Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Những trở ngại khi dự bàn về mô hình tương lai của nhà trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575.63 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>đổi</b>

<b>Khoa học Giáo dục</b>



<b>NHỮNG TRỞ NGẠI KHI Dự BÀN VỀ</b>

■ ■


<b>MƠ HÌNH TƯƠNG LAI CỦA NHÀ TRƯỜNG</b>

1


<b>• NGUYỄN QUANG KÍNH</b>


T

rong Từ điển tiếng Việt cùa Viện Ngơn ngữ,


<i>mơ hình</i> được cắt nghĩa là “hình thức diễn đạt
hết sức gọn theo một ngôn ngữ nào đó các đặc
trưng chủ yếu của một đối tượng để nghiên cứu
đối tượng ấy.” Trong từ điển Oxford Advanced
Learner’s Dictionary, ở mục từ <i>model</i> (mơ hình),
có nhiều nghĩa, trong đó nghĩa thứ 3 là “sự mô tả
đơn giản một hệ thống, dùng để giải thích sự vận
động của sự vật hoặc giải đáp điều gì sẽ xảy ra
[khi sự vật vận động]”2.


Vậy, trình bày về <i>mơ hình nhà trường,</i> một thứ
mơ hình lí thuyết, cần diễn đạư mô tả thật ngắn
gọn, đơn giản, tất nhiên phải bảo đảm yêu cầu
khái quát và chính xác những đặc trưng chủ yếu
của nhà trường. Việc diễn đạư mô tả tự nó phản
ánh quan niệm/ quan điểm của người làm nhưng
không thể nói mơ hình là quan niệm/ quan điểm.
Diễn đạt/ mô tả gắn gọn nhất, đơn giản nhất mà
cũng <i>đặc trưng nhất</i> thì có thể nói: <i>nhà trường là</i>
<i>nơi trẻ em đến để được giáo dục.</i> Song, như vậy
người đọc/ người nghe chưa thể biết gì về sự



<i>vận động</i> của nhà trường, cũng như chưa giải
đáp được <i>điều gì sê xẩy ra</i> khi nhà trường vận
động, bởi tất cả những điều đó được gói ghém
trong khái niệm <i>giáo dục,</i> hoạt động chính của
nhà trường nhằm thực hiện chức năng/ sứ mạng
của hệ thống giáo dục quốc dân. Vì thế, mơ hình
nhà trường, với tư cách một thiết chế xã hội,
một hệ thống con của hệ thống giáo dục quốc
dân, tất yếu gắn chặt với mô hinh của hệ thống
giáo dục quốc dân. Và từ đó nẩy sinh ra một số
khó khăn/ trở ngại, ít nhất là 5 điều dẫn ra dưới
đây, khi muốn hình dung/ dự báo về mỏ hình nhà
trường.


<b>1. </b> <b>Đến giờ chưa biết khả năng nào sẽ xẩy</b>
<b>ra đối với nền giáo dục Việt Nam sau mười </b>
<b>-mười lăm năm tới</b>


Như trên đã nói, nhà trường là đại diện cho
hệ thống giáo dục quốc dân, qua nhà trường có
thể biết được những đặc trưng của một nền giáo
dục, cả tính ưu việt lẫn các khuyết tật của nó,


nghĩa là đủ cả: mục đích và nguyên lí, nội dung
và phương pháp, con người và điều kiện vật
chất, tổ chức và quản lí, v.v... Vì vậy, việc hình
dung/ dự báo mơ hình nhà trường trong tương
lai, nếu không coi là đồng nhất thì cũng phải thấy
mối quan hệ khăng khít với việc hình dung/ dự


báo về tương lai hay, cập nhật với phương pháp
hiện đại, về những kịch bản có thể xẩy ra của cả
nền giáo dục. Trong mười - mười lăm năm tới,
giản đơn và dễ hiểu, có hai khả năng xẩy ra đối
với nền giáo dục quốc dân Việt Nam: hoặc theo
phương án A: tiếp tục duy trì mơ hình hiện nay,
sản phẩm của nền cơng nghiệp cơ khí, sản xuất
hàng loạt theo cùng mẫu mã, được tiếp nhận và
cải biên ít nhiều, hiện đã bị cuộc sống vượt qua;
hoặc theo phương án B: chuyển sang một mơ
hình mới, phù hợp với những tiến bộ có tính thời
đại về khoa học - công nghệ, về tổ chức và quản
lí xã hội trong điều kiện tồn cầu hóa và hội nhập,
cách mạng thơng tin và truyền thông, đồng thời
cũng đáp ứng mong muốn từ lâu của các nhà
tư tưởng: giáo dục vì sự phát triển nhân cách,
giải phóng những năng lực tiềm ẩn trong mỗi cá
nhẩn, thật sự cõi trọng việc dạy làm người, dạy
cách nghĩ, dạy cách học? Lời giải đáp A hay B
hoàn toàn tùy thuộc vào chuyện có hay khơng
một cuộc cải cách giáo dục mà điều đó thì chưa
được cấp có thẩm quyền quyết định.


<b>2. </b> <b>Thiếu dữ liệu đáng tin </b>cậy <b>để hình dung/</b>
dự báo về tư ơ ng lai kinh tế - xã hội


Ngoài những câu chữ trong các văn kiện đã
ban hành và dự thảo văn kiện chuẩn bị cho Đại


<i>1. Bài phát biểu tại Hội thảo về Mõ hình nhà trường</i>


<i>tương lai, do Quỹ Hòa binh và Phát triển Việt Nam tổ</i>
<i>chức trong khuôn khổ Đề tài cấp nhà nước, mã số 1/</i>


<i>2010 tại Hà Nội ngày 21-9-2010, đã được tác giả chỉnh</i>


<i>lí, bổ sung.</i>


<i>2. Nguyên văn: “model .. 3 a simple description of</i>


<i>a system, used for how sth works o r calculating what</i>
<i>might happen.” Oxford Advanced Learner's Dictionary,</i>


<i>Th Edition, tr. 945</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

hội Đảng XI sẽ diễn ra vào đầu năm tới, chưa có
những tư liệu nào khác để làm cơ sở cho việc hình
dung/ dự báo về kinh tế - xã hội mười - mười lăm
năm tới. Việc tập hợp những tư liệu về phát triển
kinh tế - xã hội đang ở ngoài tầm với của ngành
giáo dục, đó là chưa kể những dữ liệu của nước
ta (như cách tính các chỉ số kinh tế, chẳng hạn
chỉ số GDP) được xây dựng theo một phương
pháp độc đáo, chẳng giống ai; thêm nữa, tiến
trình phát triển nói chung của thế giới lại chứa
đầy những yếu tố bất định mà cuộc khủng hoảng
kinh tế vừa xẩy ra là một ví dụ, vậy thì làm sao
có được căn cứ tin cậy để hình dung/ dự báo về
nhà trường tương lai? Vả lại, ngay cả khi chúng
ta có được trong tay một bộ dữ liệu như vậy, và
giả định tiếp rằng hệ thốna giáo dục được thay


đổi về cơ bản, thì sản phẩm của mơ hình giáo
dục mới, được coi là đáp ứng/ thích nghi với yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội, cũng phải chờ cho
mơ hình mới hồn thành việc đào tạo lứa học
sinh đầu tiên, nghĩa là đến mười - mười lăm năm
nữa mới có được. Rõ ràng, muốn giáo dục đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội mười -
mười lăm năm tới thì phải chuẩn bị trước đây ít
nhất năm - mười năm. Giờ thì đã quá trễ để thiết
kế một mô hình giáo dục mới/ một mơ hình nhà
trường mới có sản phẩm đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội vào năm 2020.


<b>3. Sự lệch pha giữa giáo dục và kinh tế - xã</b>
<b>hội</b>


v ề bản chất, giáo dục dùng Kinh nghiệm để
đào tạo tương lai nên ln có độ trễ so với tiến
bộ về nhận thức và các thành tựu của con người;
hơn nữa, như một căn bệnh nghề nghiệp, những
người làm giáo dục, xét về số đông, có tính bảo
thủ rất lớn. ở các nước công nghiệp phát triển,
cơng đồn giáo chức thường bị chê trách như
vậy mỗi khi đối diện với những yêu cầu thay đổi/
cải cách về tổ chức và hoạt động giáo dục. Bởi
thế, biến mơ hình tương lai của nhà trường, sản
phẩm của những tư tưởng cấp tiến về giáo dục,
thành hiện thực là công việc rất khó khăn, cần có
ngoại lực/ sự chỉ đạo quyết liệt ngoài hệ thống
giáo dục, nhân danh yêu cầu phát triển kinh tế - xã


hội và những đòi hỏi lớn lao của quốc gia. Kinh
nghiệm tất cả các nước, trước đây cũng như hiện
nay, những chuyển biến đột phá về giáo dục đều
bắt nguồn từ ý chí chính trị quyết liệt của đảng

<b>Khoa học Giáo dục </b>



---cầm quyền/ của những ngưò'i đứng đầu quốc
gia, ngành giáo dục không thể tự lấy tay tủm tóc
để nhấc mình qua được vũng bùn trì trệ.


<b>4. Chênh lệch quá lớn về trình độ phát</b>
<b>triển vùng, miền và sự gia tăng tính đa dạng</b>
<b>của nhà trường</b>


Sự chênh lệch về trình độ phát triển vùng,
miền cũng như đòi hỏi gắn nhà trường với cộng
đồng, đặc biệt là những đặc thù về văn hóa vù n g ,
miền sẽ tạo ra nhiều khác biệt giữa các nhóm
cá thề trong toàn bộ tập hợp nhà trường của
cả hệ thống. Lại nữa, theo xu thế chung, đang
và sẽ đa dạng hóa nhà trường, cùng một trình
độ đào tạo có nhiều loại trường khác nhau như
trường chuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú/
bán trú, trường trọng điểm .... Tình hình đó tạo
ra khó khăn khơng nhỏ chẳng những cho việc
hình dung/ dự báo về mỏ hình nhà trường tương
lai mà ngay cả việc mô tả/ diễn đạt bẳng ngôn
ngữ một cách ngắn gọn chính mơ hinh của nhà
trường hiện tại. Vậy thì, cái sẽ được hình dung/
dự báo, được mô tả các đặc trưng chủ yếu sẽ là


MỘT hay MỘT SỐ?


<b>5. Mâu thuẫn giữa tính giai đoạn và yêu</b>
<b>cầu hằng đúng của nhiệm vụ giáo dục</b>


Nhà trường phải phục vụ nhiệm vụ chính trị
nhưng nhiệm vụ chính trị có tính giai đoạn, trong
khi đó, giáo dục lại đòi hỏi bài học phải là thứ
hằng đúng/ khơng được phép nói sai. Những trải
nghiệm vừa qua cho thấy, khơng dễ gì giải quyết
thấu đáo đồng thời hai yêu cầu này. Các nhà
giáo dục nước ta ở nửa cuối thập kỉ 50 của thế kỉ
trước, dẫn đầu là các học giả thuộc bộ mơn phê
bình văn học và văn học sử, đã từng kịch liệt bài
bác/ phê phán các văn nghệ sĩ thuộc nhóm Nhân
văn - Giai phẩm, loại bỏ các tác phẩm của họ
ra khỏi sách giáo khoa, xem những gì họ viết là
đồi trụy/ phản động, vậy mà đến đầu thế kỉ này,
nhiều tác phẩm trong số đó từng bị coi là có vấn
đề về lập trường chính trị lại được giải thưởng
Nhà nước và các tác giả được mời trở lại các hội
chính trị nghề nghiệp. Vậy điều đó ảnh hưởng
như thế nào đến việc quan niệm về nguyên lí
giáo dục, đến việc lựa chọn nội dung và phương


<i>(Xem tiếp trang 59)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>Thljfc tiễn giáo dục</b>



<b>GIÁO DỤC Kỉ NẤNG...</b>




<i>(Tiếp theo trang 42)</i>


<b>3. Kết luận</b>


Xuất phát từ nhu cầu bức xúc của thực tiễn đời
sống xã hội và của lớp người trẻ tuổi, ở Việt Nam,
GDKNS được tiếp cận sớm, rất nhanh chóng và
có sức thúc đẩy mạnh. Chính vì vậy, xây dựng
một Chương trình GDKNS khả thi và hiệu quả,
trước hết phải bắt đầu từ các nghiên cứu thực
tiễn tình hình xã hội của đất nước, từ thực tiễn
GD Việt Nam, từ nhu cầu người học...


Chỉ đến khi nào Bộ GD-ĐT xác định được <i>một</i>
<i>Giải pháp tổng thể GDKNS, ít nhất cũng phải</i>
<i>ngang tầm chiến lược với mơ hình chiến lược</i>
<i>Giáo dục dân số</i> mà đất nước ta đã từng làm khá
thành công những năm 80 -90 và có được những
kinh nghiệm quý báu; hoặc là một Dự án lớn
trong Chương trình mục tiêu quốc gia về GD-ĐT
do Thủ tướng chính phủ phê duyệt (2010- 2020)
thì GDKNS ở Việt Nam mới đủ sức thuyết phục
về lí luận và đủ sức thay đổi thực tiễn giáo dục
hiện nay.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. Nguyễn Thanh Bình, <i>Giáo trình giáo dục k ĩ</i>
<i>năng sống,</i> NXB Đại học Sư phạm, 2007.



[2]. Phan Thảo, <i>Giáo dục k ĩ năng sống cho học</i>
<i>sinh để ngăn chặn bạo ỉ ực học đường</i>, <i>www.sggp.</i>
<i>org.vn. 29/07/2010;</i> Hồng Thuý, <i>Chạy đua phong</i>
<i>trào học k ĩ năng sống,</i> VOH, Đài tiếng nói ND TP.
HCM.07:42 31/07/2010.


[3]. Trịnh Vĩnh Hà, <i>Phỏng vấn ơng Phùng Khắc</i>
<i>Bình, </i>
<i>www.tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan/358789/“Dua-</i>
<i>giao-duc-ky-nang-song-vao-chuong-trinh-chinh-k h o a</i> Hồng Nguyên, <i>Giáo dục k ĩ năng sống cho</i>
<i>học sinh phải từ những việc cụ thể.</i> Báo Hậu Giang,
09-08-2010; Tập huấn “Giáo dục kĩ năng sống ngoài
giờ lên lớp”, <i></i>
<i>www.edu.goonline.vn/pages/tin-giao-duc/ngày 23/08/2010</i>


[4]. Nguyễn Thị Oanh, <i>Giáo dục k ĩ năng sống,</i>
<i>chuyện không dễ! www.tuoitreonline.</i> (08/09/2008).


SUMMARY


<i>The author overviews the picture of life skill</i>
<i>education in Vietnam and makes lessons and</i>
<i>orientations for the introduction of life skills education</i>
<i>into Vietnamese schools, and more concrete for the</i>
<i>design of a life skill program by Ministry of Education</i>
<i>and Training.</i>


<b>NHỮNG TRỞ NGẠI KHI...</b>




<i>(Tiếp theo trang 54)</i>


pháp dạy và học, nghĩa là hoạt động quan trọng
nhất của nhà trường trong tương lai? Chắc chắn
cảu hỏi không chỉ dừng ở những tác giả tương
lai của chương trình và sách giáo khoa, mà phải
cấp cao hơn mới có thẩm quyền quyết định.


<b>Kết luận</b>


Với những điều được nhận ra ờ trên, có thể
nói, rất khó hình dung/ dự báo về mơ hình tương
lai của nhà trường với mong muốn khác biệt căn
bản với mơ hình hiện tại, nếu không đặt mọi nỗ
lực trong khuôn khổ một cuộc cải cách giáo dục.
Ngẫm nghĩ về thực trạng nhà trường, kết quả
của những đổi thay/ diễn biến trong lĩnh vực giáo
dục trong khoảng hơn hai chục năm qua, có thể
nói, chỉ bằng một cuộc cải cách mới có hi vọng
chuyển hệ thống giáo dục sang được mô hình
mới. Nhiều bài tốn về giáo dục được cuộc sống
đặt ra sẽ không giải được nếu thiếu một ủy ban
quốc gia, tổ chức tập hợp được trí tuệ của các
chuyên gia, có đủ năng lực, thẩm quyền và điều
kiện rũ bỏ cách làm thiếu tầm nhìn tổng thể, thiếu
kế hoạch đồng bộ, dẫn đến đổi mới chắp vá1.
Tuy nhiên, nói vậy là để biết trước rồi tìm cách
vượt qua, tác giả bài viết này khơng dám có ý
định đề nghị ngừng cuộc suy nghĩ/ tìm tịi về mơ
hình nhà trường tương lai, một mô hình được kì


vọng sẽ đáp ứng yêu cầu kinh tế - xã hội mười
năm tới, tức là năm 2020. Bởi giải bài tốn về
mơ hình tương lai của nhà trường sớm muộn gì
cũng phải làm, nếu không kịp cho năm 2020 thì
cho 2030.


SUMMARY


<i>The author discusses 5 major difficulties in making</i>
<i>predictions about future school models: 1/ uncertainty</i>
<i>about what happens to Vietnamese education in 10-15</i>
<i>years from now,</i> 2/ <i>lack of reliable data for forecasting</i>
<i>of socioeconomic future, 4/ huge gaps between</i>
<i>development among regions, areas and the diversity of</i>
<i>schools, 5 /contradiction between phase characteristics</i>
<i>and the constant truth of education jobs.</i>


<b>---Khoa học Giáo dục</b>



<i>1. </i> <i>Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng CSVN</i>
<i>lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, 2006, tr. 206, dòng 5</i>
<i>(dưới lên).</i>


</div>

<!--links-->

×