Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.13 KB, 14 trang )

1
Chuyên đề thực tập chuyên nghành Khoa Kế toán
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH
KIỂM TOÁN DOANH THU TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ
VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN
3.1 Các giải pháp hoàn thiện kiểm toán doanh thu tại Công ty
Thứ nhất: Đối với việc tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng:
Hoạt động kiểm toán tiến hành dựa trên cơ sở chọn mẫu, nên KTV
không thể phát hiện được hết các sai phạm xảy ra, do đó, KTV phải đảm bảo
tính trung thực của BCTC trên khía cạnh trọng yếu.
Bên cạnh đó, để tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng, KTV có thể
sử dụng một trong ba phương pháp, hoặc sử dụng kết hợp cả ba phương pháp
tuỳ theo đặc điểm của đơn vị được kiểm toán và phạm vi tiến hành kiểm toán
là vẽ lưu đồ, lập bảng câu hỏi về KSNB và lập bảng tường thuật về KSNB.
Trong ba phương pháp trên, phương pháp vẽ lưu đồ được đánh giá cao hơn vì
theo dõi một lưu đồ thường dễ dàng hơn việc đọc một bảng tường thuật và
bảng câu hỏi, lưu đồ về hệ thống KSNB giúp cho KTV nhận xét chính xác
hơn về thủ tục kiểm soát mà đơn vị áp dụng, và dễ dàng chỉ ra thủ tục kiểm
soát cần bổ sung (Lưu đồ là sự trình bày toàn bộ quá trình kiểm soát áp dụng
cũng như mô tả chứng từ, tài liệu kế toán cùng quá trình vận động, và luân
chuyển chúng bằng ký hiệu và biểu đồ).
Thực trạng tại AASC, việc đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng
mới chỉ dừng lại ở áp dụng bảng câu hỏi cho tất cả các khách hàng, do đó, tiết
kiệm được thời gian và dễ thực hiện nhưng chất lượng đánh giá không cao, và
không phải lúc nào cũng phù hợp với tất cả khách hàng. Bên cạnh đó, việc sử
dựng lưu đồ để mô tả hệ thống KSNB của khách hàng vẫn chưa được các
KTV lưu tâm.
2
Chuyên đề thực tập chuyên nghành Khoa Kế toán
Để giải quyết vấn đề trên, cần hoàn thiện bảng câu hỏi tìm hiểu hệ
thống KSNB, và bên cạnh việc sử dụng bảng câu hỏi và bảng tường thuật để


mô tả hệ thống KSNB của khách hàng, tuỳ theo từng trường hợp, KTV cũng
nên sử dụng thêm cả phương pháp mô tả bằng lưu đồ. Cụ thể:
Trong trường hợp hệ thống KSNB của đơn vị khách hàng đơn giản,
KTV có thể chỉ sử dụng bảng tuờng thuật để mô tả và cần chú ý đến bố cục và
cách hành văn cho dễ hiểu;
Trong trường hợp hệ thống KSNB của khách hàng phức tạp hơn thì
KTV có thể sử dụng bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống KSNB khi tiếp xúc,
phỏng vấn ban giám đốc, nhân viên, hay người có liên quan;
Trong trường hợp hệ thống KSNB của khách hàng là phức tạp, và
không bị sức ép quá lớn về mặt thời gian và chi phí, KTV nên sử dụng cách
mô tả hệ thống KSNB bằng vẽ lưu đồ.
Ngoài việc sử dụng bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống KSNB chung cho tất
cả khách hàng, Công ty nên áp dụng hệ thống luu đồ để tìm hiểu, đánh giá hệ
thống KSNB của khách hàng. Các lưu đồ sẽ cung cấp cho KTV bản tóm tắt
bằng sơ đồ những tài liệu, và sự luân chuyển dữ liệu để giúp KTV nhận diện
tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại đơn vị khách hàng.
Để có thể sử dụng phuơng pháp vẽ lưu đồ, KTV cần thực hiện các công
việc cụ thể sau:
Chuẩn hoá ký hiệu trong quá trình vẽ lưu đồ, đảm bảo thuận lợi cho
người đọc lưu đồ có thể nhận biết ngay hệ thống KSNB của khách hàng;
AASC nên xây dựng một mô hình lưu đồ chuẩn, gồm các yếu tố tối
thiểu phải có đối với một hệ thống KSNB của đơn vị khách hàng cho khâu
bán hàng và thu tiền. Trên cơ sở đó, các KTV khi tiến hành hoạt động kiểm
toán cho từng khách hàng cụ thể, tùy thuộc vào tình hình thực tế tại khách
hàng mà điều chỉnh mô hình chuẩn này cho phù hợp. Qua việc điều chỉnh này,
3
Chuyên đề thực tập chuyên nghành Khoa Kế toán
KTV có thể so sánh hệ thống KSNB của khách hàng với mô hình chuẩn để
thấy được những điểm mạnh, và điểm yếu của hệ thống KSNB của đơn vị
khách hàng.

KTV cần tìm hiểu về hệ thống KSNB của đơn vị khách hàng để đạt
được sự hiểu biết sâu sắc, sau đó, có thể mô tả chính xác thủ tục kiểm soát và
chứng từ liên quan được áp dụng tại khách hàng.
Về lộ trình thực hiện giải pháp, trong năm nay, 2009, Công ty chú trọng
hoàn thiện bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng. Đồng thời,
xây dựng lưu đồ đánh giá hệ thống KSNB. Qua đó, tập huấn nghiệp vụ cho
nhân viên của Công ty về những thay đổi trong chương trình kiểm toán trên
để từ năm 2009 – 2011 tiến hành áp dụng những thay đổi trong giải pháp tìm
hiểu hệ thống KSNB của khách hàng.
Phương pháp sử dụng lưu đồ mặc dù khá phức tạp, và mất nhiều thời
gian nhưng đối với việc KSNB các khoản mục hay bộ phận trọng yếu như
doanh thu thì việc mô tả bằng lưu đồ chắc chắn sẽ có ích trong việc xác định
những thiếu sót trong hệ thống KSNB của đơn vị khách hàng ở khâu đó.
Chính vì vậy, việc quyết định sử dụng phương pháp đánh giá nào còn tuỳ
thuộc vào tính phức tạp từng hệ thống KSNB của khách hàng, và trình độ của
KTV. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, và chuyên môn cao như ở
AASC, việc sử dụng phương pháp lưu đồ để mô tả hệ thống KSNB là hoàn
toàn có thể thực hiện được.
Thứ hai: Đối với việc áp dụng các thủ tục phân tích:
Thủ tục phân tích là thủ tục kiểm toán có hiệu quả cao, vì nó không
phức tạp đồng thời tiết kiệm được thời gian, chi phí cho các bước công việc
sau đó. Trong truờng hợp nếu một khoản mục có giá trị nhỏ so với tổng thể và
không có dấu hiệu biến động bất thường, đồng thời rủi ro tiềm tàng và rủi ro
kiểm soát được đánh giá là thấp thì KTV có thể chỉ cần áp dụng thủ tục phân
4
Chuyên đề thực tập chuyên nghành Khoa Kế toán
tích là đã rút ra được những nhận xét cần thiết mà không cần áp dụng thêm
thủ tục kiểm toán nào khác.
Thủ tục phân tích cho biết mối quan hệ bản chất giữa các số dư của các
khoản mục trên báo cáo tài chính, từ đó, giúp KTV xác định được trọng tâm

công việc cũng như những khoản cần chú ý. Hơn nữa việc áp dụng thủ tục
phân tích xuyên suốt quá trình kiểm toán sẽ giúp cho KTV thu thập được
bằng chứng kiểm toán có hiệu quả và kiểm tra lại kết quả cuộc kiểm toán. Các
tỷ suất áp dụng trong phân tích doanh thu đuợc thể hiện qua Bảng 2.1
Bảng 2.1 Các tỷ suất áp dụng trong phân tích doanh thu
Các tỷ suất áp dụng trong phân tích
doanh thu
Sai lầm có thể xảy ra
So sánh tỷ suất lợi nhuận gộp với các năm trước
hoặc với các doanh nghiệp hoạt động trong cùng
lĩnh vực
Tăng hoặc giảm doanh thu
So sánh tỷ lệ doanh thu bán chịu giữa các tháng
và giữa các năm (cho phép kiểm toán viên đánh
giá được số vốn mà doanh nghiệp bị chiếm dụng)
Tăng hoặc giảm doanh thu
So sánh tỷ lệ giữa số dư các khoản phải thu với
doanh thu bán chịu của năm nay với năm trước
(cho phép kiểm toán viên nhận định về tính trung
thực của các khoản doanh thu bán chịu)
Tăng hoặc giảm doanh thu bán
chịu
So sánh tỷ lệ các khoản giảm trừ doanh thu giữa
các năm
Ghi giảm doanh thu
Bên cạnh đó KTV có thể sử dụng một số tỷ suất sau:
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế theo doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
=
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

5
Chuyên đề thực tập chuyên nghành Khoa Kế toán
Chỉ tiêu này càng cao, thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp càng cao.
Trong đó: Tổng vốn sản xuất bình quân = Tài sản cố định bình quân + Tài
sản lưu động bình quân.
Nếu tính chỉ tiêu này theo nguyên giá thì không phản ánh chính xác giá
trị tài sản cố định đang tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh, để tạo ra
lợi nhuận cho doanh nghiệp. Còn nếu tính theo giá còn lại, thì khó khăn đặt ra
là, xác định đúng giá trị còn lại của tài sản cố định có phù hợp với năng lực
sản xuất hiện tại là một vấn đề hết sức phức tạp.
Tỷ suất lợi nhuận sản phẩm tiêu thụ
=
Lợi nhuận sau thuế
Giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá tiêu thụ
Giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ có thể được xác định
theo công thức sau:
Giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá tiêu thụ
=
Giá thành sản xuất (giá vốn hàng hoá) của toàn bộ sản phẩm hàng hoá tiêu thụ
+
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Tổng mức lợi nhuận sau thuế

Tổng vốn san xuất bình quân
Tỷ suất lợi nhuận
theo vốn sản xuất
=

×