sau Bạn sẽ bỏ
qua được một dòng trên lịch hẹn thanh tốn vì tiền gốc tháng đó đã
được thanh tốn rồi. Tiếp theo, thay vì chỉ thanh tốn tháng thứ 3, Bạn
thanh tốn ln cả tiền gốc của tháng thứ tư. Bạn có thể tăng hoặc giảm

số tiền định trả mỗi tháng tuỳ theo năng lực tài chính của mình.
Đối với nhiều tổ chức cho vay, chỉ cần Bạn gửi cho họ một lá thư tuyên
bố “Đề nghị trừ trực tiếp mọi khoản thanh toán bổ sung vào tiền nợ gốc
của tháng gửi tiền” là đủ. Nếu điều này được chấp nhận, Bạn có thể gửi
tiền thanh tốn dưới dạng séc. Thận trọng: nếu Bạn quên mất bước này
hoặc không viết “chỉ để trả tiền gốc”, ngân hàng sẽ chuyển tất cả khoản
tiền trả dư mỗi tháng vào một tài khoản riêng và trừ khoản dư này vào
tiền nợ gốc vào cuối năm. Nghĩa là ngân hàng sẽ có quyền hưởng lãi
suất phần tiền đó trong suốt cả năm cịn Bạn thì đã cho họ vay tiền
khơng lấy lãi.
Kết luận


Vay tiền một cách thông minh là yếu tố phân biệt người sung túc và kẻ
chật vật. Hãy tự trang bị kiến thức để hiểu rõ về thế giới tín dụng rộng
lớn.
7. Câu hỏi
1. Đúng/ Sai. Một bản thống kê giá trị thực giúp Bạn tự đánh giá tiến
bộ trong việc theo đuổi mục tiêu của mình và có kỷ luật hơn về mặt tài
chính.
2. Đúng/ Sai. Nếu giá trị thực của Bạn không tăng nhanh, cách lựa
chọn duy nhất là tăng thu nhập.
3. Đúng/ Sai. Bản kê khai thuế chỉ có ích vào tháng 4 hàng năm.
4. Đúng/ Sai. Không đáng phải lo lắng về sự khác biệt nhỏ trong lợi
nhuận khi đầu tư trong thời gian dài.
5. Đúng/ Sai. Quyết định các hạng mục trong danh mục đầu tư của Bạn
là vấn đề rất quan trọng.
6. Đúng/ Sai. Hầu hết mọi người nhìn nhận rủi ro tài chính giống như
nhau.
7. Đúng/Sai. Chi phí của hầu hết thẻ tín dụng là như nhau.

8. Đúng/ Sai. Khi Bạn đã nhận thẻ tín dụng, khơng có cách nào đàm
phán để giảm lãi suất của nó.
9. Một kế hoạch chi tiêu cũng được coi là một bản thống kê..................
10. Lấy ngay 10% thu nhập để tiết kiệm được gọi là........................

Đáp án

1. Đúng
2. Sai
3. Sai
4. Sai
5. Đúng
6. Sai


7. Sai
8. Đúng
9. Lưu lượng tiền mặt
10. Thanh toán cho mình trước tiên
/w EPDw UKLTIzN

8. Tổng kết phần 1
Nếu Bạn đã đọc các phần khác của mục này, Bạn đã có nhiều thơng tin
tài chính có giá trị. Đối với nhiều người, đây có lẽ là lần đầu tiên nhìn
ra cách thay đổi tương lai tài chính của bản thân.

Với những thơng tin này, Bạn có thể đi đến tự do thật sự - từ tình trạng
để tiền điều khiển cuộc sống chuyển sang điều khiển được tiền của
mình. Nhưng sẽ khơng có gì xảy ra nếu Bạn khơng hành động. Từ ngữ
trên màn hình máy tính chỉ là từ ngữ, Bạn cần phải biến chúng thành

hành động.
1. Khởi động
Có thể thông tin Bạn đọc được cho đến nay đã làm Bạn hứng thú và
giúp Bạn nghiêm túc theo đuổi những mục tiêu tài chính của mình.
Bước tiếp theo là biến đốm lửa hứng thú thành ngọn lửa nhiệt tình cho
đến khi Bạn đạt được mục tiêu hoặc hoàn thành dự án.
Động cơ để bắt đầu và theo đuổi nhằm đạt được sự tự do về tài chính
phải xuất phát từ chính con người Bạn. Đừng nản chí. Khơng có gì trở
nên tốt hoặc xấu hơn nếu khơng có áp lực và bị kéo hay đẩy theo một
hướng nào đó.
Trọng lực là một ví dụ của lực hút. Nếu Bạn nhảy ra khỏi máy bay, sức
hút của trọng lực sẽ kéo Bạn rơi xuống đất. Nếu Bạn bị bắn ra khỏi
nòng súng đại bác giống như diễn viên xiếc, lúc đó sức nổ đẩy Bạn
vượt khỏi trọng lực bay lên.


Điều gì sẽ xảy ra nếu khơng có trọng lực cũng khơng có sức nổ? Bạn sẽ
khơng bay lên cũng chẳng rơi xuống. Khơng có lực kéo hay đẩy, chúng
ta khơng chuyển động. Đời sống tài chính và đời sống cá nhân của
chúng ta cũng vậy. Cách duy nhất thúc đẩy Bạn vận động theo hướng
Bạn muốn là học cách tạo áp lưc đối với bản thân. Bạn phải nhận ra
điều gì kéo, đẩy Bạn tới mục tiêu. Lực kéo có lẽ bắt nguồn từ những
mục tiêu tài chính- nghỉ hưu sớm, thu nhập nhiều hơn, v.v. Lực đẩy bắt
nguồn từ nỗi sợ (sợ không đủ tiền dưỡng già, sợ khơng đảm bảo được
tài chính cho người thân) hoặc từ chính hồn cảnh của Bạn (sợ phá sản,
thất nghiệp, v.v.)
Cho dù lý do là gì thì chúng cũng là của riêng Bạn. Hãy tìm ra điều gì
thực sự thúc đẩy Bạn và sử dụng chúng để thay đổi một cách tích cực
cuộc đời mình.
2. Thực hiện những gì Bạn đã đọc

Đọc về cách xác định giá trị thực, vạch kế hoạch chi tiêu và các mục
tiêu tài chính thật dễ. Điều khó là thực hiện chúng.
Nếu Bạn đã đọc từ đầu đến đây thì đã đến lúc ngừng. Quay lại những
phần trên, lấy giấy bút, xác định xem bây giờ Bạn đang ở vị trí nào và
điều mà Bạn muốn đạt được trong tương lai.
Hãy làm điều đó NGAY BÂY GIỜ!
3. Trở ngại
Bạn hãy liệt kê những trở ngại có thể gặp phải trên con đường đi tới
mục tiêu. Có thể đó là thiếu kiến thức (trang Web này sẽ cung cấp kiến
thức cho Bạn), có thể đó là thiếu thời gian hoặc nghị lực.
Bây giờ, hãy ghi lại tất cả các bước thực tế Bạn và người Bạn đời sẽ
làm để xóa bỏ mọi trở ngại (đọc trang Web này, cắt giảm chi tiêu, bắt
đầu công việc kinh doanh của mình). Đặt thời hạn hồn thành cho các
bước đó và những việc mà Bạn sẽ làm ngày mai, tháng sau, năm tới để


đạt được những mục tiêu tối quan trọng có thể thay đổi cuộc đời Bạn.
Để danh sách này ở nơi dễ thấy- dán nó ở tủ lạnh, gương trong phịng
tắm hoặc bất cứ đâu dễ thấy hàng ngày. Và đừng quên tự thưởng cho
mình khi Bạn đạt được một mục tiêu nào đó.
4. Bổ sung mục tiêu
Đặt mục tiêu phấn đấu là một q trình vơ tận, xen kẽ giữa những niềm
vui và thách thức mới. Khi Bạn đã hoàn thành một trong những mục
tiêu tài chính ban đầu (ví dụ thanh toán hết nợ), hãy đặt thêm mục tiêu
mới, khó khăn hơn hoặc cần nhiều thời gian hơn. Quá trình này sẽ giúp
Bạn ln năng động và đem lại cho Bạn kết quả vững chắc.
5. Kết luận
BẠN chịu trách nhiệm cho tương lai tài chính của Bạn. Hãy gánh trách
nhiệm đó ngay hơm nay!
Học cách làm giàu. Phần 2: Mua nhà

Phần 2 của bộ tài liệu mang tính chất cẩm nang "Học cách làm giàu",
thâu tóm những kiến thức cơ bản nhất mà mỗi cá thể cũng như doanh
nghiệp thời hiện đại cần nắm vững để có thể xác định mục tiêu và xây
dựng cho mình một chiến lược làm giàu, và sau đó, từng bước biến kế
hoạch này thành hiện thực.
Phần 2: Nhà của Bạn - mái ấm của Bạn
1. Mua nhà
a. Ngôi nhà Bạn - sự đầu tư hợp lý
b. Tìm khoản vay hợp lý nhất
2. Đầu tư vào bất động sản.
a. Kiếm tiền từ bất động sản


b. Kiếm tiền ngay
c. Làm người thuê nhà của chính mình
d. Hãy mua bn
e. Vay thế chấp kép để khơng phải chứng minh khả năng tài chính với
ngân hàng
g. Cam kết về quyền lựa chọn
h. Mua bất động sản bằng tiền mặt với giá hời và bán lại với mức giá
cao nhất có thể
i. Chuyển nhượng hợp đồng
k. Quyền chọn thuê
l. Tìm kiếm thỏa thuận
m. Sử dụng vốn vay cho có lợi nhất
n. Dùng tiền của người khác để mua bất động sản
3. Câu hỏi
Học cách làm giàu. Phần 2: Mua nhà
Phần 2: Nhà của Bạn - mái ấm của Bạn
1. Mua nhà

a. Ngôi nhà Bạn - sự đầu tư hợp lý
b. Tìm khoản vay hợp lý nhất
2. Đầu tư vào bất động sản
a. Kiếm tiền từ bất động sản
b. Kiếm tiền ngay
c. Làm người th nhà của chính mình
d. Hãy mua buôn
e. Vay thế chấp kép để không phải chứng minh khả năng tài chính với
ngân hàng
g. Cam kết về quyền lựa chọn


h. Mua bất động sản bằng tiền mặt với giá hời và bán lại với mức giá
cao nhất có thể
i. Chuyển nhượng hợp đồng
k. Quyền chọn thuê
l. Tìm kiếm thỏa thuận
m. Sử dụng vốn vay cho có lợi nhất
n. Dùng tiền của người khác để mua bất động sản
3. Câu hỏi kiểm tra
1. Mua nhà
Lý do chính để mua nhà không phải là để kiếm tiền. Giá nhà đất trong
tương lai sẽ khó mà tăng như thời gian trước đây, thời kỳ dễ kiếm tiền
từ bất động sản đã qua. Tuy thế, mua nhà vẫn là việc nên làm.
Trong những năm 80, thật dễ kiếm lời từ bất động sản. Bạn mua một
căn nhà, ở đâu cũng được, cho dù đó là một căn nhà rộng rãi ở ngoại ơ,
một căn nhà mới xây trong phố hay một căn hộ tí xíu tít trên tầng cao
của một chung cư, vì giá nhà đất ở mọi nơi đều tăng.
Bạn sử dụng càng ít tiền của mình càng tốt, chủ yếu là tiền đi vay. Sau
đó, bạn chỉ việc ngồi đợi căn nhà lên giá. Nếu cần, bạn lại tiếp tục mua

một căn nhà ở ngọai ô hoặc một căn hộ chung cư nhỏ xíu, những căn
nhà dễ cho th lại (vì tiền thuê nhà không đáng bao nhiêu, trị giá vốn
của căn nhà tăng mới là điều quan trọng).
Thời gian gần đây chúng ta lại thấy rằng: giá bất động sản có thể hạ,
việc vay tiền mua nhà cũng có nhiều nguy cơ và không phải tất cả các
bất động sản đều đem lại lợi nhuận, bạn có thể bị đọng vốn vào những
căn hộ một buồng mà rất ít người muốn mua, càng ít người muốn sống
ở đó hơn, dù bán với giá bao nhiêu. Mặt khác, thực tế cho thấy không
phải giá nhà đất ở mọi khu vực đều tăng cao - giá nhà đất có phần
chững lại ở một số khu vực và thành phố lớn. Ngay cả ở những khu vực
nơi giá đất vẫn còn tương đối ổn định, cũng khó có thể tìm lại được
thời hồng kim như xua.


Dự đoán về tương lai bất động sản cũng như dự đoán về giá chứng
khoán và lãi suất cổ phiếu. Khơng ai có thể nói chắc chắn sẽ có yếu tố
nào có thể đẩy giá nhà đất vốn đã cao một cách vô lý lên cao nữa
không. Nhưng hy vọng điều đó làm gì, khi bạn có thể hành động vì một
mục tiêu vững chắc, hợp lý và khiêm nhường hơn nhiều - sở hữu một
ngôi nhà?
a. Ngôi nhà bạn - Sự đầu tư hợp lý
Sở hữu một ngôi nhà có thể là một vụ mua bán khơn ngoan - tuỳ thuộc
vào thành phố nơi bạn sống, loại nhà bạn muốn mua, hàng xóm của bạn
và giá mua ban đầu. Tuy nhiên, đối với nhiều người, lý do lớn nhất để
mua nhà là ước mơ sở hữu một ngôi nhà - điều không thể định giá
được. Tất cả những điều đó là tốt, nhưng cần khơn ngoan xem xét liệu
trong tương lai thị trường bất động sản có tiếp tục bùng nổ khơng vì thị
trường bất động sản sốt thường kéo theo nhiều biến cố có thể khiến
Bạn phải trả một giá đắt.
Bạn cần có chỗ ở. Ngược lại với mua nhà là đi thuê. Trong một số

trường hợp, thị trường cho th thay đổi đến mức, nếu khơng tính giá
trị tinh thần của việc có nhà riêng, thì th nhà có lợi về mặt tài chính
hơn nhiều.
Sở hữu nhà cũng đi kèm một số chi phí: lãi suất tiền vay, thuế thổ trạch,
tiền bảo dưỡng, tiền bảo hiểm và mua đồ đạc. Đó là chưa kể khoản tiền
mặt nộp vào ban đầu. Ở một số khu vực, đôi khi tính ra th nhà lại lời
hơn. Chú ý, tính tốn sơ bộ này chưa tính đến sự lên giá của ngơi nhàkhoản lời này khơng bị tính thuế. Hiện nay, giá nhà đất không tăng vọt
như trước. Tốt nhất, trước khi quyết định mua nhà, hãy so sánh việc
mua và th cùng một ngơi nhà. Rất có thể, bạn sẽ ngạc nhiên vì kết
quả này.
Có nhà riêng đem lại một số lợi thế rõ ràng:




Tiền nợ trả hàng tháng sẽ không tăng nhanh như tiền thuê nhà
Tiền nợ dần dần sẽ được trả hết, cịn tiền th nhà thì khơng
Nói cho cùng, nhà cũng lên giá so với lúc ban đầu mua




Bạn nên đi đến quyết định đầu tư vào bất động sản sau khi đã so
sánh với các lựa chọn đầu tư khác
• Bạn nên nghĩ xem mình mua nhà để làm nhà ở hay coi đó là một
cách đầu tư thường kỳ, chủ yếu là để kế hoạch hóa việc sử dụng
tiền mặt hàng tháng.
• Nếu bạn mua nhà để đầu tư, hãy nghĩ xem có thể làm cách nào để
gia tăng giá trị cho ngôi nhà, chứ không chỉ đơn thuần là trông đợi
vào việc tăng giá do lạm phát - bạn có dự định sửa sang ngơi nhà,

chuyển mục đích sử dụng hoặc tự mình làm lấy mọi chức năng liên
quan đến việc quản lý căn nhà, v.v.
• Đừng ngạc nhiên nếu bạn khơng thể tìm được một ngơi nhà có
hiệu quả kinh tế cao - đơi khi không thể sử dụng các phương pháp
định giá bất động sản thơng thường đâu.
• Cuối cùng, nếu bạn nhất quyết muốn đầu tư thêm vào một bất động
sản nào khác ngồi ngơi nhà của Bạn, thơng qua các tổ chức Đầu tư Bất
động sản, chứng khoán bất động sản hoặc một quĩ đầu tư bất động sản
tương hỗ nào đó, Bạn sẽ ít bị phiền phức nhất.
1. Mua nhà (tiếp)
b. Vay thế chấp sao cho có lợi nhất
Đối với nhiều người Việt Nam, ngôi nhà là vụ đầu tư lớn nhất trong
đời. Có nhiều người phải đi vay tiền để mua nhà và đó là khoản nợ lớn
nhất trong đời họ. Nhiều người nói đến vay thế chấp là nghĩ ngay đến
chuyện làm sao để có đủ tiền trả nợ hàng tháng. Một số khác lại chỉ
quan tâm đến việc so sánh các điều khoản vay của nhiều ngân hàng
khác nhau khi bắt đầu vay tiền hoặc khi gia hạn khoản vay.
Vì sao phải mất cơng khảo giá và so sánh điều kiện vay thế chấp của
các ngân hàng khác nhau? Thường thì mọi người hay so sánh những
khoản nhỏ nhặt mà quên đi khoản tiền lớn. Họ sẽ tìm đến trạm bán
xăng nào rẻ hơn và tiết kiệm từng đồng cho mỗi lần đổ xăng nhưng với
việc vay tiền lại chỉ đến 1 hoặc 2 ngân hàng và chấp nhận ngay lãi suất
hiện hành mà không mặc cả. Chỉ chênh lệch 1/10 của 1% thôi cũng đã
tiết kiệm cho bạn được cả vài triệu đồng/ năm. Bạn khó mà tiết kiệm
được một khoản tương đương từ tiền mua xăng.


Thực ra, cạnh tranh trong lĩnh vực vay mượn cầm cố của các ngân hàng
còn mạnh hơn bất kỳ lĩnh vực nào. Sự đổi mới liên tục cũng làm cho
việc so sánh trở nên khó hơn. Dưới đây là một số hướng dẫn trong lĩnh

vực đầy biến động này:











Các nguyên tắc cũ vẫn còn được áp dụng: hãy chọn kỳ hạn nợ
thấp nhất mà bạn có thể kham được, tăng khoản tiền phải trả hàng
tháng hoặc chỉ hoàn lại một phần nhỏ tiền gốc cũng có thể giảm
đáng kể thời gian trả nợ. Như vậy bạn sẽ bớt phải thanh toán một
khoản tiền lãi.
Về mặt pháp lý, những khoản vay thế chấp đóng khơng cho phép
trả trước chút nào, nhưng thực tế hầu hết đều được trả trước với
một khoản tiền phạt nhỏ.
Có rất nhiều loại hình vay thế chấp từ lãi suất cố định, lãi suất
thay đổi đến lãi suất phức hợp để phù hợp với nhu cầu và ngân quĩ
của bạn.
Ln có những chương trình ưu đãi dành cho khách hàng trung
thành.
Bạn có thể trả nợ theo định kỳ hàng tháng (phổ biến nhất) hay
nửa tháng, một tuần.
Phần mềm Home Calculator Software có tại trang Web
www.b4usign.com có thể giúp bạn so sánh thời hạn trả nợ, lãi suất
vay và kỳ hạn thanh toán giữa các phương án vay khác nhau.

Internet sẽ giúp việc so sánh giữa các ngân hàng và tổ chức tài
chính khác nhau được dễ dàng hơn.
Nhiều tổ chức tài chính đảm bảo giữ lãi suất vay thế chấp không
đổi cho cả một thời gian dài - tối đa là 90 ngày.
Bạn có thể mặc cả mọi thứ: lãi suất thực sự mà bạn trả phụ thuộc
vào tình hình hiện tại của bạn với ngân hàng (tài khoản, thẻ tín
dụng, các khoản nợ khác) và mức độ cạnh tranh trên thị trường vào
thời điểm đó. Hãy mặc cả để giảm giá, dù chỉ là 0,5% lãi suất so
với lãi suất niêm yết.

Tóm lại, trả nợ tiền vay thế chấp là một khoản chi lớn hàng tháng- quản
lý nó một cách hợp lý có thể tiết kiệm cho bạn hàng chục triệu đồng.


2. Đầu tư vào bất động sản
Có thể bạn đã nghe nói về một vài cách làm giàu nhờ bất động sản,
nhưng chắc chắn có những cách mà bạn chưa nghĩ tới. Đầu tư vào bất
động sản kết hợp những tác động đầy uy lực của việc tăng tỉ suất lợi
nhuận với cơng cụ có hiệu quả cao là vay vốn. Thông thường, chúng ta
nghĩ đầu tư vào bất động sản là “mua” tài sản nhưng điều mà ta thực sự
phải làm là kiểm sốt được tài sản đó thơng qua sử dụng tiền vay. Ngân
hàng là chủ nhân chính của bất động sản nhưng họ vẫn để cho bạn, nhà
đầu tư, gặt hái thành quả.
Bạn có thể sử dụng phối hợp hai chiến lược cơ bản để trở thành một
nhà đầu tư bất động sản nhạy bén. Đó là chiến lược “mua và giữ” và
“mua và bán tức khắc”.
Khi bạn mua một bất động sản và găm nó lại trong vài năm, ấy là bạn
trơng chờ tài sản đó sẽ tăng giá trong tương lai. Đó là chiến lược “mua
và giữ”. Đây là cách kiếm tiền phổ biến nhất và đơn giản nhất. Đó
chính là cách mà chúng ta làm khi mua nhà cho mình.

a. Kiếm tiền từ bất động sản
Nếu bạn cho rằng một bất động sản sẽ đạt đến giá trị xứng đáng để đầu
cơ thì bạn cần phải có khả năng kiểm sốt quyền sở hữu tài sản đó mà
khơng dùng tất cả số tiền mặt bạn có. Mục tiêu ban đầu là mua tài sản
sao cho khơng phải trả tiền mặt hoặc trả càng ít càng tốt. Bạn cịn phải
duy trì tài sản đó, trả thuế thổ trạch, trả tiền nợ thế chấp mua nhà. Đó là
một chi phí lớn mỗi tháng trừ khi bạn thuyết phục được ai đó trả tiền
thay bạn.
Hãy tìm một ngơi nhà có thể cho th để lấy thu bù chi. Có thể sẽ phải
mất cơng đơi chút và thậm chí cần tìm căn nhà có giá thấp hơn giá thị
trường.
Giả sử bạn là một nhà đầu tư, bạn tìm kiếm cho đến khi tìm được một
ngơi nhà có giá trị 100.000 USD nhưng có thể mua được ở giá 90.000
USD. Giả sử bạn vay thế chấp 82.000 USD và người bán đồng ý cho


nợ 6000 USD. Như vậy, bạn mua ngôi nhà với giá 90.000 USD mà chỉ
phải trả 2000 USD tiền của mình và cho th ngơi nhà.
Ví dụ giá th nhà trên thị trường, tuỳ thuộc từng vùng, có thể khoảng
950 USD/ tháng. Mỗi tháng bạn phải trả tiền cả hai khoản nợ là 820
USD. Thuế và tiền bảo hiểm 100 USD nữa. Tiền bảo dưỡng tốn nốt 30
USD còn lại của 950 USD tiền cho thuê.
Vậy bạn kiếm tiền từ đâu? Trước hết, 5 năm đầu tiên, tiền thuê sẽ tăng
5%/ năm, thu nhập từ ngôi nhà của bạn là 1200 USD, trong khi chi phí
khơng tăng đáng kể. Thực ra, thêm 250 USD mỗi tháng không làm bạn
trở thành tỷ phú, ngay cả khi bạn sở hữu thêm 9 ngôi nhà như vậy nữa.
Tổng cộng bạn mới chỉ kiếm được 20.000 USD/năm tiền cho thuê.
Nhưng điều đó có nghĩa là bạn đã sở hữu được một phần ngôi nhà. Mỗi
tháng, khi người thuê trả tiền cho bạn, bạn mang trả ngay phần cần thiết
cho ngân hàng thì khoản nợ của bạn sẽ giảm dần.

Nếu bạn giữ ngôi nhà này trong 30 năm và nó tăng giá chỉ 5%/ năm,
khi trả hết nợ bạn sẽ còn lại 447.000 USD. Đừng qn rằng bạn có 9
ngơi nhà như vậy nữa. Nhân 447.000 USD với 10 và bạn có gần
5.000.000 USD tiền vốn rồi.
2. Đầu tư vào bất động sản (tiếp)
b. Kiếm tiền ngay
Bạn vẫn nói “như vậy tốt thật, nhưng tơi muốn kiếm ra tiền ngay”. Đây
là lúc chiến lược “mua rồi bán tức khắc” vào cuộc. Khi bạn tìm cách
kiếm tiền từ bất động sản, hãy áp dụng các nguyên tắc được trình bày ở
đây, bạn sẽ thấy có những ngôi nhà được bán với giá thấp hơn 20% so
với giá thị trường.
Giả sử bạn mua ngơi nhà có giá trị 100.000 USD chỉ với 80.000 USD.
Bàn về kỳ hạn đối với ví dụ này là khơng thích hợp vì bạn sẽ bán ngay
ngôi nhà này. Bạn sẽ rao bán ngay khi vừa mua hoặc thậm chí trước đó.
Bạn chắc chắn sẽ bán được ngơi nhà nhanh chóng với mức chiết khấu
10%, tức là 90.000 USD. Mua nhà với giá 80.000 USD và bán với giá
90.000 USD, bạn đã lãi nhanh chóng 10.000 USD.
2. Đầu tư vào bất động sản (tiếp)


×