Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Cong Nghe 6.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.42 KB, 43 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Ngày soạn: 30/12/2011 Tuần: 20 ; Tiết: 37
Ngày giảng: 05/01/2012


<b>Chương III:</b>



<b>NẤU ĂN TRONG GIA ĐÌNH</b>


<b>BÀI 15:</b>



<b>CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÝ ( Tiết1)</b>



<b>I. Mục tiêu bài học:</b>


Sau khi học xong bài này học sinh phải:


<i>1. Về kiến thức:</i>


- Biết được vai trò của các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày.
- Hiểu được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.


- Hiểu được giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn, cách thay thế thực
phẩm trong cùng nhóm.


<i>2. Về kỹ năng:</i>


- Vận dụng kiến thức đã học để đảm bảo đủ chất, ngon miệng và cân bằng
dinh dưỡng cho bản thân và các thành viên trong gia đình.


<i>3. Về thái độ:</i>


- Có ý thức tự chăm sóc bản thân, ăn uống hợp lý, đủ chất để cơ thể phát
triển khoẻ mạnh, cân đối.



<b>II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:</b>


<b>1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh liên quan </b>


đến nội dung bài học.


<b>2. Học sinh: SGK, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập: Bút viết, thước kẻ...</b>
<b>III. Phương pháp dạy học:</b>


- Phương pháp trực quan
- Phương pháp thuyết trình
- Phương pháp đàm thoại.


<b>IV. Tiến trình giờ dạy, giáo dục:</b>
<b>1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1 - 2 phút)</b>


<b>Lớp</b> <b>Ngày giảng</b> <b>Tổng</b> <b>Vắng</b>


6C
6D
6E


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>a. Mở bài: ( 3 - 5 phút)</i>


Như chúng ta đã biết, ăn, ở, mặc là những nhu cầu rất cần thiết đối với
cuộc sống của con người. Con người ăn uống để sống và làm việc đồng thời
cúng để có chất bổ dưỡng nuôi cơ thể khoẻ mạnh, phát triển tốt. Sức khoẻ và
hiệu quả công việc của con người phần lớn phụ thuộc vào loại và lượng thực
phẩm ăn vào mỗi ngày. Chính vì vậy, chúng ta cần phải hiểu rõ “ Cơ sở của


ăn uống hợp lý”.


<i>b. Các hoạt động:</i>


<b>* Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của các chất dinh dưỡng ( 35 – 40 phút)</b>
<b>Hoạt động của thầy và trò</b> <b>Nội dung ghi bảng</b>


<b>GV: YCHS quan sát H 3.1/SGK:</b>


- Em có nhận xét gì về H3.1/SGK?


<b>HS: </b>


+ H3.1.a: Một bé trai gầy còm, chân
tay khẳng khiu, bụng ỏng, ốm yếu ->
Thiếu chất dinh dưỡng.


+ H3.1.b: Một bé gái khoẻ mạnh, cân
đối, thể hiện sức sống dồi dào, tràn
đầy sinh lực.


<b>GV: Nhận xét, bổ sung.</b>


<b>GV: Tại sao cần phải ăn uống ?</b>
<b>HS: Để sống và làm việc, để có chất </b>


bổ dưỡng nuôi cơ thể khoẻ mạnh,
phát triển tốt.


<b>GV: Trong cuộc sống hàng ngày, </b>



con người cần ăn những chất dinh
dưỡng nào? Em hãy kể tên các chất
dinh dưỡng đó?


<b>HS: Chất đạm, chất bột, chất béo, </b>


VTM, chất khống.


<i>GVBS: Ngồi ra cịn có nước và chất </i>


xơ là thành phần chủ yếu trong bữa
ăn, mặc dù không phải là chất dinh
dưỡng nhưng rất cần cho sự chuyển
hoá và trao đổi chất của cơ thể.


<b>GV: YCHS quan sát H3.2/SGK:</b>


- Có mấy nguồn cung cấp chất đạm?


<b>HS: Có 2 nguồn: Đạm TV và ĐV.</b>
<b>GV: Đạm ĐV và TV có trong những </b>


thực phẩm nào?


<b>I. Vai trị của các chất dinh dưỡng:</b>
<b>1. Chất đạm ( Prôtêin):</b>


<i>a. Nguồn cung cấp:</i>



- Đạm động vật: Có từ động vật và
sản phẩm của động vật như: Trứng,
thịt, sữa, cá.


- Đạm thực vật: Có từ thực vật và các
sản phẩm của thực vật như: Lạc, các
loại đậu, vừng, hạt sen, hạt điều.


<i>b. Chức năng dinh dưỡng:</i>


- Chất đạm là chất dinh dưỡng quan
trọng nhất để cấu thành cơ thể và
giúp cơ thể phát triển tốt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>HS: Trứng, thịt, cá, sữa, tim, cua, </b>


mực, lươn…; Các loại đậu, lạc,
vừng, hạt sen, hạt điều.


<b>GV: YCHS quan sát H3.3/SGK: </b>


Chất đạm có vai trị như thế nào đối
với cơ thể?


<b>HS: Giúp cơ thể phát triển tốt, cần </b>


thiết cho việc tái tạo tế bào chết.


<b>GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.</b>
<b>HS: Ghi bài.</b>



<b>GV: Theo em, những đối tượng nào </b>


cần nhiều chất đạm?


<b>HS: Phụ nữ có thai, người già yếu., </b>


trẻ em.


<b>GV: YCHS quan sát H3.4/SGK: </b>


- Em hãy kể tên các nguồn cung cấp
chất đường bột?


<b>HS: Ngô, khoai, sắn, cơm.</b>


<b>GV: Chất đường bột nguồn cung cấp</b>


gồm mấy nhóm? Đó là những nhóm
nào? Hãy lấy ví dụ?


<b>HS: 2 nhóm gồm tinh bột và chất </b>


đường.


<b>GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.</b>
<b>HS: Ghi bài.</b>


<b>GV: Chất đường bột có vai trị như </b>



thế nào đối với cơ thể con người?


<b>HS: Cung cấp NL, chuyển hoá thành </b>


các chất dinh dưỡng khác.


<b>GV: Nhận xét, ghi bảng.</b>
<b>HS: Ghi bài.</b>


<i>GVMR: Chất đường bột là nguồn là </i>


nguồn cung cấp NL chủ yếu và rẻ
tiền cho cơ thể. Lớn hơn ½ NL trong
khẩu phần ăn hàng ngày do chất
đường bột cung cấp: Gạo.


<b>GV: YCHS quan sát H 3.6/SGK: </b>


- Chất béo có trong những loại thực


<b>2. Chất đường bột ( Gluxit):</b>


<i>a. Nguồn cung cấp:</i>


- Gồm hai nhóm:


+ Nhóm có chất đường là thành phần
chính có trong các loại trái cây tươi
hoặc khơ, mật ong, sữa, mía, kẹo,
mạch nha,.



+ Nhóm có chất tinh bột là thành
phần chính có trong ngũ cốc và các
sản phẩm của ngũ cốc (Bột, bánh mì,
ngơ, sắn) và các loại củ, quả ( khoai,
ngô).


<i>b. Chức năng dinh dưỡng:</i>


- Là nguồn cung cấp năng lượng cho
mọi hoạt động của cơ thể.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

phẩm nào?


<b>HS: Có trong mỡ, lạc, vừng, dầu ăn, </b>


phomát.


<b>GV: Em hãy phân loại chất béo? Hãy</b>


lấy ví dụ về từng loại thực phẩm đó?


<b>HS: </b>


+ Chất béo động vật: Mỡ lợn, sữa.
+ Chất béo thực vật: Đậu, vừng, lạc,
hạt điều, ơliu.


<b>GV: Chất béo có vai trò như thế nào </b>



đối với cơ thể con người?


<b>HS: Cung cấp năng lượng, bảo vệ cơ </b>


thể, chuyển hoá một số VTM cần
thiết cho cơ thể.


<b>GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại, ghi </b>


bảng.


<b>HS: Ghi bài.</b>


<b>GV: Khi thiếu chấtt đạm, đường bột, </b>


béo cơ thể có biểu hiện gì?


<b>HS: </b>


+ Thiếu chất đạm: Cơ thể chậm lớn,
suy nhược, thiếu máu, hay giận dữ.
+ Thiếu chất đường bột: Hay đói, ốm
yếu.


+ Thiếu chất béo: Ốm yếu, suy thận,
lở lt, mệt, đói.


<b>3. Chất béo ( lipít):</b>


<i>a. Nguồn cung cấp:</i>



- Chất béo động vật: Sữa, mỡ, bơ,
phomát, mật ong.


- Chất béo thực vật: Dầu dừa, dầu
mè, dầu đậu phộng.


<i>b. Chức năng dinh dưỡng:</i>


- Cung cấp năng lượng, tích trữ dưới
da ở dạng một lớp mỡ và giúp bảo vệ
cơ thể.


- Chuyển hoá một số VTM cần thiết
cho cơ thể.


<b>4. Củng cố: (1- 2 phút)</b>


- Hệ thống lại phần kiến thức đã học để học sinh khắc sâu.
- Đặt một số câu hỏi củng cố bài học.


- Giáo viên nhận xét giờ học, cho điểm vào sổ đầu bài.


<b>5. Hướng dẫn về nhà: (1- 2 phút)</b>


<b>- Đọc và chuẩn bị “ Phần I.4, I.5, I.6, I.7 và phần II của bài 15: Cơ sở của ăn</b>


uống hợp lý” để chuẩn bị cho giờ học sau.


<b>IV. Rút kinh nghiệm:</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Ngày soạn: 31/12/2011 Tuần: 20 ; Tiết: 38
Ngày giảng: 07/01/2012


<b>Chương III:</b>



<b>NẤU ĂN TRONG GIA ĐÌNH</b>


<b>BÀI 15:</b>



<b>CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÝ ( Tiết 2)</b>



<b>I. Mục tiêu bài học:</b>


Sau khi học xong bài này học sinh phải:


<i>1. Về kiến thức:</i>


- Biết được vai trò của các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày.
- Hiểu được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.


- Hiểu được giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn, cách thay thế thực
phẩm trong cùng nhóm.


<i>2. Về kỹ năng:</i>


- Vận dụng kiến thức đã học để đảm bảo đủ chất, ngon miệng và cân bằng
dinh dưỡng cho bản thân và các thành viên trong gia đình.


<i>3. Về thái độ:</i>



- Có ý thức tự chăm sóc bản thân, ăn uống hợp lý, đủ chất để cơ thể phát
triển khoẻ mạnh, cân đối.


<b>II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:</b>


<b>1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh liên quan </b>


đến nội dung bài học.


<b>2. Học sinh: SGK, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập: Bút viết, thước kẻ...</b>
<b>III. Phương pháp dạy học:</b>


- Phương pháp trực quan
- Phương pháp thuyết trình
- Phương pháp đàm thoại.


<b>IV. Tiến trình giờ dạy, giáo dục:</b>
<b>1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1 - 2 phút)</b>


<b>Lớp</b> <b>Ngày giảng</b> <b>Tổng</b> <b>Vắng</b>


6C
6D
6E


<b>2. Kiểm tra bài cũ:</b>


<i>Câu hỏi: Em hãy kể tên các thực phẩm cung cấp chất đạm? Chức năng dinh </i>


dưỡng của chất đạm đối với cơ thể con người?



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- Đạm động vật: Có từ động vật và sản phẩm của động vật như: Trứng, thịt,
sữa, cá.


- Đạm thực vật: Có từ thực vật và các sản phẩm của thực vật như: Lạc, các
loại đậu, vừng, hạt sen, hạt điều.


<i>* Chức năng dinh dưỡng:</i>


- Chất đạm là chất dinh dưỡng quan trọng nhất để cấu thành cơ thể và giúp
cơ thể phát triển tốt.


- Chất đạm góp phần xây dựng và tu bổ các tế bào, tăng khả năng đề kháng,
đồng thời cung cấp năng lượng cho cơ thể.


<b>3. Giảng bài mới:</b>


<i>a. Mở bài: ( 3 - 5 phút)</i>


Ở tiết trước, chúng ta đã tìm hiểu 3 chất dinh dưỡng quan trọng nhất đối
với cơ thể. Hơm nay, cơ cùng các em sẽ tìm hiểu tiếp các chất dinh dưỡng
khác và giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn “ Bài 15: Cở sở của ăn
uống hợp lý”.


<i>b. Các hoạt động:</i>


<b>* Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trị của các chất dinh dưỡng ( 10 – 15 phút)</b>
<b>Hoạt động của thầy và trò</b> <b>Nội dung ghi bảng</b>


<b>GV: Em hãy kể tên các loại VTM mà</b>



em biết?


<b>HS: VTM A, B, C, D, E, K.</b>
<b>GV: YCHS quan sát H3.7/SGK:</b>


- Sinh tố phòng ngừa những loại
bệnh nào?


<b>HS: Ngừa bệnh phù thũng, động </b>


kinh, thiếu máu, quáng gà, còi
xương, hoại huyết.


<b>GV: VTM A thường có trong những </b>


loại thực phẩm nào?


<b>HS: Cà chua, cà rốt, dưa hấu, ngơ…</b>
<b>GV: VTM B1 thường có trong </b>


những loại thực phẩm nào?


<b>HS: Cám gạo, men bia, thịt lợn nạc, </b>


tim, gan…


<b>GV: Em hãy kể tên các thực phẩm </b>


chứa nhiều VTM C?



<b>HS: Cam, chanh, bưởi, rau ngót, bắp </b>


cải, su hào…


<b>GV: Em có nhận xét gì về VTM D?</b>
<b>HS: Đa dạng: Có sẵn trong tự nhiên </b>


<b>I. Vai trò của các chất dinh dưỡng:</b>
<b>1. Chất đạm ( Prôtêin):</b>


<b>2. Chất đường bột ( Gluxit):</b>
<b>3. Chất béo ( Lipit):</b>


<b>4. Sinh tố ( VTM):</b>


<i>a. Nguồn cung cấp:</i>


- Rất đa dạng và phong phú có trong
thức ăn động, thực vật và trong ánh
nắng mặt trời.


<i>b. Chức năng dinh dưỡng:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

và thực phẩm.


<b>GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.</b>
<b>HS: Ghi bài.</b>


<b>GV: Sinh tố ( VTM) có chức năng gì</b>



đối với cơ thể con người?


<b>HS: Giúp các hệ cơ quan hoạt động </b>


bình thường, tăng sức đề kháng cho
cơ thể.


<b>GV: Nhận xét, bổ sung, ghi bảng.</b>
<b>HS: Ghi bài.</b>


<b>GV: YCHS quan sát H3.8/SGK:</b>


- Trong chất khống gồm có những
chất dinh dưỡng nào?


<b>HS: Quan sát, trả lời: Gồm canxi, </b>


photpho, iốt, sắt.


<b>GV: Theo em, bệnh bướu cổ do </b>


nguyên nhân nào gây ra?


<b>HS: Thiếu iốt.</b>


<b>GV: Chất khống có nhiều trong </b>


thực phẩm nào?



<b>HS: Cua, trai, ốc, tơm, sị, lươn, cá, </b>


rau, củ, quả tươi.


<b>GV: Nhận xét, bổ sung, chốtlại, ghi </b>


bảng.


<b>HS: Ghi bài.</b>


<b>GV: Chất khống có vai trị gì đối </b>


với cơ thể con người?


<b>HS: Giúp cho sự phát triển của </b>


xương, hoạt động cơ bắp, tổ chức hệ
thần kinh, cấu tạo hồng cầu…


<b>GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.</b>
<b>HS: Ghi bài.</b>


<b>GV: Theo em, cơ thể chúng ta chiếm</b>


bao nhiêu phần trăm là nước?


<b>HS: 75% nước.</b>


<b>GV: Vậy, nước có vai trị gì đối với </b>



cơ thể con người?


<b>HS: Nước có vai trị quan trọng đối </b>


với đời sống con người.


cơ thể, giúp cơ thể phát triển tốt, ln
khoẻ mạnh, vui vẻ.


<b>5. Chất khống:</b>


<i>a. Nguồn cung cấp:</i>


- Có trong các loại thực phẩm như:
Cá, thịt, sữa, trứng, cua, ốc, rong
biển, gan, tim, caatj, não, đậu nành,
rau muống, mật mía…


<i>b. Chức năng dinh dưỡng:</i>


- Giúp cho sự phát triển của xương,
hoạt động của cơ bắp, tổ chức hệ
thần kinh, cấu tạo hông cầu và sự
chuyển hoá của cơ thể.


<b>6. Nước:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>GV: Chốt lại, ghi bảng.</b>
<b>HS: Ghi bài.</b>



<b>GV: Theo em, chất xơ có trong </b>


những loại thực phẩm nào?


<b>HS: Rau xanh, khoai.</b>


<b>GV: Chất xơ có vai trị gì đối với cơ </b>


thể con người?


<b>HS: Ngăn ngừa bệnh táo bón…</b>
<b>GV: Chốt lại, ghi bảng.</b>


<b>HS: Ghi bài.</b>


<b>GV: Theo em, nước và chất xơ có </b>


phải là chất dinh dưỡng khơng? Vì
sao?


<b>HS: Khơng.</b>


<b>7. Chất xơ:</b>


- Giúp ngăn ngừa bệnh táo bón, làm
cho những chất thải mềm để dễ dàng
thải ra ngoài cơ thể.


<b>* Hoạt động 2: Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn:</b>
<b> ( 10 – 15 phút)</b>



<b>Hoạt động của thầy và trò</b> <b>Nội dung ghi bảng</b>
<b>GV: YCHS quan sát H3.9/SGK:</b>


- Căn cứa vào giá trị dinh dưỡng
người ta phân chia thức ăn thành mấy
nhóm? Em hãy kể tên?


<b>HS: 4 nhóm: Nhóm giàu chất béo, </b>


giàu VTM, chất khống, nhóm giàu
chất đạm, giàu chất đường bột.


<b>GV: Nhận xét, ghi bảng.</b>
<b>HS: Ghi bài.</b>


<b>GV: Việc phân chia các nhóm thức </b>


ăn có ý nghĩa gì trong bữa ăn?


<b>HS: Để đảm bảo cân bằng dinh </b>


dưỡng theo yêu cầu bữa ăn.


<b>GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.</b>
<b>HS: Ghi bài.</b>


<b>GV: Vì sao phải thay thế thức ăn? </b>


Nên thay bằng cách nào?



<b>HS: Cần thay đổi món ăn cho ngon </b>


miệng, hợp khẩu vị. Nên thay thế
thức ăn trong cùng một nhóm để


<b>II. Giá trị dinh dưỡng của các </b>
<b>nhóm thức ăn:</b>


<b>1. Phân nhóm thức ăn:</b>


<i>a. Cơ sở khoa học:</i>


- Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng thức
ăn chia làm 4 nhóm:


+ Nhóm giàu chất béo.


+ Nhóm giàu VTM, chất khống.
+ Nhóm giàu chất đạm.


+ Nhóm giàu chất đường bột.


<i>b. Ý nghĩa:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

thành phần và giá trị dinh dưỡng
không bị thay đổi.


<b>GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.</b>
<b>HS: Ghi bài.</b>



<b>GV: Mời HS đọc VD Tr72/SGK để </b>


hiểu rõ hơn về nội dung thay thế thức
ăn.


<b>HS: Đọc VD.</b>


<b>GV: Ở gia đình em, mẹ em thường </b>


thay đổi món ăn trong từng bữa ăn
như thế nào?


<b>HS: Liên hệ, trả lời.</b>


<b>2. Cách thay thế thức ăn lẫn nhau:</b>


- Cần thay đổi món ăn cho ngon
miệng, hợp khẩu vị.


- Nên thay thế thức ăn trong cùng
một nhóm để thành phần và giá trị
dinh dưỡng không bị thay đổi.


<b>4. Củng cố: (1- 2 phút)</b>


- Hệ thống lại nội dung kiến thức đã học để học sinh khắc sâu.
- Đặt một số câu hỏi củng cố bài học.


- Giáo viên nhận xét giờ học, cho điểm vào sổ đầu bài.



<b>5. Hướng dẫn về nhà: (1- 2 phút)</b>


<b>- Đọc và chuẩn bị “ Phần III của bài 15: Cơ sở của ăn uống hợp lý” để </b>


chuẩn bị cho giờ học sau.


<b>IV. Rút kinh nghiệm:</b>


………
………
………
………
<b> Tổ trưởng kí duyệt</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Ngày soạn: 05/01/2012 Tuần: 21 ; Tiết: 39
Ngày giảng: 09/01/2012


<b>Chương III:</b>



<b>NẤU ĂN TRONG GIA ĐÌNH</b>


<b>BÀI 15:</b>



<b>CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÝ ( Tiết 3)</b>



<b>I. Mục tiêu bài học:</b>


Sau khi học xong bài này học sinh phải:


<i>1. Về kiến thức:</i>



- Biết được vai trò của các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày.
- Hiểu được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.


- Hiểu được giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn, cách thay thế thực
phẩm trong cùng nhóm.


<i>2. Về kỹ năng:</i>


- Vận dụng kiến thức đã học để đảm bảo đủ chất, ngon miệng và cân bằng
dinh dưỡng cho bản thân và các thành viên trong gia đình.


<i>3. Về thái độ:</i>


- Có ý thức tự chăm sóc bản thân, ăn uống hợp lý, đủ chất để cơ thể phát
triển khoẻ mạnh, cân đối.


<b>II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:</b>


<b>1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh liên quan </b>


đến nội dung bài học.


<b>2. Học sinh: SGK, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập: Bút viết, thước kẻ...</b>
<b>III. Phương pháp dạy học:</b>


- Phương pháp trực quan
- Phương pháp thuyết trình
- Phương pháp đàm thoại.



<b>IV. Tiến trình giờ dạy, giáo dục:</b>
<b>1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1 - 2 phút)</b>


<b>Lớp</b> <b>Ngày giảng</b> <b>Tổng</b> <b>Vắng</b>


6C
6D
6E


<b>2. Kiểm tra bài cũ:</b>


<i>Câu hỏi: Mục đích của việc phân nhóm thức ăn là gì? Thức ăn được phân </i>


chia làm mấy nhóm? Hãy kể tên các nhóm đó?


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

- Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng thức ăn chia làm 4 nhóm:
+ Nhóm giàu chất béo.


+ Nhóm giàu VTM, chất khống.
+ Nhóm giàu chất đạm.


+ Nhóm giàu chất đường bột.


<b>3. Giảng bài mới:</b>


<i>a. Mở bài: ( 3 - 5 phút)</i>


<b> Các chất dinh duỡng rất cần thiết cho cơ thể nhưng cơ thể chỉ hấp thụ với </b>


một lượng vừa đủ không thừa cũng không thiếu, nếu không sẽ gây hậu quả


rất xấu. Để biết xem nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể con người cần bao nhiêu
thì đủ. Hơm nay, cơ cùng các em sẽ tìm hiểu phần cịn lại của “ Bài 15: Cơ
sở của ăn uống hợp lý”.


<i>b. Các hoạt động:</i>


<b>* Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể ( 30 – 32 phút)</b>
<b>Hoạt động của thầy và trò</b> <b>Nội dung ghi bảng</b>


<b>GV: YCHS quan sát H3.11/SGK:</b>


- Em có nhận xét gì về thể trạng của
cậu bé đó?


<b>HS: Gầy cịm.</b>


<b>GV: Em đó đang mắc bệnh gì và do </b>


nguyên nhân nào gây nên?


<b>HS: Bị bệnh suy dinh dưỡng, do cơ </b>


thể thiếu chất đạm.


<b>GV: Nếu cơ thể thiếu chất đạm sẽ </b>


dẫn đến hậu quả gì?


<b>HS: Cơ thể chậm lớn, suy nhược, </b>



chậm phát triển trí tuệ.


<b>GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.</b>
<b>HS: Ghi bài.</b>


<b>GV: Nếu cơ thể thừa chất đạm sẽ dẫn</b>


đến hậu quả gì?


<b>HS: Gây bệnh béo phì, huyết áp, </b>


bệnh tim mạch, thận hư.


<b>GV: Nhận xét, bổ sung, ghi bảng.</b>
<b>HS: Ghi bài.</b>


<b>GV: Vậy, nhu cầu cơ thể cần bao </b>


nhiêu đạm?


<b>HS: 0, 50 g đạm/ kg thể trọng.</b>
<b>GV: YCHS quan sát H3.12/SGK:</b>


<b>III. Nhu cầu dinh dưỡng của cơ </b>
<b>thể:</b>


<b>1. Chất đạm: </b>


<i>a. Thiếu chất đạm trầm trọng:</i>



- Nếu thiếu chất đạm cơ thể chậm
lớn, suy nhược, chậm phát triển trí
tuệ.


<i>b. Thừa chất đạm:</i>


- Lượng chất đạm bị thừa sẽ gây
bệnh béo phì, bệnh huyết áp, bệnh
tim mạch.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

- Em có nhận xét gì về cậu bé trong
hình vẽ đó?


<b>HS: Béo phì.</b>


<b>GV: Em sẽ khuyên cậu bé đó như thế</b>


nào để cậu bé có thể gầy bớt đi?


<b>HS: Cần ăn uống hợp lý, đủ lượng </b>


thức ăn, giảm ăn chất đường bột và
chất béo, tăng ăn rau quả.


<b>GV: Trong lớp mình có bạn nào bị </b>


sâu răng không? Tại sao?


<b>HS: Do ăn nhiều bánh kẹo, nhất là ăn</b>



vào buổi tối.


<b>GV: Vậy, ăn nhiều chất đường bột sẽ </b>


dẫn đến hậu quả gì?


<b>HS: Gây bệnh béo phì, sâu răng.</b>
<b>GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.</b>
<b>HS: Ghi bài.</b>


<b>GV: Tại sao cứ đến tiết 5 trơng bạn </b>


nào cũng phờ phạc, ủ rũ?


<b>HS: Vì đói, thiếu chất đường bột.</b>
<b>GV: Nhận xét, bổ sung, ghi bảng.</b>
<b>HS: Ghi bài.</b>


<b>GV: Vậy, nhu cầu cơ thể cần bao </b>


nhiêu chất đường bột?


<b>HS: + Người lớn: 6 – 8g/kg thể trọng.</b>


+ Trẻ em: 6 – 10 g/kg thể trọng.


<b>GV: Ghi bảng.</b>
<b>HS: Ghi bài.</b>


<b>GV: Nếu hàng ngày em ăn quá nhiều </b>



hoặc quá ít chất béo thì cơ thể em có
bình thường khơng? Vì sao?


<b>HS: Cơ thể khơng bình thường vì </b>


khơng đảm bảo tỉ lệ chất dinh dưỡng.


<b>GV: Ăn thừa hoặc thiếu chất dinh </b>


dưỡng sẽ dẫn đến hậu quả gì?


<b>HS: </b>


+ Thừa chất béo: Gây bệnh béo phì.
+ Thiếu chất béo: Thiếu năng lượng,
VTM, cơ thể ốm yếu, mệt mỏi.


<b>2. Chất đường bột:</b>


- Ăn quá nhiều chất đường bột sẽ
làm tăng trọng lượng cơ thể và gây
béo phì.


- Thiếu chất đường bột dễ bị đói,
mệt mỏi, cơ thể ốm yếu, thiếu năng
lượng để hoạt dộng.


=> Nhu cầu chất đường bột :
+ Người lớn: 6 – 8g/kg thể trọng.


+ Trẻ em: 6 – 10 g/kg thể trọng.


<b>3. Chất béo:</b>


- Thừa chất béo làm cơ thể béo phì,
ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>GV: Nhận xét, chốt lại. ghi bảng.</b>
<b>HS: Ghi bài.</b>


<b>GV: Vậy, nhu cầu chất béo phụ thuộc</b>


vào yếu tố nào?


<b>HS: Lứa tuổi, khí hậu.</b>
<b>GV: Chốt lại, ghi bảng.</b>
<b>HS: Ghi bài.</b>


<b>GV: Vậy, nhu cầu dinh dưỡng của cơ</b>


thể như thế nào để đảm bảo sức khoẻ,
thân hình cân đối?


<b>HS: Suy nghĩ, trả lời.</b>


<b>GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.</b>
<b>HS: Ghi bài.</b>


<b>GV: YCHS quan sát H3.13a,b/SGK </b>



và đọc nội dung.


<b>HS: Quan sát, đọc hiểu.</b>


và VTM, cơ thể ốm yếu, dễ bị mệt
mỏi.


=> Nhu cầu chất béo:


+ Phụ thuộc vào lứa tuổi: Tuổi nhỏ
tăng, tuổi già giảm.


+ Phụ thuộc vào mùa, khí hậu: Mùa
hè thì giảm, mùa đơng thì tăng.
=> Tóm lại, cơ thể ln địi hỏi phải
có đủ chất dinh dưỡng để nuôi sống
và phát triển.


- Mọi sự thừa và thiếu chất dinh
dưỡng đều có hại cho sức khoẻ.


<b>4. Củng cố: (1- 2 phút)</b>


- Hệ thống lại nội dung kiến thức đã học để học sinh khắc sâu.


- Mời học sinh đọc ghi nhớ SGK/75 và phần nội dung có thể em chưa biết.
- Đặt một số câu hỏi củng cố bài học.


- Giáo viên nhận xét giờ học, cho điểm vào sổ đầu bài.



<b>5. Hướng dẫn về nhà: (1- 2 phút)</b>


<b>- Đọc và chuẩn bị “ Bài 16: Vệ sinh an toàn thực phẩm” để chuẩn bị cho giờ</b>


học sau.


<b>IV. Rút kinh nghiệm:</b>


………
………
………
………
<b> Tổ trưởng kí duyệt</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Ngày soạn: 06/01/2012 Tuần: 21 ; Tiết: 40
Ngày giảng: 10/01/2012


<b>BÀI 16:</b>



<b>VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ( Tiết 1)</b>



<b>I. Mục tiêu bài học:</b>


Sau khi học xong bài này học sinh phải:


<i>1. Về kiến thức:</i>


- Biết được khái niệm vệ sinh an toàn thực phẩm.


- Biết được các biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, cách lựa chọn thực


phẩm phù hợp.


<i>2. Về kỹ năng:</i>


- Hình thành kỹ năng lựa chọn thực phẩm tươi ngon đảm bảo vê sinh an ồn
thực phẩm.


<i>3. Về thái độ:</i>


- Có ý thức giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, quan tâm bảo vệ sức khoẻ của
bản thân và cộng đồng, phòng chống ngộ độc thức ăn.


<b>II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:</b>


<b>1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh liên quan </b>


đến nội dung bài học.


<b>2. Học sinh: SGK, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập: Bút viết, thước kẻ...</b>
<b>III. Phương pháp dạy học:</b>


- Phương pháp trực quan
- Phương pháp thuyết trình
- Phương pháp đàm thoại.


<b>IV. Tiến trình giờ dạy, giáo dục:</b>
<b>1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1 - 2 phút)</b>


<b>Lớp</b> <b>Ngày giảng</b> <b>Tổng</b> <b>Vắng</b>



6C
6D
6E


<b>2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 - 7 phút)</b>


<i>Câu hỏi: Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể như thế nào để đảm bảo thân hình </i>


cân đối?


- Cơ thể ln địi hỏi phải có đủ chất dinh dưỡng để nuôi sống và phát triển.
- Mọi sự thừa và thiếu chất dinh dưỡng đều có hại cho sức khoẻ.


<b>3. Giảng bài mới:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

Sức khoẻ và hiệu quả làm việc của con người phần lớn phụ thuộc vào loại
và lượng thực phẩm ăn vào mỗi ngày. Nhưng hiện nay, nhận thức về vệ sinh
an tồn thực phẩm cịn hạn chế, vẫn cịn nhiều vụ ngộ độc thức ăn xảy ra.
Vậy, làm thế nào để chúng ta có nhận thức đúng đắn và biết được tầm quan
trọng của vệ ssinh an toàn thực phẩm. Bài hơm nay, cơ cùng các em sẽ tìm
hiểu “ Bài 16: Vệ sinh an toàn thực phẩm”.


<i>b. Các hoạt động:</i>


<b>* Hoạt động 1: Tìm hiểu về vệ sinh thực phẩm ( 30 – 32 phút)</b>
<b>Hoạt động của thầy và trò</b> <b>Nội dung ghi bảng</b>
<b>GV: Em hiểu vệ sinh thực phẩm là </b>


gì?



<b>HS: Là giữ cho thực phẩm không bị </b>


nhiễm khuẩn, nhiễm độc, ngộ độc
thức ăn.


<b>GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại, ghi </b>


bảng.


<b>HS: Ghi bài.</b>


<b>GV: Theo em, thế nào nhiễm trùng </b>


thực phẩm?


<b>HS: Là sự xâm nhập của vi khuẩn có </b>


hại vào thực phẩm.


<b>GV: Nhận xét, chốtlại, ghi bảng.</b>
<b>HS: Ghi bài.</b>


<b>GV: Em hãy kể tên một vài loại thực </b>


phẩm dễ bị hư hỏng và giải thích
nguyên nhân?


<b>HS: Thịt gia súc, gia cầm, tơm, cua, </b>


ốc, hến…Vì sau khi giết mổ khơng


được đảm bảo đúng yêu cầu kỹ
thuật, bị vi khuẩn có hại xâm nhập.
Thực phẩm sau khi mua về khơng
chế biến ngay khơng để nơi thống
mát.


<b>GV: Theo em, thực phẩm để trong tủ </b>


lạnh có đảm bảo an tồn khơng? Tại
sao?


<b>HS: Khơng. Vì: Thực phẩm như thịt, </b>


cá chỉ giữ được một thời gian trong
ngăn đá và với thực phẩm chế biến
sẵn nếu trong quá trình sản xuất


<b>I. Vệ sinh thực phẩm:</b>


- VSTP là giữ cho thực phẩm không
bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, ngộ độc
thức ăn.


<b>1. Khái niệm về nhiễm trùng, </b>
<b>nhiễm độc thực phẩm:</b>


<i>a. Nhiễm trùng thực phẩm:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

không đảm bảo vệ sinh, bảo quản tốt
để trong tủ lạnh vẫn hỏng.



<b>GV: Đưa ra một vài VD: </b>


+ Với đồ uống đóng chai có sử dụng
chất phụ gia quá tỷ lệ cho phép =>
Ảnh hưởng đến sức khoẻ.


+ Các loại rau, củ, quả trong q
trình chăm sóc đã sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật không cho phép và quá
liều lượng quy định => Cây bị nhiễm
độc, ảnh hưởng đến người tiêu dùng.
=> Từ dẫn chứng đó, em hãy cho
biết:


Em hiểu gì về sự nhiễm độc thực
phẩm?


<b>HS: Là sự xâm nhập của chất độc </b>


vào thực phẩm.


<b>GV: Nhận xét, chốtlại, ghi bảng.</b>
<b>HS: Ghi bài.</b>


<i>GVMR: Con cá nóc có giá trị kinh tế </i>


cao nhưng trong quá trình sơ chế cần
chú ý các bộ phận gan, mật, ruột của
nó có chứa nhiều độc tố nguy hiểm.



<b>GV: Ở gia đình em đã đảm bảo vệ </b>


sinh an tồn thực phẩm chưa? Hãy
giải thích?


<b>HS: Liên hệ, trả lời.</b>


<b>GV: YCHS quan sát H3.14/SGK: </b>


Em hãy giải thích các mốc nhiệt độ
trong H3.14?


<b>HS: Quan sát, giải thích.</b>


<b>GV: Vậy, ở nhiệt độ nào thì an tồn </b>


cho thực phẩm và ở nhiệt độ nào thì
nguy hiểm cho thực phẩm?


<b>HS: </b>


+ Nhiệt độ an toàn cho thực phẩm: từ
1000C đến 1150C


+ Nhiệt độ nguy hiểm cho thực
phẩm: từ 0 đến 370C.


<b>GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại, ghi </b>



<i>b. Nhiễm độc thực phẩm:</i>


- Là sự xâm nhập của chất độc vào
thực phẩm.


<b>2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với </b>
<b>vi khuẩn:</b>


- Ở nhiệt độ từ -200C đến -100C: Đây
là nhiệt độ vi khuẩn không thể sinh
nở nhưng cũng không chết.


- Ở nhiệt độ từ 0 đến 370C: Đây là
nhiệt độ nguy hiểm, vi khuẩn có thể
sinh nở mau chóng.


- Ở nhiệt độ từ 500C đến 800C: Đây
là nhiệt độ vi khuẩn khơng thể sinh
nở nhưng cũng khơng chết hồn
tồn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

bảng.


<b>HS: Ghi bài.</b>


<i>GVMR: Ăn chín, uống sơi là việc làm</i>


rất quan trọng trong việc bảo vệ sức
khoẻ cho nên khi nấu thực phẩm phải
nấu chín, khi đó vi khuẩn gây hại mới


bị tiêu diệt. Thực phẩm chỉ nên để ăn
trong ngày, không để thực phẩm,
thức ăn quá lâu sẽ tạo điều kiện cho
vi khuẩn sinh nở, làm thực phẩm bị
nhiễm trùng.


<b>4. Củng cố: (1- 2 phút)</b>


- Hệ thống lại nội dung kiến thức đã học để học sinh khắc sâu.
- Đặt một số câu hỏi củng cố bài học.


- Giáo viên nhận xét giờ học, cho điểm vào sổ đầu bài.


<b>5. Hướng dẫn về nhà: (1- 2 phút)</b>


<b>- Đọc và chuẩn bị phần còn lại “ Bài 16: Vệ sinh an toàn thực phẩm” để cho</b>


giờ học sau.


<b>IV. Rút kinh nghiệm:</b>


………
………
………
………
<b> Tổ trưởng kí duyệt</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

Ngày soạn: 12/01/2012 Tuần: 22 ; Tiết: 41
Ngày soạn: 15/01/2012



<b>BÀI 16:</b>



<b>VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ( Tiết 2)</b>



<b>I. Mục tiêu bài học:</b>


Sau khi học xong bài này học sinh phải:


<i>1. Về kiến thức:</i>


- Biết được khái niệm vệ sinh an toàn thực phẩm.


- Biết được các biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, cách lựa chọn thực
phẩm phù hợp.


<i>2. Về kỹ năng:</i>


- Hình thành kỹ năng lựa chọn thực phẩm tươi ngon đảm bảo vê sinh an oàn
thực phẩm.


<i>3. Về thái độ:</i>


- Có ý thức giữ vệ sinh an tồn thực phẩm, quan tâm bảo vệ sức khoẻ của
bản thân và cộng đồng, phòng chống ngộ độc thức ăn.


<b>II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:</b>


<b>1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh liên quan </b>


đến nội dung bài học.



<b>2. Học sinh: SGK, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập: Bút viết, thước kẻ...</b>
<b>III. Phương pháp dạy học:</b>


- Phương pháp trực quan
- Phương pháp thuyết trình
- Phương pháp đàm thoại.


<b>IV. Tiến trình giờ dạy, giáo dục:</b>
<b>1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1 - 2 phút)</b>


<b>Lớp</b> <b>Ngày giảng</b> <b>Tổng</b> <b>Vắng</b>


6C
6D
6E


<b>2. Kiểm tra bài cũ:</b>


<i>Câu hỏi: Em hiểu vệ sinh thực phẩm là gì? Thế nào là nhiễm trùng, nhiễm </i>


độc thực phẩm? Em hãy lấy VD?


- VSTP là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, ngộ độc
thức ăn.


<i>- Nhiễm trùng thực phẩm: Là sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực </i>
phẩm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<b>3. Giảng bài mới:</b>



<i>a. Mở bài: ( 3 - 5 phút)</i>


Ở giờ học trước, chúng ta đã tìm hiểu vấn đề VSTP. Hơm nay, cơ cùng các
em sẽ tìm hiểu nội dung tiếp theo của bài đó là ATTP và các biện pháp
phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm “Bài 16: Vệ sinh an toàn
thực phẩm ( T2)”.


<i>b. Các hoạt động:</i>


<b>* Hoạt động 1: Tìm hiểu về an toàn thực phẩm ( 10 – 15 phút)</b>
<b>Hoạt động của thầy và trò</b> <b>Nội dung ghi bảng</b>
<b>GV: Theo em, an tồn thực phẩm là </b>


gì?


<b>HS: Là giữ cho thực phẩm khỏi bị </b>


nhiễm trùng, nhiễm độc và biến chất.


<b>GV: Nhận xét, chốtlại, ghi bảng.</b>
<b>HS: Ghi bài.</b>


<b>GV: Theo em, nguyên nhân nào dẫn </b>


đến ngộ độc thức ăn dẫn đến tử
vong?


<b>HS: Do sử dụng thuốc trừ sâu bệnh, </b>



thuốc kích thích, chất bảo quản.


<b>GV: Nhận xét, bổ sung, lấy VD minh</b>


hoạ: Ngộ độc dưa chuột, rau cải, đậu
đũa, hoa quả Trung Quốc.


<b>GV: Chốt lại, ghi bảng.</b>
<b>HS: Ghi bài.</b>


<b>GV: Cần đảm bảo an toàn thực phẩm</b>


trong những trường hợp nào?


<b>HS: Khi mua sắm, chế biến và bảo </b>


quản.


<b>GV: Gia đình em thường mua sắm </b>


những loại thực phẩm gì?


<b>HS: Tơm, cua, thịt, trứng, rau, củ, </b>


quả.


<b>GV: Đối với những thực phẩm khi </b>


mua về làm thế nào để đảm ảo an
toàn thực phẩm?



<b>HS: phải biết chọn tực phẩm tươi </b>


ngon, không quá hạn sử dụng, không
bị ôi, ươn, ẩm mốc và không để lẫn
các loại thực phẩm sống, chín với


<b>I. Vệ sinh thực phẩm:</b>
<b>II. An toàn thực phẩm:</b>


- Là giữ cho thực phẩm khỏi bị
nhiễm trùng, nhiễm độc và biến chất.
=> Vì vậy, thực phẩm ln cần có
mức độ an tồn cao. Người sử dụng
cần biết cách lựa chọn cũng như xử
lý thực phẩm một cách đúng đắn,
hợp vệ sinh.


<b>1. An toàn thực phẩm khi mua </b>
<b>sắm:</b>


- Để đảm bảo an toàn thực phẩm khi
mua sắm cần phải biết chọn tực
phẩm tươi ngon, không quá hạn sử
dụng, không bị ôi, ươn, ẩm mốc và
không để lẫn các loại thực phẩm
sống, chín với nhau.


<b>2. An toàn thực phẩm khi chế biến </b>
<b>và bảo quản: </b>



- Để đảm bảo an toàn thực phẩm khi
chế biến và bảo quản cần:


+ Thức ăn cần được sơ chế sạch sẽ,
đảm bảo vệ sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

nhau.


<b>GV: Em hãy nêu một số cách lựa </b>


chọn thực phẩm tươi ngon đảm bảo
an toàn thực phẩm?


<b>HS: Liên hệ, lấy VD.</b>


<b>GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.</b>
<b>HS: Ghi bài.</b>


<b>GV: Trong gia đình em, thực phẩm </b>


thường được chế biến ở đâu?


<b>HS: Tại khu vực bếp.</b>


<b>GV: Ngoài thực phẩm bị sử dụng </b>


hố chất ra thì thực phẩm cịn bị
nhiễm độc từ đâu?



<b>HS: Từ dụng cụ làm bếp, quần áo, </b>


tay người chế biến.


<b>GV: Vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn </b>


bằng những con đường nào?


<b>HS: Xâm nhập trong quá trình chế </b>


biến: Cắt, thái, rửa, mổ.


<b>GV: Cần bảo quản các loại thực </b>


phẩm đã chế biến, đóng hộp và khô
như thế nào?


<b>HS: </b>


+ Thực phẩm đã chế biến: Cho vào
hộp kín, để vào tủ lạnh.


+ Thực phẩm đóng hộp: Để vào tủ
lạnh nên mua đủ dùng.


+ Thực phẩm khô: Phải được phơi
khô, cho vào hộp, lọ kín, để nơi cao
ráo.


<b>GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.</b>


<b>HS: Ghi bài.</b>


<b>GV: Gia đình em đã đảm bảo an toàn</b>


thực phẩm như thế nào?


<b>HS: Liên hệ, trả lời.</b>


<b>* Hoạt động 2: Tìm hiểu các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm</b>
<b>độc thực phẩm ( 12 – 15 phút)</b>


<b>Hoạt động của thầy và trò</b> <b>Nội dung ghi bảng</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

ngộ độc thức ăn?


<b>HS: Có 4 nguyên nhân.</b>


<b>GV: Trong 4 nguyên nhân đó, </b>


nguyên nhân nào gây nhiễm trùng,
nguyên nhân nào gây nhiễm độc thực
phẩm?


<b>HS: </b>


+ Nhiễm trùng: Thức ăn nhiễm VSV
và độc tố của VSV, thức ăn bị biến
chất.


+ Nhiễm độc: Thức ăn có sẵn chất


độc, ơ nhiễm các chất hố học.


<b>GV: YCHS quan sát H3.16/SGK:</b>


- Em hãy nêu các biện pháp phịng
tránh nhiễm trùng thực phẩm tại gia
đình em?


<b>HS: Quan sát, trả lời.</b>


<b>GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại, ghi </b>


bảng.


<b>HS: Ghi bài.</b>


<b>GV: Gia đình em đã thực hiện các </b>


biện pháp phòng tránh nhiễm trùng
như thế nào?


<b>HS: Liên hệ, trả lời.</b>


<b>GV: Có mấy biện pháp phịng tránh </b>


nhiễm độc? Hãy kể tên?


<b>HS: Có 3 biện pháp.</b>


<b>GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.</b>


<b>HS: Ghi bài.</b>


<b>GV: </b>


+ Thức ăn đã chế biến: Bảo quản chu
đáo, tránh cô trùng xâm nhập.


+ Thực phẩm khô: Cần bảo quản nơi
khơ ráo, thống mát, tránh ẩm mốc,
cơn trùng xâm nhập.


+ Đồ hộp: Không dùng đồ quá hạn,
hộp đã bị han, bị hở.


<b>trùng, nhiễm độc thực phẩm:</b>
<b>1. Nguyên nhân ngộ độc thức ăn: 4</b>


- Do thức ăn nhiễm VSV và độc tố
của VSV.


- Do thức ăn bị biến chất.


- Do bản thân thức ăn có sẵn chất
độc.


- Do thức ăn bị ơ nhiễm các chất độc
hố học, chất phụ gia…


<b>2. Các biện pháp phòng tránh </b>
<b>nhiễm trùng, nhiễm độc thực </b>


<b>phẩm:</b>


<i>a. Phòng tránh nhiễm trùng:</i>


- Rửa tay sạch trước khi ăn.
- Vệ sinh nhà bếp.


- Rửa kỹ thực phẩm.
- Nấu chín thực phẩm.
- Đậy thức ăn cẩn thận.


- Bảo quản thực phẩm chu đáo.


<i>b. Phòng tránh nhiễm độc:</i>


- Khơng dùng thực phẩm có chất
độc.


- Khơng dùng thức ăn bị biến chất
hoặc nhiễm độc.


- Không dùng đồ hộp quá hạn sử
dụng.


<b>4. Củng cố: (1- 2 phút)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

- GV mời 1 vài học sinh đọc ghi nhớ và phần có thể em chưa biết/SGK/Tr80
- Đặt một số câu hỏi củng cố bài học.


- Giáo viên nhận xét giờ học, cho điểm vào sổ đầu bài.



<b>5. Hướng dẫn về nhà: (1- 2 phút)</b>


<b>- Đọc và chuẩn bị “ Bài 17: Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món </b>


ăn” để cho giờ học sau.


<b>IV. Rút kinh nghiệm:</b>


………
………
………
………
………
<b> Tổ trưởng kí duyệt</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

Ngày soạn: 26/01/2012 Tuần: 23 ; Tiết: 42
Ngày giảng: 29/01/2012


<b>BÀI 17:</b>



<b>BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG TRONG CHẾ BIẾN</b>


<b>MÓN ĂN</b>



<b> ( TIẾT 1)</b>



<b>I. Mục tiêu bài học:</b>


Sau khi học xong bài này học sinh phải:



<i>1. Về kiến thức:</i>


- Biết được sự cần thiết phải bảo quản chất dinh dưỡng trong khi nấu ăn.
- Biết cách bảo quản phù hợp để các chất dinh dưỡng không bị mất đi trong
quá trình chế biến thực phẩm.


<i>2. Về kỹ năng:</i>


- Hình thành kỹ năng bảo quản các loại thực phẩm cho hợp lý, đảm bảo chất
dinh dưỡng.


<i>3. Về thái độ:</i>


- Áp dụng hợp lý các quy trình chế biến và bảo quản thực phẩm để tạo
nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ và thể lực.


<b>II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:</b>


<b>1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh liên quan </b>


đến nội dung bài học.


<b>2. Học sinh: SGK, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập: Bút viết, thước kẻ...</b>
<b>III. Phương pháp dạy học:</b>


- Phương pháp trực quan
- Phương pháp thuyết trình
- Phương pháp đàm thoại.


<b>IV. Tiến trình giờ dạy, giáo dục:</b>


<b>1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1 - 2 phút)</b>


<b>Lớp</b> <b>Ngày giảng</b> <b>Tổng</b> <b>Vắng</b>


6C
6D
6E


<b>2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 – 7 phút)</b>


<i>Câu hỏi: Theo em, ngộ độc thức ăn là do nguyên nhân nào? </i>


- Do thức ăn nhiễm VSV và độc tố của VSV.
- Do thức ăn bị biến chất.


- Do bản thân thức ăn có sẵn chất độc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

<b>3. Giảng bài mới:</b>


<i>a. Mở bài: ( 3 - 5 phút)</i>


Trong quá trình chế biến thức ăn, các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm
thường bị mất đi, nhất là những chất dễ tan trong nước và trong hơi nước.
Vậy, làm thế nào để bảo quản tốt giá trị dinh dưỡng có trong thực phẩm.
Hơm nay, cơ cùng các em sẽ tìm hiểu “ Bài 17: Bảo quản chất dinh dưỡng
trong chế biến món ăn ( Tiết 1)”.


<i> b. Các hoạt động:</i>


<b>* Hoạt động 1: Tìm hiểu bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế </b>


<b>biến</b>


<b>( 30 – 35 phút)</b>


<b>Hoạt động của thầy và trò</b> <b>Nội dung ghi bảng</b>
<b>GV: YCHS quan sát H3.17/SGK:</b>


- Em hãy đọc chất dinh dưỡng có
trong thịt,cá?


<b>HS: Quan sát, đọc.</b>


<b>GV: Biện pháp bảo quản các chất </b>


dinh dưỡng có trong thịt, cá là gì?


<b>HS: </b>


+ Thịt: Rửa sạch trước khi thái.
+ Cá: Làm sạch vẩy, mang, cắt khúc.


<b>GV: Tại sao thịt, cá khi đã thái, cắt </b>


khúc rồi không nên rửa lại?


<b>HS: Vì mất VTM, chất khống dễ tan</b>


trong nước.


<b>GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.</b>


<b>HS: Ghi bài.</b>


<b>GV: YCHS quan sát H3.18/SGK:</b>


- Em hãy kể tên các loại rau, củ, quả
thường dùng?


<b>HS: Cà rốt, su hào, bắp cải, cà chua, </b>


cam, ổi, xoài, nhãn…


<b>GV: Theo em, rau, củ, quả trước khi </b>


chế biến phải qua thao tác nào?


<b>HS: Cần gọt vỏ, rửa, cắt thái.</b>


<b>GV: Cách gọt vỏ, rửa, cắt thái có ảnh</b>


hưởng gì đến giá trị dinh dưỡng?


<b>HS: Sinh tố và chất khống dễ bị tiêu</b>


huỷ nếu thự hiện khơng đúng cách.


<b>I. Bảo quản chất dinh dưỡng khi </b>
<b>chuẩn bị chế biến:</b>


<b>1. Thịt, cá:</b>



- Không ngâm rửa thịt, cá sau khi
cắt, thái.


- Không để ruồi bọ bâu vào.


- Giữ thịt, cá ở nhiệt độ thích hợp.


<b>2. Rau, củ, quả, đậu hạt tươi:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

<b>GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.</b>
<b>HS: Ghi bài.</b>


<b>GV: YCHS quan sát H3.19/SGK:</b>


- Em hãy kể tên các loại đậu hạt, ngũ
cốc thường dùng trong gia đình em?


<b>HS: Lạc, đỗ xanh, đỗ đen, vừng, đỗ </b>


tương.


<b>GV: Với các loại hạt khơ cần có cách</b>


bảo quản như thế nào?


<b>HS: Phải phơi khô, loại bỏ hạt sâu, </b>


lép, để nơi khơ ráo, thống mát.


<b>GV: Với gạo nên bảo quản như thế </b>



nào để đảm bảo các chất dinh dưỡng?


<b>HS: Ăn đến đâu mua đến đó hoặc </b>


mua vừa đủ cho thời gian dự tính,
khơng nên vo gạo kỹ sẽ mất sinh tố
B.


<b>GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.</b>
<b>HS: Ghi bài.</b>


<b>3. Đậu hạt khô, gạo:</b>


- Đậu hạt khô: Cần bảo quản chu đáo
nơi khô ráo, mát mẻ, tránh mốc, sâu
mọt xâm nhập, thỉnh thoảng cần
kiểm tra lại.


- Gạo: Chỉ nên mua với lượng vừa
đủ cho thời gian dự tính, khơng vị
quá kỹ sẽ bị mất sinh tố B.


<b>4. Củng cố: (1- 2 phút)</b>


- Hệ thống lại nội dung kiến thức đã học để học sinh khắc sâu.
- Đặt một số câu hỏi củng cố bài học.


- Giáo viên nhận xét giờ học, cho điểm vào sổ đầu bài.



<b>5. Hướng dẫn về nhà: (1- 2 phút)</b>


<b>- Đọc và chuẩn bị phần II “ Bài 17: Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế </b>


biến món ăn” để cho giờ học sau.


<b>IV. Rút kinh nghiệm:</b>


………
………
………
………
<b> Tổ trưởng kí duyệt</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

Ngày soạn: 27/01/2012 Tuần: 23 ; Tiết: 43
Ngày giảng: 30/01/2012


<b>BÀI 17:</b>



<b>BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG TRONG CHẾ BIẾN</b>


<b>MÓN ĂN</b>



<b> ( TIẾT 2)</b>



<b>I. Mục tiêu bài học:</b>


Sau khi học xong bài này học sinh phải:


<i>1. Về kiến thức:</i>



- Biết được sự cần thiết phải bảo quản chất dinh dưỡng trong khi nấu ăn.
- Biết cách bảo quản phù hợp để các chất dinh dưỡng khơng bị mất đi trong
q trình chế biến thực phẩm.


<i>2. Về kỹ năng:</i>


- Hình thành kỹ năng bảo quản các loại thực phẩm cho hợp lý, đảm bảo chất
dinh dưỡng.


<i>3. Về thái độ:</i>


- Áp dụng hợp lý các quy trình chế biến và bảo quản thực phẩm để tạo
nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ và thể lực.


<b>II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:</b>


<b>1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh liên quan </b>


đến nội dung bài học.


<b>2. Học sinh: SGK, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập: Bút viết, thước kẻ...</b>
<b>III. Phương pháp dạy học:</b>


- Phương pháp trực quan
- Phương pháp thuyết trình
- Phương pháp đàm thoại.


<b>IV. Tiến trình giờ dạy, giáo dục:</b>
<b>1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1 - 2 phút)</b>



<b>Lớp</b> <b>Ngày giảng</b> <b>Tổng</b> <b>Vắng</b>


6C
6D
6E


<b>2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 – 7 phút)</b>


<i>Câu hỏi: Cần bảo quản các chất dinh dưỡng trong thịt, cá như thế nào khi </i>


chuẩn bị chế biến?


- Không ngâm rửa thịt, cá sau khi cắt, thái.
- Không để ruồi bọ bâu vào.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

<b>3. Giảng bài mới:</b>


<i>a. Mở bài: ( 3 - 5 phút)</i>


<b> Giờ học trước, cô cùng các em đã nghiên cứu xong cách bảo quản chất </b>


dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến. Hơm nay, cơ sẽ hướng dẫn chúng ta tìm
hiểu cách bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến thực phẩm.


<i>b. Các hoạt động:</i>


<b>* Hoạt động 1: Tìm hiểu cách bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế </b>
<b>biến</b>


<b> ( 30 – 35 phút)</b>



<b>Hoạt động của thầy và trò</b> <b>Nội dung ghi bảng</b>
<b>GV: Trong q trình chế biến món </b>


ăn chất dinh dưỡng nào thường bị
mất đi?


<b>HS: Các sinh tố.</b>


<b>GV: Trong khi chế biến cần lưu ý </b>


điểm gì?


<b>HS: Suy nghĩ, trả lời.</b>


<b>GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.</b>
<b>HS: Ghi bài.</b>


<b>GV: Khi chế biến, em và gia đình đã </b>


bảo quản các chất dinh dưỡng như
thế nào?


<b>HS: Liên hệ, trả lời.</b>


<b>GV: Tại sao phải quan tâm bảo quản </b>


chất dinh dưỡng trong khi chế biến
món ăn?



<b>HS: Vì: trong quá trình đun nấu hay </b>


rán lâu sẽ làm mất nhiều sinh tố dễ
tan


<b>GV: Chốt lại, ghi bảng.</b>
<b>HS: Ghi bài.</b>


<b>GV: Tại sao phải quan tâm đến việc </b>


sử dụng nhiệt hợp lý trong chế biến
món ăn?


<b>HS: Vì để giữ cho món ăn ln có </b>


giá trị dinh dưỡng cao.


<b>GV: Em hãy kể tên các chất dinh </b>


dưỡng đã học?


<b>I. Bảo quản chất dinh dưỡng khi </b>
<b>chuẩn bị chế biến.</b>


<b>II. Bảo quản chất dinh dưỡng </b>
<b>trong khi chế biến.</b>


<b>1. Tại sao phải quan tâm bảo quản </b>
<b>chất dinh dưỡng trong khi chế biến</b>
<b>món ăn?</b>



- Vì: trong quá trình đun nấu hay rán
lâu sẽ làm mất nhiều sinh tố dễ tan.
- Khi chế biến món ăn cần lưu ý:
+ Cho thực phẩm vào luộc hay nấu
khi nước sôi.


+ Khi nấu tránh khuấy nhiều.


+ Không nên hâm lại thức ăn nhiều
lần.


+ Không nên dùng gạo xát quá trắng
và vo kỹ gạo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

<b>HS: Chất đạm, béo, đường bột, </b>


khoáng, sinh tố.


<b>GV: Khi luộc thực phẩm chứa nhiều </b>


chất đạm như thịt gà, thịt lợn cần chú
ý điều gì?


<b>HS: Cần vặn nhỏ lửa.</b>
<b>GV: Nhận xét, chốt lại.</b>


<b>GV: Khi rán cần chú ý điều gì?</b>
<b>HS: Khơng để lửa q to. Vì sinh tố </b>



A trong chất béo bị phân huỷ và biến
chất.


<b>GV: Em có biết kẹo đắng có nguồn </b>


gốc từ đâu khơng?


<b>HS: Từ đường được đun sôi đến </b>


1800C.


<b>GV: Khi nấu gạo ở nhiệt độ cao sẽ </b>


dẫn đến hiện tượng gì?


<b>HS: Gạo sẽ bị biến chất, tiêu huỷ.</b>
<b>GV: Nhiệt độ có ảnh hưởng như thế </b>


nào dến chất khoáng?


<b>HS: Khi đun nấu, một phần chất </b>


khống sẽ bị hồ tan vào nước.


<b>GV: Khi rửa rau, gọt quả cần chú ý </b>


điều gì để khơng bị mất đi lượng
VTM có trong thực phẩm?


<b>HS: Cần áp dụng hợp lý các quy </b>



trình kỹ thuật trong chế biến món ăn.


<b>GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng. </b>
<b>HS: Ghi bài.</b>


<b>2. Ảnh hưởng của nhiệt đối với </b>
<b>thành phần dinh dưỡng:</b>


- Các chất dinh dưỡng dễ bị thối
hố, biến chất hoặc tiêu huỷ bởi
nhiệt. Vì vậy, cần quan tâm đến việc
sử dụng nhiệt hợp lý trong chế biến
để giữ cho món ăn ln có giá trị
dinh dưỡng cao.


<b>4. Củng cố: (1- 2 phút)</b>


- Hệ thống lại nội dung kiến thức đã học để học sinh khắc sâu.


- GV gọi một vài HS đọc ghi nhớ và phần nội dung có thể em chưa biết/
SGK/Tr 84.


- Đặt một số câu hỏi củng cố bài học.


- Giáo viên nhận xét giờ học, cho điểm vào sổ đầu bài.


<b>5. Hướng dẫn về nhà: (1- 2 phút)</b>


<b>- Đọc và chuẩn bị “ Bài 24: Tỉa hoa trang trí món ăn từ một số loại rau, củ, </b>



quả” để cho giờ học sau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

………
………
………
………
<b> Tổ trưởng kí duyệt</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

Ngày soạn: 03/02/2012 Tuần: 24 ; Tiết: 44
Ngày giảng: 06/02/2012


<b>BÀI 24: </b>



<b>TỈA HOA TRANG TRÍ MĨN ĂN TỪ MỘT SỐ LOẠI</b>


<b>RAU, CỦ, QUẢ</b>



<b>I. Mục tiêu bài học:</b>


Sau khi học xong bài này học sinh phải:


<i>1. Về kiến thức:</i>


- Biết được nguyên liệu, dụng cụ làm hoa và cách tỉa hoa trang trí bằng rau,
củ, quả.


<i>2. Về kỹ năng:</i>


- Hình thành kỹ năng tỉa các mẫu hoa để trang trí món ăn.



<i>3. Về thái độ:</i>


- Có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và lớp học sạch sẽ, ngăn nắp.
<b> II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:</b>


<b>1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh liên quan </b>


đến nội dung bài học.


<b>2. Học sinh: SGK, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập: Bút viết, thước kẻ...</b>
<b>III. Phương pháp dạy học:</b>


- Phương pháp trực quan
- Phương pháp thuyết trình
- Phương pháp đàm thoại.


<b>IV. Tiến trình giờ dạy, giáo dục:</b>
<b>1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1 - 2 phút)</b>


<b>Lớp</b> <b>Ngày giảng</b> <b>Tổng</b> <b>Vắng</b>


6C
6D
6E


<b>2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 – 7 phút)</b>


<i>Câu hỏi: Khi chế biến món ăn cần lưu ý điều gì?</i>


+ Cho thực phẩm vào luộc hay nấu khi nước sôi.


+ Khi nấu tránh khuấy nhiều.


+ Không nên hâm lại thức ăn nhiều lần.


+ Không nên dùng gạo xát quá trắng và vo kỹ gạo.
+ Không nên chắt bỏ nước cơm.


<b>3. Giảng bài mới:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

Cuộc sống của chúng ta rất đa dạng, mn màu mn vẻ. Có rất nhiều
cách để chúng ta làm đẹp cho cuộc sống. Tỉa hoa trang trí là một trong
những hình thức sử dụng rau, củ, quả để tạo nên những bông hoa, mẫu vật
làm tăng giá trị thẩm mĩ của món ăn. Vậy, nguyên liệu và dụng cụ để tỉa
những bông hoa đó là gì thì bài học hom nay, cơ cùng các em sẽ nghiên cứu
“ Bài 24: Tỉa hoa trang trí món ăn từ một số loại rau, củ, quả”.


<i>b. Các hoạt động:</i>


<b>* Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên liệu, dụng cụ tỉa hoa ( 7 – 10 phút)</b>
<b>Hoạt động của thầy và trò</b> <b>Nội dung ghi bảng</b>
<b>GV: YCHS quan sát </b>


H3.28/SGK/Tr116:


- Em hãy kể tên các nguyên liệu và
dụng cụ tỉa hoa trang trí món ăn mà
em biết?


<b>HS: </b>



- Nguyên liệu: Các loại rau, củ, quả
như: dưa chuột, cà chua, hành, tỏi,
ớt…


- Dụng cụ: Dao, kéo, thớt, đĩa…


<b>GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.</b>
<b>HS: Ghi bài.</b>


<b>GV: Em và gia đình đã sử dụng </b>


những nguyên liệu và dụng cụ nào để
tỉa hoa?


<b>HS: Liên hệ, trả lời.</b>


<b>GV: Theo em, hình thức tỉa hoa phụ </b>


thuộc vào yếu tố nào?


<b>HS: Phụ thuộc vào tính chất của rau, </b>


củ, quả và yêu cầu thẩm mỹ của món
ăn.


<b>GV: Nhận xét, chốt lại.</b>
<b>HS: Ghi bảng.</b>


<b>I. Nguyên liệu, dụng cụ và hình </b>
<b>thức tỉa hoa:</b>



<b>1. Nguyên liệu, dụng cụ tỉa hoa:</b>


<i>a. Nguyên liệu:</i>


- Các loại rau, củ, quả như: dưa
chuột, cà chua, hành, tỏi, ớt…
b. Dụng cụ:


- Dao, kéo, thớt, đĩa…


<b>2. Hình thức tỉa hoa:</b>


- Có nhiều hình thức tỉa hoa: Tỉa
dạng phẳng, tỉa dạng nổi, tỉa tạo
hình hoa, lá…


<b>* Hoạt động 2: Tìm hiểu cách thực hiện mẫu tỉa hoa trang trí món ăn </b>


( 25 – 30 phút)


<b>Hoạt động của thầy và trò</b> <b>Nội dung ghi bảng</b>
<b>GV: YCHS đọc mục 1 phần II kết </b>


hợp quan sát H3.29/SGK/Tr 117:


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

- Muốn tỉa hoa huệ trắng từ lá hành ta
phải thực hiện các thao tác nào?


<b>HS: Phải tỉa hoa, cành, lá.</b>



<b>GV: Muốn tỉa hoa, cành, lá cần phải </b>


thực hiện các bước nào?


<b>HS: Đọc, quan sát, trả lời.</b>


<b>GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.</b>
<b>HS: Ghi bài.</b>


<b>GV: YCHS đọc mục 4 phần II kết </b>


hợp quan sát H3.35/SGK/Tr 120:
- Muốn tỉa hoa hồng từ quả cà chua ta
phải thực hiện theo các bước nào?


<b>HS: </b>


- Dùng dao cắt ngang gần cuống quả
cà chua nhưng để dính lại một phần.
- Lạng phần vỏ dày 0,1 – 0,2cm theo
dạng vịng trơn ốc.


- Cuộn vòng từ dưới lên, phần cuống
sẽ dùng làm đế hoa.


<b>GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.</b>
<b>HS: Ghi bài.</b>


<i>* Tỉa hoa huệ trắng:</i>


<i>a. Hoa:</i>


- Sử dụng cọng hành tròn, đẹp, cắt
thành nhiều đoạn dài bằng nhau.
- Dùng dao chẻ sâu xuống ½ chiều
cao đoạn cành, sau đó ngâm vào
nước.


<i>b. Cành:</i>


- Lấy một cây hành cắt bỏ phần lá
xanh chỉ để chừa một đoạn 1 – 2cm
rồi dùng tăm gắn đoạn hành trắng
vừa tỉa lên cuống hoa.


<i>c. Lá:</i>


- Chọn một cây hành lá cắt bớt lá
chừa mỗi đoạn dài 10cm, dùng dao
tách mỗi cọng thành 2 – 3 lá nhỏ, ở
giữa cây hành lá này dùng tăm tre
cắm cành hoa lên.


<b>2. Tỉa hoa từ quả cà chua:</b>


<i>* Tỉa hoa hồng:</i>


- Dùng dao cắt ngang gần cuống quả
cà chua nhưng để dính lại một phần.
- Lạng phần vỏ dày 0,1 – 0,2cm theo


dạng vịng trơn ốc.


- Cuộn vịng từ dưới lên, phần cuống
sẽ dùng làm đế hoa.


<b>4. Củng cố: (1- 2 phút)</b>


- Hệ thống lại nội dung kiến thức đã học để học sinh khắc sâu.
- Đặt một số câu hỏi củng cố bài học.


- Giáo viên nhận xét giờ học, cho điểm vào sổ đầu bài.


<b>5. Hướng dẫn về nhà: (1- 2 phút)</b>


<b>- Đọc lại và chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ“ Bài 24: Tỉa hoa trang trí món </b>


ăn từ một số loại rau, củ, quả” để cho giờ học sau thực hành.


<b>IV. Rút kinh nghiệm:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

Ngày soạn: 04/02/2012 Tuần: 24 ; Tiết: 45
Ngày giảng: 07/02/2012


<b>BÀI 24: </b>



<b>THỰC HÀNH: TỈA HOA TRANG TRÍ MĨN ĂN TỪ MỘT</b>


<b>SỐ LOẠI RAU, CỦ, QUẢ ( Tiếp)</b>



<b>I. Mục tiêu bài học:</b>



Sau khi học xong bài này học sinh phải:


<i>1. Về kiến thức:</i>


- Biết được nguyên liệu, dụng cụ làm hoa và cách tỉa hoa trang trí bằng rau,
củ, quả.


<i>2. Về kỹ năng:</i>


- Hình thành kỹ năng tỉa các mẫu hoa để trang trí món ăn.


<i>3. Về thái độ:</i>


- Có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và lớp học sạch sẽ, ngăn nắp.
<b> II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:</b>


<b>1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh liên quan </b>


đến nội dung bài học.


<b>2. Học sinh: SGK, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập: Bút viết, thước </b>


kẻ...và nguyên liệu, dụng cụ thực hành như: Rau, củ, quả, dao, thớt, kéo...


<b>III. Phương pháp dạy học:</b>


- Phương pháp trực quan
- Phương pháp thuyết trình
- Phương pháp đàm thoại



- Phương pháp thực hành – làm mẫu.


<b>IV. Tiến trình giờ dạy, giáo dục:</b>
<b>1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1 - 2 phút)</b>


<b>Lớp</b> <b>Ngày giảng</b> <b>Tổng</b> <b>Vắng</b>


6C
6D
6E


<b>2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 – 7 phút)</b>


<i>Câu hỏi: Để tỉa hoa trang trí món ăn cần sử dụng những ngun liệu và dụng</i>


cụ gì?


<i>* Nguyên liệu: Các loại rau, củ, quả như: dưa chuột, cà chua, hành, tỏi, ớt…</i>


* Dụng cụ: Dao, kéo, thớt, đĩa…


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

<i>a. Mở bài: ( 3 - 5 phút)</i>


Giờ trước, cơ cùng các em đã tìm hiểu sơ lược về nguyên liệu, dụng cụ và
các bước thực hiện tỉa hoa trang trí món ăn. Để vận dụng những kiến thức đó
trang trí cho các món ăn ở gia đình mình. Hơm nay, cơ cùng các em sẽ tỉa
những bông hoa huệ trắng từ hành lá.


<i>b. Các hoạt động:</i>



<b>* Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên liệu, dụng cụ tỉa hoa ( 7 – 10 phút)</b>
<b>Hoạt động của thầy và trò</b> <b>Nội dung ghi bảng</b>
<b>GV: Em hãy nhắc lại các ngun liệu</b>


và dụng cụ tỉa hoa trang trí món ăn
mà em đã học?


<b>HS: </b>


- Nguyên liệu: Các loại rau, củ, quả
như: dưa chuột, cà chua, hành, tỏi,
ớt…


- Dụng cụ: Dao, kéo, thớt, đĩa…


<b>GV: Để tỉa những bông hoa huệ </b>


trắng trang trí món ăn cần chuẩn bị
nguyên liệu và dụng cụ gì?


<b>HS: Cây hành lá, dao, kéo, tăm tre, </b>


chậu nước…


<b>GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.</b>
<b>HS: Ghi bài.</b>


<b>GV: Em và gia đình đã sử dụng </b>


những nguyên liệu và dụng cụ nào để


tỉa hoa?


<b>HS: Liên hệ, trả lời.</b>


<b>I. Nguyên liệu, dụng cụ tỉa hoa:</b>


<i>a. Nguyên liệu:</i>


- Cây hành lá.
b. Dụng cụ:


- Dao, kéo, thớt, đĩa,chậu đựng nước,
tăm tre…


<b>* Hoạt động 2: Tổ chức thực hành tỉa hoa trang trí món ăn từ một số </b>
<b>loại rau, củ, quả ( 22 – 25 phút)</b>


<b>Hoạt động của thầy và trò</b> <b>Nội dung ghi bảng</b>
<b>GV: Buổi học hơm nay chúng ta </b>


thực hành nội dung gì?


<b>HS: Tỉa hoa huệ trắng từ hành lá.</b>
<b>GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.</b>
<b>HS: Ghi bài.</b>


<b>GV: Em hãy nêu trình tự tiến hành </b>


tỉa hoa huệ trắng?



<b>HS: Suy nghĩ, trả lời từng bước.</b>
<b>GV: Nhận xét, bổ sung, làm mẫu </b>


<b>II. Nội dung và trình tự tiến hành:</b>
<b>1. Nội dung: Tỉa hoa từ hành lá: Tỉa </b>


hoa huệ trắng.


<b>2. Trình tự tiến hành:</b>


<i> a. Hoa:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

từng bước để học sinh quan sát.


<b>HS: Quan sát, làm theo sự hướng dẫn</b>


của giáo viên.


<b>GV: Chia lớp thành 4 nhóm lớn thực </b>


hành.


<b>HS: Ngồi theo nhóm thực hành.</b>
<b>GV: Yêu cầu học sinh thực hành </b>


những nội dung đẫ hướng dẫn.


<b>HS: Thực hành nội dung theo yêu </b>


cầu của giáo viên.



<b>GV: Đi lần lượt từng nhóm quan sát, </b>


theo dõi, chỉnh sửa cho học sinh.


<b>HS: Thực hành, chỉnh sửa và hoàn </b>


thiện sản phẩm.


nước.


<i>b. Cành:</i>


- Lấy một cây hành cắt bỏ phần lá
xanh chỉ để chừa một đoạn 1 – 2cm
rồi dùng tăm gắn đoạn hành trắng
vừa tỉa lên cuống hoa.


<i>c. Lá:</i>


- Chọn một cây hành lá cắt bớt lá
chừa mỗi đoạn dài 10cm, dùng dao
tách mỗi cọng thành 2 – 3 lá nhỏ, ở
giữa cây hành lá này dùng tăm tre
cắm cành hoa lên.


<b>III. Thực hành:</b>
<b>4. Củng cố: (1- 2 phút)</b>


- GV: Nghiệm thu sản phẩm của học sinh, nhận xét, đánh giá cho điểm.


- GV: Nhắc nhở học sinh vệ sinh lớp học.


<b>5. Hướng dẫn về nhà: (1- 2 phút)</b>


<b>- Đọc lại và chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ“ Bài 24: Tỉa hoa trang trí món </b>


ăn từ một số loại rau, củ, quả” để cho giờ học sau thực hành.


<b>IV. Rút kinh nghiệm:</b>


………
………
………
………
<b> Tổ trưởng kí duyệt</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

Ngày soạn: 09/02/2012 Tuần: 25 ; Tiết: 46
Ngày giảng: 13/02/2012


<b>BÀI 24: </b>



<b>THỰC HÀNH: TỈA HOA TRANG TRÍ MĨN ĂN TỪ MỘT</b>


<b>SỐ LOẠI RAU, CỦ, QUẢ ( Tiếp)</b>



<b>I. Mục tiêu bài học:</b>


Sau khi học xong bài này học sinh phải:


<i>1. Về kiến thức:</i>



- Biết được nguyên liệu, dụng cụ làm hoa và cách tỉa hoa trang trí bằng rau,
củ, quả.


<i>2. Về kỹ năng:</i>


- Hình thành kỹ năng tỉa các mẫu hoa để trang trí món ăn.


<i>3. Về thái độ:</i>


- Có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và lớp học sạch sẽ, ngăn nắp.
<b> II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:</b>


<b>1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh liên quan </b>


đến nội dung bài học.


<b>2. Học sinh: SGK, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập: Bút viết, thước </b>


kẻ...và nguyên liệu, dụng cụ thực hành như: Rau, củ, quả, dao, thớt, kéo...


<b>III. Phương pháp dạy học:</b>


- Phương pháp trực quan
- Phương pháp thuyết trình
- Phương pháp đàm thoại


- Phương pháp thực hành – làm mẫu.


<b>IV. Tiến trình giờ dạy, giáo dục:</b>
<b>1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1 - 2 phút)</b>



<b>Lớp</b> <b>Ngày giảng</b> <b>Tổng</b> <b>Vắng</b>


6C
6D
6E


<b>2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 – 7 phút)</b>


<i>Câu hỏi: Để tỉa hoa trang trí món ăn cần sử dụng những nguyên liệu và dụng</i>


cụ gì?


<i>* Nguyên liệu: Các loại rau, củ, quả như: dưa chuột, cà chua, hành, tỏi, ớt…</i>


* Dụng cụ: Dao, kéo, thớt, đĩa…


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

<i>a. Mở bài: ( 3 - 5 phút)</i>


Giờ trước, cơ cùng các em đã hồn thiện xong những bông hoa huệ trắng
được cắt tỉa từ hành lá. Hôm nay, cô sẽ tiếp tục hướng dẫn các em tỉa những
bông hoa hồng từ quả cà chua. “ Bài 24: Thực hành: Tỉa hoa trang trí món ăn
từ một số loại rau, củ, quả ( Tiếp)”.


<i>b. Các hoạt động:</i>


<b>* Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên liệu, dụng cụ tỉa hoa ( 7 – 10 phút)</b>
<b>Hoạt động của thầy và trò</b> <b>Nội dung ghi bảng</b>
<b>GV: Em hãy nhắc lại các nguyên liệu</b>



và dụng cụ tỉa hoa trang trí món ăn
mà em đã học?


<b>HS: </b>


- Nguyên liệu: Các loại rau, củ, quả
như: dưa chuột, cà chua, hành, tỏi,
ớt…


- Dụng cụ: Dao, kéo, thớt, đĩa…


<b>GV: Để tỉa những bơng hoa hồng </b>


trang trí món ăn cần chuẩn bị nguyên
liệu và dụng cụ gì?


<b>HS: Quả cà chua, dao, đĩa…</b>
<b>GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.</b>
<b>HS: Ghi bài.</b>


<b>GV: Em và gia đình đã sử dụng </b>


những nguyên liệu và dụng cụ nào để
tỉa hoa?


<b>HS: Liên hệ, trả lời.</b>


<b>I. Nguyên liệu, dụng cụ tỉa hoa:</b>


<i>a. Nguyên liệu:</i>



- Quả cà chua.
b. Dụng cụ:
- Dao, thớt, đĩa…


<b>* Hoạt động 2: Tổ chức thực hành tỉa hoa trang trí món ăn từ một số </b>
<b>loại rau, củ, quả ( 22 – 25 phút)</b>


<b>Hoạt động của thầy và trò</b> <b>Nội dung ghi bảng</b>
<b>GV: Tiết học hôm nay chúng ta sẽ </b>


thực hành nội dung gì?


<b>HS: Tỉa hoa hồng từ quả cà chua.</b>
<b>GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.</b>
<b>HS: Ghi bài.</b>


<b>GV: Em hãy nêu trình tự tiến hành </b>


tỉa hoa hồng?


<b>HS: Suy nghĩ, trả lời từng bước.</b>
<b>GV: Nhận xét, bổ sung, làm mẫu </b>


<b>II. Nội dung và trình tự tiến hành:</b>
<b>1. Nội dung: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

từng bước để học sinh quan sát.


<b>HS: Quan sát, làm theo sự hướng dẫn</b>



của giáo viên.


<b>GV: Chia lớp thành 4 nhóm lớn thực </b>


hành.


<b>HS: Ngồi theo nhóm thực hành.</b>
<b>GV: Yêu cầu học sinh thực hành </b>


những nội dung đẫ hướng dẫn.


<b>HS: Thực hành nội dung theo yêu </b>


cầu của giáo viên.


<b>GV: Đi lần lượt từng nhóm quan sát, </b>


theo dõi, chỉnh sửa cho học sinh.


<b>HS: Thực hành, chỉnh sửa và hồn </b>


thiện sản phẩm.


<b>2. Trình tự tiến hành:</b>


- Dùng dao cắt ngang gần cuống quả
cà chua nhưng để dính lại một phần.
- Lạng phần vỏ dày 0,1 – 0,2cm theo
dạng vịng trơn ốc.



- Cuộn vịng từ dưới lên, phần cuống
sẽ dùng làm đế hoa.


<b>III. Thực hành:</b>


<b>4. Củng cố: (1- 2 phút)</b>


- GV: Nghiệm thu sản phẩm của học sinh, nhận xét, đánh giá cho điểm.
- GV: Nhắc nhở học sinh vệ sinh lớp học.


<b>5. Hướng dẫn về nhà: (1- 2 phút)</b>


<b>- Đọc và chuẩn bị “ Bài 18: Các phương pháp chế biến thực phẩm” cho giờ </b>


học sau thực hành.


<b>IV. Rút kinh nghiệm:</b>


………
………
………
……….………
<b> Tổ trưởng kí duyệt</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

Ngày soạn: 10/02/2012 Tuần: 25 ; Tiết: 47
Ngày giảng: 15/02/2012


<b>BÀI 18:</b>




<b>CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM ( Tiết 1)</b>



<b>I. Mục tiêu bài học:</b>


Sau khi học xong bài này học sinh phải:


<i>1. Về kiến thức:</i>


- Biết được tại sao cần phải chế biến thực phẩm.
- Biết được các phương pháp chế biến món ăn.


<i>2. Về kỹ năng:</i>


- Phân biệt được hai phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt và
khơng sử dụng nhiệt.


<i>3. Về thái độ:</i>


- Có ý thức tổ chức cho gia đình thưởng thức những món ăn ngon, hợp vệ
sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm.


<b>II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:</b>


<b>1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh liên quan </b>


đến nội dung bài học.


<b>2. Học sinh: SGK, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập: Bút viết, thước kẻ...</b>
<b> III. Phương pháp dạy học :</b>



- Phương pháp trực quan
- Phương pháp thuyết trình
- Phương pháp đàm thoại


- Phương pháp thảo luận nhóm.


<b>IV. Tiến trình giờ dạy, giáo dục:</b>
<b>1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1 - 2 phút)</b>


<b>Lớp</b> <b>Ngày giảng</b> <b>Tổng</b> <b>Vắng</b>


6C
6D
6E


<i><b>2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra</b></i>
<b>3. Giảng bài mới:</b>


<i>a. Mở bài: ( 3 - 5 phút)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt như luộc, nấu, kho, hấp của “ Bài
18: Các phương pháp chế biến thực phẩm”.


<i>b. Các hoạt động:</i>


<b>* Hoạt động 1: Tìm hiểu phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng </b>
<b>nhiệt </b>


( 25 – 30 phút)



<b>Hoạt động của thầy và trò</b> <b>Nội dung ghi bảng</b>
<b>GV: Em hãy kể tên các phương pháp </b>


được sử dụng để chế biến thực phẩm
trong gia đình em?


<b>HS: Luộc, rán, nấu, kho...</b>


<b>GV: Phương pháp chế biến thực </b>


phẩm có sử dụng nhiệt gồm những
phương pháp nào?


<b>HS: Phương pháp làm chín thực </b>


phẩm trong nước, bằng hơi nước,
bằng sức nóng trực tiếp của lửa và
trong chất béo.


<b>GV: Phương pháp làm chín thực </b>


phẩm trong nước gồm những phương
pháp nào?


<b>HS: Luộc, nấu, kho.</b>
<b>GV: YCHS quan sát </b>


H3.20/SGK/Tr85:


- Em hiểu gì về món luộc?



<b>HS: Là làm chín thực phẩm trong môi</b>


trường nhiều nước với thời gian đủ để
thực phẩm chín mềm.


<b>GV: Em hãy kể tên một số món luộc </b>


mà em biết?


<b>HS: Món rau luộc, trứng luộc, thịt </b>


luộc...


<b>GV: Em hãy nêu quy trình món luộc?</b>
<b>HS: </b>


- Làm sạch thực phẩm.
- Luộc chín thực phẩm.
- Bày ra đĩa.


<b>GV: Món luộc phải đảm bảo u cầu </b>


gì về kỹ thuật?


<b>HS: </b>


<b>I. Phương pháp chế biến thực </b>
<b>phẩm có sử dụng nhiệt:</b>



<b>1. Phương pháp làm chín thực </b>
<b>phẩm trong nước:</b>


<b>a. Luộc:</b>


- Là làm chín thực phẩm trong mơi
trường nhiều nước với thời gian đủ
để thực phẩm chín mềm.


<i>* Quy trình thực hiện:</i>


- Làm sạch thực phẩm.
- Luộc chín thực phẩm.
- Bày ra đĩa.


<i>* Yêu cầu kỹ thuật:</i>


- Nước luộc trong.


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

- Nước luộc trong.


- Thực phẩm động vật: Chín mềm.
- Thực phẩm thực vật: Chín đều.


<b>GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.</b>
<b>HS: Ghi bài.</b>


<b>GV: Em hãy kể tên những món nấu </b>


mà em biết?



<b>HS: Nấu lẩu, nấu canh chua...</b>


<b>GV: Em hãy nêu những hiểu biết của </b>


mình về món nấu?


<b>HS: </b>


- Là làm chín mềm thực phẩm trong
lượng nước vừa phải với vị mặn đậm
đà.


<b>GV: Em hãy cho biết quy trình thực </b>


hiện món nấu? Hãy lấy ví dụ?


<b>HS: </b>


- Làm sạch ngun liệu, cắt thái, tẩm
ướp gia vị.


- Nấu nguyên liệu động vật trước,
nguyên liệu thực vật sau.


- Trình bày.


<b>GV: Món nấu phải đảm bảo u cầu </b>


kỹ thuật gì?



<b>HS: </b>


- Thực phẩm chín mềm.
- Hương vị thơm ngon.
- Màu sắc hấp dẫn.


<b>GV: Nhận xét, chốtlại, ghi bảng.</b>
<b>HS: Ghi bài.</b>


<b>GV: Em hãy phân biệt món luộc và </b>


món nấu?


<b>HS: </b>


+ Món luộc: Khơng có gia vị.


+ Món nấu: Có gia vị, phối hợp nhiều
ngun liệu.


<b>GV: Em hiểu gì về món kho?</b>
<b>HS: </b>


- Là làm chín mềm thực phẩm trong
lượng nuớc vừa phải với vị mặn đậm


<b>b. Nấu:</b>


- Là làm chín mềm thực phẩm trong


lượng nước vừa phải với vị mặn
đậm đà.


<i>* Quy trình thực hiện:</i>


- Làm sạch nguyên liệu, cắt thái, tẩm
ướp gia vị.


- Nấu nguyên liệu động vật trước,
nguyên liệu thực vật sau.


- Trình bày.


<i>* Yêu cầu kỹ thuật:</i>


- Thực phẩm chín mềm.
- Hương vị thơm ngon.
- Màu sắc hấp dẫn.


<b>c. Kho:</b>


- Là làm chín mềm thực phẩm trong
lượng nuớc vừa phải với vị mặn đậm
đà.


<i>* Quy trình thực hiện:</i>


- Làm sạch nguyên liệu, cắt thái, tẩm
ướp gia vị.



</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

đà.


<b>GV: Em hãy kể tên những món kho </b>


mà em và gia đình đã làm?


<b>HS: Kho cá, thịt...</b>


<b>GV: Món kho và món nấu khác nhau </b>


như thế nào?


<b>HS: </b>


+ Món kho: Ngồi dùng nước lạnh,
nước dùng còn sử dụng nước hàng,
nước dừa và ít nước.


+ Món nấu: Có thể sử dụng nước
dùng từ món luộc.


<b>GV: Em hãy trình bày cách làm món </b>


kho?


<b>HS:</b>


- Làm sạch nguyên liệu, cắt thái, tẩm
ướp gia vị.



- Nấu thực phẩm với lượng nước ít.
- Trình bày.


<b>GV: Món kho phải đảm bảo u cầu </b>


kỹ thuật gì?


<b>HS: </b>


- Thực phẩm chín mềm nhừ, hơi sánh.
- Thơm ngon, vị mặn.


- Màu vàng nâu.


<b>GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.</b>
<b>HS: Ghi bài.</b>


<b>GV: YCHS quan sat </b>


H3.21/SGK/Tr87:


- Em hiểu gì về món hấp?


<b>HS: Là làm chín thực phẩm bằng sức </b>


nóng của hơi nước.


<b>GV: Em hãy kể tên những món hấp </b>


thường dùng trong gia đình?



<b>HS: Bánh bao hấp, cá hấp...</b>


<b>GV: Quy trình thực hiện món hấp </b>


như thế nào?


<b>HS: </b>


- Làm sạch nguyên liệu.
- Sơ chế, tẩm ướp gia vị.


- Trình bày.


<i>* Yêu cầu kỹ thuật:</i>


- Thực phẩm chín mềm nhừ, hơi
sánh.


- Thơm ngon, vị mặn.
- Màu vàng nâu.


<b>2. Phương pháp làm chín thực </b>
<b>phẩm bằng hơi nước:</b>


<i><b>Món hấp: Là làm chín thực phẩm </b></i>


bằng sức nóng của hơi nước.


<i>* Quy trình thực hiện:</i>



- Làm sạch nguyên liệu.
- Sơ chế, tẩm ướp gia vị.
- Hấp chín.


- Trình bày đẹp.


<i>* u cầu kỹ thuật:</i>


- Thực phẩm chín mềm, ráo nước.
- Hương vị thơm ngon.


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

- Hấp chín.


<b>GV: Món hấp phải đảm bảo u cầu </b>


gì về kỹ thuật?


<b>HS:</b>


- Thực phẩm chín mềm, ráo nước.
- Hương vị thơm ngon.


- Màu sắc đặc trưng của món.


<b>GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.</b>
<b>HS: Ghi bài.</b>


<b>4. Củng cố: (1- 2 phút)</b>



- Hệ thống lại nội dung kiến thức đã học để học sinh khắc sâu.
- Đặt một số câu hỏi củng cố bài học.


- Giáo viên nhận xét giờ học, cho điểm vào sổ đầu bài.


<b>5. Hướng dẫn về nhà: (1- 2 phút)</b>


<b>- Đọc và chuẩn bị phần I.3,I.4/SGK/Tr 87,88 “ Bài 18: Các phương pháp chế</b>


biến thực phẩm” để cho giờ học sau.


<b>IV. Rút kinh nghiệm:</b>


………
………
………
………
<b> Tổ trưởng kí duyệt</b>


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×