Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

2.2.1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.74 KB, 3 trang )

2.1.2.Những nhiệm vụ cơ bản của việc dạy học hoá học.
2.1.2.1. Nhiệm vụ trí dục phổ thông, kĩ thuật tổng hợp.
- Trang bị cho học sinh cơ sở khoa học của Hóa học ở mức độ cần thiết. Cụ thể :
+ Học sinh có được một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản, thiết thực đầu tiên
về Hóa học bao gồm những khái niệm cơ bản, các định luật, học thuyết về Hóa
học; hệ thống những kiến thức về nguyên tố Hóa học tiêu biểu, về các hợp chất vô
cơ và hợp chất hữu cơ quan trọng nhất. Trên cơ sở đó có thể giải thích các biến hóa
của chúng và những ứng dụng của Hóa học trong đời sống, sản xuất ở nước ta.
Muốn vậy, học sinh phải lĩnh hội một cách vững chắc, tự giác và có hệ
thống sự kiện điển hình, những khái niệm cơ bản, những định luật và học thuyết cơ
bản, có kĩ năng kĩ xảo sử dụng ngôn ngữ Hóa học. Áp dụng những hiểu biết đó một
cách có hệ thống vào việc học tập, lao động và thực tiễn cuộc sống.
- Hình thành cho học sinh phương pháp nghiên cứu khoa học Hóa học. Cụ thể: biết
phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, biết cách suy luận từ hiện tượng quan sát đi đến
bản chất của đối tượng nghiên cứu.
- Hình thành và rèn cho học sinh một số kĩ năng thao tác với các chất Hóa học, với
các dụng cụ thí nghiệm Hóa học đơn giản. Biết quan sát và giải thích một số hiện
tựng Hóa học, biết dự đoán các kết quả thí nghiệm và giải thích các hiện tượng
quan sát được. Biết giải các loại bài tập Hóa học điển hình theo chương trình.
- Trang bị cho học sinh những kiến thức kĩ thuật tổng hợp về Hóa học: học sinh lĩnh
hội được các kiến thức về các nguyên tắc khoa học của nền sản xuất Hóa học, về
ứng dụng của Hóa học trong các ngành sản xuất và quốc phòng.
- Góp phần hình thành cho học sinh những quan điểm thế giới quan khoa học, đạo
đức và tình cảm của người lao động mới. Có ý thức về vai trò của Hóa học trong sự
nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
2.1.2.2. Nhiệm vụ giáo dục của việc dạy Hóa học ở trường phổ thông.
Gồm 2 nội dung:
• Hình thành thế giới quan duy vật biện chứng và quan điểm khoa học vô thần:
- Việc dạy học Hóa học ở trường phổ thông cho phép làm sáng tỏ các khái niệm
quan trọng của thế giới quan duy vật khoa học và những qui luật tổng quát của
phép biện chứng, và đó là cơ sở hình thành thế giới quan duy vật biện chứng và


quan điểm khoa học vô thần cho học sinh.
+ Thế giới là vật chất, tính thống nhất vật chất của thế giới, vật chất có trước và ý thức
có sau, khả năng nhận thức được thế giới, qui luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt
đối lập, qui luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất
và ngược lại, qui luật phủ định của phủ định.
- Tính đa dạng của các hình thức tồn tại của vật chất, tính chất mâu thuẫn của các
hình thức đó và sự chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
Trong tự nhiên có rất nhiều chất, đa số là hợp chất hữu cơ, chúng không tồn
tại hỗn độn mà tuân theo qui luật.
Ngay trong một chất cũng diễn ra hai mặt đối lập: Na – Na
2
O – NaOH – Na
- Tính chất biến đổi Hóa học của các chất là do kết quả biến đổi cố định trong thành
phần của chúng.
- Mối liên hệ qua lại, sự phát triển của các nguyên tố Hóa học, sự thống nhất đa dạng
của chúng được tập trung trong bảng HTTH. Không lặp lại như cũ mà nó lặp lại
tương tự nhau theo hình soáy trôn ốc-một sự tiến hóa.
- Vai trò của thực tiễn sản xuất và thực nghiệm khoa học trong việc hình thành cũng
như lịch sử phát triển các khái niệm, định luật và lí thuyết khoa học và vai trò cải
tạo đời sống xã hội của kiến thức đó.
- Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh : lòng nhân ái, lòng yêu nước, yêu lao động,
sự tuân thủ pháp luật, sự tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên.
2.1.2.3. Nhiệm vụ phát triển tiềm lực trí tuệ cho học sinh
Thông qua dạy học Hóa học rèn luyện cho học sinh năng lực nhận thức và năng lực
hành động.
- Phát triển năng lực quan sát, trí tưởng tượng khoa học.
- Rèn luyện các thao tác tư duy cần thiết trong học tập Hóa học ( phân tích, tổng hợp,
so sánh, đối chiếu, khái quát hóa, trừu tượng hóa..) và các hình thức tư duy (phán
đoán, suy lí, qui nạp, diễn dịch..). Phát huy năng lực tư duy logic và tư duy biện
chứng.

- Xây dựng cho học sinh năng lực tự học, tự nghiên cứu và óc sáng tạo.
- Phát hiện và bồi dưỡng các học sinh có năng khiếu đối với bộ môn.
2.1.2.4. Mối quan hệ giữa ba nhiệm vụ của việc dạy học hoá học
- Mối quan hệ giữa ba nhiệm vụ trên là rất chặt chẽ, khăng khít và gắn bó hợp chất với
nhau.
- Thông qua con đường trí dục mà phát triển năng lực nhận thức của học sinh một cách
toàn diện. Giáo dục đạo đức, là kết quả tất yếu của sự hiểu biết. Xây dựng tư cách trách
nhiệm công dân, lòng yêu nước, sự tôn trọng pháp luật, ý thức bảo vệ môi trường phải
bắt đầu từ những hiểu biết đầy đủ không những về tri thức khoa học tự nhiên, xã hội
mà còn về văn hoá, truyền thống văn hiến của dân tộc Việt Nam.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×