Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề và đáp án van 9 hk1 2010-2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.06 KB, 3 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – Năm học 2010-2011
KHÁNH HÒA MÔN: Ngữ văn - Lớp 9
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề).
Câu 1 : (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
Đám mây lốm đốm, xám như đuôi con sóc nối nhau bay quấn sát ngọn cây, lê thê đi mãi, bây giờ
cứ loáng thoáng nhạt dần, thỉnh thoảng đứt quãng, đã lồ lộ đằng xa một bức vách trắng toát.
(Tô Hoài)
(Dẫn theo sách Ngữ văn 9, tập một- NXB Giáo dục, 2005, trang 147)
Xác định các từ láy tượng hình và giá trị sử dụng của chúng trong đoạn trích trên.
Câu 2: ( 3,0 điểm)
Trong bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu có nhiều câu thơ đối ứng với nhau. Hãy chỉ ra
những câu đối ứng ấy và nhận xét về ý nghĩa của biện pháp đó trong bài thơ.
Câu 3: (5,0 điểm)
Kể lại một câu chuyện đáng nhớ của bản thân, trong đó có sử dụng các yếu tố nghị luận và miêu
tả nội tâm.
________ Hết_________
Đề kiểm tra này có 01 trang;
Giám thị không giải thích gì thêm. SBD:……../phòng:……..
Giám thị 1:………………….
Giám thị 2:………………….
SỞ GD&ĐT KHÁNH HÒA KỲ KIỂM TRA HỌC KỲ I – Năm học 2010-2011
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC
Câu Mức độ cần đạt Điểm
Câu 1:
(2,0 điểm)
- Học sinh xác định được các từ láy tượng hình: lốm đốm, lê thê, loáng thoáng,
lồ lộ.
- Những từ này có tác dụng mô tả hình ảnh đám mây một cách cụ thể và sống
động.


Lưu ý: Sai, thừa, thiếu mỗi từ trừ 0,25đ cho đến hết.
(1,0 điểm)
(1,0 điểm)
Câu 2:
(3,0 điểm)
2.1 Học sinh chỉ ra được các câu thơ đối ứng: gồm 04 ngữ liệu
+ Câu 1 và 2: “Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”.
+ Câu 13 và 14: “Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá”
+ Câu 15 và 16: “Miệng cười buốt giá
Chân không giày”
+ Ngoài ra còn nhiều câu thơ có những chi tiết, hình ảnh sóng đôi, như câu 5, 6,
11, 17,…
- “Súng bên súng, đầu sát bên đầu,”
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”.
- “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh”
- “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”…
Lưu ý: Chỉ ra đủ các ngữ liệu trên: 1,0 điểm. (Mỗi ngữ liệu 0,25 điểm, sai,
thiếu 01 ngữ liệu trừ 0,25 điểm cho đến hết)
2.2 Nhận xét về ý nghĩa của biện pháp đó:
Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều hướng khác nhau không theo như
câu chữ của đáp án song cần làm bật được trọng tâm các ý sau:
(a)- Biện pháp nghệ thuật này đã làm nổi bật sự gần gũi, thống nhất của
những người lính cách mạng, từ hoàn cảnh xuất thân đến sự chia sẻ những gian
lao, thiếu thốn và cùng một lý tưởng chiến đấu. Đó là cơ sở và cũng là biểu
hiện cụ thể của tình đồng chí giữa họ.
(b)- Biện pháp nghệ thuật này đã góp phần quan trọng để xây dựng hình
tượng người lính cách mạng trong bài thơ, với sự gắn bó keo sơn trong tình
đồng chí đồng đội. Tình cảm ấy vừa là vẻ đẹp tinh thần, vừa là cở sở tạo nên

sức mạnh chiến đấu của người lính.
Lưu ý: Chỉ đạt điểm tối đa khi bài làm diễn đạt lưu loát, không sai phạm
hành văn, dùng từ, chính tả…
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
1,0 điểm
1,0 điểm
Câu 3:
(5,0 điểm)
1. Yêu cầu chung:
- Dạng bài: Văn tự sự.
- Nội dung: một câu chuyện đáng nhớ của bản thân.
Có thể từ một lỗi lầm, một kỷ niệm đẹp,.. của chính mình, tạo cho em ấn tượng
để phải suy ngẫm và đáng nhớ cho bản thân.
- Kỹ năng:
+ Viết đúng phương pháp làm văn tự sự. Biết vận dụng năng lực quan sát, liên
tưởng, nhận xét, đánh giá … để rút ra bài học.
+ Có vận dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm để bài viết sinh động, hấp
dẫn, có cảm xúc. Bước đầu biết vận dụng yếu tố nghị luận vào văn bản tự sự.
+ Nội dung câu chuyện hợp lí, tự nhiên, logic giữa các phần. Cảm xúc không
gượng ép, có ý nghĩa sâu sắc trong việc bồi dưỡng nhận thức, tình cảm cho học
sinh.
+ Trình bày đủ ba phần. Bài viết rõ ràng, sạch đẹp. Lỗi diễn đạt không đáng kể.
2. Yêu cầu cụ thể:
Bài làm của học sinh có những cách diễn đạt khác nhau, nhưng cần đạt được
những ý cơ bản sau:
- Giới thiệu câu chuyện về câu chuyện đáng nhớ của mình.
a. Trình bày tình huống xảy ra câu chuyện: ở đâu? vào lúc nào? có những ai

tham gia vào câu chuyện?
b. Diễn biến câu chuyện:
- Chuyện xảy ra như thế nào? (Bắt đầu ra sao? Diễn biến của sự việc…)
- Mình có vai trò như thế nào? (Quan hệ với những nhân vật khác, có thái độ,
hành động gì trước sự việc đó…)
c. Kết thúc câu chuyện:
- Hệ quả của sự việc đó là gì?
- Việc đó có tác động đến tình cảm, nhận thức của mình như thế nào?
- Tại sao như vậy?
- Mình đã rút ra được bài học gì từ câu chuyện ấy ?
- Trình bày cảm xúc, suy nghĩ của mình về câu chuyện đó.
(Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi bài viết đạt tốt các yêu cầu về kỹ năng và nội
dung)
0,5 điểm
1,0 điểm
0,75 điểm
0,75 điểm
0.5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm


----------------- Hết ------------------
Hướng dẫn chấm này có 02 trang.

×