Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177 KB, 14 trang )

Chuyên đề thực tập Trang 1 PGS.TS. Ngô Trí Tuệ
MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ
HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC.
3.1 Đánh giá về công tác lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại công ty.
Với trên 15 năm hoạt động, Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán
và Kiểm toán AASC đã khẳng định được vị thế của mình với một quy mô lớn
và bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán, kế toán và tư vấn tài chính
tại Việt Nam. Qua những gì Công ty đạt được, AASC đã chứng tỏ vai trò và
sự lớn mạnh của mình, đem lại những dịch vụ tốt nhất với chất lượng và hiệu
quả công việc cao.
Luôn nỗ lực hoàn thiện, nâng cao các dịch vụ của mình để đem lại sự
hài lòng, tin tưởng cho KH là phương châm hoạt động của Công ty. Trong đó,
Công ty đặc biệt chú ý tới việc hoàn thiện quy trình kiểm toán, cũng như công
tác lập kế hoạch kiểm toán. Qua các năm hoạt động vừa qua, Công ty đã đạt
được một số kết quả trong công tác lập kế hoạch kiểm toán như sau:
3.1.1 Đánh giá về quy định lập kế hoạch kiểm toán
Theo quy định tại Công ty AASC, mọi cuộc kiểm toán đều phải thực
hiện công tác lập kế hoạch kiểm toán một cách đầy đủ. Bởi vì, kế hoạch kiểm
toán quyết định rất lớn tới kết quả của cuộc kiểm toán, phí kiểm toán. Và việc
lập kế hoạch kiểm toán cũng đã được quy định trong Chuẩn mực Kiểm toán
hiện hành.
Tại AASC, công tác lập hoạch kiểm toán luôn được khẳng định vai trò
quan trọng của nó trong việc chi phối chất lượng và hiệu quả chung của cuộc
kiểm toán. Chất lượng của công tác lập kế hoạch kiểm toán sẽ chi phối tới
công tác thực hiện kế hoạch kiểm toán, từ đó ảnh hưởng tớ kết quả kiểm toán.
Từ những lý do đó, kế hoạch kiểm toán phải luôn phù hợp và giữ vững
vai trò của nó trong suốt cuộc kiểm toán. Nhằm tạo ra được một kế hoạch
1
SVTH: Bùi Mạnh Hùng Lớp: Kiểm toán 46A
1
Chuyên đề thực tập Trang 2 PGS.TS. Ngô Trí Tuệ


kiểm toán phù hợp, AASC đã thực hiện công tác lập kế hoạch kiểm toán
BCTC theo một trình tự logic sau:
- Gửi thư chào hàng và tiến hành soạn thảo hợp đồng kiểm toán
- Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể
- Thiết kế chương trình kiểm toán
- Quá trình soát xét của Ban Giám đốc để giảm thiểu sai sót, nâng cao hiệu quả
của cuộc kiểm toán
Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, AASC gửi thư chào hàng, nhận
diện lý do kiểm toán của KH (hay chính là việc xác định người sử dụng và
mục đích sử dụng BCTC), đánh giá ban đầu về các rủi ro kiểm toán và tiến
hành ký kết hợp đồng kiểm toán. Việc xác định này sẽ ảnh hưởng đến số
lượng bằng chứng phải thu thập và mức độ chính xác của các ý kiến mà KTV
đưa ra trong báo cáo kiểm toán. Cụ thể nếu các BCTC cần được sử dụng rộng
rãi thì mức độ trung thực và hợp lý của các thông tin trên BCTC đòi hỏi càng
cao. Do đó số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập cũng như quy mô và
mức độ phức tạp của cuộc kiểm toán sẽ tăng lên.
Như vậy, qua giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, nhóm kiểm toán đã thu
thập được những thông tin cần thiết về đơn vị cũng như lập ra chương trình
kiểm toán sao cho phù hợp với điều kiện của đơn vị. So sánh quy trình lập kế
hoạch kiểm toán về 2 KH, ta thấy cả 2 quy trình tại 2 công ty đều được thực
hiện theo những quy định chung của AASC. Tuy nhiên, tùy vào quy mô của
KH mà KTV tiến hành mở rộng phạm vi kiểm toán đến đâu. Đối với Công ty
A, tuy là một công ty tư nhân nhưng quy mô của công ty cả về vốn và lao
động đều lớn. Do Công ty A là một công ty mới thành lập đồng thời cũng là
lần đầu AASC kiểm toán nên quá trình tìm hiểu cũng như lập kế hoạch kiểm
toán được rà soát kỹ hơn. Đặc biệt, thủ tục phân tích đánh giá rủi ro và trọng
yếu được tiến hành cẩn thận để xác định bản chất, thời gian và phạm vi của
thủ tục kiểm toán cần thực hiện. Việc xác định mức độ trọng yếu và rủi ro là
2
SVTH: Bùi Mạnh Hùng Lớp: Kiểm toán 46A

2
Chuyên đề thực tập Trang 3 PGS.TS. Ngô Trí Tuệ
thủ tục phức tạp đòi hỏi trình độ cũng như xét đoán nghề nghiệp của KTV.
Đây cũng chính là căn cứ được công ty lưu vào hồ sơ làm căn cứ cho cuộc
kiểm toán sau này. Còn đối với KH thường niên như công ty B, quá trình
kiểm toán cũng được giảm thiểu đi nhiều cả về thời gian và chi phí nhờ những
tài liệu, thông tin được thu thập từ lần kiểm toán trước. Qua đó, KTV đã có
cái nhìn toàn diện về hoạt động kinh doanh cũng như bộ máy điều hành của
công ty, những rủi ro và mức độ trọng yếu đối với các khoản mục, độ tin
tưởng vào hệ thống KSNB của Công ty.Tuy nhiên, KTV vẫn cần tiến hành
đầy đủ các bước trong công tác lập kế hoạch đồng thời cập nhật những thay
đổi mới nhất của đơn vị để thấy được ảnh hưởng của những biến động ấy đến
tình hình tài chính của đơn vị. Chương trình kiểm toán được thiết lập cho
Công ty B có thể tiến hành theo mẫu năm trước. Riêng với Công ty A,
chương trình kiểm toán đã được sửa đổi bổ sung cho phù hợp với ngành nghề
kinh doanh của Công ty. Công việc này đòi hỏi thời gian và chi phí kiểm toán
lớn để giai đoạn thực hiện kiểm toán được diễn ra trôi chảy hơn.
3.1.2 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán chiến lược và lập kế hoạch
kiểm toán tổng thể
3.1.2.1 Tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, KTV thu thập thông
tin về KH như cơ cấu tổ chức, ngành nghề kinh doanh, các thông tin về nghĩa
vụ pháp lý của KH. Điều này giúp KTV đánh giá được các rủi ro đồng thời
định hướng cho quá trình kiểm toán tập trung vào các vấn đề có rủi ro cao,
nâng cao hiệu quả của cuộc kiểm toán. Bên cạnh đó AASC tiến hành đánh giá
hệ thống KSNB của KH, hệ thống kế toán, quy trình hạch toán đang áp dụng,
cơ cấu tổ chức và hoạt động kiểm soát của đơn vị. Đối với các KH thường
niên, AASC lưu các thông tin này trong hồ sơ chung và luôn cập nhật những
thay đổi qua các năm. Công việc này giúp tiết kiệm chi phí và thời gian tìm
3

SVTH: Bùi Mạnh Hùng Lớp: Kiểm toán 46A
3
Chuyên đề thực tập Trang 4 PGS.TS. Ngô Trí Tuệ
hiểu KH cho KTV và công ty kiểm toán, giúp nâng cao hiệu quả cho cuộc
kiểm toán.
Tại AASC, việc tìm hiểu hệ thống KSNB được tiến hành thông qua
việc lập Bảng câu hỏi về hệ thống KSNB, qua đó đánh giá tính hiệu quả của
hệ thống KSNB. Trên cơ sở đó, KTV xác định mức độ tin cậy vào hệ thống
KSNB trong việc ngăn ngừa các sai phạm. Tuy nhiên, việc tiến hành đánh
giá hệ thống KSNB thông qua Bảng câu hỏi về hệ thống KSNB có hai điểm
hạn chế sau:
- Thứ nhất, Bảng câu hỏi được thiết kế sẵn, theo mẫu chung của AASC và được
áp dụng chung cho tất cả các KH. Tuy nhiên, KH của AASC rất đa dạng, kinh
doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau và có đặc điểm khác nhau. Vì vậy, việc
áp dụng một mẫu Bảng câu hỏi cho tất cả các KH có thể sẽ làm cho quá trình
tìm hiểu không đạt được mục tiêu hoặc bỏ sót các thông tin quan trọng phục
vụ cho quá trình kiểm toán.
- Thứ hai, việc đánh giá thông qua Bảng câu hỏi mang tính chủ quan của KTV.
Vì vậy có thể có những ý kiến trái ngược giữa các thành viên trong nhóm
kiểm toán trong quá trình đánh giá.
3.1.2.2 Đánh giá rủi ro
Đây là thủ tục quan trọng và phức tạp bởi nó dựa trên khá nhiều thông
tin về DN cũng như ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của DN. Vì vậy việc
đánh giá rủi ro thường được tiến hành bởi KTV nhiều kinh nghiệm, có khả
năng xét đoán tốt và có hiểu biết về đặc thù ngành nghề kinh doanh của DN.
Tại AASC, thông thường việc đánh giá này được thực hiện bởi các
KTV lâu năm, có nhiều kinh nghiệm, là các trưởng phòng hoặc các Phó Giám
đốc. Công ty đã thiết kế một mẫu phân tích hiệu quả hiệu lực của hệ thống
KSNB đối với hệ thống kế toán, số dư tài khoản và loại nghiệp vụ theo từng
cơ sở dẫn liệu trên BCTC. Mẫu phân tích này làm giảm thiểu các ý kiến bất

đồng giữa Ban Giám đốc công ty KH với KTV.
4
SVTH: Bùi Mạnh Hùng Lớp: Kiểm toán 46A
4
Chuyên đề thực tập Trang 5 PGS.TS. Ngô Trí Tuệ
3.1.2.3 Các thủ tục phân tích
Việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng nhằm tìm ra
những xu hướng biến động và những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông
tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị dự kiến. Thông
thường, các thủ tục phân tích gồm hai loại cơ bản:
- Phân tích ngang (phân tích xu hướng)
- Phân tích dọc (phân tích tỷ suất).
Kết quả của thủ tục phân tích này sẽ đem lại những hiểu biết về nội
dung các BCTC và những biến đổi quan trọng về kế toán và hoạt động kinh
doanh của KH vừa mới diễn ra kể từ lần kiểm toán trước. Hơn nữa, nó tăng
cường sự hiểu biết của KTV về hoạt động kinh doanh của KH và giúp KTV
xác định các vấn đề nghi vấn về khả năng hoạt động liên tục của công ty KH.
Ngoài ra, thủ tục phân tích còn đánh giá được sự hiện diện của các sai
số có thể có trên BCTC của DN.
Như vậy, qua việc thực hiện các thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế
hoạch kiểm toán, KTV có thể xác định được nội dung cơ bản của cuộc kiểm
toán BCTC. Mức độ và phạm vi cũng như thời gian áp dụng các thủ tục phân
tích thay đổi tuỳ thuộc vào quy mô và tính phức tạp trong hoạt động kinh
doanh của KH.
Hiện nay, tại AASC các KTV thường chỉ tiến hành phân tích xu hướng
biến động của các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán, không thực hiện thủ
tục phân tích các tỷ suất tài chính như: Tỷ suất lợi nhuận, Tỷ suất tự tài trợ,
Tỷ suất nợ… Điều này ảnh hưởng không được tốt trong việc thực hiện các
mục tiêu nói trên. Bởi vì, phân tích xu hướng biến động chỉ cho thấy những
biến động bất thường, nguyên nhân của biến động của từng khoản mục, chỉ

tiêu mà chưa chỉ ra được mối quan hệ giữa các khoản mục đó.

5
SVTH: Bùi Mạnh Hùng Lớp: Kiểm toán 46A
5

×