Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN ( AASC)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.43 KB, 30 trang )

THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN TRONG KIỂM
TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN
TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN ( AASC)
2.1. Quy trình kiểm toán khoản mục tiền tại AASC
Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán kiểm tóan ( AASC) thực hiện
kiểm toán khoản mục tiền theo quy trình kiểm toán chung của công ty. Công ty
cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng dựa trên cơ sở hợp đồng kiểm toán
được ký kết bởi công ty và khách hàng.
Quy trình kiểm toán tiền được thực hiện như sau:
2.1.1. Chuẩn bị kiểm toán:
Các công việc thực hiện trước kiểm toán có ý nghĩa quan trọng trong việc
xác lập cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các công việc kiểm toán. Đây là bước
đầu tiên trong quy trình kiểm toán, là cơ sở để công ty có chấp nhận khách hàng
hay không. Như đã nêu trong quy trình kiểm toán chung của AASC, giai đoạn
này kiểm toán viên phải thực hiện các công việc sau:
2.1.1.1. Tiếp cận khách hàng và ký hợp đồng
+ Khảo sát và đánh giá khách hàng
+ Ký hợp đồng kiểm toán
Sau khi ky hợp đồng kiểm toán với khách hàng, Giám đốc phụ trách kiểm
toán phân công các kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán tham gia cuộc kiểm toán.
Trước khi phân công kiểm toán sẽ tiên hành kiểm tra tính độc lập của kiểm toán
viên từ nhân viên trực tiếp thực hiện cho đến cấp soát xét nhằm đảm bảo tính
độc lập, khách quan khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
Trong quá trình tìm hiểu về khách hàng, kiểm toán viên phải tìm hiểu và
đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng; đặc biệt là hệ thống kế
toán của công ty khách hàng. Cụ thể kiểm tóan viên phỏng vấn nhân sự chịu
trách nhiệm quản lý hoặc ban hành các quy định của khách hàng nhằm trợ giúp
cho việc xác định mức độ trọng yếu khi kiểm tóan báo cáo tài chính của khách
hàng. Các câu hỏi mà kiểm tóan viên đưa ra không những cung cấp những hiểu
biết về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng mà còn giúp kiểm toán viên
trong việc lập kế hoạch kiểm toán và xác định các thủ tục kiểm toán.


Mỗi câu hỏi mà kiểm toán viên đưa ra cần được trả lời bằng cách điền
vào cột, dòng tương ứng: Có : Có áp dụng thủ tục kiểm soát; Không : Thủ tục
kiểm soát là cần thiết đối với hoạt động của doanh nghiệp nhưng không đượcáp
dụng; Không áp dụng : Thủ tục kiểm soát là không cần thiết đối với hoạt động
của doanh nghiệp. Với những thủ tục có câu trả lời Có cần thu thập bản sao của
khách hàng hoặc mô tả lại một cách cụ thể trên các giấy tờ làm việc khác. Với
những thủ tục có câu trả lời Không hoặc Không áp dụng cần chỉ rõ ảnh hưởng
của nó đến rủi ro kiểm toán và những điểm cần khuyến nghị trong thư quản lý
để hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ.
Các câu hỏi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng như sau:
Câu hỏi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ Có Không Không áp
dụng
1. Các chức danh trong bộ máy kế toán có hợp lý không?
2. Công việc được phân công, nhiệm vụ của từng nhân
viên kế toán có được quy định bằng văn bản không?
3. Những thay đổi trong công việc được phân công (nếu
có) có được cập nhật thường xuyên không?
4. Kế toán trưởng có được đào tạo theo đúng chuyên ngành kế
toán, tài chính hay không?
5. Kế toán tổng hợp có được đào tạo theo đúng chuyên ngành kế
toán, tài chính hay không?
6. Các nhân viên khác thuộc bộ phận kế toán, tài chính có được
đào tạo về chuyên ngành mà mình đang làm việc không?
7. Công ty có quy định khi nghỉ phép, các nhân viên chủ chốt
phải báo cáo trước ít nhất 1 ngày cho cấp lãnh đạo không?
8. Công việc của những người nghỉ phép có được người khác
đảm nhiệm hay không?
9. Các nhân viên có được gửi đi đào tạo lại hoặc tham gia các
khóa học cập nhật các kiến thức mới về TCKT, thuế hay
không?

10. Mọi thư từ, tài liệu gửi đến Bộ phận kế toán có được Ban lãnh
đạo xem xét trước khi chuyển tới các bộ phận thực thi không?
11. Công ty có quy định khi cung cấp các tài liệu, thông tin tài
chính kế toán ra bên ngoài phải được sự phê duyệt của cấp lãnh
đạo không?
Sau khi thực hiện các phỏng vấn kiểm tra hệ thống, kiểm toán viên đưa ra
các ý kiến đánh giá và khoanh vùng rủi ro và đưa ra các chỉ dẫn cho việc lập kế
hoạch.
Đối với từng khoản mục, kiểm toán viên cũng thực hiện phòng vấn những
người chịu trách nhiệm thực hiện. Đối với khoản mục tiền, kiểm toán viên đặt ra
các câu hỏi như sau:
Câu hỏi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ Có Không Không áp
dụng
1. Công việc thủ quỹ và kế toán tiền mặt có do cùng một người
đảm nhận không?
2. Công ty có quy định về định mức tiền mặt tồn quỹ tối đa
không? Mức quy định (nếu có) là ..............
3. Các khoản chi tiêu có được lên kế hoạch để giám đốc phê
duyệt trước không? Nếu có kế hoạch chi tiêu được lập theo
tuần / tháng/ quý (gạch chân phương án thực hiện)
4. Hàng tháng kế toán tiền mặt có đối chiếu với thủ quỹ không?
5. Việc đối chiếu giữa kế toán và thủ quỹ có được lập thành văn
bản không?
6. Tiền mặt tồn quỹ được kiểm kê 1 tháng / 1 quý / 1năm (gạch
chân phương án thực hiện) một lần?
7. Có quy định các khoản tiền thu về phải được gửi ngay vào
Ngân hàng vào cuối ngày không?
8. Việc đối chiếu với ngân hàng có được thực hiện hàng tháng
không?
9. Bảng đối chiếu các Tài khoản ngân hàng có được lập hàng

tháng không?
10. Các khoản chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán và sổ phụ
ngân hàng có được ghi chép lại để tìm nguyên nhân và giải
quyết không?
11. Các khoản tiền gửi có gốc ngoại tệ có được theo dõi riêng
không?
12. Các phiếu thu/chi tiền có được đánh số thứ tự theo thời gian
thực thu/chi tiền không?
13. Mọi chứng từ chi tiền có bắt buộc phải có duyệt chi của Giám
đốc trước khi chi không? Nếu không, các phiếu chi được ký
hàng ngày, hàng tuần hay hàng tháng?
14. Có quy định về việc uỷ quyền cho Phó giám đốc hoặc Kế toán
trưởng ký duyệt chi trong trường hợp Giám đốc đi công tác
không? Nếu có thì áp dụng với những khoản chi về nội dung
gì và số tiền từ bao nhiêu trở xuống?
15. Các phiếu chi và chứng từ kèm theo có được đóng dấu [ĐÃ
THANH TOÁN] để tránh việc thanh toán trùng, tái sử dụng
không?
16. Các phiếu thu, phiếu chi bị hủy bỏ có dấu hiệu huỷ bỏ để tránh
việc sử dụng không? tất cả các liên có được lưu tại cuống
không?
17. Người được giao quản lý séc có theo dõi thường xuyên về
tổng số tờ séc, số tờ séc đã phát hành, số đã bị huỷ bỏ, số séc
chưa sử dụng không? Các séc chưa phát hành có được kiểm
soát chặt chẽ không?
18. Các khoản tiền ký cược, ký quỹ có được theo dõi để đảm bảo
rằng chúng được thu hồi về sau khi đã thực hiện cam kết hoặc
sau khi đáo hạn không?
19. Có áp dụng các biện pháp kiểm soát đối với các khoản tiền
đang chuyển không?

20. Ban lãnh đạo có yêu cầu phải lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ
theo định kỳ hàng tháng để theo dõi các luồng tiền lưu chuyển
không?
21. Ban lãnh đạo có thực hiện kiểm quỹ tiền mặt bất thường
không?
22. Nếu có, đơn vị có lập biên bản kiểm quỹ và lưu giữ trong
chứng từ kế toán không?
Sau khi thực hiện các phỏng vấn kiểm tra hệ thống, kiểm toán viên đưa ra
các ý kiến đánh giá và khoanh vùng rủi ro và đưa ra các chỉ dẫn cho việc lập kế
hoạch kiểm toán đối với khoản mục tiền.
2.1.1.2. Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán cụ thề đối với khoản mục tiền giúp cho kiểm
toán viên xác định tính chất, lịch trình, phạm vi công việc cần thực hiện trong
quá trình kiểm toán khoản mục tiền của khách hàng nhằm thu thập các bằng
chứng kiểm toán đầy đủ và tin cậy để đưa ra kết luận chính xác về khoản mục
tiền.
Kế hoạch kiểm toán cụ thể được lập trên cơ sở Chuẩn mực Kiểm toán
Quốc tế và Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 300. Trong việc lập kế họach
kiểm toán gồm có:
+ Lập kế hoạch kiểm toán chiến lược
+ Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể
+ Thiết kế chương trình kiểm toán
Cụ thể, Chương trình kiểm toán tiền mặt của công ty AASC được thiết
kế như sau:
Chương trình kiểm toán
Tng ên khách hàng:
Niên độ kế toán : Tham chiếu __________
Tiền
Thủ tục kiểm toán Tham
chiếu

Người
thực
hiện
Ngày
thực
hiện
Mục tiêu:
- Ngân quỹ là có thực và thực sự có thể cho phép doanh nghiệp thực hiện
các cam kết của mình.
- Chia cắt niên độ phải được thực hiện chính xác đối với các khoản nhập
quỹ cũng như đối với các khoản xuất quỹ (tính hữu hiệu và cách trình bày).
- Đối chiếu số liệu ngân hàng với số dư tiền gửi ngân hàng trong sổ kế
toán và các số liệu đưa ra đối chiếu phải được giải thích (tính chính xác, tính
hợp lý, giá trị, tính hiện hữu và cách trình bày)
Thủ tục kiểm toán Tham chiếu Ngày
thực hiện
Người
thực hiện
1. Thủ tục phân tích và đối chiếu số liệu tổng hợp
1.1. Thu thập các thông tin về chính sách kế toán áp dụng. Đánh giá
mức độ hợp lý và phù hợp của các chính sách này.
1.2. Lập trang tổng hợp tài khoản tiền. Tiến hành kiểm tra tổng thể về
các tài khoản tiền để đảm bảo không có số dư âm hay số dư lớn
bất thường trong quỹ hay tài khoản tiền gửi. Trường hợp số dư
âm hay số dư lớn bất thường, trao đổi với khách hang để tìm ra
nguyên nhân và thu thập các bằng chứng để chứng minh cho các
giải thích đó.
1.3. Thu thập số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ các
khoản tiền gửi ngân hàng (theo cả nguyên tệ và đồng tiền hạch
toán ) trên sổ kế toán chi tiết. đối chiếu số dư đầu kỳ với số dư chi

tiết trên sổ kế toán tổng hợp và Báo cáo tài chính. Đối chiếu số dư
các khoản tiền là ngoại tệ với số liệu trên các chỉ tiêu ngoài bảng
cân đối kế toá®Çu kú vµ cuèi kún.
Kiểm tra các trình bày các tài khoản tiền trên bảng cân đối kế
toán.
1.4. So sánh tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt / tổng số tiền đã chi
giữa năm kiểm tóan và năm trước, so với kế hoạch ngân quỹ ( ví
dụ đang thanh toán chủ yếu bằng tiền gửi ngân hàng chuyển sang
thanh toán bằng tiền mặt…).
2. Tiền mặt
2.1. Chứng kiến kiểm kê tiền mặt tại quỹ tại thời điểm khóa sổ kế
toán/ hoặc thời điểm kiểm tóan cùng với khách hàng.
2.2. Thu thập Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt tại ngày khóa sổ kế toán
hoặc thời điểm kiểm toán và đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán.
Giải thích các khoản chênh lệch (nếu có).
Đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán và sổ quỹ.
2.3. Kiểm tra để đảm bảo rằng các chính sách kế toán được áp dụng
trên thực tế và nhất quán.
2.4. Đảm bảo các khoản tiền bằng ngoại tệ được đánh giá theo tỷ giá
tại thời điểm khóa sổ, kiểm tra xử lý chênh lệch tỷ giá.
2.5. Dựa vào tổng hợp đối ứng tài khoản, sổ kế toán chi tiết đối chiếu
các khoản thu, chi tiền từ các nhật ký quỹ tiền mặt của niên độ để
phát hiện ra những khoản tiền thu chi không bình thường về giá
trị hay diễn giải.
2.6. Chọn mẫu các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ để kiểm tra chứng từ
bằng cách đối chiếu các chứng từ với sổ kế toán:
Kiểm tra các nghiệp vụ trên sổ kế toán để đảm bảo sự phù hợp
giữa nội dung hạch toán với tài khoản đang hạch toán.
Mẫu của phiếu thu, phiếu chi có phù hợp với quy định hiện hành
hay không? Các nội dung đang hạch toán trong phiếu thu, phiếu

chi có đầy đủ hay không?
Tính liên tục của việc đánh số thứ tự phiếu thu, phiếu chi có phù
hợp với ngày tháng trên chứng từ và ngày tháng ghi sổ hay
không?
Phiếu thu, phiếu chi có được phê duyệt bởi cấp có thẩm quyền và
được đính kèm các chứng từ gốc ( hóa đơn, giấy biên nhận,…vv)
hay không? Nội dung trên phiếu thu, phiếu chi có phù hợp với
chứng từ gốc hay không?
Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ gốc.
Sự phù hợp về nội dung, số tiền và thời gian giữa chứng từ gốc và
phiếu thu, phiếu chi.
2.7. Kiểm tra, khẳng định rằng không có số dư công nợ hoặc tài sản
được hạch toán ghi nhận không đúng kỳ bằng cách kiểm tra các
sổ quỹ của tháng sau ngày khóa sổ bằng cách:
Chọn và thu thập chứng từ và các nghiệp vụ thu chi quỹ tiền mặt
phát sinh trước và sau thời điểm khóa sổ kế toán, kiểm tra việc
phân chia niên độ kế toán ( 15 ngày trước, 15 ngày sau thời điểm
khóa sổ kế toán) .
3. Tiền gửi ngân hàng
3.1. Thu thập các xác nhận số dư tiền gửi ngân hàng (sổ phụ ngân
hàng hoặc xác nhận của ngân hàng ) tại thời điểm kết thúc niên
độ. Nếu chưa có xác nhận gửi thư yêu cầu ngân hàng xác nhận.
Đối chiếu xác nhận của Ngân hàng với số liệu trên sổ kế toán.
Đối chiếu tổng phát sinh trên sổ kế toán tiền gửi và tổng phát sinh
trên sổ phụ ngân hàng của tài khoản đó để đảm bảo rằng tất cả
các giao dịch qua tài khoản tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp
đều được ghi nhận đầy đủ trong sổ kế toán .
3.2. Thu thập hoặc lập, kiểm tra Bảng đối chiếu các tài khoản ngân
hàng. Giải thích nguyên nhân chênh lệch và thu thập các bằng
chứng chứng minh cho các giải thích đó.

3.3. Kiểm tra để đảm bảo rằng các chính sách kế toán được áp dụng
trên thực tế và nhất quán.
Đảm bảo rằng các khoản tiền bằng ngoại tệ được đánh giá theo
đúng tỷ giá quy định tại thời điểm khóa sổ; kiểm tra cách xử lý
chênh lệch tỷ giá.
3.4. Dựa vào tổng hợp đối ứng tài khoản, sổ kế toán chi tiết đối chiếu
các khoản thu, chi tiền từ các tài khoản đối ứng bất thường. Kiểm
tra chi tiết, xem xét lại các sổ chi tiết của niên độ để phát hiện ra
những khoản tiền thu chi không bình thường về giá trị hay nội
dung.
3.5. Chọn mẫu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để kiểm tra chứng từ
bằng cách đối chiếu các chứng từ với sổ kế toán:
Kiểm tra các nghiệp vụ trên sổ kế toán để đảm bảo sự phù hợp
giữa nội dung hạch toán với tài khoản đang hạch toán.
Các ủy nhiệm thu, chi, séc… có được đính kèm theo các chứng từ
gốc chứng minh ( hợp đồng, hóa đơn, giấy biên nhận, đề nghị
thanh toán…) hay không? Sự phù hợp giữa nội dung trên UNC,
UNT, séc… với nội dung trên chứng từ gốc?
Các chứng từ gốc đính kèm có hợp pháp, hợp lệ hay không? Có
đảm bảo sự phê duyệt của các cấp hay không?
Giữa các chứng từ gốc và các UNC, UNT, séc,… đã có sự phù
hợp, logic về số tiền phát sinh, ngày, lý do phát sinh … hay chưa?
3.6. Kiểm tra, khẳng định rằng không có công nợ hoặc tài sản được
hạch toán không đúng kỳ bằng cách kiểm tra các sổ phụ của
Ngân hàng của các tháng sau ngày khóa sổ.
Chọn và kiểm tra … giao dịch trước và sau thời điểm khóa sổ kế
toán, kiểm tra việc chia cắt niên độ kế toán.
4. Tiền đang chuyển
4.1. Đối chiếu tổng số tiền trên bảng kê chi tiết các khoản đang
chuyển với số dư trên sổ kế toán các tài khoản tiền đang chuyển

với chứng từ ngân hàng của tháng tiếp theo của năm sau.
4.2. Thu thập các bằng chứng có liên quan.
4.3. Kiểm tra để đảm bảo rằng các chính sách kế toán được áp dụng
trên thực tế và nhất quán.
Đảm bảo rằng các khoản tiền bằng ngoại tệ được đánh giá theo
đúng tỷ giá quy định tại thời điểm khóa sổ; kiểm tra cách xử lý
chênh lệch tỷ giá.
5. Kết luận
5.1. Đưa ra các bút toán điều chỉnh và những vấn đề được đề cập
trong thư quản lý.
5.2. Lập trang kết luận kiểm toán dựa trên kết quả công việc đã thực
hiện
5.3. Lập lại Thuyết minh chi tiết nếu có sự điều chỉnh của kiểm toán
viên.
2.1.2. Thực hiện công việc kiểm toán
Đây là công việc quan trọng nhất trong đó kiểm toán viên triển khai các
công việc cần thực hiện đã được nêu trong chương trình kiểm toán khoản mục
tiền. trong giai đoạn này kiểm toán viên phải tiến hành kiểm tra đối với từng
khoản mục tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển.
2.1.3. Kết thúc kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán
Đây là công việc cuối cùng của một cuộc kiểm toán và nó giữ vai trò hết
sức quan trọng, quyết định của cả cuộc kiểm toán. Trong giai đoạn này, trưởng
nhóm kiểm toán kiểm tra giấy tờ làm việc của các thành viên còn lại trong đoàn
kiểm toán, sau đó tổng hợp các kết quả kiểm tóan của tất cả các phần hành để
đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính của khách hàng trên báo cáo kiểm toán đồng
thời phát hành thư quản lý (nếu có).
Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, kiểm toán viên phụ trách phần hành
tiền phải tiến hành các công việc sau:
• Xem xét lại các khoản nợ ngoài ý muốn
• Soát xét các sự kiện tiếp sau ngày lập báo cáo tài chính của khách hàng

• Thu thập thư giải trình của Ban giám đốc
• Đánh giá tính liên tục hoạt động của khách hàng
• Lập bảng tổng hợp kết quả kiểm toán
• Soát xét và hoàn thiện giấy tờ làm việc
• Đưa ra các bút toán điều chỉnh (nếu có).
Sau khi thực hiện kiểm toán xong đối với khỏan mục tiền, kiểm toán viên
đưa giấy tờ làm việc cho trưởng nhóm kiểm toán thực hiện kiểm tra, soát xét để
tiến hành tổng hợp.
2.2. Kiểm toán tiền tại công ty cụ thể
2.2.1. Giới thiệu về công ty ABC.
2.2.1.1. Đặc điểm hoạt động của Công ty ABC
Công ty cổ phần ABC là một Công ty cổ phần được thành lập theo quyết
định số … của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.
Theo giấy đăng ký kinh doanh số … do Sở kế hoạch và Đầu tư Thành
phố K cấp và giấy phép đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ x ngày … tháng …
năm …, mà lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty là:
- Vận tải hàng hóa bằng đường biển, đường sông, ô tô trong và ngoài
nước;
- Đại lý vận tải hàng hóa;
- Kinh doanh vật tư và dịch vụ các mặt hàng: Than, thạch cao, apatite,
quặng các loại, cát, xỉ perit, đá vôi, gỗ, muối;
- Giao nhận kho vận tải quốc tế;
- Dịch vụ vận tải quốc tế trong đó có vận tải hàng quá cảnh;
- Đại lý vận tải biển và môi giới hàng hải;
- Nhận ủy thác đại lý giao nhận, nhận ủy thác vận tải hàng không;
- Kinh doanh vận tải và xếp dỡ các loại hàng hóa;
- Kinh doanh kho bãi, bãi công ten nơ và thu gom hàng hóa;
- Dịch vụ sửa chữa các thiết bị giao thông vận tải và tàu bỉển cho các
hãng tàu;
- Nhận ủy thác nhập khẩu, làm thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hóa cho các

chủ hàng;
- Kinh doanh nhập khẩu phương tiện thiết bị giao thông vận tải;
- Kinh doanh cung ứng lương thực (ngô, sắn, thức ăn gia súc);
- Kinh doanh các mặt hàng phân bón, khí amoniăc hóa lỏng;
- Sản xuất và chế biến vật liệu xây dựng;
- Sản xuất, chế biến, và kinh doanh sắt thép xây dựng;
- Buôn bán thức ăn và nguyên liệu sản xuất thức ăn cho nuôi trồng thủy
sản, thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm, vật tư máy móc, thiết bị, hàng tiêu dung;
- Buôn bán lắp đặt, bảo hành máy, thiết bị bưu chính viễn thông ( Điện
thoại, ĐTDĐ, Tổng đài);
- Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hóa;
- Khai thác và chế biến khoáng sản (trừ khoáng sản nhà nước cấm);
- Cho thuê văn phòng và các dịch vụ thuê văn phòng.
Vốn điều lệ của công ty là 51.222.610.000 VNĐ.
2.2.1.2. Công tác kế toán tại công ty ABC
- Chế độ kế toán áp dụng:
Công ty áp dụng theo chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết định
… của Bộ Tài chính và các chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban
hành và các văn bản bổ sung, hướng dẫn thực hiện kèm theo.
- Hình thức sổ kế toán áp dụng:
Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chung.
- Chính sách kế toán áp dụng đối với khoản tiền
+ Nguyên tắc xác định các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư
ngắn hạn không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi thành tiền và không có
nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời
điểm báo cáo.
+ Nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác:
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt
Nam theo tỷ giá giao dịch vụ thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Tại thời
điểm cuối năm các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá

bình quân liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày
kết thúc niên độ kế toán.
Chênh lệch tỷ giá thực tế phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh
giá lại số dư các khoản mục tiền tệ tại thời điểm cuối năm được kết chuyển vào
doanh thu hoặc chi phí tài chính trong năm tài chính.
2.2.2. Giới thiệu về công ty DEG
2.2.2.1. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
Công ty TNHH DEG là công ty TNHH một thành viên được lập theo
Quyết định số … ngày … tháng… năm… của Hội đồng quản trị Công ty Cổ
phần ABC.
Theo Giấy đăng ký kinh doanh số … ngày … tháng … năm … do Sở kế
hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp và giấy phép đăng ký kinh doanh thay
đổi lần thứ 1 ngày … tháng … năm 2005, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của
công ty là:
- Kinh doanh kho bãi, bốc xếp, bảo quản, vận tải các loại hàng hóa;
- Vận tải đa phương thức, vận tải hàng hóa bằng đường biển, đường sông,
đường bộ, đường sắt trong và ngoài nước;
- Vận tải hàng quá cảnh sang Trung Quốc, Lào;
- Dịch vụ làm thủ tục hải quan cho các chủ hàng;
- Mua bán cát Cam Ranh, cát khuôn đúc, đá vôi, thạch cao, than, vật liệu
xây dựng, clinker, quặng các loại, lương thực, ngô, sắn, xút, phèn, sô đa, phân
bón các loại, muối các loại;
- Dịch vụ sơn sửa chữa , trung đại tu conterner, thiết bị giao thông vận tải;
- Đại lý mua bán ký gửi hàng hóa;
- Mua bán nguyên liệu, vật tư thiết bị phụ tùng, hàng hóa dịch vụ cho sản
xuất và tiêu dùng.
- Mua bán vật liệu xây dựng các loại;
- Nhận ủy thác xuất nhập khẩu;
- Đại lý làm thủ tục hải quan;
- Cho thuê văn phòng và các dịch vụ cho thuê văn phòng.

Vốn điều lệ của công ty là 5.000.000.000 đồng.
2.2.2.2. Công tác kế toán tại công ty DEG
- Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào
ngày 31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán:
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VND).
- Chế độ kế toán áp dụng:
Công ty áp dụng hình thức chế độ kế tóan Việt Nam ban hành theo Quyết
định số ngày , các Chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban
hành và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thực hiện kèm theo.
- Hình thức sổ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng hình thức Nhật ký
chung.

×