Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Giáo án ôn học sinh giỏi lịch sử 8 theo chuyên đề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (811.92 KB, 69 trang )

A. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI
CHỦ ĐỀ 1: Các nước Á, Phi, Mĩ latinh từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX
NHẬT BẢN
I. Kiến thức cơ bản
1. Cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868
Nhật Bản là một quốc đảo ở châu Á, nằm trong vành đai núi lửa và luôn
xảy ra động đất. Đất nước nhiều núi, ít sơng, đất đai trồng trọt đã ít lại cằn cỗi,
khô cứng, nghèo về tài nguyên thiên nhiên. Do đó, nhân dân Nhật Bản đã phải
vật lộn vất vả để tồn tại và phát triển. Với vị trí cách biển khá rộng với Trung
Hoa nên ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa có nhiều hạn chế, cũng vì vậy Nhật
Bản có khả năng tạo nên một thế giới mang bản sắc riêng. Vào thời kỳ cận đại,
nhờ vào những điều kiện của riêng mình, Nhật Bản đã tìm được con đường tự
hội nhập với thế giới phát triển, và với công cuộc Duy tân Minh Trị, Nhật Bản
không chỉ thoát khỏi số phận của một nước thuộc địa mà còn trở thành một đế
quốc tư bản duy nhất ở Châu Á.
a. Hồn cảnh (Tình hình Nhật Bản đầu thế kỷ XIX đến trước năm 1868)
Đến giữa thế kỷ XIX, sau hơn 200 năm thống trị, chế độ Mạc phủ
Tokugaoa ở Nhật Bản đã lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng
về mọi mặt, không thể nào đáp ứng sự phát triển, không đủ sức chống lại sự xâm
nhập của đế quốc Âu - Mĩ.
Về kinh tế, nền nông nghiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc
hậu. Địa chủ bóc lột nơng dân rất nặng nề (thường chiếm tới 50% số thu hoa
lợi). Thêm vào đó, tình trạng mất mùa đói kém liên tiếp xảy ra. Trong cơng
nghiệp, nền kinh tế hàng hóa có bước phát triển mạnh, đặc biệt là ở các đô thị và
hải cảng, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều. Những mầm mống
kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện và có điều kiện để phát triển ở Nhật Bản
nhưng lại bị chế độ Mạc phủ tìm mọi cách để kìm hãm. Chính vì vậy, kinh tế
Nhật Bản về cơ bản vẫn là một nền kinh tế lạc hậu và kém phát triển.
Về xã hội, Chính phủ Sơgun vẫn duy trì chế độ đẳng cấp. Tầng lớp đại
quý tộc Đaim rất giàu có, nắm quyền lục về chính trị, đại diện cho chế độ
phong kiến. Tầng lớp võ sỹ Samurai, thuộc giới quý tộc vừa và nhỏ, phục vụ cho


đại quý tộc đaimyô bằng việc huấn luyện và chỉ huy các đội vũ trang. Trong suốt
một thời gian dài khơng có chiến tranh, địa vị của Samurai suy giảm, họ trở nên
thất nghiệp, đời sống khó khăn, nhiều người tham gia hoạt động buôn bán, mở
xưởng sản xuất…dần dần tư sản hóa. Qua các hoạt động kinh tế, tầng lớp tư sản
công thương nghiệp cũng phát triển nhanh về số lượng và ngày càng giàu có.
1


Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh buôn bán và sản xuất của tầng lớp tư sản hóa
xuất thân từ Samurai cũng như tầng lớp tư sản công thương nghiệp đều bị chế độ
phong kiến lỗi thời cản trở. Nông dân và thị dân (dân cư thành thị) là đối tượng
bóc lột chủ yếu của địa chủ phong kiến, chịu nhiều thứ thuế và lao dịch, đời
sống hết sức khổ cực. Thân phận khốn khó của nơng dân và thị dân khiến cho họ
bất mãn, đối với Mạc phủ. Như vậy, trong xã hội Nhật Bản đã nảy sinh mâu
thuẫn hết sức gay gắt giữa tư sản, nông dân, thị dân với chế độ phong kiến Mạc
phủ.
Về mặt chính trị, mặc dù Thiên hồng có vị trí tối cao nhưng trên thực tế
quyền lực lại thuộc về dịng họ Tơkugaoa. Chính vì vậy, mâu thuẫn giữa Thiên
hồng với Mạc phủ cũng hết sức gay gắt. Sự tồn tại của chế độ Mạc phủ không
những ảnh hưởng đến địa vị của Thiên hồng mà cịn trở thành rào cản cho sự
phát triển đất nước.
Giữa lúc mâu thuẫn trong nước ngày càng gay gắt, chế độ Mạc phủ đang
khủng hoảng nghiêm trọng và trở nên bất lực thì các nước đế quốc phương Tây
đã dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở cửa”. Lần lượt các nước Mĩ,
Anh, Pháp, Nga và Đức đã ép Mạc phủ ký kết các hiệp ước bất bình đẳng với
những điều khoản hết sức nặng nề. Như vậy, trong khi cuộc khủng hoảng trầm
trọng đang diễn ra dưới chế độ Mạc phủ, thì Nhật Bản lại phải đối mặt trước
nguy cơ bị xâm lược và trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây.
Thực tế đó đã đặt Nhật Bản đứng trước sự lựa chọn: hoặc là tiếp tục duy trì chế
độ phong kiến trì trệ, bảo thủ để rồi bị các nước đế quốc xâu xé hoặc tiến hành

duy tân đưa đất nước phát triển theo con đường của các nước phương Tây.
Trong hồn cảnh đó, phong trào chống Sơgun phát triển mạnh mẽ đã làm sụp đổ
chế độ Mạc phủ. Tháng 1/1868, Thiên hồng Minh Trị lên ngơi đã đáp ứng được
u cầu bức thiết của Nhật Bản lúc bấy giờ. Minh Trị đã thực hiện một loạt cải
cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thốt khỏi khủng hoảng. Đó là cuộc Duy tân
Minh Trị được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, qn sự, văn
hóa - giáo dục…
b. Nội dung
- Về chính trị: thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới trong đó
đại biểu của tầng lớp quý tộc tư sản hóa đóng vai trị quan trọng, thực hiện
quyền bình đẳng giữa các công dân. Năm 1889, Hiến pháp mới được thông qua,
chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập
- Về kinh tế: thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, cho phép mua bán
ruộng đất, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng
cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống….
2


- Về quân sự: quân đội được tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu
phương Tây, chế độ trưng binh được thay thế bằng chế độ nghĩa vụ quân sự.
Cơng nghiệp đóng tàu chiến được chú trọng, tiến hành sản xuất vũ khí, đạn
dược, mời chuyên gia quân sự nước ngoài về huấn luyện quân đội…
- Về giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung
khoa học - kỹ thuật trong chương trình giảng dạy, cử những học sinh giỏi đi du
học ở phương Tây …
c. Tính chất và ý nghĩa
Xét về mặt bản chất, Minh Trị là người đứng đầu chế độ phong kiến Nhật
Bản nhưng ông đã sớm chịu ảnh hưởng và tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của
giai cấp tư sản phương Tây. Do đó, Minh Trị chính là đại diện cho lực lượng
phong kiến tư sản hóa ở Nhật và là người thực hiện cuộc cải cách do chính mình

khởi xướng. Vì thế, có thể khẳng định rằng lực lượng lãnh đạo cuộc cải cách
Minh Trị chính là tầng lớp phong kiến tư sản hóa. Nhiệm vụ của cuộc cải cách là
lật đổ chế độ Mạc phủ để mở đường cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển,
đồng thời chống lại sự xâm lược của các nước thực dân phương Tây. Cuộc cải
cách đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các tầng lớp nhân dân Nhật Bản
trong đó có nơng dân, thị dân, tư sản và đặc biệt là lực lượng phong kiến tư sản
hóa xuất thân từ võ sỹ Samurai. Do có sự ủng hộ của đông đảo các tầng lớp
nhân dân mà công cuộc duy tân của Minh Trị được thực hiện một cách dễ dàng
và thành công. Qua công cuộc đổi mới của Minh Trị đã đưa Nhật Bản từ một
nước phong kiến lạc hậu trở thành một đất nước phát triển theo mơ hình tư bản
chủ nghĩa phương Tây. Cũng từ đây, chế độ tư bản được xác lập và phát triển
mạnh mẽ ở đất nước “Mặt trời mọc”. Tuy nhiên, cuộc cải cách này vẫn chưa giải
quyết được vấn đề ruộng đất cho nơng dân vì chính phủ của Thiên hoàng vẫn
cho phép tự do mua bán mua bán ruộng đất. Điều đó đã tạo điều kiện cho địa
chủ phong kiến tiếp tục chiếm đoạt ruộng đất và bóc lột nông dân. Nguyện vọng
ngàn đời của nông dân về vấn đề ruộng đất vẫn không được đáp ứng. Mặt khác,
mặc dù cải cách Minh Trị đã đưa Nhật Bản trở thành một nước tư bản chủ nghĩa
nhưng chế độ phong kiến vẫn còn tồn tại, những tàn dư của phong kiến vẫn chưa
bị thủ tiêu. Chính vì vậy, có thể khẳng định rằng cải cách Minh Trị ở Nhật Bản
thực chất là một cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để.
Cuộc cải cách do Minh Trị tiến hành không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với
Nhật Bản mà cịn có sức lan tỏa, tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều
quốc gia dân tộc trên thế giới mà rõ nét nhất đó là các nước ở châu Á trong đó
có Việt Nam. Đối với Nhật Bản, cuộc duy tân Minh Trị như một cơn gió mát
lành thổi vào bầu khơng khí u ám và ngột ngạt lúc bấy giờ, có tác dụng mở
3


đường cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ. Cuộc cải cách đã
giúp Nhật Bản vượt qua sự khủng hoảng, trở thành quốc gia duy nhất ở châu Á

khơng những thốt khỏi số phận của một nước thuộc địa mà còn trở thành một
đế quốc hùng mạnh, sánh ngang với các đế quốc Âu - Mĩ. Mặt khác, cuộc duy
tân Minh Trị đã cổ vũ mạnh mẽ cuộc đấu tranh chống lại đế quốc phong kiến
của nhân dân châu Á lúc bấy giờ. Cuộc cải cách này còn châm ngòi cho một
phong trào vận động duy tân để cường thịnh đất nước của các dân tộc châu Á.
Dưới ảnh hưởng của cuộc cải cách Minh Trị, nhiều sỹ phu yêu nước ở Trung
Quốc và Việt Nam đã xem Nhật Bản là người anh cả da vàng, là tấm gương để
học tập và noi theo. Cũng từ đó, ở Trung Quốc đã diễn ra cuộc vận động duy tân
Mậu Tuất trong 100 ngày. Ở Việt Nam, tư tưởng cải cách cũng đã xuất hiện đặc
biệt là những bản điều trần đầy tâm huyết của Nguyễn Trường Tộ gửi đến triều
đình nhà Nguyễn thiết tha kêu gọi canh tân đất nước. Đáng tiếc những tư tưởng
cải cách đã không được thực hiện ở Việt Nam. Sức hấp dẫn của Nhật Bản còn
kéo dài đến đầu thế kỷ XX khi Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh đều hướng đến
Nhật Bản để mong tìm con đường cứu nước. Phong trào Đông Du diễn ra từ
năm 1905 - 1908 đã thu hút đông đảo thanh niên yêu nước tham gia, tạo nên một
phong trào yêu nước tiêu biểu ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX.
Cải cách Minh Trị chính là cơ sở quan trọng để Nhật Bản phát triển mạnh
mẽ, trở thành đế quốc duy nhất ở châu Á. Thời gian sẽ trôi đi nhưng cuộc cải
cách của Minh Trị vẫn sẽ mãi là một cột mốc đáng nhớ trong lịch sử phát triển
của đất nước “Mặt trời mọc”. Cho đến nay, cuộc duy tân Minh Trị vẫn để lại
nhiều bài học cho các quốc gia dân tộc trên thế giới về tư duy đổi mới, vượt lên
hoàn cảnh để tự cường dân tộc.
------------------------------------------------------------------------------------------------------CHỦ ĐỀ 1: Các nước Á, Phi, Mĩ latinh từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX
NHẬT BẢN (Tiếp theo)
2. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
Trong 30 năm cuối thế kỷ XIX, Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn đế
quốc chủ nghĩa
- Biểu hiện: + Sự xuất hiện của các cơng ty độc quyền có khả năng chi
phối, lũng đoạn cả kinh tế lẫn chính trị ở Nhật Bản
+ Thi hành chính sách xâm lược, bành trướng

+ Tăng cường bóc lột công nhân và nhân dân lao động trong nước ->
phong trào đấu tranh của công nhân phát triển
4


- Đặc điểm của đế quốc Nhật Bản: là đế quốc phong kiến quân phiệt
hiếu chiến
II. Bài tập
1. Vì sao trong hoàn cảnh lịch sử châu Á cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, Nhật
Bản thoát khỏi số phận một nước thuộc địa và trở thành một nước đế quốc. Hãy
liên hệ với tình hình Việt Nam và Trung Quốc lúc bấy giờ
2. Thông qua cuộc duy tân Minh Trị, em hãy:
a) Thống kê về cuộc duy tân Minh Trị: nhiệm vụ, mục tiêu, lãnh đạo, động lực,
phương hướng phát triển
b) Tác động của cuộc duy tân Minh Trị đối với Nhật Bản và thế giới
3. Bối cảnh lịch sử của cải cách Minh Trị ở Nhật Bản. Sự thành công rực rỡ của
cải cách Minh Trị thể hiện ở những mặt nào? Nhân tố nào được xem là nhân tố
chìa khóa của cải cách? Vì sao?
4. Phân tích vị trí, vai trị của tầng lớp Samurai trong công cuộc cải cách đất
nước ở Nhật Bản?
5. (Những quốc gia nào đã xuất hiện tư tưởng cải cách vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX?) Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, ở Trung Quốc và Nhật Bản đã
xuất hiện những cuộc cải cách nào? Tại sao Nhật Bản thành công, Trung Quốc
thất bại? Em có suy nghĩ gì về cơng cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay?
6. Trình bày cuộc duy tân Minh Trị ở Nhật Bản. Những ảnh hưởng tích cực của
cải cách Minh Trị đến các nước châu Á. Từ cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản
em có suy nghĩ gì về tầm quan trọng của tư duy đổi mới trong cuộc sống?
7. Trình bày và cho biết nhận xét của mình về các chính sách duy tân Minh Trị.
Vì sao cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản có ý nghĩa như một cuộc cách mạng
tư sản?
8. Lập bảng so sánh Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản và Duy tân Mậu Tuất ở Trung

Quốc: lãnh đạo, nội dung, kết quả, ý nghĩa, tính chất.
9. Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản, cải cách Rama V ở Xiêm và cuộc Duy tân
Mậu Tuất ở Trung Quốc có những gì giống và khác nhau. Từ đó có thể rút ra
bài học kinh nghiệm gì?
------------------------------------------------------------------------------------------------------CHỦ ĐỀ 1: Các nước Á, Phi, Mĩ latinh từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX
TRUNG QUỐC
I. Kiến thức cơ bản
Tiếng súng của cuộc Chiến tranh thuốc phiện (1839 - 1842) đã mở đầu
thời kỳ lịch sử cận đại Trung Quốc, thời kỳ chủ nghĩa đế quốc Âu Mĩ xâm lược
5


và chia xẻ đất nước Trung Hoa. Đó cũng là thời kỳ đấu tranh anh dũng của nhân
dân Trung Quốc chống xâm lược, chống phong kiến Mãn Thanh diễn ra mạnh
mẽ, sôi nổi và quyết liệt mà đỉnh cao là cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911.
1. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỷ XIX đến
đầu thế kỷ XX
a) Nguyên nhân
Cuối triều đại Mãn Thanh, xã hội phong kiến Trung Quốc bước vào giai
đoạn khủng hoảng và suy yếu trầm trọng. Lực lượng sản xuất chính của xã hội
là nơng dân bị áp bức, bóc lột nặng nề. Phần lớn ruộng đất tập trung trong tay
bọn địa chủ và quan lại. Thuế má, phu phen, tạp dịch càng làm cho đời sống
nông dân thêm điêu đứng. Do đó, mâu thuẫn giữa nơng dân với địa chủ phong
kiến Mãn Thanh trở thành mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Trung Quốc thời bấy
giờ. Chiến tranh thuốc phiện xảy ra, các nước đế quốc đua nhau xâu xé Trung
Quốc. Đầu tiên là thực dân Anh, sau đó lần lượt các nước đế quốc như Đức,
Pháp, Nga, Nhật Bản… đã ép Mãn Thanh ký kết các hiệp ước bất bình đẳng và
xác lập quyền thống trị của chúng trên đất nước Trung Quốc. Sự xâm lược và
thống trị của chủ nghĩa đế quốc đã biến Trung Quốc từ một quốc gia phong kiến
độc lập trở thành một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến. Cũng từ đây, bên

cạnh mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến Mãn Thanh thì mâu thuẫn
giữa tồn thể nhân dân Trung Quốc với các đế quốc xâm lược ngày càng gay
gắt. Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp đã trở thành nguồn gốc, trở thành
nguyên nhân sâu xa và là động lực cho các cuộc đấu tranh của nhân dân Trung
Quốc. Nhiệm vụ của cách mạng Trung Quốc trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đó là vừa chống đế quốc để giành độc lập dân tộc (nhiệm vụ dân
tộc) vừa chống phong kiến để giành ruộng đất cho nông dân (nhiệm vụ dân chủ).
Chính sự xâm lược của các nước đế quốc và thái độ như nhược, thỏa hiệp
của triều đình Mãn Thanh đã làm bùng nổ mạnh mẽ các phong trào đấu tranh
của nhân dân Trung Quốc.
b) Các cuộc đấu tranh tiêu biểu
Tên cuộc
Thời gian
Người lãnh
Diễn biến chính
Kết quả
đấu tranh
đạo
Khởi nghĩa 1851 - 1864 Hồng Tú Toàn - Nổ ra ở Kim Điền - Được sự giúp
Thái Bình
(Quảng Tây) sau đó đỡ của các nước
Thiên Quốc
lan rộng ra các địa đế quốc, chính
phương khác
quyền
Mãn
- Xây dựng được Thanh đã tấn
chính quyền ở Thiên công và đàn áp
6



Cuộc
động
tân
Tuất

vận
Duy
Mậu

1898

Khang Hữu Vi
và Lương Khải
Siêu được sự
hậu thuẫn của
vua Quang Tự

Khởi nghĩa 1899 - 1901 Nơng dân
Nghĩa Hịa
Đồn

Kinh và thi hành
nhiều chính sách
tiến bộ: bình qn
ruộng đất, bình đẳng
nam nữ
- Phong trào phát
triển chủ yếu trong
các tầng lớp quan
lại, sỹ phu có ý thức

tiếp thu tư tưởng
tiên tiến
- Đề xướng cải cách
đất nước để cứu vãn
tình hình. Cải cách
trên các lĩnh vực
kinh tế, chính trị,
giáo dục, quân sự…

- Bùng nổ ở Sơn
Đông, lan sang các
tỉnh khác
- Nghĩa quân tấn
công các sứ quán
nước ngoài ở Bắc
Kinh

phong trào
- Cuộc khởi
nghĩa thất bại

- Vấp phải sự
chống đối mạnh
mẽ của phái thủ
cựu trong triều
đình Mãn Thanh
do Từ Hi thái
hậu cầm đầu
- Phong trào chỉ
diễn ra được hơn

100 ngày, sau đó
bị đàn áp và thất
bại. Khang Hữu
Vi và Lương
Khải Siêu phải
lánh ra nước
ngoài, Quang Tự
bị bắt
Liên quân 8
nước đế quốc
tiến vào Bắc
Kinh, đàn áp
phong trào

* Nhận xét:
Như vậy, trong những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, phong trào
đấu tranh của nhân dân Trung Quốc đã diễn ra mạnh mẽ, sôi nổi và quyết liệt
với phạm vi rộng lớn ở nhiều nơi trên cả nước. Xét về mặt thời gian có thể nhận
thấy, phong trào đã diễn ra một cách tương đối liên tục. Phong trào đấu tranh của
nhân dân Trung Quốc đã nhắm đến hai đối tượng - cũng đồng thời là hai kẻ thù
cơ bản của cách mạng Trung Quốc đó là đế quốc và phong kiến Mãn Thanh.
Dưới ách thống trị của thực dân, phong kiến, bên cạnh các giai cấp trong xã hội
7


cũ, các giai cấp mới đã lần lượt ra đời, bước lên vũ đài chính trị với tư cách là
người lãnh đạo phong trào đấu tranh. Lực lượng lãnh đạo trong giai đoạn này
gồm có đại diện giai cấp nơng dân, sĩ phu tiến bộ, tư sản... Hình thức đấu tranh
khá phong phú với các cuộc khởi nghĩa vũ trang như Thái Bình Thiên quốc hay
khởi nghĩa Nghĩa Hịa đồn, cải cách đất nước như cuộc vận động Duy tân Mậu

Tuất và cả cách mạng xã hội như Cách mạng Tân Hợi…Như vậy phong trào của
nhân dân Trung Quốc vừa kết hợp giữa hình thức đấu tranh chính trị và vũ trang
nhưng chủ yếu là vũ trang. Tất cả các cuộc đấu tranh đều thu hút đông đảo nhân
dân tham gia đặc biệt là giai cấp nông dân. Nông dân cùng với các lực lượng
khác trong xã hội đã tạo thành động lực to lớn của các cuộc đấu tranh giáng đòn
nặng nề đối với các đế quốc xâm lược và phong kiến Mãn Thanh hèn nhát. Mặc
dù vậy, phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc đều đã bị đàn áp và thất
bại. Nguyên nhân dẫn đến thất bại của phong trào là do diễn ra một cách rời rạc,
thiếu sự liên kết nên dễ bị đàn áp. Mặt khác các cuộc đấu tranh thất bại là do sự
chênh lệch về lực lượng, thiếu thốn vũ khí. Tuy diễn ra sôi nổi và quyết liệt
nhưng các cuộc đấu tranh đã thiếu đi sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến và
thiếu đường lối đúng đắn. Sự câu kết chặt chẽ giữa phong kiến Mãn Thanh và
các đế quốc cũng trở thành nguyên nhân làm cho các cuộc đấu tranh bị thất bại.
Mặc dù bị bọn đế quốc, phong kiến đàn áp và thất bại nhưng các cuộc đấu
tranh đã thể hiện được tinh thần đấu tranh bất khuất, kiên cường của nhân dân
Trung Quốc, giáng cho kẻ thù những địn nặng nề. Khơng những thế, phong trào
đấu tranh giai đoạn này cịn có tác dụng thức tỉnh tinh thần dân tộc, tinh thần
yêu nước của nhân dân Trung Quốc, thôi thúc và cổ vũ họ tiếp tục đứng dậy đấu
tranh chống đế quốc và phong kiến giành quyền dân tộc, dân chủ. Mặc dù thất
bại nhưng các cuộc đấu tranh đã để lại những bài học kinh nghiệm quý báu cho
các cuộc đấu tranh về sau.
2. Tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội và cách mạng Tân Hơi
a. Trung Quốc Đồng minh hội
Cho đến trước khi bị các nước đế quốc xâm lược và xâu xé, Trung Quốc
vẫn là một nước nông nghiệp tự cung tự cấp. Tương ứng với nền kinh tế nông
nghiệp, xã hội Trung Quốc gồm hai giai cấp cơ bản đó là địa chủ và nông dân.
Đến cuối thế kỷ XIX, khi các nước đế quốc xâm lược và đặt ách thống trị, nền
kinh tế tư bản chủ nghĩa đã theo gót dày của kẻ xâm lược du nhập vào Trung
Quốc. Sự xâm nhập của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phá vỡ dần nền kinh tế
tự cung tự cấp trước đây, kéo theo đó là những biến đổi sâu sắc về mặt xã hội.

Bên cạnh hai giai cấp cũ là địa chủ và nông dân, xã hội Trung Quốc đã xuất hiện
những lực lượng mới gồm tư sản, tiểu tư sản và nơng dân…Trong đó, giai cấp tư
8


sản đã không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, họ muốn được phát
triển kinh tế đất nước một cách độc lập, đòi các nước đế quốc trả lại cho Trung
Quốc nhiều quyền lợi, đòi Mãn Thanh phải nới rộng các quy định về kinh tế và
chính trị. Tuy nhiên, tư sản Trung Quốc đã bị tư bản nước ngồi và triều đình
phong kiến chèn ép, kìm hãm. Dựa vào các cuộc đấu tranh bền bỉ của quần
chúng nhân dân, giai cấp tư sản Trung Quốc đã bắt đầu thành lập các tổ chức
chính trị của mình.
Năm 1894, tại Ha-oai, Tôn Trung Sơn - đại diện ưu tú của giai cấp tư sản
Trung Quốc đã thành lập tổ chức cách mạng đầu tiên có tên là Hưng Trung Hội.
Cũng trong thời gian đó, ở trong nước, giai cấp tư sản cũng đã thành lập hai tổ
chức khác là Hoa Hưng Hội và Quang Phục Hội. Đến đầu năm 1905, phong trào
đấu tranh của nhân dân Trung Quốc đã lan rộng khắp các tỉnh. Trước tình hình
đó, Tơn Trung Sơn từ châu Âu về Nhật Bản, hội bàn với những người đứng đầu
các tổ chức cách mạng trong nước để thống nhất lực lượng thành một chính
đảng. Tháng 8/1905, Trung Quốc Đồng minh hội - chính đảng của giai cấp tư
sản Trung Quốc ra đời.
Tham gia tổ chức này có trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, thân sỹ bất
bình với nhà Thanh cùng một số ít đại biểu của cơng nhân, nơng dân. Như vậy,
có thể nhận thấy tuy là chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc nhưng thành
phần tham gia Đồng minh hội là rất phức tạp, thiếu sự thử thách và lựa chọn kỹ
càng. Điều này tạo cơ hội cho kẻ thù dễ dàng lợi dụng để chống lại. Cương lĩnh
chính trị của Đồng minh hội dựa trên học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn,
nêu rõ: “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”. Cương lĩnh của
Trung Quốc Đồng minh hội đã được đúc kết thành khẩu hiệu “độc lập - tự do hạnh phúc”. Mục tiêu của Hội là đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa,
thành lập dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất cho dân cày. Giữa

cương lĩnh và mục tiêu của Đồng minh hội có sự thống nhất và có mối quan hệ
chặt chẽ. Theo đó, để làm cho dân tộc được độc lập thì phải đánh đổ Mãn
Thanh, khôi phục Trung Hoa thành một nước độc lập; để đảm bảo dân quyền tự
do thì phải thành lập nước cộng hòa dân quốc, làm cho nhân dân được tự do về
mọi mặt; để thực hiện dân sinh hạnh phúc thì phải giải quyết vấn đề ruộng đất,
bảo đảm cho người nơng dân có ruộng cày và người dân phải có cuộc sống hạnh
phúc. Do đó, mục tiêu mà Trung Quốc Đồng minh hội vạch ra chính là sự cụ thể
hóa của cương lĩnh Tam dân.
Từ cương lĩnh và mục tiêu của của Trung Quốc Đồng hội, có thể nhận
thấy những ưu điểm và hạn chế của tổ chức này như sau: Về ưu điểm, Đồng
minh hội đã kiên quyết dùng bạo lực cách mạng để lật đổ phong kiến Mãn
9


Thanh và chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ dân chủ cộng hịa nên đã
có tác dụng cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng của nhân dân Trung
Quốc. Việc dùng bạo lực cách mạng để lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế,
thiêt lập chế độ cộng hòa dân chủ là cống hiến vĩ đại của Tôn Trung Sơn và
Trung Quốc Đồng minh hội đối với lịch sử Trung Quốc. Mặt khác, Đồng minh
hội đã đề ra đường lối đấu tranh phù hợp với nguyện vọng của đại đa số các tầng
lớp nhân dân lúc bấy giờ là độc lập, tự do, hạnh phúc. Đây là những quyền lợi
cơ bản và là ước vọng ngàn đời của nhân dân. Mục tiêu của Hội là chĩa mũi
nhọn vào đánh đổ Mãn Thanh, thành lập chính thể cộng hịa, giải quyết vấn đề
ruộng đất cho nơng dân. Đây là những quan điểm phù hợp với bối cảnh xã hội
Trung Quốc đương thời nên đã nhanh chóng tập hợp được đông đảo các tầng lớp
nhân dân tham gia. Không những thế, cương lĩnh của Trung Quốc Đồng minh
hội còn ảnh hưởng đến phong trào chống thực dân phong kiến ở các nước châu
Á trong đó có Việt Nam.
Về mặt hạn chế: Trung Quốc Đồng minh hội chưa nhận thức được những
mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Trung Quốc, coi trọng tâm của cuộc cách mạng

mới chỉ là đánh đổ tập đoàn thống trị Mãn Thanh mà chưa nhận ra kẻ thù chủ
yếu của cách mạng là chủ nghĩa đế quốc và toàn bộ giai cấp địa chủ phong kiến.
Cũng chính vì hạn chế này mà sau khi cách mạng bùng nổ, lật đổ triều đình Mãn
Thanh thì cách mạng mất phương hướng và khơng thể phát triển lên được.
Nhiệm vụ dân tộc (đánh đồ đế quốc) và dân chủ (đánh đổ phong kiến) là hai
nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Trung Quốc nhưng Đồng minh hội đã đặt nặng
vấn đề dân chủ - đấu tranh giai cấp mà không đụng chạm và đề cập đến vấn đề
dân tộc - chống đế quốc. Do đó, cương lĩnh chưa nêu cao ý thức dân tộc chống
đế quốc - kẻ thù chính của nhân dân Trung Quốc. Mặt khác, mặc dù quan tâm
đến quyền lợi của nông dân là ruộng đất nhưng Đồng minh hội đã chưa nhận
thấy được nơng dân dân chính là lực lượng nịng cốt của cách mạng. Những hạn
chế của Trung Quốc Đồng minh hội thực tế là những sai lầm to lớn có tính chiến
lược đã làm cho cách mạng Trung Quốc gặp nhiều thiết hại.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------CHỦ ĐỀ 1: Các nước Á, Phi, Mĩ latinh từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX
TRUNG QUỐC (Tiếp theo)
b. Cách mạng Tân Hợi
- Nguyên nhân: Sự xâm lược của các nước đế quốc và thái độ thỏa hiệp
của triều đình Mãn Thanh chính là ngun nhân sâu xa làm bùng nổ các phong
trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc trong đó có Cách mạng Tân Hợi. Dưới
10


ách thống thị của đế quốc, phong kiến, giai cấp tư sản Trung Quốc đã ra đời và
ngày càng lớn mạnh, họ bị tư bản nước ngồi và triều đình Mãn Thanh chèn ép.
Tháng 8/1905, chính đảng của tư sản Trung Quốc được thành lập đó là Trung
Quốc Đồng minh hội do Tôn Trung Sơn đứng đầu. Dưới sự lãnh đạo của Đồng
minh hội, phong trào cách mạng Trung Quốc phát triển theo con đường dân chủ
tư sản. Ngày 9/5/1911, chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa
đường sắt”, thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc,
bán rẻ quyền lợi dân tôc. Mâu thuẫn giữa nhân dân Trung Quốc với triều đình

Mãn Thanh vốn đã hết sức gay gắt không thể điều hòa được, hành động bán
nước này giống như giọt nước làm tràn ly, gây nên sự căm phẫn trong quần
chúng nhân dân. Sự kiện này đã trở thành nguyên nhân trực tiếp châm ngòi cho
cách mạng bùng nổ.
- Những nét diễn biến chính:
+ Ngày 10/10/1911, Đồng minh hội phát động khởi nghĩa ở Vũ Xương.
Cuộc khởi nghĩa thắng lợi và nhanh chóng lan rộng ra các tỉnh miền Trung và
miền Nam Trung Quốc
+ Ngày 29/12/1911, Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh, tuyên bố thành
lập Trung Hoa Dân quốc, bầu Tơn Trung Sơn làm Đại Tổng thống đứng đầu
chính phủ lâm thời. Hiến pháp lâm thời được thông qua, cơng nhận các quyền
bình đẳng, quyền tự do dân chủ của mọi công dân nhưng không đề cập đến vấn
đề ruộng đất
+ Tháng 2/1911, Tôn Trung Sơn thương lượng với Viên Thế Khải, ngày
6/3/1912 Viên Thế Khải lên làm Đại Tổng thống. Cách mạng chấm dứt.
- Tính chất: Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh
đạo thơng qua chính đảng của nó là Trung Quốc Đồng minh hội. Cách mạng có
nhiệm vụ lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh lỗi thời và phản động để đưa đất
nước phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa, xóa bỏ mọi rào cản mở đường cho
kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở Trung Quốc. Lực lượng tham gia cách
mạng bao gồm đông đảo các tầng lớp nhân dân trong đó có tư sản, tiểu tư sản,
công nhân, nông dân… Cách mạng Tân Hợi tuy thành lập được “Dân quốc
nhưng đã không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến (thế lực của phong kiến
vẫn trở lại nắm chính quyền), khơng đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược
và không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nơng dân. Đây cũng chính là
những hạn chế của cuộc cách mạng này. Vì vậy, Cách mạng Tân Hợi mang tính
chất là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
- Ý nghĩa: Cách mạng Tân Hợi đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt
sự tồn tại hàng nghìn năm của chế độ quân chủ chuyên chế ở Trung Quốc. Việc
11



lật đổ chế độ phong kiến đã có tác dụng mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát
triển ỏ Trung Quốc. Cách mạng Tân Hợi cị có ảnh hưởng nhất định đến cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á trong đó có Việt Nam. Đến
đầu thế kỷ XX, rất nhiều người Việt Nam đã say mê nghiên cứu về chủ nghĩa
Tam dân của Tôn Trung Sơn và Cách mạng Tân Hợi và cũng đã có những thời
điểm lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi theo con đường của Tôn Trung Sơn.
Nguyễn Ái Quốc cũng đã nghiên cứu và tiếp thu những điểm tiến bộ trong chủ
nghĩa Tam dân và nêu mục tiêu của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc, tự
do và hạnh phúc cho nhân dân.
- Nguyên nhân thất bại của Cách mạng Tân Hợi:
+ Xuất phát từ những hạn chế của Trung Quốc Đồng minh hội: về thành
phần tham gia, về cương lĩnh và mục tiêu cách mạng.
+ Giai cấp tư sản – người nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Trung Quốc
non yếu cả về kinh tế và chính trị do ra đời trong một đất nước nửa thuộc địa
nửa phong kiến nên trong đấu tranh đã không triệt để mà lại mang tư tưởng thỏa
hiệp, cải lương.
+ Không dựa vào quần chúng nhân dân, thiếu tin tưởng vào giai cấp nông
dân để phát động một phong trào cách mạng thực sự, triệt để chống đế quốc,
chống phong kiến.
II. Bài tập
1. Hoàn cảnh ra đời và cương lĩnh của Trung Quốc đồng minh hội. Những ưu
điểm và hạn chế của cương lĩnh? Vì sao có những hạn chế đó?
2. Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc:
a) Thông qua cương lĩnh Tam dân của Tôn Trung Sơn, đánh giá những mặt tích
cực và hạn chế của tổ chức Trung Quốc đồng minh hội
b) Thái độ của giai cấp tư sản Trung Quốc thể hiện như thế nào khi vừa ra đời
chính phủ Trung Hoa dân quốc?
c) Tính chất và ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi?

3. Qua diễn biến của Cách mạng Tân Hợi hãy rút ra tính chất của cuộc cách
mạng này. (Bằng các sự kiện lịch sử hãy chứng minh Cách mạng Tân Hợi là
một cuộc cách mạng tư sản khơng triệt để.)
4. Phân tích những điểm giống nhau và khác nhau của Cách mạng Tân Hợi và
Cách mạng Tháng Hai năm 1917 ở Nga. Giải thích vì sao có những điểm giống
và khác nhau đó?
5. Sự thành lập, cương lĩnh, mục tiêu và tác dụng (vai trò) của tổ chức Trung
Quốc đồng minh hội. Từ cương lĩnh và mục tiêu của tổ chức này, em có suy nghĩ
12


gì về hành động của Trung Quốc khi đặt giàn khoan HD981 vào vùng biển chủ
quyền của Việt Nam?
6. So sánh Cách mạng Tân Hợi với cách mạng Nga 1905 - 1907: nhiệm vụ, lãnh
đạo, động lực, chính quyền Nhà nước, xu thế phát triển và tính chất của cách
mạng (có thể so sánh với các cuộc cách mạng khác)
7. So sánh Cách mạng Tân Hợi và Cách mạng Tháng Mười Nga: nhiệm vụ, lãnh
đạo, vai trò cá nhân, tổ chức lãnh đạo, học thuyết cách mạng, động lực, chính
quyền nhà nước, xu hướng phát triển, tính chất, kết quả?
8. Em có nhận xét gì về cuộc Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc?
9. Ảnh hưởng của tư tưởng Tam dân và Cách mạng Tân Hợi đối với phong trào
yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX?
10. Trình bày phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỷ
XIX đến đầu thế kỷ XX. Em có nhận xét gì về phong trào này?
11. Lập bảng thống kê về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa
thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX vê: thời gian, lãnh đạo, diễn biến chính, lực
lượng tham gia, tính chất, ý nghĩa.
12. Đầu thế kỷ XX, sự kiện lịch sử nào “có ảnh hưởng nhất định đến phong
trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á”? Trình bày nguyên
nhân, diễn biến, kết quả, tính chất của sự kiện lịch sử đó?

13. Vai trị của Tơn Trung Sơn đối với cách mạng Trung Quốc đầu thế kỷ XX?
14. Yêu cầu đặt ra cho cách mạng Trung Quốc khi Trung Quốc trở thành nước
nửa thuộc địa, nửa phong kiến? Làm rõ cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 đã
giải quyết những yêu cầu đó như thế nào?
--------------------------------------------------------------------------------------------CHỦ ĐỀ 1: Các nước Á, Phi, Mĩ latinh từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX
ẤN ĐỘ, CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
I. Kiến thức cơ bản
1. Ấn Độ
a) Chính sách cai trị của thực dân Anh đối với Ấn Độ
Đến giữa thế kỷ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm lược và đặt
ách cai trị ở Ấn Độ
- Về kinh tế: + Thực dân Anh mở rộng công cuộc khai thác Ấn Độ với quy
mô lớn
+ Ra sức vơ vét các nguồn nguyên nhiên liệu và bóc lột nhân cơng rẻ mạt
để thu lợi nhuận. Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất của thực dân Anh
- Về chính trị - xã hội: + Chính phủ Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ
13


+ Thực dân Anh đã thực hiện chính sách chia để trị, mua chuộc tầng lớp
có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ để làm tay sai.
+ Anh cịn tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng
cấp trong xã hội nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc để dễ bề cai trị
- Hậu quả: Chính sách vai trị hà khắc của thực dân Anh đã làm cho 26
triệu người dân Ấn Độ chết đói. Mâu thuẫn giữa tồn thể nhân dân Ấn Độ với
thực dân Anh ngày càng sâu sắc -> Phong trào đấu tranh.
b) Đảng Quốc đại và phong trào dân tộc
* Đảng Quốc đại
- Sự thành lập: Cho đến thế kỷ XIX, Ấn Độ vẫn là một nước nông nghiệp
tự cung tự cấp. Tương ứng với nền kinh tế nông nghiệp, xã hội Ấn Độ gồm hai

giai cấp cơ bản đó là địa chủ và nơng dân. Đến cuối thế kỷ XIX, khi các nước đế
quốc xâm lược và đặt ách thống trị, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã theo gót dày
của kẻ xâm lược du nhập vào Ấn Độ. Sự xâm nhập của nền kinh tế tư bản chủ
nghĩa đã phá vỡ dần nền kinh tế tự cung tự cấp trước đây, kéo theo đó là những
biến đổi sâu sắc về mặt xã hội. Bên cạnh hai giai cấp cũ là địa chủ và nông dân,
xã hội Ấn Độ đã xuất hiện những lực lượng mới gồm tư sản, tiểu tư sản và nơng
dân…Trong đó, giai cấp tư sản đã không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất
lượng, họ muốn được phát triển kinh tế đất nước một cách độc lập, đòi tham gia
chính quyền nhưng bị thực dân Anh tìm mọi cách chèn ép, kìm hãm. Để đấu
tranh chống lại thực dân Anh cần phải có tổ chức thống nhất, phải có đường lối
và phương pháp đấu tranh, phải có mục đích chính trị rõ ràng. Do đó, đến cuối
năm 1885, giai cấp tư sản Ấn Độ đã thành lập Đảng Quốc đại. Sự kiện này đánh
dấu một giai đoạn mới trong phong trào đấu tranh chống thực dân Anh, giai
đoạn tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị với tư cách là lực lượng lãnh đạo
cách mạng.
- Quá trình phân hóa: Trong 20 năm đầu, Đảng Quốc đại chủ trương dùng
phương pháp ơn hịa để đấu tranh chống thực dân Anh. Đây là phương pháp đấu
tranh hịa bình, khơng sử dụng vũ lực. Sở dĩ Đảng Quốc đại sử dụng phương
pháp này vì xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Thứ nhất: do lực lượng quá chênh lệch nếu sử dụng đấu tranh vũ trang sẽ
gặp nhiều bất lợi và không tránh khỏi thất bại.
Thứ hai: Ấn Độ là quốc gia đa sắc tộc, đa tôn giáo. Giáo lý của các tôn
giáo đều khuyên răn con người sống từ bi, bác ái, cấm sát sinh. Do đó, đấu tranh
bằng phương pháp hịa bình sẽ phù hợp với ngun tắc, giáo lý của các tơn giáo.
Thứ ba: Dựa vào các hình thức như tun truyền, vận động, mít tinh, biểu
tình…để dễ dàng tập hợp lực lượng nhằm chống lại thực dân Anh
14


Đảng Quốc đại đã yêu cầu thực dân Anh tiến hành cải cách, nới rộng các

điều kiện cho giai cấp tư sản Ấn Độ được tham gia chính quyền, giúp đỡ họ phát
triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách về giáo dục, xã hội. Tuy vậy, thực dân
Anh vẫn tìm cách hạn chế hoạt động của Đảng Quốc đại.
Thất vọng trước thái độ thỏa hiệp của những người đứng đầu Đảng Quốc
đại và chính sách hai mặt của thực dân Anh, phái dân chủ cấp tiến (phái cực
đoan) do Tilắc lãnh đạo đã hình thành. Phái này phản đối thái độ thỏa hiệp của
phái ơn hịa, địi hỏi có thái độ kiên quyết chống thực dân Anh, chủ trương đấu
tranh bằng vũ lực. Như vây, qua quá trình đấu tranh chống thực dân Anh, nội bộ
Đảng Quốc đại đã phân hóa thành hai phái khác nhau. Sự phân hóa ngay trong
nội bộ của Đảng là một tất yếu vì con đường ơn hịa khơng thể giúp nhân dân Ấn
Độ đòi được độc lập. Hưởng ứng chủ trương của phái cực đoan, hàng vạn quần
chúng nhân dân chủ yếu là công nhân ở Bombay đã tiến hành bãi công. Họ đã
xây dựng chiến lũy, thành lập các đon vị chiến đấu chống thục dân Anh. Cuộc
đấu tranh lên đến đỉnh cao buộc thực dân Anh phải nhượng bộ một số quyền lợi.
- Vai trò: Vai trò của Đảng Quốc đại trong phong trào đấu tranh của nhân
dân Ấn Độ được thể hiện chủ yếu trong phái cực đoan:
+ Là lực lượng lãnh đạo cách mạng Ấn Độ chống thực dân Anh
+ Là trung tâm đoàn kết, tập hơp quần chúng nhân dân Ấn Độ đấu tranh
+ Thức tỉnh, khơi dậy trong nhân dân Ấn Độ lòng căm thù sâu sắc đối với
thực dân Anh, thức tỉnh tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc của nhân dân.
* Phong trào dân tộc (1905 - 1908)
- Các cuộc đấu tranh tiêu biểu:
+ Tháng 10/1905: diễn ra phong trào chống Đạo luật chia cắt Bengan
+ Tháng 6/1908: phong trào đòi trả tự do cho Tilắc
- Nhận xét:
+ Lãnh đạo: giai cấp tư sản thông qua Đảng quốc đại
+ Tham gia: đông đảo quần chúng nhân dân (chủ yêu là công nhân, nông
dân, tư sản….)
+ Mục tiêu: chống thực dân Anh để giành độc lập dân tộc
+ Quy mô: Rộng lớn, tập trung ở các thành phố lớn

+ Hình thức đấu tranh: sử dụng hình thức phong phú kết hợp đấu tranh
chính trị, đấu tranh vũ trang
+ Tính chất: Là phong trào đấu tranh mang tính chất dân tộc, dân chủ sâu
sắc.
+ Ý nghĩa: Thể hiện sự thức tỉnh về ý thức dân tộc của nhân dân Ấn Độ và
để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào giải phóng dân tộc.
15


2. Các nước Đơng Nam Á
a) Q trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào Đông Nam Á
- Nguyên nhân các nước Đông Nam Á bị chủ nghĩa thực dân xâm lược:
+ Khách quan: Đến cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ
nghĩa đế quốc. Vấn đề thuộc địa, thị trường, nguyên nhiên liệu, nhân công…trở
thành vấn đề hết sức cần thiết đối với chủ nhĩa đế quốc. Do đó, một mặt các
nước đế quốc đẩy mạnh bóc lột nhân dân lao động trong nước, một mặt đẩy
nhanh q trình xâm lược và cướp bóc thuộc địa. Đông Nam Á trở thành đối
tượng xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây
+ Chủ quan: Đông Nam Á là một khu vực khá rộng lớn, có vị trí chiến
lược quan trọng, giàu có về tài ngun thiên nhiên, dân số đông nên thị trường
tiêu thụ rộng lớn. Đặc biệt, chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang
lâm vào tình trạng khủng hoảng triền miên về kinh tế, chính trị, xã hội khơng có
sức đề kháng đối với sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân.
- Q trình Đơng Nam Á bị xâm lược:
Tên quốc gia
Thời gian bị xâm lược
Tên đế quốc xâm lược
Inđônêxia
- Thế kỷ XV, XVI
- Tây Ban Nha, Bồ Đào

Nha và Hà Lan đã đến
xâm lược
- Thế kỷ XIX
- Là thuộc địa của Hà
Lan
Philippin
- Thế kỷ XVI
- Tây Ban Nha thống trị
- Năm 1902
- Thuộc địa của Mỹ
Miến Điện (Mianma)
Cuối thế kỷ XIX
Thuộc địa của Anh
Mã Lai (Malaixia)
Đầu thế kỷ XX
Thuộc địa của Anh
Bán đảo Đông Dương
Cuối thế kỷ XIX
Thuộc địa của Pháp
Inđônêxia là quốc gia Đông Nam Á bị xâm lược sớm nhất. Về cơ bản thì
Đơng Nam Á chủ yếu là thuộc địa của thực dân Anh và Pháp. Riêng Xiêm là
quốc gia duy nhất vẫn giữ được độc lập mặc dù chịu lệ thuộc về kinh tế và chính
trị.
------------------------------------------------------------------------------------------------------CHỦ ĐỀ 1: Các nước Á, Phi, Mĩ latinh từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX
ẤN ĐỘ, CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (Tiếp theo)
b) Cuộc cải cách của Rama V ở Xiêm
- Vào giữa thế kỷ XIX, cũng như các nước Đông Nam Á khác, vương
quốc Xiêm đứng trước nguy cơ xâm nhập của thực dân phương Tây, nhất là Anh
và Pháp. Đứng trước nguy cơ bị xâm lược, Rama IV chủ trương mở cửa buôn
16



bán với bên ngoài, lợi dụng sự kiềm chế lẫn nhau giữa các nước tư bản để bảo
vệ nền độc lập đất nước. Đến thời Rama V đã tiến hành hàng loạt cải cách nhằm
canh tân đất nước.
- Nội dung:
+ Kinh tế: Trong nơng nghiệp, Rama V ra lệnh xóa bỏ cho nông dân nghĩa
vụ lao dịch, giảm nhẹ thuế ruộng -> nâng cao năng suất lúa, nâng cao lượng gạo
xuất khẩu. Trong cơng thương nghiệp, nhà nước khuyến khích tư nhân bỏ vốn
kinh doanh, xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, mở hiệu bn bán, ngân hàng.
+ Chính trị: vua vẫn là người có quyền lực tối cao, giúp việc cho vua là
Hội đồng nhà nước, bộ máy hành pháp được thay bằng hội đồng chính phủ gồm
12 bộ trưởng…
+ Tài chính, quân sự, giáo dục: cải cách theo khn mẫu của phương Tây
+ Ngoại giao: thi hành chính sách mềm dẻo, khơn khéo…..
- Tính chất: là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản
- Tác dụng:
+ Biến đổi sâu sắc toàn diện đất nước, lớn mạnh về kinh tế quân sự
+ Giữ được nền độc lập tương đối, mặc dù chịu nhiều lệ thuộc về chính
trị, kinh tế vào Anh và Pháp. Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á không bị
biến thành thuộc địa.
II. Bài tập
1. Vai trò của Đảng Quốc đại trong phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ cuối thế
kỷ XIX
2. Nhận xét về phong trào dân tộc ở Ấn Độ từ 1905 - 1908 (lãnh đạo, tham gia,
hình thức đấu tranh, quy mơ, kết quả, tính chất, ý nghĩa)
3. Vì sao trong hồn cảnh Đơng Nam Á cuối thế kỷ XIX, Xiêm là nước duy nhất
giữ được độc lập mặc dù bị lệ thuộc nước ngoài về nhiều mặt?(Cuối thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX, quốc gia nào đã tạo nên sự khác biệt ở Đơng Nam Á? Sự khác
biệt đó là gì? Cách tạo nên sự khác biệt đó?)

4. u cầu lịch sử đặt ra cho các nước châu Á, châu Phi và Mỹ latinh cuối thế
kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX là gì? Các nước này đã làm gì trước thách thức của
lịch sử?
5. Trước sự xâm lược của các nước thực dân phương Tây, các nước châu Á đã
có những biện pháp gì để đối phó? Kết quả của những biện pháp đó? (Cuối thế
kỷ XIX, hầu hết các nước châu Á đều bị chủ nghĩa thực dân xâm lược nhưng
mỗi nước có mỗi con đường khác nhau để chống xâm lược. Hãy chỉ ra những
con đường chủ yếu và rút ra nhận xét)
17


-----------------------------------------------------------------------------------------------------CHỦ ĐỀ 2: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
I. Kiến thức cơ bản
Từ khi con người xuất hiện và đặt dấu chân đầu tiên lên Trái Đất cho đến
ngay nay, thế giới đã phải chứng kiến hàng nghìn cuộc chiến tranh lớn nhỏ nổ
ra. Trong số đó, có những cuộc chiến tranh mà mức độ tàn phá của nó là vô cùng
khủng khiếp, kéo lùi sự phát triển của nhân loại, gây ảnh hưởng nặng nề đối với
các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Chiến tranh thế giới thứ nhất trong những
năm 1914 - 1918 là một trong những cuộc chiến tranh như vây.
1. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh
Do quy luật phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản về kinh tế và
chính trị vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã làm thay đổi sâu sắc so sánh về
lực lượng giữa các nước đế quốc. Trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa thì
Anh, Pháp từ chỗ giữ vị trí số 1 và số 2 đã rơi xuống vị trí thứ 3 và thứ tư. Trong
khi đó, các nước Đức, Mĩ đã khơng ngừng vươn lên mạnh mẽ từ vị trí thứ 3, thứ
tư đã nhanh chóng thay thế các vị trí của Anh và Pháp trước đây. Chính quy luật
phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản đã làm thay đổi vị trí và so sánh
lực lượng giữa các đế quốc lớn. Mặc dù kinh tế có dấu hiệu suy thoái và mất dần
vị thế trong thế giới tư bản nhưng các nước đế quốc già (Anh, Pháp) lại nắm
trong tay hệ thống thuộc địa rộng lớn. Hệ thống thuộc địa của hai đế quốc này

trải dài khắp các châu lục. Ngược lại, các nước đế quốc trẻ (Đức, Mĩ) nền kinh
tế phát triển mạnh mẽ nhưng lại có quá ít thuộc địa. Thuộc địa và thị trường đã
trở thành vấn đề sống còn đối với các nước đế quốc. Khơng một đế quốc nào có
thể phát triển mà khơng cần đến thuộc địa. Do đó, mâu thuẫn về vấn đề thuộc
địa giữa hai khối đế quốc già và trẻ ngày càng trở nên gay gắt và không thể điều
hịa được.
Mâu thuẫn về thuộc địa khơng thể được giải quyết bằng hịa bình, bằng
thương lượng hoặc bằng đàm phán mà phải bằng vũ lực, bằng chiến tranh. Để
giải quyết mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa, các nước đế quốc đã đi đến các cuộc
chiến tranh cục bộ. Vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, các cuộc chiến tranh
giành giật thuộc địa đã nổ ra ở nhiều nơi: chiến tranh Trung - Nhật (1894 1895), chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1899), chiến tranh Anh- Bôơ (1899 1902), chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905). Những cuộc chiến tranh cục bộ
xảy ra nhiều nơi càng chứng tỏ mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa giữa các đế quốc
là khơng thể điều hịa được và nó đã lên đến đỉnh điểm. Những cuộc chiến tranh
18


này được ví như “khúc dạo đầu của một bản hòa tấu đẫm máu”, báo hiệu một
cuộc chiến tranh tàn khốc đang sắp sửa diễn ra.
Trong cuộc chay đua giành giật thuộc địa và thị trường, đế quốc Đức là kẻ
hung hăng nhất vì Đức có nền kinh tế phát triển và tiềm lực quân sự mạnh. Mặt
khác, đế quốc Đức vốn mang bản chất quân phiệt hiếu chiến và đặc biệt là có
q ít về thuộc địa. Giới cầm quyền của Đức đã vạch kế hoạch tiến hành cuộc
chiến tranh nhằm giành giật thuộc địa, chia lại thị trường. Năm 1882, Đức đã
cùng với Áo - Hung thành lập phe Liên minh nhằm chạy đua vũ trang, đòi lại thị
trường thế giới. Chính thái độ của Đức đã làm quan hệ quốc tế ở châu Âu ngày
càng căng thẳng. Để đối phó với âm mưu của Đức, các nước Anh, Pháp, Nga
cũng lần lượt ký với nhau những hiệp ước tay đơi, qua đó thành lập lập phe Hiệp
ước.
Như vậy, cho đến đầu thế kỷ XX, ở châu Âu đã hình thành hai khối quân
sự đối đầu nhau. Cả hai khối đều ôm mộng xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ và

thuộc địa của nhau, tăng cường chạy đua vũ trang. Chính mâu thuẫn giữa các
nước đế quốc về vấn đề thuộc địa mà trước tiên là giữa đế quốc Anh và đế quốc
Đức là nguyên nhân sâu xa và căn bản nhất làm cho chiến tranh thế giới thứ nhất
bùng nổ.
Tình hình căng thẳng ở Bancăng từ năm 1912 đến năm 1913 đã tạo điều
kiện trực tiếp cho chiến tranh bùng nổ. Ngày 28/6/1914, Thái tử Áo - Hung bị
một người Xecbi ám sát. Sự kiện này giống như một giọt nước làm tràn ly, khiến
cho mâu thuẫn căng thẳng giữa các nước đế quốc từ trước đây có điều kiện bùng
phát thành chiến tranh. Giới quân phiệt Đức đã nhanh chóng chớp lấy thời cơ,
ép Áo - Hung tuyên chiến với Xecbi, chính thức phát động cuộc Chiến tranh thế
giới thứ nhất. Như vậy, sự kiện Thái tử Áo - Hung bị ám sát đã trở thành nguyên
nhân trực tiếp và châm ngòi cho chiến tranh bùng nổ.
2. Kết cục và tính chất của Chiến tranh thế giới thứ nhất
- Kêt cục: + Phe Liên minh bị thất bại, thắng lợi thuộc về các đế quốc
trong phe Hiệp ước. Tuy nhiên các nước thắng trận hay bại trận đều bị thiệt hại
nặng nề (trừ nước Mĩ giàu lên nhờ chiến tranh)
+ Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây nên những thảm họa hết sức nặng
nề cho nhân loại: khoảng 1,5 tỷ người bị lơi cuốn vào vịng khói lửa, 10 triệu
người chết, trên 20 triệu người bị thương, nền kinh tế châu Âu bị kiệt quệ, nhiều
thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy. Chi phí cho
chiến tranh lên tới 85 tỉ đôla

19


+ Một kết quả trong quá trình chiến tranh là sự thành công của Cách mạng
tháng Mười Nga và việc thành lập nhà nước Xô Viết, đánh dấu bước chuyển lớn
trong cục diện chính trị thế giới.
+ Hội nghị Vecxai được triệu tập (năm 1919) để các nước thắng trận phân
chia thành quả sau chiến tranh.

- Tính chất: Đây là một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa
+ Mục đích: đây là cuộc chiến tranh xâm lược nhằm cướp đoạt lãnh thổ và
thuộc địa của các đế quốc
+ Đây là cuộc chiến tranh giữa các đế quốc, chỉ đem lại nguồn lợi cho một
bộ phận nhỏ giai cấp tư sản cầm quyền
+ Cả hai phe tham chiến đều bị thiệt hại nặng nề, tổn phí và hậu quả của
chiến tranh đè nặng lên đời sống của nhân dân lao động và nhân dân thuộc địa.
+ Hậu quả do chiến tranh gây ra là hết sức nặng nề…..
- Suy nghĩ từ kết cục và hậu quả chiến tranh: căm ghét chủ nghĩa thực
dân, đế quốc, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, căm ghét chiến tranh, thương xót
những người dân vơ tội bị sát hại bởi bom đạn chiến tranh, những người lính bị
lơi cuốn trở thành cơng cụ của chiến tranh; bảo vệ hịa bình là một trong những
vấn đề cấp bách của tồn nhân loại. Tích cực đấu tranh bảo vệ nền hịa bình thế
giới. Khơng ngừng học tập và rèn luyện, góp phần bảo vệ hịa bình, độc lập, chủ
quyền của đất nước, luôn cảnh giác trước mọi âm mưu gây chiến của kẻ thù.
Hiện nay, thế giới nhìn chung là hịa bình, ổn định nhưng ở một số nơi vẫn xảy
ra chiến tranh, xung đột như ở Ixraen và Palextin, vấn đề hạt nhân trên bán đảo
Triều Tiên, vấn đề tranh chấp xung đột lãnh thổ, chủ nghĩa khủng bố…Thế giới
cần phải có những hành động lên án và xóa bỏ chiến tranh, chung tay xây dựng
một nền hịa bình vững chắc….
II. Bài tập
1. Ngun nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất. Phân tích tính chất của
Chiến tranh thế giới thứ nhất? (Dựa vào đâu để khẳng định Chiến tranh thế giới
thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa?)
2. Thái độ của Mỹ trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. Việc Mỹ tham chiến
và cách mạng vô sản thắng lợi ở Nga đã có tác động như thế nào đến Chiến
tranh thế giới thứ nhất?
3. Tại sao nói Chiến tranh thế giới thứ nhất là kết quả lôgic (tất yếu) của mâu
thuẫn giữa các đế quốc, là cuộc chiến tranh đế quốc lớn, gây nhiều tai họa cho
nhân loại?.(Bằng những kiến thức đã học về Chiến tranh thế giới thứ nhất, hãy

giải thích: chủ nghĩa đế quốc là nguồn gốc gây ra chiến tranh?). Từ kết cục và
tính chất của Chiến tranh thế giới thứ nhất gợi cho em suy nghĩ gì?
20


4. Hãy chứng minh: Chiến tranh thế giới thứ nhất là cách giải quyết hợp quy
luật về mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc và chiến tranh tạo thêm điều kiện
cho cách mạng vô sản thắng lợi ở khâu yếu nhất của hệ thống đế quốc.
------------------------------------------------------------------------------------------------------CHỦ ĐỀ 3: CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917
Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917 là một sự kiện vĩ
đại trong tiến trình lịch sử nhân loại, báo hiệu sự sụp đổ của kỷ nguyên xã hội áp
bức, bóc lột từng tồn tại hàng nghìn năm trên Trái Đất. Cách mạng tháng Mười
tỏa ánh bình minh của một ngày mới đang đến với loài người, mở ra một thời
đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi
toàn thế giới. Suốt gần 100 năm qua, ánh sáng của Cách mạng tháng Mười đã
soi rọi con đường giải phóng giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức. Đi theo
con đường của Cách mạng tháng Mười, các lực lượng cách mạng và tiến bộ trên
thế giới đã không ngừng lớn mạnh và giành nhiều thắng lợi.
I. Kiến thức cơ bản
1. Tiền đề cách mạng
Tiền đề là những điều kiện thuận lợi cần phải có trước để cách mạng bùng
nổ và thắng lợi. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 nổ ra trong bối cảnh có
đầy đủ các tiền đề cần thiết về mặt chủ quan và khách quan. Chính những tiền
đề đó đã làm nên thắng lợi cho cuộc cách mạng vĩ đại này.
a) Tiền đề chủ quan
Trước hết là tiền đề về kinh tế: Đến cuối thế kỉ XIX, kinh tế tư bản chủ
nghĩa đã phát triển nhanh chóng ở nước Nga. Nhiều ngành cơng nghiệp như
luyện kim, khai khống, cơ khí, dầu lửa, dệt… rất phát triển. Các công ty độc
quyền cũng lần lượt ra đời lũng đoạn đời sống kinh tế, chính trị của đất nước. Sự
xuất hiện của các công ty độc quyền đã chứng tỏ nước Nga cũng đã chuyển sang

giai đoạn đế quốc. Mặt khác, ở Nga lại tồn tại quan hệ sản xuất phong kiến với
nền nông nghiệp lạc hậu. Nông nghiệp vẫn là nghành quan trọng trong nền kinh
tế nước Nga với 97% nơng dân. Nơng dân bị Nga hồng cướp đoạt ruộng đất và
bị bóc lột rất nặng nề. Những quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đan xen với
những tàn dư của nền kinh tế phong kiến (chế độ sở hữu ruộng đất) đã tạo ra
những mâu thuẫn trong xã hội.
Tiền đề về chính trị: Ở Nga vẫn tồn tại chế độ quân chủ chuyên chế đứng
đầu là Nga hoàng Nicolai II nhưng lại là chế độ qn phiệt. Các tàn tích của chế
độ phong kiến nơng nơ trung cổ vẫn chưa được xóa bỏ hồn tồn. Sự tồn tại của
chế độ quân chủ và những tàn tích phong kiến khơng chỉ làm cho đời sống nhân
21


dân Nga ngày càng khó khăn mà cịn kìm hãm nặng nề sự phát triển của chủ
nghĩa tư bản. Dưới ách thống trị của Nga hoàng, nhân dân Nga phải sống dưới
một bầu khơng khí chính trị hết sức ngột ngạt.
Về mặt xã hội: Sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản độc quyền và những quan
hệ sản xuất phong kiến, sự kết hợp những hình thái tiên tiến nhất và lạc hậu nhất
làm cho nhân dân lao động Nga và hơn 100 dân tộc khác trong đế quốc Nga phải
chịu nhiều tầng áp bức bóc lột: theo lối phong kiến, theo lối tư bản, theo kiểu
thuộc địa. Năm 1914, Nga hoàng đẩy nhân dân Nga vào cuộc Chiến tranh thế
giới thứ nhất đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho đất nước: kinh tế suy
sụp, nạn đói khủng khiếp xảy ra làm chết hàng trăm ngàn sinh mạng. Nạn thất
nghiệp, tệ nạn xã hội trở nên trầm trọng. Ngồi mặt trận, qn đội thiếu vũ khí,
liên tiếp thua trận, mất đất đã làm cho những mâu thuẫn của nước Nga càng trở
nên căng thẳng và sâu sắc. Quần chúng nhân dân bất mãn, phong trào phản đối
chiến tranh địi lật đổ chế độ Nga hồng lan rộng khắp cả nước. Nga hoàng đã
trở nên thối nát và bất lực, mâu thuẫn xã hội được đẩy lên cao. Chính sự kết hợp
giữa những hình thái tiên tiến nhất và lạc hậu nhất đã làm cho nước Nga trở
thành nơi hội tụ cao độ những mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc. Đó là mâu

thuẫn giữa tồn thể nhân dân Nga với chế độ Nga hồng, giữa vơ sản với tư sản,
giữa nông dân với địa chủ phong kiến, giữa đế quốc Nga với các đế quốc khác.
Toàn bộ những mâu thuẫn này chồng chéo lên nhau và ngày càng gay gắt làm
cho nước Nga trở thành khâu yếu nhất trong sợ dây chuyền của chủ nghĩa đế
quốc.
Cũng vào thời điểm này, tiền đề chủ qua có ý nghĩa quan trọng và quyết
định thắng lợi cách mạng là sức mạnh của giai cấp vô sản. Giai cấp vô sản Nga
đã xây dựng chính đảng tiên phong, cách mạng chân chính của mình. Đó là
Đảng Bơnsêvích do Lênin sáng lập. Đảng được vũ trang bằng lí luận cách mạng
của chủ nghĩa Mác, có khả năng lãnh đạo cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản và
các tầng lớp nhân dân. Đảng được Lênin lãnh đạo và tập dượt đấu tranh trong
cách mạng 1905 - 1907 nên đã có kinh nghiệm trong lãnh đạo quần chúng.
b) Tiền đề khách quan
Tiền đề khách quan thuận lợi góp phần vào thành cơng của cách mạng
Nga năm 1917 đó chính là sự kiện Nga tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Chiến tranh làm cho nước Nga suy yếu, kiệt quệ về mọi mặt. Mọi nỗi khổ đè
nặng lên các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân, công nhân Nga và hơn 100
dân tộc khác trong đế quốc Nga. Việc Nga tham gia chiến tranh đã thúc đẩy mâu
thuẫn

hội
trở
nên gay gắt, không thề điều hòa được và dẫn đến cách mạng bùng nổ. Mặt khác,
22


Chiến tranh làm cho các thế lực đế quốc không có điều kiện can thiệp vào cách
mạng Nga.
c) Tình thế cách mạng
Như vậy, với những điều kiện thuận lợi về mặt chủ quan và khách quan,

đầu năm 1917, tình thế cách mạng (thời cơ cách mạng) đã xuất hiện ở nước Nga.
Vào lúc này, nước Nga đã có đầy đủ những điều kiện cần thiết để cách mạng
bùng nổ và thắng lợi. Về mặt lý luận, tình thế cách mạng chính là sự kết hợp
nhuần nhuyễn giữa những điều kiện khách quan và chủ quan, phải đảm bảo ba
yếu tố: đó là giai cấp thống trị khơng thể thống trị như cũ được nữa và đang lâm
vào khủng hoảng trầm trọng; giai cấp bị tri không muốn sống như cũ nữa và
đang nổi dậy mạnh mẽ; quần chúng nhân dân được tổ chức, tập hợp và lãnh đạo.
Tình hình nước Nga vào đầu năm 1917 đã có đầy đủ những yếu tố cần thiết như
vậy. Đó chính là sự sụp đổ về kinh tế. Giai cấp thống trị là phong kiến Nga
hoàng đã trở nên quá thối nát và bất lực, khơng thể tiếp tục thống trị với hình
thức cũ. Thêm vào đó là nỗi cùng khổ và quẫn bách của các giai cấp bị áp bức
trở nên nặng nề hơn. Họ không thể chịu đựng thêm được nữa. Các lực lượng
cách mạng cũng đã có đầy đủ khả năng và sức mạnh để lật đổ ách thống trị đó.
Các lực lượng đó đang được tập hợp và lãnh đạo bởi Đảng vơ sản chân chính
Bơnsêvich. Trong khi các nước Tây Âu và Bắc Mĩ, mặc dù chủ nghĩa tư bản
phát triển hơn Nga nhưng lại không hội tụ các yếu tố cần thiết để cách mạng xã
hội chủ nghĩa nổ ra. Với những yếu tố thuận lợi về chủ quan và khách quan,
Cách mạng tháng Mười Nga 1917 bùng nổ là một tất yếu lịch sử.
2. Từ Cách mạng tháng Hai đến Cách mạng tháng Mười
a) Cách mạng tháng Hai
Ngày 23/2/1917, cách mạng dân chủ tư sản bùng nổ với cuộc biểu tình
của 9 vạn nữ cơng nhân thủ đơ. Phong trào nhanh chóng lan rộng và chuyển từ
tổng bãi cơng chính trị sang khởi nghĩa vũ trang. Qn khởi nghĩa nhanh chóng
chiếm các cơng sở, bắt giam các bộ trưởng và tướng tá của Nga hoàng. Chế độ
quân chủ chuyên chế sụp đổ. Chỉ trong vòng 8 ngày, trên phạm vi cả nước, quần
chúng nhân dân đã vùng dậy lật đổ chế độ cũ. Các Xô viết đại biểu của cơng
nhân, nơng dân, binh lính được thành lập và bầu ra cơ quan lãnh đạo thống nhất
để đứng ra quản lý nhà nước cách mạng. Ngay lúc ấy, giai cấp tư sản cũng ra
sức vận động để nắm chính quyền. Chính phủ lâm thời tư sản được thành lập.
Nga trở thành nước cộng hòa.

Như vậy, sau Cách mạng tháng Hai, chế độ quân chủ chuyên chế đã hoàn
toàn sụp đổ, chấm dứt sự tồn tại của chế độ phong kiến ở Nga. Đồng thời, ở Nga
xuất hiện một tình trạng hết sức độc đáo và phức tạp đó là hai chính quyền song
23


song tồn tại: Chính phủ tư sản lâm thời và Xơ viết đại biểu cơng nhân, nơng dân,
binh lính. Chính phủ lâm thời của tư sản nắm trong tay bộ máy nhà nước. Trong
khi đó, các Xơ viết đại biểu là chính quyền có tính chất bổ sung, giám sát. Chính
quyền này tuy khơng nắm bộ máy nhà nước nhưng lại có sức mạnh vì được sự
ủng hộ của tuyệt đại đa số quần chúng, đặc biệt là quần chúng đang nắm trong
tay tồn bộ vũ khí. Hai chính quyền này đại diện cho lợi ích của hai giai cấp đối
kháng nhau trong xã hội nên không thể cùng tồn tại lâu dài. Trên cơ sở một nền
kinh tế không thể tồn tại hai chính quyền song song. Hiện tượng hai chính quyền
song song tồn tại chỉ diễn ra trong một hồn cảnh đặc biệt. Chính cục diện kỳ lạ
này phản ánh tương quan so sánh lực lượng giữa tư sản và vô sản. Giai cấp vô
sản chưa đủ mạnh để một mình nắm chính quyền. Mặt khác, giai cấp tư sản
cũng chưa đủ mạnh để lật đổ các Xô viết nên nó phải dựa vào sự ủng hộ của các
Xô viết và mặc nhiên thừa nhận sự tồn tại đó.
Cách mạng tháng Hai là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới:
+ Nhiệm vụ: lật đổ chế độ phong kiến Nga hồng
+ Lãnh đạo: giai cấp vơ sản thông qua Đảng Bônsevich
+ Động lực: quần chúng nhân dân trong đó nịng cốt là liên minh cơng
nơng
+ Chính quyền nhà nước: chính quyền cơng nơng (chính quyền vơ sản)
+ Xu hướng phát triển: tiếp tục tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa
(cách mạng vô sản)
------------------------------------------------------------------------------------------------------CHỦ ĐỀ 3: CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 (Tiếp theo)
b) Cách mạng tháng Mười
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân và đem quyền lợi về

tay nhân dân. Trước tình hình hai chính quyền song song tồn tại, Lênin và Đảng
Bônsevich đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng, lật đổ Chính phủ tư sản
lâm thời, chuyển tồn bộ chính quyền về tay các Xơ viết. Tháng 4/1917, Lênin
đề ra Luận cương tháng tư, chỉ ra mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng
dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Lênin và Đảng Bônsevich chủ
trương phát triển cách mạng bằng con đường hịa bình. Theo Lênin, giành chính
quyền bằng con đường hịa bình trước hết là đấu tranh chính trị, bãi cơng, biểu
tình, tuần hành…gây sức ép, từng bước vạch trần bộ mặt phản động của Chính
phủ lâm thời, địi Chính phủ lâm thời thực hiện “hịa bình, ruộng đất, bánh mì”.
Trên cơ sở đó làm cho Chính phủ lâm thời khủng hoảng phải từ chức, chuyển
24


giao tất cả chính quyền về tay nhân dân. Bước thứ hai là đấu tranh trong nội bộ
các Xô viết, bãi miễn bọn phản động và đưa những người Bônsevich lên nắm
các Xô viết.
Chủ trương chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội
chủ nghĩa bằng phương pháp hịa bình của Lênin và Đảng Bơnsevich là một chủ
trương hết sức đúng đắn và có khả năng thực hiện được vì:
Thứ nhất: Bằng các biện pháp đấu tranh bằng hịa bình nhằm tun
truyền, vận động, giác ngộ quần chúng nhân dân, vạch mặt bọn tư sản phản
động. Qua đó, vừa tập hợp lực lượng quần chúng nhân dân đông đảo, lôi kéo họ
ủng hộ các Xô viết vừa cơ lập cao độ đối với Chính phủ lâm thời.
Thứ hai: Giai cấp tư sản lúc này chưa dám sử dụng bạo lực để đàn áp quần
chúng vì chúng cũng đang muốn lợi dụng, muốn tập hợp, lôi kéo quần chúng về
phía mình.
Thứ ba: Vũ khí đang nằm trong tay nhân dân mà đa số nhân dân lại ủng
hộ các Xơ viết
Thứ tư: Đảng Bơnsevich lúc này lại có quyền hoạt động công khai trong
quần chúng nhân dân

Thứ năm: Thực hiện khả năng đấu tranh bằng hịa bình là rất q vì nó đỡ
hao tổn về xương máu cho nhân dân nhất là trong điều kiện Nga đang phải tham
gia Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Trải qua 8 tháng đấu tranh bằng hịa bình, bộ mặt phản động của Chính
phủ lâm thời tư sản bị vạch trần, quần chúng nhân dân đã hồn tồn đứng về các
Xơ viết. Đến lúc này, khả năng phát triển cách mạng bằng con đường hịa bình
khơng cịn nữa vì Chính phủ lâm thời đã sử dụng vũ lực để đàn áp Đảng
Bônsevich và lùng bắt Lênin. Do đó, Đảng Bơnsevich quyết định chuyển sang
khởi nghĩa vũ trang. Đầu tháng 10/1917, khơng khí cách mạng bao trùm cả
nước. Lênin bí mật về nước, trực tiếp chỉ đạo cách mạng. Các đội cận vệ đỏ ra
đời. Trung tâm quân sự cách mạng được thành lập để lãnh đạo khởi nghĩa. Ngày
10/10, Hội nghị BCH Trung ương Đảng Bônsevich họp và quyết định khởi
nghĩa vũ trang vào ngày 25/10. Một số người khơng tán thành vì cho rằng thời
cơ chưa chín muồi nên đã tiết lộ kế hoạch khởi nghĩa cho Chính phủ lâm thời.
Kế hoạch khởi nghĩa bị bại lộ, Lênin quyết định chuyển khởi nghĩa vào đêm
24/10 và nhấn mạnh “mọi sự chậm trễ có nghĩa là chết”. Theo đó, khởi nghĩa
diễn ra ngay trong đêm 24/10, các đội Cận vệ đỏ đã nhanh chóng chiếm các vị
trí then chốt của thủ đơ. Đêm 25/10, quân khởi nghĩa tấn công Cung điện Mùa
Đông bắt giam tồn bộ Chính phủ lâm thời. Ngày 25/10 trở thành ngày thắng lợi
của cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười.
25


×