Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

skkn áp DỤNG kỹ THUẬT BRAINSTORMING TRONG dạy học TIẾNG ANH CHO học SINH lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 25 trang )

Áp dụng kỹ thuật Brainstorming trong dạy học tiếng Anh cho học sinh lớp 10

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
DỰ THI CẤP TỈNH
ÁP DỤNG KỸ THUẬT BRAINSTORMING TRONG DẠY HỌC TIẾNG
ANH CHO HỌC SINH LỚP 10

Tác giả:

Nguyễn Thị Phương Mai

Trình độ chuyên môn:
Chức vụ:
Nơi công tác:

Cử nhân
Giáo viên tiếng Anh

Trường THPT Trần Hưng Đạo

Nam Định, tháng 6 năm 2017

1


Áp dụng kỹ thuật Brainstorming trong dạy học tiếng Anh cho học sinh lớp 10

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN


1. Tên sáng kiến:
Áp dụng kỹ thuật Brainstorming trong dạy học tiếng Anh cho học sinh
lớp 10. (Chương trình SGK thí điểm hệ 10)
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chương trình SGK thí điểm hệ 10 năm mơn
Tiếng Anh lớp 10
3. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ ngày: 25 tháng 8 năm 2016 đến ngày 26 tháng 5 năm 2017
4.

Tác giả:
Họ và tên:

Nguyễn Thị Phương Mai

Năm sinh:

1981

Nơi thường trú:

Số 9 Ngõ 33 Đường Phạm Ngũ Lão, xã Mỹ Xá,
thành phố Nam Định

Trình độ chun mơn: Cử nhân tiếng Anh
Chức vụ công tác:

Giáo viên

Nơi làm việc:


Trường THPT Trần Hưng Đạo

Điện thoại:

01696907778

Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
5. Đơn vị áp dụng sang kiến:
Tên đơn vị: Trường THPT Trần Hưng Đạo
Địa chỉ: Số 75/203 Đường Trần Thái Tông, P. Lộc Vượng, TP Nam Định

2


Áp dụng kỹ thuật Brainstorming trong dạy học tiếng Anh cho học sinh lớp 10

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
Xã hội càng ngày càng phát triển. Do đó, nhu cầu giao tiếp, học tập,
nghiên cứu…khơng ngừng tăng lên. Điều đó đồng nghĩa với việc con người
không thể chỉ biết và sử dụng một ngôn ngữ nhất định (tiếng mẹ đẻ). Việc học
tập và sở hữu thêm một ngoại ngữ nào đó - đặc biệt là tiếng Anh, một phương
tiện giao tiếp quốc tế hữu hiệu - dần trở thành một nhu cầu thiết yếu. Vì vậy, dạy
và học tiếng Anh tại trường phổ thơng là một tất yếu để đưa con người dần tiến
đến cái đích của sự giao tiếp quốc tế đa phương diện.
Như một xu hướng phát triển tất yếu, Giáo dục cũng phải có nhiều thay
đổi để phù hợp với những yêu cầu mới của xã hội hiện đại. Tiếng Anh đã trở
thành một môn học bắt buộc trong hệ thống Giáo dục quốc dân ở Việt Nam.
Cũng như bất kỳ một môn học nào khác, cộng thêm những yếu tố mang tính
chất đặc thù bộ mơn, việc dạy và học tiếng Anh đòi hỏi những phương pháp,

phương tiện dạy học phù hợp và thường xuyên được đổi mới. Hướng đổi mới là
giảng dạy đạt hiệu quả và chất lượng, lấy người học làm trung tâm. Để một giờ
học Ngoại Ngữ đạt kết quả, giáo viên phải tìm ra những phương pháp dạy học
phù hợp, những hỗ trợ thích hợp từ phương tiện dạy học, phù hợp với từng tiết
dạy, từng đối tượng học sinh và đặc biệt là thật hứng thú. Điều này có nghĩa là,
trong khoảng thời gian cho phép của một tiết dạy vấn đề mà giáo viên cần quan
tâm khơng phải là mình đã làm được những gì mà là học sinh có tâm trạng, tâm
thế, thái độ như thế nào đối với các hoạt động mà giáo viên tổ chức và mức độ
tham gia của từng đối tượng học sinh vào hoạt động đó.
Với thực tế giảng dạy tại trường, đa phần học sinh có vốn tích lũy về kiến
thức ngơn ngữ tiếng Anh rất ít, đặc biệt là năm học 2016-2017 trường tôi lần đầu
tiên áp dụng học tồn khối chương trình sách giáo khoa thí điểm. Chương trình
mới khắc phục nhược điểm của chương trình sách giáo khoa hiện hành. Chương
trình mới khơng nặng về giảng dạy kiến thức về mặt ngữ pháp như trước đây.
Nó địi hỏi học sinh cần vốn từ vựng khá lớn và các kiến thức tích hợp ở nhiều
bộ môn khác nhau cũng như sự hiểu biết về các vấn đề thời sự trong cuộc sống
hiện đại, để áp dụng thực hành các kỹ năng giao tiếp: nghe, nói, đọc, viết. Vì
vậy nếu giáo viên chỉ giảng dạy theo một cách thức đơn điệu, lặp lại thì sự buồn

3


Áp dụng kỹ thuật Brainstorming trong dạy học tiếng Anh cho học sinh lớp 10

tẻ, nhàm chán của khơng khí tiết học cộng với sự e ngại, rụt rè của học sinh sẽ
khiến cho tư duy của các em dần trở nên ngại và lười hoạt động. Khi giáo viên
đặt học sinh vào những tình huống có vấn đề và yêu cầu các em phải tìm cách
giải quyết chúng, giải quyết độc lập, theo cặp hay theo nhóm, thì buộc học sinh
phải suy nghĩ theo các hướng khác nhau, nhìn nhận vấn đề theo nhiều cách,
nhiều khía cạnh và từ đó tìm ra cách tốt nhất cho vấn đề đó.

Chính vì lý do đó tơi đã mạnh dạn đề xuất ý tưởng áp dụng kỹ thuật
“brainstorming” trong các tiết dạy tiếng Anh cho học sinh THPT. Việc áp
dụng kỹ thuật này sẽ giúp học sinh làm việc một cách tích cực, tự giác và chủ
động, ngồi ra cịn thúc đẩy sự tự tin và sáng tạo của các em, tạo cho các em một
thói quen tốt trong học tập và một kĩ năng trong cuộc sống: biết nhìn nhận một
vấn đề nào đó tồn diện hơn.
II. Mơ tả giải pháp
1. Khái niệm “Brainstorming”
Brainstorming (BSM) (Cơng não/Tấn cơng não/tập kích não/Động não) là
một kỹ thuật ban đầu được tạo ra để tìm ý tưởng trong làm việc theo nhóm. Kỹ
thuật này được Alex F. Osborn (1888 -1966), một nhà quản trị quảng cáo người
Mỹ, đề cập trong cuốn sách Applied Imagination: Principles and Procedures of
Creative Problem Solving. Trong cuốn sách này ông miêu tả BSM như là một
kỹ thuật hội ý bao gồm một nhóm người nhằm tìm ra lời giải cho vấn đề đặc
trưng bằng cách góp nhặt tất cả ý kiến của nhóm người đó nảy sinh trong cùng
một thời gian theo một nguyên tắc nhất định. Đây là một phương pháp đặc sắc,
dùng sơ đồ tư duy (Mind Map) là một công cụ hỗ trợ, để phát triển nhiều giải
pháp sáng tạo cho một vấn đề. Phương pháp này hoạt động bằng cách nêu các ý
tưởng tập trung trên vấn đề, từ đó rút ra rất nhiều giải pháp căn bản cho nó. Các
ý niệm/ hình ảnh về vấn đề trước hết được nêu ra một cách rất phóng khống và
ngẫu nhiên theo dịng suy nghĩ càng nhiều, càng đủ càng tốt. Các ý kiến có thể
rất rộng và sâu cũng như khơng giới hạn bởi các khía cạnh nhỏ nhặt nhất của
vấn đề mà những người tham gia nghĩ tới. Trong BSM thì vấn đề được đào bới
từ nhiều khía cạnh và nhiều cách nhìn khác nhau. Sau cùng các ý kiến sẽ được
phân nhóm và đánh giá.

4


Áp dụng kỹ thuật Brainstorming trong dạy học tiếng Anh cho học sinh lớp 10


Với đặc điểm như vậy, từ lâu người ta đã sử dụng kỹ thuật này vào trong
rất nhiều lĩnh vực đặc biệt là những lĩnh vực, hoạt động cần sự đột phá, sáng tạo
và độc đáo như:
- Phát triển sản phẩm mới
- Quảng cáo
- Giải quyết vấn đề
- Quá trình quản trị
- Quản trị dự án
- Xây dựng nhóm
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh
Và dần dần, kỹ thuật này được áp dụng vào quá trình dạy học nhằm mang
đến cho học sinh, sinh viên một cách thức làm việc mới chủ động, sáng tạo, tích
cực để giải quyết các nhiệm vụ và tình huống học tập của bản thân và của tập
thể lớp.
2. Cách thức tiến hành BSM.
BSM có thể tiến hành bởi một hay nhiều người. Số lượng người tham gia
nhiều sẽ giúp cho phương pháp tìm ra lời giải được nhanh hơn hay tồn diện
hơn nhờ vào nhiều góc nhìn khác nhau bởi các trình độ, trình tự khác nhau của
mỗi người. Theo A. Osborn, để tiến hành BSM theo nhóm cần có các bước sau:
a. Trong nhóm chọn ra một nhóm trưởng để điều khiển và một người thư ký
để ghi lại tất cả ý kiến (cả hai cơng việc có thể do cùng một người thực
hiện).
b. Xác định vấn đề hay ý kiến sẽ được BSM. Phải làm cho mọi thành viên
trong nhóm hiểu thấu đáo về đề tài sẽ được tìm hiểu.
c. Thiết lập các "luật chơi" cho hoạt động BSM. Chúng nên bao gồm:


Nhóm trưởng có nhiệm vụ điều khiển buổi làm việc.




Khơng một thành viên nào có quyền địi hỏi hay cản trở, đánh giá,
phê bình hay thêm bớt vào ý kiến, từ vựng nêu ra, hay giải đáp của
thành viên khác.



Cần xác định rằng khơng có câu trả lời nào là sai.

5


Áp dụng kỹ thuật Brainstorming trong dạy học tiếng Anh cho học sinh lớp 10


Tất cả câu trả lời, các ý, các cụm từ, ngoại trừ nó đã được lặp lại
đều sẽ được thu thập và ghi lại (cách ghi có thể tóm gọn trong một
chữ, một từ hay một câu cho mỗi ý riêng rẽ).



Vạch định thời gian cho hoạt động và ngưng khi hết giờ.

d. Bắt đầu BSM: Nhóm trưởng chỉ định hay lựa chọn thành viên chia sẻ ý
kiến trả lời (hay những ý niệm rời rạc). Người thư ký phải viết xuống tất
cả các câu trả lời, nếu có thể cơng khai hóa cho mọi người thấy (viết lên
bảng chẳng hạn). Không cho phép bất kỳ một ý kiến đánh giá hay bình
luận nào về bất kỳ câu trả lời nào cho đến khi chấm dứt hoạt động BSM.
Trong suốt q trình này nhóm trưởng phải là người biết cách cân bằng

hoạt động của tất cả các thành viên trong nhóm sao cho mỗi người đều có
cơ hội đưa ra ý kiến cá nhân của mình, tránh tình trạng một vài người q
tích cực cịn những người khác thì hầu như khơng có ý kiến gì.
e. Sau khi kết thúc hoạt động, hãy lượt lại tất cả và bắt đầu đánh giá các câu
trả lời. Một số lưu ý về chất lượng câu trả lời, bao gồm:


Tìm những câu ý trùng lặp hay tương tự để thu gọn lại.



Góp các câu trả lời có sự tương tự hay tương đồng về ngun tắc
hay ngun lí.



Xóa bỏ những ý kiến hồn tồn khơng thích hợp.



Sau khi đã cô lập được danh sách các ý kiến, hãy bàn luận thêm về
câu trả lời chung.

Với cách thức làm việc như vậy thì dù muốn hay khơng, dù nhiều ý tưởng
hay ít thì mỗi thành viên đều phải đưa ra ý kiến cá nhân để đóng góp cho vấn đề
chung. Và như vậy nếu học sinh tham gia vào các hoạt động BSM để tìm cách
giải quyết các nhiệm vụ học tập do giáo viên yêu cầu các em sẽ khơng phải sợ
hay e ngại rằng ý kiến của mình sẽ bị phản bác. Điều đó thúc đẩy sự tự tin của
mỗi cá nhân và động viên các em tư duy về vấn đề, và hình như nó cịn tạo ra
một sự cạnh tranh ngầm giữa các thành viên trong nhóm trong việc dành lấy cơ

hội để đưa ý tưởng và cũng hi vọng rằng ý tưởng đó sẽ trở thành lựa chọn chung
hợp lí nhất của nhóm.
3. Vai trị của BSM trong việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH)
Luật Giáo dục 2005, điều 28, đã nhấn mạnh sự cần thiết phải đổi mới
phương pháp dạy và học theo hướng tích cực. Trong việc đổi mới phương pháp

6


Áp dụng kỹ thuật Brainstorming trong dạy học tiếng Anh cho học sinh lớp 10

dạy và học theo hướng tích cực thì phương pháp học của học sinh là mối quan
tâm hàng đầu. Trong suốt 5 năm qua, chúng ta cũng đã không ngừng đổi mới để
hưởng ứng cuộc vận động “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực”. Mục đích cũng chính là tạo nên một chuyển biến trong mối quan hệ giữa
giáo viên và học sinh với các hoạt động học tập mà mục tiêu cuối cùng là tạo ra
được sự tích cực và chủ động của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức.
Trong rất nhiều kỹ thuật dạy học (KTDH) thường dùng, có thể kể đến một số
KTDH phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như: Kỹ thuật công não
(Brainstorming), kỹ thuật thông tin phản hồi, … Như vậy, BSM (với việc hỗ trợ
của sơ đồ tư duy (Mind Map) chính là một trong những KTDH hiệu quả tạo nên
sự chuyển biến trong tư duy của người học.
Sự chuyển biến về hoạt động học tập trong lớp có thể thể hiện qua sơ đồ
sau:

Học sinh
Học sinh
Giáo viên và học sinh
Giáo viên và học sinh
Giáo viên

Giáo viên

Truyền thống

Tích cực

Nhìn vào sơ đồ trên ta dễ dàng nhận thấy sự biến đổi một cách căn bản, có
thể nói là sự đảo chiều, trong vai trò của giáo viên và học sinh đối với các hoạt
động trong lớp học. Nếu như trong PPDH truyền thống, giáo viên là người giữ
vai trò chủ đạo, là nền móng cho mọi hoạt động, hoạt động của giáo viên chiếm
phần lớn trong tổng số hoạt động chung của một tiết học trong lớp thì ở PPDH
tích cực, “linh hồn” của các hoạt động trong lớp chính là học sinh. Các em
“dành” lấy và chiếm hữu đa phần hoạt động của lớp học.

7


Áp dụng kỹ thuật Brainstorming trong dạy học tiếng Anh cho học sinh lớp 10

Trong PPDH mới này, mối tương quan giữa giáo viên và học sinh có thể
được miêu tả trong sơ đồ sau:

Định
hướng

Ngườ
i dạy

Nghiên cứu,
tìm hiểu


Tổ chức

Thực hiện

Hỗ trợ, cố
vấn, đánh
giá

Tự đánh
giá, tự điều
chỉnh

Ngườ
i học

Trong sự tương tác này, giáo viên đóng vai trị là người cố vấn, định
hướng và tổ chức các hoạt động học tập còn học sinh mới là chủ thể thực hiện
hoạt động bằng cách tự nghiên cứu, tự tìm hiểu và tự đánh giá, tự điều chỉnh
phương pháp học tập của mình. Như vậy trong trong mối quan hệ tương tác này
yếu tố quan trọng nhất chính là sự tự giác của học sinh.
Với kỹ thuật BSM, học sinh sẽ tự giác tư duy, chủ động và tích cực hoạt
động để tìm ra các giải pháp cho các nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra. Do
đó, BSM góp phần vào việc đổi mới PPDH theo hướng tích cực.
2. Thực trạng của việc dạy và học tiếng Anh
Tiếng Anh đã là một môn học bắt buộc trong hệ thống giáo dục quốc dân
của nước ta, song vấn đề dạy và học nó vẫn chưa đạt được sự đồng bộ trong hiệu

8



Áp dụng kỹ thuật Brainstorming trong dạy học tiếng Anh cho học sinh lớp 10

qủa và chất lượng giữa các vùng miền, khu vực. Đặc biệt sự quan tâm hứng thú
đối với mơn học này cũng có sự phân hóa rõ rệt giữa học sinh thành thị và học
sinh nông thơn, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Sự khác biệt này xuất phát từ
cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan.
Thứ nhất, giáo viên không tự đổi mới PPDH. Chúng ta đề cập nhiều đến
việc đổi mới và tính tất yếu của việc đổi mới PPDH. Đó là dạy học tích cực, lấy
người học làm trung tâm, là chủ thể của hoạt động học tập. Tuy nhiên việc đổi
mới đó khơng thể thực hiện trong một sớm một chiều nhất là khi PPDH truyền
thống ăn sâu tạo nên gốc dễ, tạo nên lối mịn khó thay đổi. Chúng ta thẳng thắn
nhìn nhận rằng đang tồn tại rất nhiều tiết học tiếng Anh không “warm up”. Đơn
giản chỉ là kiểm tra bài cũ, kiểm tra sĩ số học sinh và ghi tiêu đề bài mới rồi kế
tiếp là hàng loạt các hoạt động thuyết trình: thuyết trình về nghĩa từ vựng, về
cách dùng của một cấu trúc ngữ pháp v.v… Các tiết dạy diễn ra tương tự không
phân biệt đối tượng học sinh, không phân biệt nội dung bài học cũng khơng
quan tâm đến việc phải có sự hỗ trợ của một phương tiện dạy học nào đó cho
phù hợp. Tình trạng đó dẫn đến một khơng khí hết sức nhàm chán và buồn tẻ.
Học sinh không hề thấy hứng thú, khơng có yếu tố bất ngờ thu hút các em,
khơng có tình huống có vấn đề để tác động vào tư duy của các em. Hậu quả là
một sự mệt mỏi, uể oải, mất tập trung kéo dài.
Thứ hai, vốn tích lũy của học sinh về ngơn ngữ tiếng Anh rất ít. Mặc dù
học sinh đã được tiếp cận với môn tiếng Anh ở cấp THCS, tuy nhiên khi bước
vào cấp THPT thì hầu như vốn tích lũy của các em là rất ít. Điều này một phần
xuất phát từ thực tế dạy học ở trên. Khi học sinh đã cảm thấy khơng hứng thứ
với mơn học vì giáo viên không mang đến cho các em những bất ngờ thú vị từ
chính mơn học đó thì khơng nảy sinh nhu cầu tìm hiểu và khám phá về mơn học.
Điều này dẫn đến việc các em hết sức e ngại, rụt rè trong các hoạt động do giáo
viên tổ chức trong các tiết học tiếng Anh ở trường THPT. Các em lúng túng và

bối rối khi không thể giải quyết được nhiệm vụ mà giáo viên giao cho do những
hạn chế về mặt kiến thức. Và nếu tiếp tục để tình trạng này tồn tại, thì các tiết
học tiếng Anh sẽ lại trơi qua trong một khơng khí nặng nề.
Thứ ba, phương tiện dạy học đặc thù còn nhiều thiếu thốn. Một trong
những hướng đổi mới PPDH theo hướng tích cực là áp dụng các phương tiện
dạy học (PTDH) phù hợp với đặc trưng của bộ môn. Sự hỗ trợ của các PTDH

9


Áp dụng kỹ thuật Brainstorming trong dạy học tiếng Anh cho học sinh lớp 10

mới, phù hợp sẽ làm tăng hiệu quả và chất lượng của quá trình dạy học. Tuy
nhiên, thực tế ở nhiều trường học các PTDH tối thiểu cho môn học tiếng Anh
như đài catsette, điã CD vẫn còn thiếu, chứ chưa kể đến hệ thống tranh ảnh minh
họa hay mơ hình, vật thật, … Điều này ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề đổi mới
PPDH và nâng cao hiệu quả của việc dạy và học tiếng Anh.
Thứ tư, học sinh không tự đổi mới phương pháp học. Trải qua một thời
gian học tập ở cấp tiểu học và THCS, học sinh đã tự tìm ra cho mình một
phương pháp học nhất định. Tuy nhiên, khơng phải phương pháp nào cũng cịn
phù hợp với các mơn học ở cấp THPT, đặc biệt trong trong tình hình đổi mới
PPDH như ngày nay mà mục tiêu là tạo nên sự chuyển biến, đưa học sinh trở
thành chủ thể của mọi hoạt động học tập. Tuy nhiên, do thói quen hay do những
hạn chế nhất định về năng lực học tập, học sinh vẫn giữ những phương pháp học
tập cũ rất thụ động, khơng tự giác và tích cực. Điều này đã tạo nên một rào cản
khiến học sinh không thể lĩnh hội hết tri thức của môn học. Các em không đủ tự
tin hoặc không tự giác tham gia vào các hoạt động học tập. Điều này khiến cho
tiết học trở nên vơ cùng khó khăn và khơng hiệu quả.
Với tất cả những tồn tại trên, để quá trình dạy - học tiếng Anh đạt hiệu
quả thì bản thân giáo viên phải biết khắc phục tất cả những hạn chế từ phía học

sinh và những thiếu thốn về PTDH, tự đổi mới PPDH của mình, kết hợp với
những KTDH mới bên cạnh việc tận dụng những điều kiện hiện tại nhằm “cách
mạng hóa” một giờ học tiếng Anh truyền thống.
3. Giải pháp nâng cao hiệu quả giờ học tiếng Anh bằng cách áp dụng kỹ
thuật BRAINSTORMING.
Như đã đề cập, BSM là một kỹ thuật dùng sự hỗ trợ của sơ đồ tư duy
nhằm tìm ra các giải pháp cho một vấn đề, và nó thật sự hiệu quả khi làm việc
theo nhóm. Làm việc theo nhóm đã là một hình thức hoạt động mới nhằm đổi
mới PPDH mà ở đó giáo viên chỉ giữ vai trị định hướng, tổ chức và cố vấn còn
học sinh mới là chủ thể tích cực, chủ động tìm ra hướng giải quyết và tự giải
quyết vấn đề. BSM sẽ phát huy tinh thần và khả năng hoạt động nhóm (team
work) trong một giờ học tiếng Anh. Sự hợp tác này là không thể thiếu nếu muốn
đạt được mục đích giao tiếp trong quá trình dạy - học Tiếng Anh nói riêng và
ngoại ngữ nói chung. BSM có thể áp dụng trong nhiều khâu của quá trình lên
lớp từ khâu vào bài (warm up), đến q trình giải quyết các u cầu chính của

10


Áp dụng kỹ thuật Brainstorming trong dạy học tiếng Anh cho học sinh lớp 10

bài học (task); có thể áp dụng trong các phần từ: Reading, Speaking, Listening,
Writing hay Language Focus. Ở mỗi khâu, mỗi phần, BSM đều đem lại những
hiệu quả nhất định và kích thích, lơi cuốn sự tham gia của tất cả học sinh.
Có thể tiến hành BSM trong lớp học theo các bước sau:
Bước 1: Giáo viên chia học sinh thành các nhóm. Trong q trình chia
nhóm cần chú ý phân bố đồng đều các đối tượng học sinh vào cùng một nhóm
để có sự hỗ trợ lẫn nhau. Tránh tình trạng nhóm này và nhóm kia có sự chênh
lệc quá lớn về năng lực học tập mơn tiếng Anh. Bởi vì nếu điều đó xảy ra sẽ có
nhóm học sinh khơng thể tiến hành được hoạt động BSM theo mong muốn. Các

nhóm tự chọn nhóm trưởng (leader) và thư ký (secretary). Trong một số hoạt
động hay nhiệm vụ nhất định giáo viên có thể làm đồng thời hai vai trị này. Khi
đó nhóm lớn nhất chính là tập thể lớp học sinh và cơng cụ hỗ trợ lúc này có thể
là bảng viết.
Bước 2: Giao vấn đề cần BSM cho các nhóm. Ở bước này, giáo viên cần
phải làm cho học sinh hiểu rõ yêu cầu và nhiệm vụ mà họ phải hồn thành. Có
thể giao một chủ đề cho tất cả các nhóm để cuối cùng có sự tổng hợp chung và
so sánh hiệu quả cơng việc của các nhóm hoặc mỗi nhóm một vấn đề cần giải
quyết độc lập.
Bước 3: Tiến hành hoạt động BSM. Nhóm trưởng sẽ điều khiển các
thành viên trong nhóm BSM, tức là yêu cầu tất cả các thành viên đều phải có ý
tưởng hay ý kiến về vấn đề và thư ký có nhiệm vụ ghi chép tất cả (ngoại trừ
những ý kiến trùng lặp). Trong một số trường hợp có thể chấp nhận ý kiến được
đưa ra bằng tiếng Việt nếu một số học sinh có hạn chế về năng lực học tập môn
tiếng Anh như vốn từ ít. Các thành viên có thể nói ra ý kiến của mình (speak
out) để thư ký ghi chép hoặc viết ra giấy (giấy viết, giấy take-note, giấy
sticker…tùy theo sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh) các suy nghĩ của mình
về vấn đề rồi đưa cho thư ký tổng hợp.
Ở bước này, giáo viên là người quan sát tổng quát hoạt động của các
nhóm, cung cấp một vài gợi ý hoặc hỗ trợ, hoặc động viên, khích lệ cho một vài
đối tượng học sinh nhất định trong các nhóm.
Trong trường hợp giáo viên giữ đồng thời hai vai trị: vừa là người điều
khiển, vừa là thư ký thì có thể gọi học sinh phát biểu ý kiến, giáo viên viết câu
trả lời của học sinh lên bảng một cách ngẫu nhiên không cần sắp xếp theo thứ tự

11


Áp dụng kỹ thuật Brainstorming trong dạy học tiếng Anh cho học sinh lớp 10


cụ thể nào, hoặc yêu cầu học sinh viết ý kiến ra giấy rồi dán lên bảng. Để thu hút
và tạo ấn tượng có thể dùng các giấy sticker, bút nhiều màu sắc.

(Ảnh minh họa)
Bước 4: Phân tích các câu trả lời và tìm ra giải pháp cho vấn đề. Trong
bước này, tất cả các thành viên trong nhóm lượt lại các câu trả lời, khơng bình
luận hay chỉ trích bất kì phương án nào, đơn giản chỉ là thu gọn những ý trùng
lặp, gạt đi những ý không liên quan đến vấn đề và quyết định chọn những câu
trả lời phù hợp nhất.
Có thể tham khảo một vài ví dụ sau đây:
Ví dụ 1: SGK Tiếng Anh 10 chương trình thí điểm, unit 2: Skills: Reading :
acupuncture
Sau khi học xong phần Reading, học sinh đã nắm bắt được những thông
tin cơ bản về thuật châm cứu (acupuncture). Và để các em có cơ hội tìm hiểu
thêm thông tin về các phương pháp chữa bệnh khác, giúp các em có nguồn
thơng tin phong phú và thú vị giúp cho bài học trở nên gần gũi với cuộc sống
tôi đã kết hợp kỹ thuật BSM với PPDH dự án: u cầu học sinh làm việc theo
nhóm tìm hiểu các thông tin liên quan đến các liệu pháp chữa bệnh như là :
yoga, bấm huyệt (acupressure), mát xa đầu (head massage), hương xạ trị liệu
(aromatherapy) . Để hoàn thành được “dự án” này buộc học sinh phải dùng kỹ
thuật BSM để phân tích vấn đề và vạch định xem sẽ phải thu thập những loại
thông tin nào. Với kỹ thuật này, học sinh có thể xây dựng một sơ đồ thông tin về
các liệu pháp chữa bệnh giúp các em đào sâu hơn kiến thức nền của mình về
lĩnh vực y học, biết cách sử dụng bài đọc làm mẫu và nguồn thơng tin rồi sau đó
phát triển kỹ năng nói, viết.

12


Áp dụng kỹ thuật Brainstorming trong dạy học tiếng Anh cho học sinh lớp 10


Origin

Basic ideas of acupuncture
Effects

Accupuncture

Side effects

Technique

Number of acupoints

Who should not take acupuncture

Origin

………………….
…………………..

Yoga/Acupressure/…

…………………..


…………………..

…………………..


…………………..

13


Áp dụng kỹ thuật Brainstorming trong dạy học tiếng Anh cho học sinh lớp 10

Việc thu thập và tìm hiểu trước thông tin ở nhà bằng kỹ thuật BSM trong
PPDH dự án như trên sẽ giúp học sinh thêm hứng thú với nội dung của bài học
mới và tạo được một tâm lí tự tin, sẵn sàng.
Ví dụ 2: SGK Tiếng Anh 10, unit 7: Cultural Diversity, Skills: Writing –
Write about three typical characteristic of Vietnamese people.
Với yêu cầu của bài học là viết một bài luận ngắn về nét tính cách đặc
trưng của người Việt nam, số học sinh có thể hiểu yêu cầu và thực hiện được
yêu cầu là rất ít do học sinh có rất nhiều hạn chế về từ vựng, ngữ pháp (thì của
động từ, cấu trúc câu, cách dùng từ…). Do đó, sau khi cho hoc sinh tìm hiểu
đoan văn mẫu ở activity 1 và phân tích kết cấu một bài luận ở activity 2, tơi đã
tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm và tiến hành hoạt động BSM để tìm ra
càng nhiều càng tốt các ý tưởng có liên quan đến chủ đề viết (và càng chi tiết
càng tốt). Tôi yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm 6 người. Mỗi nhóm sẽ phải
tự suy nghĩ và liệt kê các đặc điểm nổi bật của ng ười Vi ệt Nam . Với những
hướng dẫn về cách thức từ phía giáo viên, học sinh có thể tiến hành hoạt động
BSM với kết quả là sơ đồ như sau:

Ngồi hệ thống thơng tin chi tiết trên giáo viên còn gợi ý cho học sinh xác
định về thì của động từ , BSM để tìm ra một loạt các cách diễn đạt , chọn lọc và
sắp xếp các ý trên, cách viết câu supporting . Với những gợi ý trên, tôi yêu cầu
học sinh bắt đầu bài viết của mình bằng những câu đơn giản để miêu tả ý và sau
đó sử dụng các từ nối và phần useful language để hoàn thiện bài viết của mình.


14


Áp dụng kỹ thuật Brainstorming trong dạy học tiếng Anh cho học sinh lớp 10

Dù mỗi bài viết của mỗi cá nhân học sinh khác nhau về chất lượng do sự
khác nhau về năng lực học tập nhưng điểm chung ở đây là tất cả học sinh khi
tham gia vào hoạt động BSM đều đã tự mình đóng góp ý kiến và đều hình dung
được bài viết nên bao gồm những thơng tin gì, những thơng tin đó được sắp xếp
ra sao. Có nghĩa là học sinh hiểu được yêu cầu của bài học và biết cách thực
hiện yêu cầu đó.
Ví dụ 3: SGK Tiếng Anh lớp 10 chương trình thí điểm, unit 9: Preserving
the environment - Getting started: Environmental impacts.
Để “warm up” cho tiết học này mỗi giáo viên sẽ có một cách thức khác
nhau. Đối với tơi, tơi đã chọn áp dụng kỹ thuật BSM để tạo nên một khơng khí
thoải mái cho học sinh trước khi bước vào bài mới với những yêu cầu cụ thể
khác nhau.
- (Chưa yêu cầu học sinh mở SGK), tôi viết từ khóa “environment” lên
bảng và bắt đầu chia học sinh thành các nhóm. Yêu cầu mỗi nhóm chọn
nhóm trưởng và thư ký.
- u cầu các nhóm phải tìm ra càng nhiều càng tốt các từ vựng hay hoạt
động có liên quan đến chủ đề này trong thời gian 3 phút.
- Các nhóm trưởng tự điều khiển các thành viên trong nhóm tìm từ vựng có
liên quan đến chủ đề “environment ”, khuyến khích mọi thành viên, dù
đưa ý kiến bằng tiếng Việt. Các thành viên khác sẽ hỗ trợ tìm từ tiếng
Anh tương ứng.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả tìm được và giáo viên sẽ thống kê kết
quả của các nhóm để tạo nên một sơ đồ từ vựng theo chủ đề rộng nhất có
thể.
Kết quả của hoạt động BSM được thể hiện trong sơ đồ dưới đây:


15


Áp dụng kỹ thuật Brainstorming trong dạy học tiếng Anh cho học sinh lớp 10

air

water

cut down
tree

Type of
pollution

Causes
use pesticide

soil

Environmen
t
green house
effect
plant tree

reuse – reuse
– recycle


Solutions

Effects

global
warming

pollar ice
melting

Chúng ta có thể thấy một số lượng lớn các từ vựng có liên quan đến chủ
đề này cịn có thể được viết tiếp theo các “nhánh”. Như vậy, với kỹ thuật BSM,
trong vòng 5-7 phút “warm up”, các nhóm học sinh đã tìm ra được một số lượng
lớn các từ vựng theo chủ đề. Với hoạt động này, tất cả học sinh đều đã tham gia
đóng góp ý kiến, dù bằng tiếng Anh hay tiếng Việt, kể cả những học sinh có
những hạn chế nhất định trong năng lực học tập. Điều quan trọng và cần quan
tâm nhất chính là các em đã có ý kiến riêng, nó là kết quả của q trình tự giác
và chủ động tư duy, tự phá bỏ những rào cản của sự tự ti, rụt rè do những hạn
chế của bản thân để tham gia vào hoạt động chung. Và các em bị lôi cuốn vào
hoạt động. Với một phần mở đầu như vậy thì những yêu cầu mới của bài học sẽ
được các em đón nhận và tìm cách giải quyết trong một tâm trạng thoải mái, tự
tin hơn, chủ động hơn, tích cực hơn và tự giác hơn. Và kết quả dễ thấy là bài học
sẽ đạt được những hiệu quả nhất định.

16


Áp dụng kỹ thuật Brainstorming trong dạy học tiếng Anh cho học sinh lớp 10

Như vậy, với việc áp dụng kỹ thuật BSM vào trong các khâu của quá

trình dạy học, vào các tiết dạy khác nhau, tôi đã khiến học sinh của mình phải
làm việc một cách chủ động. Các em phải tư duy để đóng góp ý kiến vào hoạt
động dù đơi lúc cịn có những hạn chế nhất định nhưng trên hết các em đã vượt
qua được những hạn chế đó để tham gia vào hoạt động và để hiểu được yêu cầu
của bài học. Điều này góp phần làm cho tiết học thành cơng.
III. Hiệu quả do sang kiến đem lại
1. Hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội
Với tất cả những gì đã trình bày, có thể nhận thấy hiệu quả rất lớn của
kỹ thuật BSM trong quá trình dạy học tiếng Anh cho học sinh THPT nói riêng
và cho nhiều mơn học nói chung.
Trong những điều kiện cụ thể về cơ sở vật chất của từng đơn vị và chất
lượng học tập của học sinh đối với mơn tiếng Anh thì kỹ thuật này khơng địi
hỏi q nhiều sự chuẩn bị về đồ dùng dạy học hay các thiết bị dạy học phức tạp.
Đơn giản chỉ cần bảng viết, giấy viết, hay vài tập giấy sticker. Cách tiến hành
đơn giản không cần phân biệt không gian, hay băn khoăn về đối tượng tham gia.
Và quan trọng nhất là có thể lơi cuốn và khích lệ những học sinh có những hạn
chế về năng lực học tập có thể tham gia vì trong hoạt động này các em không sợ
bị chê bai hay chỉ trích, phê bình. Đơn giản chỉ là các em có cơ hội đóng góp ý
kiến của mình về vấn đề cần được giải quyết. Các câu trả lời của các em được
“chấp nhận vơ điều kiện” dù nó được đưa ra bằng tiếng Việt cho một vấn đề
đang được thảo luận bằng tiếng Anh trong một tiết học tiếng Anh. Điều này
mang lại hiệu quả khích lệ rất lớn cho tất cả các học sinh khi tham gia vào các
hoạt động. Và hơn nữa kỹ thuật này còn tạo điều kiện cho học sinh tự do và
phóng khống trong tư duy trong vốn tích lũy của mình về từ vựng, về ngữ pháp
và những hiểu biết xã hội liên quan đến mơn học. Tất cả những điều đó khiến
các em chủ động hơn, tự tin hơn, tích cực hơn và sẽ sáng tạo hơn trong hoạt
động.
BSM mang lại hiệu quả đối với q trình học tập nói chung và hình
thành một kỹ năng trong cuộc sống. Nếu các em được tiến hành BSM một cách
thường xuyên, các em sẽ nắm chắc cách thức tiến hành nó và dễ dàng tự áp dụng

kỹ thuật này trong quá trình học tập của bản thân khi giải quyết những yêu cầu

17


Áp dụng kỹ thuật Brainstorming trong dạy học tiếng Anh cho học sinh lớp 10

hay vấn đề của bất kì một mơn học nào. Và trong cuộc sống sẽ hình thành nên
một thói quen, như một kĩ năng sống, là biết nhìn nhận một vấn đề nào đó theo
nhiều cách, nhiều hướng, nhiều khía cạnh để từ đó tìm ra giải pháp tối ưu.
Kỹ thuật BSM góp phần rất hiệu quả vào q trình đổi mới PPDH theo
hướng tích cực. Nếu như mục đích của việc đổi mới chính là tạo nên một sự
chuyển biến trong cách thức lĩnh hội tri thức của học sinh: học sinh là trung tâm,
là chủ thể của mọi hoạt động học tập, chủ động, tích cực và sáng tạo thì kỹ thuật
BSM góp phần tạo nên sự chuyển biến đó. Học sinh được khích lệ và động viên,
được tôn trọng mọi ý kiến, và được tạo các cơ hội như nhau khi tham gia hoạt
động BSM. Do vậy, các em phải chủ động và tích cực nắm bắt cơ hội, tự giác và
chủ động trong quá trình tư duy để tìm cách cùng giải quyết vấn đề.
Như vậy, áp dụng kỹ thuật BSM không chỉ đem lại hiệu quả trong quá
trình dạy học Tiếng Anh mà cịn cho q trình dạy học nói chung.
2. Đề xuất
Để quá trình dạy học tiếng Anh đạt được những hiệu quả như mong
muốn và khắc phục phần nào những hạn chế đang tồn tại, tôi rất mong sẽ có
nhiều buổi thảo luận, hội nghị hay lớp tập huấn được tổ chức để giáo viên tiếng
Anh có thêm cơ hội trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về PPDH, KTDH phù hợp
với đặc thù môn học và phát huy được hiệu quả giảng dạy. Ngồi ra, tơi cũng
mong muốn các cơ sở giáo dục sẽ được trang bị nhiều hơn những thiết bị dạy
học, PTDH hay đồ dùng dạy học đặc trưng, phong phú và phù hợp với từng bài
học. Chúng sẽ góp phần vào việc đổi mới PPDH theo hướng tích cực để có thể
mang lại một hiệu quả cao trong quá trình dạy học và giáo dục.

IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
Tôi xin cam kết sáng kiến này do tôi tự viết, không sao chép của người
khác.
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN
VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Nam Định, ngày 25 tháng 5 năm 2017
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

Nguyễn Thị Phương Mai

18


Áp dụng kỹ thuật Brainstorming trong dạy học tiếng Anh cho học sinh lớp 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Osborn, A. F. (1953). Applied Imagination: Principles and Procedures of
Creative Problem Solving. Scribner.
2. Một số website:
- />-
- />- />- />3. SGK tiếng Anh 10 (Chương trình thí điểm) do Hồng Văn Vân làm tổng
chủ biên, NXBGD.
4. Sách “ Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học bậc THPT môn
tiếng Anh của Bộ GD- ĐT ”
5. Tài liệu tập huấn đổi mới phương pháp môn tiếng Anh
6. English language Teaching Methodology cuả Bộ GD- ĐT 2003
7. Một số tài liệu qua dự giờ trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp.

19



Áp dụng kỹ thuật Brainstorming trong dạy học tiếng Anh cho học sinh lớp 10

ẢNH MINH HOẠ SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG TRONG THỰC TẾ
1. Hoạt động Brainstorming tại lớp 10A2 - Tiết học Unit 2- ReadingAcupuncture (SGK lớp 10 thí điểm)

20


Áp dụng kỹ thuật Brainstorming trong dạy học tiếng Anh cho học sinh lớp 10

2. Hoạt động Brainstorming tại lớp 10B1 tiết học Unit 7 – Writing – Writing
about typical characteristics of Vietnamese people

21


Áp dụng kỹ thuật Brainstorming trong dạy học tiếng Anh cho học sinh lớp 10

3. Hoạt động Brainstorming tại lớp 10A2 tiết học Unit 9 – Preserving the
Environment - Getting st arted - Environmental impacts

22


Áp dụng kỹ thuật Brainstorming trong dạy học tiếng Anh cho học sinh lớp 10

23



Áp dụng kỹ thuật Brainstorming trong dạy học tiếng Anh cho học sinh lớp 10

SỞ GD - ĐT NAM ĐỊNH
Trường THPT Trần Hưng Đạo

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi:

Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định
Nguyễn Thị Phương Mai

Họ và tên:
Ngày, tháng, năm sinh:
Nơi công tác:

07/ 01/ 1981
Trường THPT Trần Hưng Đạo, Nam Định

Trình độ chuyên mơn: Cử nhân tiếng Anh
Chức danh:
Điện thoại:

Giáo viên
01696907778

Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%

- Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến:
Áp dụng kỹ thuật Brainstorming trong dạy học tiếng Anh cho học sinh lớp
10. (Chương trình SGK thí điểm hệ 10)
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chương trình SGK thí điểm hệ 10 năm môn
Tiếng Anh lớp 10
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
Từ ngày: 25 tháng 8 năm 2016 đến ngày 26 tháng 5 năm 2017
- Mô tả bản chất sáng kiến: Áp dụng kỹ thuật Brainstorming trong dạy và học
tiếng Anh lớp 10 chương trình SGK thí điểm hệ 10 năm
- Những điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: lớp học không quá 40 học
sinh, học sinh THPT có lực học mơn tiếng Anh từ trung bình trở lên
- Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý tác giả:
Sáng kiến đã góp phần rất hiệu quả vào q trình đổi mới PPDH theo
hướng tích cực. Nếu như mục đích của việc đổi mới chính là tạo nên một sự
chuyển biến trong cách thức lĩnh hội tri thức của học sinh: học sinh là trung tâm,
là chủ thể của mọi hoạt động học tập, chủ động, tích cực và sáng tạo thì kỹ thuật
BSM góp phần tạo nên sự chuyển biến đó. Học sinh được khích lệ và động viên,

24


Áp dụng kỹ thuật Brainstorming trong dạy học tiếng Anh cho học sinh lớp 10

được tôn trọng mọi ý kiến, và được tạo các cơ hội như nhau khi tham gia hoạt
động BSM. Do vậy, các em đã chủ động và tích cực nắm bắt cơ hội, tự giác và
chủ động hơn trong quá trình tư duy để tìm cách cùng giải quyết vấn đề, phát
huy tối đa khả năng sáng tạo, tính linh hoạt của mình trong q trình học tập.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin trong đơn là trung thực, đúng sự thật và
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Nam Định, ngày 25 tháng 5 năm 2017

Người nộp đơn

Nguyễn Thị Phương Mai

25


×