Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

THỬ NGHIỆM XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO ĐỊA PHƯƠNG NHẰM PHỤC HỒI CÁC VÙNG ĐẤT BỊ SUY THOÁI BỞI CHẤT ĐỘC HÓA HỌC DO QUÂN MỸ SỬ DỤNG TRONG CHIẾN TRANH Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.69 KB, 12 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>ĐẶT VẤN ĐỀ</b>



Trong thời gian chiến tranh ở Việt Nam, từ năm 1962-1971, quân đội Mỹ đã rải khoảng 80 triệu lít
chất độc hóa học (CĐHH), phần lớn là chất da cam có chứa dioxin, là loại chất cực độc mà con người
biết đến từ trước đến nay, lên diện tích hơn 3 triệu ha ở miền Nam Việt Nam. Khoảng 86% lượng chất
độc hóa học đó là để tàn phá các vùng rừng rậm, 14% còn lại là để phá hoại mùa màng, các vùng đất
nông nghiệp, chủ yếu là những vùng đất trồng lúa. Tất cả những chất độc hóa học đó khơng những đã
gây ra đau khổ cho con người, mà còn gây ra những hậu quả trước mắt và lâu dài lên đất, sự cân bằng
dinh dưỡng, chế độ thủy văn, cây cối, động vật và có thể cịn gây tác động lên khí hậu của Việt Nam
và cả vùng xung quanh. Đã gần 4 thập kỷ trôi qua, nhiều hệ sinh thái rừng bị hủy hoại vẫn chưa có dấu
hiệu được hồi phục. Tác động lâu dài của CĐHH trong chiến tranh Việt Nam là đã phá hủy và làm suy
thoái nhiều hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học, làm đình trệ kinh tế, gây nên nghèo đói, thiếu
ăn, bệnh tật và biết bao nhiêu vấn đề khó khăn khác nữa về kinh tế-xã hội cho nhân dân địa phương.
Công tác phục hồi đất đai, rừng, các hệ sinh thái bị suy thối do chất độc hóa học là nhiệm vụ hết sức
quan trọng, nhưng cũng hết sức khó khăn và tốn kém. Phục hồi lại những vùng đất bị suy thoái, chúng
ta hy vọng sẽ hồi phục lại sự cân bằng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần giảm bớt tổn thất
do nóng lên tồn cầu, mà quan trọng nhất là giảm bớt nỗi khó khăn trong cuộc sống mà nhân dân các
vùng này đang phải chịu đựng.


<b>Võ Thanh Sơn, Võ Quý, Võ Thanh Giang, Hàn Tuyết Mai, Phan Minh Nguyệt</b>
Trung tâm Nghiên cứu Tài ngun và Mơi trường, ĐHQGHN

<b>THỬ NGHIỆM XÂY DỰNG MƠ HÌNH ĐAØO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC</b>


<b>CHO ĐỊA PHƯƠNG NHẰM PHỤC HỒI CÁC VÙNG ĐẤT BỊ SUY THỐI</b>


<b>BỞI CHẤT ĐỘC HĨA HỌC DO QUÂN ĐỘI MỸ SỬ DỤNG TRONG</b>


<b>CHIẾN TRANH Ở VIỆT NAM</b>



<b>ABSTRACT</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Hiện nay, theo số liệu chưa đầy đủ, chúng ta đã phát hiện được hàng chục điểm nóng về chất độc da
cam với nồng độ dioxin cao, thường là những vùng chứa, nạp và rửa các phương tiện phun rải các các
chất độc hóa học có chứa dioxin, đặc biệt nghiêm trọng là ở sân bay Biên Hòa, Đà Nẵng và Phù Cát.


Ở những nơi này, đất bị ơ nhiễm dioxin nặng nề, cần có các giải pháp cách ly và tẩy độc ngay lập tức,
nhằm hạn chế phát tán chất độc vào môi trường và giảm nguy cơ nhiễm độc cho người dân địa phương
sống xung quanh. Ngồi những điểm nóng về chất độc da cam/dioxin chúng ta đã biết, cần nghiên cứu
và đánh giá mức độ ô nhiễm ở tất cả các căn cứ quân sự cũ của quân đội Mỹ và ngụy quyền ở miền
Nam Việt Nam, ở đó chất độc màu da cam được tàng trữ hoặc sử dụng trong thời kỳ chiến tranh, nhằm
xác định những điểm có nguy cơ cao để có những giải pháp ngăn chặn kịp thời.


Ngồi những vùng nóng về chất độc da cam/dioxin với nồng độ nhiễm độc cao, cịn những vùng đất
rộng lớn, ước tính khoảng 2 triệu ha (Phùng Tửu Bôi, 2010) đất rừng bị suy thoái nặng nề mà trước kia
là các hệ sinh thái rừng nhiệt đới giàu có. Hiện nay, tuy nồng độ chất độc dioxin giảm xuống mức độ
cho phép, không cịn gây tác hại mới cho con người và mơi trường, nhưng hiện nay, những vùng đất
này trở thành những vùng đất cằn cỗi, ít được sử dụng và cần có những biện pháp để phục hồi. Để thực
hiện cơng việc này, chúng ta cần có những giải pháp đồng bộ, nhằm huy động được nguồn nhân lực, tài
lực và trí lực của trung ương cũng như của địa phương cho sự nghiệp phục hồi và tái sử dụng hiệu quả
những vùng đất đai đã bị suy thoái do chất độc hóa học sử dụng trong chiến tranh.


<b>HẬU QUẢ CỦA CHẤT ĐỘC HĨA HỌC LÊN MƠI TRƯỜNG</b>



Trong hơn 10 năm, quân đội Mỹ đã phun rải khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học, chủ yếu là chất da
cam có chứa dioxin, trong Chiến dịch Ranch Hand, mà thực chất một cuộc chiến tranh hóa học quy
mơ lớn, lên hơn 3 triệu ha ở Nam Việt Nam, phá hủy hơn 2 triệu ha rừng, 236.000 ha đất nông nghiệp,
135.000 ha rừng cao su. Không những phá hủy tài nguyên, môi trường, các chất độc hóa học này cịn
tác động lên sức khỏe và cuộc sống của hơn 3 triệu người cả nước ta (Võ Quý và và Võ Thanh Sơn,
2010; Phùng Tửu Bôi, 2010). Quân đội Mỹ đã sử dụng các chất độc hóa học có tác dụng làm rụng lá
cây với những tên quy ước là chất da cam, chất trắng, chất xanh do màu sơn trên những thùng đựng
hóa chất để phân biệt, mà thực chất những chất độc hóa học này là các tổ hợp chất hóa học với các
thành phần chính là 2,4-Diclophenoxyaxetic axit (2,4-D), Triclophenoxyaxetic axit (2,4,5-T) và một số
ester của chúng (Nguyễn Xuân Nết, 2010).


Chiến dịch Ranch Hand có 3 mục tiêu chính, đó là:(i) Phát quang để tấn công, được tiến hành tập trung


vào các vùng căn cứ địa của cách mạng, đường mịn Hồ Chí Minh, các khu vực biên giới và tổ chức tấn công
từ trên không bằng máy bay ném bom, đặc biệt là ném bom rải thảm bằng B-52, hay tấn công trên bộ để
tiêu diệt lực lượng, phá hủy phương tiện chiến tranh, cơ sở hậu cần, các tuyến đường vận chuyển và thông
tin liên lạc của đối phương, kết hợp đốt trụi những khu rừng bằng bom napalm làm hủy hoại môi trường
sống, làm cho nhiều khu rừng nhiệt đới rậm rạp của Việt Nam bị tàn phá nặng nề, phải mất nhiều thập niên,
thậm chí hàng thế kỷ mới phục hồi lại được; (ii) Phát quang để phòng vệ, được thực hiện ở những vành đai
rậm rạp xung quanh các khu vực đóng quân, các khu vực trọng yếu, các cơ sở hậu cần quan trọng, các trục
lộ chuyển quân, các bãi đổ quân... của quân đội Mỹ và chính quyền ngụy, nhằm phát hiện, ngăn chặn và
chống phá sự xâm nhập, tấn công của các lực lượng cách mạng; và (iii) Phá hoại mùa màng, nhằm phá hoại
nền kinh tế tự cung tự cấp tại chỗ của cách mạng miền Nam Việt Nam, tập trung ở những nơi, những khu
vực mà lực lượng cách mạng kiểm soát, tổ chức sản xuất, cung cấp lương thực, thực phẩm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Một số đăc điểm của dioxin là: (i) Dioxin là các chất rắn với nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sơi cao;
(ii) Hầu như khơng tan trong nước (kỵ nước); (iii) Tan trong mỡ (ái mỡ) và dung môi hữu cơ; (iv) Độ
bền nhiệt rất cao, chỉ bị phân hủy hoàn toàn ở nhiệt độ 1.200-1.400oC; (v) Không bị phân hủy dưới tác
động của kiềm mạnh và axit mạnh; (vi) Bền vững với đa số vi sinh vật, có một số ít vi sinh vật có khả
năng phân hủy dioxin nhưng với tốc độ rất chậm; (vii) Thời gian bán phân hủy của dioxin
(2,3,7,8-TCDD): 8 ngày trong khơng khí, 5 tháng trong nước, 9-12 năm trong đất (lớp mặt), khoảng 100 năm
trong đất (lớp dưới mặt) và trầm tích, 7,6 năm trong cơ thể người; (viii) Đại bộ phận thực vật không
hấp thụ dioxin; và (ix) Dioxin xâm nhập vào cơ thể người chủ yếu thông qua dây chuyền thực phẩm
(97,5%) (Nguyễn Xuân Nết, 2010).


Theo nghiên cứu của Viện Điều tra Quy hoạch Rừng (FIPI, 1991), diện tích bị rải chất độc hóa học toàn
miền Nam Việt Nam là 3.825.980 ha, chiếm 21% tổng diện tích tự nhiên, trong đó, vùng bị rải nặng nề
nhất là vùng Đơng Nam Bộ với diện tích bị rải là 1.338.423 ha (56% tổng diện tích bị rải) và vùng Trung
Trung Bộ, với diện tích bị rải là 323.866 ha (33% tổng diện tích bị rải). Những tỉnh bị rải nặng nề nhất
gồm: Đồng Nai (68%), TP. Hồ Chí Minh (60%), Sơng Bé (52%), Tây Ninh (46%), Thừa Thiên Huế (40%),
Bình Định (28%), Phú Yên (24%), Bến Tre (23%) và chủ yếu tập trung vào độ cao 300-1.000 mét, chiếm
tới 70,8% diện tích bị rải. Tỷ lệ những loại rừng bị rải so với tổng diện tích của loại rừng đó là: (i) Rừng lá
rộng thường xanh (21,2%); (ii) Rừng lá rộng rụng lá (11,3%); (iii) Rừng hỗn giao gỗ tre nứa (37,6%); (iv)


Rừng tre nứa (34,4%); (v) Rừng chua phèn (33,9%); và (vi) Rừng ngập mặn (62,8%).


Hậu quả tác động của chất độc hóa học lên hệ sinh thái rừng là rất lớn, làm thay đổi cấu trúc, tổ thành
của rừng. Tán rừng bị phá vỡ hoàn toàn, cảnh rừng thay đổi, các loại cỏ dại như cỏ Mỹ, cỏ tranh và tre
nứa xâm chiếm nhanh chóng. Nhiều loài cây ưu thế, mọc nhanh, kém giá trị kinh tế xuất hiện và lấn át
những cây gỗ bản địa. Khu hệ động vật ở các vùng bị rải chất độc hóa học hiện nay cịn lại hết sức nghèo
nàn. Sau khi bị rải chất độc hóa học, cây rừng bị rụng lá và chết. Các động vật ăn thực vật bị mất nguồn
thức ăn và nơi ẩn nấp, nên phải chuyển đi nơi khác, nhưng đa số bị chết vì bị đói hay bị nhiễm độc trực
tiếp qua thức ăn, nước uống. Tiếp theo, các động vật ăn thịt cũng bị cạn nguồn thức ăn và cũng phải chịu
tình trạng tương tự... Nguồn lợi các lồi động vật ở nước như cá, tôm tại các nơi bị rải chất độc đã bị
thiệt hại nặng nề. Các loài cá ở sơng, suối đều nghèo về thành phần lồi so với các vực nước tương tự
ở các vùng không bị rải chất độc hóa học. Năng suất sinh học ở các sông, suối ở các nơi bị rải chất độc
vẫn rất thấp do chuỗi thức ăn ở đây bị phá vỡ (Võ Quý và Võ Thanh Sơn, 2010).


Hãy lấy khối lượng gỗ bị mất đi làm ví dụ. Đánh giá về lượng gỗ mất đi cũng khác nhau theo từng tác
giả, ví dụ như, khoảng 75 triệu m3gỗ bị phá hủy (Westing, 1984), trong đó, 45 triệu m3gỗ thương phẩm
của rừng thường xanh nội địa bị mất đi (Westing, 1977). Theo đánh giá của Viện Điều tra Quy hoạch
rừng (FIPI, 1991), tổng trữ lượng gỗ mất mát dự tính trong chiến tranh hóa học đối với rừng nội địa
Nam Việt Nam là 117 triệu m3, bao gồm lượng gỗ bị mất tức thời 90 triệu m3 và 27 triệu m3gỗ tăng
trưởng lâu dài do rừng bị phá hủy. Lượng gỗ thương phẩm (60% trữ lượng gỗ cây đứng) là 70 triệu m3
thuộc nhóm 1 đến nhóm 4, bao gồm nhiều lồi gỗ q hiếm, có giá trị kinh tế cao.


<b>THỬ NGHIỆM MƠ HÌNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC ĐỒNG BỘ </b>



<b>CHO ĐỊA PHƯƠNG - GIAI ĐOẠN ĐẦU TIÊN ĐỂ PHỤC HỒI CÁC VÙNG ĐẤT</b>


<b>BỊ SUY THỐI DO CHẤT ĐỘC HĨA HỌC TRONG CHIẾN TRANH</b>



<b>Bối cảnh </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Căn cứ vào điều kiện sinh thái và mức độ bị ảnh hưởng, giải pháp phục hồi rừng trên vùng bị tác động


của chiến tranh hóa học bao gồm: (i) phục hồi tự nhiên; và (ii) trồng lại rừng.


Phục hồi tự nhiên là khả năng tái sinh tự nhiên và tự phục hồi của cây rừng, thường chỉ phù hợp cho
những vùng bị rải nhẹ, với 1-2 lần rải, khi cấu trúc của rừng chưa bị phá hủy hoàn toàn. Vùng bị rải có
diện tích hẹp, có cây mẹ gieo giống. Để đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng rừng phục hồi tự
nhiên, có thể áp dụng giải pháp cơng nghệ lâm sinh làm giàu rừng. Giải pháp này đòi hỏi mất nhiều thời
gian mới có thể phục hồi thảm thực vật rừng trở về trạng thái ban đầu (50-80 năm). Qua theo dõi một
số điểm nghiên cứu về phục hồi tự nhiên bằng con đường tái sinh tự nhiên ở Mã Đà, A Lưới, Bạch Mã,
Đồng Xoài... hơn 30 năm đã cho thấy rằng, quá trình tái sinh tự nhiên diễn ra trên vùng bị rải chất độc
không dễ dàng như một số tác giả đã thực nghiệm trong phạm vi hẹp.


Trồng lại rừng thường được tiến hành trên những vùng đất bị tác động nặng nề, thường không còn thảm
thực vật rừng và bị cỏ dại xâm lấn. Nạn cháy trên các trảng cỏ thường xảy ra, làm cho quá trình diễn
thế càng phức tạp. Qua kết quả điều tra trên các đối tượng này cho thấy, mật độ cây tái sinh rất thấp,
khả năng tái sinh tự nhiên trên đất trống đồi núi trọc trong vùng bị rải chất độc hóa học là vơ cùng
khó khăn. Trồng rừng là con đường nhanh nhất để phục hồi lại rừng sau chiến tranh, có thể đạt mục
tiêu nhanh chóng phủ xanh đất trống trọc, tạo dựng hoàn cảnh rừng mới, nhưng tính đa dạng sinh học
khơng cao. Tuy nhiên, đây cũng là một giải pháp rất tốn kém và khó khăn.


Như vậy, tuy đã có một số kết quả trong phục hồi những vùng đất suy thoái bằng biện pháp trồng rừng
mới, hoặc phục hồi rừng ở những vùng bị rải chất độc hóa học, nhưng thực tế đã chứng minh rằng q
trình này rất tốn kém, hoặc địi hỏi một thời gian rất dài nếu sử dụng biện pháp phục hồi tự nhiên.
Câu hỏi đặt ra là, với những khó khăn như vậy, và nguồn lực của Chính phủ cịn hạn chế thì làm thế
nào có thể phục hồi hơn 1 triệu ha đất bị suy thoái nặng nề, đặc biệt những vùng đất này lại phân bố
dàn trải, nhiều khi ở những vùng khó tiếp cận?


<b>Các hoạt động liên quan đến khắc phục hậu quả về môi trường</b>



Theo Văn phòng Ban chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến
tranh ở Việt Nam của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam đã triển khai được một số hoạt động


khắc phục hậu quả của chất độc da cam có chứa dioxin đối với mơi trường như:


(i) Đối với những điểm nóng về dioxin, trong những năm 1990, Bộ Quốc phịng Việt Nam đã xây dựng
một số cơng trình ngăn chặn lan tỏa dioxin trong sân bay Đà Nẵng, Biên Hòa và Phù Cát và gần
đây, đang thực hiện dự án cô lập và chôn lấp một số khu vực ơ nhiễm nặng dioxin trong sân bay
Biên Hịa. Trong năm 2007, với tài trợ của Quỹ Ford và hỗ trợ một phần kỹ thuật của USEPA, Bộ
Quốc phòng đã xây dựng được một số cơng trình ngăn chặn lan tỏa dioxin từ khu vực ô nhiễm nặng
trong sân bay Đà Nẵng, hạn chế tác hại của dioxin đối với môi trường và con người gần sân bay và
hiện nay đang nghiên cứu các biện pháp hữu hiệu để sớm xử lý dioxin tại khu vực sân bay Đà Nẵng.
(ii) Việt Nam đã và đang thực hiện một số dự án trồng rừng để phục hồi những khu rừng đã bị chất da
cam/dioxin hủy hoại, đã đạt được kết quả khả quan cho rừng ngập mặn (như ở Khu Dự trữ Sinh
quyển Cần Giờ), nhưng gặp rất nhiều khó khăn cho cơng tác phục hồi rừng nội địa.


Ngồi ra, nhiều hoạt động quan hệ quốc tế trong nghiên cứu và khắc phục hậu quả chất da
cam/dioxin ở Việt Nam đã được thực hiện, đặc biệt trong lĩnh vực về môi trường, bao gồm:


l UNDP tham gia xây dựng dự án xử lý ô nhiễm chất da cam/dioxin tại các vùng ô nhiễm nặng. Một


số công trình nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học Nhật Bản, Canađa, Đức, Nga... đã được
thực hiện với sự phối hợp với các nhà khoa học Việt Nam.


l Quan hệ hợp tác nghiên cứu khắc phục hậu quả chất da cam/dioxin giữa Chính phủ Việt Nam và


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

l Trong bối cảnh mối quan hệ của Việt Nam - Hoa Kỳ ngày càng được cải thiện và mong muốn của


hai Chính phủ giải quyết vấn đề chất độc da cam một cách ổn thỏa, một nhóm đối thoại bao gồm
các nhà khoa học, các nhà hoạt động xã hội của Việt Nam và Hoa Kỳ đã được thành lập nhằm tìm
ra giải pháp phù hợp, dung hòa quyền lợi 2 của cả hai nước. Một trong 5 nội dung hành động do
nhóm đối thoại đưa ra là phục hồi các vùng đất bị suy thối do chất độc hóa học do qn đội Mỹ
sử dụng trong chiến tranh, mà trong giai đoạn trước mắt là đào tạo nguồn lực cán bộ, đặc biệt cho


các địa phương bị ảnh hưởng mạnh mẽ của chất độc hóa học.


Để thúc đẩy tiến trình này và chuẩn bị cho những chương trình quy mơ lớn về phục hồi các vùng đất bị
suy thối khi có nguồn lực hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, Quỹ Ford đã tài trợ cho Trung tâm Nghiên
cứu Tài nguyên và Môi trường Dự án “Đào tạo nguồn nhân lực nhằm phục hồi hệ sinh thái và tái sử dụng
đất rừng bị suy thối do ảnh hưởng chất độc hóa học trong chiến tranh” cho một tỉnh. Sau khi xem xét,
đánh giá, Trung tâm đã quyết định lựa chọn tỉnh Quảng Trị cho Dự án đào tạo nguồn nhân lực này.

<b>Đặc thù của Dự án đào tạo nguồn nhân lực</b>



<b>(1) Mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương</b>


Mục tiêu dài hạn: (a) Phục hồi vùng đất suy thoái do chất độc hóa học trong (do) chiến tranh ở miền
Nam Việt Nam; và (b) Cải thiện cuộc sống cho nhân dân địa phương tại (trong) những vùng đất trên
theo hướng phát triển bền vững những hệ sinh thái bị suy thoái.


Mục tiêu trung hạn: (a) Nâng cao năng lực cho các nhà quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân dân địa phương
trong những vùng đất bị ảnh hưởng của chất độc hóa học để phục hồi đất đai bị suy thoái và nâng cao
đời sống; và (b) Xây dựng một cơ chế và một mạng lưới các nhà quản lý và cán bộ trong công tác thực
tiễn sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, nhằm phục hồi những vùng đất bị suy thoái.


Mục tiêu ngắn hạn: (a) Trang bị cho những nhà quản lý, cán bộ kỹ thuật và những nông dân sản xuất
giỏi trong một tỉnh bị ảnh hưởng của chất độc hóa học những hiểu biết về tác động của chất độc hóa
học lên mơi trường và cuộc sống và những kiến thức, kỹ năng và kỹ thuật phục hồi những vùng đất bị
suy thoái, mà qua đó có thể cải thiện cuộc sống của họ; và (b) Tạo điều kiện cho học viên có thể áp
dụng những bài học vào thực tiễn địa phương và xây dựng những đề xuất dự án, nhằm phục hồi các
vùng đất bị suy thoái và nhằm cải thiện cuộc sống của người dân địa phương.


<b>(2) Quy mô đào tạo nguồn lực là cho một tỉnh </b>


Cơ sở lựa chọn một tỉnh để tổ chức đào tạo nguồn lực là: (i) Tỉnh là đơn vị hành chính độc lập và tồn diện,


có thể huy động mọi nguồn lực cần thiết để thực hiện những nhiệm vụ lớn như phục hồi đất đai bị suy thoái
và phát triển kinh tế-xã hội. Hơn nữa, cơ quan cấp tỉnh có thể lồng ghép các nguồn lực khác (ví dụ như các
dự án và chương trình thực hiện ở cùng một khu vực) để đạt mục tiêu của Dự án; (ii) Mục tiêu tổng quát
của Dự án, cũng là mục tiêu của tỉnh, là hồi phục và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và phát triển
kinh tế-xã hội, bao gồm phát triển sinh kế ở vùng sâu vùng xa, vùng miền núi, nhằm xóa đói giảm nghèo,
do đó, các cấp chính quyền của tỉnh sẽ hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện Dự án này.
<b>(3) Đào tạo đồng bộ 3 nhóm đối tượng</b>


Đối với quy mơ tồn tỉnh, Dự án tổ chức xây dựng năng lực cùng một lúc cho ba nhóm đối tượng: (i)
Cán bộ quản lý cấp tỉnh và huyện; (ii) Cán bộ chỉ đạo kỹ thuật; và (iii) Nông dân sản xuất giỏi, sao cho
họ tạo ra được một nguồn nhân lực, bao gồm cả cán bộ và nhân dân với cùng một trình độ nhận thức
và có thể triển khai thực hiện được những chương trình lớn, mang tính liên ngành, góp phần thực hiện
kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.


l Lãnh đạo quản lý cấp tỉnh/huyện và cấp sở có thể gắn kết và chỉ đạo thực hiện các hoạt động phục


hồi các vùng đất bị suy thoái với các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và môi trường
ở địa phương.


l Cán bộ kỹ thuật lựa chọn những giải pháp kỹ thuật phục hồi và chỉ đạo kỹ thuật khi thực hiện các


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

l Các hộ nông dân làm kinh tế hộ giỏi, phát triển thành mạng lưới sâu rộng, nhằm thực hiện các chương


trình đề ra theo chiều rộng và chiều sâu, gắn kết lợi ích cá nhân và lợi ích của tập thể. Họ sẽ là những
người thầy trực tiếp dẫn dắt, chia sẻ kinh nghiệm với người dân trong vùng thực hiện theo.


<b>(4) Đào tạo nguồn nhân lực theo nguyên tắc tiếp cận từ dưới lên</b>


Nguyên tắc tiếp cận từ dưới lên được áp dụng, nhằm động viên cao nhất cán bộ và người dân địa phương
tham gia tích cực vào q trình phục hồi tài ngun và mơi trường, động viên mọi nguồn lực để chống


nghèo đói và nâng cao đời sống người dân địa phương, thông qua việc tiếp thu những kiến thức khoa
học kỹ thuật và chia sẻ kinh nghiệm của mình.


<b>(5) Phương pháp đào tạo nguồn lực bằng cách kết hợp giữa thuyết trình, thảo luận, tham</b>
<b>quan mơ hình và xây dựng đề xuất dự án</b>


Tổ chức một loạt các khóa hội thảo tập huấn phù hợp cho mỗi đối tượng chính bằng cách kết hợp
hài hịa giữa thuyết trình, thảo luận và tham quan những mơ hình phục hồi đất đai bị suy thối và
phát triển kinh tế-xã hội ở trong địa bàn tỉnh cũng như ở vùng lân cận, qua đó, xây dựng đề xuất
dự án phục hồi và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên từ thực tiễn của địa phương. Một mặt,
những hiểu biết, kỹ thuật và kỹ năng sẽ được chia sẻ giữa các nhà quản lý, cán bộ kỹ thuật và nông
dân sản xuất giỏi ở địa phương, mặt khác, các kiến thức đó được chia sẻ với các nhà khoa học và
những cán bộ của các viện nghiên cứu và trường đại học. Những hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi
nhóm người này sẽ hỗ trợ lẫn nhau, nhằm đạt được những mục tiêu chung về phục hồi và sử dụng
hiệu quả các vùng đất bị suy thoái, gắn công tác bảo tồn với việc phát triển kinh tế-xã hội của địa
phương theo nguyên tắc bền vững.


<b>(6) Tác động của Dự án là lồng ghép công việc phục hồi vào trong kế hoạch phát triển</b>
<b>kinh tế-xã hội và vào phương án sản xuất</b>


Hiệu quả của Dự án được xác định rõ ràng, đặc biệt là trong chiến lược phát triển dài hạn. Với việc
đào tạo cán bộ quản lý cấp tỉnh đến cán bộ kỹ thuật cấp huyện và nơng dân sản xuất giỏi tại địa
phương, họ có thể lồng ghép những công việc phục hồi các vùng đất bị suy thoái vào trong kế
hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, và thậm chí, vào phương án sản xuất của từng hộ
gia đình hay trang trại. Những học viên này được đào tạo để họ có thể liên kết thành một mạng
lưới để thực hiện những chương trình có quy mơ lớn, mang tính liên ngành, liên quan đến phục hồi
những vùng đất bị suy thoái, đặc biệt là cho những vùng đất bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam
bị rải trong chiến tranh.


Tác động ngay lập tức của Đự án đào tạo nguồn nhân lực này về phục hồi các vùng đất bị suy thoái và


nâng cao đời sống người dân địa phương khơng thể thấy ngay được, vì rằng số người tham gia các khóa
tập huấn là hạn chế. Tuy nhiên, những người dân địa phương có thể được hưởng lợi thơng qua việc triển
khai những dự án trong tương lai do những người được đi tập huấn triển khai thực hiện trong lĩnh vực
bảo tồn và xóa đói giảm nghèo. Hơn nữa, một khi đã được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần
thiết, những người được tập huấn sẽ có thể đào tạo cho nhiều người khác về nhiều khía cạnh khác nhau,
để có thể tham gia và thực hiện những công việc phục hồi tài nguyên. Trên thực tế, trên bình độ quốc
gia, nhiều nguồn tài chính được phân bổ cho các tỉnh khó khăn, nhưng nhiều khi không được sử dụng
một cách hiệu quả, mà một trong những nguyên nhân nhiều khi là do thiếu những hiểu biết về xây dựng
và thực hiện những dự án phù hợp.


<b>(7) Tác động của Dự án có tính lan tỏa tự nhiên</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>Các hoạt động của Dự án đào tạo nguồn lực cho tỉnh Quảng Trị</b>


<b>(1) Tổ chức các khóa hội thảo tập huấn</b>


Dự án đã tổ chức 5 khóa hội thảo tập huấn, trong đó 4 khóa về kiến thức khoa học kỹ thuật về “Phục
hồi và tái sử dụng các vùng đất bị suy thoái do chất độc hóa học”, và 1 khóa về kỹ năng viết đề xuất
dự án. Nội dung các chuyên đề cho 4 khóa hội thảo tập huấn về kiến thức khoa học kỹ thuật đều được
điều chỉnh cho phù hợp với đặc thù của học viên của từng khóa.


<b>(2) Tham quan các mơ hình phục hồi tài ngun đất đai và phát triển kinh tế-xã hội</b>
Trong khn khổ các khóa hội thảo tập huấn, các học viên đã được đi tham quan học hỏi các mơ hình
phát triển kinh tế-xã hội, phục hồi các vùng đất bị suy thoái của tỉnh Quảng Trị và các tỉnh lân cận như
Quảng Bình và Thừa Thiên Huế.


Đặc biệt, các học viên của khóa 3 và 4 (cho nông dân sản xuất giỏi) đã đi tham quan và chia sẻ kinh
nghiệm chính tại các mơ hình sản xuất nơng lâm nghiệp kết hợp với phục hồi đất đai của các học viên
trong lớp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và các học viên khóa 5 về viết đề xuất dự án đã được tham quan
mô hình sản xuất phân hữu cơ trong Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, làng nghề Bát Tràng và
viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.



<b>(3) Hỗ trợ nơng dân sản xuất giỏi làm mơ hình ủ phân hữu cơ</b>


Nhận thức được tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp hữu cơ trong phục hồi và sử dụng hiệu quả
vùng đất bị suy thối, nhiều nơng dân tham gia khóa tập huấn của Dự án đã đề xuất mong muốn được
thực hành kiến thức thông qua làm việc làm phân hữu quy mơ hộ gia đình nhằm phục vụ sản xuất và
đồng thời góp phần làm giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường nơng thơn.


Lợi ích của làm bể ủ phần hữu cơ là tạo được một nguồn phân hữu cơ tại chỗ để chủ động cho sản
xuất nông nghiệp của các hộ gia đình, tiết kiệm chi phí sản xuất và giảm nguy cơ suy thối đất do lạm
dụng phân vơ cơ. Hơn nữa, các phế phẩm nông nghiệp và phân gia súc được thu gom làm phân cũng
góp phần giải quyết vấn đề ơ nhiễm nơng thơn.


Để đảm bảo tính khả thi và sự đóng góp của người hưởng lợi, dự án chỉ hỗ trợ kỹ thuật và một phần
tài chính cho những hộ được lựa chọn. 13 hộ gia đình trong 7 huyện (2 hộ/huyện) đã được hỗ trợ để
xây dựng mơ hình sản xuất phân hữu cơ quy mơ nơng hộ với mục đích xử lý phế phẩm nơng nghiệp và
phân gia súc, góp phần tạo nguồn phân hữu cơ tại chỗ và làm sạch môi trường nông thôn. Hội Nông
dân và tổ chức khuyến nông khuyến lâm của huyện cũng đã sử dụng mơ hình sản xuất phân hữu cơ
này để tuyên truyền và nhân rộng cho các hộ nông dân khác trong vùng.


<b>(4) Đề xuất các ý tưởng dự án</b>


Học viên của các khóa hội thảo tập huấn đều được khuyến khích xây dựng những ý tưởng dự án cho
đến những đề xuất dự án từ thực tiễn địa phương và cơ quan mình, theo hướng phục hồi và sử dụng
hiệu quả các vùng đất bị suy thoái, gắn với việc phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao đời sống người
dân địa phương.


Trình tự chung của việc xây dựng đề xuất dự án là: (i) Chuyển vấn đề thực tiễn thành ý tưởng dự án
sơ bộ; (ii) Thông qua kinh nghiệm thực tiễn, chuyển ý tưởng dự án sơ bộ thành ý tưởng dự án có tính
khả thi và phù hợp với nhu cầu xã hội; (iii) Thông qua chia sẻ kinh nghiệm với các nhà khoa học để


chuyển những ý tưởng dự án thành bản đề xuất dự án (dưới dạng văn bản); và cuối cùng (iv) Hoàn thiện
đề xuất dự án ở nhiều cấp độ để có thể đệ trình cho các nhà tài trợ tiềm năng.


<b>Kết quả và sản phẩm của Dự án đào tạo nguồn nhân lực</b>


<b>(1) Đào tạo nguồn nhân lực</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

tỉnh và 7 huyện của tỉnh, trong đó có 189 lượt người tham gia tập huấn về kiến thức khoa học kỹ thuật
về chủ đề “Phục hồi và tái sử dụng các vùng đất bị suy thối do chất độc hóa học” và 43 lượt người
tham gia tập huấn về kỹ năng viết đề xuất dự án; 130 lượt người là cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và
102 lượt người là nông dân sản xuất giỏi của các huyện.


l Nhận thức của tất cả học viên của các cấp đã được nâng lên một bước. Ở cấp tỉnh, các cán bộ


các sở và ban ngành đã hiểu một cách khái quát về phát triển bền vững gắn với giải quyết các vấn
đề nhằm phục hồi các vùng đất bị suy thoái do chất độc hóa học được sử dụng trong chiến tranh
bằng nhiều giải pháp đồng bộ, đặc biệt là những giải pháp sản xuất trong nông nghiệp và lâm
nghiệp. Các cán bộ kỹ thuật của sở (cấp tỉnh), phòng (cấp huyện) về tài nguyên và môi trường
và nông nghiệp và phát triển nông thôn đã tiếp thu được những giải pháp cụ thể, áp dụng trong
điều kiện thực tiễn của địa phương để chỉ đạo sản xuất, cũng như bảo vệ môi trường theo hướng
phục hồi các vùng đất bị suy thoái hoặc ngăn ngừa bị suy thối. Ở cấp nơng hộ, các học viên là
nông dân sản xuất giỏi đã đánh giá được những mặt được và chưa được của hoạt động sản xuất
của mình trên quan điểm phát triển bền vững và đưa ra các giải pháp cụ thể trong khuôn khổ
điều kiện sản xuất của mình.


l Tác động của nguồn nhân lực được đào tạo thơng qua các khóa tập huấn có tính lan tỏa. Nhận
thức nâng lên của cán bộ quản lý và kỹ thuật về phục hồi các vùng đất bị suy thối có thể được
lồng ghép một cách hữu cơ vào việc thực hiện các nhiệm vụ của cơ quan mình, trong việc xây
dựng kế hoạch cũng như tổ chức thực hiện, đặc biệt trong việc chỉ đạo phát triển nông lâm nghiệp
theo hướng bền vững ở cấp tỉnh cũng như ở cấp huyện và xã. Những nông dân sản xuất giỏi đã
nhận thức rất rõ nét những công việc sắp tới theo hướng sản xuất nông lâm nghiệp bền vững gắn


với việc bảo vệ môi trường và phục hồi đất đai bị suy thối. Nhiều nơng dân đã bắt đầu áp dụng
những kiến thức khoa học kỹ thuật do lớp tập huấn cung cấp vào trong điều kiện sản xuất của
mình và cam kết sẽ chia sẻ kinh nghiệm với các hộ nông dân khác ở địa phương khơng có điều
kiện tham gia lớp học.


l Các học viên của các khóa tập huấn, về cơ bản, đã hiểu được các cách thức chuyển những ý tưởng
nhằm giải quyết những vấn đề của địa phương thành những bản đề xuất dự án hợp lý để tìm kiếm
sự hỗ trợ thích hợp của các nhà tài trợ. Hội thảo tập huấn cuối cùng trong khuôn khổ Dự án là về
viết đề xuất dự án, đã tạo ra một môi trường để các nhà quản lý của tỉnh và huyện, các cán bộ kỹ
thuật và nông dân cùng bàn bạc thảo luận để xây dựng những đề xuất dự án, nhằm giải quyết những
vấn đề của địa phương mình. Đây thực tế có thể coi là một diễn đàn dân chủ để các cán bộ quản
lý hiểu được nguyện vọng của người nông dân, và người nông dân cũng có thể đề đạt những mong
muốn của mình đối với những người có trách nhiệm ở tỉnh và huyện.


<b>(2) Xây dựng chương trình và bộ tài liệu cho các khóa hội thảo tập huấn</b>


(i) Chương trình, nội dung và phương pháp tập huấn cho các khóa đào tạo cho 5 khóa với đặc thù của
học viên đã được xây dựng


Đặc biệt là, nội dung, chương trình và phương pháp đã được xây dựng dựa theo nguyên lý “đáp ứng
yêu cầu của học viên”. Qua công tác điều tra nhu cầu đào tạo của học viên và với sự tư vấn của các
chun gia có kinh nghiệm, chương trình đào tạo đã được chỉnh sửa cho phù hợp với đối tượng của
từng khóa tập huấn.


(ii) Các bộ tài liệu giảng dạy, tài liệu tham khảo và tài liệu trình bày cho 5 khóa theo đặc thù của học
viên đã được xây dựng và tổng hợp


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Đặc biệt là, trong khuôn khổ của Dự án, một tuyển tập các bài giảng đã được biên tập và xuất
bản nhằm mục đích cung cấp các thơng tin tổng hợp cho các khóa tập huấn có liên quan với tên
“Phục hồi và tái sử dụng các vùng đất bị suy thoái do chất độc hóa học”. Tài liệu hội thảo tập


huấn. Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội, do NXB Nông
nghiệp ấn hành.


(iii) Tất cả các bài nói trên lớp của các giảng viên đã được ghi âm đầy đủ, có hệ thống, theo từng chun
đề và theo từng khóa học


Những thơng tin ở dạng truyền thơng này rất hữu ích cho những học viên hoặc những người có quan
tâm có thể tự học để nâng cao hiểu biết của mình về những chủ đề có liên quan.


<b>(3) Xây dựng mơ hình sản xuất phân hữu cơ quy mơ nơng hộ </b>


13 hộ gia đình trong 7 huyện (2 hộ/huyện) đã được hỗ trợ để xây dựng mơ hình sản xuất phân hữu cơ
quy mơ nơng hộ với mục đích xử lý phế phẩm nơng nghiệp và phân gia súc, góp phần tạo nguồn phân
hữu cơ tại chỗ và làm sạch môi trường nông thôn. Hội Nông dân và tổ chức khuyến nông khuyến lâm
của huyện cũng đã sử dụng mơ hình sản xuất phân hữu cơ này để tuyên truyền cho các hộ nông dân
khác trong vùng.


Theo kinh nghiệm tại tỉnh Quảng Trị, phát triển mơ hình ủ phân hữu cơ kết hợp với hoạt động nơng
nghiệp mang lại cả lợi ích kinh tế lẫn phục hồi các vùng đất bị suy thoái nhờ những lý do sau:


(i) Người nông dân hiểu được rằng việc sử dụng q mức phân bón vơ cơ hoặc thiếu bất kỳ loại phân
bón nào trong sản xuất đều có thể gây ra sự suy giảm độ phì của đất, dẫn đến năng suất giảm. Với
sự hỗ trợ kỹ thuật từ Dự án, người nơng dân tích cực tham gia sản xuất phân hữu cơ cho sản xuất
nông nghiệp, chẳng hạn như cà phê, tiêu đen, cây ăn quả, cao su và cây lâm nghiệp, để giảm chi phí
mua phân bón vơ cơ, để duy trì năng suất ổn định cây trồng và để góp phần bảo vệ đất và phục hồi
các vùng đất bị suy thoái. Khi được trang bị các kiến thức khác như phát triển thị trường nông sản
và chế biến sản phẩm sau thu hoạch, người nơng dân có thể thu được lợi ích cao hơn từ các sản
phẩm của họ, vì vậy duy trì cây trồng tốt hơn.


(ii) Cho tới nay, các dự án quốc gia về trồng rừng hay phục hồi các vùng đất bị suy thối mới chỉ tập


trung vào mục đích mơi trường, ít khuyến khích lợi ích kinh tế, vì vậy, chúng thường yêu cầu nguồn
đầu tư lớn từ Chính phủ và nhận được ít quan tâm từ phía người nơng dân. Vì vậy, khuyến khích sử
dụng phân bón hữu cơ, một mặt, đã khuyến khích kinh tế cho sản xuất nơng nghiệp, nơng dân tự
nguyện tham gia, vì phân bón hữu cơ có thể dễ dàng sản xuất từ chất thải nông nghiệp và chăn nuôi
phong phú từ đồng ruộng nơng thơn. Việc sử dụng rộng rãi phân bón hữu cơ có thể góp phần phục
hồi các vùng đất bị suy thối. Đầu tư của Chính phủ có thể chỉ tập trung vào các vùng đất bị suy
thoái nặng nề, nơi cá nhân nơng dân khơng có đủ nguồn lực để làm.


(iii) Mặc dù số lượng nông dân nhận được sự hỗ trợ của Dự án là hạn chế (13 trong số 89 nơng dân
tham gia các khóa đào tạo trên tồn tỉnh), tất cả 13 hộ nơng dân đã cam kết sẽ là người liên lạc để
giúp nông dân khác mở rộng mơ hình này tại các chi hội nông dân trong tỉnh. Trong thực tế, tất cả
nông dân đã được học kỹ thuật ủ phân hữu cơ trong q trình đào tạo, do đó họ có thể sản xuất
phân bón khi có điều kiện.


(iv) Tóm lại, sử dụng phân bón hữu cơ do nơng dân sản xuất trên quy mơ lớn, một mặt, sẽ góp phần
duy trì độ màu của đất, phục hồi các vùng đất bị suy thối và giảm chi phí sản xuất nơng nghiệp và
mặt khác, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn.


(v) Ba hệ thống trang trại được Dự án hỗ trợ là:


nƠng Phan Thành Danh, thơn Cổ Nhổi, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, sản


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

nƠng Đào Văn Lưu, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, sản xuất phân bón hữu cơ từ


chất thải nông nghiệp và chăn nuôi cho cây ăn quả và rừng của mình. Ơng có mơ hình trình diễn
tốt nhất của huyện trong việc tái trồng rừng ở vùng đất bị suy thối.


nBà Nguyễn Thị Kim Chi, thơn Nhan Biểu, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị,
sản xuất phân bón hữu cơ từ chất thải nơng nghiệp và chăn nuôi cho cây ăn quả và cây nông nghiệp.
<b>(4) Một số ý tưởng dự án đã được xây dựng</b>



Có tổng số 17 ý tưởng dự án đã được xây dựng, trong đó 8 ý tưởng dự án được học viên là cán bộ kỹ
thuật khóa 2 đề xuất, 3 ý tưởng do các nhóm riêng rẽ đề xuất và 6 ý tưởng dự án ở dạng khung lôgic
được các học viên khóa về kỹ năng viết dự án đề xuất.


<b>Đánh giá Dự án đào tạo nguồn nhân lực</b>



(1) Một lượng lớn chuyên gia các ngành khác nhau được huy động tham gia thực hiện Dự án đào tạo
nguồn nhân lực cho tỉnh Quảng Trị


l Dự án đã huy động 21 chuyên gia là các nhà khoa học và quản lý tham gia xây dựng đề cương, nội


dung, tài liệu giảng dạy và phương pháp được áp dụng cho các khóa hội thảo tập huấn, trong đó có
11 cán bộ của Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, 8 đến từ các trường đại học và
viện nghiên cứu và 2 đến từ Bộ Tài nguyên và Môi trường.


l Dự án đã huy động được 23 các cán bộ khoa học và quản lý tham gia trực tiếp giảng dạy, hướng


dẫn và tổ chức các khóa hội thảo tập huấn, trong đó, 12 là cán bộ của Trung tâm Nghiên cứu
Tài nguyên và Môi trường, 6 cán bộ của các trường đại học và viện nghiên cứu, đặc biệt có 4
cán bộ của tỉnh Quảng Trị. Cũng cần phải nhấn mạnh rằng, hàng chục cán bộ quản lý và kỹ thuật
của tỉnh Quảng Trị, tuy dưới danh nghĩa là học viên, nhưng giữ vai trò hướng dẫn và tư vấn trong
khóa học.


l Ngồi ra, Dự án cũng đã nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của các cán bộ hiện trường cũng như cán


bộ địa phương tại các mô hình tham quan tại Quảng Trị, Quảng Bình và Thừa Thiên Huế, góp phần
quan trọng cho sự thành cơng của hoạt động tham quan mơ hình phát triển kinh tế-xã hội và phục
hồi các vùng đất bị suy thoái.



(2) Phần lớn các học viên đánh giá rất cao tính hữu ích của các khóa tập huấn với chất lượng cao, đáp
ứng những nhu cầu bức thiết của địa phương


l Các học viên đều tự đánh giá là tiếp thu tốt kiến thức do tài liệu cung cấp cô đọng, chọn lọc và hữu


ích, thảo luận học tập trên lớp đáp ứng ngay nhu cầu và chia sẻ kinh nghiệm ngay tại hiện trường
các mơ hình tham quan để gợi ý cho việc áp dụng vào thực tiễn cụ thể của từng địa phương. Các
giảng viên và học viên đã vượt được những khó khăn như thời gian tập huấn ngắn, kiến thức truyền
đạt lớn, đa ngành, nhiều cấp độ (quốc tế, quốc gia, tỉnh và địa phương), kinh nghiệm và hiểu biết
của học viên rất khác nhau, để đạt được những kết quả trên.


l Nhiều học viên là các hộ nông dân giỏi sẵn sàng áp dụng những kiến thức học được vào hồn cảnh


cụ thể của mình và chia sẻ kinh nghiệm với cộng đồng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

(4) Tính liên thơng của 3 nhóm đối tượng học viên (cán bộ quản lý, kỹ thuật và nông dân sản xuất giỏi)
trong việc đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh sẽ hữu ích cho thực hiện các chương trình liên ngành sau này
Nhiều cán bộ kỹ thuật (đồng thời là cán bộ quản lý) của một số ngành khác nhau đã tham gia cả 3 khóa
và hiểu rất rõ vấn đề ở các cấp độ, nên có thể lồng ghép các dự án phục hồi các vùng đất bị suy thoái
vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, trực tiếp chỉ đạo kỹ thuật hiệu quả với sự tham
gia nhiệt tình của các hộ nơng dân sản xuất giỏi như là một mạng lưới đến tận cơ sở. Đặc biệt, tính liên
ngành cịn thể hiện việc lồng ghép hiểu biết về môi trường, phát triển bền vững, sản xuất nông lâm
nghiệp gắn kết chặt chẽ với phát triển cộng đồng, chế biến nông sản và phát triển thị trường trong bối
cảnh kinh tế-xã hội và chính sách của địa phương, tạo nên sự khác biệt của khóa học và đem lại lợi ích
thiết thực cho học viên.


<b>Bài học rút ra từ Dự án đào tạo nguồn lực</b>



(1) Sự ủng hộ và chỉ đạo sát sao của lãnh đạo UBND tỉnh có ý nghĩa quyết định cho sự thành cơng của
tồn Dự án.



(2) Sự hỗ trợ của các nhà khoa học và quản lý đảm bảo chất lượng các khóa hội thảo tập huấn của Dự án.
(3) Sự nhiệt tình và tâm huyết của các giảng viên và học viên đảm bảo sự thành cơng của các khóa hội
thảo tập huấn.


(4) Thử nghiệm thành công đào tạo cán bộ quản lý, kỹ thuật và nông dân 3 cấp độ trong khn khổ
một dự án, thậm chí trong một lớp học.


(5) Tóm lại, thơng qua các hình thức đào tạo cán bộ như đã đề cập ở trên, Dự án cũng đã đóng góp
một phần vào việc đào tạo và nâng cao nguồn nhân lực của tỉnh từ trên xuống dưới, từ các sở của tỉnh,
đến các phòng ở huyện và các hộ nơng dân sản xuất giỏi để hình thành một mạng lưới nhân lực một
cách đồng bộ.


<b>KEÁT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ</b>


<b>Kết luận</b>



1) Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường đã thử nghiệm thành công mô hình đào tạo nguồn
lực nhằm phục hồi các vùng đất bị suy thối do chất độc hóa học quy mơ một tỉnh.


2) Xây dựng được mục tiêu, đối tượng, nội dung, hoạt động, phương pháp và tài liệu tập huấn phù hợp
trong hoàn cảnh thời gian hạn chế, đa dạng về trình độ, kinh nghiệm và lĩnh vực hoạt động của các
học viên.


3) Lần đầu tiên 3 nhóm đối tượng học viên là cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và nơng dân cùng tham
gia trong khóa tập huấn với một mục đích chung, nên đã tận dụng được thế mạnh của từng đối tượng
được đào tạo.


<b>Khuyến nghị</b>



1) Mở rộng mơ hình đào tạo nguồn lực cho các tỉnh và địa phương khác theo kinh nghiệm mà Trung


tâm đã tổ chức thực hiện cho tỉnh Quảng Trị thông qua huy động ngân sách của các chương trình
có liên quan của Chính phủ, các bộ ngành, địa phương và hỗ trợ quốc tế, đặc biệt trong khuôn khổ
chiến lược, chương trình hành động và kế hoạch của Văn phịng 33, nhằm phục hồi hậu quả do chất
độc hóa học của quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh gây ra.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>



Phùng Tửu Bơi, 2010. Ảnh hưởng của chiến tranh hóa học đối với tài nguyên rừng miền Nam Việt Nam. Trong: Võ Quý và
Võ Thanh Sơn (Biên tập). Phục hồi và tái sử dụng các vùng đất bị suy thối do chất độc hóa học. Tài liệu hội thảo tập huấn.
Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội. NXB Nông nghiệp, Hà Nội: 83-131.


Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008. Hậu quả của chất da cam/dioxin đối với môi trường, con người Việt Nam: Các hoạt động
khắc phục. Văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia Khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt
Nam. Tờ rơi: 8 trang.


CRES, 2007. CRES’ Proposal for the Training Program: Training of Trainers in Habitat Restoration and Reutilization of Forest
Areas and Other Lands Damaged by Herbicides During the War. Requested for Funding from Ford Foundation. Hanoi: 16 pages.
CRES, 2009. Final Narrative Report to the Ford Foundation. Hanoi: 8 pages.


Dai, L.C., Thuy, L.B., Minh, D.Q., Quynh, H.T. Thom, L.T., 1995. Remarks on the Dioxin Level in Human Polled from Various
Localities in Vietnam. 15th International Symposium on Chlorinated Dioxin and Related Compounds. Organihalogen
Compounds: 161-167.


FIPI, 1991. Điều tra đánh giá tác động của chiến tranh hóa học lên rừng nội địa ở Việt Nam. Báo cáo của Viện Điều tra Quy
hoạch Rừng. Hà Nội.


Nguyễn Xuân Nết, 2010. Hiểu biết về chất độc hóa học và diễn biến của chúng trong môi trường. Trong: Võ Quý và Võ
Thanh Sơn (Biên tập). Phục hồi và tái sử dụng các vùng đất bị suy thối do chất độc hóa học. Tài liệu hội thảo tập huấn. Trung
tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội. NXB Nông nghiệp, Hà Nội: 6-39.



Võ Quý, 1983. Thử đánh giá tác hại lâu dài của chiến tranh hóa học của Mỹ ở miền Nam Việt Nam lên môi trường. Hội thảo
quốc tế về Chất độc hóa học. TP. Hồ Chí Minh, 1983.


Võ Quý và Võ Thanh Sơn, 2010. Ảnh hưởng của chiến tranh hóa học đối với tài nguyên rừng miền Nam Việt Nam. Phục hồi
và tái sử dụng các vùng đất bị suy thối do chất độc hóa học. Trong: Võ Quý và Võ Thanh Sơn (Biên tập). Phục hồi và tái sử
dụng các vùng đất bị suy thoái do chất độc hóa học. Tài liệu hội thảo tập huấn. Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi
trường, Đại học Quốc gia Hà Nội. NXB Nông nghiệp, Hà Nội: 83-131.


Stellman, J.M., Stellman S.D., Christian R., Weber T., Tomasallo C., 2003. The Extent and Patterns of Usage of Agent Orange
and Other Herbicides in Vietnam. Nature, Vol.422, 17 April. Http://www.Nature.com/Nature.


Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, 2009. Báo cáo kết quả thực hiện Dự án “Đào tạo nguồn nhân lực cho địa
phương về phục hồi và tái sử dụng các vùng đất bị suy thối do chất độc hóa học tại tỉnh Quảng Trị” do Quỹ Ford tài trợ.
Hội thảo đánh giá Dự án. Quảng Trị, tháng 6 năm 2009: 39 trang.


Westing, A.H., 1976. Ecological Consequences of the Second Indo-China War.


</div>

<!--links-->

×