LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.
1.1 GIÁ THÀ NH VÀ PHÂN LOẠI GIÁ THÀNH.
1.1.1 Giá thành sản xuất sản phẩm.
Giá thành sản xuất sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng
hoặc một đơn vị sản phẩm(công việc, lao vụ) do doanh nghiệp đã sản xuất hoàn
thành.
Quá trình sản xuất là một quá trình thống nhất bao gồm hai mặt: Mặt hao
phí sản xuất và mặt kết quả sản xuất. Như trên đã nói, giá thành sản phẩm phản ánh
mặt kết quả sản xuất. Những sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành gọi chung
là thành phẩm cần phải được tính giá thành tức là những chi phí phải bỏ ra để sản
xuất chúng.
Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng hoạt
động sản xuất, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư lao động, tiền vốn
trong quá trình sản xuất cũng như các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp
đã thực hiện nhằm đạt được mục đích sản xuất được khối lượng sản phẩm nhiều
nhất và chi phí sản xuất tiết kiệm và hạ giá thành.
Giá thành sản xuất sản phẩm vừa mang tính chủ quan vừa mang tính khách
quan. Giá thành là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ lao động sống và lao động vật
hoá kết tinh trong một đơn vị sản phẩm(công việc, lao vụ) hoàn thành. Sự chuyển
dịch và kết tinh giá trị tư liệu sản xuất và sức lao động trong sản phẩm là một tất
yêú, đây là biểu hiện tính khách quan của giá thành. Mặt khác, giá thành là đạI
lượng tính toán dựa trên cơ sở của chi phí sản xuất trong kỳ. Trên góc độ này, giá
thành thể hiện tính chủ quan.
Để giúp cho việc nghiên cứu và quản lý tốt giá thành sản phẩm, kế toán
cần phân biệt các loại giá thành khác nhau.
1.1.2 Phân loại giá thành sản phẩm.
Giá thành sản phẩm được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính
toán khác nhau. Dưới đây là hai cách phân loại giá thành chủ yếu:
* Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành.
Căn cứ vào thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành, giá thành sản phẩm
được chia làm ba loại:
+ Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được xác định trên cơ sở chi phí
sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính toán giá thành kế hoạch do bộ
phận kế hoạch của doanh nghiệp thực hiện và được tiến hành trước khi bắt đầu quá
trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành kế hoạch của sản phẩm là mục tiêu phấn
đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện
kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp.
+ Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở định mức
chi phí hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm. Cũng như giá thành kế
hoạch, giá thành định mức cũng được xác định trước khi tiến hành sản xuất sản
phẩm. Giá thành định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, là thước
đo chính xác để xác định kết quả sử dụng kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực
hiện trong quá trình hoạt động sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
+ Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi
phí sản xuất thực tế đã phát sinh, tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm
thực tế đã sản xuất trong kỳ. Giá thành sản phẩm thực tế chỉ có thể tính toán được
sau khi kết thúc quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành sản phẩm thực tế
là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc
tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế- tổ chức- kỹ thuật để thực hiện quá trình
sản xuất sản phẩm, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
* Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán.
Với cách phân loại này, giá thành được chia thành hai loại:
+ Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng): Bao gồm toàn bộ chi phí sản
xuất: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản
xuất chung tính cho những sản phẩm, công việc hoặc lao vụ đã hoàn thành. Giá
thành sản xuất của sản phẩm được sử dụng ghi sổ cho các sản phẩm hoàn thành
nhập kho hoặc giao cho khách hàng, là căn cứ để tính toán giá vốn hàng bán và lãi
gộp ở các doanh nghiệp sản xuất.
Giá thành sản xuất sản phẩm = Chi phí SPDD(đầu kỳ) + Chi phí sản xuất (phát
sinh trong kỳ) - Chi phí SPDD (cuối kỳ)
+ Giá thành toàn bộ: Bao gồm giá thành sản xuất sản phẩm cộng với chi phí
bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đó. Giá thành toàn bộ
của sản phẩm chỉ được tính toán khi sản phẩm, công việc hoặc lao vụ được tiêu
thụ. Giá thành toàn bộ là căn cứ để xác định lãi trước thuế thu nhập doanh nghiệp.
Giá thành toàn bộ (sản phẩm tiêu thụ) = Giá thành sản xuất thực tế (SP tiêu thụ) +
CP bán hàng (sản phẩm tiêu thụ) + CPQLDN (SP tiêu thụ).
1.2.3 Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ.
a) Sự cần thiết phải đánh giá sản phẩm làm dở.
Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá
trình sản xuất chế biến, đang nằm trên dây chuyền công nghệ hoặc đã hoàn thành
một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành
thành phẩm.
Các doanh nghiệp sản xuất thường có quá trình công nghệ xen kẽ, liên tục
nên vào thời điểm cuối tháng, cuối quý, cuối năm thường có một khối lượng sản
phẩm đang sản xuất dở dang. Trong trường hợp này chi phí sản xuấ đã tập hợp
trong kỳ không chỉ liên quan đến sản phẩm, công việc đã hoàn thành trong kỳ mà
còn liên quan đến cả những sản phẩm, công việc còn đang dở dang. Như vậy,
muốn tính được giá thành cho sản phẩm, công việc hoàn thành nhập kho trong kỳ
ta phải tiến hành đánh giá sản phẩm làm dở. Đánh giá sản phẩm làm dở tức là tính
toán xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuôí kỳ phải chịu, có
trung thực, hợp lý thì chúng ta mới xác định chính xác giá thành sản xuất sản phẩm
trong kỳ.
Tuỳ thuộc vào đặc điểm cụ thể về tổ chức sản xuất, về quy trình công nghệ,
về tính chất cấu thành của chi phí sản xuất và yêu cầu trình độ quản lý của từng
doanh nghiệp để vận dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ thích
hợp. Dưới đây là một số phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang thường được áp
dụng.
b) Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở.
- Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
hoặc nguyên vật liệu chính trực tiếp.
Nội dung: Phương pháp này chỉ tính cho sản phẩm làm dở cuối kỳ phần chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc nguyên vật liệu chính trực tiếp, còn các chi phí
khác tính cho cả thành phẩm.
Theo phương pháp này thì chi phí về sản phẩm làm dở cuối kỳ được xác
định theo công thức sau:
D
ĐK
+ C
n
D
CK
= * S
d
S
TP
+ S
d
Trong đó: D
CK
và D
ĐK
là chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ và đầu kỳ.
C
n
là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ.
S
TP
, S
d
là sản lượng của thành phẩm và sản phẩm dở dang cuối kỳ
Đối với các doanh nghiệp sản xuất có quy trình công nghệ, kỹ thuật sản
xuất các sản phẩm kiểu liên tục, phức tạp, sản phẩm phải qua nhiều phân xưởng,
các giai đoạn chế biến kế tiếp nhau thì sản phẩm làm dở cuối kỳ các giai đoạn, các
phân xưởng sau được đánh giá theo nửa thành phẩm của giai đoạn, phân xưởng
trước.
Ưu điểm: tính toán nhanh chóng, đơn giản
Nhược điểm: phương pháp này bỏ qua các chi phí khác nên tính chính xác
không cao.
Điều kiện áp dụng: Phương pháp này áp dụng thích hợp trong các doanh
nghiệp có chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm và
sản phẩm làm dở nhỏ, không đáng kể, không chênh lệch nhiều giữa các kỳ,.
- Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ theo phương pháp sản lượng hoàn
thành tương đương.
Nội dung: Theo phương pháp này, sản phẩm làm dở cuối kỳ phải chịu toàn
bộ chi phí trong kỳ theo mức độ hoàn thành. Do vậy khi kiểm kê không chỉ xác
định khối lượng mà còn phải xác định mức độ hoàn thành của chúng. Trên cơ sở
đó quy đổi sản phẩm làm dở cuối kỳ ra số sản phẩm hoàn thành tương đương, để
tính toán, xác định chi phí cho sản phẩm làm dở. Cách tính như sau:
+ Đối với chi phí bỏ vào một lần từ đầu(chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
hoặc chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp) thì kế toán tính như sau:
D
ĐK
+ C
n
D
CK
= * S
d
S
TP
+ S
d
+ Còn các chi phí khác bỏ dần vào trong quá trình chế biến, sản xuất sản
phẩm như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, sẽ tính cho sản phẩm
làm dở cuối kỳ theo mức độ hoàn thành.
D
ĐK
+ C
n
D
CK
= * S
d
,
S
TP
+ S
d
,
Trong đó: S
d
,
là khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.
S
d
, = S
TP
* % mức độ hoàn thành.
Ưu điểm: chính xác cao.
Nhược điểm: khối lượng tính toán nhiều.
Điều kiện áp dụng: thích hợp với những doanh nghiệp mà chi phí nguyên
vật liệu chiếm tỷ trọng không lớn lắm, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ nhiều
và biến động lớn so với đầu kỳ.
- Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ theo chi phí sản xuất định mức.
Nội dung: Theo phương pháp này, căn cứ vào khối lượng sản phẩm làm dở
và chi phí sản xuất định mức cho một đơn vị sản phẩm ở từng phân xưởng, giai
đoạn để tính ra giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ. Ta có công thức:
Chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ = Khối lượng của sản phẩm dở dang
cuối kỳ x Định mức chi phí.
Tuỳ từng đối tượng cụ thể có thể xác định tỷ lệ % hoàn thành của từng khối
lượng sản phẩm dịch vụ, để xác định chi phí sản xuất dở dang theo định mức, bởi vì
định mức chi phí khác nhau theo từng đối tượng sản phẩm, dịch vụ...
Ưu điểm: khối lượng công việc tính toán ít.
Nhược điểm: Việc xây dựng định mức chi phí rất phức tạp, khó khăn.
Điều kiện áp dụng: Phương pháp này áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp
sản xuất thực hiện việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo
phương pháp định mức.
Mỗi một phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang có ưu nhược điểm và điều
kiện áp dụng khác nhau. Khi tổ chức vận dụng cần phải xem xét phương pháp nào
phù hợp với đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp cũng như trình độ và yêu cầu quản lý
của doanh nghiệp.
1.2 Nhiệm vụ kế toán tính giá thành sản phẩm.
Trong điều kiện hiện nay, việc hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng
sản phẩm có ý nghĩa quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Như vậy, hạ giá
thành sản phẩm là mục tiêu phấn đấu, là nhiệm vụ cuẩ mỗi doanh nghiệp. Để tổ
chức tốt công tác kế toán tính giá thành sản phẩm, đáp ứng đầy đủ, trung thực, kịp
thời yêu cầu quản lý doanh nghiệp, kế toán cần thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu
sau:
- Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất sản
phẩm của doanh nghiệp để xác định đối tượng và phương pháp tính giá thành thích
hợp.
- Tổ chức tập hợp và bằng phương pháp thích hợp đã chọn, cung cấp kịp
thời nhữNg số liệu thông tin tổng hợp về các khoản mục chi phí và các yếu tố chi
phí quy định, xác định đúng đắn chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ.
- Vận dụng phương pháp giá thành thích hợp để tính toán giá thành và giá
thành đơn vị của đối tượng tính giá thành theo đúng các khoản mục quy định và
đúng kỳ tính giá thành đã xác định.
Định kỳ cung cấp các báo cáo về giá thành cho lãnh đạo doanh nghiệp, tiến
hành phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, kế hoạch hạ giá thành sản