Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Tải Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân - Bài văn mẫu lớp 9 hay nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.21 MB, 17 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Bài văn mẫu</b>

<b>lớp 9: Phân tích diễn biến tâm trạng ông Hai trong</b>


<b>truyện ngắn Làng</b>



<b>Dàn ý chi tiết</b>
<b>I) Mở bài:</b>


- Kim Lân là nhà văn chuyên viết về cuộc sống nông thôn.


- Một trong những tác phẩm của ông là truyện ngắn Làng với nhân vật chính là
ơng Hai – một người phải rời làng của mình để đến nơi tản cư.


<b>II) Thân bài:</b>


<b>_Luận điểm 1: tình yêu làng</b>


+ Luận cứ 1: niềm tự hào , kiêu hãnh của ơng hai về làng của mình
- Dù đã rời làng nhưng ông vẫn:


+ Nghĩ về làng của mình, nghĩ về những buổi làm việc cùng anh em
+ Lo lắng, nhớ đến làng: “Chao ơi! Ơng lão nhớ cái làng này quá ”


<b>+ Luận cứ 2: tâm trạng của ông hai khi nghe tin làng chợ dầu đi theo giặc:</b>
- Cổ ông nghẹn, giọng lạc hẳn đi.


- Lúc đầu ông không tin nên hỏi lại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Khi về nhà, ông nằm vật ra gường. Tối hôm đó thì trằn trọc ko ngủ dc.
- Ơng nhìn dám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng việt gian rổi khóc.


- Ơng điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên
ơng vẫn ko tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy.



- Lo sợ sẽ bị bà chủ nhà đuổi vì ơng biết rằng nơi đây ai cũng khinh bỉ và ko
chứa chấp việt gian.


<b>III) Kết bài:</b>


- Ông hai là một người rất rất yêu làng và yêu nước của mình.


- Hai điều trên đã dc tác giả làm rõ qua cách xây dựng nhiều tình huống truyện
khác nhau, miêu tả tâm lí nhân vật qua những cuộc đối thoại, độc thoại và độc
thoại nội tâm đa dạng.


<b>Bài tham khảo mẫu 01</b>


Trong lời tự bạch của mình, Kim Lân nói rằng: “Nói đến tình u nước, nghe cảm
<i>thấy cịn xa xơi, nhưng tình cảm đối với làng thì thật gần gũi, gắn bó. Đối với con</i>
<i>người Việt Nam, làng xóm ni những con người lớn lên bằng cả vật chất cũng</i>
<i>như đời sống tinh thần”. Chính tình u làng sâu sắc của bản thân Kim Lân đã lớn</i>
dần lên thành tình cảm cách mạng. Và truyện ngắn “Làng” chính là nơi nguồn tình
cảm cao quý đó có dịp thăng hoa. Đến với tác phẩm, ta gặp một nhân cách ơng Hai
giản dị bình thường như bao người khác nhưng tràn đầy tình yêu làng, yêu nước và
tinh thần kháng chiến.


Cả tác phẩm là cuộc chiến nội tâm, là thử thách đối với tình yêu làng của ông
Hai khi ông nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. Suốt mấy ngày ông đau khổ, dằn vặt
chẳng dám gặp ai. Đến khi tin đồn được cải chính ông Hai lại hồ hởi đi khoe làng
với tất cả niềm vui sướng của mình.


Với “Làng”, lồng trong tình huống truyện độc đáo là việc miêu tả chiều sâu
tâm lí nhân vật cũng hết sức tinh tế, đặc biêt qua nhân vật ông Hai. Những rung


động, xúc cảm lúc buồn lúc vui đã tạo nên hiệu ứng đặc biệt với bạn đọc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

năng, đầy tinh thần lao động. Ông Hai đến đây chỉ là người dân đi tản cư và trong
ơng ln đau đáu về q hương mình, nơi mà ơng gắn bó đã nửa đời. Ta thấy được
tình u đó lớn thế nào, khi nghĩ đến cái cảnh ông vùng vằng nhất quyết ở làng
kháng chiến và chỉ ngậm ngùi chịu ra đi khi được giảng giải rằng: “tản cư cũng là
<i>kháng chiến”. Lúc đó và bây giờ cũng chẳng khác nhau là mấy. Đang ở nơi đất</i>
khách quê người, ông luôn đau đáu về làng, luôn nhớ về cái “độ ấy”, cái lúc mà
ông vui vẻ bên anh em bạn bè “cũng hát hỏng, cũng bông phèng, cũng đào cũng
<i>cuốc mê man suốt ngày”… Tâm trạng ông như trẻ ra cùng những nhớ nhung, hồi</i>
tưởng.


Nơi tản cư, ơng đang trọ trong nhà mụ chủ khó tính,ln xiên xỏ… nhưng ơng
vẫn vì kháng chiến mà chịu đựng, vẫn lạc quan. Ơng tiếp tục sống trong tình u
làng Chợ Dầu tha thiết, yêu nước yêu cách mạng, thù ghét bọn Tây cướp nước!
Cũng ở nơi này, ông đã hình thành nên thói quen khơng thể bỏ - vào phịng thơng
tin đọc báo. Dù có biết chữ nhưng ơng cũng chẳng dễ dàng gì đọc được thế là phải
nghe lỏm, “điều này làm ông khổ tâm hết sức”. Nhưng ơng chẳng nhụt chí vì ở đây
ln có những niềm vui lớn, ông được nghe “tinh những người tài giỏi” cứu nước.
Cứ đến, ông lại náo nức, rạo rực và lại thêm tin tưởng đến thắng lợi. Ông bước đi
cùng niềm vui “náo nức” để tiếp tục cho cuộc sống nơi quê người và cảm thấy thật
nhẹ nhàng, khoan khoái, sẵn sàng thả hồn trên những con đường đầy nắng, chấp
chới cánh cò…


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i>chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?” như một đòn giáng vào tâm hồn gần như tê dại của</i>
ơng rồi. Ơng cảm thấy xấu hổ vơ cùng nhưng cố làm ra vẻ bình thản để che dấu
tâm trạng, cúi mặt mà đi về nhà. Ông đau lắm, đến nỗi chẳng dám nhận mình là
người làng Chợ Dầu dù ông rất tin tưởng ở những người đồng hương kháng chiến.


Ông Hai cố gắng chạy trốn, cố gắng lảng tránh nhưng cũng chẳng được vì


trong tâm tưởng ơng ln có làng. Chính vì thế mà những lời nói của đám người
tản cư lúc nãy cứ bám theo ông về tận nhà. Ông đã sụp đổ thật rồi. Ông nghĩ mà
tủi thân, giàn giụa cả nước mắt. Ông đang nghĩ cho những đứa trẻ “làng Việt
<i>gian”sẽ bị hắt hủi hay ơng đang nghĩ cho chính bản thân mình? Ông đã trung</i>
thành với cách mạng vậy mà giờ đây phải mang tiếng bán nước… Ơng đau đớn
khơn cùng khi nghĩ về những anh em yêu nước của mình. Liệu họ có thể bán rẻ Tổ
quốc? Nhưng những bằng chứng quá cụ thể đã nói lên tất cả mọi chuyện. Một mặt
ông đang cố bảo vệ, mặt kia ông lên án để rồi tạo thành cuộc xung đột nội tâm ghê
gớm. Nhục nhã quá!Ghê tởm thay cái giống Việt gian – quân bán nước!


Trong cái khung cảnh đau khổ thế này, bà Hai xuất hiện như một cái sự
không cần thiết. Bà cũng đã nghe tin, cũng đã rất lo lắng. Khi bà nhắc đến tin đồn
chỉ khiến cho một người im lặng vì “đau” phải cáu gắt. Cũng phải hiểu cho ơng
Hai, khi một người đang đau sẽ khó có thể thơng cảm được cho nỗi đau của người
khác. Khơng khí trong căn nhà chật chội giờ trở nên khó thở hơn bao giờ hết…


Nỗi ám ảnh nặng nề, cảm giác đau xót, nhục nhã đã biến thành nỗi sợ hãi
thường trực trong ông Hai kể từ lúc nghe được tin dữ ấy. Bằng chứng là ơng tự dày
vị mình trong căn nhà nhỏ bốn ngày liền. Tất cả những gì ơng làm được chỉ là
nghe ngóng. Ơng ngóng xem người ta bàn tán chuyện đó ra sao…, ơng “nơm
nớp”… ơng “chột dạ”... Cứ thống nghe đến Tây, Việt gian, cam - nhơng... là ơng
“lủi ra một góc nhà, nín thít”. Đã đau đớn vậy rồi mà ơng vẫn cứ tìm thêm nỗi đau.
Có lẽ, ơng biết là khơng nên nhưng lí trí đã thua, thua một con tim nồng nàn chẳng
đổi!


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Việt gian mới nhục làm sao? Đến một chốn dung thân cũng chẳng có. Chẳng nơi
nào chứa cái hạng người như thế. Nếu kiếm được cũng chẳng mặt mũi nào mà ở.
Đó là kết quả của những suy nghĩ quặn xé từ trái tim ứa máu của ơng Hai.


Trước mắt ơng lão chỉ có hai con đường. Ở lại thì khơng được rồi. Cịn về


làng… Vừa chớm nghĩ thôi ông đã gạt phắt đi ngay. Là một người như ông, há ông
chịu quay về cái chốn nhục nhã đó nữa, quay về chẳng phải cùng hàng với bọn
Việt gian sao? Và “về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ”. Ông đã khổ tâm quá
rồi. Chọn làng hay kháng chiến? Ông khổ tâm tới mức mà phải đau đớn thốt
ra: ”Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù!”


Mâu thuẫn nội tâm đã được đẩy lên đỉnh điểm. Ông sa vào bế tắc. Ông đã nén,
nén cái đau khổ quá nhiều rồi. Và cuối cùng, ông chỉ biết giãi bày tâm sự cùng đứa
con út. Với đứa con, ông trải hết cái tâm trạng trĩu nặng nỗi buồn. Trong cuộc trị
chuyện, ơng vẫn đưa đứa con thơ ngây một tình yêu làng chợ Dầu tha thiết, hình
ảnh làng vẫn đau đáu trong tâm khảm ông. Và hơn hết, ông đã gạt bỏ cái riêng mà
hòa vào cái chung của kháng chiến. Gánh nặng trong ơng đã vợi đơi phần. Hình
như, đến giây phút này từ trong tấn bi kịch đó lại sáng ngời lên một tình cảm cao
đẹp đó là tinh thần dân tộc, trung thành với cách mạng, với cụ Hồ: “Anh em đồng
<i>chí biết cho bố con ơng/Cụ Hồ trên đầu trên cổ soi xét cho bố con ơng…”.</i> Tình
cảm đó như là nguồn nghị lực vơ tận đem đến sức sống cho ông Hai. Ta chợt nhớ
đến câu thơ của Trần Đăng Khoa trong trường ca “Khúc hát người anh hùng”:


“Người ta trong lúc hiểm nghèo


<i>Hoặc vằng vặc sáng hoặc heo hút tàn.”</i>


Ơng đã sáng, sáng chói lên lịng u nước chân thành của người nơng dân
hướng đến cách mạng, đến cụ Hồ. Vẻ đẹp đó thực sự đáng ngợi ca.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

thiu ngày trước. Ông lão vui như chưa có lần nào vui hơn được nữa: “Mồm bỏm
<i>bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy…” rồi mua quà cho con, đi khắp</i>
nơi sang nhà bác Thứ, mụ chủ nhà, hễ gặp ai ông lại nói lại kể, lại cười. Và lại
khoe: “Tây đốt nhà tơi rồi bác ạ! Đốt nhẵn”. Niềm vui đó lớn đến nỗi khi kể về
làng mình bị đốt nhẵn, nhà mình bị cháy rụi mà chẳng quan tâm, chẳng bận lịng,


dường như chẳng hề hấn gì chỉ biết đến trước mắt là niềm vui kháng chiến, niềm
vui cách mạng. Hay là vì ơng Hai đã trút đi được nổi hổ thẹn, cực nhục? Mọi thứ
dường như tan biến trong hạnh phúc dâng trào. Bây giờ lại có thể tự hào, hãnh
diện khoe về cái làng kháng chiến của mình nữa rồi.


Người nơng dân chất phác, mộc mạc đã tìm được con đường vẽ ra chân trời
mới cho họ. Nhờ đó, cách mạng trở thành một phần trong họ - những người như
ông Hai sẽ đau khổ thế nào khi chân lí sống của mình bị xâm phạm. Cách mạng đã
cho họ cuộc sống mới và họ hiểu để trân trọng, để bảo vệ.


Tình huống làng chợ Dầu theo Tây được cải chính là cái kết cho cuộc xung
đột nội tâm gay gắt của ơng Hai nhưng nó đã mở ra cả tâm và thế mới cho những
nhân vật trong truyện. Cái nhìn về làng chợ Dầu đã được thay đổi qua từng nét mặt
của ông Hai. Nhờ đấy mà tốt lên một vẻ đẹp tình cảm xuất phát từ đáy lịng, máu
thịt - tình cảm gắn bó với làng quê, cách mạng, với Bác Hồ của những người nông
dân chân chất ấy.


Xây dựng được tâm lí ơng Hai một cách ấn tượng và tinh tế là thành công lớn
của truyện nhắn ”Làng”. Qua đây, sự khám phá chiều sâu tâm trạng và tâm lí nhân
vật được Kim Lân nâng lên một tầm mới. Tác giả đã gửi lại sau “Làng” một tình
u, một niềm tin vào người nơng dân Việt Nam trong buổi đầu kháng chiến chống
Pháp lắm gian lao.


<b>Bài tham khảo mẫu 02</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

hay viết về tình u q hương đất nước của người nơng dân: “Làng”. Diễn biến
tâm trạng nhân vật chính của tác phẩm - nhân vật ông Hai là một thành công lớn
của tác giả khi viết về đề tài tình yêu đất nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

sự kháng chiến và khoe về cái làng Chợ Dầu của ông đánh Tây. Thế mà, đùng một


cái ông nghe được cái tin làng Chợ Dầu của ông theo Tây làm Việt gian. Càng yêu
làng, hãnh diện, tự hào về làng bao nhiêu thì bây giờ ơng Hai lại càng thấy đau
đớn, tủi hổ bấy nhiêu. Nhà văn Kim Lân đã chứng tỏ bút lực dồi dào, khả năng
phân tích sắc sảo, tái hiện sinh động trạng thái tình cảm, hành động của con người
khi miêu tả diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai trong biến
cố này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

[...] đâu đâu có người Chợ Dầu người ta cũng đuối như đuổi hủi. Mà cho dẫu vì
chính sách của Cụ Hồ người ta chẳng đuổi đi nữa, thì mình cũng chẳng cịn mặt
mũi nào đi đến đâu".


Từ chỗ yêu tha thiết cái làng của mình, ơng Hai đâm ra thù làng: "Về làm gì
cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi, về làng tức là bỏ kháng chiến. Bỏ Cụ
Hồ...”. Và "nước mắt ơng giàn ra". Ơng lại nghĩ đến cảnh sống nô lệ tăm tối, lầm
than trước kia. Bao nỗi niềm của ông không biết giãi bày cùng ai đành trút cả vào
những lời trò chuyện cùng đứa con thơ dại:


Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con của ai?
Là con thầy mấy lại con u.


Thế nhà con ở đâu?
Nhà ta ở làng Chợ Dầu.


Thế con có thích về làng Chợ Dầu không?
Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ:
Có.


Ơng lão ơm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu lại hỏi:
À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai?



Thẳng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:
Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh mn năm!


Nước mắt ơng lão giàn ra, chảy rịng rịng trên hai má. Ơng nói thủ thỉ
ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Anh em đồng chí biết cho bố con ơng


Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ơng.


Cái lịng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao
giờ dám đơn sai:


Nhà văn đã nhìn thấy những nét đáng trân trọng bên trong người nông dân
chân lấm tay bùn. Nhân vật ông Hai hiện ra chân thực từ cái tính hay khoe làng,
thích nói về làng bất kể người nghe có thích hay khơng; chân thực ở đặc điểm tâm
lí vì cộng đồng, vui cái vui của làng, buồn cái buồn của làng và chân thực ở những
diễn biến của trạng thái tâm lí hết sức đặc trưng của một người nơng dân tủi nhục,
đau đớn vì cái tin làng mình phản bội. Nếu như trong biến cố ấy tâm trạng của ông
Hai đau đớn, tủi cực bao nhiêu thì khi vỡ lẽ ra rằng đó chỉ là tin đồn khơng đúng,
làng Chợ Dầu của ông không hề theo giặc, sự vui sướng càng tưng bừng, hả hê
bấy nhiêu, ông Hai như người vừa được hồi sinh. Một lần nữa, những thay đổi của
trạng thái tâm lí lại được khắc hoạ sinh động, tài tình: "Cái mặt buồn thiu mọi
ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung
đỏ hấp háy...". Ông khoe khắp nơi: "Tây nó đốt nhà tơi rồi bác ạ. Đốt nhẵn! [...]
Láo! Láo hết! Tồn là sai sự mục đích cả.", Tây nó đốt nhà tơi rồi ơng chủ ạ. Đốt
nhẵn.[...] Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Tồn là sai sự mục đích cả!". Đáng lẽ ra
ơng phải buồn vì cái tin bị đốt nhà chứ? Nhưng ông đang tràn ngập trong niềm vui
vì thốt khỏi cái ách "người làng Việt gian". Cái tin ấy xác nhận làng ông vẫn nhất
quyết đứng về phía kháng chiến. Cái tin ấy khiến ông lại được sống như một người


yêu nước, lại có thể tiếp tục sự khoe khoang đáng yêu của mình, …Mâu thuẫn mà
vẫn hết sức hợp lí, điếm này cũng là sự sắc sảo, độc đáo cùa ngòi bút miêu tả tâm
lí nhân vật của nhà văn Kim Lân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

thấy rất rõ đặc điểm ngôn ngữ của vùng quê Bắc Bộ, của một làng Bắc Bộ: "Nắng
này là bỏ mẹ chúng nó", "khơng đọc thành tiếng cho người khác nghe nhờ mấy",
"Thì vườn", "có bao giờ dám đơn sai", ... Đặc biệt là nhà văn cố ý thể hiện những
từ ngữ dùng sai trong lúc quá hưng phấn của ơng Hai. Những từ ngữ "sai sự mục
đích cả" là dấu ấn ngôn ngữ của người nông dân ở thời điểm nhận thức đang
chuyển biến, muốn nói cái mới nhưng từ ngữ chưa hiểu hết. Sự sinh động, chân
thực, thú vị của câu chuyện phần nào cũng nhờ vào đặc điểm ngôn ngữ này.


Xây dựng thành công diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai là thành công lớn
nhất của truyện ngắn “Làng”. Điều đó đã thể hiện được tài năng của nhà văn Kim
Lân trong việc khám phá chiều sâu tâm lí nhân vật. Và hơn hết, điều đó đã xây
dựng trong lịng độc giả một chân dung sống động, chân thực về một tấm lòng yêu
quê hương, đất nước thiết tha cảm động của người nông dân Việt Nam chất phác,
thật thà.


<b>Bài tham khảo mẫu 03</b>


Tình yêu làng xóm quê hương là một phẩm chất truyền thống của người dân Việt
Nam đã được thể hiện rõ trong các tác phẩm văn học. Trong truyện ngắn Làng của
nhà văn Kim Lân, nhân vật Ơng Hai vừa có lịng yêu làng tha thiết như truyền
thống vốn có của người dân Việt Nam lại vừa có nhũng nét mới mẻ đáp ứng khơng
khí sồi nổi, quyết tâm của cuộc kháng chiến chống Pháp lúc bấy giờ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

tình cảm chân tình, mộc mạc nhưng đáng trân trọng vơ cùng. Tất cả những điều
đáng kiêu hãnh đó đã chứng tỏ rằng người dân làng ông đều là những con người
cần cù trong lao động, có ý thức đóng góp cho quê hương mình ngày càng giàu


đẹp. Những phẩm chất đáng q đó khơng chỉ của riêng người nơng dân làng Chợ
Dầu mà còn là của những người dân Việt Nam trên muôn ngàn làng quê khác.
Sau Cách mạng, khi đã được giác ngộ ý thức giai cấp, tình yêu làng của ơng Hai
có những biến chuyển sâu sắc. Nếu trước kia ông coi cái “sinh phần của cụ
Thượng” là niềm hãnh diện trước con mắt ngạc nhiên của dân làng khác thì bây
giờ ơng đâm ra căm thù nó vì “cái lăng ấy nó làm khổ ơng, nó cịn làm khổ bao
nhiêu người trong làng này nữa”. Ơng cịn biết tham gia tự vệ để chiến đấu chống
Pháp bảo vệ làng quê, và còn làm nhiều việc khác để phục vụ cho kháng chiến.
Lúc này, ông kể về làng một cách hả hê, nào là làng có nhà thơng tin, chòi phát
thanh cao lớn nhất vùng, rồi những buổi tập dân quân tự vệ có cả phụ lão tham gia,
khoe những đường hào, những ụ… Tuy chỉ là cách nghĩ, cách nói của người nơng
dân hồn nhiên, chất phác, nhưng ông vẫn luôn luôn tâm niệm: bảo vệ làng tức là đi
theo kháng chiến.


Khi phải xa làng đi tản cư ông lão cũng nghĩ rằng: “Tản cư cũng là kháng chiến”.
Xa làng khi nghe tin giặc đánh Chợ Dầu, ông đã hỏi ngay: “Ta giết bao nhiêu
thằng ?”. Câu hỏi đó chứng tỏ quyết tâm chống giặc, góp một mặt trận nhỏ cho
chiến trường chung của cả nước. Lòng yêu làng, nhớ làng chuyển thành sự quan
tâm tới chiến sự, tới chính phủ của Cụ Hồ. Đó là biểu hiện cao đẹp về lòng yêu
nước của những người dân quê Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm
lược giành độc lập, tự do cho dân tộc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Nét đẹp này đã tạo nên bản lĩnh vững vàng để nhân vật có thể trải qua nhiều bão tố
và những trắc trở ở đời mà vẫn vững vàng, kiên định.


Thử thách đầu tiên xảy ra trong một hoàn cảnh đặc biệt. Đó là khi tin làng Chợ
Dầu theo giặc – tuy mới chỉ phong thanh từ miệng mấy người dân tản cư cũng đủ
khiến ơng vơ cùng bàng hồng, đau xót. Hàng loạt diễn biến tâm trạng giằng xé
tâm can ông.<i>“Da mặt ông tê rân rân”, “cổ nghẹn ắng hẳn lại”</i>chứng tỏ rằng ơng
đang đì tới cực điểm của sự đau khổ và mất hết niềm tin. Nhớ làng, mong được trở


về làng đến khắc khoải, đau đớn vậy mà lúc này người nông dân chân chất này đã
phải thốt ra những lời đau xót: “Làng thì u thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì
<i>phải thù”. Từ trong tâm thức, ông Hai đã không cho phép dân làng đi ngược với lí</i>
tưởng của nhân dân, đất nước, đi ngược với cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện
của dân tộc.


Mặc dù dằn lịng lại nhưng suy nghĩ, tình cảm đối với làng Chợ Dầu như ngấm
vào máu thịt của ông vậy. Ông hổi con quê ở đâu cốt để con nhắc đến làng chợ
Dầu của ơng. Ơng thủ thỉ tâm sự rồi khóc với đứa con bé bỏng cũng chính là để
khẳng định lại lòng trung thành tuyệt đối của mình đối với Cách mạng, với Cụ Hồ.
Mỗi việc ơng làm, mỗi lời ơng nói, mỗi biểu hiện dù nhỏ nhất trong tâm trạng ơng
lúc này đều chứng tổ tình u làng xóm q hương của người nơng dân này đã có
những chuyển biến sâu sắc về nhận thức cách mạng, nhận thức giai cấp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Ông Hai là nhân vật điển hình cho người nơng dân Việt Nam trong Cách mạng
tháng Tám, có lịng u làng tha thiết, hồ vào tình u nước thiêng liêng, sâu sắc.
Họ sẵn sàng hi sinh tất cả, kể cả ngôi nhà, hay cả làng quê yêu dấu, tổ ấm tâm linh
của mình cho kháng chiến.


Truyện ngắn Làng đã thể hiện cách nhìn mới mẻ, đúng đắn của nhà văn Kim Lần
về người nông dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp trường kì và anh
dũng, ớ đó, lịch sử hào hùng của đất nước đã lay động trái tim chân thật của mỗi
người, khiến cho những phẩm chất đáng quý trong tâm hồn họ trở nên tốt đẹp hơn,
cao quý và sâu sắc hơn.


<b>Bài tham khảo mẫu 04</b>


Trong văn học hiện đại Việt Nam, Kim Lân được xem là nhà văn của nơng thơn,
của những người lao động bình thường, chân chất. Làng của ông là một minh
chứng cho những truyện ngắn đặc sắc của ơng về mảng đề tài đó. Câu chuyện xảy


ra trong kháng chiến chống thực dân Pháp, trong đó người nơng dân đã có những
chuyển biến sâu sắc trong nhận thức của mình về làng quê, về đất nước, về cách
mạng,… Điều đó đã đem đến cho trang sách của ơng những tình cảm đẹp đẽ, tươi
mới về người nông dân Việt Nam sau Cách mạnh tháng Tám.


Có lẽ sau khi đọc truyện Làng, ai cũng bị ấn tượng bởi tình u làng của ơng Hai.
Đó là một tình yêu sâu nặng, chân thành. Một tình yêu mộc mạc mà chúng ta có
thể dễ dàng bắt gặp ở mọi người dân quê Việt Nam. Nhưng đặc biệt ở chỗ, tình
u làng ở ơng Hai trở thành niềm say mê, hãnh diện, thể hiện rõ ở thói quen
“khoe làng” của ông.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

một niềm kiêu hãnh, cả cái dinh quan tổng đốc làng ơng, cái cơng trình khiến bao
người dân vô tội như ông phải đổ mồ hơi thậm chí cả máu để xây dựng nên nhiftig
cuối cùng <i>“cái đình ấy như của riêng mấy thằng kì lí chun mơn khua kht,</i>
<i>hống hách”.</i> Cái đình chứa bao “sự ức hiếp đè nén” trong mắt ông cũng rất đẹp,
đẹp như chính làng Chợ Dầu của ơng vậy.


Nhưng khi đã được giác ngộ cách mạng, ơng Hai khơng cịn khoe về sự giàu có
của làng Dầu. Ơng khoe về tinh thần chiến đấu của làng mình, về các “cụ già râu
tóc bạc phơ mà vẫn tập một hai“, về các “anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân
đá…”, về cái đài phát thanh, thậm chí cả cái chịi gác dựng ở đầu làng ơng. Chính
Cách mạng tháng Tám đã làm thay đổi con người ơng, từ sau khố bình dân học
vụ, ơng đã biết đọc, biết viết và quan trọng hơn, ơng đã có nhận thức về kháng
chiến, về Đảng, Bác Hồ. Ở nơi tản cư, ông trở nên bận rộn hơn và đường như lúc
nào ông cũng làm việc quan trọng: ơng vào phịng thơng tin nghe đọc báo, ngồi
nói chuyện với mọi người. Tâm trạng ơng lúc nào cũng vui mừng, náo nức, nhất là
khi nghe tin đột kích. Chúng ta có thể nhận thấy tình yêu làng của người nông dân
như ông Hai đã trở thành tình yêu đất nước, Tổ quốc. Nhưng dù trong hồn cảnh
nào, ở đâu, lịng ơng cũng hướng về làng Chợ Dầu. Khi ngồi nói chuyện với mấy
người mới đến tản cư, nhắc đến làng Chợ Dầu ông “quay phắt lại, lắp bắp hỏi”


thơng tin. Và tình u làng của ông được bộc lộ rõ nét nhất khi ông Hai nghe tin
đồn làng Dầu theo Tây, làm Việt gian.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<i>chửi bọn ở làng “Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái</i>
<i>giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này ?”.</i> Có lẽ chúng ta không thể tin
được một con người như ông Hai, một người vui vẻ, suốt ngày chỉ ra ngồi để nói
về chuyện đột kích, chuyện làng Dầu nay lại ru rú ở nhà than khóc, chửi bới. Tâm
trạng ông rối bời, nửa tin nửa ngờ vào cái chuyện khủng khiếp ấy. Suốt mấy ngày
hôm sau, ông không dám đi đâu, chỉ quanh quẩn ở nhà nghe ngóng tình hình bên
ngồi. Vợ ơng nhắc đến chuyện đó, ơng gạt đi. <i>“Một đám đông túm lại, ông cũng</i>
<i>để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa, ơng cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp</i>
<i>tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ấy”. Cứ</i>
thống nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam-nhơng,.., là ơng lủi ra một góc nhà,
nín thít. Thơi ! Lại chuyện ấy rồi.”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

– một người nông dân với quê hương, đất nước, với Cách mạng và Bác Hồ và các
tình cảm đó khơng chỉ cịn là niềm tự hào mà cịn là niềm tự tơn, là danh dự của
ơng Hai.


Khi nghe tin cải chính làng Dầu khơng theo Tây, ông “tươi vui, rạng rỡ hẳn lên.
Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy”. Ông vội vã đi hết nhà
này đến nhà khác để báo tin “Tây nó đốt nhà tơi rồi ơng chủ ạ. Đốt nhẵn ! Ông
<i>chủ tịch làng em vừa mới lên trên này cải chính… cải chính tin làng Chợ Dầu</i>
<i>chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo ! Láo hết ! Tồn là sai sự mục đích cả.”. Chúng</i>
ta tự hỏi điều gì khiến cho ơng Hai vui mừng khi làng Dầu thân yêu của ông bị
“đốt nhẵn” ? Đó là bằng chứng cho danh dự của làng ơng, cho tấm lòng son sắt,
thuỷ chung của người dân làng Dầu. Và cũng từ hơm đó, ơng Hai lại đi kể cho
hàng xóm chuyện làng Dầu. Chuyện “hơm Tây vào khủng bố. Chúng nó có bao
nhiêu thằng, bao nhiều Tây, bao nhiêu Việt gian, đi những đường nào, đốt phá
những đâu đâu, và dân quân tự vệ làng ông bố trí, cầm cự ra sao, rành rọt, tỉ mỉ


như chính ông lão vừa dự trận đánh giặc ấy xong thật… ”


Chúng ta có thể gặp một ơng Hai như thế trong bất kì người nơng dân Việt Nam
nào. Tác giả Kim Lân rất tài tình khi tạo tình huống truyện vặ miêu tả tâm lí nhân
vật. Có lỗ ơng phải rất gần gũi với những người nông dân mới xây dựng nên một
nhân vật ông Hai giần dị mà thân thuộc đến vậy.


</div>

<!--links-->

×