Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Tiểu luận phân tích quy trình quản trị chiến lược thể hiện tác phẩm bình ngô đại cáo của nguyễn trãi và bài học rút ra cho các doanh nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.65 KB, 23 trang )



ĐẠI HỌC QUỐ C GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KINH TẾ


NHÓM 7 – NHÓM G7+

GIẢNG VIÊN: PGS.TS HOÀNG VĂN HẢI

PHÂN TÍCH QUY TRÌNH QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC THỂ HIỆN
TÁC PHẨM “ BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO “ của NGUYỄN TRÃI VÀ BÀI
HỌC RÚ T RA CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM







MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC 3
1. Xác định sứ mệnh, mục tiêu 3
1.1. Các căn cứ hình thành sứ mệnh công ty 3
1.1.2. Xác định mục tiêu chiến lược 3
2. Phân tích chiến lược 4
2.1. Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty 4
2.2. Phân tích môi trường bên ngoài 5
2.3. Tổng hợp các kết quả phân tích chiến lược 6
3. Các giải pháp chiến lược 6


3.1. Các giải pháp chiến lược cạnh tranh điển hình: 6
3.2. Các giải pháp chiến lược phát triển 7
3.3. Các giải pháp chiến lược trong chu kỳ ngành 8
4. Thực thi chiến lược 8
5. Kiểm soát chiến lược 8
PHẦN 2: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢCTHỂ HIỆN
TRONG TÁC PHẨM BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO 10
1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo 10
2. Nội dung tác phẩm “Bình Ngô Đại Cáo” 10
3. Quy trình quản trị chiến lược thể hiện trong tác phẩm “Bình Ngô Đại
Cáo” 14
PHẦN 3: BÀI HỌC RÚT RA CHOCÁC DOANH NGHIỆP VIỆT
NAM 20









PHẦN 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
Quy trình quản trị chiến lược có thể chia thành năm bước chính, bao gồm:
- Xác định sứ mệnh, mục tiêu
- Phân tích chiến lược
- Các giải pháp chiến lược
- Thực thi chiến lược
- Kiểm soát chiến lược

1. Xác định sứ mệnh, mục tiêu
Việc xác định sứ mệnh đúng đắn có một ý nghĩa quan trọng đối với công
tác quản trị nói chung và qu ản trị chiến lược nó i riêng.
- Sứ mệnh có vai trò rất lớn trong việc hình thành mục tiêu chiến lược:
sứ mệnh lớn sẽ làm nảy sinh mục tiêu cao; Giúp cho các nhà quản trị
chiến lược hiểu được lý do tồn tại của công ty là gì
- Sứ mệnh góp phần thúc đẩy các thành viên của công ty thực thi mục
tiêu chiến lược đầy thách thức với niềm hứng khởi và lòng tin lớn hơn
1.1. Các căn cứ hình thành sứ mệnh công ty
1.1.1. Ngành kinh doanh của công ty: Cần xác định được ngành kinh doanh
của chúng ta là gì? Nó sẽ là gì? Nó cần trở th ành cái gì?
1.1.2. Triết lý của công ty: Triết lý của công ty là những niềm tin cơ bản,
giá trị, khát vọng, thứ tự ưu tiên mà các nhà hoạch định chiến lược
cam kết và định hướng cho hoạt động quản trị trong công ty.
1.1.3. Ước vọng của giới lãnh đạo cao cấp của công ty: Những tham vọng,
giá trị, triết lý kinh doanh, thái độ rủi ro, niềm tin đạo đức của các
nhà quản trị có ảnh hưởng quan trọng tới chiến lược.
1.2. Xác định mục tiêu chiến lược
Việc đề ra các mục tiêu làm cho sứ mệnh và định hướng chiến lược trở thành
các kết quả, cột mốc thành tích cần đạt được. Chúng giải thích rõ loại th ành tích
nào, bao nhiêu và khi nào. Chúng hướng sự chú ý và năng lực vào những gì cần
phải hoàn tất.
Có 2 loại kết qủa mà nhà quản trị luôn hướng tới : Thành tích vể lợi nhuận và
thành tích về hoạt động chiến lược. Mục tiêu tài chính là điều bắt buộ c đối với
mọi công ty.
Còn mục tiêu chiến lược là điều thiết yếu giúp duy trì hoạt động bền vững và
lâu dài cho công ty, xác định được phương hướng và những việc cần phải làm,
đồng thời nó cũng chính là khung chuẩn để đánh giá thành tích của công ty và
giúp nâng cao vị trí và khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.
- Yêu cầu đối với mục tiêu chiến lược

+ Mục tiêu chiến lược cần phải rõ ràng, cụ thể, có thể định lượng được và có
giới hạn thời gian. Và đó cũng nên là một mục tiêu đơn.
+ Có trọng tâm
+ Thách thức nhưng khả thi
+ Có thời hạn rõ ràng
- Cách xây dựng mục tiêu: Xuất phát từ nguồn lực và ràng buộc của môi
trường bên ngoài
Căn cứ vào sự cần thiết phải đạt được mục tiêu
2. Phân tích chiến lược
2.1. Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty
Đánh giá năng lực cạnh tranh chính là hoạt động phân tích chiến lược tiên
quyết nhằm giúp cho công ty biết được vị thế của mình trên thương trường trong
mối quan hệ tương quan so sánh với các đối thủ cạnh tranh.
Các bước đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty:
Bước 1: Liệt kê các nhân tố tạo nên thành công then chốt của ngành và các biện
pháp tốt nhất để xác định sức mạnh cạnh tranh hay sự yếu kém trong cạnh tranh
của công ty.
Bước 2: Đánh giá công ty và các đối thủ cạnh tranh then chốt xem xét theo mỗi
nhân tố.
Bước 3: Tổng hợp các đánh giá sức mạnh riêng lẻ để có được biện pháp tổng thể
về sức mạnh cạnh tranh đối với mỗi công ty cạnh tranh.
Bước 4: Rút ra kết luận về quy mô, mức độ của ưu thế hay bất lợi cạnh tranh
của công ty và đặc biệt là nhận xét về các lĩnh vực mà ở đó vị trí cạnh tranh của
công ty là mạnh nhất hay yếu nhất.
Việc nhận biết điểm cạnh tranh mạnh – yếu là rất quan trọng cho việc
hình thành vị thế cạnh tranh lâu dài. Phải biến các sức mạnh cạnh tranh của
mình thành ưu thế cạnh tranh bền vững và tiến hành các hoạt động chiến lược
để khắc phục điểm yếu kém trong cạnh tranh.
Phân tích chuỗi giá trị, các năng lực cốt lõi và lợi thế cạnh tranh
* Chuỗi giá trị xác định các hoạt động chức năng, quá trình kinh doanh sẽ

phải thực hiện trong thiết kế, sản xuất, tiếp thị, cung ứng và duy trì một sản
phẩm hay dịch vụ.
Chuỗi giá trị của một công ty là một tổ hợp liên kết các hoạt động hỗ trợ và
các hoạt động sơ cấp mà công ty thực hiện bên trong nó.
Việc công ty quản lý tốt các hoạt động chuỗi giá trị của mình so với đối thủ
cạnh tranh sẽ là chìa khoá để xây dựng các năng lực cạnh tranh cơ bản và biến
chúng thành lợi thế cạnh tranh bền vững.
* Năng lực cốt lõi.
Năng lực cốt lõi là những gì mà công ty làm được nhưng đối thủ cạnh tranh
không làm được hoặc làm không tốt bằng, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh
của công ty.
Năng lực cốt lõi có liên quan đến một tổ hợp các kỹ năng và kiến thức trong
thực hiện các hoạt động đặc biệt, hay quy mô và bề sâu của công ty về bí quyết
công nghệ. Điều này được quyết định bởi đội ngũ nhân lực.
Để nhận định đúng năng lực cạnh tranh của công ty, nhà quản trị cần làm 4
việc:
 Xây dựng chuỗi giá trị các hoạt động của công ty
 Kiểm tra các mối liên hệ giữa các hoạt động được thực hiện nội tại và
các mối liên hệ với các chuỗi giá trị mà người cung ứng và khách hang
 Xác định các hoạt động và năng lực có tính quyết định đối với việc
thoả mãn khách hang và thành công trên thị trường
 Thực hiện so sánh về chi phí bên trong công ty và bên ngoài công ty để
thấy công ty hoạt động như thế nào
2.2. Phân tích môi trường bên ngoài
Phân tích môi trường bên ngoài là để xác định các cơ hội và những đe doạ
mang tính chiến lược trong môi trường hoạt động của công ty.
Môi trường ngành sản xuất – kinh doanh
Phân tích môi trường ngành sản xuất – kinh doanh để phát hiện các cội
nguồn cơ bản của áp lực cạnh tranh và tìm hiểu thế mạnh của mỗi lực lượng
cạnh tranh.

 Sự cạnh tranh của những ng ười bán hàng trong ngành
 Các ý đồ thị trường của các công ty, của các ng ành khác muốn giành
lấy khách hàng cho các sản phẩm thay thế của riêng họ
 Sự ra nhập tiềm tàng của những đối thủ cạnh tranh mới
 Sức mạnh và ảnh hưởng mặc cả có thể xuất phát từ phía những người
cung ứng đầu vào
 Sức mạnh và ảnh hưởng mặc cả có thể có từ ph ía những người mua
sản phẩm
Bước phân tích này quan trọng vì các nhà quản trị không thể sáng tạo
được một phương án chiến lược thành công mà không hiểu sâu tính chất cạnh
tranh của ngành.
Môi trường vĩ mô
 Biến động của môi trường chính trị - pháp lý
 Biến động của môi trường kinh tế
 Môi trường văn hoá – xã hội
 Biến động môi trường công nghệ
2.3. Tổng hợp các kết quả phân tích chiến lược
2.3.1. Xác định các cơ hội và mối đe doạ bên ngoài
Các cơ hội và các mối đe doạ không chỉ có tác động đến tính hấp dẫn của
tình hình của một công ty mà còn chỉ ra nhu cầu về hình động chiến lược. Để
thích hợp với tình hình của công ty, chiến lược phải:
Nhằm mục đích theo đuổi các cơ hội thích hợp với năng lực của công ty
- Tạo ra sự bảo vệ chống lại mối đe doạ bên ngoài
Mô hình SWOT thường được sử dụng để lập bảng tổng hợp:
- Công ty có các sức mạnh hay năng lực bên trong nào để có thể xây
dựng xung quanh chúng một giải pháp chiến lược hấp dẫn?
- Liệu các yếu kém của công ty có làm cho nó phải chịu thiệt hại cạnh
tranh hay không và các yếu kém này khiến công ty không thể theo đuổi
một số cơ hội ngành nhất định? Chiến lược cần điều chỉnh theo những
yếu kém nào?

- Những cơ hội ngành nào mà công ty có kỹ năng và nguồn lực theo
đuổi với cơ hội thành công thực sự? những cơ hội ngành nào là tốt
nhất xét từ quan điểm của công ty?
- Những mối đe doạ bên ngoài nào cần quan tâm và các hành động chiến
lược nào cần cân nhắc để tạo ra sự phòng vệ tốt?
3. Các giải pháp chiến lược
Các giải pháp chiến lược được xây dựng theo hai cách:
- Dựa theo kinh nghiệm: vận dụng kinh nghiệm trong quá khứ hoặc kinh
nghiệm từ các tổ chức khác
- Sáng tạo: tìm ra giải pháp mới cho phù hợp với tình hình cụ thể
3.1. Các giải pháp chiến lược cạnh tranh điển hình:
- Chiến lược dẫn đầu về chi phí thấp: Chiến lược đặt thấp: Chiến lược
đặt giá thấp hơn giá của các đối thủ cạnh tranh, tuy nhiên không thể
theo đuổi giá thấp quá mức, đến mức cắt giảm các mặt hàng của công
ty đến còn rất ít và làm cho chúng trở nên quá đơn giản khiến không
còn có thể thu hút được người mua.
- Chiến lược khác biệt hoá: Chiến lược đưa ra thị trường sản phẩm độc
đáo nhất trong ngành được khách hang đánh giá cao về nhiều tiêu
chuẩn khác nhau của sản phẩm và dịch vụ. Khác biệt hoá có thể là kết
quả thông qua từ việc đáp ứng các tiêu chuẩn sử dụng hoặc tiêu chuẩn
dấu hiệu nhận biết, mặc dù trong những hình thức bền vững nhất thì
khác biệt ho á được hình thành từ cả hai.
- Chiến lược tập trung hoá: Chiến lược nhằm vào một phân khúc thị
trường hẹp nào đó dựa vào lợi thế về chi phí (tập trung theo hướng dẫn
giá) hoặc theo sự khác biệt hoá sản phẩm (tập trung theo hướng khác
biệt hoá).
- Chiến lược đại dương xanh: là chiến lược phát triển và mở rộng một
thị trường trong đó không có cạnh tranh mà các công ty có thể khám
phá và khai thác
3.2. Các giải pháp chiến lược phát triển

- Đa dạng hoá:
Có hai hình thức đa dạng hoá. Đa dạng hóa có liên quan là sự đa dạng hoá
vào hoạt động kinh doanh mới mà nó được liên kết với hoạt động kinh doanh
hiện tại của công ty bởi tính tương đồng giữa một hoặc nhiều bộ phận của chuỗi
giá trị của mỗi hoạt động. Đa dạng hoá không liên quan là sự đa dạng hoá vào
lĩnh vực kinh doanh mới mà nó hiển nhiên không có sự kết nối với bất kỳ lĩnh
vực kinh doanh hiện có nào của công ty. Sử dụng chiến lược đa dạng hoá vì: do
thị trường cũ đã bị bão hoà, cần tìm thị trường mới, để phân tán rủi ro và hiệu
quả do đầu tư vào lĩnh vực khác.

- Liên minh chiến lược:
Là sự thoả thuận giữa hai công ty trở lên nhằm chia sẻ chi phí, rủi ro và
lợi ích liên quan tới việc phát triển các cơ hội kinh doanh mới.
- Mua lại và sát nhập
- Liên kết theo chiều dọc:
Có nghĩa là một công ty đang tự tìm kiếm đầu vào cho quá trình sản xuất của
mình (sự hợp nhất ng ược chiều) hoặc đang tự giải quyết đầu ra của mình (sự
hợp nhất xuôi chiều)
3.3. Các giải pháp chiến lược trong chu kỳ ngành
 Các ngành mới và tăng trưởng: Hầu hết các công ty trong ngành nổi
lên là nh ững công ty trong giai đoạn khởi động cần tăng thêm người,
tăng thêm hoặc xây dựng thêm các thiết bị, gia tăng việc sản xuất, cố
gắng mở rộng việc phân phối và đạt được sự chấp thuận của khách
hàng.
 Các ngành chín muồi: Khi độ chín muồi của một ngành bắt đầu đạt đến
mức toàn bộ các lực lượng, và những sự thay đổi trong môi trường
cạnh tranh bắt đầu, thì một số sự thay đổi về chiến lược có thể làm
nâng cao vị trí cạnh tranh của hãng.
 Các ngành suy thoái: Việc cạnh tranh trong những ngành có tôc độ
tăng trưởng chậm/ hay bị suy giảm phải chấp nhận một thực tế khó

khăn là môi trường vẫn tiếp tục bị đình trệ và các hang phải chấp nhận
các mục tiêu hoạt động phù hợp với các cơ hội có sẵn của thị trường.
 Các ngành toàn cầu hoá: Các công ty mong muốn tìm kiếm thị trường
mới, nhu cầu cạnh tranh để đạt được chi phí thấp hơn, hoặc mong
muốn tiếp cận với các nguồn lực tự nhiên ở các quốc gia đó.
4. Thực thi chiến lược
Thực chất đây là giai đoạn hành động, biến ý tưởng thành hiện thực hoặc là
giai đoạn huy động mọi thành viên trong tổ chức tham gia vào thực hiện mục
tiêu chiến lược đã đề ra. Đây là giai đoạn khó khăn nhất trong quá trình QTCL,
đòi hỏi trách nhiệm cao của mọi cá nhân trong tổ chức.
Thực thi chiến lược là quá trình đảm bảo cho chiến lược được thực hiện ở
mọi khâu, mọi bộ phận trong tổ chức.
Yêu cầu:
 Mục tiêu và kế hoạch triển khai phải được quán triệt tới mọi thành viên
trong tổ chức.
 Kế hoạch triển khai phải rõ rang
 Phải thu hút sự tham gia đầy đủ, nhiệt tình của mọi thành viên trong tổ
chức
 Đảm bảo đủ nguồn lực cho thực hiện chiến lược
 Xây dựng hệ thống thông tin quản lý và hệ thống kiểm soát hữu hiệu
trong quá trình thực hiện chiến lược
5. Kiểm soát chiến lược
Là quá trình người quản trị giám sát việc thực hiện của tổ chức cũng như
các thành viên của nó để đánh giá các hoạt động xem chúng có được thực hiện
một cách hiệu lực và hiệu quả hay không.
Nếu kết quả thực hiện không đạt được các mục tiêu đề ra, tổ chức có thể
phải điều chỉnh mục tiêu và hoặc điều chỉnh giải pháp (của chiến lược, kế hoạch,
chương trình).
Các bước kiểm soát chiến lược:
- Thiết lập các tiêu chuẩn và mục tiêu mà có thể đánh giá việc th ực hiện

- Thiết lập các hệ thống giám sát và đo lường báo hiệu các tiêu chuẩn, các
mục tiêu có đạt đượ không.
- So sánhh việc thực hiện hiện tại với các mục tiêu đã thiết lập.
- Đánh giá kết quả và sửa chữa hành động (nếu cần)
Hệ thống tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá phải đảm bảo tính nhất quán, phù
hợp, ưu tiên và khả thi.

PHẦN 2:
PHÂN TÍCH QUY TRÌNH QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢCTHỂ HIỆN
TRONG TÁC PHẨM BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO

1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo
Mùa đông năm 1427, sau khi bị chặn đường viện trợ, Liễu Thăng bị
chém, Mộc Thạnh bị đuổi về nước, tổng binh Vương Thông đang cố thủ trong
thành Đông Quan phải xin hàng, cuộc kháng chiến chống giặc Minh hoàn toàn
thắng lợi.
Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế lập ra triều đình Hậu Lê. Thay mặt
vua Lê, Nguyễn Trãi đã viết Bình Ngô Đại cáo để bá cáo cho toàn dân được biết
chiến thắng vĩ đại của nh ân dân trong 10 năm chiến đấu gian khổ, từ nay nước
Đại Việt đã giành lại được nền độc lập, non sông trở lại thái bình.
2. Nội dung tác phẩm “Bình Ngô Đại Cáo”
Thay tr
ời h
ành hoá, h
oàng thư
ợng
truyền rằng.

Từng nghe:


Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây
nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên
mỗi bên hùng cứ một ph ương
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt thời nào cũng có.

Cho nên:

Tr
ọn hay:


Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạo.
Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật,
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay.
Sĩ khí đã hăng
Quân thanh càng mạnh.
Trần Trí, Sơn Thọ nghe hơi mà mất vía,

Lý An, Phương Chính, nín thở cầu thoát
thân.
Thừa thắng đuổi dài, Tây Kinh quân ta

chiếm lại,
Tuyển binh tiến đánh, Đông Đô đất cũ
thu về.
Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh
trôi vạn dặm
Tuỵ Động thây chất đầy nội, nhơ để
ngàn năm.
Phúc tâm quân giặc Trần Hiệp đã phải
Lưu Cung tham công nên th
ất bại;

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong;
Cửa Hàm tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét,
Chứng cứ còn ghi.

Vừa rồi:

Nhân họ Hồ chính sự ph iền hà
Để trong nước lòng dân oán hận
Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung
tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế
Gây thù kết oán trải mấy mươi năm
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời.
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.

Người bị ép xuống biển dòng lưng mò
ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng.

Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng,
khốn nỗi rừng sâu nước độc.
Vét sản vật, bắt dò chim sả, chốn
chốn lưới chăng.
Nhiễu nhân dân, bắt bẫy hươu đen,
nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn
cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu
mỡ bấy no nê chưa chán,
Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay
bêu đ
ầu

Mọt gian kẻ thù Lý Lượng cũng đành
bỏ mạng.
Vương Thông gỡ thế nguy, mà đám lửa
cháy lại càng cháy
Mã Anh cứu trận đánh mà quân ta hăng
lại càng hăng.
Bó tay để đợi bại vong, giặc đã trí cùng
lực kiệt,
Chẳng đánh mà người chịu khuất, ta
đây mưu phạt tâm công.
Tưởng chúng biết lẽ ăn năn nên đã thay
lòng đổi dạ

Ngờ đâu vẫn đương mưu tính lại còn
chuốc tội gây oan.
Giữ ý kiến một người, gieo vạ cho bao
nhiêu kẻ khác,
Tham công danh một lúc, để cười cho
tất cả thế gian.

Bởi thế:
Thằng nhãi con Tuyên Đức động binh
không ngừng
Đồ nhút nhát Thạnh, Thăng đem dầu
chữa cháy
Đinh mùi tháng chín, Liễu Thăng đem
binh từ Khâu Ôn kéo lại
Năm ấy tháng mười, Mộc Thạnh chia
đường từ Vân Nam tiến sang.
Ta trước đã điều binh thủ hiểm, chặt
mũi tiên phong
Sau lại sai tướng chẹn đường, tuyệt
nguồn lương thực
Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu
nào ph
ục dịch cho vừa?

Nặng nề những nổi phu phen
Tan tác cả nghề canh cửi.
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi
hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không
rửa sạch mùi !

Lẽ nào trời đất dung tha?
Ai bảo thần dân chịu được?

Ta đây:

Núi Lam sơn dấy nghĩa
Chốn hoang dã nương mình
Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Căm giặc nước thề không cùng sống
Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy
năm trời
Nếm mật nằm gai, há phải một hai
sớm tối.
Quên ăn vì giận, sách lược thao suy
xét đã tinh,
Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phế đắn
đo càng kỹ.
Những trằn trọc trong cơn mộng mị,
Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi
Vừa khi cờ nghĩa dấy lên,
Chính lúc quân thù đang mạnh.

Lại ngặt vì:

Tuấn kiệt như sao buổi sớm,
Nhân tài như lá mùa thu,
Việc bôn tẩu thiếu kẻ đở đần,
Thăng
th
ất thế


Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu
Thăng cụt đầu
Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh đại
bại tử vong
Ngày hăm tám, thượng thư Lý Khánh
cùng kế tự vẫn.
Thuận đà ta đưa lưỡi dao tung phá
Bí nước giặc quay mũi giáo đánh nhau
Lại thêm quân bốn mặt vây thành
Hẹn đến giữa tháng mười diệt giặc
Sĩ tốt kén người hùng hổ
Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh
Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn.
Đánh một trận, sạch không kình ngạc
Đánh hai trận tan tác chim muông.
Cơn gió to trút sạch lá khô,
Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ.
Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội,
Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự
xin hàng.
Lạng Giang, Lạng Sơn, thây chất đầy
đường
Xương Giang, Bình Than, máu trôi đỏ
nước
Ghê gớm thay! Sắc phong vân phải đổi,
Thảm đạm thay! Ánh nhật nguyệt phải
mờ


Bị ta chặn ở Lê Hoa, quân Vân Nam
nghi ngờ khiếp vía mà vỡ mật!
Nghe Thăng thua ở Cần Trạm, quân
Mộc Thạnh xéo lên nhau chạy để thoát
Nơi d
uy ác hi
ếm ng
ư
ời b
àn b
ạc,

Tấm lòng cứu nước, vẫn đăm đăm
muốn tiến về Đông,
Cỗ xe cầu hiền, thường chăm chắm
còn dành ph ía tả.

Thế mà:

Trông người, người càng vắng bóng,
mịt mù như nh ìn chốn bể khơi.
Tự ta, ta phải dốc lòng, vội vã hơn
cứu người chết đuối.
Phần vì giận quân thù ngang dọc,
Phần vì lo vận nước khó khăn,
Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần,
Lúc Khôi Huyện quân không một đội.

Trời thử lòng trao cho mệnh lớn
Ta gắng trí khắc phục gian nan.

Nhân dân bốn cỏi một nhà, dựng cần
trúc ngọn cờ phấp phới
Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước
sông chén rượu ngọt ngào.
Thế trận xuất kỳ, lấy yếu chống mạnh,

Dùng quân mai phục, lấy ít địch
nhiều.



thân.

Suối Lãnh Câu, máu chảy thành sông,
nước sông nghẹn ngào tiếng khóc
Thành Đan Xá, thây chất thành núi, cỏ
nội đầm đìa máu đen.
Cứu binh hai đạo tan tành, quay gót
chẳng kịp,
Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp
ra hàng
Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy
đuôi xin cứu mạng
Thần Vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta
mở đường hiếu sinh
Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm
trăm chiếc thuyền, ra đến biển mà vẫn
hồn bay phách lạc,
Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài
nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim

đập chân run.
Họ đã tham sống sợ chết mà hoà hiếu
thực lòng
Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân
nghỉ sức.
Chẳng những mưu kế kì diệu
Cũng là chưa thấy xưa nay
Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới
Càn khôn bĩ rồi lại thái
Nhật nguyệt hối rồi lại minh
Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu
Muôn thuở nền thái bình vững chắc
Âu cũng nhờ trời đất tổ tông linh thiêng
đã lặng thầm phù trợ;

Than ôi!


Một cỗ nhung y chiến thắng,
Nên công oanh liệt ngàn năm
Bốn phương biển cả thanh bình,
Ban chiếu duy tân khắp chốn.

Xa gần bá cáo,
Ai nấy đều hay.
3. Quy trình quản trị chiến lược thể hiện trong tác phẩm “Bình Ngô Đại
Cáo”
Tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo với lời lẽ đanh thép, lý luận sắc bén, cấu
trúc chặt chẽ, mạch lạc đã thuật lại nỗi thống khổ của nhân dân và cuộc kháng

chiến chống quân Minh. Đồng thời qua tác phẩm này, chúng ta cũng nhìn thấy
rất rõ các bước hoạch định chiến lược trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.
Sứ mệnh, mục tiêu, phân tích tình thế đô i bên, điểm mạnh, điểm yếu của Nghĩa
quân Lam Sơn, lựa chọn các giải pháp để thực thi sứ mệnh, mục tiêu đã đề ra, đó
là các nội dung được thể hiện rất rõ trong tác phẩm Bình Ngô Đại cáo.
3.1. Sứ mệnh và mục tiêu chiến lược
Ngay từ những câu đầu tiên trong tác phẩm Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi
đã xác định sứ mệnh mà nghĩa quân Lam Sơn hướng đến, sứ mệnh đó được thể
hiện qua 2 câu thơ:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
“yên dân” và “trừ bạo” đó chính là sự mệnh đúng đắn cho cuộc khởi
nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn, nhờ sứ mệnh đúng đắn đó mà nghĩa
quân đã nhận được sự ủng hộ của nhân dân, nhân dân đã chung sức
chung lòng cùng với nghĩa quân đánh đuổi giặc Minh để giành thắng lợi
cuối cùng.
3.2. Phân tích chiến lược
3.2.1. Phân tích năng lực quân ta
a. Điểm mạnh
- Nhân dân và tướng sĩ đoàn kết đồng lòng , vững chí bền gan cùng đứng
dưới một ngọn cờ khởi nghĩa:
“Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới
Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”
- Sức mạnh của chính nghĩa, sức mạnh của tâm linh “ Âu cũng nhờ trời đất
tổ tông khôn th iêng thờ giúp”
- Nhân sự: “ Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có”
b. Điểm yếu
Điểm yếu nhất của ta đó chính là nguồn lực, nhất là người tài
“ Tuấn kiệt như sao buổi sớm

Nhân tài như lá mùa thu,
Việc buôn tẩu thiếu kẻ đỡ đần
Nơi duy ác hiếm người bàn bạc,
nhưng, thế mà
“ Trông người, người càng vắng bóng, mịt mù như nhìn chốn bể khơi”
Như vậy từ những ngày đầu dựng cờ khởi nghĩa, nghĩa quân phải đố i diện
với biết bao gian khổ: th iếu nhân tài, thiếu binh lính, thiếu quân lương. “ Khi
Linh Sơn lương hết mấy tuần”
Nhưng khi "tấm lòng cứu nước" trở thành lời giục gọi thì đội quân "manh lệ
chi đồ" mà "phụ tử chi binh" đã "gắng chí khắc phục gian nan" để đến được
những thắng lợi cuối cùng. Có lẽ trong việc dùng binh xưa, Lê Lợi là người nhìn
ra sớm nhất và cũng đồng thời đánh giá cao nhất vai trò, sức mạnh và truyền
thống yêu nước của người dân. Nhìn ra sức mạnh của tinh thần đoàn kết, sức
mạnh của ý chí quật khởi và lòng tự hào dân tộc.
Như vậy ta rất gặp khó khăn trong buổi đầu kháng chiến
+Chênh lệch về lực lượng :ta yếu , địch mạnh.
+Thiếu thốn về vật chất .
+Hiếm nhân tài.


3.2.2. Phân tích năng lực quân địch
a. Điểm mạnh
Điểm mạnh của quân Minh được Nguyễn Trãi mô tả:
“Vừa khi cờ nghĩa dấy lên,
Chính lúc quân thù đang mạnh”
Có thể nói rằng quân địch mạnh hơn chúng ta về nhiều mặt cả tiềm lực kinh
tế lẫn quy mô quân sự. Trong lịch sử nghìn năm dựng nước và giữ nước của ta
kẻ thù truyền thống và luôn thường trực chính là “gã khổng lồ to xác” nước láng
giềng. Sức mạnh của họ còn được thể hiện qua việc chúng liên tiếp điều viện
binh khi tình hình chính sự trở nên căng thẳng, sự phản kháng còn không ngừng

tăng lên khi họ thấy mình bị mất ưu thế trên chiến trường, nhằm cứu vãn tình
thế.
“Đinh mùi tháng chín, Liễu Thăng đem binh từ Khâu Ôn kéo lại
Năm ấy tháng mười, Mộc Thạnh chia đường từ Vân Nam tiến sang.”
b. Điểm yếu
Bên cạnh tiềm lực về kinh tế cũng như quân sự, quân Minh đã bộc lộ một
số hạn chế đó chính là:
- Mục tiêu của cuộc chiến đối với họ (đội quân của những kẻ áp bức bóc
lột) là mục tiêu của những kẻ đi cướp nước.
“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế
Gây thù kết oán trải mấy mươi năm
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời.
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.”
Một mục tiêu phi lý và phi nghĩa vừa trái lòng dân vừa đi ngược lại lẽ trời.
Một mục tiêu được xây dựng chủ yếu chỉ dựa vào tiềm lực của bản thân mà
không hề căn cứ vào tình hình thực tế và sự phân tích tiềm lực của đối phương.
Một mục tiêu mang tính “chộp giật” và “thời vụ”, được xây dựng trên những cái
nhìn ngắn hạn thiếu bao quát.
- Bản thân nội lực chủ yếu dựa trên tiềm lực quân sự. Một đội quân cường
bạo, hung tàn, độc ác tới mức trời không dung đất không tha
“Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán ”

Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông hải không rửa hết mùi
Lẽ nào trời đất dung tha
Ai bảo thần dân chịu được?”
Phân tích môi trường bên trong và bên ngoài là một phần quan trọng của
quá trình hoạch định chiến lược. Qua đó giúp nhà chiến lược tìm ra được hướng

đi, chiến thuật đúng đắn nhằm giành được thắng lợi cuối cùng. Việc lựa chọn
chiến lược cần dựa trên cơ sở nguồn lực, khả năng hiện có và thế mạnh của ta để
từ đó tận dụng được lợi thế, chủ động nắm bắt thời cơ, hạn chế các nguy cơ và
thách thức đang hiện hữu.
3.3 Hoạch định chiến lược
Qua tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo, Nguyễn Trãi cũng chỉ ra chiến lược sách
lược đúng đắn của quân ta là đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy nhu thắng
cương
“ Đem đ ại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo”
“ Chẳng đánh mà người chịu khất
Ta đây mưu phạt tâm công”
Từ việc nhận định, phân tích, đánh giá đúng tình hình ta địch, Nguyễn Trãi
đã khẳng định nước ta là một nước văn hiến, không lúc nào không có bậc hiền
tài "dẫu yếu mạnh từng lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có", nhưng
ông cũng phải thừa nhận rằng khi vận mệnh đất nước lâm nguy, lãnh thổ bị xâm
lược, thế địch đang mạnh thì thực trạng quân ta lại lâm vào tình cảnh "tuấn kiệt
như sao buổi sớm, nhân tài như lá mùa thu" . Với tình hình khó khăn về nguồn
lực, lương thực cạn kiệt, nghĩa quân rơi vào thế yếu, nhà lãnh đạo Lê Lợi đã đưa
ra những chiến lược - chiến thuật phù hợp, đúng đắn để kêu gọi sự đồng lòng,
nâng cao sức mạnh đoàn kết từ nhân dân: “Nhân dân bốn cõi một nhà…Tướng
sĩ một lòng phụ tử”, chú trọng mưu cơ hơn binh lực:
“ Thế trận xuất kỳ, lấy yếu chống mạnh
Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều”
Sau khi xác định được chiến lược Lê Lợi đã tìm ra được chiến thuật đúng
đắn vơi cách đánh bất ngờ, đánh nhanh, tránh mũi nhọn của địch mà đánh vào
chỗ yếu chỗ sơ hở của địch để dần tiêu hao lực lượng và nhuệ khí của chúng, khi
thời cơ chín muồi thì mới tung ra đòn đánh tổng lực để dành thắng lợi cuối cùng.
3.4 Thực thi Chiến lược
- Chuẩn bị về nhân lực:

“Sĩ tốt kén tay hùng hổ
Bề tôi chọn ke vuốt lanh”
- Củng cố tinh thần, ý chí chiến đấu và lòng quyết tâm chiến thắng của
tướng sĩ:
“Trời thủ lòng trao cho mệnh lớn
Ta gắng chí khắc phục gian nan”
- Đề ra thời gian cụ thể hoàn thành việc đánh đuổi giặc Minh:
“Hẹn đến giữa tháng mười giết giặc”
Trong quá trình thực thi chiến lược, tùy vào từng trận đánh, từng điều kiện
hoàn cảnh cụ thể mà có những nhận định để đưa ra những quyết định kịp thời,
linh hoạt cho phù hợp với tình hình thực tế:
Khi đang dành thắng lợi, ta đã “ Thừa thắng đuổi dài, Tây Kinh quân ta
chiếm lại”. Vừa đánh vừa bổ sung nhân lực cho trận đánh “ Tuyển binh tiến
đánh, Đông Đô đất cũ thu về”.
Khi Mộc Thạch chia đường từ Vân Nam tiến sang, ta đã “ điều binh thủ
hiểm, chặt mũi tiên phong” “ Sau lại sai tướng chẹn đường, tuyệt nguồn lương
thực” đánh phải đánh nhanh thắng nhanh, phải giết được tướng cầm đầu, chặn cả
đường tiếp tế lương thảo để làm giảm nhuệ khí, tinh thần của giặc tăng sỹ khí
quân ta tạo đà và những lợi thế trên chiến trường cho những trận đánh sau.
“Nghe Thăng thua ở Cần Trạm, quân Mộc Thanh xéo lên nhau chạy để
thoát thân”
“Cứu binh hai đạo tan tành, quay gót chẳng kịp
Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng,”
Sau khi đánh thắng giặc, bắt sống hàng nghìn tướng lĩnh giặc quân ta không
hề giết hại mà mở đường hiếu sinh
“Mã Kì, Phương Chính cấp cho năm trăm chiếc thuyền ra đến biển mà vẫn
hồn bay, phách lạ c
Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn
tim đập chân run.”
điều đó đã thể hiện được hành động nhân ái của ta và cũng nhằm mục đích

giữ hòa khí, cho giặc nghị hòa dù địch đang ở thế thua, để tránh không tổn hao
nguồn lực và có thể giữ được thái bình lâu dài cho đất nước cũng như hướng đến
sứ mệnh cuối cùng của cuộc khởi ngh ĩa Lam Sơn đó là “yên dân” và “trừ bạo”.
Đó cũng là chiến lược hòa hiếu của các nước bé với những nước lớn.
“Họ đã tham sống sợ chết mà hòa hiếu th ực lòng
Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức”
………
Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới
Càn khôn bĩ rồi lại thái
Nhật nguyệt hối rồi lại minh
Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu
Muôn thuở nền thái bình vững chắc”
Quan tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” Nguyễn Trãi luôn luôn nêu cao tính
chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến, tinh thần nhân đạo của nhân dân ta, chỉ
cho quân thù thấy rõ tính chất phi nghĩa, phản nhân đạo và nguyên nhân thất bại
tất yếu của chúng



3.5. Đánh giá chiến lược

Bài cáo như một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam, đã tuyên bố
chiến thắng vang dội của quân ta
“ Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới”
Rõ ràng, chiến lược sách lược đúng đắn đã đem lại chiến thắng oanh liệt cho dân
tộc Việt Nam.

III. BÀI HỌC RÚT RA CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

1.Vai trò và tầm quan trọng của việc xác định sứ mệnh và mục tiêu của
doanh nghiệp
Qua nội dung tác phẩm và tư duy chiến lược được thê hiện trong Bình Ngô
Đại Cáo, chúng ta ý thức và rút ra một bài học kinh nghiệm vô cùng quan trọng
áp dụng cho các doanh nghiệp Việt nam đó là “ tầm quan trọng của việc xác
định sứ mệnh và mục tiêu của doanh nghiệp”.Với doanh nghiệp “ sứ mệnh “
được hiểu chính là : những lý do công ty đó ra đời và những căn cứ cơ bản nhất
để công ty đó tồn tại và phát triển trong hiện tại và tương lai. Sứ mệnh của công
ty chính là bản tuyên ngôn của công ty đó đối với xã hội, nó chứng minh tính
hữu ích và các ý nghĩa trong sự tồn tại của công ty đối với xã hội. Và thực tế tại
Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập, mở cửa, có rất nhiều các biến
động của nền kinh tế thị trường hàm chứa nhiều cơ hội nhưng cũng tiềm ẩn
nhiều khó khăn ,thách thức và hầu hết các doanh nghiệp Việt nam đều chưa ý
thức được việc phải xác định sứ mệnh & mục tiêu của doanh nghiệp mình, chỉ
có 1 số ít các doanh nghiệp lớn,có quy mô là đã thiết lập được sứ mệnh mục tiêu
rõ ràng ( VD: VNPT, FPT, Vinamilk,…). Sở dĩ vậy vì : Xuất phát từ bản thân
doanh nghiệp chưa ý thức được tầm quan trọng của việc xác định sứ mệnh &
mục tiêu và nền kinh tế Việt Nam nhiều biến động nên doanh nghiệp chưa đủ
tự tin trong việc xác định cái đích mà mình muốn hướng tới là gì? Và doanh
nghiệp phải đạt tới cái gì? Doanh nghiệp còn phải “ quay cuồng “ trong việc
thích nghi và phát triển theo định hướng của th ị trường và chịu sự chi phối, điều
khiển của nó. Thực trạng này gây ảnh hưởng rất nhiều đến hình ảnh và định
hướng phát triển của doanh nghiệp .Một bản tuyên bố sứ mệnh sẽ phải đề cập
đến các vấn đề :
- Khách hàng của doanh nghiệp là ai?
- Sản phẩm dịch vụ của công ty là gì?
- Thị trường của công ty ở đâu
- Công nghệ có phải là mối quan tâm hàng đầu ?
- Lợi nhuận có phải là vấn đề sống còn của công ty?
- Triết lý kinh doanh của công ty?

- Thế mạnh đặc biệt của công ty
- Sự quan tâm tới đội ngũ nhân viên và công đống?
Sứ mệnh được xác định đúng đăn, rõ rang góp phần tạo nên sự thống nhất
cao nhất trong toàn doanh nghiêp, góp phần củng cố tăng cường hình ảnh doanh
nghiệp trước cộng đồng.
Sứ mệnh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc lập và thực hiện các
kế hoạch marketing của doanh nghiệp, căn cứ vào sứ mệnh, mục tiêu của doanh
nghiệp sẽ phác thảo ra các nét chính về ý tưởng và kế hoạch marketing và nó
cũng đưa ra được một cách thức, tiêu chí để đánh giá và kiểm tra việc thực thi kế
hoạch và sẽ có những điều chỉnh, thay đổi kế hoạch cho phù hợp với sứ mệnh
mục tiêu của doanh nghiệp và điều quan trọng hơn, khi doanh nghiệp có sứ
mệnh , mục tiêu rõ ràng nó sẽ tạo ra động lực, sự sáng tạo trong việc thiết lập và
thực thi các kế hoạch marketing.
Sứ mệnh là vô cùng qu an trọng nhưng việc thiết lập mục tiêu cũng là một
công việc quan trọng dẫn tới thành công của bất cứ công ty nào, nhưng nó càng
đặc biêt quan trọng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ những doanh
nghiệp này có thể trở nên rối trí khi không biết phải tập trung vào cái gì Mục
tiêu phải được xác định trên cơ sở sứ mệnh, mục tiêu cụ thể hơn sứ mệnh
Mục tiêu chỉ đạo hành động, cung cấp cho bạn những điều để bạn hướng nỗ
lực của bạn vào đó, và nó có thể được sử dụng như một tiêu chuẩn đánh giá
để đo lường mức độ thành công của công việc kinh doanh của bạn.
Cách doanh nghiệp thiết lập mục tiêu sẽ quyết định việc doanh nghiệp có
khả năng để đạt được mục tiêu đó hay không.

2. Phân tíc h chiến lược là bước quan trọng trong hoạc h định chiến lược
của doanh nghiệp
Việc phân tích, đánh giá môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp
để chỉ ra các ưu điểm, nhược điểm, thuận lợi, khó khăn , cơ hội và thách thức
chưa được quan tâm và chú trọng tại các doanh nghiệp của Việtnam. Thực tế
xuất phát từ góc nhìn của yếu tố văn hóa,người kinh doanh và nhiều doanh

nghiệp Việt nam bị chi phối bởi tâm lý đám đông trong kinh doanh . Dẫn đến
các quyết định kinh doanh, sự thay đổi vẫn bị chi phối bởi yếu tố tâm lý cá nhân,
kinh nghiệm và yếu tố tâm lý xã hội thay vì các đánh giá khách quan có cơ sở
hơn.
Để tồn tại và phát triển mọi tổ chức đều phải tiến hành các hoạt động: quản
trị, tài chính, kế toán, sản xuất, kinh doanh, tác nghiệp, nghiên cứu & phát triển,
marketing,… và phải có hệ thống thông tin. Trong từng lĩnh vực hoạt động mỗi
tổ chức đều có những điểm mạnh, điểm yếu của riêng mình.Những khả năng đặc
biệt - Những điểm mạnh của một tổ chức mà các đối thủ khác không thể dễ dàng
sao chép được, làm được. Để xây dựng lợi thế cạnh tranh cần phải tận dụng
được những khả năng đặc biệt. Một trong những mục tiêu quan trọng của thiết
lập các chiến lược là cải thiện những điểm yếu của tổ chức, biến chúng thành
điểm mạnh và nếu có thể thì trở thành các khả năng đặc biệt.
Phân tích môi trường bên trong là một bộ phận quan trọng, không thể thiếu
của quản trị chiến lược. Nếu không phân tích tốt môi trường bên trong, không
nhận diện được đúng những điểm mạnh, điểm yếu của tổ chức thì sẽ không thể
thiết lập được chiến lược hoàn hảo.Phân tích môi trường bên trong còn giúp
những người tham gia thực hiện (CEO, các nhà lãnh đạo các bộ phận chức năng,
các nhân viên thừa hành,…) có nhiều cơ hội để hiểu rõ công việc mà bộ phận họ
thực hiện có phù hợp với họat động của cả tổ chức hay không. Họ sẽ làm việc
tốt hơn một khi hiểu được tầm quan trọng của công việc mình làm và ảnh hưởng
của nó đến họat động của cả tổ chức.
Ngoài ra việc phân tích môi trường vĩ mô – môi trường bên ngoài doanh
nghiệp cũng đóng 1 vai trò hết sức quan trọng giúp doanh nghiệp tự tin, chủ
động và kiểm soát kế hoạch và cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Môi trường vĩ mô bao gồm : môi trường kinh tế, môi trường công nghệ,môi
trường văn hóa xã hội, nhân khẩu học,môi trường chính trị pháp luật, môi
trường toàn cầu
Phân tích và hiểu rõ hai yếu tố trên giúp doanh nghiệp chủ động được tình
thế và có nh ững quyết định, điều chỉnh kịp thời và giành thế chủ động trên thị

trường doanh nghiệp đang hoạt động.
3. Vai trò quan trọng của người lãnh đạo
Vai trò của người lãnh đạo trong công ty là vô cùng quan trọng, những
quyết định mà người lãnh đạo đưa ra có thể giúp công ty phát triển đột phá,
nhưng cũng có thể dẫn công ty đến bờ vực phá sản. Vậy làm thế nào để kiểm
soát chất lượng lãnh đạo? Làm thế nào để định hướng phát triển năng lực lãnh
đạo cho đội ngũ cán bộ cốt cán của công ty.
Lãnh đạo doanh nghiệp là người đứng đầu doanh nghiệp (người đứng ra
thành lập doanh nghiệp và đảm nhận vai trò quản lý doanh nghiệp, hoặc ng ười
được thuê để điều hành doanh nghiệp), trước hết có trách nhiệm xây dựng tầm
nhìn tương lai cho doanh nghiệp; tập hợp, khuyến khích mọi người hành động,
thực hiện tầm nhìn đó; trách nhiệm tìm kiếm cơ hội và thực hiện những thay
đổi chiến lược mang đến sức cạnh tranh cao và phát triển bền vững cho doanh
nghiệp

Điểm khác biệt cơ bản nhà lãnh đạo và người quản lý ở chỗ người quản
lý chỉ cần thực hiện tốt việc triển khai kế hoạch, duy trì vị thế, kiểm soát hoạt
động, nghĩ về những gì trước mắt còn nhà lãnh đạo phải đề ra chiến lược, sáng
tạo, gây dựng niềm tin, nghĩ về lâu dài. Để phát triển lớn mạnh theo tầm vóc
của mình, doanh ngh iệp lớn cần có nhà lãnh đạo giỏi còn DNVVN nhiều khi
chỉ cần có nhà quản lý tốt.

×