Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

SKKN giao dục HS yếu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.91 KB, 4 trang )

Đề tài:
PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH YẾU KÉM
VỀ HỌC TẬP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯNG
PHẦN I : MỞ ĐẦU
1- Lý do :
Đầu năm học khi nhận lớp chủ nhiệm , giáo viên bao giờ cũng phân loại
ra học sinh : học sinh giỏi , học sinh khá , học sinh trung bình và học sinh yếu
kém . Những học sinh yếu kém đó là mối quan tâm lo lắng của giáo viên , làm
thế nào để học sinh yếu kém về học tập này có thể theo kòp chương trình nhằm
đạt chất lượng chỉ tiêu do nhà trường đề ra . Việc giảng dạy học sinh yếu kém
về học tập là một việc làm rất khó khăn đòi hỏi người giáo viên phải có phương
pháp tốt . Phải có tình yêu thương học sinh , biết được tâm sinh lí phát triển của
các em . Qua nhiều năm công tác chủ nhiệm giáo viên gặp rất nhiều về học
sinh yếu kém về học tập , về mặt này với hướng tâm và trách nhiệm của thầy
cô giáo mỗi người phải đề ra cho mình một phương pháp giảng dạy thích hợp
nhằm mục đính nâng cao chất lượng học tập của học sinh .
2- Nhiệm vụ của đề tài :
Trong đề tài này , tìm cách giải quyết những học sinh yếu kém về học tập
bằng những giải pháp có tính khả thi .
3- Phương pháp tiến hành :
Để thực hiện đề tài này giáo viên đã thực hiện các phương pháp sau :
- Học tập kinh nghiệm ở các bạn đồng nghiệp .
- Giáo viên mày mò tìm phương pháp bằng cách đọc sách nghiên cứu tâm
lý giáo dục học sinh .
- Thực hiện , thử nghiệm từ đó rút ra kinh nghiệm .
- Trao đổi , gặp gỡ phụ huynh học sinh .
4- Cơ sở và thời gian tiến hành đề tài :
Tôi được sự tín nhiệm của Ban giám hiệu phân công cho tôi chủ nhiệm
lớp 2C trường Tiểu học số 1 Nhơn Phú , năm học 2006 - 2007.
PHẦN II : KẾT QUẢ
1- Mô tả tình trạng sự việc hiện tại :


Như chúng ta đều biết bất kì ở một lớp nào trong nhà trường tiểu học đều
có học sinh yếu kém mà hiện nay ta thường gọi là học sinh ngồi nhầm lớp . Cụ
thể là có những học sinh lớp 2 mà chưa đọc được ... lớp nào cũng có học sinh
như vậy trở thành gánh nặng cho giáo viên phụ trách lớp . Giáo viên không chỉ
giảng dạy kiến thức mới cho cả lớp , mà còn phải bỏ nhiều thời gian theo dõi
giúp đỡ , tạo điều kiện để các em học sinh yếu kém nắm vững kiến thức hoà
nhập với học sinh trong lớp . Đó chính là vì sự không đạt chỉ tiêu do nhà trường
đề ra ở những năm học trước , cho nên giáo viên đưa lên những học sinh học
yếu kém lên lớp . Học sinh yếu kém lên lớp trên có học được hay không là do
giáo viên lớp trên có trách nhiệm .
Nhưng có giáo viên nhiệt tình tìm đủ biện pháp giáo dục học sinh bằng
những việc làm thiết thực đầy tính vi phạm của mình , bản thân họ cũng cố gắng
tìm kiếm các phương pháp tốt nhất để giảng dạy học sinh , những phương pháp
ấy tuy chỉ là bước đầu đã có những kết quả đáng kể trong đề tài này .
2- Mô tả giải pháp mới :
Dạy học là một nghệ thuật đòi hỏi người thầy giáo phải biết về tâm lý
của trẻ , phải nắm vững phương pháp vi phạm phải biết thương yêu học sinh ,
phải có tinh thần kiên trì nhẫn nại , phải biết cách giáo dục kết hợp giữa nhà
trường và gia đình , giữa giáo viên phụ trách và phụ huynh phải có mối quan hệ
mật thiết giữa nhà trường và xã hội .
* Một số giải pháp để thực hiện nâng cao chất lượng học sinh .
- Trước hết cần phải xác đònh đối tượng học sinh và phải biết rõ học sinh
yếu về phần nào để rút ra các giải pháp thích ứng , thực hiện điều này sau khi
nhận lớp giáo viên phụ trách phải tiến hành như sau :
+ Xem học bạ , đọc lời nhận xét của giáo viên năm trước , xem điểm
trung bình từng môn .
+ Kiểm tra chất lượng đầu năm học để phân loại học sinh .
+ Theo dõi việc học tập của học sinh ở chương trình lớp mới .
Qua những việc làm đó tôi đã phát hiện được những học sinh yếu kém và
lập bảng theo dõi .

2
- Sau khi đã có đối tượng học sinh yếu kém , yếu tố tiến hành tìm hiểu
nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém . Giáo viên nhận ra có những nguyên nhân cơ
bản sau đây :
+ Số học sinh này thường không tập trung nghe thầy cô giáo giảng bài ,
thường nghòch và nói chuyện trong giờ giảng bài .
+ Học yếu nên không hấp thụ được bài , có tư tưởng chán nản .
+ Thụ động không tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài .
+ Gia đình không quen tâm đến việc học của con em , còn khoán trắng
cho nhà trường .
+ Một số học sinh mất gốc ở lớp dưới không nắm được những kiến thức cơ
bản của lớp đã học .
- Tuỳ theo những nguyên nhân dẫn đến việc học tập yếu kém mà giáo
viên đề ra các biện pháp thích hợp . Chẳng hạn như đối với gia đình không quan
tâm thì giáo viên đến nhà gặp phụ huynh có trách nhiệm trong việc giáo dục
con cái , nhờ đó về nhà phụ huynh đã theo dõi việc học của con em , giúp đỡ
con em học tập nên con em học có tiến bộ .
- Đối với học sinh lơ đãng không chú ý trong giờ học thì giáo viên đã sắp
xếp chỗ ngồi cho các em một cách thích hợp . Trước hết tôi cho các em ngồi
bên cạnh học sinh khá giỏi để không có điều kiện để đùa giỡn hoặc ngồi gần
bảng để giáo viên tiện quan sát theo dõi .
- Đối với học sinh hỏng kiến thức , giáo viên cho học sinh ấy lập một
quyển vở bài tập riêng cho bài về nhà làm thêm có sự kiểm tra giữa giáo viên
và phụ huynh đôi khi giờ ra chơi tôi nhắc nhở và chỉ thêm cho các em .
Ngoài những giải pháp nêu trên tôi còn thực hiện một số biện pháp để
khuyến khích , kích thích sự hứng thú học tập của học sinh .
+ Khen thưởng đối với học sinh yếu kém dù chỉ là một tiến bộ nhỏ , giáo
viên vẫn khen hoặc thưởng một hiệu vật nhỏ mà giáo viên có thể làm được
hoặc đề nghò lên nhà trường khen thưởng . Việc làm này có sự kích thích sự ham
học tập của học sinh .

+ Giáo viên phải sử dụng đầy đủ đồ dụng học tập để cụ thể hoá bài dạy
nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh .
+ Trong giảng bài giáo viên luôn quan tâm đến học sinh yếu kém dùng
những câu hỏi để khích lệ tinh thần học tập của các em .
3
+ Đối với học sinh chán nản trong học tập thì giáo viên cố gắng tạo không
khí sôi nổi của lớp học để cuốn hút học sinh vào việc học tập , bằng phương
pháp dạy cải tiến nhẹ nhàng sôi nổi mà chất lượng .
PHẦN III : KẾT LUẬN
- Giáo viên đã thực hiện một số giải pháp đã trình bày sẽ có kết quả khả
quan trong việc nâng cao chất lượng học sinh yếu kém . Trong những năm qua
học sinh yếu kém từng bước giảm dần .
- Để đạt được kết quả trên người giáo viên phải có tâm huyết với nghề ,
phải có phương pháp thích hợp với từng đối tượng , cần tránh tư tưởng buông
xuôi hoặc tìm cách tạo ra chất lượng ./.
Nhơn Phú , ngày 10 tháng 5 năm 2007
Giáo viên trình bày
Nguyễn Thò Quế
TT nhon binh 2
4

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×