Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tải Bài văn mẫu lớp 10: Phân tích nghệ thuật lập luận trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi - Những bài văn mẫu lớp 10 hay nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.06 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Bài văn mẫulớp 10:</b>


<b>Phân tích nghệ thuật lập luận trong Bình Ngơ đại cáo của Nguyễn Trãi</b>


<b>Dàn ý nghệ thuật lập luận trong Bình Ngơ đại cáo</b>
<b>I. Mở bài</b>


- Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi và tác phẩm đại cáo bình Ngơ


- Dẫn dắt vấn đề: Đại cáo bình Ngơ có nghệ thuật lập luận vơ cùng đặc sắc,
khiến tác phẩm mang giá trị văn chương chứ không khô khan, cứng nhắc.
<b>II. Thân bài</b>


Đối tượng và mục đích sáng tác


- Xét về nội dung: Đối tượng sáng tác hướng tới toàn thể nhân dân để khẳng
định độc lập chủ quyền, tuyên bố thắng lợi, tuyên bố hòa bình


- Tuy nhiên, trong một tác phẩm chính luận như đại cáo bình Ngơ, đối tượng và
mục đích sáng tác có ý nghĩa quan trọng trong lập luận: Đối tượng hướng tới là
giặc Minh, mục đích tạo nên cơ sở lí luận và thực tiễn xác đáng, ngăn chặn tận
gốc mọi âm mưu xâm lược của kẻ thù, đây là địn quan trọng trên mặt trận
ngoại giao để giặc khơng cịn lí do để quay lại.


* Bố cục, kết cấu.


- Bài cáo được chia làm 3 phần, mỗi phần mang một nội dung và có mối liên hệ
mật thiết với nhau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

+ Phần 2 là cơ sở thực tiễn tạo nên từ bản cáo trạng về tội ác của giặc và sự
thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn trong cuộc chiến từ đó đi đến kết luận quân


ta chính nghĩa giành thắng lợi, địch phi nghĩa và thất bại.


+ Phần 3 là kết luận niềm tin về một tương lai đất nước vững bền
- Kết cấu: Chặt chẽ, rõ ràng


Mở đầu là những cơ sở lí luận khơng thể chối cãi được, từ đó lí luận được soi
chiếu vào thực tiễn hơn 20 năm chiến đấu chống giặc Minh, và cuối cùng là lời
tun bố hịa bình.


* Cách lập luận.


- Khẳng định chân lí về độc lập, chủ quyền, tác giả đã sử dụng thủ pháp liệt kê,
so sánh để đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục về văn hiến, cương vực
lãnh thổ phong tục tập quán, lịch sử, nhân tài,... Đó là những chân lí, là cơ sở
lí luận khơng ai có thể chối cãi được


→Lập luận chặt chẽ bằng bằng việc kết hợp giữa những lí lẽ và dẫn chứng.
- Để làm nên bản cáo trạng về tội ác của giặc: Tác giả đã đưa ra một loạt các lí
lẽ, dẫn chứng về tội ác xâm lược và tội ác đô hộ của giặc. Các tội ác đi từ khái
quát đến cụ thể đó là tội ác khủng bố, sát hại đến bóc lột thuế khóa, vơ vét tài
nguyên, bóc lột sức lao động,...


→Lập luận thuyết phục với những dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu, sâu sắc, từ đó
khẳng định sự phi nghĩa của địch


- Từ bản cáo trạng đanh thép tố cáo tội ác khơng thể dung tha của giặc Minh
khiến lịng dân căm phẫn, ốn hận vì thế cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã nổ ra.
Mạch lập luận vô cùng phù hợp.


- Cuộc chiến đấu ban đầu gặp nhiều khó khăn, sau đó nhờ dựa vào sức dân,


tinh thần đồn kết, đồng lòng đã chiến thắng kẻ thu xâm lược


→Cách lập luận cho thấy sự trưởng thành của nghĩa quân, khẳng định sự đồng
tâm đồng lòng của quân và dân sẽ đem lại những thành quả tốt đẹp, chính
nghĩa ln chiến thắng phi nghĩa.


* Giọng điệu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Nói về tội ác dã man của giặc Minh giọng điệu căm phẫn, nhức nhối, đau đớn,
uất hận.


- Nói về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giọng điệu đanh thép, hùng hồn, mạnh mẽ
- Nói về những chiến cơng của qn ta giọng điệu tự hào, nói về sự thất bại
nhục nhã, thảm hại của kẻ thù giọng điệu mỉa mai châm biếm.


- Nói về niềm tin, ý chí về một tương lai vững bền, giọng điệu trang trọng, sâu
lắng


→Mỗi giọng điệu cho thấy thái độ, cảm xúc của tác giả khi nói về mỗi vấn đề.
Từ đó có thể lan tỏa những cảm xúc tới người đọc một cách dễ dàng


→Sự kết hợp nhiều giọng điệu cho thấy sự đa dạng, linh hoạt trong nghệ thuật
lập luận của tác phẩm.


* Ngôn ngữ, hình ảnh


- Sử dụng rất nhiều các điển tích điển cố: Trúc Nam Sơn, nước Đông Hải, nếm
mật nằm gai, quên ăn vì giận, cỗ xe cầu hiền,...


→Tạo nên sự trang trọng trong cách nói, cách lập luận.



- Ngơn ngữ cá nhân gần gũi, bình dị: từng nghe, vừa rồi, ta đây, thế mà,...
→Tạo nên sự gần gũi, giản dị, dễ nghe, dễ hiểu, dễ thuyết phục người khác
- Các hình ảnh khái quát một cách chân thực hiện thực: Nói về tội ác của giặc
(nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/Vùi con đỏ dưới hần tai họa), nói về
sức mạnh của nghĩa quân (đánh một trận sạch không kình ngạc, tan tác chim
mng,...),...


→Sử dụng ngơn ngữ giàu hình ảnh vừa đem lại hiệu quả nghệ thuật vừa khiến
người đọc dễ dàng hình dung vấn đề được nói tới.


<b>III. Kết bài</b>


- Khái quát lại các yếu tố làm nên thành cơng của nghệ thuật lập luận trong đại
cáo bình Ngơ


- Khẳng định nghệ thuật lập luận chính là yếu tố quan trọng làm nên đặc sắc
của đại cáo bình Ngơ.


<b>Nghệ thuật lập luận trong Bình Ngơ đại cáo - Mẫu 1</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

xếp vào hàng danh dự, được coi là áng thiên cổ hùng văn. Để tạo được nên
thành công vang dội ấy không thể không kể đến sự đóng góp về phương diện
nghệ thuật. Tác phẩm là áng văn chính luận xuất sắc với nghệ thuật lập luận tài
tình, điêu luyện.


Nghệ thuật lập luận trong tác phẩm vơ cùng tài ba, nó được thể hiện trước
hết ở ngay bố cục của văn bản. Tác phẩm chia làm ba phần rõ ràng, mỗi đoạn
tương ứng với một nội dung và gắn kết chặt chẽ với nhau tạo nên tính chỉnh thể
cho tác phẩm. Đoạn một nêu lên luận đề nhân nghĩa. Đoạn hai nêu lên cơ sở


thực tiễn. Đoạn cuối là lời tuyên bố độc lập vô cùng hào sảng.


Để tạo cơ sở chính nghĩa cho tồn bài, mở đầu tác phẩm Nguyễn Trãi nêu
lên luận đề nhân nghĩa: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/ Quân điếu phạt trước
lo trừ bạo”. Ơng khẳng định lập trường chính nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn,
tư tưởng nhân nghĩa là tư tưởng nền tảng, cốt lõi mà nghĩa quân đề cao. Đối với
Nguyễn Trãi, nhân nghĩa trước hết là “yên dân” làm cho dân có được cuộc
sống yên ổn, hạnh phúc, no đủ. Đặt trong hoàn cảnh lịch sử bấy giờ, muốn
“yên dân” cần phải “trừ bạo”, đuổi giặc ra khỏi bờ cõi, đem lại cuộc sống yên
bình cho nhân dân.


Tiếp đó ơng nêu lên chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập của chủ quyền
Đại Việt: “Như nước Đại Việt ta từ trước/…/ Song hào kiệt đời nào cũng có”.
Tác giả khẳng định sự tồn tại của đất nước là một sự thật hiểu nhiên, vốn có,
lâu đời. Khơng những vậy, ơng cịn xác định những yếu tố căn bản để xác lập
nền độc lập dân tộc: cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, truyền thống lịch
sử và anh hùng hào kiệt. Đoạn mở đầu tác phẩm như một bản tuyên ngôn độc
lập khi Nguyễn Trãi nêu lên nguyên lí chính nghĩa và chứng minh bằng thực
tiễn lịch sử dân tộc Việt. Bằng việc sử dụng những câu văn biền ngẫu, biện
pháp liệt kê, so sánh, sử dụng những từ ngữ mang tính hiển nhiên Nguyễn Trãi
đã khẳng định đanh thép nền độc lập dân tộc ta.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Tố cáo tội ác của giặc của giặc ông đứng trên lập trường nhân nghĩa để vạch
trần tội ác của chúng, âm mưu hiểm độc “Phù trần diệt Hồ” chỉ là cái cớ cũng
là dã tâm từ lâu của các triều đại Trung Quốc. Nguyễn Trãi đã đưa ra hàng loạt
các cáo trạng đanh thép, liệt kê những tội ác mà quân Minh đã gây ra cho nhân
dân ta: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/ Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ”.
Trong suốt hơn hai mươi năm quân Minh đã dùng muôn vàn kế để vơ vét của
cải của nhân dân ta, chúng còn tàn sát, hủy hoạt thiên nhiên. Cuộc sống của
nhân dân khốn cùng, họ lâm vào bước đường cùng. Để khái quát tội ác của


chúng Nguyễn Trãi đã tổng kết: “Độc ác thay trúc Nam Sơn không ghi hết tội/
Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa sạch mùi”. Vạch trần tội ác của giặc,
đồng thời Nguyễn Trãi cũng hé mở nguyên nhân dẫn đến cuộc kháng chiến:
không thể mãi chứng kiến nỗi đau nhân dân phải ghánh chịu, nghĩa quân Lam
Sơn đã đứng lên chống lại kẻ thù.


Buổi ban đầu nghĩa quân phải đối mặt với hàng loạt khó khăn, thiếu thốn:
quân thù đang ở lúc mạnh nhất, ta đang thiếu người hiền ra giúp sức. Những
tưởng khó khăn đó khơng thể vượt qua nhưng tất cả đã bị đầy lùi bởi nghĩa
quân luôn bền bỉ, nhẫn nại, tin tưởng vào con đường chính nghĩa đã chọn.
Đồng thời họ cũng đã tìm được con đường cứu nước phù hợp: “Thế trận xuất kì,
lấy yếu chống mạnh/ Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều”. Sau giai đoạn
khó khăn, quân ta ngày càng trưởng thành, lớn mạnh, liên tiếp dành được
những thắng lợi lớn, áp đảo kẻ thù: “Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật/ Miền
Trà Lân trúc chẻ tro bay”. Trái ngược với khí thế đi lên của nghĩa quân, kẻ thù
bại trận: kẻ cầu xin tha tội, kẻ dẫm đạp lên nhau hịng tìm đường thốt thân,
tình cảnh vơ cùng thảm bại. Nếu như kẻ thù vào xâm lược nước ta hung hãn,
bất nhân bao nhiêu thì khi quân ta lấy lại thế chủ động lại hòa hiếu, nhân nghĩa
với chúng bấy nhiêu: “Thần vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu
sinh”. Ta mở đường sống cho chúng bằng cách cấp cho phương tiện về nước.
Làm như vậy là cịn đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết, để cho nhân dân ta
được nghỉ sức sau những năm dài chiến đấu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

thời kì mới mở ra cho đất nước ta. Những lời cuối cùng của bài cáo thể hiện
một niềm tự hào, tin tưởng, hi vọng vào tương lai đi lên của đất nước.


Tác phẩm có kết cấu, lập luận vơ cùng chặt chẽ, các phần có liên hệ mật
thiết với nhau. Gồm mở bài nêu lên cơ sở thực diễn, có diễn biến và kết quả.
Không chỉ vậy để làm tăng hiệu quả lập luận, Nguyễn Trãi còn kết hợp nhuần
nhuyễn các biện pháp nghệ thuật: so sánh, liệt kê, …



Đoạn thơ không chỉ sử dụng lí lẽ, những biện pháp nghệ thuật để làm tăng
hiệu quả lập luận, mà tình cảm của người viết cũng là một trong những yếu tố
không thế thiếu khiến cho bài cáo còn đi sâu vào lòng người đọc. Khi nói về
những tội ác của giặc giọng điệu vừa đau đớn, vừa căm thù, xót xa; khi nói về
buổi đầu của cuộc khởi nghĩa giọng điệu băn khoăn, lo lắng, hi vọng,…


Bình Ngơ đại cáo là tác phẩm mẫu mực về nghệ thuật lập luận. Qua nghệ
thuật lập luận tài tình, tác phẩm đã cho thấy tài năng của Nguyễn Trãi, cũng
như thấy được cuộc kháng chiến chính nghĩa, hào hùng, thấy được tấm lịng
nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam.


<b>Nghệ thuật lập luận trong Bình Ngơ đại cáo - Mẫu 2</b>


Kì thực trong lịch sử văn học dân tộc, có khơng nhiều tác phẩm xuất sắc,
đạt đến trình độ mẫu mực, đỉnh cao cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Muốn có
được điều đó phải dựa trên rất nhiều yếu tố, trong đó chắc chắn phải dựa vào
tài năng trác việt của tác giả. Nguyễn Trãi là nhà văn như vậy và Bình Ngơ đại
cáo là tác phẩm kiệt xuất của văn học dân tộc. Tài năng, tâm sức và nhiều khát
vọng được ông dồn tụ vào áng văn chính luận bất hủ này. Và một trong những
điểm sáng lớn nhất của bài cáo chính là ở nghệ thuật lập luận tài tình của nhà
văn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

cấu chặt chẽ, cách lập luận sắc bén, giọng điệu hùng hồn, đanh thép, ngơn ngữ
giàu tính luận chiến, có độ khái quát cao. Nếu xét ở tất cả các phương diện
này, Bình Ngơ đại cáo là một áng văn chính luận bất hủ, kiệt xuất.


Nói tới đối tượng và mục đích sáng tác văn chương khơng phải là nói đến
yếu tố nghệ thuật mà là nội dung. Nhưng đối với văn chính luận hai điều này
lại vơ cùng quan trọng chi phối đến kết cấu và cách thức lập luận của tác phẩm.


Nếu xét ở bề nổi, đối tượng của Đại cáo bình Ngơ chính là nhân dân bá tánh,
mà vua Lê Lợi và Nguyễn Trãi muốn thông báo rộng rãi về nền hịa bình độc
lập sau hơn hai mươi năm chịu ách đô hộ và kháng chiến chống giặc Minh.
Nhưng tính chiến đấu của văn chính luận ln ẩn chứa ngay từ đối tượng và
mục đích mà văn bản đó được sáng tác. Việc tuyên bố độc lập, hịa bình với
nhân dân đất nước sau khi kháng chiến thắng lợi là điều bình thường, nhưng nó
cũng chính là đòn cuối cùng trên mặt trận ngoại giao để kẻ thù khơng cịn có cớ
nào quay trở lại xâm lược nữa. Vì vậy, bản đại cáo đã tạo nên những cơ sở lí
luận và thực tiễn đầy xác đáng, chân thực như gọng kìm cuối cùng để khóa chặt
mọi âm mưu xâm lược của kẻ thù.


Kết cấu của bản đại cáo rất chặt chẽ, bao gồm bốn phần rõ ràng và được tạo
từ hai cơ sở rất quan trọng để đi đến việc có thể tun bố hịa bình. Mở đầu
Nguyễn Trãi đã tạo một căn cứ pháp lí khơng gì có thể chối cãi được, đó chính
là tư tưởng nhân nghĩa và những yếu tố để xác lập chân lý chủ quyền dân tộc.
Trong đó tư tưởng nhân nghĩa đóng vai trị cốt lõi, xun suốt của tác phẩm.


Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Nền móng vững trãi đó đã giúp ông soi chiếu vào lịch sử hơn hai mươi năm
giặc Minh đô hộ và xâm lược nước ta. Những dẫn chứng thực tiễn đẫm máu và
nước mắt trong những ngày tháng đó được bài cáo đưa ra một cách chân thực.
Đó là những nhân chứng, vật chứng đanh thép mà nhà văn – vị “luật sư” thiên
tài đệ ra trước “tòa án nhân nghĩa”. Hơn nữa, lãnh tụ Lê Lợi cùng tướng sĩ của
mình đã vượt qua biết bao nhiêu khó khăn, đồng sức chung lịng để làm nên
thắng lợi. Chiến thắng ấy là chiến thắng của tinh thần đại nghĩa – chí nhân. Kết
cấu của bài cáo vì thế mà vơ cùng chặt chẽ.


Bản Đại cáo bình Ngơ cịn được coi là đỉnh cao của nghệ thuật văn chính


luận phải kể đến cách lập luận đầy sắc bén của nhà văn Nguyễn Trãi. Ngay ở
phần mở đầu khi đưa ra chân lý độc lập, tác giả không đơn thuần khẳng định
một cách chung chung mà từ các lí lẽ đến dẫn chứng đều khiến mọi người tỏ ra
tâm phục khẩu phục. Ông liệt kê, so sánh rất chính xác qua các yếu tố xác lập
chủ quyền độc lập như nền văn hiến, lãnh thổ, phong tục, lịch sử, hào kiệt giữa
hai quốc gia Đại Việt và Đại Hán. Vừa là thể hiện niềm tự hào về một quốc gia
đã độc lập từ lâu đời, vừa là cách khẳng định vị thế ngang hàng với một đất
nước lớn như Trung Quốc. Đó cũng chính là lời răn đe đối với mục đích, âm
mưu xâm lược nước ta của kẻ thù. Chưa bao giờ trong lịch sử, tính tới thời
điểm đó, vấn đề độc lập chủ quyền của nước ta lại được khẳng định một cách
chắc chắn và vững trãi như vậy. Không những thế để chặt chẽ hơn ông còn đưa
ra những dẫn chứng mà năm xưa quân xâm lược phương bắc đã làm và phải
chịu thất bại như thế nào. Bởi vậy, mở đầu bài cáo một cơ sở pháp lí khơng cịn
gì thuyết phục hơn được đặt ra.


Trong khi đó, đến cơ sở thực tiễn ơng cũng luận tội kẻ thù bằng những dẫn
chứng đanh thép. Cách luận tội vừa xác thực vừa chứa đựng nhiều cảm xúc đã
phơi bày tất cả những gì đau thương nhất mà nhân dân phải trải qua:


Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

tăng phần thuyết phục, cuộc phản công lại của quân khởi nghĩa Lam Sơn vì thế
mà ở trong thế chính nghĩa. Sự kết hợp nhịp nhàng giữa lí luận và thực tiễn đã
tạo sức nặng rất lớn trong cách lập luận của Đại cáo bình Ngơ.


Song bên cạnh đó bút pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng cũng là một
trong những yếu tố làm nên giá trị đỉnh cao của tác phẩm này. Ở bài cáo có sự
kết hợp hài hịa, nhuần nhuyễn giữa các yếu tố hiện thực và trữ tình, tả thực và
ước lệ tượng trưng. Trong đó, bút pháp tương phản, đối lập được vận dụng một


cách tài tình và linh hoạt nhất. Ngay ở đoạn văn luận tội kẻ thù, Nguyễn Trãi đã
phơi bày một bức tranh đen tối của dân tộc dưới ách đô hộ của bè lũ cướp nước.
Nhân dân ta phải chịu cảnh đàn áp dã man, còn kẻ thù hiện lên chân dung của
những kẻ khát máu, man rợ. Hay khi tái hiện lại q trình phản cơng đầy gian
khổ và tất thắng của quân dân ta cũng đầy sự trái ngược. Sự lớn mạnh và liên
tiếp thắng lợi của tướng sĩ Lam Sơn lại hoàn toàn đối lập với chân dung biếm
họa của bọn quân tướng giặc Minh khi thua cuộc. Có thể nhận thấy, tác giả
khơng sử dụng một bút pháp nào độc tôn, mà linh hoạt, mới mẻ trong từng
đoạn, từng phần. Bởi vậy đọc bài cáo người đọc mới không thấy sự nhàm chán,
khô khan như một văn bản hành chính thơng thường. Hơn thế bút pháp trong
bài cáo còn được thăng hoa nhờ có sự phối hợp nhịp nhàng giữa yếu tố tâm lý
và chất anh hùng ca. Bài cáo vì thế như một lời tự sự từ tận trái tim nhưng là
hơi thở của cả một thời đại hào hùng.


Chưa dừng lại ở đó, việc sử dụng hình ảnh, ngơn ngữ đến âm hưởng, giọng
điệu cũng tạo nên giá trị nghệ thuật lớn lao cho bài cáo này. Chắc chắn ai
đọc Đại cáo bình Ngơ khơng thể qn được những hình ảnh vừa khái quát vừa
chân thực như nướng dân đen, vùi con đỏ, đứa há miệng, thằng nhe răng, hay
khí thế hừng hực của đội quân chính nghĩa:


Đánh một trận sạch khơng kình ngạc
Đánh hai trận tan tác chim mng


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Nhưng chất chính luận rất riêng của tác phẩm này còn phải kể đến âm hưởng,
giọng điệu. Là một văn kiện lịch sử tuyên bố sự nghiệp quan trọng của nước
nhà chắc chắn giọng điệu hào hùng, âm hưởng mạnh mẽ, khí thế là điều tất yếu.
Nhưng Đại cáo bình Ngơ cịn mang đến nhiều cảm xúc hơn thế. Có sự đanh
thép, cứng rắn trong việc luận bàn việc nhân nghĩa; có sự đau đớn, xót xa, uất
nghẹn khi luận tội kẻ thù; có sự suy tư, cảm thơng trong lời kể về chủ tướng Lê
Lợi và những ngày đầu cịn khốn khó của cuộc khởi nghĩa; nhưng đến khi hồi


tưởng lại cuộc phản công oanh liệt của ta lại rất hùng hồn, quyết liệt. Và hồi kết
thúc bài cáo, giọng điệu thư thái, nhẹ nhàng mà hảo sảng, sướng vui vang lên
để tuyên bố độc lập. Cả bài cáo là sự hịa quyện của mn vàn giọng điệu, chỉ
có thể được tạo ra bởi một trí tuệ tài năng, một trái tim say mê, một thực tế đã
từng trải. Vì thế nghệ thuật lập luận của bài cáo đạt đến mức độ đỉnh cao là
điều dễ hiểu.


</div>

<!--links-->

×