Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Internet và mối quan tâm của doanh nghiệp Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.16 KB, 3 trang )

Internet và mối quan tâm của doanh nghiệp Việt Nam
Lượng người truy cập Internet tại Việt Nam ngày càng nhiều. Vì vậy, không còn lý do
gì để doanh nghiệp không tận dụng phương tiện quảng cáo đang phát triển này
trong việc đưa sản phẩm, thương hiệu đến gần hơn với người tiêu dùng.
Theo nghiên cứu của Công ty Cimigo, dung lượng thị trường quảng cáo trực tuyến của Việt
Nam trong năm 2009 ước đạt 278 tỷ đồng (xấp xỉ 15,5 triệu đô la Mỹ). Hiện nay, dù còn rất
non trẻ, nhưng xét về tỷ lệ tăng trưởng, dung lượng thị trường quảng cáo trực tuyến tại Việt
Nam đã tăng 71% so với năm 2008. Rõ ràng, Internet đang được các doanh nghiệp chú
trọng nhiều hơn so với trước đây.
50% người thành thị sử dụng Internet
Việt Nam là một trong những thị trường Internet phát triển nhanh nhất thế giới, vượt qua
những nước lân cận như Thái Lan hoặc Philippines. Khoảng 50% người dân thành thị Việt
Nam lên mạng thường xuyên. Nếu sống ở thành thị và không truy cập Internet, bạn sẽ
nhanh chóng thuộc về thiểu số và lạc hậu so với tình hình.
Ngày nay, với hầu hết thương hiệu, đã đến lúc tích hợp Internet vào hoạt động truyền
thông. Nếu online chưa đóng vai trò nào trong chiến lược truyền thông, doanh nghiệp cần
phải bắt đầu làm quen và gắn kết với phương tiện này. Hiện nay, các nhà quảng cáo cũng
lên mạng và đã học được những kinh nghiệm quý giá qua việc thử nghiệm các phương thức
mang lại và không mang lại hiệu quả.
Không chỉ giới trẻ online
Thực tế, Internet là điểm đến của giới trẻ. Trên 90% người ở độ tuổi 15 - 24 sống ở các đô
thị tại Việt Nam truy cập Internet. Người dùng Internet có tuổi đời trẻ hơn tuổi trung bình
của dân số Việt Nam. Trong những người từ 15 - 64 tuổi sống ở 6 thành phố trọng điểm, có
đến 50% người dùng Internet có tuổi đời dưới 27 tuổi, và cứ bốn người thì có một người có
tuổi đời trên 35. Dù đặc trưng của người dùng là còn trẻ nhưng sẽ là điều dại dột nếu doanh
nghiệp không tận dụng online.
Người dùng Internet thường là người tiêu dùng khá giả. Họ là những người tiêu dùng cấp
tiến, luôn có những ý kiến đi đầu, nhanh chóng tiếp nhận ý tưởng và thương hiệu mới. Hơn
50% người dùng Internet thuộc nhóm người có thu nhập trong xã hội, trong khi tỷ lệ nhóm
đối tượng này trong tổng dân số thành thị chiếm khoảng 35%. Internet phổ biến hơn đối với
nam (chiếm 54%) trong khi nữ chiếm 46%.


Hiện nay, Internet rất quen thuộc với hầu hết các nhóm mục tiêu trong hoạt động marketing
của các doanh nghiệp.
Chạm vào cuộc sống từ nhà
Trước đây, người dùng Internet là những người trẻ, lên mạng chơi game tại các quán cà phê
Internet. Thế nhưng hiện nay có tới 70% người dùng Internet tại nhà. Người tiêu dùng rất
coi trọng việc làm quen với thế giới online. Internet đóng vai trò quan trọng khi chọn và
mua sản phẩm. 75% người lên mạng để tìm hiểu thông tin về sản phẩm và thương hiệu
mới, khoảng 50% trong số họ nghĩ sẽ có nhiều sự lựa chọn sản phẩm hơn khi lên mạng.
Tuy nhiên, niềm tin vào phương thức thanh toán trực tuyến còn thấp khi rất ít người nghĩ
mua sản phẩm qua mạng sẽ "an toàn". Internet là phần quan trọng trong cuộc sống của
mọi người. Họ dành nhiều thời gian để lên mạng. Thời gian "sống" trên mạng chính là thời
gian họ không "tiêu pha" vào các phương tiện truyền thông khác. Trong khi truyền hình vẫn
là nền tảng thì Internet là phương tiện tương tác chứ không thụ động. Vì vậy, Internet sẽ
mang tính lôi kéo hơn.
Tại Việt Nam, người dùng Internet lướt web rất thường xuyên. Gần 90% người "vào"
Internet hơn một lần/tuần và khoảng 70% lên mạng hàng ngày. Thời gian online của người
dùng Internet tại Việt Nam rất đáng kể. Tính trung bình, họ bỏ ra 2 giờ/ngày để ở trên
mạng.
Thông tin, giải trí, kết nối
Ngày nay, với hầu hết thương hiệu, đã đến lúc tích hợp Internet vào hoạt động truyền thông
Đa số người dùng đồng ý rằng Internet là nguồn thông tin quan trọng. Họ cũng cho rằng
Internet giúp họ liên lạc với bạn bè, kết bạn. Hoạt động thường xuyên nhất trên Internet là
thu thập thông tin (đọc tin, dùng các website tìm kiếm) với hơn 90% người truy cập và
khoảng 50% người dùng mỗi ngày.
Hơn 50% người dùng Internet để làm nghiên cứu cho các trường học, văn phòng (tần suất
một lần/tuần) hoặc hơn. Hoạt động chủ yếu khác khi online là giải trí. Âm nhạc phổ biến
nhất với 75% người nghe và gần 60% đã tải về các bản nhạc. Hơn 40% người xem phim
trực tuyến, trong khi chơi game trực tuyến thu hút tương đối ít người.
Thể hiện bản thân là chính
Với những website mới, độ tương tác cao, có ứng dụng trực tuyến, người dùng có thêm cơ

hội không chỉ tiếp nhận thông tin mà còn tạo ra các nội dung cá nhân. Tại Việt Nam, mạng
xã hội và blog thường xuyên được sử dụng. 40 - 45% người dùng vào các diễn đàn, blog và
mạng xã hội. Một số đóng vai trò thụ động ở các website này, chẳng hạn như chỉ 15 - 20%
người viết bài trên blog riêng hoặc các diễn đàn.
Giáo dục - giải trí là vua
Trong kinh doanh truyền thông, nội dung là vua. Internet cũng vậy. Mọi người đang tìm
kiếm các loại hình giáo dục kết hợp giải trí (edutainment). Đó là nhiệm vụ của một nhà
quảng cáo, xuất bản "dũng cảm" khai thác nhu cầu của người dùng trong các nội dung trực
tuyến.
Thêm vào đó là năng lực của người dùng trong việc thể hiện bản thân. Số người tiêu dùng
vào các blog và đóng góp vào nội dung đang rất ấn tượng. Điều đó cho thấy, việc kích hoạt
nội dung do người dùng tạo ra là rất cần thiết trong các chiến lược trực tuyến của nhà
quảng cáo cũng như các nhà xuất bản nội dung.
Hành vi và thói quen của người tiêu dùng Việt Nam đang thay đổi. Họ dùng Internet nhiều
hơn trong việc tìm hiểu thông tin thị trường, sản phẩm. Rõ ràng, đây là cơ hội cho doanh
nghiệp. Cơ hội đó không chỉ dừng lại ở việc bán sản phẩm, nâng doanh số, mở rộng kênh
bán hàng, mà còn là kênh đối thoại để tìm hiểu thêm tâm tư của người tiêu dùng. Nắm được
những yếu tố này, doanh nghiệp mới có thể "bán đúng món hàng người tiêu dùng cần".
Lúc đó, điều gì khiến người tiêu dùng mua hàng trực tuyến? Đó là những sản phẩm có chất
lượng và dịch vụ hậu mãi tốt. Hãy mang đến sự an tâm trong mỗi cú click chuột cho người
mua hàng.
Những điểm chủ yếu cần cân nhắc
Khi thương hiệu/sản phẩm của doanh nghiệp online cần phải lưu ý những điểm sau:
1. Hãy phác thảo lộ trình cho chiến lược online của thương hiệu/sản phẩm trong bối cảnh kế
hoạch truyền thông tổng thể của doanh nghiệp, trước khi nghĩ đến cách thực hiện. Để tối ưu
hóa hiệu quả, hãy cân nhắc phương thức tích hợp các hoạt động vào chiến lược truyền
thông tổng thể.
2. Tìm kiếm sự rõ ràng và đồng thuận nội bộ về các mục tiêu khi thương hiệu online.
3. Xem xét phương thức online của thương hiệu, chẳng hạn như chỉ dựa vào công cụ tìm
kiếm, quảng cáo theo ngữ cảnh, các trang phù hợp hay tạo ra nội dung riêng cho thương

hiệu. Chúng ta hầu như không thể ngăn người dùng tương tác và bình luận về thương hiệu.
Vì vậy cần theo dõi và có sự chuẩn bị để lôi kéo họ.
4. Sự phù hợp rất quan trọng. Hãy cân nhắc kỹ website nào phù hợp cho thương hiệu, cả về
nội dung lẫn đối tượng truyền thông.
5. Đừng online khi thiếu tính liên kết. Quảng cáo trực tuyến hiệu quả đòi hỏi cách triển khai
sáng tạo và sử dụng thích hợp. Ngược lại sẽ không đạt được hiệu quả như mong đợi.
Ngày nay, các hình thức quảng cáo trực tuyến không khác nhau nhiều. Nhà quảng cáo và
các công ty quảng cáo cần đẩy mạnh hoạt động trực tuyến nếu muốn lôi kéo người tiêu
dùng. Để online hiệu quả, phải khai thác tối đa nguồn lực nhằm theo dõi và tương tác với
nội dung do người dùng tạo ra. Cần có những tài năng sáng tạo và bộ phận hoạch
định truyền thông trực tuyến mạnh, nhằm tạo thêm giá trị cho thương hiệu/sản phẩm.

×