Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIÊM MÀM NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.7 KB, 10 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ﭿ©ﭿ
ĐỀ TÀI:
LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG CHO TRẺ Ở
NHÓM 19-24 THÁNG TUỔI
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ
- Trong những năm gần đây, vấn đề chăm sóc dạy dỗ trẻ ở lứa tuổi mầm non được quan
tâm từ nông thôn đến thành thị, các bậc phụ huynhđã có sự quan tâm đến trẻ ,đặc biệt là
những năm gần đây ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và thực hiện tốt các
cuộc vận động ,đặc biệt là cuộc vận động môi trường thân thiện –học sinh tích cực,muốn
trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động ở lớp cũng như ở nhà, đòi hỏi trẻ phải có sức
khỏe tốt.
- Để có sức khỏe tốt đầu tiên là vấn đề chăm sóc sức khỏe ,sức khỏe tốt thì mới học
tốt,dựa trên thực tế trẻ nào suy dinh dưỡng ,thì trẻ đó mệt mỏi,không nhanh nhẹn thông
minh bằng trẻ khác.Vì vậy vấn đề chăm sóc ở trường mầm non là hết sức quan trọng.
Vậy dinh dưỡng là gì? Tại sao dinh dưỡng lại quan trọng trong đời sống con người? ,bởi
vì con người là một thực thể sống ,nhưng sự sống không tồn tại nếu con người không
được ăn và uống ,nhưng phải ăn uống thế nào để có một cơ thể khỏe mạnh và một tinh
thần minh mẫn
- Mục tiêu của giáo dục mầm non hiện nay là tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển về
thể chất lẫn tinh thần cho trẻ theo như bác hồ đã nói “trẻ em như búp trên cành, biết ăn,
biết ngủ, biết học hành là ngoan”
Vậy thì!ăn như thế nào? Ngủ như thế nào? Để đạt được ước mơ trẻ khỏe mạnh thông
minh làm nền tảng vững chắc cho một tương lai đất nước sau này như Bác Hồ hằng mong
đợi
- Đối với trẻ 19-24 tháng tuổi trong giai đoạn này thì cơ thể trẻ còn non yếu, khả năng dự
trữ ít ,sự thích nghi với thức ăn chưa cao vì vậy các bữa ăn của trẻ dù có đầy đủ nhưng
không hợp lý cũng sẽ là nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng (dinh dưỡng không hợp
lý:thừa hoặc thiếu đều có hại cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ) dinh dưởng còn ảnh
hưởng đến sự phát triển về tâm lý (bán cầu đại não chậm phát triển) dẫn đến trẻ chậm nói
- Trước đây do xã hội nghèo dân thiếu ăn nên trẻ thường bị suy dinh dưỡng ở thể nặng


như: phù, teo đét, tỉ lệ tử vong rất cao ,nhưng xã hội hiện nay đang trên đà phát triển,
kinh tế ổn định. Trẻ không còn suy dinh dưỡng ở thể nặng mà còn chỉ ở thể thấp còi,
nguyên nhân là các bậc phụ huynh chăm sóc chưa đúng cách và chưa nắm vững kiến thức
nuôi con theo khoa học, do công việc bận rộn nên phụ huynh ít có thời gian để chăm sóc
con, tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu là do yếu tố nuôi dưỡng và bệnh tật chiếm nhiều hơn
là di truyền
- Vì vậy ở lứa tuổi này việc chăm sóc trẻ trong những năm đầu là rất quan trọng nên tôi
đã trăn trở và suy nghĩ để tìm ra những biện pháp nhằm xóa suy dinh dưỡng cho trẻ mầm
non ở độ tuổi 19-24 tháng mà tôi đang phụ trách
II/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH LỚP
.Tổng số trẻ đầu năm: 24
.Trẻ suy dinh dưỡng cân nặng là1:tỷ lệ 4,2%
.Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi là 3: tỷ lệ 12,5%
Còn lại một số trẻ tuy chưa nằm ở mức thấp còi hoặc suy dinh dưỡng theo từng mức
độ nhưng với thể trạng của trẻ so với cân nặng và chiều cao hiện nay nếu như chăm sóc
trẻ không kỹ thì rất dễ dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng
*Thuận lợi:
- Được sự quan tâm, phối hợp của ban giám hiệu nhà trường trong công tác chăm sóc
giáo dục
- Đội ngũ cấp dưỡng có kiến thức chuyên môn, tích cực tìm tòi và chế biến các món ăn
mới nhằm giúp trẻ ăn ngon miệng hơn
- Các cháu đều học bán trú thuận tiện cho việc giáo viên chăm sóc trẻ ở trường
- Địa bàn trường ở ngay thị xã nên việc cung cấp các loại thực phẩm, cũng như các loại
rau, quả tươi sạch từ siêu thị rất phong phú và đa dạng
- Bản thân nắm vững kiến thức về dinh dưỡng,lên kế hoạch đầy đủ và phối hợp cùng ban
giám hiệu,gia đình trong công tác chăm sóc trẻ
-Bản thân tôi nhiệt tình trong công tác,tự tìm tòi và khắc phục mọi khó khăn thường
xuyên trao đổi với cấp dưỡng, chị em đồng nghiệp và các bậc phụ huynh trong công tác
chăm sóc-nuôi dưỡng-giáo dục
*Khó khăn

-Đa số cháu ở lứa tuổi này quá nhỏ và đang trong thời kỳ mọc răng nên gây ra tình trạng
biếng ăn
- Đa số phụ huynh mãi lo công việc nên ít có thời gian chăm sóc trẻ
-Ở lứa tuổi này cơ thể trẻ còn non yếu dẫn tới mắc một số bệnh dẫn tới trẻ biếng ăn ,ăn ít
và bị suy nhược cơ thể dẫn tới suy dinh dưỡng
III/ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT
Để giải quyết tốt các tình trạng trên thì người giáo viên phải là một người nhiệt tình trong
công tác,biết lắng nghe, sáng tạo, yêu nghề ,mến trẻ, kiên trì thực hiện các biện pháp đề
ra ,khó khăn không lùi bước
Sau đây là những kinh nghiệm tôi đã học hỏi tích lũy được những năm học vừa qua và tôi
sẻ áp dụng cho nhóm lớp mà hiện nay tôi đang phụ trách
1/Xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề phòng chống suy dinh dưỡng ở nhóm lớp
- Dựa vào kế hoạch của nhà trường,tổ chuyên môn và kinh tế của gia đình
trẻ,nguyên nhân suy dinh dưỡng mà giáo viên lập kế hoạch cho nhóm lớp của
mình. Sau khi lập kế hoạch đưa ban giám hiệu chỉnh sửa và bổ sung hợp lý.Họp
phụ huynh thông qua kế hoạch và đề nghị phụ huynh đóng góp ý kiến, phối hợp
cùng giáo viên thực hiện kế hoạch đề ra
- Ví dụ:- KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG THEO THÁNG

Tháng Nội dung công
việc
Biện pháp thực
hiện
Kết quả
09 - Họp phụ huynh
học sinh đầu năm
- Nhóm thông
báo số trẻ biếng
ăn và số trẻ suy
dinh dưỡng

- Mời phụ huynh
đi họp, thông báo
sức khỏe của trẻ,
tuyên truyền một
số kiến thức nuôi
dạy trẻ
- phụ
huynh đi
họp đầy
đủ, phụ
huynh
thấy được
mức ăn về
điều chỉnh
cho phù
hợp
10 Ban giám hiệu
chỉ đạo cho giáo
viên lên danh
sách những cháu
suy dinh dưỡng
để cho cháu ăn
giữa buổi
Cấp dưỡng mang
sữa, thức ăn cho
những trẻ suy
dinh dưỡng vào
các ngày thứ 2-4-
6 trong tuần
- Giáo

viên –cấp
dưỡng kết
hợp để trẻ
ăn đúng
lịch
-Hàng
tuần dán ở
bảng thực
đơn ngoài
cổng để
phụ
huynh
xem
- Kết hợp buổi họp phụ huynh đầu năm, giáo viên thông báo tình hình sức khỏe trẻ
cho phụ huynh nắm.
- Vào các buổi sinh hoạt chuyên môn các buổi hội họp ở trường giáo viên biết nhiêm
vụ của mình như:
- Tổ chức chế độ sinh hoạt hợp lý, linh hoạt
- Hướng dẫn, tổ chức các hoạt động giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ, lồng
ghép với các hoạt động khác phù hợp
- Tạo môi trường cho trẻ hoạt động một cách thoải mái ,vui vẻ, tích cực
- Quan tâm ,chăm sóc trẻ mọi lúc, mọi nơi để đảm bảo an toàn cho trẻ
- Kiên trì rèn nề nếp lớp, hình thành thói quen ở trẻ những thói quen vệ sinh, kỹ
năng tự phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày giữ gìn vệ sinh môi trường
- Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi phục vụ cho giáo dục dinh dưỡng- sức khỏe
- Kết hợp với gia đình để đưa các hoạt động dinh dưỡng vào các hoạt động hàng ngày
của trẻ
2/ Xây dựng góc tuyên truyền ở nhóm lớp
Mỗi lớp phải có góc tuyên truyền để dán những thông tin cần thiết đến các bậc phụ
huynh nội dung tuyên truyền cần rõ ràng ,thiết thực ,dễ hiểu.Hàng tháng HPBT phát

về lớp các bài tuyên truyền đánh máy to,rõ treo ở bảng thông tin cho phụ huynh xem
- Mỗi tháng giáo viên sưu tầm những bài nói về giáo dục và đem xuống cho BGH
duyệt và sau đó đem về đánh máy lồng ghép các hình ảnh về giáo dục –dinh dưỡng
cho phụ huynh xem
- Nội dung tuyên truyền cần căn cứ vào tình hình thực tế ,nên cho phụ huynh biết
được tại sao nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng
Hình ảnh bảng tuyên truyền
Hình
- Giới thiệu cho phụ huynh xem tháp biểu đồ dinh dưỡng để cho phụ huynh thấy
được vị trí , tầm quan trọng của dinh dưỡng và chế độ ăn uống như thế nào để cân bằng
và hợp lý
Hình ảnh tháp dinh dưỡng
Hình
- Thực đơn dán vào bảng tuyên truyền cho phụ huynh xem ,để phụ huynh tiện theo
dõi và điều chỉnh chế độ ăn dinh dưỡng cho trẻ ở nhà cũng như những ngày nghĩ
Hình ảnh thực đơn
Hình
3/Tuyên truyền trực tiếp với phụ huynh
Giáo viên dùng lời nói trao đổi trực tiếp đến các bậc phụ huynh
*Họp phụ huynh: đầu năm mời phụ huynh họp theo nhóm lớp giáo viên trao đổi với phụ
huynh về tình hình sức khỏe của trẻ và đặc điểm của từng lứa tuổi, những thói quen sinh
hoạt và ăn uống của trẻ để cùng thống nhất cách chăm sóc trẻ, trao đổi với phụ huynh
một số kinh nghiệm nuôi con theo khoa học
Vd: Giáo viên và phụ huynh thống nhất một số thói quen ăn uống của trẻ , khẩu vị trẻ
thích ăn và cách chăm sóc trẻ trong hai ngày thứ bảy và chủ nhật (ngày nghỉ của trẻ ở
nhà) cho trẻ ăn như thế nào ? quy định số bữa ăn, giờ ăn và cách chế biến món ăn
*Trao đổi theo nhóm: Chỉ trao đổi với phụ huynh có con là đối tượng suy dinh dưỡng,
những trẻ có cân nặng và chiều cao thấp hơn so với tháng tuổi, để bàn bạc và thống nhất
cách chăm sóc riêng cho trẻ
Vd: Các bữa ăn suy dinh dưỡng ở trường ,qua quan sát trẻ ăn tôi thấy trẻ ăn ngon miệng

và thích ăn món đó thì qua giờ trả trẻ tôi trao đổi với phụ huynh về nhà cho trẻ ăn thêm
vào những lúc trẻ ở trường về và ăn thêm vào các ngày thứ bảy và chủ nhật
*Trực tiếp đến tại gia đình trẻ: -Đối với bản thân là giáo viên thì khi trẻ đi học đều đó
là niềm hạnh phúc còn nếu trẻ cứ nghỉ học nhiều đó cũng là nỗi băn khoăn trăn trở không
biết vì sao? Nên tôi đã trực tiếp đi đến nhà của một bé thường nghĩ học, đó là bé thanh
sơn một trong những bé có sức khỏe rất yếu các đường biểu diễn nằm ở mức độ suy dinh
dưỡng,khi tôi đến nắm tình hình thì nói chung gia đình cháu tương đối ổn định.Nhưng do
cha mẹ đi làm xa để bé ở nhà cho bà trông nên việc ăn uống thất thường lâu ngày dẫn đến
không có sức đề kháng nên thường hay bệnh và không phát triển về cân nặng chiều cao
dẫn đến trẻ suy dinh dưỡng.từ đó tôi đưa ra những lời đông viên khuyến khích phụ huynh
nên cho trẻ đi học đều để có sự kết hợp giữa cô giáo và phụ huynh trong việc chăm sóc
và giáo dục sức khỏe cho trẻ
- Trao đổi với phụ huynh về chế độ ăn ở trường để phụ huynh biết cách chăm sóc tốt cho
trẻ khi trẻ ở nhà.
- Đi thực tế như vậy sẽ đem lại nhiều thuận lợi cho giáo viên,giúp cho giáo viên nắm
được hoàn cảnh của từng trẻ để có lời khuyên hợp lý.
4/ Tuyên truyền gián tiếp:
- Giáo viên sưu tầm các hình ảnh trong sách ,báo dán vào bờ tường cho trẻ nhìn thấy
hàng ngày
- Nhờ phụ huynh sưu tầm các bài nói về dinh dưỡng mới nhất trên mạng ,cho giáo
viên dán vào bảng tin cho các phụ huynh khác xem

×